Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tổng hợp ĐỀ THI&Đ/A NGỮ VĂN lớp 10(chuyên LHP NĐ từ năm 2017-2021)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.58 KB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NAM ĐỊNH

Năm học: 2017-2018

Môn: Ngữ văn (chuyên)
ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài:150 phút.
(Đề thi gồm: 02 trang)

Phần I. Đọc - hiểu văn bản (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CỔ TÍCH VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA NGƯỜI MẸ
“Ngày xưa, khi tạo ra người mẹ đầu tiên trên thế gian, ông Trời đã làm việc
miệt mài suốt sáu ngày liền, quên ăn quên ngủ mà vẫn chưa xong việc. Thấy vậy,
một vị thần bèn hỏi: “Tại sao ngài lại mất quá nhiều thời giờ cho tạo vật này?”.
Ông Trời đáp: “Ngươi thấy đấy, đây là một tạo vật cực kì phức tạp gồm hai
trăm bộ phận có thể thay thế nhau và cực kì bền bỉ, nhưng lại khơng là gỗ đá vơ tri
vơ giác. Tạo vật này có thể sống bằng nước lã và thức ăn thừa của con nhưng lại đủ
sức ơm ấp trong vịng tay nhiều đứa con một lúc. Nụ hơn của nó có thể chữa lành
mọi vết thương, từ vết trầy trên đầu gối cho tới một trái tim tan nát. Ngoài ra, ta định
ban cho vật này có thể có sáu đơi tay”.
Vị thần nọ ngạc nhiên: “Sáu đơi tay? Khơng thể tin được!”
Ơng Trời đáp lại: “Thế cịn ít đấy. Nếu có ba đơi mắt cũng chưa chắc đã đủ”.
– Vậy thì ngài sẽ vi phạm các tiêu chuẩn về con người do chính ngài đặt ra
trước đây – vị thần nói.
Ơng Trời gật đầu thở dài: “Đành vậy. Sinh vật này là vật ta tâm đắc nhất trong


những gì ta đã tạo ra, nên ta dành mọi sự ưu ái cho nó. Nó có một đơi mắt nhìn xun
qua cánh cửa đóng kín và biết được lũ trẻ đang làm gì. Đơi mắt thứ hai ở sau gáy để
nhìn thấy mọi điều mà ai cũng nghĩ là không thể biết được. Đôi mắt thứ ba nằm trên
trán để nhìn thấu ruột gan của những đứa con lầm lạc. Và đôi mắt này sẽ nói cho
những đứa con đó biết rằng mẹ chúng luôn hiểu, thương yêu và sẵn sàng tha thứ cho
mọi lỗi lầm của chúng, dù bà khơng hề nói ra”.
Vị thần nọ sờ vào tạo vật của ông Trời đang bỏ công cho ra đời và kêu lên:
– Tại sao nó lại mềm đến thế?
Ơng Trời đáp: “Vậy là người chưa biết hết. Tạo vật này rất cứng cỏi. Người
không thể tưởng tượng nổi những khổ đau mà tạo vật này sẽ phải chịu đựng và những
cơng việc mà nó phải hoàn tất trong cuộc đời.”
Vị thần dường như phát hiện ra điều gì bèn đưa tay sờ lên má người mẹ đang
được ông Trời tạo ra: “Ồ, thưa ngài. Hình như ngài để rớt cái gì ở đây”.
– Khơng phải. Đó là những giọt nước mắt đấy – ơng Trời thở dài.
– Nước mắt để làm gì, thưa ngài – vị thần hỏi.
– Để bộc lộ niềm vui, nỗi buồn, sự thất vọng, đau đớn, đơn độc và cả lòng tự
hào, những thứ mà người mẹ nào cũng sẽ trải qua”.
(Dẫn theo: truyenngan.com.vn)
1


Và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Câu 1. (0,5 điểm)
Xác định thành phần trạng ngữ trong câu văn mở đầu văn bản.
Câu 2. (0,25 điểm)
Câu văn kết thúc văn bản thuộc kiểu nào xét về cấu tạo ngữ pháp?
Câu 3. (1,25 điểm)
Chỉ ra những yếu tố thể hiện tính chất “cổ tích” của câu chuyện trong văn bản.
Câu 4. (1,0 điểm)
Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai? Cách xây dựng nhân vật chính

có gì đặc sắc?
Câu 5. (1,0 điểm)
Dụng ý của người viết khi kể chuyện “Cổ tích về sự ra đời của người mẹ”.
Phần II. Tập làm văn (6,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
Lấy “Đôi mắt mẹ” làm tựa đề, viết đoạn văn nghị luận (dài không quá 1/2
trang giấy thi).
Câu 2. (4,5 điểm)
“… Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lí được khắc họa bằng tất
cả tài nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu về thời đại mình và phải miêu
tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo”.
(Ra-xun Gam-da-tốp)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào?
Phân tích bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu (Ngữ văn 9, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam) làm sáng tỏ ý kiến ấy.
HẾT

Họ và tên thí sinh:…………………………..

Họ tên, chữ ký GT 1:………………………

Số báo danh:………………………………..

Họ tên, chữ ký GT 2:……………….....…...

2


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Năm học: 2017-2018

Môn: Ngữ văn (chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút.

Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Câu 1. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu văn mở đầu văn bản. (0,5 điểm)
Thành phần trạng ngữ trong câu văn mở đầu văn bản: Ngày xưa và khi tạo ra
người mẹ đầu tiên.
HS nêu đúng 1 trạng ngữ cho 0,25 điểm.
Câu 2. Câu văn kết thúc văn bản thuộc kiểu nào xét về cấu tạo ngữ pháp? (0,25 điểm)Câu
văn kết thúc văn bản thuộc kiểu câu rút gọn.
Câu 3. Chỉ ra những yếu tố thể hiện tính chất “cổ tích” của câu chuyện trong văn bản. (1,25 điểm)
Những yếu tố thể hiện tính chất “cổ tích” của câu chuyện trong văn bản.
Yếu tố 1: Cách đặt nhan đề; cách mở đầu bằng “Ngày xưa”;
Yếu tố 2: Nhân vật: ông Trời, vị thần; người mẹ có 200 bộ phận có thể thay thế
nhau, có 6 đơi tay, 3 đơi mắt,…
Yếu tố 3: Cốt truyện: nói về sự ra đời của người mẹ đầu tiên trên thế gian do ôngTrời
tạo ra trong suốt 6 ngày quên ăn quên ngủ.
Yếu tố 4: Chi tiết tạo vật – người mẹ, có thể sống bằng nước lã và thức ăn thừa
của con, nhưng đủ sức ôm ấp trong tay nhiều đứa con một lúc; nụ hôn; đôi mắt,…
Cách chấm điểm:
Mức 1: nêu đúng từ 3 đến 4 yếu tố trên hoặc nêu 4 yếu tố nhưng không đầy đủ,
được 1,25 điểm.
Mức 2: nêu đúng 2 yếu tố trên hoặc nêu 3 yếu tố nhưng không đầy đủ, được 1,0 điểm.
Mức 3: nêu đúng 1 trong các yếu tố 2,3,4 hoặc nêu 2 yếu tố trên nhưng không
đầy đủ, được 0,75 điểm.
Mức 4: nêu đúng yếu tố 1 hoặc nêu đúng nhưng không đầy đủ 1 trong các yếutố
2,3,4 được 0,5 điểm.
Mức 5: không trả lời hoặc sai hồn tồn được 0 điểm.

Câu 4. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai? Cách xây dựng nhân vật chính có
gì đặc sắc? (1,0 điểm)
Ý 1: Nhân vật chính trong câu chuyện trên là người mẹ. (0,25 điểm)
Ý 2: Cách xây dựng nhân vật chính đặc sắc ở chỗ: người mẹ được khắc họa gián tiếp
thơng qua cuộc trị chuyện của ông Trời và vị thần (0,25 điểm); bằng các chi tiết, hình
ảnh có tính chất hoang đường, khơng có thực, giàu ý nghĩa biểu tượng (về ngoại hình,
về tính cách, phẩm chất), ví dụ như “nụ hơn”, “đơi mắt”, “giọt nước mắt”… (0,5
điểm).
Ý 2 cho điểm như sau:
Mức 1: nêu đúng và đầy đủ như trên được tối đa 1,75 điểm.
Mức 2: nêu đúng nhưng không đầy đủ được từ 0,25 đến 0,75 điểm.
Mức 3: không trả lời hoặc sai hoàn toàn được 0 điểm.
Câu 5. Dụng ý của người viết khi kể chuyện “Cổ tích về sự ra đời của người mẹ”. (1,0 điểm)
3


Ý 1: Thể hiện thái độ, tình cảm của người viết: ca ngợi, tơn vinh hoặc lí giải một
cách thú vị … về người mẹ (0,25 điểm)
Ý 2: Thể hiện sự vĩ đại của người mẹ: sức chịu đựng phi thường; lòng yêu thương,
vị tha cao cả, đức hi sinh; sự thấu hiểu, sự trải đời và lòng bao dung vô hạn; nghị
lực cứng cỏi, tâm hồn dịu dàng, đa cảm... (0,75 điểm).
Ý 2 cho điểm như sau:
Mức 1: nêu đúng từ 3 đến 4 ý nhỏ hoặc nêu không đầy đủ 4 ýnhư trên được tối đa 0,75 điểm.
Mức 2: nêu đúng 2 ý nhỏ hoặc nêu không đầy đủ 3 ý như trên được 0,5 điểm.
Mức 3: nêu đúng 1 ý nhỏ hoặc nêu không đầy đủ 2 ý như trên được 0,25 điểm.
Mức 4: không trả lời hoặc sai hoàn toàn được 0 điểm.
Phần II: (6,0điểm)
Câu 1: 1,5 điểm
Lấy “Đôi mắt mẹ” làm tựa đề, viết đoạn văn nghị luận (dài không quá 1/2 trang giấy thi).
Yêu cầu chung: Đây là câu hỏi mở (có nhiều phương án trả lời), kết nối kĩ năng

tạo lập đoạn với kĩ năng đọc hiểu, gắn với trải nghiệm của cá nhân; địi hỏi HS biết
tích hợp kiến thức đọc hiểu trong phần I, để viết đoạn văn nghị luận xã hội có chủ
đề “Đơi mắt mẹ”. “Đơi mắt” có thể hiểu nghĩa thực và nghĩa bóng: cái nhìn, quan
điểm của mẹ; tâm hồn, tình cảm của mẹ (tình yêu thương, sự thấu hiểu, sựtinh tế
của người mẹ - như trong một đoạn của văn bản phần đọc hiểu đã nói). HS có thể
kết hợp nghị luận với các phương thức biểu đạt khác (tự sự, miêu tả, biểu cảm,…)
một cách phù hợp, hiệu quả nhưng phương thức biểu đạt chính phải lànghị luận
(nêu ý kiến, luận bàn về đôi mắt mẹ; khác với miêu tả vẻ đẹp đôi mắt hoặc nêu cảm
xúc về đôi mắt của mẹ). Câu hỏi này có khả năng phát hiện HS có năng lực cảm
xúc, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Cụ thể:
- Nêu được ý kiến rõ ràng về “Đơi mắt mẹ”; có lập luận thuyết phục. (0,75 điểm)
HS có thể triển khai đoạn văn theo một trong những hướng sau hoặc theo cáchkhác
nhưng cần đảm bảo nêu được ý kiến và biết dùng thao tác chứng minh, giảithích,
hoặc phân tích… để lập luận:
+ Trong mắt mẹ, con dù lớn vẫn thấy mình bé bỏng.
+ Hạnh phúc lớn nhất của người con là mỗi bước đi đều có đơi mắt mẹ dõi nhìn…
+ Nhìn vào đơi mắt mẹ mỗi người con đều nhận ra…
- Đảm bảo hình thức đoạn văn (các câu liên kết với nhau cùng làm rõ chủ đề “Đôi
mắt mẹ”; chữ đầu tiên của đoạn thụt vào đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu, khơng
xuống dịng); dung lượng khơng q 1/2 trang giấy thi. (0,5 điểm).
- Diễn đạt lưu lốt, khơng mắc hoặc chỉ mắc 1 đến 2 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
(0,25 điểm).
Cách cho điểm:
Mức 1: đảm bảo tốt hoặc tương đối tốt các yêu cầu nêu trên nhưng có sáng tạo, văn cảm xúc
được tối đa 1,5 điểm.
Mức 2: đảm bảo là một đoạn văn nghị luận có chủ đề “Đơi mắt mẹ”, nhưng ý
cịn nghèo, lập luận chưa thuyết phục hoặc diễn đạt lủng củng, mắc hơn 2 lỗi chính
tả, dùng từ đặt câu, được 1,0->1,25.
4



Mức 3: viết lại ý của đoạn văn về đôi mắt mẹ trong văn bản phần đọc hiểu bằng ngôn ngữ của
mình, được 0,75 điểm.
Mức 4: về cơ bản nhắc lại gần như nguyên văn, có thay đổi một số từ ngữ đoạn văn vềđôi mắt
mẹtrong văn bản phần đọc hiểu, cho 0,25->0,5 điểm.
Mức 5: đoạn văn không phải là nghị luận hoặc lạc chủ đề cho 0 điểm.
Câu 2: 4,5 điểm
“… Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lí được khắc họa bằng tất
cả tài nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu về thời đại mình và phải miêu
tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, khơng một chút giả tạo”.
(Ra-xun Gam-da-tốp)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào?
Phân tích bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu (Ngữ văn 9, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam) làm sáng tỏ ý kiến ấy.
Yêu cầu về nội dung: 4,0 điểm
Ý 1: Trình bày ý hiểu về ý kiến: (chỉ yêu cầu HS trả lời câu hỏi nghĩa là gì,
khơng u cầu giải thích vì sao). (0,5 điểm)
- Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lí được khắc họa bằng tất cả tài
nghệ của nhà văn: điều cốt lõi, cơ bản đầu tiên tạo nên giá trị của tác phẩm chính
là hiện thực cuộc sống khách quan được phản ánh một cách trung thực, sinh động
đúng như chúng vốn có, nên có, bằng tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ. (0,25
điểm)
- Muốn vậy người nghệ sĩ “cần phải hát đúng giai điệu về thời đại mình” (thể hiện
được khơng khí, hơi thở của thời đại mình) miêu tả nó một cách trung thực bằng
những hình ảnh hấp dẫn, khơng một chút giả tạo (phản ánh chính xác, khách quan
bằng những hình ảnh tự nhiên, chân thực, có sức lơi cuốn). (0,25 điểm)
HS có thể diễn đạt cách khác nhưng cần hiểu đúng tinh thần của câu nói: đề cập
tới tiêu chuẩn đầu tiên, thước đo giá trị của bất kì tác phẩm nào phải là sự phản ánh
trung thực, khách quan, chính xác hiện thực cuộc sống, một cách nghệ thuật.

HS nêu được một trong 2 ý hoặc nói cả 2 ý nhưng chưa mạch lạc, rõ ràng, đầy
đủ cho 0,25 điểm.
Ý 2: Phân tích “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu làm sáng tỏ ý kiến: (3,0 điểm)
Có thể trình bày nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu: (0,5 điểm)
+ Tác giả (0,25 điểm): Chính Hữu (1926-2007) tên khai sinh là Trần Đình Đắc,
quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh; gia nhập Trung đồn thủ đơ năm 1946 và hoạt động
trong quân đội suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Thơ ông hầu như
chỉ viết về người lính và chiến tranh;
+ Hồn cảnh sáng tác (0,25 điểm): Chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc
Trung đồn Thủ đơ, cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc.
Khi ấy, bộ đội ta còn hết sức thiếu thốn; nhưng nhờ tinh thần yêu nước, ý chí chiến
đấu và tình đồng đội, họ đã vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng. Sau chiến dịch
Việt Bắc, Chính Hữu viết bài thơ “Đồng chí” vào đầu năm 1948, tại nơi ông nằm
điều trị bệnh.
5


- Chân lí được khắc họa trong bài thơ “Đồng chí” một cách trung thực, bằng tất cả
tài nghệ của nhà thơ; ông đã hát đúng giai điệu của thời đại mình bằng những hình
ảnh trung thực, hấp dẫn, khơng một chút giả tạo: (2,5 điểm)
+ Chân lí đó trước hết là hiện thực cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, khó
khăn, thiếu thốn của người lính thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp (thơng qua
những hình ảnh chân thực, sinh động, chọn lọc: “đêm rét chung chăn, sốt run người,
áo anh rách vai, quần tôi vài mảnh vá, chân khơng giày, rừng hoang sương muối”)
(0,5 điểm)
+ Chân lí sâu sắc, cảm động hơn cả chính là vẻ đẹp tình đồng chí đồng đội
của những người lính (1,75 điểm):
@ phân tích cơ sở của tình đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về
cảnh ngộ xuất thân nghèo khó Quê hương anh nước mặn đồng chua. Làng tôi nghèo

đất cày lên sỏi đá; từ chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu Súng bên
súng, đầu sát bên đầu; đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới, sự sẻ chia mọi gian lao
cũng như niềm vui, mối tình tri kỉ Đêm rét chung chăn thành đơi tri kỉ…(0,5 điểm);
@ phân tích những biểu hiện cụ thể cảm động của tình đồng chí như sự cảm
thơng sâu xa những nỗi lòng, tâm tư của nhau Ruộng nương anh…nhớ người ra lính,
đồng cam cộng khổ: Áo anh…khơng giày, Anh với tơi biết từng cơn ớn lạnh…, sự
gắn bó sâu nặng Thương nhau…bàn tay (0,75 điểm);
@ phân tích sức mạnh của tình đồng đội qua 3 câu cuối bài thơ (0,5 điểm).
+ Tài nghệ của tác giả bài thơ “Đồng chí” trong việc khắc họa chân lí cuộc
sống, con người, thời đại những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ
mà vĩ đại của dân tộc Việt Nam, không chỉ tập trung ở cách xây dựng hình ảnh thơ
tự nhiên, chân thực, giản dị (phân tích trong các ý trên) mà còn ở cách lựa chọn thể
thơ tự do, cách cấu trúc bài thơ một cách sáng tạo (từ đồng chí vừa làm nhan đề,
vừa làm một dịng thơ riêng biệt trong bải, như bản lề đóng mở hai nửa bài thơ)…
(0,25 điểm)
Lưu ý:
HS khơng có ý thức định hướng mà phân tích đầy đủ giá trị nội dung
nghệ thuật của bài thơ, cho tối đa 2,0 điểm ở ý 2.
Ý 3: Đánh giá (0,5 điểm)
- Ý kiến của Ra-xun Gam-da-tốp đề cập đến vấn đề cốt tủy của văn chương đó là
tính chân thực và tính nghệ thuật: văn học trước hết phải là tấm gương trung thành
soi chiếu con người và thời đại mà nó ra đời. Bởi vì văn học nghệ thuật bao giờ cũng
bắt rễ từ đời sống hàng ngày, lấy vật liệu thực trong cuộc sống xung quanh (ý Nguyễn
Đình Thi, Tiếng nói văn nghệ). Để tác phẩm hấp dẫn được bạn đọc, nhà văn nhất
thiết phải có tài năng, phải thể hiện linh hồn của thời đại mình bằng hình tượng nghệ
thuật hấp dẫn, độc đáo. Và xây dựng những hình ảnh tự nhiên, chân thực, khơng giả
tạo chính là một phương diện thể hiện tài nghệ của người viết, bên cạnh những
phương diện khác: cách xây dựng kết cấu, tạo thi tứ, tình huống, chi tiết, sử dụng
ngơn từ, thể loại,… (0,25 điểm)
- Liên hệ mở rộng để khẳng định bài thơ “Đồng chí” thực sự là một minh chứng tiêu

biểu cho ý kiến của Ra-xun Gam-da-tốp: người lính là một đề tài quen thuộc,
6


nhưng sở dĩ bài “Đồng chí” có sức sống lâu bền, trước hết là bởi bài thơ đã hát đúng
giai điệu của buổi đầu, ngay sau ngày lập nước, quân đội Việt Nam vô cùng non trẻ,
thiếu thốn mọi mặt; họ nghèo nàn về quân trang quan bị, nhu yếu phẩm nhưng giàu
tình đồng chí, giàu nhiệt huyết cứu nước và tinh thần vượt khó, sẵn sàng hi sinh cho
Tổ quốc. Cùng với “Đồng chí” có “Ngày về” (Chính Hữu), “Cá nước, Phá đường”
(Tố Hữu), “Đèo Cả” (Hữu Loan), “Tây Tiến” (Quang Dũng)… nhưng bài thơ “Đồng
chí” quả đúng như Ra-xun Gam-da-tốp nói, đạt thành cơng nổi bật về nghệ thuật xây
dựng hình ảnh chân thực, tự nhiên, hấp dẫn – như bứngra từ cuộc sống, tươi ròng
chất nhựa cuộc đời; nhưng khơng vì thế mà thơ ráp,thiếu đi chất thơ, ngược lại vẫn
giàu sức gợi, sức biểu cảm, đạt đến độ hàm súc, mang tính biểu tượng. Đó là kết tinh
của những cảm xúc mãnh liệt, chân thành, sâu lắng, nảy nở trong quá trình trải nghiệm
cuộc sống chiến đấu của một người chiến sĩ thực thụ; được thăng hoa bởi một tài nghệ
đích thực trong văn chương. (0,25 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng tạo lập văn bản: 0,5 điểm
- Vận dụng tốt các thao tác nghị luận như giải thích, phân tích, chứng minh,… trong
bài văn nghị luận văn học; trích dẫn thơ chính xác. (0,25 điểm)
- Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần (lưu ý: mở bài cần trích dẫn câu nói của Ra-xun
Gam-da-tốp và bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu); trình bày sạch sẽ; diễn đạt lưu
lốt, khơng sai hoặc chỉ sai dưới 3 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25 điểm)
Cách cho điểm:
• Điểm từ 4,0 ->4,5: Đảm bảo đầy đủ hoặc chưa thật đầy đủ các yêu cầu nêu trên
nhưng có ý sâu sắc; văn viết mạch lạc, cảm xúc, có hình ảnh.
• Điểm từ 3,0 -> dưới 4,0: Đảm bảo tương đối đầy đủ các yêu cầu trên; phân tích
bài thơ “Đồng chí” chưa thật thuyết phục, nhưng có ý kiến đánh giáđúng
dù chưa thật sâu sắc.
• Điểm 2,0 -> dưới 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên ở mức độ sơ sài, chưa biết phân

tích định hướng bài thơ “Đồng chí”; chưa biết đánh giá; văn cịn lủng củng,
nhiều lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
• Điểm dưới 2,0: Chưa hiểu đúng ý kiến của Ra-xun Gam-da-tốp; phân tíchbài
thơ “Đồng chí” một cách chung chung, thiếu thuyết phục; văn viết sai nhiều lỗi,
trình bày cẩu thả.
Lưu ý chung:

- Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm tồn bài một cách
hợp lí, đảm bảo đánh giá đúng trình độ thí sinh, khuyến khích sự sáng tạo.
- Điểm tồn bài lẻ đến 0,25 điểm, khơng làm tròn.
Hết

7


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NAM ĐỊNH

Năm học: 2018 - 2019

Môn thi: Ngữ văn (chuyên)
Thời gian làm bài:150 phút.

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm: 02 trang)


Phần I. Đọc - hiểu văn bản (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
“Người ta bảo ở bên Pa - le - xtin có hai biển hồ… Biển hồ thứ nhất gọi là
biển Chết. Đúng như tên gọi, khơng có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh
biển hồ này. Nước trong hồ khơng có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai ai cũng
đều khơng muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga - li - lê. Đây là biển hồ thu hút
nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mátrượi,
người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở
đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.
Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ
sơng Gic - đăng. Nước sơng Gioóc - đăng chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận
và giữ riêng cho mình mà khơng chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.
Biển hồ Ga - li - lê cũng đón nhận nguồn nước từ sơng Gic - đăng rồi từ đó tràn
qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự
sống cho cây cối, muông thú, con người.”
(Trích “Quà tặng cuộc sống”, SGK Ngữ văn 7, tập 2, NXBGD, 2008)

Trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, điểm giống nhau và khác nhau giữa biển Ga - li lê và biển Chết là gì?
Câu 3 (1,25 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của nghệ thuật nhân hóa được sử dụng
trong văn bản?
Câu 4 (0,75 điểm). Theo anh/ chị, đâu là điểm gặp gỡ về lẽ sống như đời sống của
biển Ga - li - lê và lẽ sống của nhân vật trữ tình trong khổ thơ sau:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Trích Mùa xn nho nhỏ, Thanh Hải, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD, 2007)


8


Câu 5 (1,0 điểm). Hãy rút ra và ghi lại thông điệp từ văn bản trên bằng một câu
văn. Viết tiếp 3 câu để lí giải thơng điệp mà anh/ chị vừa rút ra.
Phần II. Tập làm văn (6,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm).
Từ thông điệp của văn bản đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn
(không quá 01 trang giấy thi) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về ý kiến: “Một ánh lửa
chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Đôi môi hé mở thu nhận được nụ cười. Bàn tay có
mở rộng ban trao, tâm hồn mới ngập tràn vui sướng”.
Câu 2 (4,5 điểm).
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta khơng có, luyện cho ta những tình
cảm ta sẵn có”.
(Trích Ý nghĩa văn chương, SGK Ngữ văn 7, tập 2, NXBGD, 2008)

Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào?
Làm sáng tỏ ý hiểu của bản thân qua việc cảm nhận nhân vật Nhĩ trong tác
phẩm Bến quê của tác giả Nguyễn Minh Châu.
HẾT

Họ và tên thí sinh:………………

Họ tên, chữ ký GT 1:……………………

Số báo danh:……………………

Họ tên, chữ ký GT 2:……………………

9



HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
Năm học: 2018 - 2019
Môn: Ngữ văn (chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút.
Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Câu 1. Trả lời: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự (0,5 điểm)
Câu 2. Trả lời (0,5 điểm)
- Giống nhau: cùng đón nhận nguồn nước từ sơng Gic - đăng. (0,25 điểm)
- Khác nhau: (0,25 điểm)
+ Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình, nên nước trong biển Chết khơng có sự sống.
+ Biển Ga - li - lê đón nhận và chia cho hồ, sông, nên nước luôn sạch trong và đầy sự sống.
* Lưu ý: Nếu HS chỉ trả lời được 1 ý của điểm khác nhau thì khơng cho điểm
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của nghệ thuật nhân hóa (1,25 điểm)
- Ý 1: Chỉ ra nghệ thuật nhân hóa: Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà khơng chia
sẻ nguồn nước; Biển hồ Ga - li - lê đón nhận nguồn nước… ( 0,5 điểm)
- Ý 2: Tác dụng: (0,75 điểm)
+ Làm nổi bật sự khác biệt về đời sống của biển Ga - li - lê và biển Chết, nhấn mạnh về hai cách
sống trái ngược nhau của con người: lẽ sống biết sẻ chia, yêu thương như biển Ga - li - lêvà lối
sống ích kỉ như biển Chết.
+ Chuyển tải thông điệp của tác giả về lẽ sống: Hãy sống biết trao gửi yêu thương, biết cho đi
thì sẽ hạnh phúc; ngược lại, lối sống ích kỉ sẽ giết chết con người.
+ Làm cho cách diễn đạt giàu hình ảnh, sinh động.
* Lưu ý: Ở ý 2, mỗi ý: 0,25 điểm
Câu 4. Điểm gặp gỡ về lẽ sống như đời sống của biển Ga - li - lê và lẽ sống của nhân vật trữ
tình trong khổ thơ của Thanh Hải (0,75 điểm)
- Lẽ sống cống hiến, trao gửi yêu thương.
+ Biển Ga - li - lê: chia sẻ, bao trao cho những dịng sơng nhỏ để làm giàu đời sống của mình.

+ Nhân vật trữ tình: khao khát hịa nhập và hiến dâng một cách lặng thầm, tự nguyện tuổi trẻ
và những điều tốt đẹp cho cuộc đời.
* Lưu ý: Nếu HS chỉ nói được ý khái qt, khơng chỉ ra ý nhỏ thì cho: 0,25 điểm
Câu 5. (1,0 điểm)
- HS biết rút ra thơng điệp hợp lí và viết dưới dạng một câu văn: (VD: Lối sống cao thượng;
Cần biết cho đi và nhận lại; Bài học về lẽ sống đẹp; Cái giá của sự ích kỉ….) ( 0,5 điểm)
- Viết tiếp 3 câu lí giải ý của câu văn trước một cách hợp lí. ( 0,5 điểm)
* Lưu ý: Nếu viết được 1 đến 2 câu hợp lí thì cho: 0, 25 điểm
Phần II (6,0 điểm).
Câu 1(1,5 điểm). Từ thông điệp của văn bản đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn vănngắn
(không quá 01 trang giấy thi) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về ý kiến: “Một ánh lửa chia sẻ
10


là một ánh lửa lan tỏa. Đôi môi hé mở thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng ban trao,
tâm hồn mới ngập tràn vui sướng”.
* Yêu cầu về kĩ năng: Có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội bàn về lối sống biết sẻ chia
yêu thương với lập luận rõ ràng, ý tứ phong phú, hợp lí, diễn đạt trơi chảy, có giọng điệu; Có ý
thức liên hệ với gợi ý của văn bản ở phần đọc hiểu, kết hợp với những trải nghiệm cá nhân.
* Yêu cầu về kiến thức:
+ Giải thích (0,25 điểm): Bằng cách nói hình ảnh, ý kiến khẳng định giá trị của sự cho đi, chia
sẻ yêu thương, từ đó, đề nghị một lẽ sống đẹp của con người giữa cuộc đời.
+ Bày tỏ suy nghĩ của bản thân (0,75 điểm): Chấp nhận những suy nghĩ khác nhau của thí
sinh, song phải là những suy nghĩ tích cực, có sức thuyết phục. Sau đây là một đề xuất:
@ Cuộc sống là một q trình trao tặng và đón nhận khơng ngừng, các mối quan hệ
được thiết lập tốt đẹp hơn như đời sống biển Ga - li – lê.
@ Sống biết cho nhiều hơn là nhận, sống biết sẻ chia yêu thương sẽ làm cho tâm hồn
của cả người ban trao và người đón nhận hạnh phúc.
@ Có nhiều mức độ của sự ban trao: chia sẻ, thấu hiểu, cống hiến, hi sinh…
+ Mở rộng (0,25 điểm):

@ Trao tặng cho ai điều gì đã là đáng quý nhưng cái đáng trọng hơn còn là cách trao
tặng.
@ Phê phán những người chỉ giữ cho riêng mình hoặc những kẻ thờ ơ trước sự trao
tặng hay kẻ thụ động đón nhận sự trao tặng để làm đầy cuộc sống của bản thân.
+ Bài học (0,25 điểm): Cần biết trân trọng giá trị của những điều mà mình đón nhận được
cũng như ln phải biết cho đi để cuộc sống tràn đầy tình yêu thương.
Cách cho điểm:
- Điểm 1,25 -> 1,5: Bài làm có sức thuyết phục cao với lí lẽ và dẫn chứng phong phú, lập luận
chặt chẽ, diễn đạt có giọng điệu.
- Điểm 0,75 -> 1,0: Bài làm có sức thuyết phục, làm sáng tỏ được vấn đề, đảm bảo về ý lập
luận, diễn đạt rõ, có mắc một vài lỗi chính tả.
- Điểm 0,25 – 0,5: Bài làm đảm bảo cấu trúc đoạn, có triển khai vấn đề nghị luận nhưng ý tứ
còn hạn chế, lập luận chưa thực sự thuyết phục, cịn có một và lỗi chính tả.
- Điểm dưới 0,25 điểm: Bài làm còn nhiều hạn chế về ý tứ, lập luận.
- Mắc lỗi về hình thức đoạn văn: trừ 0,25 điểm
Câu 2 (4,5 điểm). “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta khơng có, luyện cho ta những
tình cảm ta sẵn có”. (Trích Ý nghĩa văn chương, SGK Ngữ văn 7, tập 2, NXB GD ). Anh/ chị
hiểu ý kiến trên như thế nào? Làm sáng tỏ ý hiểu của bản thân qua việc cảm nhận nhân vật Nhĩ
trong tác phẩm Bến quê của tác giả Nguyễn Minh Châu.
* Yêu cầu về kĩ năng: Có kĩ năng xác định yêu cầu của đề; cách làm kiểu bài nghị luận văn
học; phân tích tác phẩm có định hướng; diễn đạt trơi chảy, có giọng điệu.
* u cầu về kiến thức: Đảm bảo các ý sau:
Giới thiệu vấn đề nghị luận (0,25 điểm): HS giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: chức năng
và giá trị của văn học; dẫn ý kiến của Hoài Thanh và giới thiệu về nhân vật, tác phẩm
11


1. Giải thích ý kiến (0,75 điểm)
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta khơng có: tức là tác phẩm văn chương có khả năng
gieo mầm những tình cảm mới trong tâm hồn con người khi tiếp cận tác phẩm; Văn chương

luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có: tức là chính văn chương sẽ giúp cho những tình cảm
trong tâm hồn con người trở nên đẹp hơn, tinh hơn, sâu sắc và bền vững hơn.
- Vấn đề đặt ra từ nhận định đề cập tới giá trị và chức năng của văn học. Văn chương không
chỉ gieo trên mảnh đất tâm hồn những mầm giống mới mà chính văn chương đã giúp đời cây
tình cảm xanh hơn, đơm hoa kết trái.
- Ý kiến của Hoài Thanh đã đề cập đến vấn đề cơ bản của văn chương đó là giá trị và chức năng
của văn học. Bởi mỗi tác phẩm văn học đưa độc giả tới những chân trời mới với những cuộc
đời, số phận mới, đem lại cho ta những tình cảm mới mà ta chưa gặp trong đời. Văn chương đi
từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả. Văn chương vừa phản ánhcuộc sống ở
vẻ bề ngoài vừa khám phá chiều sâu, phát hiện ra giá trị thẩm mỹ để nâng con người lên, “có
khả năng thanh lọc, thanh tẩy” (Arixtot) tâm hồn con người.
2. Chứng minh qua việc cảm nhận về nhân vật Nhĩ trong tác phẩm Bến quê của tác giả
Nguyễn Minh Châu. (2,75 điểm)
Chấp nhận các cách triển khai khác nhau, song thí sinh cần đạt được các ý sau:
- Ý 1: (0,25 điểm) Khái quát chung:
+ Nguyễn Minh Châu là một trong số những “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên
Ngọc) của nền văn học Việt Nam hiện đại. Hàng loạt những truyện ngắn của ông thể hiện sự
trăn trở, day dứt về thế sự, về con người thời hậu chiến để vươn tới giá trị nhân bản bền vững.
+ Tác phẩm Bến quê (1985) chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con
người và cuộc đời, đã làm thức tỉnh ở người đọc sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị,
gần gũi của gia đình, quê hương qua nhân vật trung tâm Nhĩ.
- Ý 2: (2,5 điểm) Cảm nhận nhân vật Nhĩ để làm sáng tỏ ý kiến:
+ Tác phẩm đã khơi dậy và làm bền vững hơn những hạt ngọc ẩn tiềm trong tâm hồn mỗi người:
tình cảm gia đình, quê hương, cuộc sống qua cảm xúc của nhân vật Nhĩ. (1,5 điểm)
@ Bối cảnh nảy sinh cảm xúc: Suốt đời Nhĩ đã từng đi khơng sót một xó xỉnh nào trên
trái đất, nhưng những ngày cuối đời bị cột chặt vào chiếc giường bệnh, Nhĩ đã ân hận, xót xa
và bừng tỉnh nhận ra bao điều giản dị mà thiêng liêng.
@ Tình cảm với quê hương qua cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của cảnh vật nơi bến q:
Phân tích hình ảnh: màu sắc của những bông bằng băng cuối mùa, của bầu trời thu, của dịng
sơng Hồng, vẻ trù phú của bãi bồi bên kia sông… để thấy một “chân trời gần gũi” mà “xa lắc”

vì Nhĩ chưa hề bao giờ đi đến.
@ Tình cảm với gia đình qua cảm nhận của Nhĩ về vợ, về con trai. Phân tích chi tiết: tấm
áo, lời nói cử chỉ, hành động của vợ Nhĩ; hành động chăm sóc bố của Tuấn, cảm nhận về con
của Nhĩ… để thấy nhận thức của nhân vật về người vợ tảo tần, thầm lặng hi sinh vì chồng,tình
yêu con của Nhĩ.
@ Tình cảm với những người xung quanh qua cảm nhận của Nhĩ về những đứa trẻ ngoan
ngoãn và sự thăm hỏi động viên của cụ Khuyến.
12


@ Tình cảm với cuộc đời qua cảm nhận của Nhĩ về thời gian đời người ngắn ngủi và khát
khao được đặt chân sang bãi bồi bên kia sông. Phân tích hình ảnh: màu sắc hoa bằng lăng, tiếng
những tảng đất lở ở bờ sông bên này, thái độ miễn cưỡng và hành động xem phácờ thế của
cậu con trai… để thấy được cuộc sống có biết bao điều bình dị mà “con người ta trên đường đời
thật khó tránh được những cái điều vịng vèo hoặc chùng chình”.
+ Tác phẩm đã lay thức ở người đọc những triết lí mn thuở về q hương, gia đình, cuộc sống,
đời người qua những chiêm nghiệm của nhân vật Nhĩ. (0,75 điểm)
@ Phải biết trân qúi gia đình với những người thân yêu. Bởi gia đình là bến đỗ bình yên
của mỗi con người.
@ Phải biết trân trọng những cảnh vật quê hương thân thuộc vì đó là máu thịt, tâm hồn
của mỗi chúng ta.
@ Phải ln biết gìn giữ những giá trị bền vững, bình thường và sâu sắc của cuộc sống.
@ Đời người ngắn ngủi biết bao, đừng sa vào những điều vịng vèo, chùng chình để
hướng tới những giá trị đích thực vốn giản dị, gần gũi và bền vững của cuộc sống.
+ Nghệ thuật (0,25 điểm): Những tình cảm của nhân vật được tác giả thể hiện bằng một nghệ
thuật viết văn già dặn: sáng tạo tình huống nghịch lý giàu giá trị nhận thức để nhân vật có cái
nhìn đa diện, nhiều chiều về bản thân, con người, cuộc sống; Những diễn biến tâm lí của nhân
vật được thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, qua cái nhìn của nhân vật trước ngoại cảnh; sử
dụng nhiều hình ảnh và chi tiết nghệ thuật mang ý nghĩa biểu tượng…
* Lưu ý: Ở ý 2, nếu HS chỉ phân tích nhân vật Nhĩ thì cho 2/3 số điểm: 1,75 điểm.

3. Đánh giá, mở rộng (0,5 điểm)
- Tác phẩm Bến quê là một minh chứng cho ý kiến của Hồi Thanh: văn chương làm đẹp thêm
tình người, hướng con người đến chân, thiện, mỹ. Bằng việc lựa chọn tình huống nghịch lí, sử
dụng những hình ảnh biểu tượng, ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư, nhà văn không chỉ
đem đến cho người đọc chất ngọc tâm hồn mà cịn làm cho thứ ngọc sẵn có của tâm hồn trở
thành bảo ngọc. Tác phẩm như là tiếng chuông cảnh tỉnh cho mỗi người: hãy biết thương yêu,
hãy biết chia sẽ, hãy biết nâng niu những gì mình đang có.
- Ý kiến của Hồi Thanh có ý nghĩa với cả người sáng tác và người tiếp nhận. Muốn văn chương
có khả năng thanh lọc tâm hồn con người, nhà văn khơng chỉ có tài mà cần có một “tấm lòng
nhân đạo từ trong cốt tủy”.
Cách cho điểm:
- Điểm từ 4,0 -> 4,5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên; có kĩ năng giải thích tốt; phân tích tác
phẩm có định hướng, có chiều sâu; văn viết có giọng điệu; làm chủ được bài viết.
- Điểm từ 3,0 -> dưới 4,0: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên; có kĩ năng giải thích; hiểu và
phân tích tác phẩm có định hướng; diễn đạt mạch lạc.
- Điểm 2,0 -> dưới 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên ở mức độ sơ sài, chưa biết phân tích định
hướng hình tượng Nhĩ; chưa biết đánh giá; văn còn lủng củng, nhiều lỗi chính tả, dùng từ đặt
câu.
- Điểm 1,0 -> 1,75: Khơng hiểu ý kiến; khơng phân tích nhân vật, văn mắc nhiều lỗi về diễn đạt,
chính tả.
13


- Điểm dưới 1,0: Không làm bài hoặc lạc đề.
Lưu ý chung:
- Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm tồn bài một cách hợp
lí,đảm bảo đánh giá đúng trình độ thí sinh, khuyến khích sự sáng tạo.
- Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm, khơng làm trịn.
Hết


1


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn thi: Ngữ văn (Đề chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút.
(Đề thi gồm: 02 trang.)

ĐỀ CHÍNH THỨC

Phần I: Đọc – hiểu văn bản (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:
Đi dọc lời ru
À ơi…đi suốt cuộc đời,
Vẫn nghiêng cánh võng những lời mẹ ru
Câu ca từ thuở ngày xưa,
Hắt hiu những nẻo nắng mưa cuộc đời.
Chông chênh hạnh phúc xa vời,
Lắt lay số phận những lời đắng cay.
Mẹ gom cả thế gian này,
Tình yêu hạnh phúc trao tay con cầm
Nẻo xưa nước mắt âm thầm,
Đường gần trái ngọt con cầm trên tay.
À ơi…

Bóng cả mây bay
Lời ru
đi dọc tháng ngày trong con…
(Chu Thị Thơm – “Bờ sơng vẫn gió”, NXB Giáo dục 1999, tr.41)

Trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. (0,25 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. (1,0 điểm)
Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ láy trong đoạn thơ sau:
Câu ca từ thuở ngày xưa,
Hắt hiu những nẻo nắng mưa cuộc đời.
Chông chênh hạnh phúc xa vời,
Lắt lay số phận những lời đắng cay.

2


Câu 3. (1,0 điểm)
Ngẫm về lời ru của mẹ, nhân vật “con” đã thấu hiểu điều gì?
Câu 4. (1,25 điểm)
Bài thơ có kết cấu và giọng điệu như thế nào?
Câu 5. (0,5 điểm)
Theo em, nỗi niềm của “con” trong bài thơ trên có điểm gì giống với nỗi
niềm của “con” trong hai câu thơ sau:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
(Con cò – Chế Lan Viên)

Phần II: Tập làm văn (6,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)
Lời ru của mẹ là…
Em hãy viết tiếp mệnh đề trên thành một câu văn hoàn chỉnh. Lấy câu văn
đó làm chủ đề, viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 01 trang giấy thi).
Câu 2. (4,5 điểm)
Trong Nghĩ về thơ, nghĩ về thơ, nghĩ…Chế Lan Viên viết:
“Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào?
Hãy phân tích bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt (Ngữ văn 9, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam) để làm sáng tỏ ý kiến trên.
HẾT
Họ và tên thí sinh:…………………………… Họ tên, chữ ký GT 1:………………………
Số báo danh:…………………………………. Họ tên, chữ ký GT 2:………………………...

3


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM
HỌC 2019 – 2020. Môn: NGỮ VĂN (Đề chuyên)
( Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

Phần I. Đọc hiểu ( 4 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Biểu cảm. (0,25 điểm)
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ láy trong đoạn thơ:
Ý 1: Chỉ ra các từ láy: hắt hiu, chông chênh, lắt lay (0,25 điểm)
*Lưu ý: HS chỉ tìm đúng 1->2 từ láy: không cho điểm.
Ý 2: Nêu tác dụng: (0,75 điểm)
- Giúp người đọc hình dung rõ hơn về bao nhọc nhằn, cay đắng của cuộc đời; về những
phận người mong manh, cơ cực trên con đường kiếm tìm hạnh phúc – được vọng lên từ

lời ru của mẹ.
- Sự thấu cảm rất sâu của đứa con về lời ru của mẹ.
- Hình ảnh thơ sống động; ngơn ngữ thơ gợi hình, gợi cảm, có sức hấp dẫn với người đọc.
* Lưu ý: Ở ý 2, mỗi ý: 0,25 điểm. Chấp nhận cách diễn đạt khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
Câu 3: Ngẫm về lời ru của mẹ, nhân vật “con” đã thấu hiểu: ( 1,0 điểm)
- Về cuộc đời: có bao mưa nắng nhọc nhằn; hạnh phúc xa vời, mong manh; phận người
sống lắt lay, buồn tủi.
- Tình mẹ: cuộc đời dù nhiều nước mắt, khổ đau nhưng mẹ chỉ gom tìm tình yêu, hạnh
phúc, trái ngọt trên thế gian để trao cho con.
- Cội nguồn hạnh phúc, trái ngọt của đời con: có được là từ tình yêu của mẹ.
- Hiểu về sức sống vĩnh hằng của tình mẫu tử: lời ru, tình mẹ - đã đi dọc tháng ngày và
mãi thao thức trong tâm tưởng của con.
*Lưu ý: mỗi ý: 0,25 điểm. Chấp nhận cách diễn đạt khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
Câu 4 : Kết cấu và giọng điệu của bài thơ:
Ý 1: Bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng (hoặc kết cấu vòng tròn): phần mở đầu là
lời ru: À ơi…đi suốt cuộc đời và phần kết thúc là : À ơi…đi dọc tháng ngày... (0,25 điểm)
Ý 2: Giọng điệu của bài thơ (1,0 điểm)
- Giọng ru ngọt ngào, vỗ về: thể hiện qua cụm từ À ơi; tiếng cuối các dòng thơ đều sử
dụng thanh bằng.
- Giọng trầm lắng, xót xa: thể hiện qua các từ láy gợi nhắc về cuộc đời cay đắng, về phận
người buồn tủi, lắt lay.
- Giọng da diết, vời vợi nhớ thương : thể hiện qua điệp từ À ơi, đi dọc, đi suốt, lời ru, lời
mẹ ru…; dấu ba chấm xuất hiện trong bài thơ.
- Giọng suy tư, triết lí: thể hiện qua từ vẫn, những cụm từ mang nghĩa ẩn dụ: bóng cả
mây bay, nắng mưa đi suốt cuộc đời, đi dọc tháng ngày trong con…)
* Lưu ý: mỗi ý: 0,25 điểm. HS có thể khơng liệt kê đủ các biểu hiện nhưng nêu đúng tính chất
của kết cấu và giọng điệu thì vẫn cho điểm tối đa
Câu 5: Nỗi niềm của “con” trong bài thơ có điểm giống với nỗi niềm của “con” trong hai câu
thơ của Chế Lan Viên: (0,5 điểm)
- Cùng thấm thía về tình mẫu tử đi suốt cuộc đời con.

- Đều là tiếng lòng biết ơn của những người con khi đã thực sự trưởng thành.
Lưu ý: mỗi ý:0,25 điểm.Chấp nhận cách diễn đạt khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
4


Phần II: Tập làm văn ( 6,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm):
Yêu cầu chung:
Đây là câu hỏi mở (có nhiều phương án trả lời), kết nối kĩ năng tạo lập đoạn với kĩ năng
đọc hiểu, gắn với trải nghiệm của cá nhân; địi hỏi HS biết tích hợp kiến thức đọc hiểu trong
phần I; tự chọn vấn đề nghị luận qua việc tạo lập câu văn hồn chỉnh, từ đó tạo lập một đoạn văn
nghị luận xã hội. HS có thể kết hợp nghị luận với các phương thức biểu đạt khác (tự sự, miêu tả,
biểu cảm,…) một cách phù hợp, hiệu quả nhưng phương thức biểu đạt chính phải là nghị luận
(nêu ý kiến, luận bàn).
Yêu cầu cụ thể:
* Chọn chủ đề cho đoạn văn qua việc tạo lập câu văn hoàn chỉnh từ mệnh đề: Lời ru của mẹ
là…. (0, 25 điểm)
HS có thể viết tiếp câu theo các hướng khác nhau, nhưng phải thể hiện rõ chủ đề. Ví dụ:
+ Lời ru của mẹ là “dưỡng chất” tinh thần bồi đắp tâm hồn trẻ thơ.
+ Lời ru của mẹ là điểm tựa đi suốt đời con.
+ Lời ru của mẹ là nét đẹp văn hóa đã mai một trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
+ Lời ru của mẹ là điệu hồn dân tộc.

*Viết đoạn nghị luận (1,25 điểm)
- Đoạn văn tập trung làm rõ chủ đề đã chọn, nêu được quan điểm người viết; có lập luận
thuyết phục, biết dùng thao tác chứng minh giải thích, hoặc phân tích…để lập luận. (0,75 điểm)
- Đảm bảo hình thức đoạn văn (các câu liên kết với nhau cùng làm rõ chủ đề; chữ đầu tiên
của đoạn lùi vào đầu dịng, viết hoa chữ cái đầu, khơng xuống dịng); dung lượng không quá 01
trang giấy thi. (0,25 điểm).
- Diễn đạt lưu lốt, khơng mắc hoặc chỉ mắc 1 đến 2 lỗi: chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25 điểm).

*Lưu ý: HS có thể viết riêng câu nêu chủ đề hoặc lồng vào đoạn văn, đều được chấp nhận.
Cách cho điểm:
+ 1, 5 điểm: đảm bảo tốt hoặc tương đối tốt các yêu cầu trên nhưng có sáng tạo; văn cảm xúc.
+ 1,0 ->1, 25 điểm: đảm bảo là đoạn văn nghị luận có chủ đề, biết cách lập luận, có ý
nhưng chưa phong phú.
+ 0,5 ->0,75 điểm: đảm bảo là một đoạn văn nghị luận có chủ đề, nhưng ý sơ sài, lập luận
chưa thuyết phục, hoặc diễn xuôi ý của đoạn thơ đọc hiểu, hoặc diễn đạt lủng củng, mắc hơn 2
lỗi: chính tả, dùng từ, đặt câu.
+ 0->0,25 điểm: khơng làm hoặc chỉ có câu chủ đề ; hay đoạn văn không phải là nghị
luận hoặc lạc chủ đề.
Câu 2. (4,5 điểm)
*Yêu cầu chung:
Biết cách làm bài nghị luận văn học: Xác định được yêu cầu của đề, vận dụng các thao
tác lập luận để triển khai bài viết, biết phân tích tác phẩm theo định hướng; khi đánh giá bàn
luận cần thể hiện rõ quan điểm của người viết. Kết cầu bài mạch lạc, đảm bảo bố cục 3 phần,
trích dẫn thơ chính xác, văn viết có giọng điệu. Trình bày sạch sẽ; diễn đạt lưu lốt, khơng mắc
lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* u cầu cụ thể:

5


Ý 1: Trình bày hiểu biết về ý kiến: (0,75 điểm)
- Thơ là thể loại trữ tình nghiêng về biểu hiện tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ bằng
hệ thống ngơn từ có tính hàm súc, gợi hình, biểu cảm và giàu tính nhạc…
- Thơ khơng chỉ đưa ru mà cịn thức tỉnh: là thơ có khả năng lay động trái tim, rung động
tâm hồn của người đọc; thơ đưa ta vào khơng gian của những tâm tình tha thiết, để ta được đắm
mình trong cảm xúc của nhà thơ, để ta có cảm giác vỗ về, êm ái như lời ru ngọt ngào của mẹ.
Không chỉ thế, thơ cịn có khả năng thức tỉnh trí tuệ, lay động nhận thức của người đọc; đưa ta
đến với chiều sâu của tư tưởng, khám phá ra những quy luật sâu sắc, mới mẻ của cuộc sống, của

con người…
- Ý kiến của Chế Lan Viên đã khẳng định chức năng, ý nghĩa của thơ ca; sự gắn kết của
cảm xúc và tư tưởng trong thơ. Ý kiến đã đi từ bản chất cốt lõi của thơ ca là bắt rễ, nảy nở từ
lịng người, “đi qua tâm hồn, trí tuệ” (Xn Diệu); xuất phát từ thiên chức của nhà thơ “phải
đồng thời là những nhà tư tưởng” (Belinxki); từ quy luật tiếp nhận thơ là sự đồng điệu của tâm
hồn; xuất phát từ mong muốn của bạn đọc đến với thơ: khơng chỉ rung động trái tim mà cịn tìm
thấy những điều mới mẻ trong nhận thức, mang đến những khoái cảm về trí tuệ. Vì thế, ý thơ
của Chế Lan Viên rất sâu sắc và xác đáng.
*Lưu ý: Mỗi ý cho 0,25 điểm. HS có thể diễn đạt cách khác nhưng cần hiểu đúng.
Ý 2: Phân tích “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt làm sáng tỏ ý kiến: (3,25 điểm)
HS có thể trình bày nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: (0,5 điểm)
+ Tác giả: Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến
chống Mĩ với hồn thơ trong trẻo, mượt mà, thường viết về những kỉ niệm và mơ ước của tuổi
trẻ.
+ Hoàn cảnh sáng tác, chủ đề: bài thơ ra đời năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học
ở Liên Xơ. Qua dịng hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lên
những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và bếp lửa; đồng thời thể hiện lịng kính u, trân trọng
và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
- “Bếp lửa” là bài thơ “đưa ru” người đọc. (2,0 điểm)
+ Đưa người đọc trở về với kí ức tuổi thơ đầy xúc động của nhân vật trữ tình: hình ảnh
bếp lửa thân thương, ấm áp đã khơi nguồn cho dòng hồi tưởng; gợi lại cả một thời thơ ấu bên bà
đầy gian khổ, nhọc nhằn (đói mịn đói mỏi, giặc đốt làng, mẹ cùng cha công tác bận); người cháu
đã sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà (bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu
học…); gợi lại kỉ niệm về những năm tháng tuổi thơ gắn với bếp lửa (khói hun nhèm mắt cháu,
sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen…). (0,5 điểm)
+ Cùng với mạch hồi tưởng là những xúc cảm chân thành, mãnh liệt của người cháu với
bà: Đó là tấm lịng chan chứa yêu thương (cháu thương bà biết mấy nắng mưa, nghĩ thương bà
khó nhọc…); là sự biết ơn, khắc ghi tấm lịng của bà dành cho mình, cho gia đình, cho quê hương
đất nước; là sự kính trọng, cảm phục về ngọn lửa niềm tin, của tình u thương mà lịng bà ln

ủ sẵn.( 0,5điểm)
+ Ru người đọc vào dịng cảm xúc và suy ngẫm sâu sắc của người cháu về bà, về bếp lửa:
nỗi xót thương nghẹn ngào khi nghĩ về cuộc đời khó nhọc, sự tần tảo, hi sinh của bà (lận đận đời
bà biết mấy nắng mưa); lòng biết ơn khi thấu hiểu ý nghĩa cơng việc nhóm lửa mỗi sớm của bà
cịn là nhóm lên niềm u thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ và cả “những tâm tình tuổi nhỏ”; đó
là niềm xúc động mãnh liệt khi nghĩ về bếp lửa thân thương, bình dị nhưng thật “kì lạ và thiêng
liêng”. Để rồi, khi trở về với thực tại cách xa, tác giả càng thấm thía và không
6


nguôi nhớ về bà, về bếp lửa, về quê hương đất nước, về cội nguồn sinh dưỡng của mình.(0,5
điểm)
+ Hình thức nghệ thuật góp phần lay thức trái tim, tâm hồn người đọc: thể thơ 8 chữ
cùng giọng thơ tâm tình, tha thiết phù hợp với dịng cảm xúc nhớ thương của người cháu xa
quê; phương thức trữ tình kết hợp với miêu tả, tự sự; một số câu thơ mang hình thức câu cảm
thán góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình; hình ảnh thơ chân thực giản dị; ngơn
ngữ tự nhiên, gợi hình và giàu giá trị biểu cảm.(0,5 điểm)
- “Bếp lửa” là bài thơ “khơng chỉ đưa ru mà cịn thức tỉnh” người đọc. (0,75 điểm)
+ Thức tỉnh ở ý nghĩa triết lí thầm kín của bài thơ: những gì thân thiết của tuổi thơ mỗi
người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Thức
tỉnh con người cần biết yêu thương và biết ơn bà. Tình cảm đó chính là biểu hiện của tình
u, sự gắn bó với gia đình, q hương; là khởi đầu cho tình u đất nước; là cơ sở của đạo
lí “uống nước nhớ nguồn”… (0,5 điểm)
+ Hình thức nghệ thuật khơi mở trí tuệ, nhận thức của người đọc: hình ảnh thơ hàm
súc, đa nghĩa, giàu tính biểu tượng (ngọn lửa, bếp lửa, người bà); một số câu thơ viết dưới
dạng câu hỏi có ý nghĩa tự vấn; ngơn ngữ có màu sắc triết lí. (0,25 điểm)
Lưu ý: HS khơng có ý thức định hướng mà phân tích đầy đủ giá trị nội dung, nghệ thuật của
bài thơ chỉ cho tối đa 1,75 điểm ở Ý 2.
Ý 3: Đánh giá chung (0,5 điểm)
- Bài thơ “Bếp lửa” không chỉ đưa ru - đưa người đọc đắm mình vào khơng gian của

hoài niệm, của những cảm xúc chân thành, thiết tha mà còn đánh thức, khơi dậy những lẽ
sống cao đẹp, những triết lí nhân sinh sâu sắc. Bài thơ đã chạm vào nơi thẳm sâu của tâm
hồn, lay động tâm thức của người đọc bởi sự quyện hòa giữa vẻ đẹp cảm xúc và trí tuệ, cùng
những hình thức biểu đạt phù hợp, giàu tính nghệ thuật.
- Ý kiến của Chế Lan Viên ngắn gọn mà xác đáng, khẳng định được chức năng, ý
nghĩa của thơ ca; sự gắn kết của cảm xúc và tư tưởng trong thơ. Cảm xúc khơng bắt vào trí
tuệ sẽ hời hợt nơng cạn, trí tuệ không dựa vào cảm xúc sẽ trở thành xa lạ, khô khan. Ý kiến
là bài học cho người sáng tác thơ, đồng thời có tác dụng định hướng cho người đọc trong quá
trình tiếp nhận.
Cách cho điểm:
+ Điểm từ 4,0 ->4,5: Đảm bảo đầy đủ hoặc chưa thật đầy đủ các yêu cầu nêu trên nhưng
có ý sâu sắc; biết vận dụng kiến thức lí luận linh hoạt, văn viết mạch lạc, cảm xúc, có hình ảnh.
+ Điểm từ 3,0 -> dưới 4,0: Đảm bảo tương đối đầy đủ các yêu cầu trên; phân tích bài thơ
“Bếp lửa” chưa thật thuyết phục, nhưng có ý kiến đánh giá đúng dù chưa thật sâu sắc.
+ Điểm 2,0 -> dưới 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên ở mức độ sơ sài, chưa biết phân tích định
hướng bài thơ “Bếp lửa”; chưa biết đánh giá; văn còn lủng củng, nhiều lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
+ Điểm dưới 2,0: Chưa hiểu đúng ý kiến của Chế Lan Viên, phân tích bài thơ “Bếp lửa”
một cách chung chung, thiếu thuyết phục; văn viết sai nhiều lỗi, trình bày cẩu thả.
Lưu ý chung: Điểm tồn bài lẻ đến 0,25 điểm, khơng làm tròn.
-Hết7


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NAM ĐỊNH

NĂM HỌC 2020-2021.


Môn thi: NGỮ VĂN (chuyên)

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài: 150 phút.
(Đề thi gồm: 02 trang)

Phần I. Đọc - hiểu văn bản (2,5 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ
Những giọt nước bé nhỏ,
Những hạt bụi đang bay
Đã làm nên biển lớn
Và cả trái đất này.
Cũng thế, giây và phút
Ta tưởng ngắn, không dài,
Đã làm nên thế kỷ,
Quá khứ và tương lai.
Những sai lầm nhỏ bé, Ta
tưởng chẳng là gì, Tích
lại thành tai họa, Làm ta
chệch hướng đi.
Những điều tốt nhỏ nhặt;
Những lời nói yêu thương
Làm trái đất thành đẹp
Đẹp như chốn Thiên Đường.
(Chuyến du hành của những giọt nước,
Nhiều tác giả, NXB Kim Đồng, 2016)
8



Câu 1 (0,25 điểm). Những điều bé nhỏ nào được nhắc đến trong bài thơ?
Câu 2 (1,0 điểm).
Những giọt nước bé
nhỏ, Những hạt bụi
đang bay Đã làm nên
biển lớn
Và cả trái đất này.
Chỉ ra các cặp từ ngữ, hình ảnh mang ý đối lập trong khổ thơ trên và nêu
hiệu quả của việc sử dụng các cặp từ ngữ, hình ảnh đó.
Câu 3 (0,75 điểm). Nêu ý nghĩa của những điều bé nhỏ em nhận ra trong bài thơ.
Câu 4 (0,5 điểm). Bài thơ cho em những bài học gì?
Phần II. Tập làm văn (7,5 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
Những sai lầm nhỏ bé có thể trở thành tai họa.
Hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 400 chữ trình bày suy nghĩ của em
về ý kiến trên.
Câu 2 (4,5 điểm).
Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua truyện ngắn Lặng lẽ
Sa Pa của Nguyễn Thành Long (phần trích trong Ngữ Văn 9, Tập một, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2018).
HẾT
Họ và tên thí sinh:………………

Họ tên, chữ ký GT 1:……………………

Số báo danh:……………………

Họ tên, chữ ký GT 2:……………………


9


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
Năm học: 2020-2021. Môn: NGỮ VĂN (chuyên)
(Hướng dẫn chấm gồm 06 trang)

Phần
I

Nội dung

Câu
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1

2

3

Những điều bé nhỏ được nhắc đến trong bài thơ là:
- Giọt nước
- Hạt bụi
- Giây
- Phút
- Sai lầm nhỏ bé
- Điều tốt nhỏ nhặt

- Lời nói yêu thương
Lưu ý:
+ Chỉ ra đúng 05-07 từ/cụm từ: 0,25 điểm
+ Các trường hợp khác: không cho điểm
Chỉ ra và nêu hiệu quả của việc sử dụng các cặp từ ngữ, hình ảnh mang ý
đối lập trong khổ thơ
Chỉ ra các cặp từ ngữ, hình ảnh sau:
- Giọt nước bé nhỏ với biển lớn
- Hạt bụi với trái đất
Lưu ý:
Chỉ ra đúng 02 ý: 0,25 điểm; Các trường hợp khác: không cho điểm
Hiệu quả:
- Làm nổi rõ giá trị của những điều nhỏ bé trong cuộc sống: có những
điều
nhỏ bé nhưng ý nghĩa lớn lao.
- Lời thơ giàu hình ảnh, gợi sức liên tưởng cho người đọc.
- Tạo tính triết lí sâu sắc cho khổ thơ và cả bài thơ.
Lưu ý:
Trả lời đúng 01 ý: 0,25 điểm
(Chấp nhận những cách diễn đạt khác nhau, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
Ý nghĩa của những điều bé nhỏ:
- Góp phần tạo nên những điều lớn lao, vĩ đại.
- Kết nối, tạo nên chiều dài thời gian.
- Tạo nên sự tốt lành, tuyệt diệu trong cuộc sống.
Lưu ý:
+ Trả lời đúng 01 ý: 0,25 điểm
(Chấp nhận những cách diễn đạt khác nhau, nếu đúng vẫn cho điểm tối
đa)
+ Nếu học sinh chỉ nêu dẫn chứng trong văn bản: cho tối đa 0,25 điểm
10


Điểm
2,5
0,25

0,25

0,75

0,75


4

II
1

Học sinh rút ra bài học phù hợp. Có thể hướng tới những bài học
sau:
- Cần chú ý đến những điều nhỏ bé mà có ý nghĩa lớn lao, quan
trọng trong cuộc sống.
- Hạn chế những sai lầm dù nhỏ bé để tránh hậu quả nghiêm trọng.
- Làm những điều tốt dù nhỏ, nói những lời yêu thương để cuộc
sống trở nên tốt đẹp hơn.
...
Lưu ý:
+ Rút ra 02 bài học: 0,5 điểm
+ Rút ra 01 bài học: 0,25 điểm

0,5


TẬP LÀM VĂN
Những sai lầm nhỏ bé có thể trở thành tai họa.
Hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 400 chữ trình bày suy
nghĩ của em về ý kiến trên.
- Yêu cầu chung: Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Xác định đúng
vấn đề nghị luận, sử dụng các thao tác lập luận hợp lí và những lí lẽ,
dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục. Kết cấu bài mạch lạc, đảm
bảo bố cục 3 phần; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; văn viết
có giọng điệu.
- Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể triển khai theo những cách khác
nhau nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:
*Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hậu quả từ những sai lầm nhỏ bé
*Giải thích:
Những sai lầm nhỏ bé có thể trở thành tai họa: ý kiến nêu lên hậu quả
nghiêm trọng có thể dẫn tới từ những sai lầm dù nhỏ bé của con người.
*Bày tỏ quan điểm:
- Những sai lầm nhỏ bé có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng vì:
+ Có những sai trái, lỗi lầm dù nhỏ nhưng nếu không được chỉnh
đốn, sửa chữa sẽ tạo thành thói quen, thành ý thức khơng biết sợ, từ
đó sẽ dám làm, dám gây ra những hành động tổn hại nghiêm trọng cho
bản thân, cho xã hội. (0,5 điểm)
+ Trong một tập thể, nếu có nhiều thành viên mắc sai lầm dù nhỏ
có thể sẽ gây ra sự nguy hại to lớn cho cộng đồng. (0,5 điểm)
- Không phải sai lầm nhỏ bé nào cũng dẫn tới hậu quả nghiêm trọng
cho cá nhân hay xã hội. Đơi khi những sai lầm, vấp ngã cịn đem lại
cho con người bài học kinh nghiệm, giúp họ hoàn thiện bản thân và
vững vàng hơn trong cuộc sống. (0,5 điểm)
*Mở rộng: Những sai lầm nhỏ bé là điều không tránh khỏi trong cuộc
sống của mỗi người. Phê phán những người chủ quan trước những

sai lầm nhỏ bé để gây ra hậu quả nghiêm

7,5
3,0

11

0,25
0,25

1,5

0,5


2

trọng cho bản thân, cho xã hội; những người sợ hãi sai lầm mà không
dám thực hiện dẫn tới bỏ qua cơ hội, cản trở sự phát triển.
*Bài học và liên hệ: Cần thận trọng, hạn chế những sai lầm dù nhỏ
bé; không sợ hãi mà cần biết sửa chữa, rút kinh nghiệm từ những sai
lầm, vấp ngã...
Cách cho điểm:
- Điểm 2,5 -> 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, có sức thuyết phục cao
với lí lẽ và dẫn chứng phong phú, lập luận chặt chẽ, diễn đạt có giọng
điệu.
- Điểm 1,75 -> 2,25: Đảm bảo tương đối đầy đủ các yêu cầu trên,
có sức thuyết phục, diễn đạt mạch lạc.
- Điểm 1,0 -> 1,5: Đảm bảo các yêu cầu trên ở mức độ sơ sài, lập
luận chưa thực sự thuyết phục, cịn có một vài lỗi chính tả.

- Điểm dưới 1,0: Chưa hiểu đúng vấn đề, thiếu sức thuyết phục, mắc
nhiều lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
- Điểm 0: Không làm hoặc lạc đề.
Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng
của nó.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua truyện
ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (phần trích trong
Ngữ Văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018).
- Yêu cầu chung: Biết cách làm bài nghị luận văn học. Xác định đúng
vấn đề nghị luận và vận dụng hợp lí kiến thức lí luận, văn học, sử dụng
các thao tác lập luận để triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ
phù hợp, có sức thuyết phục; khi đánh giá bàn luận cần thể hiện rõ
quan điểm của người viết. Kết cấu bài mạch lạc, đảm bảo bố cục 3
phần; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; văn viết có giọng điệu.
- Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể triển khai theo những cách khác
nhau nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận
Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận, dẫn ý kiến, giới hạn phạm vi dẫn
chứng.
(Nếu khơng trích dẫn ý kiến trừ 0,25 điểm)
2. Trình bày hiểu biết về ý kiến
- Giá trị tư tưởng của tác phẩm nghệ thuật: Là giá trị nội dung của tác
phẩm, thể hiện qua những tư tưởng, tình cảm, suy tư, chiêm nghiệm
của người nghệ sĩ về cuộc đời và con người... cùng những thông điệp
gửi tới người đọc.
- Tác phẩm văn học phản ánh hiện thực khách quan thơng qua lăng
kính chủ quan của người nghệ sĩ. Tác phẩm chỉ có thể lay động trái
tim độc giả, trường tồn với thời gian khi nó mang chở
12


0,5

4,5

0,5

0,5


×