TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HTTTKT-TMĐT
------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong
quá trình điều trị bệnh nhân từ xa
Người hướng dẫn
: ThS Nguyễn Thị Hội
Sinh viên thực hiện
: Lê Thị Huyền
Lớp
: K52S1
Mã sinh viên
: 16D190015
Hà nội, 2019
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC B ẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ......................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... v
PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. TẦM QUAN TRỌNG, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .......................................................1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .............................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................3
5. KẾT CẤU KHĨA LUẬN ................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỞNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................5
1.1. Cơ sở lý luận về hệ thống thông tin .............................................................................5
1.1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................................5
1.1.2. Vai trị của hệ thống thơng tin ..................................................................................5
1.1.3. Quy trình phân tích thiết kế hệ thống thơng tin.....................................................6
1.2. Cơ sở lý luận về phân tích thiết kế hệ thống thơng tin ...........................................6
1.2.1. Khái niệm về phân tích thiết kế hệ thống ................................................................6
1.2.2. Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống ...............................................................7
1.2.3. Cơng cụ phân tích thiết kế hệ thống ........................................................................7
1.2.4. Kỹ thuật phân tích thiết kế hệ thống ........................................................................7
1.3. Tởng quan về tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................7
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................................7
1.3.2. Tình nghiên c ứu trên thế giới ...................................................................................8
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH HỖ TRỢ ĐIỀU
TRỊ BỆNH NHÂN TỪ XA TẠI PHỊNG KHÁM NHA KHOA NHƯ NGỌC..... 10
2.1. Tởng quan về phòng khám nha khoa Như Ngọc................................................... 10
2.1.1. Giới thiệu chung về phịng khám........................................................................... 10
2.1.2. Bợ máy tở chức của phịng khám .......................................................................... 10
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh và chiến lược kinh doanh c ủa phòng khám . 11
Kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................................................... 11
2.2. Phân tích và đánh giá về thực trạng quá trình hỗ trợ điều trị bệnh nhân từ xa
tại phòng khám nha khoa Như Ngọc. ............................................................................. 12
2.2.1. Đánh giá dựa trên tài liệu thu thập ....................................................................... 12
2.2.2. Đánh giá dựa trên phiếu điều tra .......................................................................... 15
2.3. Kết luận .......................................................................................................................... 19
i
2.3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng hệ thống ............................... 19
2.3.2. Những ưu, nhược điểm trong xây dựng hệ thống mới ...................................... 19
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ TƯƠNG TÁC TRONG QUÁ
TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ................................................................................... 21
3.1. Định hướng giải pháp, hướng giải quyết thực trạng quá trình hỗ trợ điều trị
bệnh nhân từ xa tại phòng khám nha khoa Như Ngọc ............................................... 21
3.1.1. Định hướng ............................................................................................................... 21
3.1.2. Đề xuất........................................................................................................................ 21
3.2. Mô tả bài toán ............................................................................................................... 22
3.3. Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống thông tin ................................................ 23
3.3.1. Lập kế hoạch dự án .................................................................................................. 23
3.3.2. Xây dựng bảng kế hoạch dự án ............................................................................. 23
3.3.3. Đánh giá tính khả thi ............................................................................................... 24
3.3.4. Xây dựng bảng tiến đợ thực hiện........................................................................... 25
3.4. Phân tích thiết kế hệ thống hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình đi ều trị
bệnh nhân từ xa ................................................................................................................... 25
3.4.1. Đặc tả yêu cầu:.......................................................................................................... 25
3.4.2. Phân tích hệ thống ................................................................................................... 27
3.4.3. Thiết kế hệ thống:..................................................................................................... 46
3.5. Cài đặt (Implementation) ........................................................................................... 57
3.5.1. Cài đặt Modul: .......................................................................................................... 57
3.5.2. Chuyển giao cơ sở dữ liệu ....................................................................................... 66
3.5.3. Kiếm thử hệ thống .................................................................................................... 67
3.6. Chuyển giao hệ thống cho doạnh nghiệp ................................................................ 69
3.7. Đánh giá và thảo luận.................................................................................................. 70
CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................... 71
4.1. Đề xuất thực hiện.......................................................................................................... 71
4.2. Hướng triển khai tiếp theo ......................................................................................... 71
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
BẢNG
Bảng 2.1. Doanh thu, tỷ lệ tăng trưởng của phòng khám nha khoa Như Ngọc............. 12
Bảng 3.1. Bảng kế hoạch dự án ........................................................................................... 23
Bảng 3.2. Bảng tiến độ thực hiện ........................................................................................ 25
Bảng 3.3. Bảng thống kê danh sách các chức năng nghiệp vụ ........................................ 26
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức độ đáp ứng phần cứng của phòng khám ............................................. 15
Biểu đồ 2.2. Mức độ đáp ứng hệ thống mạng của phòng khám ...................................... 16
Biểu đồ 2.3. Mức độ xử dụng hệ điều hành của phòng khám ......................................... 17
Biểu đồ 2.4. Ứng dụng của phần mềm đang sửa dụng của phòng khám về vấn đề hỗ
trợ bệnh nhân sau khám ........................................................................................................ 18
Biểu đồ 2.5. Nhu cầu ứng dụng HTTT giải quyết vấn đề hỗ trợ bệnh nhân sau khám 18
HÌNH VẼ
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng khám nha khoa Như Ngọc .................................. 11
Hình 3.1. Biểu đồ use case tổng quát.................................................................................. 28
Hình 3.2. Biểu đồ CSD đăng nhập hệ thống ...................................................................... 29
Hình 3.3. Biểu đồ CSD quản lý bác sĩ ................................................................................ 31
Hình 3.4. Biểu đồ CSD quản lý bệnh nhân ........................................................................ 34
Hình 3.5. Biểu đồ CSD hội chẩn ......................................................................................... 35
Hình 3.6. Biểu đồ CSD tư vấn từ xa ................................................................................... 36
Hình 3.7. Biểu đồ thống kê báo cáo .................................................................................... 37
Hình 3.8. Biểu đồ tuần tự chức năng đăng nhập ............................................................... 38
Hình 3.9. Biểu đồ tuần tự chức năng tạo tài khoản bệnh nhân ........................................ 38
Hình 3.10. Biểu đồ tuần tự chức năng chỉnh sửa thơng tin bác sĩ................................... 39
Hình 3.11. Biểu đồ t̀n tự chức năng tìm kiếm bác sĩ .................................................... 39
Hình 3.12. Biểu đồ hoạt động đăng nhập hệ thống ........................................................... 40
Hình 3.13. Biểu đồ hoạt động thêm bệnh nhân ................................................................. 40
Hình 3.14. Biểu đồ hoạt động cập nhập thông tin bệnh nhân.......................................... 41
Hình 3.15. Biểu đồ hoạt động xóa bệnh nhân................................................................... 42
iii
Hình 3.16. Biểu đồ lớp.......................................................................................................... 43
Hình 3.17. Biểu đồ trạng thái lớp bệnh nhân ..................................................................... 44
Hình 3.18. Biểu đồ trạng thái lớp tài khoản ...................................................................... 44
Hình 3.19. Trạng thái lớp bệnh nhân .................................................................................. 45
Hình 3.20. Trạng thái cuộc gọi điện ................................................................................... 45
Hình 3.21. Biểu đồ thành phần ............................................................................................ 46
Hình 3.22. Biểu đồ triển khai............................................................................................... 46
Hình 3.23. Giao diện đăng nhập hệ thống.......................................................................... 47
Hình 3.24. Giao diện quản lý bệnh nhân ............................................................................ 47
Hình 3.25. Giao diện quản lý hồ sơ bệnh án ...................................................................... 48
Hình 3.26. Giao diện hiển thị thơng tin bệnh nhân ........................................................... 48
Hình 3.27. Giao diện thêm bệnh nhân ................................................................................ 49
Hình 3.28. Giao diện chính bệnh nhân ............................................................................... 49
Hình 3.29. Giao diện hiển thị thơng tin cá nhân............................................................... 50
Hình 3.30. Giao diện tư vấn từ xa ....................................................................................... 50
Hình 3.31. Giao diện giám đốc ............................................................................................ 51
Hình 3.32. Colletion BacSi .................................................................................................. 51
Hình 3.33. Colletion BenhNhan .......................................................................................... 52
Hình 3.34. Colletion BenhAn .............................................................................................. 52
Hình 3.35. Colletion TinNhan ............................................................................................. 53
Hình 3.36. Colletion XetNghiem ........................................................................................ 53
Hình 3.37. Kiến trúc hệ thống ............................................................................................. 56
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng anh
Nghĩa của từ
CNTT
Công nghệ thông tin
CSDL
Cơ sở dữ liệu
HTTT
Hệ thống thông tin
NSD
Người sử dụng
HT
Hệ thống
App
Application
Ứng dụng
HRM
Human Resource Management
Quản trị nguồn nhân lực
GUI
Graphical User Interface
Giao diện đồ họa người dùng
v
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TẦM QUAN TRỌNG, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Việc chăm sóc răng miệng là một trong những điều mà nhiều người quan tâm
nhất để tôn lên sắc đẹp của mình và bảo vệ mình tránh khỏi nhiều loại vi khuẩn có hại
cho sức khỏe. Nhu cầu ngày càng tăng nên có rất nhiều phịng khám nha khoa được
mở ra để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho mọi người. Do tính cạnh tranh ngày càng
trở nên khốc liệt. Để thu hút bệnh nhân ngồi chun mơn khám của bác sĩ tại phịng
khám thì vấn đề dịch vụ của phòng khám là yếu tố quan trọng quyết định số lượng
bệnh nhân cũng như uy tín của phịng khám. Ln có những loại bệnh từ đơn giản đến
phức tạp. Đối với những trường hợp phức tạp sẽ phải điều trị nhiều lần và trong
khoảng thời gian dài. Do đó việc theo dõi bệnh tình của bệnh nhân là rất cần thiết. Đặc
điểm của những phòng khám nha khoa Như Ngọc là khơng có điều trị nội trú, dẫn đến
bác sĩ khó có thể theo dõi sát sao bệnh tình của các bệnh nhân. Trong khi đó, phịng
khám đang hướng đến nâng cao về chất lượng, yêu cầu bác sĩ làm việc trong giờ hành
chính và ngồi giờ để hỗ trợ tốt nhất có thể cho bệnh nhân. Nên hiện tại, để hỗ trợ
bệnh nhân, bác sĩ và bệnh nhân thường trao đổi với nhau qua các công cụ công nghệ
như Messages, Zalo, điện thoại,… tuy là nhanh nhưng cũng gây lên khơng ít khó khăn
cho bác sĩ. Nhất là trường hợp bác sĩ làm việc ngoài giờ, bệnh nhân cần hỗ trợ bác sĩ
khơng thể di chuyển ra phịng khám xem hồ sơ bệnh nhân, mất thời gian để bệnh nhân
tường thuật lại bệnh án chưa kể trường hợp bệnh nhân tường thuật sai hoặc thiếu sót.
Hơn nữa, q trình hỗ trợ từ xa như hiện tại không được lưu lại, lần hỗ trợ tiếp theo
bệnh nhân phải tường thuật thêm các lần hỗ trợ trước để bác sĩ chuẩn đoán tốt hơn,
như vậy vừa làm mất thời gian, gây khó chịu cho bệnh nhân và bác sĩ. Bên cạnh đó
trường hợp bác sĩ điều trị sai khơng có minh chứng lưu lại để bác sĩ chịu trách nhiệm
trước pháp luật. Vì vậy cần một hệ thống hỗ trợ tương tác điều trị bệnh từ xa để giúp
cho quá trình trao đổi, và hỗ trợ bệnh nhân diễn ra thuận tiện hơn, giúp bác sĩ có thể
nắm rõ tình trạng bệnh của bệnh nhân. Như vậy, lưu lại quá trình hỗ trợ điều trị của
bác sĩ và bệnh nhân để thuận tiện cho các lần khám trực tiếp hoặc hỗ trợ điều trị bệnh
từ xa tiếp theo, và nó cũng là minh chứng trước pháp luật trong trường hợp bác sĩ hỗ
trợ không đúng cho bệnh nhân. Trên cơ sở hồ sơ của những lần khám bệnh sẽ được
chuyển và lưu trữ vào trong hệ thống, hệ thống cung cấp thêm thông tin để hỗ trợ bác
1
sĩ điều trị từ xa cụ thể như: bệnh và tiền sử bệnh của bệnh nhân; quá trình khám chữa
bệnh tại phịng khám của bệnh nhân; q trình hỗ trợ bệnh nhân từ xa; tình trạng hiện
tại của bệnh nhân khi bệnh nhân liên lạc yêu cầu hỗ trợ; lời khuyên, lời dặn dò của bác
sĩ; ...
Trên cơ sở những vai trò quan trọng của việc hỗ trợ điều trị từ xa, một hệ
thống hỗ trợ tương tác điều trị từ xa được xây dựng nhằm giúp bác sĩ đạt được hiệu
quả cao hơn trong việc hỗ trợ điều trị bằng cách kết hợp một hệ thống tương tác với
một hệ thống giúp lưu trữ thông tin bệnh án để bác sõ có thể thuận tiện vừa xem vừa
hỗ trợ bệnh nhân. Ta thấy, phần mềm hiện nay được tích hợp thêm các hệ thống tương
tác nhỏ khơng cịn là quá xa lạ và đang dần trở lên phổ biến. Không những vậy việc hỗ
trợ điều trị từ xa thật tốt sẽ gây dựng được sự tin tưởng của bệnh nhân và sẽ đem lại rất
nhiều lợi ích cho phịng khám nha khoa Như Ngọc. Điều ta rõ nhất ta thấy được là sẽ
đem lại một lượng khách hàng lớn, đồng thời sẽ đem lại một khoản doanh thu không
nhỏ giúp cho phịng khám duy trì được hoạt động ổn định và một số lợi ích khác nữa.
Với những lý do trên, em đã quyết định chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương
tác trong quá trình điều trị bệnh nhân từ xa” để giúp phịng khám có thế thực hiện quy
trình hỗ trợ điều trị từ xa nhanh chóng, chính xác, kịp thời và hỗ trợ lưu trữ hồ sơ bệnh
án, lịch sử quá trình khám chữa bệnh, lịch sử quá trình điều trị từ xa để làm cơ sở cho
lần khám tiếp theo.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích đánh giá thực trạng q trình hỗ
trợ bệnh nhân sau khám tại phịng khám nha khoa Như Ngọc, từ đó rút ra những bài
học thực tiễn và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết khó khăn trong vấn đề hỗ trợ
bệnh nhân từ xa tại phịng khám. Do đó mục tiêu nghiên cứu của bài khóa luận nhằm
tạo ra một hệ thống hỗ trợ bác sĩ và bệnh nhân tương tác từ xa dành riêng cho phòng
khám nha khoa Như Ngọc để giải quyết khó khăn đã được nhắc đến tại mục (1).
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài có 3 nhiệm vụ cần giải quyết là:
Hệ thống hóa CSDL, phản ánh chân thực và khách quan về quá trình hỗ trợ điều
trị bệnh nhân từ xa giúp phòng khám hiểu rõ những hạn chế của q trình và lợi ích
khi sử dụng hệ thống mới.
2
Phân tích, nghiên cứu thực trạng q trình hỗ trợ bệnh nhân từ xa trong khi điều
trị để chỉ ra các nhược điểm của quá trình cũ, cũng như các ưu điểm khi sử hệ thống
mới.
Tìm cách khắc phục các nhược điểm để có thể xây dựng một hệ thống phù hợp,
sử dụng tốt hơn.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều trị bệnh
nhân từ xa
Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Bài nghiên cứu sử dụng các số liệu của phòng khám nha khoa Như
Ngọc trong 3 năm từ 2016-2018
Về không gian: Hệ thống tương tác hỗ trợ điều trị bệnh nhân từ xa tại phòng
khám nha khoa Như Ngọc.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Thông qua bản báo cáo kinh doanh, bản giới thiệu của phịng khám và các cơng
trình nghiên cứu trong và ngồi nước, các thơng tin trên các website có liên quan đến
nội dung chăm sóc bệnh nhân từ xa. Em đã nghiên cứu tài liệu để nắm được quá trình
hỗ trợ và đặc điểm thực tế tại phòng khám. Em đi tìm hiểu các lý thuyết liên quan đến
đề tài nghiên cứu bao gồm: Lý thuyết về HT, HTTT, Nodejs, MonggoDB. Từ đó em
đã tìm ra các cách thức, cơng nghệ để hiện thực các chức năng của hệ thống
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Bài khóa luận sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp quan sát: Thông qua việc quan sát thực tế tại phòng khám, em đã
hiểu được quá trình hỗ trợ điều trị bệnh nhân từ xa hiện tại.
Phương pháp thu thập dữ liệu bằng phiếu điều tra: Thông qua việc phát phiếu
điều tra kết hợp với việc quan sát giúp em hiểu rõ hơn quá trình hỗ trợ điều trị bệnh
nhân từ xa hiện tại. Từ đó, em đã nghiên cứu, đánh giá và tìm ra được ưu, nhược điểm
trong q trình. Qua đó có thể đề xuất được các giải pháp hợp lý.
3
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Trong quá trình thực tập tổng hợp tại phòng
khám, em đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp nhân viên để thu thập thêm các thông tin
liên quan đến đề tài.
4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Sau khi thu thấp dữ liệu, tiến hành tổng hợp, so sánh, phân tích và đánh giá các
số dữ liệu thu thập được. Em đã rút ra đánh giá về thực trạng hỗ trợ điều trị bệnh nhân
sau khám của phịng khám nha khoa Như Ngọc. Từ đó có thể nhận thấy tính cấp thiết
của đề tài. Đồng thời, từ kết quả khảo sát, quan sát tại phòng khám, đưa ra giải pháp để
xây dựng hệ thống phù hợp giúp giải quyết thực trạng hiện tại của phòng khám, đảm
bảo đáp ứng các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra của đề tài.
Các phương pháp xử lí dữ liệu:
Phương pháp định tính: Dựa vào kết quả q trình quan sát và phỏng vấn trực
tiếp nhân viên phòng khám để tiến hành phân tích,
Phương pháp định lượng: Thơng qua phiếu khảo sát và các báo cáo của phòng
khám, tập hợp lại dữ liệu định lượng để tiến hành phân tích.
5. KẾT CẤU KHĨA LUẬN
Kết cấu đề tài khóa luận của em bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về cơ sở lý luận
Chương 2: Phân tích và đánh giá về quá trình hỗ trợ điều trị bệnh nhân từ xa tại
phòng khám nha khoa Như Ngọc
Chương 3: Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều trị bệnh nhân
Chương 4: Kiến nghị và đề xuất
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Cơ sở lý luận về hệ thống thông tin
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Thông tin: Là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự
hiểu biết của con người. Thơng tin hình thành trong q trình giao tiếp: một
nguời có thể nhận thơng tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiên thông
tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu, hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được
trong môi trường xung quanh.
Hệ thống: Là một tập hợp có tổ chức gồm nhiều phần tử có các mối quan hệ ràng
buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục tiêu chung. Trong hoạt động có
trao đổi vào ra với mơi trường ngồi.
Hệ thống thơng tin: Là một tập hợp và kết hợp của các phần cứng, phần mềm và
các hệ mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thu thập, tạo, tái tạo, phân
phối và chia sẻ các dữ liệu, thông tin và tri thức nhằm phục vụ các mục tiêu của tổ
chức.
Hệ thống quản lý: Là một hệ thống có một mục đích mang lại lợi nhuận hoặc lợi
ích nào đó. Đặc điểm của hệ thống là có sự tham gia của con người và trao đổi thông
tin. Hệ thống quản lý chia thành hai hệ thống con.
(Nguồn “Phân tích và thiết kế hệ thống thơng tin” – Nguyễn Văn Ba (2003)
– Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội)
1.1.2. Vai trò của hệ thống thơng tin
HTTT đóng vai trị trung gian giữa hệ thơng và môi trường, giữa hệ thống ra
quyết định và hệ thống hoạt động tác nghiệp. HTTT có vai trị cụ thể sau đây:
Vai trò 1: Giúp định lượng cũng như định tính cho q trình ra quyết định.
Vai trị 2: Giúp giảm thiếu các yếu tổ bất ngờ.
Vai trò 3: Giúp ra quyết định để cho một tình huồng nhất định.
Vai trò 4: Giúp trong việc tạo ra một văn hóa làm việc dựa trên các thơng tin,
trong một tơ chức.
(Nguồn “Phân tích và thiết kế hệ thống thơng tin” – Học viện tài chính)
5
1.1.3. Quy trình phân tích thiết kế hệ thống thơng tin
Quy trình phát triển một hệ thống thơng tin bao gồm các giai đoạn sau: Khảo sát
hiện trạng và xác lập dự án, phân tích hệ thống, thiết kế hệ thống, cài đặt hệ thống,
khai thác và bảo trì. Nhưng do thời gian thời gian làm khóa luận có hạn và tầm hiểu
biết còn hạn hẹp nên đề tài chỉ dừng lại ở giai đoạn cài đặt hệ thống.
Giai đoạn 1: Khảo sát hiện trạng và xác lập dự án
Thu thập thông tin, tài liệu, nghiên cứu hiện trạng nhằm làm rõ tình trạng hoạt
động của hệ thơng tin cũ trong hệ thống thực, từ đó đưa ra giải pháp xây dựng hệ
thống tin mới.
Giai đoạn 2: Phân tích hệ thống
Phân tích sâu hơn các chức năng và dữ liệu của hệ thống cũ để đưa ra mô tả của
hệ thông mới (giai đoạn thiết kế logic)
Giai đoạn 3: Thiết kế hệ thống
Là nhằm đưa ra các quyết định về cải đặt hệ thống, để sao cho hệ thống thỏa mãn
được các yêu cầu mà giai đoạn phân tích đã đưa ra, đồng thời lại thích ứng với các
điều kiện ràng buộc trong thực tế.
Giai đoạn 4: Cài đặt hệ thống
Bao gồm 2 cơng việc chính là lập trình và kiêm định nhằm chuyên các kết quả
phân tích và thiết kê trên giây thành một hệ thông chạy được.
Giai đoạn 5: Khai thác và bảo trì
Là giai đoạn đưa hệ thống vào sử dụng, đông thời thực hiện các chỉnh sửa khi
phát hiện thấy hệ thống cịn có chỗ chưa thích hợp.
(Nguồn: “Trần Thị Thùy Dung, giáo trình Phân tích và thiết kế hệ thống thông
tin, Trường cao đẳng nghề Bà Rịa Vũng Tàu.”)
1.2. Cơ sở lý luận về phân tích thiết kế hệ thống thơng tin
1.2.1. Khái niệm về phân tích thiết kế hệ thống
Phân tích hệ thống: Là giai đoạn xây dựng một mơ hình chính xác để mơ tả hệ
thống cần xây dựng là gì. Thành phần của mơ hình này là các đối tượng gắn với hệ
thống thực.
Thiết kế hệ thống: Là giai đoạn tổ chức chương trình thành các tập hợp đối tượng
cộng tác, mỗi đối tượng trong đó là thực thê của một lớp. Kết quả của pha thiết kế cho
6
biết hệ thống sẽ được xây đựng như thế nào qua các bản thiết kế kiến trúc và thiết kế
chi tiết.
(Nguồn: Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin, Học viện bưu chính
viễn thơng)
1.2.2. Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống
Trong đề tài phần phân tích thiết kế hệ thống sử dụng phương pháp hướng đối
tượng.
Phân tích hướng đối tượng: xây dựng một mơ hình chính xác để mơ tả hệ thống
cần xây dựng là gì. Thành phần của mơ hình này là các đối tượng gắn với hệ thống
thực.
Thiết kế hướng đối tượng: Là giai đoạn tổ chức chương trình thành các tập hợp
đối tượng cộng tác, mỗi đối tượng trong đó là thực thê của một lớp. Kết quả của pha
thiết kế cho biết hệ thống sẽ được xây dựng như thế nào qua các bản thiết kế kiến trúc
và thiết kế chi tiết.
(Nguồn: Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin, Học viện Bưu chính
viễn thơng,2017)
1.2.3. Cơng cụ phân tích thiết kế hệ thống
Trong đề tài, em sử dụng trang web draw.io để vẽ các biểu đồ phân tích thiết kế.
Draw.io là một trang web cho phép người dùng thao tác trực tiếp trên giao diện
website và tạo một biểu đồ mang hình dạng của site map hay cơ cấu tổ chức....
1.2.4. Kỹ thuật phân tích thiết kế hệ thống
Vì dự án nhỏ, ngắn hạn, có ít thay đổi về u cầu và khơng có những u cầu
khơng rõ ràng. Nên trong đề tài này em sử dụng mơ hình thác nước. Đây được coi như
là mơ hình phát triển phần mềm đầu tiên được sử dụng. Mơ hình này áp dụng tuần tự
các giai đoạn của phát triển phần mềm. Đầu ra của giai đoạn trước là đầu vào của giai
đoạn sau. Giai đoạn sau chỉ được thực hiện khi giai đoạn trước đã kết thúc. Đặc biệt
không được quay lại giai đoạn trước để xử lý các yêu cầu khi muốn thay đổi.
1.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong nước ta có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, bài luận, nghiên cứu của thạc
sĩ, tiến sĩ, sinh viên về phân tích và thiết kế xây dựng phần mềm quản lý cho bệnh viện
nói chung và phịng khám nói riêng. Trong lĩnh vực nha khoa có khá ít cơng trình
7
nghiên cứu trong nước và đặc biệt với đề tài “Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác
trong quá trình điều trị bệnh nhân từ xa” ở trong nước ta đến hiện tại chưa có cơng
trình nào nghiên cứu về đề tài này. Do vậy, em đã tham khảo một số đề tài liên quan
đến bệnh viện, phịng khám nói chung để hồn thiện bài khóa luận tốt hơn. Sau đây là
một số tài liệu mà em có cơ hội tham khảo:
Báo cáo đồ án môn học công nghệ phần mềm lớp Đ08THA3 niên khóa 20082013 trường Học viện cơng nghệ bưu chính viễn thơng cơ sở thành phố Hồ Chí Minh
với đề tài " Phần mềm quản lý thơng tin bệnh nhân". Bài báo cáo giải quyết các vấn đề
như: Giúp bệnh nhân đăng kí khám nhanh hơn, giúp bệnh viện kiểm soát thứ tự việc
khám bệnh của bệnh nhân. Hỗ trợ bác sĩ trong việc ghi kết quả khám, kê toa thuốc, tìm
kiếm thơng tin của bệnh nhân. Hỗ trợ bệnh viện quản lý thông tin về bác sĩ và nhân
viên y tế, cũng như số lượng bệnh nhân đến khám. Tuy nhiên bài báo cáo vẫn còn
nhiều hạn chế. Ví dụ: tại chức năng sửa thơng tin bệnh nhân, phần mềm cho phép sửa
toa thuốc và sửa kết quả khám chữa bệnh, hành động này không hợp lý vì kết quả
khám và toa thuốc phản ánh rõ trình độ chun mơn của bác sĩ, nếu sửa kết quả khám
và toa thuốc khi có vấn đề xảy ra thì khơng thể có bằng chứng truy cứu được trách
nhiệm của bác sĩ trước pháp luật.
1.3.2. Tình nghiên cứu trên thế giới
Sau năm 2000, các phần mềm hệ thống bắt đầu phát triển với tốc độ phát triển
nhanh chóng và mang đến hiệu quả rất lớn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu đã phát triển thành sách, những nghiên cứu ở
mức nhỏ về vấn đề xây dựng, phân tích thiết kế hệ thống, dưới đây là những tài liệu
em đã có cơ hội tìm hiểu:
Cuốn sách “Systems Analysis and Design with UML Version 2.0” được cung cấp
tại Website có địa chỉ “ Cuốn sách được biên
soạn và trình bày về những nội dung cơ bản nhất của phân tích và thiết kế hệ thống.
Mục tiêu của cuốn sách này là cho phép sinh viên thực hiện phân tích và thiết kế hệ
thống, khơng chỉ đọc về nó mà cịn hiểu các vấn đề để họ thực sự có thể phân tích và
thiết kế hệ thống. Cuốn sách giới thiệu từng kỹ thuật chính, giải thích nó là gì, giải
thích cách thực hiện, trình bày một ví dụ và cung cấp cơ hội cho sinh viên thực hành
trước khi họ thực hiện nó trong một dự án. Sau khi đọc từng chương, học sinh sẽ có
thể thực hiện bước đó trong quá trình phát triển hệ thống q trình vịng đời (SDLC).
8
Cuốn sách có những ví dụ phong phú về thành công và thất bại, bao gồm một trường
hợp đang chạy về một công ty hư cấu được gọi là Lựa chọn CD. Mỗi chương cho thấy
các khái niệm được áp dụng như thế nào trong các tình huống tại Lựa chọn CD. Không
giống như chạy các trường hợp trong các cuốn sách khác, cuốn sách này đã cố gắng
tập trung các ví dụ này vào việc lập kế hoạch, quản lý và thực hiện các hoạt động được
mô tả trong chương, thay vì đối thoại chi tiết giữa các diễn viên hư cấu.
Cuốn sách “Object-Oriented Analysis and Design using UML” của tác giả Dr.
Fritz Solms và tác giả Dawid Loubser. Cuốn sách củng cố cả chủ đề giới thiệu và nâng
cao, từ đó bao qt tồn bộ phương pháp phân tích thiết kế. Cuốn sách nêu rõ từ khái
niệm phân tích hướng đối tượng cho đến mơ hình hóa các biểu đồ theo UML. Cuốn
sách này mang tất cả các yếu tố của phân tích thiết kế lại với nhau trong một tập duy
nhất. Các chương ln có các ví dụ minh họa phong phú và bảng biểu phân tích cho
phép người đọc có những hình dung cụ thể hơn về phân tích thiết kế.
9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH HỖ TRỢ ĐIỀU
TRỊ BỆNH NHÂN TỪ XA TẠI PHÒNG KHÁM NHA KHOA NHƯ NGỌC
2.1. Tởng quan về phịng khám nha khoa Như Ngọc
2.1.1. Giới thiệu chung về phịng khám
Tên cơng ty: Phịng khám nha khoa Như Ngọc
Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân
Trưởng phòng khám: Võ Trương Như Ngọc
Website:
Email:
Điện thoại: 0243 643 6868 - 0243 734 6851
Địa chỉ: Cơ sở 1: số 42 Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: số 34 đường Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, thành phố Hà
Nội
Phòng khám nha khoa Như Ngọc hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nha
khoa, có các hoạt động, dịch vụ như sau:
Các hoạt động: Tư vấn, chăm sóc, phẫu thuật, chỉnh lại răng miệng.
Các dịch vụ:
- Nắn chỉnh răng
- Cấy ghép Implant
- Nhổ răng, ghép xương và tiểu phẫu
- Chữa tủy và điều trị nội nha
- Tẩy trắng răng.
2.1.2. Bộ máy tổ chức của phòng khám
Đứng đầu phòng khám là ban giám đốc, bên dưới là các phòng ban. Hiện nay,
phòng khám có hơn 30 nhân viên làm việc bao gồm nhân viên làm toàn thời gian và
nhân viên làm bán thời gian. Cơ cấu tổ chức của phòng khám được thể hiện rõ trong sơ
đồ dưới đây:
10
(Nguồn: Phịng hành chính, nhân sự)
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tở chức phịng khám nha khoa Như Ngọc
Giám đốc: Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm
trực tiếp trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề tài chính, các khoản thanh
toán với nhà nước và là người đại diện cho tập thể đội ngũ nhân viên trong công ty.
Giám đốc có trách nhiệm điều hành tồn bộ hoạt động kinh doanh của cơng ty.
Phịng chun mơn: Phịng chun mơn gồm bác sỹ và y tá. Bác sỹ là một bác sĩ
chun về chẩn đốn, phịng ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến
khoang miệng, răng và thuộc về nha khoa. Y tá là người hợp tác cùng bác sỹ khác để
chăm sóc, chữa trị, giáo huấn và bảo đảm an tồn cho người bệnh.
Phịng kế tốn: Ghi chép và hạch toán, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tài chính, việc thu, nộp thanh
tốn, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn. Báo cáo kết thu, chi,
v.v… cho Ban giám đốc.
Phịng hành chính nhân sự: Đảm bảo cho các bộ phận, cá nhân trong phòng
khám thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ đạt hiệu quả trong công việc. Đảm bảo
tuyển dụng và xây dựng, phát triển đội ngũ theo yêu cầu, chiến lược của phịng khám.
Phịng hỗ trợ chăm sóc khách hàng: Cung cấp thông tin, dịch vụ dựa trên sự hiểu
biết về nhu cầu của khách hàng. Nhận thông tin phản hồi của khách hàng cần hỗ trợ.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh và chiến lược kinh doanh của phịng
khám
Kết quả hoạt đợng kinh doanh
Tình hình kinh doanh của phòng khám khá tốt, doanh thu và lợi nhuận thu về
tăng theo từng năm. Tốc độ doanh thu qua các năm thăng khoảng 6%-7%. Theo số liệu
phịng kế tốn của phòng khám nha khoa Như Ngọc cung cấp: Năm 2018 doanh thu
11
của cơng ty là 6.589.043 (nghìn đồng), tăng 6.71 % so với năm 2017 và 13.4% so với
năm 2016.
Bảng 2.1. Doanh thu, tỷ lệ tăng trưởng của phòng khám nha khoa Như Ngọc
Năm
2016
2017
2018
Doanh Thu
5809120
6174587
6589043
Tỷ lệ tăng trưởng
6,02%
6,29%
6.71%
(Nguồn: Phịng kế tốn-tài chính phịng khám nha khoa Như Ngọc)
Doanh thu của phịng khám theo từng năm tăng khá nhanh do số lượng khách
đến phòng khám ngày càng nhiều nhờ chất lượng dịch vụ tại phòng khám tốt, thái độ
phục vụ của nhân viên, bác sỹ ân cần chu đáo và quy trình thăm khám nhanh chóng dễ
dàng khơng tốn nhiều thời gian.
Chiến lược kinh doanh
Các phòng khám nha khoa đua nhau mở cửa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Điều đó khiến sự cạnh tranh giữa các phòng nha trở nên gay gắt trong thị trường đầy
tiềm năng này. Do vậy chiến lược kinh doanh ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động kinh
doanh của phòng khám.
Hiện tại, phòng khám nha khoa Như Ngọc chăm sóc khách hàng qua 2 kênh là
Website và FaceBook.
Trong các năm tới, phòng khám lập kế hoạch nâng cao nghiệp vụ, kinh nghiệm
của các nhân viên tại phịng khám, kết hợp với đẩy mạnh truyền thơng truyền thống và
truyền thơng online. Về kênh website cho phịng khám tiến tới đạt những tiêu chuẩn
trên góc độ giải quyết được những vấn đề khách hàng, cũng như các công cơng cụ tìm
kiếm như CocCoc, Google… để khi khách hàng tiềm kiếm, thơng tin phịng khám của
bạn lên top tìm kiếm. Tiếp đến là kênh FaceBook, đảm bảo tính cập nhật thơng tin, có
chiến lược phát triển nội dung FaceBook cho phòng khám để tạo dựng được niềm tin
và sự tương tác với bệnh nhân của mình.
2.2. Phân tích và đánh giá về thực trạng quá trình hỗ trợ điều trị bệnh nhân
từ xa tại phòng khám nha khoa Như Ngọc.
2.2.1. Đánh giá dựa trên tài liệu thu thập
Trong quá trình thực tập tại cơng ty, dựa vào quan sát thực tế và từ bản giới
thiệu, các thông tin trên website của phịng khám. Em đã tiến hành phân tích và đánh
12
giá về thực trạng cơ sở hạ tầng CNTT và website của phịng khám để phục vụ trong
q trình hỗ trợ điều trị bệnh nhân từ xa.
Về phần cứng: Phòng khám nha khoa Như Ngọc có quy mơ nhỏ do đó mà sự cần
thiết về số lượng phần cứng là khơng nhiều. Hơn nữa phịng khám thuộc lĩnh vựng nha
khoa nên đầu tư phần cứng chủ yếu phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh, không
yêu cầu các thông số kỹ thuật nhiều như các cơng ty, phịng chun CNTT. Tuy vậy,
phần cứng của phòng khám cũng đã đáp ứng nhu cầu cơ bản phục vụ hoạt động của
phòng khám. Theo bản giới thiệu của phịng khám có các thiết bị phần cứng CNTT cơ
bản và các thiết bị nha khoa có ứng dụng CNTT như máy chủ (1 cái), máy fax (4 cái),
máy photocopy (1 cái), máy tính xách tay (10 cái), máy tính để bàn (10 cái), …
Về phần mềm: Hiện tại phòng khám đang sử dụng phần mềm mua từ bên ngồi
để quản lý thơng tin cơ bản, lịch sử khám của bệnh nhân, đặt lịch khám, … Phần mềm
khá đơn giản, không đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ bệnh nhân sau khám. Ngồi ra
phịng khám còn sử dụng một số phần mềm hỗ trợ như phần mềm văn phòng Office,
phần mềm hỗ trợ soạn thảo văn bản, phần mềm diệt virus, …
Về hệ thống mạng và an tồn bảo mật thơng tin: Phịng khám đang sử dụng
đường truyền mạng của nhà mạng VNPT gói Fiber 80 với tốc độ tối đa là 80Mbps và
hệ thống mạng LAN trong nội bộ phòng khám đường truyền ổn định đáp ứng công tác
trao đổi dữ liệu giữa các phòng ban và các nhân viên trong phòng khám. Kiến trúc
mạng Lan được bố trí theo kiểu nhánh. Các thiết bị mạng được đặt tại những nơi an
tồn. Phịng khám sử dụng phần mềm diệt virus Kaspersky, đặt mật khẩu cho các tập
tin quan trọng để bảo mật dữ liệu.
Về cơ sở dữ liệu: Hiện tại phòng khám nha khoa Như Ngọc đang sử dụng hệ
quản trị CSDL phi quan hệ MongoDB. Hệ quản trị CSDL này có ưu điểm là hiệu năng
cao, dữ liệu linh hoạt, có hỗ trợ replica set nhằm đảm bảo việc sao lưu và khôi phục dữ
liệu. Bên cạnh đó, hệ quản trị CSDL này cũng tồn tại nhiều nhược điểm như khơng có
các tính chất ràng buộc dẫn đến dễ bị làm sai dữ liệu, sử dụng nhiều bộ nhớ, bị giới
hạn kích thước bản ghi.
Về Website:
Hiện tại phòng khám nha khoa Như Ngọc đã trang bị một website để giao tiếp,
cung cấp thông tin, dịch vụ cho khách hàng. Website được thiết kế với menu rõ ràng,
màu sắc trang nhã phù hợp với dịch vụ chăm sóc răng của phịng khám. Website đã
13
đáp ứng nhu cầu cơ bản như: cung cấp các thơng tin giới thiệu về phịng khám, đội ngũ
bác sĩ, các dịch vụ, công nghệ kiến thức nha khoa, tin tức sự kiện, liên hệ phịng khám,
giải trí cho khách hàng, ngồi ra cịn có thống kê lượng truy cập website góp phần tạo
dựng thương hiệu cho phịng khám, có phần tìm kiếm để khách hàng tiếp cận thơng tin
cần thiết dễ dàng hơn. Website cịn có liên kết với google map giúp khách hàng xem vị
trí cũng như khoảng cách đi lại tới phòng khám, và liên kết với kênh truyền thông khác
như FaceBook.
Tuy đã đáp ứng yêu cầu cơ bản nhưng website cịn có nhiều mặt hạn chế. Một số
mục chưa cập nhập thông tin đầy đủ. Tốc độ tải trang của website chưa được cao.
Website chưa tích hợp tính năng tư vấn trực tuyến trên trang, khách hàng muốn liên hệ
phải thông qua email, FaceBook, điện thoại gây bất tiện cho khách hàng. Phịng khám
có một nhược điểm lớn là khơng có bệnh nhân nội chú như trong bệnh viện, khi bệnh
nhân đi khám về có vấn đề khơng biết phải quay lại phịng khám, việc này rất bất tiện,
tốn thời gian và khi quay lại phòng khám thì chưa chắc đã gặp được bác sỹ đã trực tiếp
điều trị cho mình ngay lúc đó vì đặc thù của phòng khám nha khoa Như Ngọc chia ra
làm 2 loại là bác sỹ làm toàn thời gian và bác sỹ làm bán thời gian (một số bác sĩ
vướng có lịch làm việc trong viện, chỉ làm việc trong phịng khám một thời gian cố
định). Bệnh nhân cũng có thể liên lạc với bác sĩ qua điện thoại, các ứng dụng mạng xã
hội như Zalo, FaceBook, …việc tư vấn từ xa khá là tốt tuy nhiên vẫn gây nên khơng ít
khó khăn cho bác sĩ. Khi bệnh nhân liên lạc với bác sĩ, bác sĩ không thể di chuyển ra
phòng khám xem hồ sơ bệnh nhân nên bệnh nhân phải tường thuật lại bệnh và quá
trình điều trị bệnh trước đó cho bác sĩ, có trường hợp bệnh nhân không nhớ hết được
hoặc tường thuật sai dẫn đến việc hỗ trợ chưa được hiệu quả cao. Khơng những thế
cịn mất thời gian đối với cả bệnh nhân và bác sĩ. Hơn nữa, quá trình hỗ trợ từ xa như
hiện tại không được lưu lại, lần hỗ trợ tiếp theo bệnh nhân phải tường thuật thêm các
lần hỗ trợ trước để bác sĩ chuẩn đốn tốt hơn. Và q trình hỗ trợ không được lưu lại,
nếu bác sĩ điều trị cho bệnh nhân sai, khơng có minh chứng lưu lại để bác sĩ đó phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hiện tại việc hỗ trợ bệnh nhân sau khám từ xa của
phịng khám cịn gặp nhiều khó khăn nhưng website lại chưa đáp ứng được tính năng
này và cũng chưa có hệ thống, phần mềm đi kèm đáp ứng nhu cầu này. Vì vậy em đề
xuất đề tài xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều trị bệnh nhân từ xa.
14
2.2.2. Đánh giá dựa trên phiếu điều tra
Trong thời gian thực tập tại phòng khám, em đã tiến hành phát phiếu điều tra và
phỏng vấn trực tiếp các cán bộ nhân viên trong phòng khám kết hợp với việc quan sát
và tìm hiểu. Thơng qua đó, em đã thu được những kết quả cần thiết bao gồm thông tin
chung về phịng khám và các thơng tin về ứng dụng CNTT và HTTT trong phịng
phám để phục vụ trong q trình hỗ trợ điều trị bệnh nhân từ xa.
Số phiếu phát ra: 10 phiếu.
Số phiếu thu về: 10 phiếu.
a) Thực trạng về phần cứng
Phần cứng của phòng khám đã đáp ứng nhu cầu cơ bản phục vụ hoạt động của
phòng khám. Có các thiết bị phần cứng CNTT cơ bản và các thiết bị nha khoa có ứng
dụng CNTT. Nhân viên làm việc trực tiếp tại phòng khám cảm thấy hài lịng về trang
thiết bị phần cứng hiện có của phịng khám. 40% nhân viên cho rằng phòng khám đã
trang bị máy móc thiết bị rất đầy đủ. 40% nhân viên cho rằng đầy đủ, 20% nhân viên
cho rằng khá đầy đủ, khơng có nhân viên nào lựa chọn bình thường hoặc không đầy
đủ. Qua khảo sát 10 nhân viên tại phòng khám về tỷ lệ đáp ứng phần cứng tại phòng
khám với câu hỏi: “Theo anh(chị) trang thiết bị phần cứng của phịng khám(máy tính,
máy in, máy fax,..) đã đáp ứng đủ nhu cầu để phục vụ cho hoạt động của phòng khám
chưa?” thu được kết quả thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
20%
Rất đầy đủ
Đầy đủ
40%
Khá đầy đủ
Bình thường
40%
Khơng đầy đủ
(Nguồn: Phiếu điều tra)
Biểu đồ 2.1. Mức độ đáp ứng phần cứng của phòng khám
15
b) Thực trạng về hệ thống mạng
Hiện tại, tất các máy tính tại phịng khám đa khoa Như Ngọc đều kết nối mạng,
hệ thống mạng phòng khám đang sử dụng mạng internet của nhà mạng VNPT, tốc độ
mạng cũng đã đáp ứng nhu cầu cần thiết về việc sử dụng cũng như nhu cầu hài lòng
của nhân viên làm việc tại phòng khám. Qua khảo sát nhân viên tại phòng khám với
câu hỏi: “Anh(chị) đánh giá như thế nào về tốc độ mạng ở phòng khám hiện nay?” thu
được kết quả như sau:
10% 10%
Rất tốt
Tốt
30%
Khá tốt
Bình thường
60%
Kém
(Nguồn: Phiếu điều tra)
Biểu đồ 2.2. Mức độ đáp ứng hệ thống mạng của phịng khám
Ngồi sử dụng mạng internet, phịng khám cịn sử dụng hệ thống mạng LAN
trong nội bộ trong phòng khám để kết nhiều thiết bị với nhau giúp cho công việc trao
đổi dữ liệu giữa mọi người trở nên dễ dàng không phải mất công di chuyển hay copy
dữ liệu sang một thiết bị di động khác để gửi cho nhau. Qua khảo sát với câu hỏi: “Các
máy tính trong một phịng ban của phịng khám có kết nối với nhau hay không?” 100%
nhân viên đều khẳng định các máy tính trong phịng khám được kết nối Internet và kết
nối với nhau.
c) Thực trạng về ứng dụng phần mềm trong phòng khám
Nhận thấy sự quan trọng của phần mềm trong khám chữa bệnh, phịng khám nha
khoa Như Ngọc ngồi sử dụng các phần mềm sẵn có đã đầu tư thêm phần mềm đặt
mua bên ngồi. Các máy tính tại phịng khám đều sử dụng hệ điều hành Windows,
80% số nhân viên đang sử dụng máy tính có hệ điều hành Windows 10, 20% số nhân
viên đang sử dụng máy tính có hệ điều hành Windows 7. Qua khảo sát nhân viên tại
16
phịng khám với câu hỏi: “Máy tính anh(chị) đang sử dụng cài đặt hệ điều hành nào?”
thu được kết quả như sau:
20%
Windows 10
Windows 7
Windows XP
80%
Linux
Khác
(Nguồn: Phiếu điều tra)
Biểu đồ 2.3. Mức độ xử dụng hệ điều hành của phịng khám
Tình hình ứng dụng phần mềm tại phịng khám được nhân viên sử dụng kết hợp
linh hoạt giúp hiệu quả công việc tăng cao. Các nhân viên ở các phòng ban khác nhau
sử dụng các phần mềm chuyên biệt khác nhau, khả năng đáp ứng nhu cầu của nhân
viên đối với phần mềm đạt mức khá. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại mặt hạn chế, nhân viên
chưa sử dụng hết các tính năng của phần mềm cung cấp. Phần mềm cũng có một số
mặt hạn chế như các tính năng cịn rời rạc chưa kết nối với nhau như lịch sử khám
được lưu lại nhưng bệnh nhân khám lại lần 2 hồ sơ phải nhập lại gây bất tiện cho việc
truy lại dấu vết bệnh nhân khi bệnh nhân khám nhiều lần.
d) Thực trạng ứng dụng CNTT, HTTT trong khám chữa bệnh
Phòng khám nha khoa Như Ngọc đã ứng dụng khá tốt các HTTT trong việc
khám chữa bệnh. Thông qua phiếu khảo sát với câu hỏi ” Máy tính phịng khám đang
sử dụng có hỗ trợ đơn vị trong việc khám chữa bệnh ? ” cho thấy kết quả 100% máy
tính của phịng chun mơn
đều hỗ trợ đơn vị trong khám chữa bệnh. Tại phòng
khám, hồ sơ bệnh án đều được lưu trữ trên máy tính thơng qua phần mềm quản lý bệnh
nhân trong nha khoa.
Theo khảo sát với câu hỏi: “Việc hỗ trợ bệnh nhân sau khám của phòng khám có
gặp khó khăn khơng?” thì 90% các nhân viên đều cho rằng việc hỗ trợ bệnh nhân sau
khám rất khó khăn. 10% cịn lại cho rằng cơng việc này khó khăn. Nguyên nhân do
phần mềm phòng khám đang sử dụng tại không đáp ứng nhu cầu hỗ trợ bệnh nhân sau
khám. Qua khảo sát nhân viên tại phòng khám với câu hỏi: “Phần mềm phòng khám
17
đang sử dụng trong việc lưu trữ hồ sơ khám chữa bệnh có hỗ trợ bệnh nhân sau khám
khơng?” thu được kết quả như sau:
10%
Hồn tồn hỗ trợ
Hỗ trợ
Bình thường
90%
Khơng hỗ trợ
(Nguồn: Phiếu điều tra)
Biểu đồ 2.4. Ứng dụng của phần mềm đang sửa dụng của phòng khám về vấn đề
hỗ trợ bệnh nhân sau khám
Phần mềm sử dụng ở phịng khám chỉ có các chức năng cơ bản như quản lý
thông tin cơ bản, lịch sử khám của bệnh nhân, đặt lịch khám. Thông tin lưu ở phần
mềm chỉ hỗ trợ được bệnh nhân sau khám khi bác sĩ ở phịng khám. Bác sĩ ra khỏi
phịng khám sẽ khơng xem được thông tin bệnh nhân khi bệnh nhân cần hỗ trợ.
Do diện tích phịng khám cũng như đặc thù của phịng khám khơng thể đáp ứng
được nhu cầu đối với bệnh nhân nội chú như trong viện. Nên việc hỗ trợ bệnh nhân
sau khám không được thuận tiện. Nhân viên cho rằng cần nhu cầu lớn trong việc sử
dụng HTTT hỗ trợ bệnh nhân sau khám. Nhưng hiện tại phịng khám nha khoa Như
Ngọc chưa có HTTT hỗ trợ bệnh nhân sau khám. Theo khảo sát điều tra với câu hỏi:
“Theo anh(chị) hiện tại phịng khám có nhu cầu sử dụng HTTT hỗ trợ bệnh nhân sau
khám không?” thu thập được số liệu như sau:
10%
Rất cần thiết
Cần thiết
Khá cần thiết
Bình thường
90%
Khơng cần thiết
(Nguồn: Phiếu điều tra)
Biểu đồ 2.5. Nhu cầu ứng dụng HTTT
giải quyết vấn đề hỗ trợ bệnh nhân sau khám
18
Theo phiếu khảo sát với câu hỏi: “Theo anh(chị) phòng khám có sẵn sàng sử
dụng thêm HTTT mới để hỗ trợ bệnh nhân sau khám không?” thu được kết quả 100%
nhân viên ở phòng khám cho rằng phòng khám sẵn sàng sử dụng thêm HTTT mới. Do
việc hỗ trợ bệnh nhân sau khám ở phòng khám hiện tại đang gặp rất nhiều khó khăn.
2.3. Kết luận
2.3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng hệ thống
Phòng khám đa khoa Như Ngọc là một phịng khám có uy tín hoạt động lâu năm
trong lĩnh vực nha khoa, vì vậy mà phòng khám đã đặt mua phần mềm để hỗ trợ lưu
trữ thơng tin cho phịng khám của mình. Mặc dù, phần mềm cũ đã khá thuận lợi trong
việc hỗ trợ lưu trữ thông tin khám chữa bệnh nhưng vẫn tồn tại một vài khó khăn khi
sử dung.
Thuận lợi
Hệ thống hiện tại có giao diện dễ nhìn và các chức năng dễ dàng sử dụng. Vì vậy
khi xây dựng hệ thống mới ta có thể thiết kế lại các giao diện chức năng tương đồng hệ
thống cũ và bổ sung thêm các chức năng mới.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phòng khám đang sử dụng là MonggoDb (No SQL)
nên rất thuận tiện cho việc bổ sung thêm các bảng dữ liệu (Collection) và sử dụng lại
bảng dữ liệu cũ. Qua đó ta có thể tiết kiệm được thời gian cho q trình nhập lại dữ
liệu vào hệ thống mới.
Khó khăn
Hệ thống được cài đặt trược tiếp trên máy tính tại phịng khám, nên các bác sĩ
khơng thể xem được hồ sơ bệnh án khi hỗ trợ bệnh nhân ngoài giờ làm việc.
Do đã quen sử dụng hệ thống cũ nên khi chuyển sang phần mềm mới khơng
tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ trong khi sử dụng. Điều này có thể dẫn đến giảm
năng suất làm việc của bác sĩ và nhân viên phòng khám
2.3.2. Những ưu, nhược điểm trong xây dựng hệ thống mới
Ưu điểm:
- Vì đã có nền tảng CSDL của hệ thống cũ, chỉ cần bổ sung CSDL cho các chức
năng mới nên q trình phân tích và thiết kế sẽ được rút ngắn thời gian.
- Việc sử dụng hệ thống mới thể hiện sự quan tâm của phịng khám với khách
hàng, qua đó có thể tạo sự tin tưởng cho khách hàng và tăng sức cạnh tranh với các
phòng khám khác trong cùng lĩnh vực.
19