Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KINH NGHIỆM NHẬT BẢN, HÀN QUỐC, TRUNG QUỐC, ĐÀI LOAN… TRONG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀO QUẢN LÝ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP VÀ QUẢNG BÁ SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP NH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.53 KB, 19 trang )

NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KINH NGHIỆM NHẬT BẢN, HÀN
QUỐC, TRUNG QUỐC, ĐÀI LOAN… TRONG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀO
QUẢN LÝ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP VÀ QUẢNG BÁ SẢN PHẨM TẠI
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Kinh nghiệm của Nhật Bản
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Nhật Bản chiếm 99,7% (tương đương 4,21 triệu
doanh nghiệp) tổng số doanh nghiệp của toàn nền kinh tế, sử dụng 70% lao động của cả
nước (24,7 triệu lao động) và tạo ra hơn 50% giá trị gia tăng trong ngành sản xuất
(56.000 tỷ yên, tương đương khoảng 721 tỷ USD). Nhật Bản coi DNNVV là xương sống
của nền kinh tế. Ở Nhật Bản, tỷ lệ các DN mới thành lập và gia nhập thị trường có xu
hướng tăng trong những năm gần đây, nhưng kể từ thập niên 80 trở lại đây, tỷ lệ DN giải
thể, rút lui khỏi thị trường vẫn cao hơn tỷ lệ DN gia nhập thị trường. Nhật Bản có một
loạt các cơ quan hỗ trợ trong việc quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như giúp các
doanh nghiệp này tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm
Một số cơ quan giúp đỡ ứng dụng công nghệ vào quản lý nguồn lực doanh nghiệp nhỏ
và vừa và quảng bá sản phẩm của Nhật Bản
Hệ thống các cơ quan hoạch định và thực hiện chính sách hỗ trợ DNNVV ở Nhật Bản rất
hoàn thiện và có lịch sử hoạt động lâu đời, được thực hiện trên cơ sở phối hợp với nhau
và cơ quan đầu mối chỉ đạo chung là Tổng cục doanh nghiệp vừa và nhỏ phối hợp.
Tổng cục DNNVV thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp được thành lập từ năm
1948 - là cơ quan Chính phủ thực thi toàn diện các chính sách về DNNVV của Chính phủ
Nhật Bản. Nhật Bản có 9 vùng, ở mỗi vùng đều có Cơ quan đại diện của Bộ Kinh tế,
Thương mại và Công nghiệp, Văn phòng của Cơ quan hỗ trợ DNNVV và đổi mới vùng
của Nhật Bản (SMRJ) và Học viện DNNVV. Ở cấp địa phương, 47địa phương trên toàn
quốc đều có cơ quan hỗ trợ DNNVV và ở cấp quận, huyện cũng có các cơ quan hỗ trợ
DNNVV.
Vai trò chủ yếu của các cơ quan:

1



1. Tổng cục Doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp
(METI) Nhật Bản là cơ quan lập kế hoạch và xây dựng các biện pháp thực hiện chính
sách doanh nghiệp vừa và nhỏ. Là cơ quan chỉ đạo thi hành chính sách doanh nghiệp vừa
và nhỏ.
2. Cơ quan đại diện của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp
Đây là các đại diện chịu trách nhiệm thu thập và cung cấp thông tin, xem xét thực hiện
chính sách doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mỗi vùng; Thi hành chính sách doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở cấp vùng; Điều chỉnh với các cơ quan có liên quan, v.v.
3. Cơ quan hỗ trợ DNNVV và đổi mới vùng của Nhật Bản (SMRJ)
SMRJ hiện có 9 cơ quan vùng trên toàn quốc và hơn 3000 chuyên gia tư vấn là đối tác (tư
vấn thuế, tư vấn quản lý, luật sư,)
SMRJ thực hiện tư vấn và hướng dẫn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tương trợ lẫn
nhau (cho vay vốn khẩn cấp phòng chống phá sản dây chuyền). Tổ chức triển lãm tổng
hợp. Bán tại khu công nghiệp, v.v.
4. Các cơ quan tài chính thuộc chính phủ (Quỹ tín dụng chính sách Nhật Bản), Hiệp hội
Bảo lãnh Tín dụng
Cho vay vốn các loại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bảo lãnh tín dụng cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
5. Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO)
Hỗ trợ phát triển ra nước ngoài cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xúc tiến đầu tư vào
Nhật Bản. Thu thập và cung cấp thông tin, v.v.
6. Học viện doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên của doanh nghiệp vừa và nhỏ
7. Các tổ chức hỗ trợ DNNVV ở địa phương (Phòng Thương mại và Công nghiệp, các
Trung tâm hỗ trợ DNNVV, các tổ chức nghiên cứu, v.v.).
Hỗ trợ điều hành quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư vấn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ;
Hỗ trợ điều hành quản lý vừa và nhỏ (tư vấn, tổ chức hội thảo, điều phối dự án); Hỗ trợ
kỹ thuật; v.v.
2



Các hoạt động hỗ trợ DNNVV của một số tổ chức vùng Kansai
Vùng Kansai bao gồm 6 tỉnh: Osaka, Kyoto, Hyogo, Shiga, Nara và Wakayama. Vùng
Kansai có quy mô kinh tế gần bằng 20% quy mô kinh tế của cả Nhật Bản. Giá trị đóng
góp vào GDP Nhật Bản của khu vực đạt khoảng 840 tỷ USD, tương đương với quy mô
nền kinh tế Hàn Quốc. Nhiều thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản như Sharp, Sanyo,
Panasonic, Honda, Hitachi, khởi nguồn từ vùng này. Đây cũng là vùng tập trung các
DNNVV ngành sản xuất chế tạo lớn nhất ở Nhật Bản. Quan hệ thương mại, đầu tư giữa
vùng Kansai và Việt Nam cũng tương đối phát triển:
- Kim ngạch thương mại giữa vùng Kansai và Việt Nam có xu hướng tăng, chiếm khoảng
30% của cả nước (trong đó xuất khẩu chiếm 27,5%, nhập khẩu chiếm 22,7%). Năm 2011,
kim ngạch xuất khẩu của vùng Kansai sang Việt Nam đạt mức kỷ lục cao nhất từ trước
tới nay (210,3 tỷ yên, tương đương khoảng 2,7 tỷ USD).
- Hiện có hơn 100 doanh nghiệp vùng Kansai đầu tư sang Việt Nam, trong đó chủ yếu là
các doanh nghiệp ở Osaka (74 doanh nghiệp).
1. Cơ quan đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) vùng Kansai
Đây là cơ quan đại diện của Chính phủ theo dõi và thực thi về các chính sách hỗ trợ
DNNVV ở vùng Kansai. Theo đó, ở từng thời kỳ, Nhật Bản xác định triết lý cơ bản về
chính sách DNNVV theo yêu cầu thực tế để xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách
hỗ trợ DNNVV, bao gồm chính sách về tài chính, chính sách về phát triển doanh nghiệp,
chính sách hướng dẫn và tổ chức doanh nghiệp. Đặc biệt, kể từ sau thảm họa động đất và
sóng thần năm 2011, Nhật Bản đã thực thi một số chính sách hỗ trợ quay vòng vốn của
DNNVV như: bảo lãnh khẩn cấp khôi phục sau thảm họa động đất và sóng thần, cho vay
đặc biệt khôi phục sau thảm họa động đất và sóng thần.
2. Cơ quan hỗ trợ DNNVV và đổi mới vùng của Nhật Bản (SMRJ) ở Kansai
Với vai trò là cơ quan thực thi toàn diện các chính sách về DNNVV của Chính phủ Nhật
Bản, SMRJ vùng có nhiệm vụ phát triển DNNVV ở địa phương và làm giàu nền kinh tế
địa phương. SMRJ triển khai hỗ trợ DNNVV một cách toàn diện, trực tiếp và hỗ trợ
chuyên sâu trên cơ sở tận dụng các mạng lưới.
3



Các chương trình, chính sách hỗ trợ điển hình của SMRJ:
1. Tư vấn kinh doanh miễn phí cho DNNVV: tư vấn quản lý, tư vấn về các vấn đề

quốc tế hóa,…
2. Cử chuyên gia trực tiếp hỗ trợ DN trong thời gian dài và liên tục (tối đa 6 tháng)

nhằm xây dựng chiến lược điều hành quản lý, giải quyết các vấn đề phức tạp trong
điều hành quản lý,…
3. Vườn ươm doanh nghiệp và đất công nghiệp cho DNNVV: quản lý vận hành cơ sở

cho thuê dành cho chủ DN, DN kinh doanh mạo hiểm, DN triển khai hoạt động
kinh doanh sang lĩnh vực mới; cung cấp khu đất công nghiệp cho các DN. (Hiện
nay SMRJ Kansai chỉ triển khai cho thuê các khu công nghiệp sẵn có, không phát
triển thêm các khu công nghiệp mới).
4. Hỗ trợ xúc tiến thị trường và kết nối DN: tổ chức hội chợ cho DNNVV (SME

Expo), tổ chức nhiều sự kiện cho DNNVV tiếp cận thị trường; các chương trình
kết nối DN nhỏ với DN lớn (chương trình n&N).
5. Chương trình sử dụng nguồn tài nguyên địa phương: tài nguyên địa phương được

xác định là những công nghệ liên quan đến việc sản xuất, khai thác các sản phẩm
công nghiệp đặc trưng của địa phương, hoặc các di tích văn hóa đặc sản địa
phương. Mỗi địa phương sẽ tìm ra một số ngành kinh tế và công nhận đó là “tài
nguyên địa phương”, đó có thể là công nghệ sản xuất ra các đặc sản, hàng truyền
thống, thủ công mỹ nghệ, tài nguyên nông – lâm – thủy sản, tài nguyên du lịch,…
Trên cơ sở đó, SMRJ sẽ hỗ trợ các DN thuộc những ngành này phát triển kinh
doanh thông qua việc tài trợ không hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất thấp.
Ví dụ điển hình: vùng Kansai là nơi sản sinh ra giống quýt quý, mỗi năm chỉ ra quả một

mùa và thu hoạch trong vòng 1 tháng. Đây là giống quýt có hàm lượng vitamin rất cao.
Để bảo tồn giống quýt đặc sản này và phát huy lợi thế của giống quýt đối với sức khỏe
người dân, SMRJ đã hỗ trợ địa phương ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ mới
để chiết xuất từ giống quýt này thành một loại đồ uống cung cấp cho thị trường tiêu dùng.

4


Một ví dụ khác: Công ty Okayama Kougei ở tỉnh Kyoto được thành lập năm 1968 với
ngành nghề sản xuất áo Kimono truyền thống. Lúc mới thành lập, công ty chỉ là một DN
thầu phụ với việc đi nhận đơn hàng sản xuất áo Kimono từ các DN khác. Các công đoạn
sản xuất áo Kimono của công ty hoàn toàn bằng phương pháp thủ công và mất rất nhiều
thời gian. Thời gian để hoàn thành một sản phẩm áo Kimono có khi kéo dài tới 2 tháng
và trị giá của một bộ áo Kimono có thể lên tới 1 triệu yên.
Với kỹ thuật dệt vải Yuzen – được coi là nguồn tài nguyên địa phương, công ty đã nhận
được hỗ trợ của METI (SMRJ triển khai) từ năm 2004 thông qua việc tài trợ không hoàn
lại 2/3 tổng chi phí hoạt động của DN. Tổng cộng gói hỗ trợ từ năm 2004 đến nay là hơn
100 triệu Yên.
1. Chương trình liên kết mới: phát triển lĩnh vực hoạt động kinh doanh mới bằng

cách liên kết giữa các lĩnh vực khác nhau. SMRJ hỗ trợ nỗ lực của nhiều DNNVV
có ưu thế về “quyết tâm thực hiện”, “công nghệ”, “sáng kiến” cùng đem “thế
mạnh” của mình để phát triển sản phẩm mới, dịch vụ mới.
2. Chương trình liên kết Nông – Công – Thương: Tạo hoạt động kinh doanh mới trên

cơ sở kết hợp nông lâm ngư nghiệp với công thương nghiệp. Ví dụ, giống tỏi đen
là một loại thuốc quý, SMRJ hỗ trợ các DN liên kết với người nông dân trồng tỏi
đen để có nguồn cung cấp tỏi ổn định cho DN sản xuất thành thực phẩm chức
năng.
SMRJ Kansai triển khai các hoạt động hỗ trợ cụ thể nhằm giải quyết vấn đề của cộng

đồng địa phương và các DNNVV trên địa bàn 6 tỉnh thuộc vùng Kansai.
3. Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư Nhật Bản (IBSC) thuộc Văn phòng Tổ chức xúc
tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) vùng Kansai
Đây là Trung tâm hỗ trợ các doanh nghiệp vùng Kansai đầu tư ra nước ngoài và các
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Kansai. Các dịch vụ Trung tâm đang thực hiện bao
gồm: cho thuê văn phòng tạm thời; cung cấp phòng hội thảo cho các doanh nghiệp gặp
gỡ đối tác; cung cấp các dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp; thư viện tra cứu thông tin dành
cho các doanh nghiệp;…
5


- Về cho thuê văn phòng: JETRO có 5 phòng làm việc để cho các doanh nghiệp nước
ngoài muốn đầu tư vào Kansai thuê tạm thời với thời gian tối đa 50 ngày, trong đó DN
được cung cấp miễn phí các dịch vụ như internet, thiết bị văn phòng,…
- Về thư viện tra cứu thông tin: với khoảng 150.000 ấn phẩm liên quan đến kinh doanh
quốc tế, các cá nhân, DN có thể đến và tra cứu các thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt
động nghiên cứu, kinh doanh.
- Về dịch vụ tư vấn: JETRO cung cấp các dịch vụ tư vấn thành lập DN, tuyển dụng nhân
sự, địa điểm về văn phòng và khu công nghiệp, thông tin về các ưu đãi và chính sách của
Chính phủ và chính quyền địa phương,…
4. Phòng Thương mại và Công nghiệp tỉnh Osaka
Phòng Thương mại và Công nghiệp (TMCN) tỉnh Osaka được thành lập năm 1878, đây
là Phòng TMCN lâu đời và lớn nhất ở miền Tây Nhật Bản. Hiện tại, Phòng TMCN Osaka
đang triển khai các dự án chiến lược gồm: thành phố du lịch và giải trí (hỗ trợ các chương
trình du lịch trong nước và nước ngoài), khoa học đời sống (hợp tác với các ngành công
nghiệp, cơ quan nghiên cứu và chính phủ xây dựng các hoạt động kinh doanh mới phục
vụ ngành dược và thiết bị/dụng cụ y tế), xuất khẩu cơ sở hạ tầng nước, nghiên cứu và
phát triển môi trường/các ngành năng lượng mới, tìm kiếm thị trường mới ở nước ngoài.
Trung tâm Thương mại và Đầu tư Osaka (O-BIC) thuộc Phòng TMCN Osaka là một tổ
chức phi lợi nhuận, được thành lập năm 2001 và chỉ có 3 chuyên viên chuyên trách được

cử sang từ chính quyền tỉnh Osaka, chính quyền thành phố Osaka và Phòng TMCN tỉnh
Osaka. O-BIC ký hợp đồng với khoảng 100 chuyên gia trong một số lĩnh vực để hỗ trợ
miễn phí cho doanh nghiệp nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp ở Osaka. Từ năm
2001 đến nay, O-BIC đã hỗ trợ thành công 280 DN nước ngoài thành lập tại Osaka.
Các dịch vụ hỗ trợ trên diện rộng của O-BIC gồm: hỗ trợ thủ tục đăng ký và thủ tục áp
dụng cho hoạt động kinh doanh ở Osaka; cung cấp thông tin về thuê văn phòng, nhân lực
và chuyên gia, các ưu đãi của chính quyền địa phương,…
Phòng TMCN Osaka cũng xây dựng một phòng Bảo tàng doanh nhân Osaka: đây là bảo
tàng giới thiệu về thân thế, lịch sử của các doanh nhân nổi tiếng Osaka và trưng bày một
6


số phát minh, sản phẩm nổi tiếng gắn liền với từng doanh nhân, ví dụ: chiếc máy giặt đầu
tiên của hãng Sanyo, tivi đầu tiên của hãng Sharp,…

5. Trung tâm thông tin kinh doanh sản xuất Osaka (MOBIO)
Osaka là thành phố có số lượng nhà máy lớn nhất nước Nhật với 41.059 nhà máy. Giá trị
sản phẩm xuất xưởng của các DNNVV Osaka là 11 nghìn tỷ yên, đứng thứ nhất toàn
nước Nhật. Xu hướng hiện nay của các DN sản xuất, chế tạo vừa và nhỏ ở Osaka là
thành lập nhóm công ty; số lượng nhà máy sản xuất chế tạo giảm dần qua từng năm, đặc
biệt là giảm các nhà máy có quy mô nhỏ;…
MOBIO là một cơ quan hỗ trợ DNNVV ngành sản xuất cua tỉnh Osaka, được thành lập
năm 2009, cán bộ làm việc của MOBIO đến từ 3 cơ quan: chính quyền tỉnh Osaka, các cơ
quan chức năng của tỉnh Osaka và các tổ chức tư nhân của tỉnh. Kinh phí hoạt động của
Osaka do ngân sách chính quyền địa phương cấp. Ngân sách năm 2012 tỉnh Osaka cấp
cho MOBIO gần 61 triệu yên, tương đương khoảng 786.000 USD. Các dịch vụ hỗ trợ của
MOBIO gồm:
- Hỗ trợ ươm tạo DN: MOBIO có 10 phòng ươm tạo DN để hỗ trợ khởi nghiệp.
- Có 200 gian hàng cho DN thuê để trưng bày các công nghệ, sản phẩm của các công ty
sản xuất, chế tạo.

- Dịch vụ tư vấn một cửa
- Dịch vụ kết nối kinh doanh: giới thiệu khách hàng trong hệ thống đăng ký kinh doanh;
trung tâm B2B (giới thiệu khách hàng thông qua khách hàng của tổ chức tín dụng); hỗ trợ
khai thác thị trường tiêu thụ theo hình thức đổi mới công nghệ cao, hợp tác song phương,

- Hỗ trợ liên kết giữa DN – cơ quan chính quyền (Chính phủ, chính quyền địa phương) Trường Đại học (chương trình SẢN – QUAN – HỌC)
- Chương trình giao lưu: tổ chức MOBIO-Café 1- 2 lần/tuần theo chủ đề nhất định.
6. Tổ chức hỗ trợ công nghiệp Kyoto 21 (KI21)

7


Tổ chức hỗ trợ công nghiệp Kyoto 21 là cơ quan hỗ trợ các DNNVV trong tỉnh Kyoto.
KI21 được thành lập năm 2001 từ liên kết của 3 tổ chức: Công ty phát triển DNNVV,
Trung tâm thông tin công nghiệp Kyoto, Tổ chức phát triển công nghiệp Kyoto. Cũng
tương tự như MOBIO của Osaka, cán bộ của KI21 được cử từ 3 cơ quan: chính quyền
tỉnh Kyoto, các cơ quan của tỉnh Kyoto và khu vực tư nhân.
KI21 cung cấp các dịch vụ hữu ích cho hoạt động của các DNNVV, bao gồm:
- Tư vấn tổng hợp (dịch vụ tư vấn một cửa)
- Hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ (trung gian giao dịch): kết nối các DN chế tạo thông
qua việc giới thiệu DN, đặt hàng cho các DN tìm kiếm khách hàng mới,...
- Hỗ trợ phát triển hoạt động kinh doanh mới (liên kết SẢN – QUAN – HỌC, liên kết
doanh nghiệp, bồi dưỡng phát triển ngành kinh doanh mới,…).
- Hỗ trợ đầu tư thiết bị (cho thuê và bán trả góp thiết bị): KI21 mua trang thiết bị, máy
móc mà DN mong muốn từ các nhà sản xuất và bán trả góp hoặc cho DN thuê lại.
- Hỗ trợ phát triển công nghệ: Quỹ phát triển công nghệ hình thức liên kết DN, Quỹ hỗ
trợ phát triển công nghệ hình thức liên kết SẢN – QUAN – HỌC.
7. Viện Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ tỉnh Osaka
Viện được thành lập với mục đích khuyến khích và phát triển công nghiệp tỉnh Osaka.
Viện là một pháp nhân hành chính độc lập của tỉnh Osaka. Tổng diện tích các khu văn

phòng, khu chức năng và khuôn viên của Viện là 81.000 m 2. Hiện nay, Viện có 148 nhân
viên và 120 nghiên cứu viên. Kinh phí hoạt động của Viện phần lớn do tỉnh Osaka cấp,
riêng năm 2012 tổng kinh phí hoạt động của Viên hơn 2,283 tỷ yên, trong đó 84%
(khoảng 1,92 tỷ yên) từ ngân sách tỉnh. Các hoạt động của Viện gồm:
- Tư vấn kỹ thuật miễn phí
- Thí nghiệm theo yêu cầu: thực hiện các loại thí nghiệm, phân tích, đo đạc, gia công; đáp
ứng riêng theo đơn đặt hàng đối với thí nghiệm theo yêu cầu. Tại đây, các máy móc phục
vụ phân tích sản phẩm thông qua phân tích tia X, phân tích 3 chiều, phân tích thành phần,
đặc tính kỹ thuật,… Các dịch vụ này cần phải đầu tư máy móc hiện đại, kinh phí lớn

8


nhưng thu phí của DNNVV thấp nhằm hỗ trợ DNNVV. Đây là dịch vụ rất thiết thực
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước.
- Mở cửa cơ sở, thiết bị: khách hàng có thể sử dụng thiết bị, máy móc để phân tích, đo
đạc, chế tạo mẫu (cho thuê thiết bị); DN sử dụng văn phòng của Viện cho các buổi thực
tập, trưng bày (cho thuê cơ sở); các cá nhân, DNNVV dự định phát triển sản phẩm, triển
khai hoạt động kinh doanh mới có thể sử dụng dài hạn các phòng nghiên cứu mở.
- Thực hiện nghiên cứu ủy thác theo yêu cầu của DN
- Phổ biến thông tin kỹ thuật
- Đào tạo nhân lực: tập huấn kỹ thuật, tổ chức hội thảo, bài giảng kỹ thuật.
Từ hoạt động của các tổ chức hỗ trợ DNNVV cấp quốc gia và cấp vùng ở Nhật Bản có
thể thấy rằng:
1. Hệ thống cơ quan thực thi chính sách hỗ trợ DNNVV ở Nhật Bản từ Trung ương tới
địa phương rất hoàn thiện và ngân sách Nhà nước luôn dành một phần ưu tiên nhất định
cho việc hỗ trợ DNNVV.
Tài chính cho các hoạt động hỗ trợ DNNVV chủ yếu từ ngân sách Trung ương (Bộ
METI) và ngân sách địa phương. Riêng ngân sách Trung ương năm 2012-2013 dành cho
hỗ trợ DNNVV là 180 tỷ yên, tương đương 45.000 tỷ đồng.

2. Hệ thống luật pháp liên quan đến DNNVV và hoạt động hỗ trợ DNNVV rất hoàn
chỉnh
Bộ Luật cơ bản về DNNVV của Nhật Bản được ban hành từ năm 1963 với những chính
sách nhằm phát triển DNNVV lúc đó do nhiều người Nhật Bản đứng ra khởi nghiệp,
phục hồi Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Luật nhằm nâng cao năng suất cho
DNNVV, cải thiện điều kiện giao dịch (bất bình đẳng với những doanh nghiệp lớn).
Đến năm 1999, Luật được sửa đổi với các chính sách hỗ trợ chia làm 3 loại chính: (i) hỗ
trợ những DNNVV có tham vọng, (ii) củng cố nền tảng kinh doanh cho DNNVV: nhân
lực, công nghệ, (iii) hỗ trợ DNNVV đối phó với thay đổi môi trường xã hội, môi trường
kinh tế.

9


Ngoài ra, một loạt các bộ luật, luật liên quan đến DNNVV được hình thành: Luật hỗ trợ
vốn đầu tư thiết bị cho DN quy mô nhỏ, Luật phát triển DNNVV thầu phụ, Luật xúc tiến
hiện đại hóa DNNVV, Luật xúc tiến phát triển hoạt động kinh doanh mới, Luật thúc đẩy
sử dụng tài nguyên địa phương của DNNVV, v.v.
3. Hình thức hỗ trợ DNNVV ở Nhật Bản thông qua mạng lưới liên kết là rất phổ biến
Liên kết hỗ trợ DNNVV dưới hình thức một cơ quan liên kết với nhiều cơ quan khác
nhau để cùng hỗ trợ DNNVV như: chương trình Sản – Quan – Học, chính quyền tỉnh –
các cơ quan chức năng của tỉnh – khu vực tư nhân, chính phủ - vùng – địa phương, …
Mặc dù ngân sách nhà nước dành một phần kinh phí rất lớn để hỗ trợ DNNVV nhưng để
nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ, Chính phủ Nhật Bản vẫn khuyến khích xu hướng
liên kết để cùng hỗ trợ.
4. Dữ liệu về DNNVV ở 47 địa phương tương đối đồng bộ và được cập nhật để phục vụ
cho quá trình phân tích hành vi của DN một cách vi mô và vĩ mô để có thể xây dựng
chính sách phù hợp nhất với từng giai đoạn phát triển.
Kinh nghiệm Trung Quốc
Đóng vai trò như nơi giao dịch, Sàn cụng nghệ cao trung quốc (CHTF), nhận sự hỗ trợ rất

mạnh từ chính phủ trung ương. Sàn này đóng vai trũ liên kết khu vực cụng nghiệp CNC
Trung Quốc và quốc tế. Từ năm 1999, Sàn nay tổ chức vào mùa thu hàng năm tại Thẩm
Quyến do MOST, Bộ Thương mại, Bộ thông tin, Hội đồng cải cách và phát triển quốc
gia, Viện Hàn lâm khoa học và Chính quyền khu Thẩm Quyến đồng tổ chức. Vào năm
2003 giá trị hợp đồng giao dịch tại CHTF đạt 12,84 tỉ USD có khoảng 42 nước tham gia.
Ngoài ra, Sàn này cũng là nơi tham gia mạnh mẽ của sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài
(đây chính là cơ chế đặc biệt nhằm thu hỳt những sinh viên này tham gia vào phát triển
công nghiệp CNC ở Trung Quốc).
Một số mô hình thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ của Trung Quốc:
Trung tâm Dịch vụ KH&CN thuộc Hiệp hội thị trường công nghệ: Làm dịch vụ môi giới,
tư vấn chuyển giao công nghệ, hoạt động theo nguyên tắc tự hạch toán. Các hoạt động
chủ yếu của Trung tâm là xây dựng hệ thống thông tin về các viện nghiên cứu và phát
10


triển, kết nối cung - cầu, lựa chọn công nghệ, ký kết hợp đồng dịch vụ về chuyển giao
công nghệ, tổ chức các hội thảo, tọa đàm, triển lãm công nghệ. Đây là mô hình một trung
tâm nhỏ, giống như các trung tâm thông tin KH&CN, trung tâm dịch vụ tư vấn KH&CN
ở Việt Nam
Sàn giao dịch công nghệ Thượng Hải: Được Bộ KH&CN Trung Quốc và chính quyền
thành phố Thượng Hải thành lập năm 1993. Đây là đơn vị công ích của Nhà nước, hoạt
động phi lợi nhuận, theo mô hình tương tự như một đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam.
Tôn chỉ hoạt động của Sàn là: Thúc đẩy trao đổi công nghệ cao và mới đủ các ngành
nghề cho tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Phương châm hoạt động là tìm
vốn cho kỹ thuật, tìm kỹ thuật cho người có vốn, tìm thị trường cho sản phẩm và tìm sản
phẩm cho thị trường. Các hoạt động chủ yếu của Sàn gồm: Tổ chức các triển lãm, hội
chợ, hội nghị, hội thảo, dịch vụ nhân lực KHCN, tư vấn quản lý, tập huấn, đào tạo, cung
cấp thông tin KH&CN, giải quyết vấn đề của các doanh nghiệp. Hội viên của Sàn là các
đơn vị có tư cách pháp nhân, phải đăng ký tham gia, nộp hội phí và phải có khả năng và
nhu cầu về thông tin.


Trung tâm Sức sản xuất Quảng Đông (thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Đông, được thành
lập năm 1994). Đây cũng là đơn vị công ích của Nhà nước, hoạt động phi lợi nhuận nhằm
cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trung tâm có nhiệm vụ thúc đẩy tiến
bộ công nghệ và năng lực đổi mới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cải thiện sự phát
triển của chúng. Đồng thời, cung cấp các dịch vụ đa dạng và tổng thể trong các lĩnh vực
thông tin công nghệ, nuôi dưỡng (ươm tạo) công nghệ cao, giao dịch sản phẩm, phát triển
sản phẩm mới, tư vấn quản lý, công nghiệp công nghệ thông tin, trao đổi và hợp tác quốc
tế… Trung tâm tập trung vào việc đưa kỹ thuật tiến bộ vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
xây dựng hệ thống đổi mới (sáng tạo) của tỉnh, phát triển công nghệ cao và mới, cải tạo
các ngành nghề truyền thống. Hiện nay, ở Quảng Đông, thông tin công nghệ đã được phổ
biến rộng rãi, các doanh nghiệp đã có mối liên hệ tương đối chặt chẽ với các cơ quan
nghiên cứu và phát triển nên việc cung cấp thông tin đơn thuần không còn thích hợp nữa,
11


vì thế tỉnh Quảng Đông chuyển sang hỗ trợ phát triển sức sản xuất - một khái niệm rộng,
bao gồm cả ươm tạo công nghệ, đào tạo nhân lực, tư vấn quản lý, cung cấp công nghệ,
nghiên cứu phát triển chiến lược phát triển của doanh nghiệp, tổ chức thông tin công
nghệ.

Kinh nghiệm Đài Loan
Đài loan đã có những chính sách quảng bá sản phẩm công nghệ rất xuất sắc: Taiwan
Excellence )TWE) hình thành vào năm 1992 bởi Cục Ngoại Thương, Uỷ ban kinh tế đầu
tư đã thành lập Hội đồng thúc đẩy ngoại thương Đài Loan (TAITRA) để khuyến khích
các ngành công nghiệp Đài Loan nâng cấp chất lượng và đưa đổi mới vào sản phẩm. Việc
gắn mác TWE vào các sản phẩm chất lượng của Đài Loan rồi đem đi quảng bá một cách
hệ thống và tập trung là một chiến lược marketing rất tốt nhằm giới thiệu sản phẩm của
mình đến thị trường quốc tế. Bởi lẽ với nhiều doanh nghiệp, họ không thể tự mình độc
lập đưa sản phẩm đến các thị trường khác để quảng bá 1 cách manh mún, không hiệu

quả. Ngay từ khi còn là ý tưởng, thị trường tiềm năng của tổ chức này chính là thị trường
thế giới, sử dụng phương thức B2C (doanh nghiệp với khách hàng) và B2B (doanh
nghiệp với doanh nghiệp) làm kênh phân phối chính nhằm thúc đẩy hình ảnh thương hiệu
và uy tín chất lượng của hàng hóa, dịch vụ Đài Loan.
Hiện nay, giải thưởng TWE là giải thưởng danh giá nhất dành cho những sản phẩm Đài
Loan kết hợp được chất lượng cao và tính đột phá. TWE đại diện cho hình ảnh tân tiến và
kĩ thuật của Đài Loan, được trao cho các doanh nghiệp với sản phẩm của họ dựa trên các
tiêu chí: chất lượng, nghiên cứu và phát triển, thiết kế và tiếp thị.
Sự xuất sắc trong sản phẩm hàng hóa được thể hiện trong nhiều ngành công nghiệp mũi
nhọn của Đài Loan, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin với nhiều thương hiệu đã trở
nên rất nổi tiếng và được cả thế giới biết đến như HTC, Acer, Asus, MSI, BenQ, ADATA,
Transcend… hay dụng cụ thể thao và xe hơi, đột phá mới của công nghiệp Đài Loan, với
cái tên nổi bật nhất là Luxgen. Việc đảm bảo chất lượng, nâng cao uy tín và của thương
hiệu đã trở thành mục tiêu lớn nhất trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp Đài
12


Loan, bởi được đứng vào hàng ngũ TWE là cơ hội lớn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
của Đài Loan trong cuộc tấn công vào thị trường quốc tế.
Trong năm 2011, 35 thương hiệu ngành công nghệ thông tin Đài Loan đã phối hợp với
TAITRA tại các thị trường Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Trung Quốc. Năm 2012, 62
thương hiệu TWE sẽ phối hợp hoạt động cùng TAITRA tại các thị trường Indonesia, Ấn
Độ, Việt Nam và Trung Quốc. TWE sẽ tổ chức triển lãm công nghệ thông tin, điện tử,
viễn thông (VCW) diễn ra từ tháng 6 đến cuối năm 2012, với chuỗi sự kiện trải nghiệm
các sản phẩm hàng đầu Đài Loan được tổ chức tại các trung tâm thương mại lớn ở Hà
Nội và TP.HCM.
Đài Loan là ví dụ điển hình cho việc hội tụ các doanh nghiệp sản xuất hàng chất lượng
rồi đưa ra quảng bá một cách bài bản. Đây cũng là nhu cầu cấp thiết nhằm tạo uy tín và
chỗ đứng vững chắc cho hàng hóa chất lượng cao của sản phẩm nhập khẩu tại nước
ngoài, mà nhiều quốc gia trên thế giới phải học tập.


Kinh nghiệm Hàn Quốc
Hoạt động quảng bá các sản phẩm vừa và nhỏ có thể thông qua các sàn giao dịch công vệ
và các hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ.
Hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ ( CGCN) đã trở nên mạnh mẽ ở Hàn Quốc với
sự ra đời của Luật Xúc tiến CGCN vào năm 2000. Đạo luật này đã khuyến khích các
trường đại học và các viện nghiên cứu công cộng thành lập các văn phòng CGCN (TLO)
cùng với các tổ chức tương ứng của họ, đồng thời tập trung vào việc xúc tiến chuyển giao
và thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Trước khi có đạo luật này, Chính phủ Hàn Quốc
đã tập trung vào sự phát triển của tri thức công nghệ bằng cách tăng cường đầu tư cho
hoạt động R&D.
Hàn Quốc có nhiều tổ chức dịch vụ xúc tiến CGCN như trung tâm đổi mới công nghệ
vùng, công viên công nghệ, các doanh nghiệp nhân rộng kết quả nghiên cứu, các trung
tâm CGCN thuộc các trường đại học... Tiêu biểu phải kể đến là Trung tâm CGCN Hàn
13


Quốc (Korea Technology Transfer Center - KTTC) - một tổ chức xúc tiến CGCN hàng
đầu tại Hàn Quốc. KTTC được thành lập vào tháng 3.2000 dưới sự hỗ trợ của Bộ Thương
mại, Công nghiệp và Năng lượng (MOCIE) và các bộ liên quan. KTTC có nhiệm vụ tích
hợp thương mại và công nghệ với việc thúc đẩy cạnh tranh trong các lĩnh vực CGCN,
đánh giá và đầu tư. Qua đó, tạo ra một trung tâm về dòng chảy thông tin công nghệ qua
văn phòng CGCN (TLO)/khu vực mua sắm công nghệ (Regional Technology Trade
Centers - RTTCs) và ngân hàng công nghệ quốc gia. Ngoài ra, KTTC cũng tập trung cho
việc chuyển giao và thương mại hoá công nghệ bằng cách thúc đẩy cơ chế tài chính, bao
gồm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, phát triển kinh doanh và nghiên cứu, tập trung
vào các công ty trong giai đoạn khởi nghiệp.
Chiến lược tiếp cận của KTTC là sử dụng đa dạng hoá phương pháp CGCN và thương
mại hoá công nghệ từ chuyển giao quyền sử dụng, mua bán cổ phần công nghệ và trao
đổi học thuật, cơ sở dữ liệu nghiên cứu. KTTC nâng cấp hạ tầng công nghệ và cải thiện

khả năng cạnh tranh bằng cách thực hiện một cách có hệ thống và tích hợp chiến lược
toàn cầu hoá công nghệ trên cơ sở sử dụng thế mạnh của công ty, trường đại học và chính
phủ.
Các dịch vụ của KTTC bao gồm:
Dịch vụ xúc tiến CGCN: Để tìm kiếm đối tác, KTTC xem xét các công nghệ sẽ bán, ước
tính giá trị thương mại, khả năng tồn tại của thị trường, các xu hướng công nghiệp và xác
định tiềm năng, đối tác chuyển giao quyền sử dụng. KTTC hỗ trợ việc chào bán công
nghệ bằng việc tạo ra sự khác biệt với hệ thống đại diện pháp lý giỏi trong đàm phán và
thoả thuận nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau.
Dịch vụ đánh giá công nghệ: KTTC nghiên cứu tính khả thi của công nghệ trong giai
đoạn đầu thông qua phân tích về kinh tế, kỹ thuật, tiếp thị, thực hiện kinh doanh và đánh
giá công nghệ.
14


Dịch vụ hợp nhất và mua lại: KTTC thúc đẩy việc hợp nhất và mua lại công nghệ có sức
hấp dẫn trên cơ sở các công ty, phòng thí nghiệm mạo hiểm và dịch vụ toàn diện để tìm
một đối tác tốt cho việc ký kết hợp đồng. Cung cấp các chiến lược cơ cấu lại doanh
nghiệp (bao gồm việc mua, bán, tách, sáp nhập doanh nghiệp); cung cấp thông tin liên
quan đến chuyển dịch cơ cấu sở hữu (bao gồm cả truyền thông, kiến thức khoa học, máy
móc và nguyên liệu); cung cấp các dịch vụ như pháp luật, thuế, kế toán hoặc các dịch vụ
trọn gói.
Ngoài ra, KTTC đang nỗ lực xây dựng các mối quan hệ hợp tác quốc tế để phát triển và
mở rộng mạng lưới. Đồng thời, thực hiện đồng hóa và tiếp thu công nghệ từ nước ngoài
thông qua các kênh đào tạo tại nước ngoài, hợp tác quốc tế, hội thảo quốc tế; hợp tác với
các công ty, trường đại học nước ngoài; chia sẻ dữ liệu thông tin công nghệ với đối tác
nước ngoài.

Kết Luận
Từ kinh nghiệm các nước trong việc ứng dụng công nghệ vào quảng bá sản phẩm và

quản lý nguồn lực doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có thể rút ra
các bài học như sau :
Sự nhận dạng những nhu cầu công nghệ thiết yếu đối với từng doanh nghiệp công nghiệp
là một điều hoàn toàn không thể xem thường mà cần phải gắn chặt với chiến lược cạnh
tranh của doanh nghiệp. Để thực sự thoả mãn yêu cầu này thường cần đến những giải
pháp không phải có sẵn mà là những giải pháp công nghệ đặc biệt để tạo được sự khác
biệt trên thị trường cạnh tranh. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có
đủ khả năng đem lại một loạt những thay đổi có tính cơ bản. Họ rất khó tiếp cận được các
chương trình đào tạo từ bên ngoài và thiếu cán bộ để đảm nhiệm những công việc không
liên quan nhiều đến vấn đề sống còn trước mắt. Bởi vậy kinh nghiệm các nước đã đưa
ra một dự án hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ với nòng cốt là
15


nhóm quản lý doanh nghiệp được thành lập ở mỗi doanh nghiệp. Để thử nghiệm dự án,
họ đã tiến hành xem xét các ngành tiên tiến ở trong nước như gia công kim loại, hoá chất,
dược phẩm, công nghiệp phần mềm. Tiêu chuẩn lựa chọn dựa vào những tiêu chí như
chiến lược cạnh tranh tổng thể, những thách thức trong hoàn cảnh cạnh tranh, số lượng
những sáng chế và đổi mới công nghệ, phương pháp tổ chức, đời sống văn hoá, năng lực
quản lý và cuối cùng là sự tự nguyện chia sẻ nguồn lực để tham gia vào dự án.

Nhóm quản lý công nghệ được thành lập ở cấp ra quyết định cao nhất của doanh nghiệp
với mục đích tăng cường và củng cố sức cạnh tranh thông qua đổi mới công nghệ, đem
lại tăng năng suất chất lượng, tạo ra được những sản phẩm và quy trình mới và cải tiến cơ
cấu tổ chức. Nhóm Quản lý công nghệ đứng đầu là hai chuyên gia: chuyên gia quản lý
công nghệ và chuyên gia tin học. Cả hai chuyên gia này đều là những cán bộ chuyên
trách có nhiệm vụ liên hệ với các cán bộ có địa vị then chốt. Dự án được lập ra với thời
hạn một năm. Chi phí do mỗi bên chịu một nửa đối với những doanh nghiệp tham gia dự
án. Nhiệm vụ đặt ra cho dự án là phải hình thành được ít nhất là 5 đề án đổi mới công
nghệ. Bởi vậy các nhóm Quản lý công nghệ đã phải làm việc hết sức tích cực. Đó là một

đầu mối thuận lợi và là nguồn lực để tiến hành các hoạt động nhằm vào những biện pháp
cần thiết để tạo được sức cạnh tranh bền vững trên cơ sở đổi mới công nghệ. Nhờ lập ra
một nhóm như vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có những cán bộ giúp cân đối những
vấn đề sống còn trước mắt với tầm nhìn của tương lai. Trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ dự án, các cán bộ của Nhóm phải tạo và duy trì được những mối quan hệ cần thiết với
các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu-triển khai, các nhà cung cấp công nghệ, các
bạn hàng, các cơ quan cấp vốn. Nhờ quản lý chiến lược doanh nghiệp, Nhóm Quản lý
công nghệ phải nhận dạng được nhu cầu công nghệ thiết yếu để tạo được sức cạnh tranh
bền vững, lập được danh mục những công việc tương ứng cho những dự án đổi mới công
nghệ được đề xuất (nghiên cứu-triển khai, chuyển giao công nghệ ...). Trong khi thực
hiện những công việc nêu trên, Nhóm phải trả lời được đầy đủ các câu hỏi khác nhau
như:
16


• Nhu cầu công nghệ thiết yếu của doanh nghiệp. Đáp ứng nhu cầu công nghệ này như
thế nào và làm thế nào để sử dụng có hiệu quả.
• Biện pháp để tạo liên kết giữa công nghệ/sản phẩm và thị trường
• Tìm được các nhà cung cấp công nghệ thay thế và chuyển giao được công nghệ
• Cách thức tạo ra sức cạnh tranh, lợi nhuận và tăng trưởng trên cơ sở các công nghệ
hiện có và sẽ có
• Những nhân tố then chốt quyết định sự phát triển sản phẩm và dịch vụ mới và biện
pháp quản lý.
• Những chiến lược cạnh tranh mới được tạo ra từ những công nghệ mới được phát
triển.
• So sánh mức độ sử dụng công nghệ với những đối thủ cạnh tranh. Biện pháp giúp
Ban lãnh đạo xúc tiến hiệu quả đổi mới công nghệ.

Tóm lại, Nhóm Quản lý công nghệ có thể nhìn nhận như một biện pháp để chuẩn bị cho
việc đầu tư, điều phối công nghệ theo phương pháp hệ thống nhằm mục đích đưa vào quá

trình những chiến lược cạnh tranh cụ thể đã được xác định, nhận dạng nhu cầu và cơ hội
phát triển công nghệ, hình thành những dự án đổi mới công nghệ, thuyết minh, đàm phán
để được phê chuẩn và cấp vốn, quản lý những dự án đó để có được sự tham gia hữu hiệu
của các thành viên và đạt được hiệu quả các mục tiêu cụ thể, củng cố các liên minh chiến
lược với những nhà cung cấp, bạn hàng, các trường đại học ... Bởi vậy, thông qua Nhóm
Quản lý công nghệ có khả năng khai phá con đường dẫn đến liên minh với những tổ chức
khác và nối lại mối quan hệ hợp tác nghiên cứu giữa trường đại học và lĩnh vực công
nghiệp.

17



×