Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Xây dựng hệ thống hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.76 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
KHOA CƠNG NGHỆ PHẦN MỀM

TRẦN MINH TIẾN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ VÀ THÚC ĐẨY SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
Building a Supporting and Promotion System for The Growth
of The Business

KỸ SƯ NGÀNH KỸ THUẬT PHẦN MỀM

TP. HỒ CHÍ MINH, 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM

TRẦN MINH TIẾN - 14520948

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ VÀ THÚC ĐẨY SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
Building a Supporting and Promotion System for The Growth


of The Business

KỸ SƯ NGÀNH KỸ THUẬT PHẦN MỀM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
THS. TRẦN ANH DŨNG

TP. HỒ CHÍ MINH, 2021


THƠNG TIN HỘI ĐỒNG CHẤM KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp, thành lập theo Quyết định số 79 /QĐĐHCNTT ngày 01 tháng 02 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ
Thông tin.


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Anh Dũng đã tận tình hướng dẫn
em trong suốt khoảng thời gian hồn thành khóa luận.
Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô đã từng dạy dỗ, giúp đỡ nhiệt tình em trong
quá trình học ở trường, nhờ thế mà em đã tích lũy rất nhiều kiến thức bổ ích.
Khoảng thời gian làm khóa luận, em học được nhiều thứ mới mẻ và thú vị hơn,
tuy nhiên khơng thể tránh cịn nhiều thiếu sót về mặt kiến thức cũng như kĩ năng,
kính mong thầy cơ niệm tình lượng thứ.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2021
Trần Minh Tiến


MỤC LỤC



DANH MỤC HÌNH ẢNH


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

THUẬT NGỮ

BIP

Business Innovation Platform

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CNTT

Công nghệ thông tin

CNPM

Công nghệ phần mềm

KT-XH


Kinh tế xã hội

FAQ’s

Frequently Asked Questions (Các câu hỏi thường gặp)

BMI

BIP Maturity Index


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Xây Dựng Hệ Thống Hỗ Trợ Và Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Doanh
Nghiệp” là giải pháp hỗ trợ đổi mới kinh doanh. Giúp cho sự bền vững nội bộ và
phát triển của doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình chung của
mình; giúp doanh nghiệp có được nhiều sáng kiến, hướng giải quyết, giải pháp hơn
trong quá trình xây dựng, tồn tại và pháp triển; giúp thay đổi tư duy, nhìn nhận và
tận dụng được nguồn tài nguyên tri thức nhân lực vốn có.
Bằng việc sử dụng các cơng nghệ web tiên tiến hiện có và các giải pháp, sáng kiến
của mình, em đã hoàn thành được nền tảng đổi mới kinh doanh theo mơ hình multi
tenancy để hướng tới cách doanh nghiệp, tổ chức.

9


MỞ ĐẦU
Công nghệ phần mềm ứng dụng cho đời sống đang phát triển mạnh trong những
năm gần đây. Ngoài lợi ích về kinh tế, CNPM còn mang lại tiện ích về thời gian,
công sức lao động, là công cụ hỗ trợ tuyệt vời trong bối cảnh cơng nghiệp hóa,

hiện đại hóa.
Nhận được lợi ích lớn nhất là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Có thể thấy
hầu hết các doanh nghiệp đã và đang số hóa, trang bị CNTT nói chung và
CNPM nói riêng vào lao động, sản xuất, quản lý và kiểm soát hoạt động kinh
doanh. Bên cạnh ưu thế chạy theo công nghệ mới trong sản xuất phần mềm, ứng
dụng, chúng ta cịn có được những tư duy mới, giải pháp mới được hình thành
dựa trên sự trải nghiệm, sáng tạo, dựa trên nền tảng CNTT đã và đang áp dụng
cho các doanh nghiệp và tầm nhìn tương lai.
Do đó, ở khía cạnh quản lý, sáng kiến, tư duy, đổi mới trong doanh nghiệp em
muốn ứng dụng CNTT, CNPM vào việc tạo ra hệ thống giúp hỗ trợ đổi mới kinh
doanh. Mà bản chất trong đó là đổi mới về quan niệm, tư duy trong quản lý, tận
dụng được nguồn tài nguyên tri thức đa dạng của tổ chức để có được cái nhìn
tổng quan, sáng kiến, giải pháp và tầm nhìn tương lai.
Như vậy, đề xuất “Xây Dựng Hệ Thống Hỗ Trợ Và Thúc Đẩy Sự Phát Triển
Của Doanh Nghiệp” được đặt ra.

10


Cấu trúc của báo cáo bao gồm:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 2: CÁC KHÁI NIỆM VÀ CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ, KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

11


Chương 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Khảo sát, phân tích thực trạng

Hiện nay, về mặt thu thập dữ liệu có các quy trình là:
• Thu thập dữ liệu bằng giấy, sau đó nhập dữ liệu vào file excel hoặc phần mềm
chuyên dụng. Cách làm này gây tốn thời gian, công sức của người thu thập dữ
liệu và dễ sảy ra rủi ro do sử dụng giấy để lưu trữ thông tin trong quá trình thu
thập. Đồng thời cách làm này khó có thể có cái nhìn tổng quan bằng sơ đồ hay
hình ảnh, gây bất lợi trong việc cung cấp thơng tin và tiếp nhận thơng tin.
• Sử dụng các hệ thống, ứng dụng hỗ trợ thu thập dữ liệu, áp dụng riêng cho
từng chủ đề. Cách làm này không nhất quán, chỉ áp dụng cho từng chủ đề đơn
lẻ, khó tổng hợp, khơng thể nhắc nhở người trả lời, khơng thể phân tích và đưa
ra cái nhìn tổng quan cho người đặt câu hỏi từ các câu trả lời.
Về mặt tiếp nhận dữ liệu, đưa ra sáng kiến và quy trình xử lý:
• Các ứng dụng hiện có như Google form đó chỉ giúp thu thập dữ liệu, chứ
khơng có được các câu hỏi gợi ý có sẵn cho lĩnh vực quản lý doanh nghiệp.
Không thể tổng hợp, tiếp nhận được các sáng kiến đơn lẻ mà không thông qua
khảo sát.
• Khơng thể phân tích các câu trả lời và cái nhìn tổng quan dưới dạng đồ thị,
hình ảnh sau khi tiếp nhận.
• Khơng thể kiểm sốt các quy trình ra sáng kiến và thực hiện sáng kiến.
• Khơng thể thiết lập các cài đặt riêng biệt cho doanh nghiệp.
1.2. Lý do chọn đề tài
Vì thực trạng nêu trên, hiện nay các ứng dụng, hệ thống có sẵn với chức năng thu
thập dữ liệu cũng chưa thể quản lý trọn vẹn được quy trình khai thác dữ liệu, nhắc
nhở, phân tích, thực hiện nguồn ý kiến, sáng kiến đa dạng từ các thành viên trong
doanh nghiệp. Chưa thể cho doanh nghiệp sự tiện dụng và toàn diện trong việc thu
thập dữ liệu và quản lý quy trình thực hiện sáng kiến, quy trình giải quyết vấn đề.

12


Từ đó chưa thể đổi mới cách nhìn, cách quản lý nội bộ, cách giải quyết vấn đề trong

doanh nghiệp.
Vì vậy, đề tài “Xây Dựng Hệ Thống Hỗ Trợ Và Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của
Doanh Nghiệp” được triển khai thực hiện.
1.3. Mục tiêu đề tài
1.3.1.

Mục tiêu tổng quát

Xây dựng được nền tảng hỗ trợ đổi mới kinh doanh trong quản lý nội bộ và giải
quyết vấn đề bằng phương pháp mới, cách nhìn mới.
Xây dựng được hệ thống ứng dụng web với mơ hình thương mại điện tử B2B và
kiến trúc Multi-tenancy, phục vụ cho doanh nghiệp, tổ chức, đồn thể.
Doanh nghiệp sẻ có được nguồn dữ liệu về các ý kiến, sáng kiến, giải pháp, đóng
góp qua các thế hệ nhân viên của họ.
Doanh nghiệp có được ơng cụ đắc lực để tìm ra các vấn đề đang gặp phải và cách
giải quyết vấn đề. Dễ dàng có được cái nhìn tổng quan về nội bộ và dễ dàng có
được phương pháp giải quyết các vấn đề gặp phải.
Thay đổi được quan niệm, cách nhìn của ban quản lý doanh nghiệp về phương
pháp giải quyết vấn đề, về tình hình thực tế trong nội bộ doanh nghiệp so với phỏng
đốn hay cách nhìn riêng biệt của họ, về cái nhìn vào tồn thể nhân viên và cấp
dưới của họ, về việc tận dụng nguồn lực trí tuệ sẵn có.
Có được quy trình tiếp nhận và thực hiện đề xuất để giải quyết vấn đề.
Triển khai thử nghiệm đề tài với dữ liệu thực tế.
Tìm hiểu và áp dụng các công nghệ phục vụ việc xây dựng hệ thống BIP hoàn
chỉnh.

13


1.3.2.


Mục tiêu cụ thể

1.3.2.1.

Về mặt công nghệ

Tạo ra hệ thống BIP có giao diện thân thiện với người dùng, dễ sử dụng, có khả
năng phát triển thêm tính năng cũng như bảo trì.
Nghiên cứu Angular, Metronic, Bootstrap và các thành phần, thư viện liên quan
để xây dựng giao diện trang web. Từ đó, đảm bảo được các nhu cầu về UI/UX.
Nghiên cứu giải pháp, thành phần của các Email Services để áp dụng vào việc
truyền gửi email của hệ thống.
Tạo được sự liên kết logic giữa các màn hình để khách hàng có thể chuyển màn
hình một cách nhanh nhất và thuật tiện nhất.
Tạo được nghiệp vụ ổn định, liên kết, mang lại tác dụng cụ thể cho doanh nghiệp.
Đảm bảo tính bảo mật về các thơng tin nhạy cảm của khách hàng, tạo cảm giác
an toàn cho khách hàng.
Đảm bảo được tính mới, ổn định và hiệu quả trong việc lựa chọn các công nghệ
để xây dựng hệ thống.
1.3.2.2.

Về mặt chức năng

Xây dựng được ứng dụng hỗ trợ các nghiệp vụ khảo sát, trả lời khảo sát, tổng
hợp, phân tích, trình bày kết quả tổng hợp, ghi nhận sáng kiến, tham gia và quản lý
quy trình thực hiện sáng kiến.
Hỗ trợ quản trị viên hệ thống có thể xem các dữ liệu tổng quan và thực hiện các
cài đặt, quản lý.
Hỗ trợ doanh nghiệp có thể xem các thơng tin hướng dẫn chung của hệ thống và

thực hiện các cài đặt, quản lý riêng biệt.
Hỗ trợ người trả lời có được thơng tin đầy đủ, dễ dàng gửi phản hồi kết quả đến
hệ thống.

14


1.4. Nhiệm vụ đề tài
Sứ mệnh và nhiệm vụ của chúng tôi là hỗ trợ đổi mới tư duy và cách nhìn nhận,
giải quyết vấn đề trong doanh nghiệp, tổ chức.
Tạo ra cách nhìn mới, tạo thêm kết nối để cùng nhau ổn định bên trong nội bộ,
phát triển bên ngồi nội bộ, cùng nhau đóng góp giải pháp, sáng tạo để xây dựng
các doanh nghiệp thêm mạnh mẽ.
Là công cụ giúp tạo nên sự gắn kết giữa ban quản lý và nhân viên của họ. Tạo ra
sự tôn trọng cho mọi thành viên trong doanh nghiệp, giúp tạo động lực để nâng cao
hiệu suất công việc, tận dụng được nguồn tri thức vô tận từ tất cả thành viên.
Là cơng cụ đắc lực để doanh nghiệp dễ dàng có được cái nhìn tổng quan nội bộ,
tìm ra các vấn đề đang gặp phải và cách giải quyết vấn đề.
Là công cụ giúp tiếp nhận, tham gia và quản lý quy trình thực hiện giải pháp,
sáng kiến.

15


Chương 2. KHÁI NIỆM VÀ CÔNG NGHỆ ĐƯỢC SỬ DỤNG
2.1.Khái niệm
Nền tảng đổi mới kinh doanh - Business Innovation Platform (BIP) là hệ thống
được xây dựng theo mơ hình thương mai điện tử B2B và Multi tenancy. Được xây
dựng dưới dạng ứng dụng web bằng các công nghệ mới. Nhằm mục đích giúp
doanh nghiệp đổi mới cách nhìn nhận, tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề

trong giải quyết vấn đề nội bộ hay quá trình kinh doanh, cũng như giúp doanh
nghiệp lưu giữ được nguồn dữ liệu tri thức, sáng kiến quý giá qua mọi thế hệ nhân
viên của họ.
BIP được kết hợp bởi năm thành phần chính:
• Phần cứng: bao gồm máy tính server.
• Phần mềm: là bộ não của hệ thống, phần mềm BIP và có thể chia làm ba môđun (mô-đun Admin dùng cho system admin quản lý các cài đặt chung và
master data; mô-đun Pulse dùng để quản lý quy trình tạo câu hỏi, tạo và gửi
đánh giá, phân tích kết quả đánh giá và các cài đặt cần thiết; mô-đun Motion
dùng để quản lý quy trình đưa ra đề xuất, sáng kiến và quy trình triển khai đề
xuất, sáng kiến đó và các cài đặt liên quan).
• Dữ liệu: bao gồm master data gồm các câu hỏi mặc định và các dữ liệu config
liên quan, email template, dữ liệu cài đặt chung. Dữ liệu thuộc tính miêu tả các
thơng tin liên quan đến đối tượng, các thơng tin này có thể được định lượng
hay định tính.
• Con người: Trong BIP, thành phần con người là thành phần quan trọng nhất
bởi con người tham gia vào mọi hoạt động của hệ thống BIP (từ việc xây dựng
cơ sở dữ liệu, thiết lập các cài đặt, tạo thư viện câu hỏi đánh giá, tạo gửi đánh
giá, xem xét biểu đồ kết quả đánh giá, tiến hành quản lý quy trình ra đề
xuất…). Có ba nhóm người quan trọng là người sử dụng (khách hàng admin),
các thành viên trong công ty của khách hàng (khách hàng thành viên) và người
quản lý hệ thống (system admin).

16


• Phương pháp: một phần quan trọng để đảm bảo sự hoạt động liên tục và có
hiệu quả của hệ thống phục vụ cho mục đích của người sử dụng.
BIP có 6 chức năng chủ yếu:

Hình 2.1 Mơ hình BIP

• Tạo và gửi khảo sát: là công việc tốn khá nhiều thời gian trong quá trình thực
hiện quy trình BIP. Từ việc thêm người trả lời và danh sách người cần gửi,
thêm câu hỏi vào bộ thư viện câu hỏi, tạo khảo sát và gửi, nhắc nhở người trả
lời.
• Thu thập dữ liệu và hiển thị phân tích: thu thập dữ liệu từ người trả lời, hiển
thị kết quả theo dạng biểu đồ, phân tích độ chênh lệch so với độ lệch chuẩn.
Từ đó dễ thấy được mức độ tương đồng ý kiến trong tổ chức của bạn, giúp tổ
chức có cái nhìn tổng qt khách quan.
• Tạo đề xuất: là chức năng giúp quản lý quy trình đưa ra đề xuất và tiến hành
đề xuất đó. Là một chuỗi quy trình dài và tốn thời gian cơng sức nhất của BIP.
Đề xuất cho vấn đề nào đó sau khi được customer admin và ban quản trị của tổ
chức, doanh nghiệp xét duyệt sẽ được vận hành sẽ giống như một vấn đề tồn
đọng đã được giải quyết.
• Các cài đặt: các cài đặt riêng biệt của từng tổ chức, mỗi tổ chức, doanh nghiệp
sẽ là một khách hàng của BIP. Mỗi khách hàng sẽ có tài khoản customer
admin và nhiều tài khoản customer user khác. Một số cài đặt như sau: giúp

17


customer admin có quyền quản lý các customer user; giúp customer admin
quản lý danh sách người trả lời; quản lý phịng ban; quản lý vị trí; quản lý kiểu
và thư viện câu hỏi; cài đặt về lịch; cài đặt về quy trình xét duyệt; các cài đặt
dành cho các quy trình hệ thống.
• Các hỗ trợ: là chức năng giúp hỗ trợ customer khi gặp khó khăn trong q
trình sử dụng hệ thống, cung cấp một số thông tin cần thiết như: tài liệu; các
câu hỏi thường gặp; nhận phản hồi từ khách hàng.
• Mơ-đun system admin: system admin là người quản lý toàn bộ hệ thống, bao
gồm cả các customer admin. Mô-đun này chỉ xuất hiện khi người dùng đăng
nhập với tài khoản của system admin. Giúp quản lý các chức năng chính sau:

bộ câu hỏi tiêu chuẩn BIP Index; thư viện câu hỏi gợi ý của BIP; bộ câu hỏi tự
tạo của khách hàng; khách hàng (customer admin); người dùng của khách
hàng (customer user); các hỗ trợ về tài liệu, video, phản hồi; các cài đặt về tài
sản và khuôn mẫu; quản lý email và các trạng thái gửi của chúng.
2.2.Công nghệ được sử dụng
2.2.1.

Tổng quan

Kiến trúc hệ thống:

Hình 2.2 Kiến trúc hệ thống BIP

18


2.2.2.

.NET Framework xây dựng back-end

 Nền tảng .NET
.Net là một nền tảng phát triển mã nguồn mở (open source), đa nền tảng (crossplatform), miễn phí để xây dựng nhiều loại ứng dụng khác nhau.
Với .Net thì các bạn có thể sử dụng các ngỗn ngữ .Net (như: C#, F#, or Visual
Basic), editors(như: Visual studio, Visual Studio Code...), các thư viện để viết các
ứng dụng .Net (như: web, mobile, desktop, games, và IoT...) và một số ứng dụng
.Net là đa nền tảng, một số ứng dụng thì hoạt động trên 1 hệ điều hành hoặc 1 .NET
implementations (tạm dịch là .1 triển khai của .Net). Cụ thể:

Hình 2.3 Các nền tảng được .NET hỗ trợ
(Nguồn: /> .NET Framework

.NET Framework có 2 thành phần chính đó là Common Language Runtime
(CLR) và .NET Framework Class Library (FCL).

19


Hình 2.4 Kiến trúc ứng dụng thu gọn của .NET Framework
(Nguồn: />Class Library: FCL là một tập hợp các class, namespace, interface và các kiểu dữ
liệu (string, number...) được sử dụng để xây dựng nhiều chức năng và các loại ứng
dụng khác nhau như ứng dụng web hay desktop... FCL này cũng được tích hợp với
CLR của .NET Framework và được sử dụng bởi tất cả ngôn ngữ .NET như: C#, F#,
Visual Basic .NET, etc.
 ASP.NET framework
Là framework mã nguồn mở, được được sử dụng để tạo ra những trang web
động, những ứng dụng web và dịch vụ web.
Đa nền tảng: Các ứng dụng viết bằng Asp.Net có thể chạy trên Windows, Linux,
macOS, and Docker.
Cho phép bạn xây dựng nhiều loại ứng dụng web, bao gồm: Web pages, REST
APIs, microservices và real-time.

20


Được biên dịch dưới dạng Common Language Runtime (CLR) nên bạn có thể
viết Asp.Net bằng bất kì ngơn ngữ mà được .Net hỗ trợ như: C#, Visual Basic.Net,
Jscript...
 Web APIs
API là các phương thức, giao thức kết nối với các thư viện và ứng dụng khác. Nó
là viết tắt của Application Programming Interface – giao diện lập trình ứng dụng.
API cung cấp khả năng cung cấp khả năng truy xuất đến một tập các hàm hay dùng.

Và từ đó có thể trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng.

Hình 2.5 Sơ đồ Web API
(Nguồn: />Web API là một phương thức dùng để cho phép các ứng dụng khác nhau có thể
giao tiếp, trao đổi dữ liệu qua lại. Dữ liệu được Web API trả lại thường ở dạng
JSON hoặc XML thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPS.
Những điểm nổi bật của Web API:
Web API hỗ trợ restful đầy đủ các phương thức: Get/Post/put/delete dữ liệu. Nó
giúp bạn xây dựng các HTTP service một cách rất đơn giản và nhanh chóng.

21


Tự động hóa sản phẩm: Với web API, chúng ta sẽ tự động hóa quản lý cơng việc,
cập nhật luồng công việc, giúp tăng năng suất và tạo hiệu quả cơng việc cao hơn.
Khả năng tích hợp linh động: API cho phép lấy nội dung từ bất kỳ website hoặc
ứng dụng nào một cách dễ dàng nếu được cho phép, tăng trải nghiệm người dùng.
Cập nhật thông tin thời gian thực: API có chức năng thay đổi và cập nhật thay đổi
theo thời gian thực.
Có tiêu chuẩn chung dễ sử dụng: Bất kỳ người dùng, công ty nào sử dụng cũng
có thể điều chỉnh nội dung, dịch vụ mà họ sử dụng.
Hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như: routing, controller, action result, filter,
model binder, IoC container, dependency injection, unit test.
2.2.3.

Mơ hình E-business B2B

 Khái niệm
Mơ hình kinh doanh B2B (từ viết tắt của cụm từ Business to Business) dùng để
chỉ hình thức kinh doanh, bn bán giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, thơng

thường là mơ hình kinh doanh thương mại điện tử và các giao dịch diễn ra chủ yếu
trên các kênh thương mại điện tử hoặc sàn giao dịch điện tử, một số giao dịch phức
tạp hơn cũng có thể diễn ra bên ngồi thực tế, từ lập hợp đồng, báo giá cho đến mua
bán sản phẩm.
B2B là khái niệm tồn tại từ khá lâu trước đây và được khá nhiều doanh nghiệp ưa
chuộng bởi việc giao dịch và hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau thường mang
lại lợi ích đa dạng và hiệu quả nhanh hơn, các doanh nghiệp cũng nhanh chóng
khẳng định chỗ đứng trên thị trường thơng qua hình thức hợp tác và làm việc cùng
nhau.

22


Hình 2.6 Mô hình B2B
Khi các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng website thương mại làm phương thức giao
tiếp chính thì mơ hình này ngày càng nở rộ hơn. Theo thống kê trong hai năm gần
đây, tỷ lệ website hướng đến người tiêu dùng làm chủ đạo không tăng nhiều, trong
đó tỷ lệ website hướng tới các đối tác là tổ chức hoặc doanh nghiệp tăng từ 76,4%
đến 84,8% và vẫn cịn dấu hiệu tiếp tục tăng.
Có thể nói B2B là hình thức kinh doanh khá quan trọng và đóng vai trò to lớn
trong việc tăng doanh thu cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy
nhiên hiện nay, tại Việt Nam, mơ hình này vẫn cịn đang phát triển và được đánh giá
là hơi chậm so với sự phát triển của các doanh nghiệp B2B trên thế giới.
2.2.4.

Mô hình Multi tenancy

 Khái niệm
Multi-Tenant - Multi-tenancy có nghĩa là một phiên bản duy nhất của phần mềm
và cơ sở hạ tầng hỗ trợ của nó phục vụ nhiều khách hàng. Mỗi khách hàng chia sẻ

ứng dụng phần mềm và cũng chia sẻ một cơ sở dữ liệu. Có thể mỗi khách hàng sử
dụng một database hoặc nhiều khách hàng sử dụng chung một database, nhưng dữ

23


liệu của mỗi người khách hàng bị cô lập và vẫn vơ hình đối với những khách hàng
khác.

Hình 2.7 Mơ hình Multi-tenancy
 Lợi ích của Multi tenant
Chi phí thấp hơn thơng qua tính kinh tế theo quy mơ: Với nhiều khách hàng,
nhân rộng có ý nghĩa cơ sở hạ tầng ít hơn nhiều so với giải pháp lưu trữ vì khách
hàng mới có quyền truy cập vào cùng một phần mềm cơ bản.
Hơn nữa, người dùng không cần bận tâm về việc cập nhật các tính năng và cập
nhật mới, họ cũng khơng cần phải trả phí bảo trì hoặc chi phí khổng lồ. Các bản cập
nhật là một phần của đăng ký hoặc nếu phải trả bất kỳ khoản phí bảo trì nào, nó
được chia sẻ bởi nhiều người thuê, do đó làm cho nó trở thành danh nghĩa (nhân
tiện, bao gồm các bản cập nhật).
Kiến trúc Multi tenant phục vụ hiệu quả tất cả mọi người từ các khách hàng nhỏ,
có quy mơ có thể khơng đảm bảo cơ sở hạ tầng chuyên dụng. Chi phí phát triển và
bảo trì phần mềm được chia sẻ, giảm chi tiêu, dẫn đến tiết kiệm được chuyển cho
bạn, khách hàng.

24


Hỗ trợ dịch vụ tốt hơn.
Mang lại lợi ích lâu dài cho các nhà cung cấp cũng như người dùng, có thể là về
mặt bảo trì, chi phí đầu tư hoặc phát triển.

 Khuyết điểm Multi tenant
Khó backup database riêng lẻ từng tenant nếu trong trường hợp sử dụng chung
một database.
Dữ liệu phìm to nhanh chóng Khó khăn khi scale hệ thống trong trường hợp
dùng chung một database. (Ngược lại sẽ giúp tiết kiệm chi phí và hợp lý với thời
gian đầu phát triển dự án, vì số lượng khách hàng chưa nhiều, lượng dữ liệu chưa
lớn.)
Khó khăn trong việc truy vấn nếu sử dụng nhiều database, sẽ tốn thời gian truy
vấn từng database.
 Các phương án thực hiện Multi tenant
Phương án 1: Cùng chung một database, chia sẻ bảng
Khó backup database riêng lẻ từng tenant nếu trong trường hợp sử dụng chung
một database.
Tất cả các bảng liên quan đều có 1 khóa ngoại là UserId. Dữ liệu sản phẩm của
từng người bán đều được lưu chung trong bảng Product, nhưng được phân biệt nhau
bởi trường UserId.
Điểm mạnh:
- Thiết kế lưu trữ đơn giản.
- Dễ cho việc phát triển.
- Không gặp phải vấn đề đồng bộ cấu trúc bảng trong quá trình phát triền.
- Dễ dàng phát triển cho dự án mới phát triển, chưa có nhiều khách hàng. Tiết
kiệm chi phí cho q trình vận hàng ban đầu của dự án.

25


×