Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

sang kien kinh nghiem lop 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.08 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN I: MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH CỦA ĐẾ TÀI Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ së ban ®Çu rÊt quan träng ë nh©n c¸ch con ngêi. Trong c¸c m«n häc ë tiÓu häc cïng víi m«n TiÕng ViÖt, m«n To¸n cã vÞ trÝ rÊt quan träng v×: C¸c kiÕn thøc, kÜ n¨ng cña m«n To¸n cã rÊt nhiÒu øng dông trong cuéc sèng, chóng rÊt cÇn thiÕt cho ngêi lao động, rất cần thiết để học các môn học khác và học tiếp Toán ở Trung học. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học đợc hình thành chủ yếu bằng thực hành, luyện tập và thờng xuyên đợc ôn tập, củng cố, phát triển, vận dụng trong học tập và trong đời sống. Nh chúng ta đã biết, căn cứ vào sự phát triển tâm, sinh lí của học sinh Tiểu học mà cÊu tróc néi dung m«n To¸n rÊt phï hîp víi tõng giai ®o¹n ph¸t triÓn cña häc sinh. ë lớp 3, các em đợc học các kiến thức, kĩ năng ở thời điểm kết thúc của giai đoạn 1, chuẩn bị học tiếp giai đoạn sau, cho nên các em phải nắm đợc chắc tất cả các cơ sở ban ®Çu vÒ gi¶i to¸n nãi riªng, tÊt c¶ c¸c kÜ n¨ng kh¸c nãi chung. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong một lớp học, đối tượng học sinh chậm tiến trong các bộ môn nhất là môn Toán là nỗi lo lắng, nhọc nhằn của giáo viên dạy lớp. Đó cũng là thách thức lớn đặt ra cho mỗi giáo viên với bao nỗi khó khăn, trăn trở làm sao để các em nắm được kiến thức toán một cách chắc chắn, nhớ lâu và có thể vận dụng vào các bài tập hàng ngày ở lớp. Sau 2 năm giảng dạy, học hỏi ở đồng nghiệp tôi đã rút ra cho mình được một số biện pháp cụ thể hóa bài dạy giúp học sinh yếu nắm được nội dung từng bài của môn Toán thông qua đề tài : “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 3”. Hy vọng với đề tài này sẽ giúp các em học tập tốt hơn. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Do điều kiện không cho phép, hơn nữa bản thân tôi mới nghiên cứu đề tài này nên tôi chỉ áp dụng cho học sinh đối với lớp tôi chủ nhiệm. Tuy nhiên trong khi áp dụng không tránh những thiếu sót, kính mong các cấp quản lí và các thầy cô đồng nghiệp nhận xét và góp ý chân thành để bản thân hoàn thiện hơn đề tài này. IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong công tác giảng dạy ở trường tiểu học, đòi hỏi giáo viên phải quan tâm đến chất lượng học sinh ở cả ba mức đó là khá giỏi, trung bình và yếu kém. Nhưng làm cách nào mà chúng ta có thể cùng một lúc dạy học cả ba trình độ đó tiếp thu được kiến thức trong khi áp lực về thời gian, nội dung bài học. Với những khó khăn trên, thông qua đề tài này các giáo viên sẽ nắm được một số biện pháp cụ thể hóa bài dạy để hướng dẫn những học sinh yếu kém nắm được kiến thức môn Toán một cách dễ dàng , nhanh chóng, gây được hứng thú cho học sinh trong học tập, không còn cảm giác khó khăn lo sợ khi học môn Toán. Bên cạnh đó những em học sinh khá giỏi lại được ôn lại kiến thức cũ. ---PHẤN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Quá trình dạy học Toán 3 phải góp phần thiết thực vào việc hình thành phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập và làm việc tích cực chủ động khoa học sáng tạo cho học sinh. Cho nên giáo viên cần tổ chức hoạt động học tập thường xuyên tạo ra các tình huống có vấn đề, tìm ra các biện pháp lôi cuốn học sinh tự phát hiện và giải.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> quyết vấn đề bằng cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu kỉ vấn đề đó, huy động các kiến thức và các công cụ đã có để tìm ra con đường hợp lý nhất giải đáp từng câu hỏi đặt ra trong quá trình giải quyết vấn đề, diễn đạt các bước đi trong cách giải, tự mình kiểm tra lại các kết quả đạt được , cùng các bạn rút kinh nghiệm về phương pháp giải. Tuy nhiên để tổ chức được các hoạt động học tập, giáo viên cần xác định được: nội dung toán cần cho học sinh lĩnh hội là gì? Cần tổ chức các hoạt động như thế nào ? Mặt khác nội dung Toán ở lớp 3, được sắp xếp hợp lý phù hợp với nhận thức và sự phát triển của học sinh lớp 3. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Qua 2 năm công tác, tôi nhận thấy không phải học sinh nào cũng làm nhanh, làm đúng và làm thành thạo hai phép tính nhân chia, chưa giải được hoàn chỉnh bài toán giải bằng hai phép tính, còn nhầm lẫn giữa các mạch kiến thức có liên quan với nhau. Nhiều học sinh hết sức lúng túng trong thực hành bảng nhân, bảng chia. Các em còn mắc nhiều lỗi trong khi thực hiện , các lỗi này là rất cơ bản, nó hình thành cho các em kĩ năng tính toán sau này mà chủ yếu lại rơi vào học sinh yếu kém nhiều hơn học sinh khác. Nếu như các em không nắm chắc về kiến thức mà không được giúp đỡ, quan tâm thì các em sẽ không còn khả năng tối thiểu trong thực hành môn toán lớp 3. Như vậy các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong thực hành giải toán. Mặt khác nếu các em học yếu mà giáo viên không quan tâm thì các em không thể thực hiện được, lâu dần các em sẽ chán nản không còn hứng thú trong học tập môn Toán. III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Tìm hiểu đối tượng giáo dục Sau thời gian ôn tập và thông qua khảo sát chất lượng đầu năm, tôi nhận thấy những học sinh đạt điểm trung bình, yếu Toán thường bị hạn chế ở các mặt sau: - Chưa biết đặt tính trong bài tính cộng trừ - Chưa làm được tính cộng trừ có nhớ - Kĩ thuật tính chậm không chính xác - Không thuộc bảng nhân chia - Không nắm vững các nguyên tắc thực hiện phép tính... Sau khi tìm hiểu đối tượng cũng như nguyên nhân hạn chế của học sinh tôi có một số biện pháp sau 2. Cải tiến phương pháp giảng dạy Là giáo viên tôi luôn cố gắng vận dụng những phương pháp mới trong từng tiết dạy: - Lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học sinh. - Xây dựng và phát triển tập thể học sinh đoàn kết, không phân biệt đối xử, tạo điều kiện cho học sinh quan tâm giúp đở lẫn nhau. - Phát huy mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên. - Tạo nên không khí học tập nhẹ nhàng, vui tươi, tránh cho học sinh học vẹt, loại bỏ cách dạy áp đặt. - Nắm được yêu cầu trọng tâm của bài dạy, có hướng về yêu cầu nâng cao..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Đề ra yêu cầu chỉ tiêu phấn đấu cho học sinh cụ thể nhằm kích thích học sinh học tập. - Đặc biệt gần gũi quan tâm học sinh trung bình, yếu. Theo dõi giúp đỡ kịp thời, tạo cho các em có tâm lý thoải mái, yên tâm học tập, từ đó nổ lực phấn đấu trong học tập. - Song song với dạy kiến thức mới, giáo viên cần củng cố kiến thức cũ có liên quan đến bài mới mà học sinh đã hỏng. - Luyện tập kiến thức toán phù hợp với đối tượng học sinh yếu sau đó nâng dần lượng kiến thức. - Phụ đạo học sinh yếu mỗi ngày và ngay từ đầu năm. 3. Hướng dẫn truyền thụ kiến thức Bên cạnh những biện pháp đã thực hiện ở trên, giáo viên còn phải chú ý thêm khi truyền thụ kiến thức Toán cho học sinh chậm tiến. Ở đối tượng này giáo viên cần miêu tả cụ thể để gợi nhớ cho các em khắc sâu hơn kiến thức đã học, nhớ lâu và có thể vận dụng được khi giải các bài tập luyện tập. a. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10.000 - Nên cho các em ôn lại các bài tính cộng trừ đơn giản ( không nhớ) đến hàng trăm, hàng nghìn - Cộng nhẩm, trừ nhẩm các cặp số có cùng chữ số VD: 6 + 6, 7 + 7, 15 - 5, 16 - 6,..........để các em bắt đầu quen dần với cách nhẩm. - Nâng dần bài tính cộng trừ hai số hai số không cùng chữ số ( có nhớ ) * Ở dạng này, các em chưa biết lấy số bị trừ trừ đi số trừ mà cứ lấy số lớn trừ đi số nhỏ. Để tránh nhầm lẩn cho các em tôi hướng dẫn các em một cách đơn giản, ngắn gọn cụ thể: + Cộng hay trừ đều bắt đầu từ trên xuống. + Số nhớ ở hàng sau cộng thêm vào số nhớ ở hàng trước nó bằng cách chấm 1 chấm. VD: 26 32 + .47 - .16 73 16 - Làm như thế các em đỡ phải lúng túng vất vả nhớ lại các số b.Phép nhân chia trong phạm vi 10.000 - Phát huy vai trò đôi bạn học tập, tôi cho các em ôn lại các bảng nhân chia, đã học các em có thể vận dụng bảng nhân để thực hiện phép chia. VD: 24 : 3 = 8 vì 8 x 3 = 24 - Một số trường hợp đơn giản thường gặp khi nhẩm như: 60 x 3 = 180 60 : 3 = 20 600 x 3 = 1800 900 : 3 = 300 6000 x 3 = 18000 9000 : 3 = 3000 - Đối với các em trung bình yếu, tôi hướng dẩn các em nhẩm đơn giản bằng cách: lấy 6 nhân 3 được 18, sau đó đếm xem có bao nhiêu chữ số 0 thì ghi vào tích. Đối với phép chia cũng tương tự như vậy chỉ cần lấy 9 : 3, bao nhiêu chữ số 0 thì mang sang thương. c. Nhân chia số có hai ba bốn chữ số cho số có một chữ số.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Phương pháp chủ yếu được sử dụng là làm mẫu trên các ví dụ cụ thể. Từ đó phương pháp hướng dẫn học sinh cách đặt tính và tính. Đối với những trường hợp cần lưu ý: Như phép chia có số "0" ở thương, ước lượng thương chưa hết, nhớ khi nhân chưa đúng, …. Giáo viên cần đưa ra các bài tập dưới dạng này để học sinh lưu ý hơn. Với nội dung về phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 3, để hình thành kiến thức mới cho học sinh thì phương pháp chủ yếu trực quan, kết hợp làm mẫu; để rèn luyện kĩ năng thì phương pháp chủ yếu là thực hành-luyện tập. Tuy nhiên, trong quá trình học sinh thực hành luyện tập giáo viên phải tăng dần mức độ, yêu cầu, độ khó của bài tập; tạo điều kiện cho học sinh tự huy động kiến thức sẵn có để làm bài; đồng thời rèn cho học sinh khả năng tự kiểm tra, đánh giá mình và đánh giá các bạn. Như vậy khi sử dụng phương pháp dạy học phép nhân, phép chia số tự nhiên ở lớp 3 chúng ta cần quan tâm đến đặc điểm nhận thức của học sinh và cần sử dụng các phương pháp kích thích tư duy trưù tượng, khả năng so sánh, khái quát hoá, tổng hợp hoá cho học sinh. * Phép nhân - Khi nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số có nhớ một, hai hoặc ba lần liên tiếp, học sinh thường chỉ nhớ lần đầu tiên mà quên không nhớ các lần tiếp theo. VD: 1818 hoặc 2461 X 4 x 3 4272 7283 - Trong phép nhân có nhớ nhiều hơn 1(nhớ 2, nhớ 3,…) học sinh thường chỉ ghi 1 hoặc ghi hàng chục nhớ hàng đơn vị. VD: 234 Hoặc 27 x 4 x 4 981 990 - Đối với hai lỗi trên, giáo viên cần khắc phục cho học sinh bằng cách: Trước hết yêu cầu các em nhẩm thầm trong khi tính (vừa tính, vừa nhẩm) như phép tính mẫu trong sách giáo khoa và viết số cần nhớ ra lề phép tính và luôn luôn ghi nhớ, đối với phép nhân có nhớ nhiều hơn một thì khi ghi kết quả các em phải ghi hàng đơn vị và nhớ hàng chục VD: 8 nhân 6 bằng 48 viết 8 (viết hàng đơn vị) nhớ 4 (nhớ hàng chục) - Lúc đầu khi mới học nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số, học sinh thường hay sai trong khi ghi kết quả : VD: 27 hoặc 236 X 3 x 3 621 6918 - Ở đây giáo viên cần giải thích cho học sinh rằng: Nếu làm như vậy thì tích có tới 62 chục nhưng thực chất chỉ có 8 chục mà thôi. Vì: - Ở lượt nhân thứ nhất: 3 nhân 7 đơn vị được 21 đơn vị, tức là hai chục và 1 đơn vị viết 1 ở cột đơn vị, còn 2 chục nhớ lại (ghi hai chấm tức là nhớ 2 bên lề phép nhân ở hàng chục) để khi thực hiện lượt nhân thứ hai xong sau đó thêm hai chục đã nhớ vào lượt nhân thứ hai..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Ở lượt nhân thứ hai: 3 nhân 2 chục được 6 chục, thêm hai chục đã nhớ là tám chục, viết 8 vào cột chục. - Giáo viên cũng có thể phân tích số hạng thứ nhất ra thành tổng rồi hướng dẫn học sinh thực hiên: * Phép chia - Học sinh thường ước lượng thương sai trong phép chia có số dư nên dẫn đến tìm được số dư lớn hơn số chia và lại thực hiên chia số dư đó cho số chia. Cuối cùng, tìm được thương lớn hơn số bị chia. Nguyên nhân của lỗi này là học sinh không nắm được quy tắc, số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia thì mới cho kết quả chia đúng. VD: 47 2 Hoặc 94 2 Hoặc 95 2 4 221 6 317 3 317 07 3 15 4 2 1 3 14 2 14 1 0 - Khi dạy dạng bài phép chia này thì giáo viên luôn cho học sinh ghi nhớ cách ước lượng thương trong phép chia, cần ghi nhớ số dư luôn luôn nhỏ hơn số chia và thương luôn luôn nhỏ hơn số bị chia. VD: 48 : 5 = ? - Cách thứ nhất có thể cho học sinh đếm ngược từ 48 cho đến khi gặp một tích (hoặc số bị chia) trong bảng nhân 5 (chia 5) 48; 47; 46 ; 45. 45 : 5 = 9 .Vậy 48 : 5 = 9 (dư 3). Số dư là 3 thì nhỏ hơn số chia là 5. Tương tự như vậy khi gặp số bị chia có dư, học sinh không mấy gặp khó khăn khi xác định thương và số dư ( học sinh luôn luôn ghi nhớ số dư trong mỗi lần chia đều phải nhỏ hơn số chia) - Cách thứ hai tìm số lớn nhất (không vượt quá 48) trong các tích (số bị chia) của bảng nhân (chia 5) ta được 45;45 : 5 = 9 mà 48 lớn hơn 45 ba đơn vị. Vậy 48 : 5 = 9 (dư 3). - Khi dạy về nhân chia ngoài bảng, giáo viên yêu cầu học sinh học thật thuộc và nắm thật chắc các bảng nhân, chia trước khi dạy chia viết. Dạy cho học sinh phải từ dễ đến khó. - Một sai lầm nữa của học sinh là các em quên ghi số "0" trong phép chia có chữ số "0" ở thương, dẫn đến thương luôn thiếu đi một số. Như vậy kết quả cuối cùng của phép chia sai. VD: 4218 : 6 = ? Học sinh thực hiện như sau: 4218 6 42 73 018 18 0 - Do học sinh không nắm được quy tắc thực hiện chia viết có bao nhiêu lần chia thì có bấy nhiêu chữ số được viết ở thương. Giáo viên cũng cần cho học sinh lưu ý: Chỉ duy nhất trong lần chia đầu tiên là được lấy nhiều hơn một chữ số ở số bị chia để chia, còn các lần chia tiếp theo lấy từng chữ số để chia và khi lấy một chữ số để chia thì phải.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> viết được một chữ số ở thương. Trường hợp ở lần chia thứ hai trở lên, nếu số bị chia nhỏ hơn số chia thì bắt buộc chúng ta phải ghi vào thương một chữ số "0".Bên cạnh đó giáo viên cũng yêu cầu học sinh phải viết đủ phép trừ ở các lượt chia như sau: VD: 1232 4 học sinh 1232 4 03 308 12 308 32 03 0 0 32 32 0 d. Về đại lượng và đo đại lượng - Đối với học sinh khá giỏi các em nắm rõ mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng, đo thời gian: VD: 1 km = 1000m 1 kg =1000 g 1m = 100 cm 1 giờ = 60 phút - Riêng đối với học sinh trung bình, yếu một cách để các em nhận biết mối quan hệ giữa các đơn vị là: cho các em kẻ bảng đơn vị đo độ dài và ghi nhớ mỗi đơn vị đo hơn kém nhau 10 đơn vị. Lớn hơn m Nhỏ hơn m. km. hm. dam. m. dm. cm. mm. - Vậy muốn đổi đơn vị đo từ lớn đến bé ta cứ thêm vào bên phải mỗi đơn vị là một con số 0 và ngược lại bới đi mỗi đơn vị một con số 0 ( đổi từ bé đến lớn ) VD: 1dam = 10 m 100 cm = 1 m Km hm dam m dm cm mm 1 0 1 0 0 - Cứ như thế các em thực hiện nhiều lần cho thành thạo và học thuộc bảng đơn vị đo. - Chuyển đổi số đo độ dài có tên hai đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo bằng cách đổi từng đơn vị đo ( nếu cùng đơn vị thì giữ nguyên) sau đó cộng lại. VD: 8m 35 cm = 835 cm ( 8m = 800 cm + 35 cm = 835 cm) e. Về so sánh số lượng - Khi dạy bài gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một số lần. Để khắc sâu kiến thức của các tiết này tôi dung tiếng gấp và cần nhấn mạnh gấp có nghĩa là nhiều lên ta phải làm phép tính nhân. VD: Năm nay em 6 tuổi, tuổi chị gấp 2 lần tuổi em. Hỏi năm nay chị bao nhiêu tuổi? ( 6 x 2 = 12 tuổi) - Giảm một số đi một số lần tôi cũng dùng tiếng giảm, nhấn mạnh giảm là ít ta phải làm tính chia VD: Mẹ hái được 40 quả cam, sau khi đem bán thì số bưởi giảm đi 4 lần. Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu quả cam? ( 40 : 4 = 10 quả cam).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tóm lại: Nếu gấp lên thì làm phép tính nhân Nếu giảm đi thì làm phép tính chia f. Yếu tố hình học - Khi dạy tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật các em dễ nhầm lẫn với tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật nên còn lúng túng khi áp dụng công thức mặc dù các em đã học thuộc công thức tính. * Chu vi hình vuông = cạnh x 4 * Diện tích hình vuông = cạnh x cạnh * Chu vi hình chữ nhật = ( dài + rộng ) x 2 * Diện tích hình vuông = dài x rộng - Tôi cho một vài ví dụ gần gũi cụ thể để các em hình dung được diện tích là gì ? chu vi là gì? Từ đó giúp các em hiểu rõ hơn khái niệm chu vi, diện tích để áp dụng đúng công thức tính. VD: Tấm bảng con: Chu vi là viền bên ngoài của bảng có 4 cạnh Diện tích là bề mặt của bảng g. Tính giá trị biểu thức số có dến hai dấu phép tính không có dấu ngoặc - Đây là một dạng toán khó đối với các em trung bình yếu, các em còn lúng túng không biết tính phép tính nào trước, phép tính nào sau ( dù giáo viên đã hướng dẫn quy tắc tính trước khi thực hiện tôi đã quy ước tính cho các em: Nhóm 1: cộng, trừ Nhóm 2: nhân, chia - Biểu thức nào có chứa 2 dấu thuộc nhóm 1 ( hoặc nhóm 2) thì thực hiện các phép tính từ trái sang phải. - Biểu thức nào có chứa hai dấu lẫn lộn giữa nhóm 1 và nhóm 2 thì phải thực hiện x, : 9 nhóm 2) trước, =, - ( nhóm 1) sau. VD: * 15 + 20 – 10 = 35 – 10 = 25 * 5 x 6 : 2 = 30 : 2 = 15 * 29 + 27 : 9 = 29 + 3 = 32 - Khi nắm được quy tắc các em thực hiện tính một cách dễ dàng hơn và hứng thứ học tập hơn. - Sau khi nắm được quy ước đơn giản để thực hiện phép tính, tôi tiếp tục hướng dẫn các em trình bày biểu thức: * Vị trí số nào đứng trước khi thực hiện tính, ta ghi kết quả ở vế trước. * Vị trí số nào đứng sau khi thực hiện tính, ta ghi kết quả ở vế sau. VD: 500 + 6 x 7 = 500 + 42 = 542 Tránh 86 – 10 x 3 = 30 – 86 = 56 - Cách tính thì đúng nhưng cách trình bày thì sai h. Khi dạy về giải toán - Đối với những bài toán giải bằng hai phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Khi gặp dạng toán này học sinh khá giỏi tự tìm ra cách giải, còn đối với các em trung bình yếu thì vượt quá khả năng. Các em thường lúng túng không biết đặt lời giải.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> như thế nào cho đúng. Hay nói đúng hơn các em không tìm được cách giải. Trong trường hợp này tôi luôn nhắc nhở các em và hướng dẫn cách giải như sau: * Bước 1: Đặt lời giải thứ hai và phép tính thứ hai trước, mà lời giải thứ hai bao giờ cũng dựa vào câu hỏi bài toán. * Bước 2: Ta suy ngược ra dữ liệu nào đã có rồi, dữ liệu nào chưa có cần phải tìm đó là lời giải thứ nhất và phép tính thứ nhất. VD: Bể thứ nhất có 8 con cá, bể thứ hai có nhiều hơn bể thứ nhất 3 con cá. Hỏi cả hai bể có bao nhiêu con cá? Hướng dẫn giải: - Sau khi tìm hiểu đề bài, tóm tắt đề bài giáo viên hướng dẫn các em tìm cách giải như sau: * Bước 1: Dựa vào câu hỏi bài toán : “ Hỏi cả hai bể có bao nhiêu con cá?” để tìm lời giải thứ hai và phép tính thứ hai. Lời giải thứ hai: Số cá ở cả hai bể có là: Số cá bể 1 + Số cá bể 2 (8 + ?) - Số cá ở bể 2 chưa biết phải cần tìm * Bước 2: Đi tìm số cá bể 2 Lời giải 1 : Số cá bể thứ 2 có là: Số cá bể 1 + phần hơn ( 8 + 3 ) => Tìm được số cá ở bể thứ 2 ta thế vào phép tính tính thứ 2 để giải * Hướng dẫn trình bày Bải giải Số cá ở bể thứ hai có là: 8 + 3 = 11 ( con cá ) Số cá ở cả hai bể có là: 11 + 8 = 19 ( con cá ) IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sau khi áp dụng các biện pháp đó vào thực tiễn dạy học. Tôi đã thu được kết quả rất khả quan. Hiện nay hầu hết các em đang học ở lớp 3 đều thực hiện được các bảng nhân bảng chia, nhân chia ngoài bảng, nhân có nhớ và chia có dư các em đều nắm khá tốt cách thực hiên kể cả học sinh yếu. Các em tự làm các bài tập về nhân chia mà không cần hướng dẫn. Vì vậy kết quả giữa kỳ I môn toán vừa qua tất cả học sinh lớp 3 đều có học lực trung bình trở lên, không còn học sinh yếu. Như vậy so với kết quả năm ngoái, chất lượng học sinh rất tốt, tỉ lệ học sinh khá, giỏi cao. Đó là một thành công bước đầu khi áp dụng phương pháp này của bản thân. KẾT QUẢ GIỮA KỲ I GIỎI SL. TL %. KHÁ SL. TL %. TRUNG BÌNH SL. TL %. YẾU SL. TL %.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Năm học 20112012. 2. 6.67 %. 12. 40%. 13. 43.3%. Năm học 20122013. 10. 33.3 %. 15. 50%. 5. 16.67%. 3. 10%. ----. PHẦN III. KẾT LUẬN I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ những nguyên nhân trên tôi rút ra được bài học kinh nghiệm: - Cả giáo viên và học sinh phải kiên trì trong giảng dạy cũng như trong học tập. - Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình, yêu cầu dạy đúng trình tự, đúng phương pháp cho từng bài. - Biết phát huy ưu điểm, động viên tinh thần học tập của các em kịp thời đúng lúc. - Giúp các em tự tin, xóa dần mặc cảm tự ti ở bản thân, từ đó các em mới thấy niềm vui trong học tập. - Giáo viên phải chú trọng rèn kĩ năng thực hành tính toán càng nhiều càng tốt. - Giáo viên phải nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo trong cách dạy, hướng dẫn phải hệ thống ngắn gọn, rõ ràng và cụ thể để học sinh dễ nắm, dễ nhớ, dễ làm. - Phải học tập ở đồng nghiệp, ở môi trường xung quanh để nâng cao tay nghề. - Chú trọng quan tâm đế học sinh trung bình yếu để kịp thời giúp đỡ. - Phối hợp chặt chẽ với các đối tượng ngoài lớp: Đoàn thể, địa phương, phụ huynh học sinh, để giúp các em tạo điều kiện cho các em học tốt. - Xây dựng và phát triển tập thể lớp vững mạnh làm nòng cốt giúp đỡ và thu hút các em. II. Ý NGHĨA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Qua nghiên cứu đề tài này, tôi thấy: Nếu giáo viên tiểu học nắm vững được bản chất toán học của các mạch kiến thức nói chung, của số học nói riêng; Nắm được sự thể hiện các nội dung cơ bản trong kiến thức đó trong SGK thì chắc chắn rằng việc dạy và học sẽ tốt hơn. Vì vậy có hiểu đúng, xác định đúng trọng tâm kiến thức của từng loại bài thì chúng ta mới truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách linh hoạt nhất, chắc chắn nhất..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Hơn nữa, bằng việc tìm hiểu cách sắp xếp nội dung dạy học trong từng bài trong SGK, thì giáo viên sẽ thấy được mối liên quan mật thiết giữa các bài học nó liên kết với nhau theo trình tự từ thấp đến cao. Từ đó chúng ta chú ý nâng cao vốn kiến thức đã có của học sinh để hình thành cho các em vốn kiến thức mới, kiến thức cao hơn, cần thiết hơn để làm cơ sở cho các em học tiếp môn toán sau này. Việc nắm được đặc điểm nhận thức của học sinh, các phương pháp sử dụng trong dạy học phép nhân, phép chia các số tự nhiên; định hướng đổi mới phương pháp dạy học sẽ giúp giáo viên lựa chọn và vận dụng phương pháp dạy học đúng kiến thức đúng kĩ năng, phát huy được tối đa khả năng học tập của học sinh, tạo cho các em tính tự lập sau này. Nói tóm lại, việc tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy học toán nói chung, nội dung phương pháp dạy học phép nhân, phép chia số tự nhiên nói riêng là hết sức cần thiết trên cơ sở hình thành cho các em học về phân số, số thập phân sau này. Như vậy, qua việc thực hiện nội dung nghiên cứu trên, cho chúng ta thấy được tầm quan trọng trong việc giúp học sinh học tốt nhân, chia số tự nhiên là một công việc mà đòi hỏi mỗi giáo viên chủ nhiệm cần kiên trì, nhẫn nại mới thực hiện được, vì kết quả đem lại không phải ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình học tập và rèn luyện hết sức khó khăn đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì chỉ bảo tận tuỵ và theo dõi từng bước tiến bộ của các em. III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI Trên đây tôi đã trình bày một số biện pháp giúp học sinh yếu học tốt môn Toán lớp 3. Với biện pháp này có thể áp dụng với tất cả đối tượng học sinh khối 3, mang lại kết quả khá cao trong học tập của học sinh. Bởi từ các biện pháp này giáo viên sẽ giúp các em nắm được các kiến thức Toán một cách dễ dàng, dễ nhớ mà không nhầm lẫn giữa các mạch kiến thức. Đó cũng là mong mỏi của tất cả giáo viên. IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ: - Để thực hiện được công việc này thì giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên theo dõi, uốn nắn các em hướng dẫn các em thực hành thường xuyên nhất là đối với học sinh yếu. - Giáo viên cần chú ý những học sinh các biệt vì các em chậm chạp hơn so với các bạn trong lớp, giáo viên nên hướng dẫn cho em nhiều hơn hoặc chỉ định bạn học giỏi giúp đỡ em nhiều hơn để em thực hiện được như các bạn. Phú Vĩnh ngày 15 tháng 11 năm 2012 Người viết. Phạm Tấn Phong.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×