Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Đồ án thiết kế và phát triển 2d platformer game với phong cách metroid vania

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.66 MB, 51 trang )


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ PLATFORMER GAME

5

1.1. Khái niệm Platformer game

5

1.2. Một số game tiêu biểu

5

1.3. Một số phong cách thiết kế

7

1.3.1. Tuyến tính

7

1.3.2. Phi tuyến tính

7

1.3.3. Metroidvania

8

Phân rã: Metroid và Castlevania



8

CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ THIẾT KẾ GAME

10

2.1. Khái niệm Thiết kế game (Game Design)

10

2.2. Mechanics-Dynamics-Aesthetics (MDA) Framework

10

2.2.1. Game Mechanics

10

2.2.2. Game Dynamics

11

2.2.3. Game Aesthetics

11

CHƯƠNG 3. MÔ TẢ THIẾT KẾ SẢN PHẨM GAME
3.1. Tổng quan


11
11

3.1.1. Tên game: Cecilius

11

3.1.2. Bối cảnh

11

3.1.3. Tóm tắt cốt truyện

12

3.2. Các đối tượng và tương tác chính trong game

12

3.2.1. Nhân vật chính

12

3.3. Phong cách đồ họa

14

3.4. Gameflow chính

16


3.5. Mockup các màn hình giao diện

17
1


3.5.1. Splash screen

17

3.5.2. Main menu

18

3.6. Mechanics, Dynamics và Aesthetics

19

3.6.1. Mechanics

19

3.6.2. Dynamics

21

3.6.3. Aesthetics

23


CHƯƠNG 4. HIỆN THỰC HĨA

26

4.1. Quy trình làm việc

26

4.2. Các công cụ hỗ trợ

27

4.2.1. Quản lý: Notion

27

4.2.2. Quản lý source code: Git

29

4.2.3. Trao đổi: Messenger

29

4.3. Kiến trúc hệ thống và cơng nghệ
4.3.1. Mơ hình Model-View-Controller

30
30


4.3.1.1. Ngun thể của mơ hình MVC

30

4.3.1.2. Biến thể của MVC – Passive View MVC

31

4.3.2. Service Locator

32

4.3.3. Unity Game Engine

33

4.3.3.1. Giới thiệu Unity Game Engine

33

4.3.3.2. Mơ hình Component-based trong Unity

36

4.3.3.3. Kết hợp MVC vào Unity

37

4.3.4. Tổ chức hệ thống cho game


39

4.4. Kế hoạch triển khai dự tính

40

4.5. Kết quả thu được

42

4.5.1. Màn hình Menu

42
2


4.5.2. Màn hình cốt truyện

43

4.5.3. Màn hình gameplay

44

Thay đổi địa hình, thu phóng camera

44

Giải đố: mê cung (puzzle 1)


44

Giải đố: công tắc (puzzle 2)

46

Hố đen: thay đổi trọng lực

47

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN
5.1. Đánh giá sản phẩm

48
48

5.1.1. Ưu điểm

48

5.1.2. Hạn chế

48

5.2. Hướng phát triển

48

5.2.1. Đồ án 2


48

5.2.2. Tương lai

49

NGUỒN THAM KHẢO

49

3


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Game Super Mario Bros. 3

7

Hình 1.2. Game Castlevania: Symphony of the Night

8

Hình 1.3. Minh họa cơ chế locks and keys của game Hollow Knight

10

Hình 3.1. Bản phác thảo trạng thái đứng yên (idle)

14


Hình 3.2. Bản phối màu trạng thái đứng yên (idle)

16

Hình 3.3. Bản artwork của nhân vật chính

16

Hình 3.4 .Một phối cảnh vector cho gameplay

17

Hình 3.5.Một artwork theo phong cách digital

17

Hình 3.6. Gameflow cơ bản

18

Hình 3.7. Mockup: màn hình chờ Menu

19

Hình 3.8. Mockup: màn hình Menu

20

Hình 3.9. Minh họa thử thách giải đố


22

Hình 3.10. Minh họa thử thách hố đen

22

Hình 3.11. Sơ đồ trạng thái cho diễn hoạt của nhân vật chính

23

Hình 3.12. Tạo aesthetics từ yếu tố đồ họa cho gameplay

26

Hình 4.1. Quy trình làm việc của nhóm

28

Hình 4.2. Tổ chức workspace Notion

29

Hình 4.3. Khu vực lưu trữ assets trên Notion

30

Hình 4.4. Game Super Mario Bros. 3

30


Hình 4.5. Khu vực Task List

31

Hình 4.6. Mơ hình Supervising MVC

33

Hình 4.7. Mơ hình Passive View MVC

34

Hình 4.8. Service Locator Pattern

35

Hình 4.9. Giao diện của Unity

36

Hình 4.10. Asset Store được tích hợp trực tiếp bên trong engine

37

Hình 4.11. Giao diện quản lý projects của Unity Hub

38

Hình 4.12. Giao diện thể hiện các component của một game object


39

Hình 4.13. Minh họa mơ hình AMVC

40
4


Hình 4.14. Sơ đồ lớp thể hiện mơ hình AMVC

40

Hình 4.15. Cấu trúc đối tượng trong Unity

41

Hình 4.16. Màn hình chờ Menu

44

Hình 4.17. Màn hình hiển thị Menu

45

Hình 4.18. Một khung hình trong đoạn cutscene đầu game

45

Hình 4.19. Gameplay: thay đổi địa hình


46

Hình 4.20. Gameplay: tương tác với giải đố mê cung

47

Hình 4.21. Gameplay: màn hình giải đố

47

Hình 4.22. Gameplay: mở đường sau khi giải đố mê cung

47

Hình 4.23. Gameplay: giải đố cơng tắc

48

Hình 4.24. Gameplay: mở đường sau khi giải đố cơng tắc

48

Hình 4.25. Gameplay: hố đen hút nhân vật chính

49

Hình 4.26. Gameplay: vượt qua vực thẳm dài với một dãy hố đen

49


5


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ PLATFORMER GAME
1.1. Khái niệm Platformer game
Từ lâu, khái niệm game nhập vai hay Role-Playing Game (RPG) đã khơng cịn xa lạ đối
với nhiều người. RPG đồng thời cũng đại diện cho rất nhiều dòng game nhỏ bên trong nó,
chính vì thế RPG đóng vai trị là một yếu tố trong một game hơn là một thể loại cụ thể.
Platformer game chính là một trong số rất nhiều nhánh của RPG và game hành động và
có một số quy luật chính như:
● Nhập vai vào nhân vật chính, có cốt truyện, bối cảnh xảy ra
● Thế giới của platformer game thường chịu ảnh hưởng của các định luật vật lý như:
trọng lực, va chạm cơ, … chứ khơng đơn thuần như các game ở dạng top-down
(góc nhìn từ trên xuống).
● Nhân vật chính thường có các kỹ năng nhảy, di chuyển, chạy, … mô phỏng lại các
thao tác như đời thực. Dùng các chuyển động đó để vượt qua các địa hình
(platform) khác nhau.

1.2. Một số game tiêu biểu
Nói đến platformer game từ xưa nay thì không thể không kể đến một số game kinh điển
như Super Mario Bros. quen thuộc hay Castlevania. Thậm chí một số platformer game
cịn đóng vai trị đặt nền móng cho các thể loại con sau này.
Với Mario, người chơi có thể thấy rõ yếu tố vật lý được đặt vào rất nhiều. Việc chuyển
động của Mario còn trở nên phong phú hơn khi có yếu tố gia tốc. Ngồi các hành động đi
và chạy thì Mario cịn có cả trường hợp quay đầu sang hướng ngược lại khi đang chạy
(skid). Với hành động nhảy thì Mario cịn có thể điều khiển độ cao của cú nhảy. Về yếu
tố nhập vai thì có cả một câu chuyện phía sau mà ai cũng biết và người chơi sẽ nhập vai
vào Mario để vượt qua các địa hình hiểm trở (platform).


6


Hình 1.1. Game Super Mario Bros. 3
Một game tiêu biểu khác đó là Castlevania cũng thuộc dịng platformer game. Tuy
chuyển động đơn giản hơn Mario nhưng phần thiết kế map của chuỗi game Castlevania
này đã để lại dấu ấn lịch sử trong ngành game và sinh ra một dòng game mới gọi là
Metroidvania khi kết hợp với các cơ chế của một platformer game khác tên là Super
Metroid X:
● Super Metroid X mang đến cơ chế locks and keys
● Castlevania mang đến phong cách thiết kế map interconnection
Cơ chế locks and keys và phong cách thiết kế map interconnection sẽ được trình bày ở
phần sau.

7


Hình 1.2. Game Castlevania: Symphony of the Night

1.3. Một số phong cách thiết kế
Có rất nhiều phong cách thiết kế một game thuộc thể loại platformer. Phạm vi bài báo cáo
này sẽ trình bày một vài phong cách thiết kế phổ biến đã tìm hiểu.

1.3.1. Tuyến tính
Một trong những cách thiết kế cổ điển nhất trong thiết kế game với cốt truyện có diễn
biến trên một đường thẳng có trình tự. Người chơi được đưa vào một cốt truyện chính và
chơi để cốt truyện diễn biến theo đúng trình tự ban đầu được nhà phát triển đưa ra. Một ví
dụ là game Mario có cốt truyện đơn giản là Mario đi giải cứu công chúa Toadstool và
phải vượt qua các thử thách trên đường đi. Điều đặc biệt ở các phiên bản Mario trước đây
nằm ở việc thiết kế map luôn để Mario đi từ trái sang phải để qua màn. Điều này càng thể

hiện rõ tính chất tuyến tính trong thiết kế.

1.3.2. Phi tuyến tính
Khác với cách thiết kế tuyến tính, ở thiết kế phi tuyến tính cốt truyện hay gameplay
thường sẽ được rẽ nhánh chứ không ép người chơi vào một đường thẳng nhất định. Chính
vì thế cũng tạo ra sự phong phú về mặt trải nghiệm, đồng thời cũng khó để triển khai hơn.

8


1.3.3. Metroidvania
Metroidvania là một nhánh (sub-genre) thuộc dòng game phiêu lưu hành động 2D (2D
action adventure), tập trung vào sự phi tuyến tính và khả năng khám phá theo cơ chế kỹ
năng-chìa khố.
Sở dĩ Metroidvania được gọi là một nhánh (sub-genre) vì bản thân cái tên chính là danh
từ ghép của 2 thể loại game khác là: Metroid và Castlevania. Metroid và Castlevania bản
chất lại là 2 games thuộc thể loại action adventure. Tuy nhiên, do có lối thiết kế quá đặc
trưng và ấn tượng nên nó đã được thừa nhận là 2 dòng game và được học tập.
Phân rã: Metroid và Castlevania
Metroid hay với tên đầy đủ của game làm nên dòng Metroid là: Super Metroid. Yếu tố
cốt lõi trong cách thiết kế của dịng Metroid chính là cơ chế (mechanic) locks and keys và
map được thiết kế cũng để phục vụ cho cơ chế đó.
Cơ chế locks and keys gồm các yếu tố chính sau:
● Map trong Metroid 1994 tiết lộ trước cho người chơi một số lối đi nhưng bị chặn
lại bằng một cách nào đó (chướng ngại vật, vị trí q cao khơng nhảy tới được,
khố cửa, ...). Đây gọi là cửa.
● Khi người chơi ở thời điểm hiện tại tìm mọi cách nhưng khơng thể nào qua được
cửa, họ sẽ ngộ ra rằng họ đang thiếu đi thứ gì đó như: kỹ năng, vật phẩm, ...
Những thứ này gọi là chìa khố.
Ví dụ, trong game Hollow Knight, sẽ có một số chỗ người chơi dù có cố gắng nhảy theo

cách nào cũng khơng thể chạm được bậc khoanh đỏ trong hình dưới:

9


Hình 1.3. Minh họa cơ chế locks and keys của game Hollow Knight
Còn Castlevania hay với tên đầy đủ của game đã làm nên dòng Castlevania là
Castlevania: Symphony of the Night (là một bản nổi bật trong series Castlevania thời
đó đã đánh dấu sự ra đời của dòng game Castlevania bởi lối thiết kế đặc trưng).
Hệ thống map của Castlevania: Symphony of the Night (từ giờ gọi tắt là Castlevania)
gồm các đặc điểm:
● Một mạng lưới các khu vực được liên thông với nhau (được gọi bằng thuật ngữ
Interconnected)
● Hệ thống map khép kín
● Mỗi khu vực được thiết kế sao cho nó liên thơng với ít nhất 2 khu vực liền kề
● Có một khu vực trung tâm: ngã rẽ chung cho phép người chơi từ đây có thể rẽ
sang nhiều khu vực khác
Hệ thống map với các đặc điểm như trên đảm bảo được tính chất phi tuyến tính trong
trải nghiệm khám phá map của người chơi.

10


Ngồi ra, Castlevania cịn có thêm cơ chế phụ là Teleport. Cơ chế này cho phép người
chơi dịch chuyển nhanh đến một khu vực đã khám phá mà không cần phải lần lại đường
đi (tránh mất thời gian vơ ích cũng như làm mất hứng thú trải nghiệm cái mới).

CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ THIẾT KẾ GAME
2.1. Khái niệm Thiết kế game (Game Design)
Thiết kế game là công việc tạo ra các ý tưởng game và đặt ra các luật lệ cho chúng. Một

người thiết kế game cần thực hiện các công việc như:
● Đưa ra các cơ chế hoạt động của các đối tượng trong game và mô tả chúng sẽ hoạt
động như thế nào
● Đưa ra các giải pháp giải quyết cho từng trường hợp xảy ra trong game
● Làm việc trực tiếp với họa sĩ (game artist) và lập trình viên (game developer) để
đảm bảo việc hiện thực hóa sản phẩm đúng với bản thiết kế
● Cân bằng các yếu tố trong game: cốt truyện, độ khó, hệ kinh tế, …
Tóm lại, việc thiết kế game đóng vai trị đầu tàu trong một sản phẩm game. Chính vì thế,
người thiết kế game cần phải biết được những khái niệm cơ bản trong việc điều khiển tâm
lý người chơi. Đó là 3 khái niệm:
● Game mechanics
● Game dynamics
● Game aesthetics

2.2. Mechanics-Dynamics-Aesthetics (MDA) Framework
Trong thiết kế game, MDA là một cơng cụ hữu dụng dùng để phân tích ý tưởng game. Nó
mơ hình hóa ý tưởng game thành ba thành phần là: mechanics, dynamics và aesthetics.

2.2.1. Game Mechanics
Game mechanics là những thành phần cơ bản của game như: luật chơi, các đối tượng
trong game có tính chất như thế nào, các thuật toán/giải pháp cho các vấn đề phát sinh ra
khi mở rộng ý tưởng sơ khai.

11


2.2.2. Game Dynamics
Game dynamics là cách mà các mechanics sẽ hoạt động khi chơi game như: di chuyển
như thế nào, theo đường thẳng hay cong, với vận tốc bao nhiêu, diễn hoạt cho các trường
hợp đó ra sao.


2.2.3. Game Aesthetics
Game aesthetics là cảm nhận mà game mang lại cho người chơi. Có nhiều dạng
aesthetics, điển hình như:
● Giác quan (sensation): âm thanh và hình ảnh
● Tưởng tượng (fantasy): một thế giới hiện ra trong đầu người chơi
● Dẫn dắt (narrative): câu chuyện dẫn người chơi đi
● Thử thách (challenge): tạo sự thúc đẩy người chơi muốn vượt qua
● Khám phá (discovery): thúc đẩy người chơi khám phá map

CHƯƠNG 3. MÔ TẢ THIẾT KẾ SẢN PHẨM GAME
3.1. Tổng quan
3.1.1. Tên game: Cecilius
Tên game được chọn là Cecilius đồng thời cũng là tên của nhân vật chính trong cốt
truyện của game. Là một tên được trích xuất từ tiếng Latin với ý nghĩa là Blind (tức là
“hồn tồn khơng thấy”), nó phản ánh được phần nào tổng quan cốt truyện của game và
số phận nhân vật chính (sẽ trình bày ở phần tóm tắt cốt truyện).

3.1.2. Bối cảnh
Bối cảnh của game là một thế giới bí ẩn, mơ hồ khơng tn theo các quy luật tự nhiên của
đời thực: bên trong tiềm thức của nhân vật chính. Tất cả các cảnh vật trong thế giới này
và tông màu của chúng dùng để thể hiện nội tâm của nhân vật chính: 6 cảm xúc cơ bản
của con người:
● Màu đỏ trong nền sa mạc: tức giận (anger) và sợ hãi (fear)
● Màu xanh dương trong nền nước và hang động tối: u buồn (sadness) và chán ghét
(disgust)
12


● Màu xanh lá và vàng trong nền một đền thờ ở trên mây: hân hoan (happiness) và

ngạc nhiên (surprise)

3.1.3. Tóm tắt cốt truyện
Nội dung game diễn tả hành trình tìm lại cảm xúc của nhân vật chính. Nhân vật chính
tỉnh dậy vơ tri vơ giác, khơng ký ức, khơng cảm xúc. Nhân vật chính thật ra mắc phải
BPD (rối loạn nhân cách ranh giới) - là bệnh rối loạn tâm thần đặc trưng bởi tâm trạng,
suy nghĩ và hành vi khơng ổn định. Tình trạng này ảnh hưởng đến cách nhân vật chính
nhìn nhận bản thân, người khác và các tình huống trong cuộc sống. Sau khi chịu quá
nhiều đả kích, khủng hoảng tâm lý, nhân vật chính đã quên mất hết ký ức, mất hết những
cảm xúc chồng chất ngày trước chịu đựng. Khiến thế giới của nhân vật chính trống rỗng,
xám xịt, nhân vật chính khơng biết đi về đâu. Trong lúc vơ định, nhân vật chính dần dần
tìm lại được cảm xúc ngày trước của mình, những mâu thuẫn xung đột giữa cảm xúc tiêu
cực và tích cực khiến nhân vật chính dần tìm lại được những mảnh ký ức đã mất và dung
hồ nó tốt hơn để vượt qua BPD.

3.2. Các đối tượng và tương tác chính trong game
3.2.1. Nhân vật chính
Tên: Cecilius
Đặc điểm:
● Khơng thể thật sự cảm nhận được cảm xúc
● Luôn nhắm mắt (khi đi trong thế giới nội tâm)
Mục đích:
● Tìm lại những cảm xúc thật sự
● Lấp đầy thế giới nội tâm
Tạo hình nhân vật:
● Mặc áo chồng kín phủ từ cổ đến chân không để lộ 2 cánh tay
● Tóc ngắn, mắt ln nhắm
Bản phác thảo:

13



Hình 3.1. Bản phác thảo trạng thái đứng yên (idle)
Bản phối màu:

Hình 3.2. Bản phối màu trạng thái đứng yên (idle)
Artwork: được dùng để giới thiệu cốt truyện game

14


Hình 3.3. Bản artwork của nhân vật chính
Bản artwork thể hiện chân dung nhân vật chính cuối đầu nhắm mắt với 2 tay nâng một
vật sáng hình trái tim. Trái tim này chỉ là một khung sáng mà không được lấp đầy thể
hiện sự trống rỗng của nhân vật chính cùng với giọt nước mắt bên má phải rơi trong vô
thức để nhấn mạnh sự mất mát của nội tâm nhân vật.

3.3. Phong cách đồ họa
Phong cách đồ họa được chọn là 2 phong cách vector và digital art trong đó:
● Vector: dùng để phối cảnh cho các cảnh gameplay và diễn hoạt (animation)

15


Hình 3.4. Một phối cảnh vector cho gameplay
● Digital art: với phong cách vẽ màu nước dùng để vẽ các artwork cho các đoạn
cutscene của cốt truyện

Hình 3.5. Một artwork theo phong cách digital


16


3.4. Gameflow chính

Hình 3.6. Gameflow cơ bản

17


3.5. Mockup các màn hình giao diện
3.5.1. Splash screen

Hình 3.7. Mockup: màn hình chờ Menu
Xử lý:
STT

Tên xử lý

Mơ tả

1

Hiển thị tên game

Hiện tên game phía trước mọi thứ trên màn hình

2

Nhận phím


Chuyển sang màn hình Menu khi người chơi nhấn
phím bất kỳ

18


3.5.2. Main menu

Hình 3.8. Mockup: màn hình Menu
Xử lý:
STT
1

Tên xử lý
Hiển thị lựa chọn

Mô tả
Hiển thị lựa chọn hiện tại của người chơi. Người
chơi di chuyển lựa chọn bằng cách nhấn phím mũi
tên lên và xuống, chọn bằng cách nhấn Enter.

2

Bắt đầu game

Chuyển sang màn hình Cốt truyện

3


Credits

Hiển thị thơng tin credits

4

Thoát

Thoát game

19


3.6. Mechanics, Dynamics và Aesthetics
3.6.1. Mechanics
Cơ chế chính:
● Người chơi điều khiển nhân vật vượt qua các thử thách và câu đố
● Khơng có việc chết, các yếu tố giao tranh hay đánh nhau. Người chơi giải đố hoặc
vượt địa hình để được mở đường đi tiếp. Mặt khác, nhân vật một là sẽ ở lại giải
đố, hai là sẽ vượt qua và khơng có cơ chế chết hay hết mạng.
● Điều kiện thắng: vượt qua các thử thách
● Điều kiện thua: khơng có
Các dạng thử thách:
Loại

Mơ tả

Địa hình 1

Gồm các địa hình theo dạng chướng ngại vật trên mặt đất.

Yêu cầu người chơi sử dụng chủ yếu kỹ năng nhảy để
vượt qua.

Địa hình 2

Gồm các địa hình theo dạng tường và các khối lơ lửng trên
cao. Yêu cầu người chơi sử dụng tốt kỹ năng nhảy và leo
tường để vượt qua.

Puzzle 1

Người chơi sẽ tương tác với một pop-up gồm có một mê
cung, một đối tượng và một đích đến. Người chơi điều
khiển đối tượng đó đến đích.

20


Hình 3.9. Minh họa thử thách giải đố
Trọng lực

Có các hố đen tròn. Các hố đen này sẽ hút nhân vật chính,
thay đổi trọng lực và cho phép di chuyển trên đó.

Hình 3.10. Minh họa thử thách hố đen
Puzzle 2

Hình thức giải đố thứ hai, người chơi phải đi tìm những
chiếc hộp, thả lên các nút được đặt ở nền đất. Tất cả các
21



nút phải được nhấn thì đường đi tiếp mới được mở.

Các thử thách này có thể được kết hợp với nhau để tạo ra nhiều kiểu thử thách khác.

3.6.2. Dynamics
Dynamics cho nhân vật chính:
Nhân vật chính được di chuyển dựa vào các phím di chuyển (mặc định là 2 nút mũi tên
trái/phải hoặc A/D). Sử dụng phím nhảy (mặc định là Space hoặc X) để nhảy.
Cách thức cơ chế nhảy hoạt động sẽ có một số điểm như sau:
● Người chơi ấn phím và bng: nhảy ở mức thấp nhất
● Người chơi ấn phím và giữ: càng giữ lâu, càng nhảy cao cho đến khi đạt được độ
cao tối đa sẽ tự rơi và khơng nhận phím nhảy nữa
Về mặt diễn hoạt (animation), nhân vật sẽ có 4 trạng diễn hoạt cho các hành vi của mình
và được cho trong sơ đồ trạng thái sau:

Hình 3.11. Sơ đồ trạng thái cho diễn hoạt của nhân vật chính
Diễn hoạt chuyển động của nhân vật chính bao gồm 4 trạng thái:
● Idle: đứng yên
● Walking: đi trên đất
● Jump: nhảy lên
22


● Fall: rơi từ chỗ cao hơn xuống
Với các điều kiện chuyển trạng thái sau:
1. Idle - Walking:
○ Idle → Walking: vận tốc phương ngang khác 0 và đang chạm nền đất
○ Walking → Idle: vận tốc phương ngang bằng 0 và đang chạm nền đất

2. Walking - Fall:
○ Walking → Fall: vận tốc phương ngang khác 0, vận tốc phương dọc cùng
hướng với trọng lực và không chạm nền đất
○ Fall → Walking: vận tốc phương ngang khác 0 và đang chạm nền đất
3. Jump - Fall:
○ Jump → Fall: vận tốc phương dọc cùng hướng với trọng lực và không
chạm nền đất
○ Fall → Jump: vận tốc phương dọc trái hướng với trọng lực và không chạm
nền đất
4. Idle - Jump:
○ Idle → Jump: vận tốc phương dọc trái hướng với trọng lực và đang chạm
nền đất
○ Jump → Idle: vận tốc phương dọc bằng 0 và đang chạm nền đất
5. Walking - Jump:
○ Walking → Jump: đang di chuyển và vận tốc phương dọc trái hướng với
trọng lực và đang chạm nền đất
○ Jump → Walking: đang di chuyển và vận tốc phương dọc bằng 0 và không
chạm nền đất
6. Idle - Fall:
○ Idle → Fall: vận tốc phương dọc cùng hướng với trọng lực và không chạm
nền đất
○ Fall → Idle: vận tốc phương ngang bằng 0 và đang chạm nền đất
Dynamics cho các thử thách:
23


Loại

Mơ tả


Địa hình 1

Khơng có dynamics

Địa hình 2

Các khối lơ lửng (platform) có thể biến mất khi chạm vào
nhân vật đứng lên, sau đó hồi phục

Puzzle 1

Điều khiển chất điểm màu cam đến đích trong mê cung
bằng các phím mũi tên.
Chất điểm chỉ di chuyển thẳng về trước cho một lần bấm
nút (không dừng lại) cho đến khi chạm tường.

Trọng lực

Nhân vật chính được phép di chuyển vịng quanh hố đen.
Nhảy để thoát khỏi trọng lực của hố đen.

Puzzle 2

Người chơi dùng phím tương tác để nhặt hộp/thả hộp vào
vị trí của các nút cơng tắc để mở đường đi.

3.6.3. Aesthetics
Về Aesthetics, game chủ yếu sẽ xoáy mạnh vào các khía cạnh sau: giác quan (sensation),
tưởng tượng (fantasy), dẫn truyện (narrative).
Mặt giác quan (sensation)

Vể mặt giác quan, các hiệu ứng phần nghe và phần nhìn cần được chú trọng đầu tư kỹ
càng từ đồ họa, cách phối hợp màu sắc, ý nghĩa các chi tiết cho đến âm nhạc và hiệu ứng
âm thanh.
Giả sử ở Zone A, nhân vật đi tìm lại hai cảm xúc là: Giận dữ (anger) và sợ hãi (fear). Tạo
hình của Zone A được phối theo tông màu đỏ với nhiều sắc độ khác nhau, theo quy tắc
phối màu đơn sắc (monochromatic), và điểm thêm màu vàng trắng để gây thu hút ánh
nhìn của người chơi.

24


×