Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Sáp nhập - nhu cầu thực tế hay là "mốt"? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.95 KB, 7 trang )

Sáp nhập - nhu cầu thực tế hay là "mốt"?

Chưa bao giờ làn sóng sáp nhập và thôn tính (Mergers and Acquisistions-
M&A) lẫn nhau giữa các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới lại dâng trào mạnh mẽ
như vài năm trở lại đây. Các nhà kinh tế nhận định rằng, tần số sáp nhập vẫn sẽ tăng
mạnh, nguyên nhân là do tỷ lệ lãi suất ngân hàng thấp, số nợ xấu ngày một gia tăng,
trong khi các giám đốc điều hành lại có xu hướng mở rộng thị trường sau một thời
gian tái cấu trúc lại bộ máy quản lý và các hoạt động kinh doanh.
Hiệu ứng domino
Theo thống kê của công ty phân tích các dữ liệu tài chính Dealogic, đến thời
điểm giữa năm 2005, trị giá các cuộc sáp nhập trên toàn cầu đã lên tới 1.970 tỷ USD,
tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái, theo đó, châu Âu qua mặt Mỹ về giá trị các cuộc
sáp nhập với giá trị ước khoảng 281 tỷ USD (con số này ở Mỹ là 190,5 tỷ USD). Theo
thống kê của Dealogic, tình hình sáp nhập và mua lại các tập đoàn đa quốc gia diễn ra
ở hầu hết mọi lĩnh vực: công nghiệp, tài chính, viễn thông, sản xuất hàng tiêu dùng
(ôtô, sản phẩm giải trí, điện thoại...). Thế giới từng chứng kiến một số sự kiện
M&A
đáng chú ý như vụ tập đoàn Procter& Gamble mua lại Gillette, tập đoàn bảo hiểm y tế
WellPoint mua lại WellChoice, tập đoàn Symantec và tập đoàn Veritas Software sáp
nhập với nhau, hay gần đây nhất, tập đoàn dầu khí Nga, Gazprom, mua lại cổ phần của
công ty dầu Sibneft, ngân hàng UFJ Holdings Inc sáp nhập với tập đoàn tài chính
Tokyo Mitsubishi.
Các vụ sáp nhập của những “người khổng lồ” như hiệu ứng domino lan đến các
công ty vừa và nhỏ, khiến cho họ cũng tham gia sôi nổi và mạnh mẽ vào quá trình này
mà kết quả là làn sóng sáp nhập dâng cao đột biến. Những vụ sáp nhập giữa các công
ty nhỏ chiếm tới 1/4 tổng số các vụ sáp nhập trên toàn thế giới, kết quả là tạo ra những
công ty lớn hơn, qua đó tăng cường sức cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia. Theo
ước tính, những vụ sáp nhập như vậy có thể dẫn tới sự ra đời của các tập đoàn mạnh
với số vốn trên 1 tỷ USD.
Cũng theo nghiên cứu của Bloomberg, làn sóng sáp nhập và hợp nhất giữa các
công ty thường được thực hiện dưới 3 phương thức: sáp nhập theo chiều dọc, chiều


ngang và theo kiểu hỗn hợp có sự kết hợp giữa ngang và dọc. Sáp nhập theo chiều
ngang tức là sự sáp nhập giữa hai đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh một loại sản
phẩm, dịch vụ... Như vậy, số lượng đối thủ cạnh tranh trên thương trường của công ty
sẽ giảm xuống. Còn sáp nhập theo chiều dọc tức là sáp nhập giữa các công ty trong
cùng tuyến sản phẩm nhưng khác nhau về giai đoạn sản xuất hay chế biến, chẳng hạn
như nhà sản xuất và nhà cung cấp hoặc khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty,
thường được thực hiện trong một số ngành đặc trưng như công nghiệp khai thác, chế
biến....
Những cuộc thỏa thuận hợp tác cần thiết
Không phải vô cớ mà làn sóng sáp nhập tăng cao. Các công ty đều nhận thức rõ
ích lợi từ việc sáp nhập, trong đó yếu tố mở rộng thị trường và tăng cường năng lực
quản lý là quan trọng nhất.


Theo các chuyên gia kinh tế thì sáp nhập luôn là một trong những giải pháp hữu
hiệu cho việc tổ chức lại công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Về
nguyên tắc, khi sáp nhập, giá trị của công ty hợp nhất bao giờ cũng phải lớn hơn giá trị
của mỗi công ty riêng lẻ cộng lại thì vụ việc mới được xem xét, tiến hành (1+1>2) và
sau khi sáp nhập, cả doanh thu và lợi nhuận đều phải tăng. Từ các công ty nhỏ lẻ kết
hợp lại thành một công ty có quy mô lớn nên khả năng bị triệt tiêu trên thương trường
rất khó xảy ra; đồng thời các công ty cũng có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu về nghiên
cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, giảm bớt rủi ro trong kinh doanh, tiết kiệm được
chi phí cố định (quản lý, điều hành, quảng cáo, văn phòng, tiếp thị...), tiết kiệm được
chi phí đào tạo do sắp xếp, bố trí hợp lý hơn nguồn nhân lực, tăng khả năng cạnh tranh
cho sản phẩm, tăng vốn đầu tư, có cơ hội mở rộng ngành nghề kinh doanh...
Có thể khẳng định rằng các vụ sáp nhập luôn tạo ra những lợi ích đáng kể cho
các công ty, khách hàng và đối tác kinh doanh, cụ thể là:
Mở rộng: Sáp nhập sẽ giúp mở rộng các dịch vụ và loại hình kinh doanh cho
bất kỳ cấp độ nào của công ty. Những mặt mạnh của các bên giờ đây sẽ hợp chung
thành những thế mạnh của công ty hợp nhất.

Chuyên sâu: Sự kết hợp của công nghệ và chuyên môn giữa các công ty sẽ tạo
ra những tập đoàn mới có tính chuyên sâu, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có
chất lượng cao hơn, hiện đại và tiên tiến hơn.
Vươn tới toàn cầu: Thông qua sáp nhập, các công ty tận dụng được lợi thế thị
trường và kênh phân phối của nhau, qua đó hệ thống bán hàng và dịch vụ sẽ được mở
rộng, các kênh phân phối được nối dài tới hàng triệu người tiêu dùng và khách hàng là
các công ty nhỏ, vừa và lớn trên toàn thế giới.
Làn sóng sáp nhập của ngành công nghiệp này cũng sẽ ảnh hưởng đến các
ngành công nghiệp khác, chẳng hạn như các công ty truyền thông sáp nhập với nhau
khiến các công ty thiết bị viễn thông không thể không quan tâm. Thời gian qua, theo
tính toán của Bloomberg thì cứ 5 vụ sáp nhập giữa các công ty truyền thông sẽ có 2 vụ
sáp nhập giữa các công ty thiết bị viễn thông. Hay khi các công ty điện thoại chuyển
sang hỗ trợ video thì làn sóng sáp nhập cũng gia tăng bởi các công ty này cần phải hợp
tác chặt chẽ hơn để tạo ra nhiều cơ hội bán hàng cho nhau.
Yếu tố chính cho sự thành công hay thất bại của
M&A là sự tương thích của kế
hoạch hòa nhập giữa các bên sau khi quá trình mua bán, sáp nhập diễn ra. Kế hoạch
này cần phải giải quyết tổng thể các vấn đề về nhân sự, đãi ngộ, quan hệ với nhà đầu
tư, tích hợp hoạt động, bán và thanh lý tài sản, phản ứng của các đối thủ cạnh tranh,
quan hệ và giao tiếp giữa các bộ phận và công ty thành viên, kế hoạch dự phòng..., đặc
biệt, yếu tố quản lý và điều hành sao cho hiệu quả phải được coi là một công tác quan
trọng thời hậu sáp nhập.
Ảnh hưởng của việc sáp nhập đối với các đối tác thứ ba
Làn sóng sáp nhập đã và đang tác động rõ rệt tới lợi nhuận của các ngân hàng
đầu tư, trong đó phải kể đến tập đoàn ngân hàng Goldman Sachs. Lợi nhuận của ngân
hàng Goldman Sachs lần đầu tiên tăng đến 84%, một con số khó tin. Các nhà quản lý
của Goldman nói rằng sự tăng trưởng này (559 triệu USD) phần lớn nhờ vào chi phí tư
vấn sáp nhập của các công ty, khi ngân hàng này được coi là sự lựa chọn số 1 của các
công ty châu Âu và Mỹ trong quá trình sáp nhập. Đứng thứ hai trong danh sách các
nhà tư vấn sáp nhập hàng đầu thế giới là ngân hàng Morgan Stanley, còn Deutsche

Bank chiếm vị trí thứ ba.
Hoạt động tư vấn sáp nhập cũng giúp nhiều chuyên gia tư vấn thu về những
khoản thù lao không nhỏ. Một số ngân hàng cho biết, các nhân viên tư vấn sáp nhập
trong thời gian ngắn có thể kiếm được khoản tiền nhiều gấp 3-4 lần so với mức lương
một năm, nếu họ giữ vai trò cố vấn chính cho các vụ sáp nhập lớn trị giá nhiều triệu
USD. Còn theo thống kê của Công ty tư vấn nhân sự Anh, Morgan McKinley, cứ bốn
chuyên gia ngân hàng tại Mỹ và châu Âu thì sẽ có một người có mức thu nhập tăng
gấp đôi nhờ sự nở rộ của các hoạt động sáp nhập trong năm qua.
Hậu sáp nhập: Tương lai không không hẳn toàn màu hồng
Những lợi ích thì đã rõ, nhưng kèm theo đó là rất nhiều khó khăn phát sinh
trước khi có một cuộc sáp nhập thành công thực sự. Các công ty không thể tránh khỏi
việc phải đối mặt với những vấn đề khá phức tạp như độc quyền, thuế, kế toán, chuyển
đổi tài sản, phân chia lợi nhuận, trách nhiệm giải quyết các khoản nợ chưa thanh toán
của mỗi công ty, giải quyết lao động dôi dư, môi trường văn hóa công ty, trách nhiệm
bảo vệ môi trường, tính toán các vấn đề hậu sáp nhập làm sao cho giá trị công ty ngày
càng tăng để hấp dẫn các nhà đầu tư. Những rắc rối này đôi khi đòi hỏi các công ty
phải biết từ bỏ một phần lợi ích riêng để cùng đạt được mục đích chung.
Ngoài ra, các vụ sáp nhập cũng có thể gặp phải những vấn đề rắc rối về luật
pháp, nếu nhà nước cho rằng việc sáp nhập này sẽ là nguy cơ phát sinh sự độc quyền
trong một ngành hay một lĩnh vực kinh doanh nào đó. Do vậy, chính phủ sẽ không cho
phép sáp nhập, hoặc yêu cầu các công ty sáp nhập phải sang nhượng một vài bộ phận
kinh doanh của mình để duy trì môi trường cạnh tranh công bằng. Ví dụ, để có được
sự chấp thuận của Cơ quan chống độc quyền Mỹ, hai hãng dược phẩm lớn nhất thế
giới, Pfizer và Pharmacia, đã phải đồng ý loại bớt một số sản phẩm của mình, ví dụ
như thuốc điều trị thận , thuốc tăng hormon hay thuốc chữa chứng bệnh bất lực.
Khi thực hiện một cuộc sáp nhập, trong nhiều trường hợp, ban lãnh đạo công ty
cần có sự thống nhất và thông qua của các cổ đông. Thủ tục này phải được tiến hành
nếu Điều lệ công ty quy định hay do Hội đồng quản trị yêu cầu, xuất phát từ khả năng

×