Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN QUẢN lý vốn DOANH NGHIỆP CORPORATE CAPITAL MANAGEMENT WITH BLOCKCHAIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM

ĐỒ ÁN 1
ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN QUẢN LÝ VỐN DOANH NGHIỆP
CORPORATE CAPITAL MANAGEMENT WITH BLOCKCHAIN
KỸ SƯ NGÀNH KỸ THUẬT PHẦN MỀM
Giáo viên hướng dẫn:
ThS: Trần Anh Dũng
ThS: Phan Trung Hiếu
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Minh Tân - 18520150
Đỗ Trung Thuận - 18521468


TP Hồ Chí Minh 2021


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
......................., ngày ............. tháng .......... năm 2021
Người nhận xét
(Ký tên và ghi rõ họ tên)


LỜI NĨI ĐẦU
Blockchain là một trong những cơng nghệ nổi bật trong cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0. Đây là một cơng nghệ tiềm năng trong nhiều lĩnh vực, như tài
chính ngân hàng, viễn thông,… Song không hẳn ai cũng biết chính xác cơng
nghệ Blockchain là gì và những ứng dụng cụ thể của nó. Sự phát triển của làn
sóng cách mạng công nghệ 4.0 đã mang đến nhiều thành tựu. Khơng ít những
cơng nghệ mới được phát triển. Trong đó, công nghệ Blockchain được xem là
một trong những thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng này.
Blockchain là công nghệ mới được nhắc đến nhiều trong thời gian gần
đây. Nó được các chuyên gia đánh giá là công nghệ chủ đạo trong thời đại 4.0.
Đây là công nghệ nền tảng cho sự phát triển của công nghệ thông tin trong
tương lai gần.
Không đơn thuần là công nghệ phát triển từ cuộc cách mạng 4.0. Với khả
năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch. Cùng với tính bảo mật cao, không
gian lưu trữ lớn. Công nghệ Blockchain sẽ mang đến nhiều sự đột phá và ứng
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Và nhóm quyết định sẽ tìm hiểu cơng nghệ Blockchain và từ những kiến
thức đã tìm hiểu đó để dựa trên nền tảng cơng nghệ này để xây dựng hệ thống
cho đồ án.



LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay,
nhóm tác giả chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của q
Thầy Cơ, gia đình và bạn bè.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Anh Dũng - người đã
tận tình hướng dẫn cũng như tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhóm trong quá
trình tìm hiểu, nghiên cứu và hiện thực đề tài. Nếu khơng có những lời hướng
dẫn, dạy bảo của Thầy thì chúng em nghĩ đồ án này của em rất khó có thể hồn
thiện được. Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy.
Đồ án này được thực hiện trong khoảng thời gian gần 4 tháng. Bước đầu
đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực này, kiến thức của chúng em còn hạn chế
và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, khơng tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc
chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu của q Thầy
Cơ và các bạn học cùng lớp để kiến thức của chúng em trong lĩnh vực này được
hồn thiện hơn .
Sau cùng, nhóm xin kính chúc q Thầy Cơ trong Khoa Cơng Nghệ Phần
Mềm và tồn thể q Thầy Cơ tại Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin thật
dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là
truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn minh Tân

Đỗ Trung Thuận



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ...................................................................... 1
1.1. Tên đề tài .............................................................................................................. 1
1.2. Giới thiệu đề tài .................................................................................................... 1
1.3. Khảo sát hiện trạng............................................................................................... 2
1.4. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 5
1.5. Đối tượng áp dụng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................... 5
1.6. Ý nghĩa đề tài ....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2. KIẾN THỨC NỀN TẢNG ................................................................ 7
2.1. Vốn doanh nghiệp ................................................................................................ 7
2.1.1. Khái niệm ............................................................................................................................................. 7
2.1.2. Phân loại vốn doanh nghiệp ................................................................................................................ 7

2.2. Nguồn vốn của doanh nghiệp ............................................................................... 8
2.2.1. Khái niệm ............................................................................................................................................. 8
2.2.2. Phân loại nguồn vốn ............................................................................................................................ 9

2.3. Blockchain .......................................................................................................... 10
2.3.1. Khái niệm ........................................................................................................................................... 10
2.3.2. Tính chất ............................................................................................................................................ 11
2.3.3. Ứng dụng ........................................................................................................................................... 13

2.4. Ethereum ............................................................................................................ 13
2.4.1. Giới thiệu ........................................................................................................................................... 13
2.4.2. Áp dụng ............................................................................................................................................. 18

2.5. Solidity ............................................................................................................... 18
2.5.1. Giới thiệu ........................................................................................................................................... 18
2.5.2. Áp dụng ............................................................................................................................................. 18


2.6. Web3js................................................................................................................ 19
2.6.1. Giới thiệu ........................................................................................................................................... 19
2.6.2. Áp dụng ............................................................................................................................................. 19

2.7. Truffle Framwork ............................................................................................... 20
2.7.1. Giới thiệu ........................................................................................................................................... 20


2.7.2. Áp dụng ............................................................................................................................................. 20

2.8. Metamask ........................................................................................................... 20
2.8.1. Giới thiệu ........................................................................................................................................... 20
2.8.2. Áp dụng ............................................................................................................................................. 21

2.9. ReactJS ............................................................................................................... 22
2.9.1. Giới thiệu ........................................................................................................................................... 22
2.9.2. Áp dụng ............................................................................................................................................. 22

2.10. ASP.NET Core ................................................................................................. 23
2.10.1. Giới thiệu ......................................................................................................................................... 23
2.10.2. Áp dụng ........................................................................................................................................... 24

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG .......................................... 25
3.1. Mơ tả hệ thống ................................................................................................... 25
3.1.1. Mục đích xây dựng hệ thống ............................................................................................................. 25
3.1.2. Kiến trúc hệ thống ............................................................................................................................. 26

3.2. Sơ đồ chức năng ................................................................................................. 27
3.2.1. Sơ đồ chức năng toàn hệ thống ........................................................................................................ 27


3.3. Thiết kế dữ liệu .................................................................................................. 35
3.3.1. Hệ thống bảng dữ liệu SQL ................................................................................................................ 35
3.3.2. Hệ thống Smart Contract ................................................................................................................... 39

3.4. Thiết kế giao diện ............................................................................................... 40
3.4.1. Danh sách màn hình .......................................................................................................................... 40
3.4.2. Màn hình “Đăng kí” ........................................................................................................................... 41
3.4.3. Màn hình “Đăng nhập”...................................................................................................................... 42
3.4.4. Màn hình “Dashboard” ...................................................................................................................... 43
3.4.5. Màn hình “Danh sách vốn” ................................................................................................................ 45
3.4.6. Màn hình “Danh sách người dùng” ................................................................................................... 46
3.4.7. Màn hình “Thơng tin người dùng” .................................................................................................... 47

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN ....................................................................................... 49
4.1. Kết quả đạt được ................................................................................................ 49
4.1.1. Về nội dung nghiên cứu ..................................................................................................................... 49
4.1.2. Về chương trình ứng dụng ................................................................................................................ 49

4.2. Hướng phát triển ................................................................................................ 50


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Tên đề tài
Tên Tiếng Việt: “Áp dụng công nghệ blockchain quản lý vốn doanh nghiệp”
Tên Tiếng Anh: “Corporate capital management with Blockchain”.

1.2. Giới thiệu đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một trong những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của một doanh nghiệp, đó là
vốn. Nhưng điều quan trọng đó là việc sử dụng đồng vốn bằng cách nào để

mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp. Đó chính là vấn đề hiện
nay các doanh nghiệp phải đương đầu.
Mục tiêu cuối cùng và cao nhất của doanh nghiệp là vấn đề lợi nhuận tối
đa, địi hỏi các doanh nghiệp khơng ngừng nâng cao trình độ quản lí sản xuất
kinh doanh, đặc biệt quản lí vốn là yếu tố hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết
định đến sự sống cịn của doanh nghiệp thông qua các kết quả và hiệu quả kinh
tế đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp hiện nay lại sử dụng hệ thống thủ tục giấy
tờ phức tạp để quản lý nguồn vốn của cơng ty, vì vậy nên thường mất nhiều
thời gian, chi phí và cơng sức để hoàn thành các thủ tục, giấy tờ cần thiết. Điều
này tạo ra vấn đề về tính kịp thời và tính minh bạch cho việc sử dụng và quản
lý vốn. Tình trạng tham ơ, làm giả giấy tờ có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng
cho doanh nghiệp, chậm chạp trong việc hoàn thành các thủ tục làm doanh
nghiệp đánh mất các cơ hội đầu tư quan trọng.
Blockchain là công nghệ tiềm năng để thay thế các quy trình bằng giấy
và thay đổi cục diện bằng cách số hóa giao dịch, cơng nghệ này giảm thiểu thời
gian và chi phí đồng thời tăng tính minh bạch và an tồn. Blockchain cho phép
nhiều người cùng truy cập vào một cơ sở dữ liệu, từ đó làm tăng tính minh bạch

1


của việc quản lý. Các thông tin trong cuốn sổ cái Blockchain cũng không thể
bị thay đổi và tất cả những giao dịch hợp lệ đều được đóng dấu thời gian
(timestamp), hỗ trợ rất nhiều trong quá trình kiểm tra và ngăn chặn các hành vị
trộm cắp hay lừa đảo. Việc ứng dụng Blockchain trong quản lý vốn phần nào
cải tiện tính minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp, giảm lượng cộng
việc "bàn giấy" cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí một cách đáng kể. Là một
sinh viên sắp ra trường, em rất muốn vận dụng những kiến thức đã học ở nhà
trường cùng với tình hình thực tế tại cơng ty để hạch tốn, nghiên cứu và đề ra

một số biện pháp nhằm làm cho hoạt động liên doanh của công ty ngày càng
vững mạnh.
Trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài do trình độ và thời gian có hạn
nên trong báo cáo thực tập sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, mong
được những ý kiến đóng góp của các thầy, cơ.

1.3. Khảo sát hiện trạng
Sau hơn 5 năm triển khai, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư
vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69) đã tạo hành lang pháp
lý đồng bộ, hoàn thiện hơn cho việc đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh
doanh tại doanh nghiệp (DN). Cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn, tài sản
nhà nước đầu tư tại các DNNN đã được xây dựng đồng bộ phù hợp với yêu cầu
đổi mới, hội nhập; các cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý đầy đủ, ổn
định cho hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước
và DN. Cơ chế, chính sách đã đảm bảo tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của DN cùng việc tăng cường sự kiểm tra, giám sát của Nhà
nước trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại
DN.
Tuy nhiên trong giai đoạn triển khai, một số chủ trương, quan điểm chỉ

2


đạo và hệ thống pháp luật có liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước
đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN đã thay đổi.
Đồng thời, theo ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính DN
(Bộ Tài chính), Luật và các văn bản hướng dẫn cũng đã bộc lộ những tồn tại,
hạn chế như: việc xác định vốn nhà nước đầu tư tại DN; thẩm quyền quyết định
dự án đầu tư, xây dựng, mua bán tài sản cố định; thẩm quyền quyết định đầu tư
vốn ra ngoài DN; quy định về đầu tư ra nước ngoài của DN; phương thức

chuyển nhượng vốn đầu tư, phân phối lợi nhuận sau thuế; nguyên tắc phân phối
lợi nhuận sau thuế của DNNN; bảo toàn và phát triển vốn của DN; các phương
thức chuyển giao, cơ cấu lại vốn nhà nước tại DN…
Khái quát về bất cập lớn nhất của Luật, ông Nguyễn Minh Khoa, Trưởng
ban Pháp chế, Tập đồn Điện lực Việt Nam cho rằng, đây khơng phải là Luật
Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN mà là
“Luật Quản lý DNNN”, vì các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đại diện vốn
chủ sở hữu nhà nước quản lý mọi hoạt động của DNNN gồm cả tổ chức, bộ
máy, nhân sự, ban lãnh đạo, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị đến kế
hoạch, chiến lược, phương án sản xuất, kinh doanh; đầu tư vốn, thoái vốn, đầu
tư xây dựng… lẫn tiền lương, thu nhập của người lao động. Đây được cho là
một trong những nguyên nhân khiến DNNN không dám mạnh dạn mở rộng đầu
tư và sản xuất kinh doanh.
“Quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của DNNN rất ít, làm gì cũng
phải báo cáo, tới mức khi tập đồn, tổng cơng ty, cơng ty mẹ muốn thành lập
chi nhánh, văn phòng đại diện cũng đều phải báo cáo đại diện chủ sở hữu, cơ
quan quản lý nhà nước”, ơng Nguyễn Minh Khoa cho hay.
Có thực tế này, theo TS. Lê Đăng Doanh, là do mơ hình giám sát vốn
nhà nước vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu về sự tách bạch giữa quyền sở hữu
vốn và quyền quản lý, giám sát vốn nhà nước tại DN. Bộ, ngành, UBND cấp

3


tỉnh vừa có quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu, vừa có quyền quản lý nhà
nước đối với DN, do đó vẫn chưa đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong
hoạt động giám sát của chủ sở hữu với giám sát trong vai trò quản lý nhà nước.
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM thì cho rằng, các
khái niệm về vốn hiện khơng cịn phù hợp, lẫn lộn và sai lệch về các loại vốn,
tài sản, sở hữu tài sản thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu DN. Nhà nước giống

như bất cứ nhà đầu tư khác đều có thể sử dụng mọi loại vốn có thể để đầu tư.
“Quy định hiện hành đang làm lẫn lộn và không phân biệt được về mặt pháp lý
tài sản của DN và tài sản nhà nước. Trong DN, chỉ có vốn DN mà khơng có
vốn nhà nước tại DN”, ơng Nguyễn Đình Cung nói.
Đề xuất về hướng sửa đổi những bất cập, các chuyên gia, đại biểu tham
gia hội thảo nhấn mạnh trước tiên cần đảm bảo các nguyên tắc thị trường. “Phải
quay về, hiểu đúng và áp dụng trúng các khái niệm cơ bản của kinh tế thị
trường”, TS Nguyễn Đình Cung đề nghị.
“Nhà nước chỉ nên tập trung vào quản lý “vốn nhà nước” đầu tư vào sản
xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, không nên quan tâm các vấn đề liên quan
đến quản trị, vận hành của DNNN tương tự như cách quản lý DNNN của các
nước trên thế giới”, TS. Phan Đằng Chương, Phó Tổng giám đốc Dịch vụ tư
vấn, Công ty TNHH Ernst & Young Vietnam đề xuất.
Theo TS. Lê Đăng Doanh, phương thức quản lý DNNN cần đổi mới theo
nguyên tắc thị trường, đảm bảo nguyên tắc ở đâu có vốn nhà nước ở đó có sự
quản lý, giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước thông qua
người đại diện vốn nhà nước tại DN. Xác định nội dung quản lý nhà nước đối
với DN, tránh can thiệp hành chính, can thiệp về nhân sự vào DN.
Cùng với đó, đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư vốn nhà nước cũng phải
thực hiện theo các nguyên tắc thị trường, đánh giá dựa trên giá trị gia tăng của
vốn đầu tư và cổ tức, lợi nhuận được chia hàng năm – hiệu quả đầu tư vốn của

4


cổ đơng nhà nước. “Khơng thể địi hỏi DNNN “trăm trận trăm thắng”, phải
giám sát yêu cầu hiệu quả nhưng đó là hiệu quả hoạt động chung của DN chứ
khơng phải soi từng dự án để thấy có dự án không hiệu quả mà cho là DN không
hiệu quả”, TS. Nguyễn Thường Lạng (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) nhấn
mạnh.


1.4. Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu và nắm vững cơ chế hoạt động của Blockchain.
Tìm hiểu về nền tảng Ethereum và áp dụng SmartContract vào hệ thống
quản lý vốn doanh nghiệp.
Tìm hiểu về Truffle framework và ứng dụng trong việc build, deploy
SmartContract, liên kết SmartContract với giao diện nguời dùng tương tác với
hệ thống.
Tìm hiểu về Metamask và ứng dụng trong liên kết lưu trữ dự liệu vào
SmartContract và giao dịch bất động sản trên hệ thống.
Tìm hiểu về Web3Js và ứng dụng trong giao tiếp giữa giao diện người
dùng với SmartContract để thực hiện ghi dữ liệu vào Blockchain.
Tìm hiểu về backend với ASP.NET Core và ứng dụng vào hệ thống nhằm
xây dựng server song song với nền tảng Blockchain giúp tăng tốc độ load dự
liệu, mang đến cho người dùng trải nghiệm mượt mà khi sử dụng hệ thống. Hơn
thế nữa, tích hợp nhiều chức năng cần thiết để đáp ứng một sàn giao dịch bất
động sản đúng nghĩa mà hệ thống Blockchain khó mà đáp ứng được.

1.5. Đối tượng áp dụng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trọng tâm của đề tài là tìm hiểu, sử dụng và ứng dụng công nghệ
Blockchain vào một lĩnh vực thực tế. Cụ thể hơn là xây dựng hệ thống lưu trữ
thông tin của nguồn vốn, giúp doanh nghiệp có thể quản lý nguồn vốn một cách

5


an tồn, nhanh chóng, minh bạch, giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm thời gian và chi
phí.
Sử dụng Blockchain để lưu trữ thơng tin nguồn vốn để đảm bảo tính minh
bạch, xây dựng web bằng ReactJS để các cá nhân và tổ chức tham gia q trình

cung cấp vốn có thể dễ dàng quản lý thơng tin nguồn vốn mà mình đang chịu
trách nhiệm. Bên cạnh đó sử dụng ASP.NET để xây dựng server backend tập
trung nhằm tăng tốc độ truy xuất dữ liệu và bảo mật một số thông tin cá nhân
của người dùng.

1.6. Ý nghĩa đề tài
Quá trình nghiên cứu, đề tài đạt được một số kết quả như sau:
Trong thực tiễn: Xây dựng thành công hệ thống trợ giúp quản lý thơng tin nguồn
vốn dốnh nghi, dựa trên cơng nghệ Blockchain nhằm hiện thực hố các kiến
thức đã nghiên cứu.
Trong nghiên cứu: Đề tài đã tìm hiểu và tổng hợp các kiến thức về Blockchain,
các công nghệ, ứng dụng mới để làm nền tảng lý thuyết để từ đó xây dựng thành
cơng hệ thống trên.

6


CHƯƠNG 2. KIẾN THỨC NỀN TẢNG
2.1. Vốn doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm
Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp
được sử dụng cho hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp cần
phải có các yếu tố đầu vào bao gồm sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu
lao động. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải ứng ra lượng vốn
ban đầu để mua sắm nguyên vật liệu, xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc
thiết bị, trả tiền lương cho lao động… Số tiền ứng ra để có được các yếu tố đầu
vào được gọi là vốn ban đầu của doanh nghiệp.
Dưới sự tác động của lao động vào đối tượng lao động thông qua tư liệu
lao động, doanh nghiệp sẽ tạo ra hàng hoá, dịch vụ để cung ứng cho thị trường.

Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển, số tiền thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm
phải đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi.
Nhờ đó, số vốn ban đầu được bảo tồn và mở rộng với quy mơ lớn hơn.
Tồn bộ giá trị ứng ra ban đầu và được bổ sung trong quá trình hoạt động của
doanh nghiệp được gọi là vốn.
2.1.2. Phân loại vốn doanh nghiệp
Theo đặc điểm luân chuyển của vốn: Vốn được chia thành vốn cố định
và vốn lưu động
a) Vốn cố định:
Vốn cố định là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu
tư hình thành nên các tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Hay vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của các tài sản cố
định trong doanh nghiệp. Trong quá trình luân chuyển vốn cố định có các đặc

7


điểm như:
Vốn cố định chu chuyển từng phần dần dần và được thu hồi giá trị từng
phần sau mỗi chu kỳ kinh doanh
Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hồn thành một
vịng ln chuyển
Vốn cố định hồn thành một vịng ln chuyển khi tái đầu tư được tài
sản cố định, tức là doanh nghiệp thu hồi đủ tiền khấu hao tài sản cố định.
b) Vốn lưu động:
Vốn lưu động là số tiền ứng trước để hình thành nên các tài sản lưu động
nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn
ra thường xuyên, liên tục. Trong quá trình chu chuyển vốn lưu động có các đặc
điểm như:
Vốn lưu động ln thay đổi hình thái biểu hiện qua từng giai đoạn của

quá trình sản xuất kinh doanh
Vốn lưu động dịch chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được
hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.

2.2. Nguồn vốn của doanh nghiệp
2.2.1. Khái niệm
Nguồn vốn là nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Nguồn vốn tạo
ra sự tăng thêm tổng tài sản cho doanh nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư,
doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn vốn của
doanh nghiệp phản ánh nguồn gốc, xuất xứ của vốn mà doanh nghiệp huy động
sử dụng cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với công ty Nhà nước, nguồn vốn kinh doanh gồm: Nguồn vốn kinh
doanh được Nhà nước giao vốn, được điều động từ các doanh nghiệp trong nội

8


bộ Tổng công ty, vốn do công ty mẹ đầu tư vào công ty con, các khoản chênh
lệch do đánh giá lại tài sản (Nếu được ghi tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh),
hoặc được bổ sung từ các quỹ, được trích lập từ lợi nhuận sau thuế của hoạt
động kinh doanh hoặc được các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước viện trợ
khơng hồn lại.
Đối với doanh nghiệp liên doanh, nguồn vốn kinh doanh được hình thành
do các bên tham gia liên doanh góp vốn và được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế.
Đối với công ty cổ phần, nguồn vốn kinh doanh được hình thành từ số
tiền mà các cổ đơng đã góp, đã mua cổ phiếu, hoặc được bổ sung từ lợi nhuận
sau thuế theo nghị quyết của Đại hội cổ đông của doanh nghiệp hoặc theo quy
định trong điều lệ hoạt động của công ty. Thặng dư vốn cổ phần do bán cổ
phiếu cao hơn mệnh giá.

Đối với công ty TNHH và công ty hợp danh, nguồn vốn kinh doanh do
các thành viên góp vốn, được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh
doanh.
Đối với doanh nghiệp tư nhân, nguồn vốn kinh doanh gồm vốn do chủ
doanh nghiệp bỏ ra kinh doanh hoặc bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của hoạt
động kinh doanh.
2.2.2. Phân loại nguồn vốn
Vốn ngắn hạn

Các nguồn vốn

Vốn dài hạn

• Phải trả nhà cung cấp.

• Vay dài hạn.

• Phải trả, phải nộp
khác.

• Vốn góp ban đầu của
chủ sở hữu.

• Vay ngắn hạn.

• Lợi nhuận giữ lại.
• Phát hành cổ phiếu
mới.

Đặc điểm


• Thời gian hồn trả
trong vịng 1 năm.

9

• Thời gian đáo hạn dài
hơn 1 năm.


• Lãi suất thường thấp
hơn nguồn vốn dài
hạn.

• Lãi suất thường cao
hơn nguồn vốn ngắn
hạn.

• Các cơng cụ của
nguồn vốn ngắn hạn
thường được mua bán
trên thị trường tiền tệ.

• Các công cụ của
nguồn vốn dài hạn
thường được mua bán
trên thị trường vốn.

2.3. Blockchain
2.3.1. Khái niệm

Khi nói về Blockchain (chuỗi khối) ta nói về một nền tảng cơng nghệ
trong đó sử dụng các đơn vị lưu trữ thông tin là các khối (block) được nối tạo
thành chuỗi (chain). Ta có thể hiểu blockchain là “chain of block”.
Blockchain, tên ban đầu block chain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu
trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và
mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi
tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm theo thông tin về dữ liệu giao dịch.
Nếu ta tưởng tượng blockchain như một sổ cái (ledger) chứa các giao
dịch (transactions) thì mỗi trang có thể xem như một khối.
Điều đặc biệt nhất của blockchain là các khối nối với nhau theo thứ tự
nhất định và ta không thể chèn thêm một khối. Dựa vào mật mã học chuỗi khối
được bảo tồn. Nó trở thành chuỗi khơng thể phá vỡ. Chúng ta chỉ có thể nối
thêm các khối vào cuối chuỗi.
Các block là immuatable (bất biến). Khi một block được thêm vào chain,
nó khơng thể thay đổi được nữa, và các block được nối với nhau bằng cách sử
dụng hash (block sau sẽ lưu hash của block trước).
Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi
dữ liệu đã được cập nhật trong mạng thì sẽ khó có thể thay đổi được nó. Nếu
một phần của hệ thống blockchain sụp đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp

10


tục hoạt động để bảo vệ thông tin.
Công nghệ Blockchain là một loại chương trình để lưu, xác nhận, vận
chuyển và truyền thông dữ liệu trong mạng thông qua các nút phân phối của
riêng nó mà khơng phụ thuộc vào bên thứ ba
Blockchain là một kho lưu trữ, cơ sở dữ liệu phân tán toàn cầu, chạy trên
hàng triệu thiết bị và mở cho mọi người, không chỉ đơn thuần là thơng tin mà
cịn cả những thứ có giá trị, cả danh hiệu, hành vi, danh tính - có thể được di

chuyển, lưu trữ và quản lý một cách an tồn và tư nhân. Sự tin tưởng được thiết
lập thơng qua hợp tác giữa số đông và mã thông minh chứ không phải bởi các
nhà trung gian mạnh mẽ như các chính phủ và ngân hàng.
Cơng nghệ Blockchain được phát triển dựa trên hai kỹ thuật chính là hàm
băm và chữ ký số. Mỗi người dùng sẽ sở hữu một cặp khóa gồm khóa bí mật
(private key) và khóa cơng khai (public key). Khóa bí mật được lưu trữ bí mật
và sử dụng để ký kết các giao dịch. Các giao dịch đã ký dùng chữ ký số được
phát đi trên toàn bộ mạng. Chữ ký số liên quan đến hai giai đoạn: giai đoạn ký
kết và giai đoạn xác minh. Ví dụ: người dùng A muốn gửi một thơng báo cho
người dùng B, trong giai đoạn ký, A mã hóa dữ liệu của mình bằng khóa bí mật
và gửi cho B kết quả đã được mã hóa và dữ liệu gốc. Trong giai đoạn xác minh,
B xác nhận giao dịch bằng khóa cơng khai của A. Bằng cách đó, B có thể dễ
dàng kiểm tra xem dữ liệu có bị giả mạo hay khơng.
2.3.2. Tính chất
a) Tính tin cậy
Khi nhắc đến blockchain, tính chất đầu tiên sẽ được nhắc tới là tính tin
cậy. Giao dịch trong blockchain được ký số bởi thuật toán ECDSA – một thuật
toán ký số mà khả năng giả mạo chữ ký là rất nhỏ, bởi u cầu tài ngun tính
tốn lớn. Thêm nữa, việc sử dụng hàm băm trong cả quá trình từ lúc khởi tạo
giao dịch tới lúc vào sổ là một yếu tố gia tăng thêm sự tin cây. Toàn bộ các giao

11


dịch đều được tóm lược và lưu trữ trong header của block. Quá trình kiểm tra
các block và giao dịch cũng diễn ra nhiều lần với nhiều lớp.
b) Tính khơng thể đảo ngược
Dữ liệu giao dịch sẽ không thể thay đổi sau khi vào blockchain xác nhận
đủ lâu, giao dịch được lưu trữ trong block, các block lại được liên kết với nhau.
Trong ID của một block có “dấu vết” của toàn bộ các giao dịch từ đầu, cộng

thêm các yếu tố ngẫu nhiên. Do đó, việc làm lại blockchain sẽ địi hỏi tài ngun
tính tốn rất lớn, vì liên quan đến các block trước và chi phối toàn bộ các block
sau.
c) Tính bền vững
Hệ thống blockchain hình thành và phát triển đến khi đủ lớn thì sẽ trở
nên khơng thể phá vỡ. Nguyên tắc đồng thuận phân tán khiến việc kiểm tra và
xác thực ngày càng được gia tăng theo số nút mạng tham gia. Hơn thế, mạng
ngang hàng mang lại khả năng tính tốn cao, khơng có nút cổ chai nên việc tấn
cơng DDoS rất khó xảy ra. Nếu có sự cố ở một nút thì các nút cịn lại vẫn có
thể hoạt động bình thường với dữ liệu đã được đồng bộ. Các dữ liệu này cũng
không thể xóa, chỉ ghi và đọc dữ liệu.
d) Tính sẵn sàng
Các nút mạng của blockchain được đặt ở nhiều nơi, nhiều khu vực địa lý
khác nhau, nên đảm bảo tính sẵn sàng. Việc tham gia mạng blockchain khơng
địi hỏi sự cấp phép của một đơn vị quản lý tập trung, nên thường dẫn tới số nút
mạng ngày càng gia tăng. Khi một máy bị lỗi và khôi phục lại, sẽ tự động kết
nối và đồng bộ lại dữ liệu. Dữ liệu được lan truyền đi rộng khắp trên thế giới
không phát sinh thêm chi phí địa lý, vận chuyển,… tiết kiệm thời gian và công
sức.

12


2.3.3. Ứng dụng
Blockchain được áp dụng để xây dựng và làm nền tảng cho hệ thống
quản lý vốn doanh nghiệp đáp ứng 3 tiêu chí: chứng thực, định danh và minh
bạch.

2.4. Ethereum
2.4.1. Giới thiệu

Ethereum (ETH) là một nền tảng điện tốn có tính chất phân tán, cơng
khai, mã nguồn mở dựa trên công nghệ Blockchain, được xây dựng vào năm
2013 bởi Vitalik Buterin. Nó sử dụng blockchain để đồng bộ hóa và lưu giữ
trạng thái hệ thống cùng với 1 đơn vị tiền tệ kĩ thuật số là "Ether" để đo và chi
trả chi phí tài ngun thực thi. Ngồi ra "gas" là một cơ chế giá giao dịch nội
bộ trong mang lưới, được sử dụng để giảm thiểu các giao dịch rác (spam) và
phần bổ nguồn lực trên mạng lưới.
Nền tảng Ethereum cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng
phi tập trung (decentralized applications) dựa trên "built-in economic
functions". Nó cho phép thời gian hoạt động liên tục, giảm hoặc loại bỏ kiểm
duyệt, sự có mặt của bên thứ ba, giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn giữa các đối
tác trên mạng internet.

13


Các thành phần trong Ethereum
• Tài khoản: Trạng thái của Ethereum bao gồm nhiều đối tượng nhỏ (các
tài khoản trực tuyến) có thể tương tác với nhau thơng qua cơ chế truyền
message. Bất kỳ tài khoản nào cũng có một định danh duy nhất (địa chỉ)
là 160 bit. Ethereum có 2 loại tài khoản:
o Tài khoản người dùng (Externally owned accounts) được quản
lý bởi private key và khơng có chứa mã nguồn.
o Tài khoản smart contract chứa mã nguồn và được quản lý bởi
mã nguồn trong smart contract, tài khoản smart contract chỉ có địa
chỉ mà khơng có private key như tài khoản người dùng.
• Trạng thái tài khoản bao gồm bốn thành phần, nó đều có trong bất kỳ
tài khoản nào:
o Nonce: Nếu tài khoản là tài khoản người dùng, con số này thể hiện
số lượng giao dịch đã được gửi từ tài khoản. Nếu tài khoản là tài

khoản hợp đồng, thì nonce là số lượng hợp đồng được tạo bởi nó.

14


o Balance (số dư): Số lượng wei tài khoản đang có (1 ether = 10^18
wei).
o StorageRoot: Giá trị băm của phần root của cây Merkle Storage.
Cây Merkle Storage chứa giá trị băm của các biến có trong Storage
của tài khoản và theo mặc định là trống.
o CodeHash: Giá trị băm của mã hợp đồng ở dạng bytecode trong
EVM . Đối với các tài khoản người dùng thì trường codeHash là
chuỗi trống.

Chúng ta đãi biết rằng trạng thái toàn cục của Ethereum, bao gồm ánh xạ giữa
các địa chỉ tài khoản và trạng thái tài khoản. Ánh xạ này được lưu trữ trong một
cấu trúc dữ liệu được gọi là cây Merkle.
Cây Merkle là một loại cây nhị phân gồm một tập hợp các nút có:
o Các nút lá ở dưới cùng của cây có chứa dữ liệu cơ bản
o Các nút trung gian, trong đó mỗi nút trung gian là giá trị băm hai nút con.
o Một nút gốc duy nhất, cũng được hình thành từ hàm băm của hai nút con
của nó, đại diện cho đỉnh của cây.

15


• Gas và Thanh tốn chi phí giao dịch: Một khái niệm rất quan trọng
trong Ethereum là khái niệm về phí giao dịch. Mọi tính tốn xảy ra trên
mạng Ethereum đều phải trả phí - khơng có gì miễn phí cả ! Khoản phí
này được trả theo mệnh giá gọi là gas. Gas là đơn vị được sử dụng để đo

lường các khoản phí cần thiết cho một tính tốn cụ thể. Gas Price là lượng
Ether bạn sẵn sàng chi cho mỗi đơn vị gas. Với mỗi giao dịch, người gửi
đặt Gas Limit và Gas Price. Hai thông số này thể hiện số lượng gas mà
người dùng sẵn sàng chi trả tối đa cho một giao dịch. Ví dụ: giả sử người
gửi đặt Gas Limit là 50.000 và giá gas là 20 gwei. Điều này ngụ ý rằng
người gửi sẵn sàng chi tối đa 50.000 x 20 gwei = 1.000.000.000.000.000
Wei = 0,001 Ether để thực hiện giao dịch đó. Hãy nhớ rằng Gas Limit
đại diện cho lượng gas tối đa mà người gửi sẵn sàng trả cho giao dịch đó.
Nếu giao dịch tiêu thụ một lượng Gas thấp hơn Gas Limit thì người dùng
sẽ được hồn trả vào cuối giao dịch.

• Phí trả cho lưu trữ: Gas khơng chỉ được sử dụng để thanh tốn cho các
bước tính tốn, nó cịn được sử dụng để thanh tốn cho lưu trữ. Bảng
dưới đây thể hiện lượng Gas phải trả cho phí lưu trữ cho Ethereum.
• Giao dịch và message: Chúng ta đã biết rằng Ethereum là một máy trạng
thái dựa trên các giao dịch. Nói cách khác, các giao dịch xảy ra giữa các

16


tài khoản khác nhau là lúc trạng thái toàn cục của Ethereum được chuyển
từ trạng thái này sang trạng thái khác. Có hai loại giao dịch: mesage calls
và contract creator (nghĩa là giao dịch tạo hợp đồng Ethereum mới). Tất
cả các giao dịch có chứa các thành phần sau: nonce: Số lượng giao dịch
đã được gửi bởi người gửi (giao dịch hợp lệ). Giá gas (gasPrice): Số wei
phải trả cho 1 gas. Giới hạn Gas (gasLimit): Số gas tối đa mà người gửi
sẵn sàng trả cho giao dịch. to: Địa chỉ tài khoản nhận giao dịch. value:
số wei mà tải khoản người gửi gửi cho tài khoản nhận. v, r, s: các thơng
số được tạo ra từ thuật tốn ECDSA giúp cho các nút trong mạng có thể
xác thực chữ ký số của người gửi. init (chỉ có ở trong giao dịch tạo hợp

đồng): Một đoạn mã EVM được sử dụng để khởi tạo tài khoản hợp đồng
mới. init chỉ được chạy một lần và sau đó bị loại bỏ. data: dữ liệu đầu
vào (tức là các tham số) của message calls. Ví dụ: nếu gọi một hàm trong
hợp đồng thơng minh có tham số đầu vào là kiểu uint thì data sẽ là một
số ngun dương.
• Block: Tất cả các giao dịch được nhóm lại với nhau thành các block trên
mạng. Một blockchain chứa một chuỗi các block như vậy được nối với
nhau. Trong Ethereum, một block bao gồm: Block header Thông tin về
tất cả giao dịch được gom trong block đó Các ommers của nó (hay cịn
gọi là uncle block).

17


2.4.2. Áp dụng
Xây dựng toàn bộ smart contract của ứng dụng trên nền tảng Ethereum
và sử dụng đơn vị tiền điện tử Ether(ETH).

2.5. Solidity
2.5.1. Giới thiệu
Solidity là ngôn ngữ lập trình hướng contract, được sử dụng để viết smart
contract trong hệ sinh thái Ethereum. Các tài liệu chính về lập trình bằng
solidity có thể tìm thấy tại Solidity documentation.

2.5.2. Áp dụng
Solidity xây dựng xoay quanh thành phần chính là contract. Về cơ bản,
contract tương tự class trong OOP với các thuộc tính (state variables) và
phương thức (functions). Các khái niệm abstract contract (contract với ít nhất
1 phương thức chưa được thực thi), interface (chỉ gồm chữ ký thao tác) cũng
tương tự OOP.

Contract trong solidity cho phép đa kế thừa. Việc này dễ đến nhiều vấn
đề, trong số đó có Diamond Problem. Solidity sử dụng thuật toán C3
Linearzation tương tự python để xử lí đa kế thừa. Do vậy thứ tự khai báo kế
thừa sau từ khóa is là rất quan trọng.

18


×