Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Giai quyet tranh chap Hoang Sa va Truong Sa cua Viet Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.96 KB, 96 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ LỚP QUỐC TẾ HỌC 3B. Đề tài: Hệ thống văn bản Việt Nam từ năm 1975 và luật pháp quốc tế từ năm 1982 đến nay quy định về chủ quyền biển đảo trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Văn Kết Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5 – Quốc tế học 3B. TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 5 - 2015.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Danh sách thành viên Nhóm 5 thực hiện đề tài 1. Nguyễn Minh Kha (Nhóm trưởng) – K38.608.074 2. Trương Anh Tài – K38.608.018 3. La Phúc Hải – K38.608.067 4. Phạm Vũ Nhật Cường – K38.608.049 5. Phạm Nguyễn Minh Trung – K38.608.033.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Như chúng ta đã biết, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam có vị trí rất quan trọng, nằm án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Tuyến đường hàng hải quốc tế này là một trong những tuyến đường hàng hải tấp nập vào loại nhất nhì trên thế giới, chưa kể đến khu vực này rất giàu tài nguyên từ các loại hải sản cho đến tiềm năng dầu khí. Nằm trải trên một khu vực biển rộng lớn dọc theo bờ biển Việt Nam, hai quần đảo này vừa đóng vai trò như hai chốt tiền tiêu bảo vệ sườn phía Đông của Tổ quốc mà còn như là một lá chắn quan trọng bao quanh vùng biển và dải bờ biển của nước ta. Từ lâu, Việt Nam đã làm chủ hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Từ thời kỳ tiền sử cho đến ngày nay, con người ở các vùng nội địa Việt Nam liên tục tiến ra chiếm lĩnh, khai phá, sinh cơ lập nghiệp trên các đảo, quần đảo. Bắt đầu từ các thời Lý – Trần – Lê, Biển Đông đã trở thành chiến lược phát triển của quốc gia Đại Việt. Con đường mở mang bờ cõi xuống phía nam của dân tộc Việt Nam cũng đồng thời là con đường tiến ra chiếm lĩnh biển, đảo. Đây chính là cơ sở hết sức quan trọng, một bước chuẩn bị thiết yếu để trong bối cảnh lịch sử mới, các chính quyền Đàng Trong đã thực hiện được kỳ tích tuyệt vời là xác lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là nhận định của GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc – Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển trong bài viết đăng trên tạp chí Xưa và Nay. Trong những năm gần đây, tình hình Trường Sa, Hoàng Sa nóng hơn bao giờ hết bởi người Trung Quốc đã có những hành vi vi phạm chủ quyền biển đảo nghiêm trọng trên hai quần đảo của Việt Nam. Do đó, để khẳng định chủ quyền biển đảo thì việc xác định hệ thống pháp luật của nước ta và quốc tế quy định về quyền chủ quyền là một vấn đề bức thiết và cần phải làm rõ làm cơ sở giải quyết những tranh chấp liên quan đến biển đảo. 2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu đề tài.  Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu Hệ thống văn bản Việt Nam từ năm 1975 và luật pháp quốc tế từ năm 1982 đến nay quy định về chủ quyền biển đảo trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa của Việt.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Nam nhằm khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa..  Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chỉ ra các hệ thống văn bản của Việt Nam bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, văn bản ngoại giao từ năm 1975 đến nay, cũng như luật quốc tế từ thời điểm năm 1982 có vai trò như thế nào trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Qua đó, đưa ra những ý kiến đánh giá về khả năng vận dụng luật quốc tế vào giải quyết tranh chấp trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 3. Các công trình nghiên cứu liên quan Trước đây, có nhiều tài liệu, sách báo, đề tài nghiên cứu có nội dung liên quan đến hệ thống pháp luật của Việt Nam trong việc quy định về quyền chủ quyền như: Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết về luật biển, NXB Công an nhân dân, Hà Nội năm 1997. Bộ Ngoại giao – Ban Biên giới, Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật biển Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Nguyễn Bá Diến, Tổng quan pháp luật Việt Nam về biển, Tham luận hội thảo Chính sách pháp luật về biển và sự phát triển bền vững. Hạ Long tháng 7/2005. Nguyễn Bá Diến, chính sách pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững, Trung tâm luật biển và hàng hải quốc tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006. Nguyễn Bá Diến và các tác giả khác: Chính sách pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2007 Nguyễn Quang Thắng, Hoàng Sa, Trường Sa lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công pháp quốc tế, NXB Tri thức, thành phố Hồ Chí Minh, 2008. Ngô Hữu Phước, Lê Đức Phương, Hỏi đáp về chủ quyền biển đảo trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, NXB Lao động xã hội, tháng 7 năm 2011. Đỗ Tuyết Hạnh với công trình nghiên cứu mang tên Pháp luật Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tiến trình hội nhập quốc tế, Khoa Luật, 2012..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Nguyễn Văn Kết (2015), Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa sức mạnh từ tài liệu lưu trữ, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, 2015 và còn nhiều công trình khác… Đề tài này tiếp tục nghiên cứu về vấn đề hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam và quốc tế quy định về chủ quyền biển đảo, trong đó có Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Xác định hệ thống văn bản của Việt Nam quy định về chủ quyền biển đảo của Việt Nam bao gồm văn bản ngoại giao, văn bản quy phạm pháp luật và pháp luật quốc tế.  Phạm vi nghiên cứu Bao gồm văn bản ngoại giao, văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam từ năm 1975 trở lại đây, pháp luật quốc tế từ năm 1982 trở lại đây. 5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu Phần nội dung đề tài có các phần sau đây: - Phần mở đầu trình bày tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, mục đích, mục tiêu nghiên cứu đề tài, các công trình nghiên cứu liên quan, đối tượng và phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của đề tài. - Chương I: Hệ thống văn bản của Việt Nam từ năm 1975 đến nay quy định về chủ quyền biển đảo, trong đó có Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam - Chương II: Luật pháp quốc tế với vấn đề chủ quyền biển đảo - Phần kết luận.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Phần nội dung CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG VĂN BẢN CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY NAM QUY ĐỊNH VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRONG ĐÓ CÓ HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA I. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từ năm 1975 đến nay quy định về chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa 1. Khái niệm về văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.1 2. Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam Theo quy định hiện hành, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008) bao gồm:.  Văn bản luật - Hiến pháp - Luật (bộ luật) - Nghị quyết của Quốc hội..  Văn bản dưới luật - Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. - Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. - Nghị định của Chính phủ. - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước.. 1 Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, 2008, nguồn %20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=12817.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân, thông tư của Chánh án tòa án nhân dân tối cao - Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. - Nghị quyết liên tịch giữa ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. - Thông tư liên tịch giữa Chánh án tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. - Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. 2 3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam quy định về chủ quyền biển đảo trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam 3.1. Hiến pháp Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia quy định về những quan hệ xã hội liên quan đến việc tổ chức bộ máy nhà nước. Hiến pháp là một văn bản tổ chức đời sống chính trị của một đất nước. Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội rường cột của đất nước, đặt nền tảng pháp lý cho một quốc gia. Do đó Hiến pháp là cơ sở của hệ thống pháp luật của nhà nước. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với Hiến pháp, không được mâu thuẫn với Hiến pháp.3 Thẩm quyền ban hành Hiến pháp: Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2002 thì Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp. Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định. Trước năm 1945, Việt Nam không có hiến pháp. Từ sau khi thành lập nhà nước cộng hòa đầu tiên, lịch sử Việt Nam ghi nhận 5 bản Hiến pháp đã được ra đời, trong các năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013. 3.1.1. Hiến pháp năm 1980 Hiến pháp 1980 của Quốc hội được ban hành ngày 19/12/1980 do Tổng bí thư Trường Chinh ký kết..  Hoàn cảnh ra đời 2 Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp ItemID=9036 3 Hiến pháp là gì? Hiến pháp của nước ta quy định những vấn đề gì?, nguồn

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc ta. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong phạm vi cả nước. Nước ta đã hoàn toàn độc lập, tự do là điều kiện thuận lợi để thống nhất hai miền Nam - Bắc, đưa cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.4 Trước tình hình đó, tháng 9/1975, Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu lúc này là phải hoàn thành việc thống nhất nước nhà. Nghị quyết của Hội nghị đã nhấn mạnh: “Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết bậc nhất của đồng bào cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam...”. Quốc hội chung của cả nước đã bắt đầu kỳ họp đầu tiên của mình vào ngày 25/6/1976 và kéo dài đến ngày 03/7/1976. Ngày 02/7/1976 Quốc hội đã thông qua các nghị quyết quan trọng, trong đó có quyết định trong khi chưa có Hiến pháp mới, tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta hoạt động dựa trên cơ sở Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đồng thời Quốc hội khoá VI cũng đã ra Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1959 và thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 người do đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm Chủ tịch. Sau một năm rưỡi làm việc khẩn trương, Uỷ ban đã hoàn thành dự thảo. Bản dự thảo được đưa ra cho toàn dân thảo luận. Tháng 9/1980, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp kỳ đặc biệt để xem xét và cho ý kiến bổ sung, sửa chữa dự thảo trước khi trình Quốc hội thảo luận, thông qua. Sau một thời gian thảo luận, Quốc hội khoá VI tại kỳ họp thứ 7 ngày 18/12/1980 đã nhất trí thông qua Hiến pháp..  Nội dung cơ bản Hiến pháp năm 1980 bao gồm Lời nói đầu, 147 Điều chia làm 12 chương. Chương I: Chế độ chính trị, Chương II: Chế độ kinh tế, Chương III: Văn hoá giáo dục, khoa học - kỹ thuật, Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Chương V: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Chương VI: Quốc hội, Chương VII: Hội đồng Nhà nước, Chương VIII: Hội đồng Bộ trưởng, Chương IX: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Chương X: Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, Chương XI: của Hiến pháp quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, Chương XII: Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp. Trong đó có các điều liên quan đến thực thi chủ quyền biển đảo: 4 Cổng thông tin điện tử UBND huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Trong điều 1 của bản Hiến pháp có quy định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo.” Như vậy, một điều chắc chắn có thể thấy rằng: Việt Nam đã khẳng định chủ quyền tuyệt đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.5 Điều 13, Hiến pháp năm 1980 cũng quy định: Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đều bị nghiêm trị. Điều 13 của Hiến pháp năm 1980 đã thể hiện rõ, hành vi xâm phạm chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam là trái pháp luật và sẽ bị nghiêm trị. Như vậy, chủ quyền, độc lập, thống nhất lãnh thổ bao gồm các yếu tố như vùng đất, vùng nước (vùng biển bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và các đảo khác thuộc chủ quyền Việt Nam), vùng lòng đất, vùng trời là điều thiêng liêng, cao quý mà bản Hiến pháp hướng tới trong việc giáo dục các thế hệ về lòng yêu nước. Trong Chương V Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của bản Hiến pháp 1980 có các điều đáng chú ý: Điều 76: “Công dân phải trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất đối với dân tộc.” Điều 77: “Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.” Điều 78: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao động, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật Nhà nước, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa.” Như vậy, ba điều 76, 77, 78 của chương V đã quy định những quyền và nghĩa vụ cơ bản và thiêng liêng của công dân như trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc (tham gia nghĩa vụ quân sự, xây dựng quốc phòng toàn dân bao gồm bảo vệ chủ quyền biển đảo).. 5 Theo toàn văn Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, báo Người lao động điện tử, nguồn

<span class='text_page_counter'>(10)</span>  Giá trị pháp lý Bản Hiến pháp năm 1980 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng là bất khả xâm phạm. Ngoài ra, Hiến pháp 1980 đã đánh cột mốc quan trọng trong lịch sử nước ta. Nó là bản tổng kết những thành tựu của nhân dân Việt Nam đã giành được qua nửa thế kỷ đấu tranh giành độc lập, tự do, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là bản Hiến pháp của nước Việt Nam đã hoàn toàn thống nhất, sau hơn hai mươi năm bị chia cắt với những chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Đó là bản Hiến pháp thể hiện ý chí của nhân dân hai miền Nam - Bắc đoàn kết một lòng cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.6 3.1.2. Hiến pháp 1992 Hiến pháp năm 1992 được ban hành ngày 15/4/1992 do Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo ký kết..  Hoàn cảnh ra đời Trong những năm cuối của thập kỷ 80, Thế kỷ XX, do ảnh hưởng của phòng trào Cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào thoái trào, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới với nhiều chủ trương, giải pháp quan trọng để giữ vững ổn định về chính trị và tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội; trong bối cảnh đó, nhiều quy định của Hiến pháp năm 1980 không còn phù hợp với yêu cầu xây dựng đất nước trong điều kiện mới.7 Ngày 22/12/1988, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội (khóa VIII) đã ra Nghị quyết thành lập Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp gồm 28 đồng chí do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công làm Chủ tịch Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp. Đến ngày 15/4/1992, trên cơ sở tổng hợp ý kiến của nhân dân cả nước, Bản dự thảo Hiến pháp mới lần này đã được Quốc hội khóa VIII thông qua (tại kỳ họp thứ 11). Hiến pháp năm 1992 được gọi là Hiến pháp của Việt Nam trong thời kỳ đầu của tiến trình đổi mới. 8. 6 Báo điện tử Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam 7 Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp 8 Cổng thông tin điện tử Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Nam:

<span class='text_page_counter'>(11)</span>  Nội dung Hiến pháp 1992 gồm Lời nói đầu và 147 điều chia làm 12 chương: Chương I- Chế độ chính trị; Chương II- Chế độ kinh tế; Chương III- Văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ; Chương IV- Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Chương V- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Chương VI- Quốc hội; Chương VII- Chủ tịch nước; Chương VIII- Chính phủ; Chương IX- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; Chương X- Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, Chương XI- Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô ngày Quốc Khánh; Chương XII- Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp.9 Trong bản Hiến pháp năm 1992 có một số điều liên quan đến bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tại Điều 1, Hiến pháp năm 1992 có quy định: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. Như vậy, các hải đảo (hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và các đảo khác thuộc chủ quyền Việt Nam), vùng biển và vùng trời là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Tại Điều 13 cũng quy định: “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật.” Điều 1, Điều 13 của Hiến pháp năm 1992 đã đã khẳng định nước ta là nước độc lập, có chủ quyền toàn vẹn và Việt Nam luôn quyết tâm thực hiện việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trong chương IV – Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Điều 44 đã xác định rõ: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân nòng cốt là các lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định. 9 Lịch sử lập hiến Việt Nam, nguồn

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Như vậy, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân mà trong đó chủ quyền biển đảo là một trong những thành tố của sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. Do vậy, bảo vệ chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa là bảo vệ an ninh quốc gia. Tại điều 76 quy định: “Công dân phải trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.” Tại Điều 77 quy định: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.” Do vậy, trung thành với Tổ quốc và bảo vệ chủ quyền, bao gồm bảo vệ biển đảo là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của mỗi công dân Việt Nam..  Giá trị pháp lý Thể hiện được tinh thần độc lập, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, trong đó có chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có giá trị pháp lý cao trong việc thể hiện chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Bản Hiến pháp 1992 còn đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của lịch sử lập hiến Việt Nam. Đây là bản Hiến pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc về kinh tế, từng bước và vững chắc về chính trị. Đây là bản Hiến pháp kế thừa có chắt lọc những tinh hoa của các Hiến pháp 1946; 1959; 1980; đồng thời là bản Hiến pháp vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Hiến pháp 1992 đánh dấu sự phục hưng và phát triển của nền tảng kinh tế của xã hội Việt Nam vào những năm cuối của thế kỷ XX. 3.1.3. Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ký kết..

<span class='text_page_counter'>(13)</span>  Hoàn cảnh ra đời Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với kết quả tổng kết thực tiễn qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; nhằm thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và nhà nước ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Ngày 06/8/2011, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, đã thông qua Nghị quyết số 06/2011/QH13 thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gồm 30 thành viên, do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Ủy ban. Sau thời gian 9 tháng (từ 01 đến 9/2013) triển khai lấy ý kiến góp ý của nhân dân cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII chính thức thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Hiến pháp năm 2013. Ngày 08/12/2013, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ tiếp tục đổi mới đất nước trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. 10 đặc biệt của các tầng lớp nhân dân đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc..  Nội dung Hiến pháp năm 2013 bao gồm 11 Chương, 120 Điều (so với Hiến pháp năm 1992, giảm 1 Chương và 27 Điều), trong đó có những nội dung cơ bản sau đây:11 Chương I: Chế độ chính trị, Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Chương III: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc, Chương V: Quốc hội, Chương VI: Chủ tịch nước, Chương VII: Chính phủ, Chương VIII: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Chương IX: Chính quyền địa phương, Chương X: Hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán Nhà nước. Trong đó, có một số điều liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, đầu tiên là Điều 1: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.” 10 Cổng thông tin điện tử Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Nam: 11 Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Điều 1 đã thể hiện chủ quyền biển đảo là một bộ phận không thể tách rời của một nước Việt Nam độc lập có chủ quyền. Điều 11 có hai nội dung chính Điều 11 - Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. - Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị. Điều 11 đã khẳng định Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam sẽ bị nghiêm trị. Trong chương II, Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định Điều 44: Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất. Điều 45: - Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. - Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Điều 64 của chương IV Bảo vệ Tổ quốc cũng quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc.” Từ các điều 44, 45, 64 của bản Hiến pháp năm 2013 chúng ta càng thấy được việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nhất là chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của tất cả công dân Việt Nam..  Giá trị pháp lý Về mặt bảo vệ chủ quyền biển đảo, Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Về ý nghĩa, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 đã ghi dấu ấn vào lịch sử lập hiến của nước nhà, viết tiếp những trang mới đầy hy vọng, khơi dậy niềm tin mãnh liệt của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Chúng ta từng trải qua nhiều thử thách, và mỗi giai đoạn lại có những thách thức mang tính thời cuộc. Tin rằng đồng bào.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> cả nước sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh nội lực, ý chí, trí tuệ, bản lĩnh và tính cách dân tộc được vun bồi từ bề dày truyền thống lịch sử, từ chiều sâu văn hóa, thực hiện tốt đợt triển khai thi hành Hiến pháp 2013 trong mùa xuân đầu tiên – xuân Giáp Ngọ 2014, tạo nền tảng vững chắc để đất nước vươn mình phát triển đi lên, nhân dân được sống trong yên bình và hạnh phúc.12 3.2. Luật và bộ luật.  Khái niệm Luật và bộ luật là văn bản có hiệu lực pháp lý sau hiến pháp, dùng để cụ thể hóa những vấn đề có tính nguyên tắc đã được quy định trong hiến pháp – luật gốc, luật cơ bản.  Đặc điểm Luật và bộ luật có tính cố định, không thể sửa đổi bổ sung trong quá trình thực hiện mà chỉ có thể thay thế văn bản luật cũ, lỗi thời bằng một văn bản luật mới..  Thẩm quyền ban hành Luật do Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước ký lệnh công bố.13.  Cơ sở pháp lý Luật và bộ luật nằm trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Trong Chương II Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật, tại khoản 2, Điều 11 quy định: “Luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân.” 3.2.1. Luật biên giới quốc gia 2003 Luật biên giới quốc gia là luật số 06/2003/QH11 của Quốc hội, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2004..  Quá trình hình thành Luật Biên giới Quốc gia được xây dựng và ban hành căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10. 12 Đài tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, 13 Nhà báo Nguyễn Văn Kết, Giáo trình nghiệp vụ thư ký văn phòng và văn bản ngoại giao.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Ngày 17/6/2003, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Biên giới Quốc gia. Bộ luật này mang số 06/2003/QH11, quy định về biên giới Quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam.  Nội dung Luật biên giới quốc gia 2003 gồm có 6 chương 41 điều Chương I đề cập đến Những quy định chung, Chương II quy định về chế độ pháp lý về biên giới quốc gia, khu vực biên giới; Chương III quy định về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; Chương IV quy định về quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; Chương V quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm; Chương VI quy định về điều khoản thi hành Luật Biên giới quốc gia có 14 điều liên quan trực tiếp đến lĩnh vực biển, đảo. Điều 2 (mục 2) đề cập chế độ pháp lý, quy chế quản lý và bảo vệ vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước ta phù hợp với Công ước Luật Biển 1982 và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam tham gia; Điều 4 đề cập khái niệm đường cơ sở, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (mục 1, 2, 3, 4), khái niệm đi qua không gây hại trong lãnh hải (mục 9); Điều 5 (mục 2) đề cập tới việc xác định biên giới quốc gia trên biển và ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; Điều 6 (mục 2) đề cập khu vực biên giới trên biển; Điều 7 xác định “nội thủy” của Việt Nam; Điều 8 nêu khái niệm “vùng nước lịch sử”; Điều 9 xác định lãnh hải của Việt Nam; Điều 11 nêu chủ trương của Nhà nước ta giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia thông qua đàm phán trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau; Điều 15 đề cập việc quá cảnh qua biên giới vào vùng biển nước ta phải tuân theo đường hàng hải đã được quy định;.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Điều 18 quy định tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải đi nổi và treo cờ quốc tịch; Điều 19 quy định hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam; Điều 21 (mục 1) đề cập người, phương tiện, hàng hóa có thể bị hạn chế hoặc tạm ngừng qua lại trong lãnh hải Việt Nam trong trường hợp đặc biệt; Điều 35 quy định nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trong đó bao gồm cả nội dung về biên giới biển.14.  Giá trị pháp lý Luật Biên giới quốc gia năm 2003 đã quy định rõ ràng vùng biển Việt Nam bao gồm vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức thiêng liêng và cao cả. Bởi vì, đó chính là nhiệm vụ gìn giữ tài sản vô giá mà ông cha ta đã phải đổi bằng xương máu trong lịch sử tồn tại và phát triển của quốc gia, dân tộc. Sự nghiệp ấy đòi hỏi phải có sự quan tâm thích đáng của Đảng, Nhà nước và sự tham gia với tinh thần trách nhiệm cao của các Bộ, Ngành từ Trung ương đến địa phương cùng nhân dân cả nước, với tinh thần “Tất cả hướng về biên giới”, xây dựng biên giới ngày càng giàu mạnh.15 3.2.2. Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 mang số hiệu 40/2005/QH11 ký ngày 14 tháng 6 năm 2005, quy định về hàng hải Việt Nam.  Quá trình hình thành Bộ luật hàng hải đầu tiên của Việt Nam được Hội đồng Nhà nước ban hành vào năm 1990 thay thế cho các văn bản dưới luật trước đó (tuyên bố của chính phủ năm 1977 về lãnh hải năm 1982 về chiều rộng lãnh hải, Nghị định 30/CP ngày 29/1/1980 về quy chế tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên vùng biển Việt nam) đánh dấu bước tiến mới trong quá trình pháp điển hóa pháp luật hàng hải.. 14 Theo nguồn tin từ trang 15 Trường chính trị Bến Tre

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Năm 2005, Quốc hội đã ban hành bộ luật hàng hải số 40/2005/QH11 thay thế cho bộ luật hàng hải năm 1990 hoàn thiện hơn các quan hệ pháp luật phát sinh từ hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền bộ, cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn và an ninh hàng hải, trách nhiệm dân sự của chủ tàu, tổn thất chung, giải quyết tranh chấp hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hoá, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học. Bộ luật được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu quy định của các công ước và luật quốc tế liên quan đến hàng hải như 24 Công ước của Tổ chức hàng hải quốc tế, 05 Công ước của Liên hợp quốc - các quy tắc của CMI, 03 Công ước của Liên hợp quốc các quy tắc UNCITRAL, 03 Công ước của Liên hợp quốc - các quy tắc của UNCTAD, 18 Công ước của Ủy ban hàng hải quốc tế (Brussels) (về cơ bản Bộ luật đưa ra các quy định tương tự với quy tắc Hague-Visby 1968 và quy tắc Hamburg 1978 là những công ước quốc tế liên quan đến vận đơn đường biển)..  Nội dung Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 2005 gồm có 18 chương, 261 điều nhằm mục tiêu điều chỉnh hoạt động ngành hàng hải. Chương I của bộ luật đưa ra những quy định chung như phạm vi điều chỉnh của Bộ luật (Điều 1): mọi hoạt động hàng hải, trừ tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, thủy phi cơ, cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến nội thủy chỉ áp dụng nếu trong Bộ luật có quy định rõ, cụ thể: Áp dụng quy định về đăng ký, đăng kiểm tàu công vụ (Điều 22, 25), tìm kiếm và cứu nạn hàng hải (Điều 30), đại lý tàu biển (Điều 165), hoa tiêu (Điều 177), lai dắt (Điều 184), cứu hộ hàng hải (Điều 196), tai nạn đâm va (Điều 212). Chương I cũng đề cập những hành vi bị cấm trong hoạt động hàng hải. Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật được trình bày cụ thể trong Điều 3.16 Chương II của Bộ luật hàng hải gồm các quy định về tàu biển. Mục 1 của chương II gồm 3 điều (Điều 11 đến Điều 13) trình bày khái niệm tàu biển, tàu biển Việt Nam và chủ tàu. Mục 2 của chương II trình bày các vấn đề liên quan đến đăng ký tàu biển (từ Điều 14 đến Điều 22). Mục 3 của chương trình bày vấn đề đăng ký tàu biển Việt Nam (từ Điều 23 đến Điều 25). Mục 4 trình bày phần giấy chứng nhận tàu biển (từ Điều 26 đến điều 27). Mục 5 của chương trình bày các vấn đề liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Vấn đề chuyển quyền sở hữu và thế chấp tàu biển được nói trong mục 6. Mục 7 trình bày quyền cầm giữ hàng hải. Mục 8 đưa ra các nội dung liên quan đến bắt giữ tàu biển.. 16 Bộ luật hàng hải, nguồn

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Trong chương III đề cập đến vấn đề thuyền bộ từ Điều 45 đến Điều 58. Chương IV từ Điều 59 đến Điều 69 tiếp tục đề cập vấn đề cảng biển. Chương V đề cập đến vấn đề hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Chương VI trình bày nội dung hợp đồng vận chuyển hành khách hành lý bằng đường biển. Chương VII nói đến nội dung của hợp đồng thuê tàu. Nội dung đại lý tàu biển và môi giới hàng hải được trình bày trong chương VIII. Chương X, XI, XII, XIII trình bày nội dung lai dắt tàu biển, cứu hộ hàng hải, trục vớt tài sản tàu đắm, tai nạn đâm va. Chương XIV trình bày các vấn đề liên quan đến tổn thất chung. Chương XV đề cập đến nội dung giới hạn trách nhiệm dân sự đồi với các khiếu nại hàng hải. Chương XVI nói về hợp đồng bảo hiểm hàng hải. Chương XVII liên quan đến nội dung giải quyết tranh chấp hàng hải và chương XVIII trình bày điều khoản thi hành..  Giá trị pháp lý Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 đã có tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành hàng hải Việt Nam góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hàng hải; tạo được hành lang pháp lý để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động hàng hải; tạo điều kiện hội nhập với hoạt động hàng hải quốc tế; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của của đất nước.17 Về mặt bảo bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia đối với vùng biển, Bộ luật hàng hải năm 2005 đã góp phần đảm bảo trật tự, an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trên biển và trong các vùng nước nối liền với biển. Cụ thể điều 10 đã quy định chi tiết về các hành vi bị cấm trong hoạt động hàng hải. Bộ luật hàng hải năm 2005 đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bộ Luật hàng hải là lá chắn quan trọng góp phần giữ vững an ninh hàng hải, bằng việc quy định cụ thể các hành vi gây phương hại đến chủ quyền biển đảo của nước ta, một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Vì thế, Bộ luật hàng hải có thể được áp dụng cho việc chứng minh chủ quyền và quyền chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.. 17 Đề cương giới thiệu Bộ luật hàng hải việt nam năm 2005, %A9ng-ng%C3%A0y-ph%C3%A1p-lu%E1%BA%ADt-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-chxhcn-vi%E1%BB%87tnam&start=3.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 3.2.3. Luật biển Việt Nam 2012 Luật biển Việt Nam mang 2012 mang số hiệu 18/2012/QH13, ban hành ngày 21 tháng 6 năm 2012, thời gian có hiệu lực 1 tháng 1 năm 2013..  Quá trình hình thành Quá trình xây dựng Luật Biển Việt Nam được bắt đầu từ năm 1998 và đã trải qua 3 nhiệm kỳ Quốc hội các khóa X, XI, XII. Luật Biển Việt Nam là một luật có nội dung rất lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng. Luật được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp, Nghị quyết của Quốc hội về phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, các Tuyên bố của Chính phủ năm 1977 và 1982, tổng kết thực tiễn quản lý biển của nước ta, trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và các Hiệp định về biển đã ký. Trong quá trình xây dựng Luật Biển Việt Nam, ta cũng đã tham khảo thực tiễn của các nước và cũng cân nhắc lợi ích của ta, lợi ích của các bên liên quan ở Biển Đông và lợi ích chung của khu vực. Luật có 7 chương đề cập đến các nội dung chủ yếu sau: các nguyên tắc, chính sách quản lý và bảo vệ biển; phạm vi và quy chế các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo Việt Nam; các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển; hợp tác quốc tế về biển.18 Luật Biển Việt Nam được Quốc hội của Việt Nam thông qua vào ngày 21/6/2012 cùng ngày với việc Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa bao trùm toàn bộ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bộ luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013..  Nội dung Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều. Điều 1, chương 1 ghi rõ luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.. 18 Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trả lời phỏng vấn về Luật Biển Việt Nam, Báo điện tử chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam -

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Chương 2 quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo... Các điều khoản của chương này nêu rõ chế độ pháp lý của các vùng biển. Chương 3 quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam. Trong chương này, đề cập đến 13 hành vi bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh khi tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải Việt Nam (Khoản 3, Điều 23). Những hành vi này bao gồm "đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào"... Điều 37 của chương này cũng nêu rõ các quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam như đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam; khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép... Ngoài ra, khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân bị cấm: tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí, chất nổ, chất độc hại; mua bán người, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy; phát sóng trái phép. Để bảo đảm việc thực thi, điều 41, chương 3 Luật Biển quy định về quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài. Theo đó, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.19 Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành. Việc truy đuổi có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Viêt Nam nếu được tiến hành liên tục, không ngắt quãng. Ngoài ra, quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Việc truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Nam chấm dứt khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác. Chương 4 có 5 điều quy định các nguyên tắc phát triển biển, các ngành kinh tế biển ưu tiên phát triển, vấn đề quy hoạch phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế biển trên các đảo và hoạt động trên biển. 19 Luật Biển Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, nguồn %20lut/View_Detail.aspx?ItemID=27881.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Chương 5 có 3 điều quy định về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển; nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển. Chương 6 có 4 điều quy định về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp bảo đảm tố tụng, xử lý vi phạm, biện pháp đối với đối tượng là người nước ngoài... nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, đúng pháp luật giữa các cơ quan có trách nhiệm xử lý vi phạm Luật Biển Việt Nam. Chương 7 ghi rõ Luật Biển Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013. Chính phủ sẽ ban hành những quy định hướng dẫn thi hành các điều khoản được giao ở trong Luật.  Giá trị pháp lý.  Điểm thành công của luật biển Việt Nam 2012 Luật biển Việt Nam năm 2012 là sự khẳng định mạnh mẽ về chủ quyền các vùng biển quốc gia. Tính dân tộc đã được thể hiện ở tầm cao mới qua việc ra được Luật Biển trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông ngày càng phức tạp.20 Điểm thành công của Luật Biển Việt Nam là đã chi tiết Ảnh 1: Vùng biển Việt Nam hóa được các quy định của Công ước Luật biển 1982 thành các điều khoản để có thể áp dụng trên các vùng biển của Việt Nam. Luật Biển Việt Nam đã nội luật hóa các quy định của quốc tế để trở thành văn bản pháp luật có thể dễ hiểu, dễ áp dụng hơn trên thực tế..  Ý nghĩa pháp lý của Luật biển Việt Nam 2012 Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nước ta, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận. 20 Hiến pháp của Biển, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nguồn

<span class='text_page_counter'>(23)</span> lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Luật Biển Việt Nam (7 chương, 55 điều) được xây dựng trên cơ sở các quy định của Công ước Luật Biển 1982, tham khảo các thông lệ quốc tế, trên cơ sở thực tiễn, yêu cầu phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng nước ta. 21Luật đã khẳng định rõ chủ quyền lãnh thổ trên cơ sở thực tế và theo quy định quốc tế. Phạm vi điều chỉnh của luật nêu rõ: "Luật này quy định về đường cơ sở, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và các quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển của Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo” (Điều 1). Luật đã khẳng định giá trị tuyệt đối về tính pháp lý, nhất là về mặt chủ quyền, cũng như sự tôn trọng quy định của quốc tế: "1-Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về chủ quyền, chế độ pháp lý của vùng biển Việt Nam thì áp dụng quy định của Luật này; 2-Trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”(Điều 2).22 Luật Biển Việt Nam ra đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thứ nhất về công tác lập pháp đã hoàn thiện được khuôn khổ pháp lý phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Thứ hai về kinh tế, nước ta có bờ biển dài trên 3200 km, với các vùng biển rộng lớn, kinh tế biển đóng vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của nước ta. Việc xây dựng và ban hành Luật Biển Việt Nam là nhu cầu tất yếu nhằm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam. Luật Biển Việt Nam năm 2012 còn là tiền đề, hành lang pháp lý quan trọng nhưng để đưa Luật vào cuộc sống Việt Nam cần lực lượng chấp pháp - trong khi ở thời điểm hiện tại, sức mạnh của lực lượng này của chúng ta chưa thể bao quát hết 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế được quy định trong Luật. Vì thế, Việt Nam phải chú trọng nâng cao năng lực để bao quát vùng biển của mình. Đồng thời phải phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, kết hợp chỉ đạo điều hành thể hiện tính kiên quyết thực thi pháp luật, Luật mới đi vào cuộc sống. 21 Giới thiệu về Luật biển Việt Nam, Báo nhân dân, nguồn 22 Khẳng định chủ quyền, cơ sở cho phát triển kinh tế biển (IV), báo điện tử vnsea.net của Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting, nguồn

<span class='text_page_counter'>(24)</span>  Khả năng áp dụng Luật biển Việt Nam vào việc chứng minh chủ quyền biển đảo Việc thông qua Luật Biển Việt Nam là để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nước ta, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Việc xây dựng và ban hành Luật Biển Việt Nam là nhu cầu tất yếu nhằm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam và phù hợp luật pháp quốc tế, do đó có ý nghĩa quan trọng cả về đối nội và đối ngoại.23 Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong luật là sự tiếp nối lập trường nhất quán của Việt Nam trong vấn đề này, đã được nêu rõ trong Nghị quyết năm 1994 của Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Công ước Luật Biển năm 1982 và Luật Biên giới quốc gia năm 2003. Trong chương II của Luật biển Việt Nam 2012 đã đưa ra các Quy định về các vùng biển Việt Nam đã đưa ra các nội dung liên quan đến: - Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam (Điều 8): Luật biển Việt Nam quy định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Năm 1982, Chính phủ đã ra Tuyên bố xác định đường cơ sở từ đảo Thổ Chu đến đảo Cồn Cỏ, gồm 10 đoạn thẳng gãy khúc nối giữa các điểm nhô ra xa nhất của các đảo ven bờ và bờ biển Việt Nam được xác định theo phương pháp “đường cơ sở thẳng” quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và phù hợp với thực tiễn quốc tế. Căn cứ đường cơ sở năm 1982, chúng ta đã xác định các vùng biển (nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế) và thềm lục địa Việt Nam; lấy đó làm cơ sở để xây dựng Báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam trình Liên hợp quốc tháng 5/2009. - Về phạm vi và chế độ pháp lý của nội thuỷ (Điều 9, Điều 10): Nội thuỷ của nước ta là vùng nước nằm giữa bờ biển và đường cơ sở. Nhà nước ta thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy. - Về phạm vi và chế độ pháp lý của lãnh hải (Điều 11, Điều 12): 23 Luật biển Việt Nam, trường Đại học Kinh tế Luật, nguồn

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lý (mỗi hải lý bằng 1852m) kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Nhà nước ta thực hiện chủ quyền đối với lãnh hải Việt Nam, tuy nhiên tàu thuyền nước ngoài được quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải. Về việc đi qua không gây hại trong lãnh hải của tàu thuyền nước ngoài: Phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, Luật biển Việt Nam quy định tàu thuyền nước ngoài được quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải nước ta. Tàu quân sự nước ngoài thông báo trước khi đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. - Về phạm vi và chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải (Điều 13, Điều 14): Vùng tiếp giáp lãnh hải nằm ngoài lãnh hải và có chiều rộng 12 hải lý. Nhà nước ta có quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác như đối với vùng đặc quyền kinh tế. Ngoài ra, ta có thêm một số quyền, cụ thể: tiến hành kiểm soát để ngăn ngừa và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam. - Về phạm vi và chế độ pháp lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (các Điều 15, Điều 16, Điều 17 và Điều 18): Nhà nước ta thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Thềm lục địa của nước ta được xác định căn cứ vào phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài cùng của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài cùng của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Ở những khu vực mép ngoài cùng của lục địa rộng hơn 200 hải lý, ta có quyền mở rộng thềm lục địa Việt Nam đến 350 hải lý theo các điều kiện và thủ tục Công ước Luật Biển năm 1982 quy định.24 Việc thực hiện các quyền và các hoạt động như: quyền tự do hàng hải, quyền tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm, tự do hàng không và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam... phải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên và luật pháp của Việt Nam về biển. Luật biển Việt Nam cũng quy định vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển cũng thuộc chủ quyền của nước ta. - Quy định về đảo, quần đảo và chế độ pháp lý của đảo, quần đảo (các Điều 19, Điều 20 và Điều 21): 24 Quy định của Luật biển Việt Nam về vùng đặc quyền kinh tế, Tạp chí quốc phòng toàn dân

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Luật biển Việt Nam khẳng định các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và Nhà nước thực hiện chủ quyền trên các đảo, quần đảo này. Luật biển Việt Nam quy định đảo thích hợp cho đời sống con người Ảnh 2 – quần đảo Trường Sa hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; còn đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Như vậy, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là thuyết phục phù hợp với Luật quốc tế. Xét trên yếu tố địa lý, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc về lãnh thổ Việt Nam. Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ 15o45'00''Bắc - 17o15'00''Bắc và kinh độ 111o00'00'' Đông 113o00'00'' Đông trên vùng biển có diện tích khoảng 30, 000km 2, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi - Việt Nam) khoảng 120 hải lý.25 Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cách Cam Ranh (Khánh Hoà - Việt Nam) 243 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 585 hải lý và đến đảo Đài Loan khoảng 810 hải lý. Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 đảo lớn nhỏ và bãi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 410.000 km2, từ vĩ độ 6o00'00'' Bắc - 12o00'00'' Bắc và kinh độ 111 o00'00'' Đông - 117o00'00'' Đông. Diện tích phần nổi của đảo khoảng 3km 2, chia làm 8 cụm (Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên). 25 Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa nhìn từ công pháp quốc tế, Đài Tiếng nói Việt Nam, nguồn

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Điều kiện thiên nhiên trên thực tế đã gắn liền với những hoạt động xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo các nhà nghiên cứu, nếu mực nước biển hạ xuống chừng 600m - 700m thì Hoàng Sa sẽ dính vào Việt Nam như một khối thịt liền và cách Trung Quốc bằng một vùng biển sâu (Krempf, Giám đốc Hải học Viện Đông Dương, khảo sát năm 1925). Các sinh vật trên các đảo và dưới biển thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như rùa, đời mồi, vít, đồn đột, ốc tai voi, ốc hương đều tương tự như các đảo ven biển Việt Nam như cù lao Ré.26 Các sách sử của thời Nguyễn cũng chép rõ, theo lệnh vua Minh Mạng binh lính Việt Nam đã trồng nhiều cây cối trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để ngày sau cây cối cao to giúp người đi biển nhận biết mà tránh mắc cạn. Biển Đông cũng như Việt Nam nằm trong khu vực mà các nhà sinh vật học gọi là Wallacca, là vùng đất sinh sống của các loài động vật Á Đông mà Trung Hoa nằm ngoài vùng này. Tại Biển Đông không giống như Thái Bình Dương, có dòng hải lưu chảy thay đổi theo chiều gió mùa. Thiên nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ giữa đất liền của Việt Nam với các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa. Chính nhu cầu tránh bão hoặc bị nạn rồi theo dòng hải lưu, theo chiều gió tấp vào đất liền Việt Nam của các thương thuyền nước ngoài như đã trình bày ở trên nên người Việt Nam từ lâu đã biết tới Hoàng Sa và Trường Sa và sẵn lòng cứu giúp những người bị nạn. Điều đó chứng tỏ hoạt động xác lập chủ quyền và thực thi chủ quyền trên thực tế của người Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức tự nhiên từ bao đời qua.27 Như vậy, Luật biển Việt Nam 2012 Đây là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan biển, đảo nước ta. Lần đầu tiên nước ta có một văn bản Luật quy định khá đầy đủ về chế độ pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam theo đúng Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tạo cơ sở pháp lý cho việc khai thác và quản lý các vùng biển, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế. Với Luật Biển Việt Nam, cùng với việc khẳng định chủ trương giải quyết các tranh chấp biển, đảo bằng các biện pháp hòa bình, Nhà nước ta đã chuyển một thông điệp quan trọng tới toàn thế giới: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, quyết tâm phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới. 26 Các khảo sát từ thập niên 40 của thế kỷ XX cũng cho thấy các thú vật sống trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là các loài đã gặp ở Việt Nam, không có nhiều liên hệ với sinh vật ở Trung Quốc. Các khảo sát về thảo mộc cũng có kết quả tương tự, hầu hết thảo mộc ở hai quần đảo này đều du nhập từ đất liền của Việt Nam như cây mù u, cây bàng có nhiều ở cù lao Ré. 27 Xem tư liệu quý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Báo điện tử Đất Việt, nguồn

<span class='text_page_counter'>(28)</span>  So sánh Luật biển Việt Nam và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 Luật Biển Việt Nam được ban hành là sự kiện pháp lý rất cần thiết và quan trọng của quy trình xây dựng luật pháp của Nhà nước Việt Nam trong mối liên quan với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.28 Có 3 lý do để lý giải về sự kiện này, đồng thời cũng cho thấy mối quan hệ giữa Luật Biển Việt Nam và Luật Biển quốc tế: Thứ nhất: Sau khi ký Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS), năm 1994, Quốc hội đã phê chuẩn và đã chính thức trở thành thành viên Công ước. Việc nhanh chóng nội luật hóa, biến các quy định UNCLOS thành quy định cụ thể là yêu cầu tất yếu, bất kỳ quốc gia nào cũng phải có nghĩa vụ thực hiện. Tất nhiên, mọi quy định của Luật Biển Việt Nam không được trái với nhưng quy định của Luật Biển quốc tế mà chỉ được phép cụ thể hoá các chế định, quy định của Luật Biển quốc tế. Thứ hai là, trước Hội nghị Luật Biển LHQ lần 3 ký kết UNCLOS 1982, để đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động trên biển, Việt Nam đã có những văn bản quy phạm pháp luật về biển, nhưng chưa đầy đủ, toàn diện, chưa thích hợp để xử lý mối quan hệ ngày càng phát triển, các hoạt động kinh tế xã hội quốc phòng an ninh trên biển, đặc biệt trong tình hình tranh chấp phức tạp thì các văn bản đó chưa đáp ứng được. Do vậy không thể không có Luật Biển quốc gia để đáp ứng tất cả đòi hỏi đó và hơn nữa, điều đó cũng thể hiện trách nhiệm và tính nghiêm túc của Việt Nam với tư cách là thành viên chính thức của Công ước Luật Biển của LHQ năm 1982. Thứ ba, xu hướng thế giới hiện nay là hướng ra biển và đại dương. Trên thực tế việc khai thác nguồn lợi đại dương, từ giao thông hàng hải, tài nguyên sinh vật và không sinh vật, khai thác dầu khí càng ngày càng phát triển, đưa đến lợi ích rất lớn với quốc gia, đặc biệt quốc gia ven biển như Việt Nam, một quốc gia ven biển có bờ biển dài, vùng biển rộng. Sự nghiệp phát triển kinh tế gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trong tình hình hiện nay đòi hỏi Việt Nam phải vươn ra biển để khai thác và bảo vệ, quản lý biển là đòi hỏi tất yếu. Nếu không kịp thời có luật điều chỉnh ngay những hoạt động đó phù hợp luật pháp quốc tế, phù hợp quan hệ chính trị ngoại giao trong khu vực và các nước thì dẫn tới xung đột, mà nguy cơ xung đột không chỉ ảnh hưởng tới khu vực và thế giới, mà chính là lợi ích của đất nước và người dân.. 28 Mối quan hệ giữa luật biển quốc tế và luật biển Việt Nam, nguồn n/32c1508045055805999ab9b488461c1b.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 3.3. Pháp lệnh.  Định nghĩa “Là văn bản có giá trị pháp lý như luật, dùng để cụ thể hóa những nguyên tắc đã quy định trong hiến pháp, quy định chế độ chính sách của nhà nước và những vấn đề cấp bách trong hoạt động quản lý nhà nước khi chưa thể ban hành văn bản luật.”29  Đặc điểm Có thể sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện mà không cần phải thay thế như văn bản luật.  Thẩm quyền ban hành Ủy ban thường vụ (UBTV) Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước ký lệnh công bố.” 30  Cơ sở pháp lý Theo Điều 12, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội 1. Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành luật. 2. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được ban hành để giải thích Hiến pháp luật, pháp lệnh; hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương và quyết định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.” 31 3.3.1. Pháp lệnh số 03/2008/PL-UBTVQH12 về lực lượng cảnh sát biển Số hiệu: 03/2008/PL-UBTVQH12 Ngày ban hành: 26 tháng 1 năm 2008 Ngày có hiệu lực: 1 tháng 7 năm 2008  Nội dung 29 Nhà báo Nguyễn Văn Kết, tài liệu đã dẫn 30 Nhà báo Nguyễn Văn Kết, tài liệu đã dẫn 31 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật %20lut/View_Detail.aspx?ItemID=12817.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Trong chương I của pháp lệnh – Những quy định chung về lực lượng cảnh sát biển, trong đó có các điều đáng chú ý như Điều 1: “Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Điều 3: “Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”32 Chương II quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, cụ thể Điều 6 nêu rõ: “Trong nội thủy, lãnh hải và vùng nước cảng biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để bảo vệ chủ quyền; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên, phòng, chống ô nhiễm môi trường; phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép và mua bán người, vận chuyển, mua bán trái phép hàng hoá, vũ khí, chất nổ, chất ma tuý, tiền chất và các hành vi vi phạm pháp luật khác.” Tại điều 7 cũng quy định: “Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán; bảo vệ tài nguyên, phòng, chống ô nhiễm môi trường; phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền, vận chuyển trái phép và buôn bán người, vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma tuý, tiền chất.” Chương III của pháp lệnh quy định về việc tổ chức lực lượng cảnh sát biển Việt Nam (từ Điều 17 đến Điều 21); Chương IV là phần đưa ra các nội dung về việc quản lý của nhà nước với lực lượng cảnh sát biển Việt Nam (Điều 22, Điều 23); Chương V quy định về việc bảo đảm hoạt động và chế độ, chính sách đối với lực lượng cảnh sát biển Việt Nam (Từ điều 24 đến điều 28). Cuối cùng là chương VI liên quan đến nội dung điều khoản thi hành. Trong đó có hai điều liên quan đến điều khoản thi hành đó là: 32 Pháp lệnh cảnh sát biển Việt Nam, nguồn %20lut/View_Detail.aspx?ItemID=7837.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Điều 29 quy định:” Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2008. Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam ngày 28 tháng 3 năm 1998. Điều 30: “Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.”  Giá trị pháp lý Về mặt pháp lý, pháp pháp lệnh số 03/2008/PL-UBTVQH12 về lực lượng cảnh sát biển đã khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với biển đảo thông qua lực lượng cảnh sát biển. Cảnh sát biển là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lực lượng cảnh sát biển có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, mà trong đó thể hiện rõ ở vai trò kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để bảo vệ chủ quyền; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên, phòng, chống ô nhiễm môi trường; phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép và mua bán người, vận chuyển, mua bán trái phép hàng hoá, vũ khí, chất nổ, chất ma tuý, tiền chất và các hành vi vi phạm pháp luật khác tại các vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. 33 Như vậy, có thể khẳng định rằng Việt Nam đã thực hiện được việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, của mình thông qua lực lượng nòng cốt là cảnh sát biển, đó là căn cứ quan trọng để chứng minh chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam với vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2, mà trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. 3.4. Nghị quyết.  Khái niệm Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật dùng để: - Thông qua các chủ trương chính sách của Chính phủ, thông qua dự án, kế hoạch và ngân sách nhà nước. - Phê duyệt các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.. 33 Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Việt Nam năm 2005, Công ty Luật Minh Khuê – nguồn

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - Cụ thể hóa các chương trình hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cụ thể hóa chương trình hoạt động của cơ quan chấp hành cùng cấp Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. 34.  Đặc điểm “Là cơ sở để tổ chức hoạt động và ban hành các văn bản hành chính về quản lý nhà nước khác (kể cả các văn bản có giá trị pháp lý cao nhất: hiến pháp, luật, pháp lệnh).” 35.  Thẩm quyền ban hành Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân có thẩm quyền ban hành nghị quyết. 3.4.1. Nghị quyết sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh của Quốc hội khóa 7, ngày 28 tháng 12 năm 1982 Số hiệu: số 3 năm 1044 Ngày ban hành: 28 tháng 12 năm 1982 Người ký: Cố Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ  Cơ sở pháp lý Nghị quyết được ban hành căn cứ vào điều 83 của Hiến pháp năm 1980 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng và sau khi nghiên cứu ý kiến của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai và Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Khánh.  Nội dung Sáp nhập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai vào tỉnh Phú Khánh.  Giá trị pháp lý Nghị quyết sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh của Quốc hội khóa 7, ngày 28 tháng 12 năm 1982 được ban hành sau thời điểm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Sách trắng Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam, cũng như sau khi Chính phủ Việt Nam ra Tuyên bố về hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam đã góp phần tạo khung pháp lý vững chắc để chứng minh chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. 34Nhà báo Nguyễn Văn Kết, Giáo trình Nghiện vụ Thư ký văn phòng và Văn bản ngoại giao 35 Nhà báo Nguyễn Văn Kết, tài liệu đã dẫn.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 3.4.2. Nghị quyết Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 5 ngày 23 – 6 – 1994 về việc phê chuẩn công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 Số hiệu: Không số Ngày ban hành: 23 tháng 6 năm 1994 Người ký: Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh  Nội dung 1. Phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.36 2. Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển. 3. Quốc hội khẳng định chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với các vùng nội thuỷ, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế; yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam. 4. Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến biển Đông thông qua thương lượng hoà bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực. Quốc hội nhấn mạnh: Cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. 36 Nghị quyết về việc phê chuẩn công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Cổng thông tin điện tử tỉnh Nam Định, nguồn

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 5. Quốc hội giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với các quy định liên quan của pháp luật quốc gia cho phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, bảo đảm lợi ích của Việt Nam. Quốc hội giao cho Chính phủ thi hành những biện pháp có hiệu quả nhằm tăng cường bảo vệ và quản lý các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.  Giá trị pháp lý Việc Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra Nghị quyết về việc phê chuẩn công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 đã thực sự trở thành căn cứ pháp lý quốc tế vững chắc để xác định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đồng thời cũng là cơ sở để xử lý các vấn đề liên quan đến biển và đại dương, kể cả những tranh chấp về biển. Việc đưa ra nghị quyết cũng chứng tỏ Việt Nam luôn đi đầu và không ngừng nỗ lực trong việc thực hiện UNCLOS 1982. Việt Nam tin tưởng chắc chắn rằng, nếu các quốc gia ven biển đều thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ được quy định bởi UNCLOS 1982 thì nhân loại không những sẽ tránh được những căng thẳng, xung đột trên biển mà sẽ có điều kiện tốt hơn để khai thác biển và đại dương phục vụ lợi ích con người..  Áp dụng nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển để khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa Việc phê chuẩn công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 đóng vai trò là cơ sở pháp lý quốc tế về phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Gia nhập Công ước 1982, nước ta được quốc tế thừa nhận có vùng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, thềm lục địa rộng ít nhất 200 hải lý và có thể mở rộng tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500m. Diện tích các vùng biển và thềm lục địa mà nước ta được hưởng theo quy định của Công ước 1982 mở rộng gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền.37 Khi áp dụng nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn công ước này sẽ xây dựng cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc trong đấu tranh bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa, các quyền và lợi ích chính đáng của nước ta trên biển, đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Công ước 1982 là cơ sở pháp lý chung cho việc giải 37 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982: Cơ sở pháp lý quốc tế để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trên Biển Đông, nguồn

<span class='text_page_counter'>(35)</span> quyết các tranh chấp phân định vùng biển giữa nước ta với các nước láng giềng, góp phần tạo môi trường ổn định, hòa bình, hợp tác và phát triển trong Biển Đông. Ngoài ra, việc phê chuẩn công ước còn góp phần tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế trong việc bảo vệ chủ quyền, lợi ích chính đáng của nước ta trên biển, tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng hợp tác quốc tế nhằm bảo vệ, khai thác biển vì lợi ích của đất nước và của cả cộng đồng quốc tế. Là cơ sở để rà soát và hoàn chỉnh các luật lệ cần thiết bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng biển và thềm lục địa nước ta cũng như tăng cường sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sử dụng, khai thác, bảo vệ môi trường biển ở nước ta. Những kết quả đàm phán cụ thể mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua có thể kể đến như: hoàn thành phân định ranh giới thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với Thái Lan (năm 1997); hoàn thành phân định lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc (năm 2000); hoàn thành phân định ranh giới thềm lục địa với Indonexia (năm 2003). Đồng thời, tuân thủ thời hạn và các thủ tục theo quy định của Công ước Luật Biển 1982, tháng 5-2009, Việt Nam và Malaysia đã cùng đệ trình báo cáo chung về ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý tại khu vực phía Nam Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa. Những thành tựu trên một mặt chứng tỏ Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm của Công ước, mặt khác chứng tỏ giá trị và ý nghĩa của Công ước trong việc tạo lập trật tự pháp lý trên biển vì hòa bình ổn định và phát triển chung. 3.5. Nghị định  Khái niệm Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa (lập quy) các văn bản luật hay pháp lệnh, dùng để: - Ban hành các quy định về chế độ chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân nhằm thực hiện hiến pháp và pháp luật của nhà nước; - Điều chỉnh hoặc phân ranh địa giới hành chính dưới cấp tỉnh, thành phồ trực thuộc trung ương; - Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy tổ chức của các cơ quan nhà nước ở cấp trung ương: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; - Ban hành các bản điều lệ, quy chế, quy định về chế độ quản lý hành chính nhà nước.

<span class='text_page_counter'>(36)</span>  Thẩm quyền ban hành Chính phủ có thẩm quyền ban hành nghị định. 38  Cơ sở pháp lý Căn cứ Điều 14, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “ Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây: 1. Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; 2. Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; 3. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ; 4. Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.”39 3.5.1. Nghị định số 242/HĐBT ngày 5 – 8 – 1991 quy định về việc các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Hội đồng Bộ trưởng Số hiệu: 242-HĐBT Ngày ban hành: 5 – 8 – 1991 Người ký: Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. 38 Nhà báo Nguyễn Văn Kết, tài liệu đã dẫn 39 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật %20lut/View_Detail.aspx?ItemID=12817.

<span class='text_page_counter'>(37)</span>  Nội dung Gồm có 3 chương, 16 điều. Chương 1 gồm các quy định chung nói về các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài bao gồm đối tượng nào, các hoạt động nghiên cứu khoa học biển, các hình thức nghiên cứu khoa học ở các vùng biển thuộc nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chương 2 đưa ra các quy định cụ thể về điều kiện và thủ tục khi bên nước ngoài muốn điều tra, nghiên cứu khoa học trong các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; các điều kiện mà các phương tiện và người nước ngoài đi trên phương tiện phải tuân thủ khi tiến hành nghiên cứu khoa học trong các vùng biển của Việt Nam; các nghĩa vụ mà bên nước ngoài phải thực hiện trước khi rút về nước; các điều kiện mà bên nước ngoài tuân theo để bảo đảm an toàn hàng hải. Chương 3 đề cập về các điều khoản thi hành về các hình thức xử lý vi phạm khi bên nước ngoài tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học trong các vùng biển của Việt Nam mà nếu vi phạm các điều khoản của quy định; các trách nhiệm mà bên nước ngoài phải thực hiện nếu gây thiệt hại về tài sản, tài nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam, tài sản và sức khoẻ của người Việt Nam; việc cấp giấy phép cho phương tiện của nước ngoài vào nghiên cứu khoa học và quản lý trực tiếp hoạt động; các bộ, cơ quan tham gia giám sát các hoạt động nghiên cứu khoa học của các Bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài..  Giá trị pháp lý Nghị định ban hành Quy định về việc các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển của mình bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trước pháp luật quốc tế.40 Nghị định ban hành là bước đi quan trọng trong việc tạo tiền đề, tạo cở sở pháp lý vững chắc giải quyết các tranh chấp liên quan đến vùng biển Việt Nam sau khi Bộ Ngoại giao Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Sách Trắng "Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và Luật pháp quốc tế" vào tháng 4 – 1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi bản ghi nhớ cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc Trung Quốc cho nhiều tàu quân sự, tàu khảo sát, tàu đánh cá đến hoạt động trong vùng biển Việt Nam tại quần đảo 40 Nghị định số 242/HĐBT ngày 5 – 8 – 1991 quy định về việc các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Hội đồng Bộ trưởng, nguồn

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Trường Sa ngày 16 – 4 – 1990, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc Trung Quốc đã cho quân lính xâm chiếm bãi Én Đất trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 28 – 4 – 1990.41 3.5.2. Nghị định của Chính phủ 7/1997/NĐ-CP về việc thành lập đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng Số hiệu: 7/1997/NĐ-CP Ngày ban hành: 23 tháng 01 năm 1997 Người ký: Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt  Nội dung Nghị định Chính phủ 7/1997/NĐ-CP được ban hành ngày 23 tháng 01 năm 1997 liên quan đến việc thành lập đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng. Thành lập các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng như sau: Thành lập Quận Hải Châu, Quận Thanh Khê, Quận Sơn Trà, Quận Ngũ Hành Sơn, Quận Liên Chiểu, huyện Hòa Vang và các phường phụ cận. Nghị định cũng quy định: “Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Đà Nẵng có 5 quận và 2 huyện: Quận Hải Châu, Quận Thanh Khê, Quận Sơn Trà, Quận Ngũ Hành Sơn, Quận Liên Chiểu, huyện Hoà Vang và huyện đảo Hoàng Sa.”42  Giá trị pháp lý Nghị quyết có giá trị pháp lý cao khi khẳng định huyện đảo Hoàng Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nhà nước ta có quyền sáp nhập, chia tách các đảo và quần đảo phù hợp với luật pháp trong nước, pháp luật quốc tế nhằm định hướng cho các mục tiêu lâu dài về kinh tế - xã hội.. 41 Luật các vùng biển Việt Nam: Công cụ thực hiện chính sách biển trong tình hình mới, Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường, nguồn 42 Nghị định của Chính phủ 7/1997/NĐ-CP về việc thành lập đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng, nguồn

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 3.5.2. Nghị định số 65/2007/NĐ-CP của chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh để thành lập huyện Cam Lâm; điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Cam Lâm, Trường Sa và mở rộng phường Cam Nghĩa thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa Số hiệu: 65/2007/NĐ-CP Ngày ban hành: 11 tháng 4 năm 2007 Người ký: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  Nội dung - Điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh để thành lập huyện Cam Lâm; điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Cam Lâm, Trường Sa và mở rộng phường Cam Nghĩa thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa như sau:43 - Thành lập thị trấn Cam Đức thuộc huyện Cam Lâm trên cơ sở toàn bộ 952 ha diện tích tự nhiên và 10.647 nhân khẩu của xã Cam Đức; 631 ha diện tích tự nhiên và 4.184 nhân khẩu của xã Cam Hải Tây. - Điều chỉnh địa giới hành chính xã Cam Hải Đông để mở rộng phường Cam Nghĩa thuộc thị xã Cam Ranh: - Thành lập thị trấn Trường Sa thuộc huyện Trường Sa trên cơ sở đảo Trường Sa lớn và các đảo, đá, bãi phụ cận. - Thành lập xã Song Tử Tây thuộc huyện Trường Sa trên cơ sở đảo Song Tử Tây và các đảo, đá, bãi phụ cận. - Thành lập xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận.  Giá trị pháp lý Nghị định số 65/2007/NĐ-CP của chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh để thành lập huyện Cam Lâm; điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Cam Lâm, Trường Sa và mở rộng phường Cam Nghĩa thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa là văn bản quy phạm pháp 43 Cổng thông tin điện tử chính phủ, nguồn class_id=1&_page=21&mode=detail&document_id=22396.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> luật quan trọng trong việc khẳng định Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa Khẳng định chủ quyền, quyền chủ biển đảo, quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước pháp luật quốc tế về chủ quyền biển đảo đối với quần đảo Trường Sa. 3.5.3. Nghị định số 146/2013/NĐ-CP ngày 30/10/2013 của Chính phủ về việc công bố tuyền hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam44 Số hiệu: 146/2013/NĐ-CP Ngày ban hành: 30 tháng 10 năm 2013 Người ký: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.  Nội dung Nghị định gồm có 4 chương 20 điều, cụ thể như sau: - Trong chương I là những quy định chung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và phần giải thích các từ ngữ liên quan như: tuyến hàng hải, công bố tuyến hàng hải, phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam. - Nội dung Chương 2 là thiết lập, công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam có hai mục quan trọng: Mục 1 liên quan đến thiết lập, công bố tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam. Mục 2 đề cập đến việc phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam bao gồm phân luồng giao thông; yêu cầu chung đối với tàu thuyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam; thông báo, giám sát tàu thuyền hoạt động trên tuyến hàng hải, luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam; hoạt động của các công trình trong lãnh hải Việt Nam; quy định về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường khi hoạt động trên tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam. - Chương 3 quy định về phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành trong lãnh hải Việt Nam. - Chương 4 đề cập đến hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện Nghị định này.. 44 Nghị định số 146/2013/NĐ-CP ngày 30/10/2013 của Chính phủ về việc công bố tuyền hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam, nguồn Cục hàng hải Việt Nam, Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh,

<span class='text_page_counter'>(41)</span>  Giá trị pháp lý Nghị định số 146/2013/NĐ-CP ngày 30/10/2013 của Chính phủ về việc công bố tuyền hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nghị định góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc đề giải quyết các tranh chấp liên quan đến vùng biển trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày càng có những diễn biến phức tạp. 3.5.4. Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trên vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số hiệu: 162/2013/NĐ-CP Ngày ban hành: ngày 12 tháng 11 năm 2013 Người ký: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.  Nội dung Nghị định gồm có 4 chương, 36 điều, cụ thể như sau: - Chương I những quy định chung bao gồm: phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ, mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền, biện pháp khắc phục hậu quả. - Chương II quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả gồm có 3 mục: Mục 1 đề cập đến các hình thức xử phạt đối với các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; mục 2 đề cập đến các hình thức xử phạt đối với việc vi phạm các quy định về hàng hải, ngoài vùng nước cảng biển. Mục 3 đề cập đến các hình thức xử phạt các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển. Chương 3 quy định về thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Thanh tra hàng hải, Cảng vụ hàng hải và Cục trưởng Cục Hàng hải, Kiểm ngư. Chương 4 đề cập đến điều khoản thi hành..

<span class='text_page_counter'>(42)</span>  Giá trị pháp lý Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trên vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là văn bản vi phạm pháp luật có vai trò quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước ta đối với vùng biển của mình. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý vững chắc nhằm giải quyết các tranh chấp liên quan đến vùng biển của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3.6. Quyết định.  Khái niệm “Là văn bản quy phạm pháp luật dùng để: - Quy định hoặc định ra chế độ chính sách trong cả nước (quyết định của thủ tướng chính phủ), hay một ngành (bộ), một địa phương (UBND tỉnh, thành phố, quận). - Điều chỉnh các công việc về tổ chức nhân sự thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng hay thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND các cấp. Thẩm quyền ban hành: Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND các cấp” 45.  Cơ sở pháp lý Điều 15, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây: 1. Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. 2. Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.” 46. 45 Nhà báo Nguyễn Văn Kết, tài liệu đã dẫn 46 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật %20lut/View_Detail.aspx?ItemID=12817.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 3.6.1. Quyết định của hội đồng bộ trưởng số 193-HĐBT ngày 9 tháng 12 năm 1982 về việc thành lập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai 47 Số hiệu: 193-HĐBT Ngày ban hành: ngày 9 tháng 12 năm 1982 Người ký: Tố Hữu 48 . Nội dung Gồm 2 điều quy định như sau: Điều 1.- Thành lập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai bao gồm toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa trước đây thuộc huyện Long Đất tỉnh Đồng Nai. Điều 2.- Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và Ban tổ chức của Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.  Giá trị pháp lý Quyết định của hội đồng bộ trưởng số 193-HĐBT ngày 9 tháng 12 năm 1982 về việc thành lập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai đã khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến vùng biển, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. 3.6.2. Quyết định của hội đồng bộ trưởng số 194-HĐBT ngày 9 tháng 12 năm 1982 về việc thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng49 Số hiệu: 194-HĐBT Ngày ban hành: 9 tháng 12 năm 1982 Người ký: Tố Hữu.  Nội dung 47 Quyết định của hội đồng bộ trưởng số 193-HĐBT ngày 9 tháng 12 năm 1982 về việc thành lập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai, nguồn - 48 Tố Hữu nguyên là Ủy viên chính thức Bộ Chính trị, cố Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng từ năm 1981 đến năm 1986. 49 Quyết định của hội đồng bộ trưởng số 194-HĐBT ngày 9 tháng 12 năm 1982 về việc thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, nguồn

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Quyết định gồm có 2 điều: Điều 1. - Thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng bao gồm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trước đây thuộc huyện Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Điều 2. - Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và Ban tổ chức của Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này..  Giá trị pháp lý Quyết định của hội đồng bộ trưởng số 194-HĐBT ngày 9 tháng 12 năm 1982 về việc thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng góp phần thể hiện chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ chủ quyền biển đảo. 3.6.3. Một số thông tin về Quyết định bổ nhiệm ông Võ Công Chánh giữ chức Chủ tịch UBND Huyện Hoàng Sa từ ngày 5 -5 – 2014 thay cho ông Đặng Công Ngữ của UBND thành phố Đà Nẵng.  Thông tin Ngày 24 tháng 5 năm 2009, thành phố Đà Nẵng công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Công Ngữ, Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng, giữ chức chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa và trở thành chủ tịch đầu tiên của huyện đảo này. Trong 1.828 ngày đương chức, ông Ngữ đi thu thập nhiều tài liệu, chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam; gặp gỡ những người từng làm việc, sinh sống ở Hoàng Sa và làm chủ biên cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa" xuất bản tháng 1/2012... Sáng ngày 5 tháng 5 năm 2014, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến đã trao quyết định bổ nhiệm ông Võ Công Chánh giữ chức chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa thay ông Đặng Công Ngữ về hưu theo chế độ.  Giá trị pháp lý Quyết định bổ nhiệm ông Võ Công Chánh làm chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa năm 2014 thay cho ông Đặng Công Ngữ về hưu theo chế độ Thể hiện rõ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Đồng thời thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo của nước ta..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> II. Hệ thống văn bản ngoại giao của Việt Nam từ năm 1975 đến nay quy định về chủ quyền biển đảo trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam  Khái niệm Văn bản ngoại giao là toàn bộ những văn bản dùng để: - Giao tiếp (giao thiệp) với nước ngoài, bên ngoài quốc gia; - Giao thiệp với bên ngoài, người ngoài.50 1. Hệ thống văn bản ngoại giao của Việt Nam  Công hàm Là từ gốc Hán: “công” là việc công; “hàm” là cái hộp đựng thư. Ngày xưa dùng cái hộp để chuyển thư. Công hàm là công văn ngoại giao của nước này gửi cho nước khác.  Tối hậu thư Là văn kiện đưa ra điều kiện cuối cùng quy định thời gian, địa điểm bắt buộc phía bên kia phải chấp hành.  Sách trắng Là sách do Bộ Ngoại giao một nước công bố để tố cáo âm mưu của đối phương và trình bày chủ trương, chín sách của nước mình; hay có thể hiểu sách trắng là văn kiện ngoại giao chính thức để làm cho dư luận thế giới hiểu rõ thực chất về một vấn đề nào đó trong quan hệ giữa các quốc gia.  Bị vong lục “Bị vong lục”, từ Hán Việt : “bị vong” là sắp bị quên, sắp bị bỏ qua; “lục” là ghi chép, ghi lại. Bị vong lục là hình thức văn thư ngoại giao dùng để tuyên bố, khẳng định lại lập trường của mình về một vấn đề, hoặc khái quát tình hình nào đó cần thông báo cho phía bên kia (những vấn đề trước đây phía bên kia đã biết).  Giác thư Từ Hán Việt: “giác” là đánh thức, nhắc nhở phía bên kia thực hiện một việc gì đó đã được thống nhất.  Thư ngỏ 50 Nguyễn Văn Kết, tài liệu đã dẫn.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Thư ngỏ là thư công khai, văn kiện chính thức của nhà nước hay của nguyên thủ quốc gia nhằm trình bày một vấn đề nào đó trong quan hệ quốc tế.  Hiệp định Là bản giao ước ký kết giữa các nước ký kết giữa các nước để cùng nhau thỏa thuận về một vấn đề nào đó.  Hiệp ước Là một cuộc thỏa thuận về ngoại giao ký kết giữa hai hay nhiều nước; cũng có thể hiểu đó là văn bản được ký kết sau khi đã thảo luận giữa các bên (có thể sẽ có bên không thực hiện)  Công ước Là bản giao ước ký kết giữa các bên để tạm thời giải quyết một vấn đề nào đó trong quan hệ giữa họ.  Nghị định thư Là văn kiện phụ của một Hiệp định, nhằm cụ thể hóa những điểm mà Hiệp định chỉ nói khái quát và thi hành Hiệp định. Nghị định thư cũng có thể trở thành một văn kiện độc lập.  Các văn bản ngoại giao khác Các loại văn bản ngoại giao khác bao gồm thông cáo báo chí, bản ghi nhớ (biên bản), công văn giao dịch. 2. Các văn bản ngoại giao của Việt Nam từ năm 1975 đến nay quy định về chủ quyền biển đảo trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa 2.1. Tuyên bố  Khái niệm Tuyên bố là phát biểu có tính chất chính thức, trịnh trọng của một chính phủ hay một đảng, một tổ chức, một hội nghị, hoặc của người thay mặt các tổ chức đó về những nguyên lí, nguyên tắc hay một vấn đề trọng đại nào đó.51. 51 Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam , Viện từ điển học và Bách khoa toàn thư Việt Nam, nguồn %E1%BB%91&ChuyenNganh=0&DiaLy=0.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 2.1.1. Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ngày 12-5-197752.  Nội dung Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Sau khi được Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chuẩn y, Tuyên bố quy định các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: 1. Lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trở ra. Vùng biển ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển là nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải. 2. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khoá, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam. 3. Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của 52 Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ngày 12-5-1977, nguồn Cổng thông tin điện tử Nam Định,

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của ViệtNam. 4. Thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam. 5. Các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải nói ở Điều 1 có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng như đã quy định trong các điều 1, 2, 3, và 4 của Tuyên bố này. 6. Xuất phát từ các nguyên tắc của Tuyên bố này, các vấn đề cụ thể liên quan tới lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ được quy định chi tiết thêm trên cơ sở bảo vệ chủ quyền và lợi ích của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế. 7. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên..  Giá trị pháp lý Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ngày 12-5-1977 là căn cứ pháp lý quan trọng thể hiện chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với những khu vực này như các vùng tương ứng nằm trong lãnh hải vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 được công bố khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất và đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền lợi của Việt Nam trên các vùng biển và thềm lục địa. Tuyên bố nêu trên khẳng định nguyên tắc giải quyết tranh chấp, bất đồng liên quan đến biển với các nước liên quan thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tạp quán quốc tế. 2.1.2. Tuyên bố về hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Viêt Nam của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 12 tháng 11 năm 198253.  Nội dung Thực hiện Điểm 1 trong Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chuẩn y. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam như sau: 1. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam là đường thẳng gãy khúc nối liền các điểm có tọa độ ghi trong phụ lục kèm theo Tuyên bố này. 2. Đường cơ sở đùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia nằm giữa biển, trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai, đến đảo Cồn Cỏ theo các tọa độ ghi trong phụ lục nói trên được vạch trên các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Hải quân Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1979. 3. Vịnh Bắc Bộ là vịnh nằm giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh đã được quy định trong Công ước về hoạch định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc do Pháp và nhà Thanh ký ngày 26 tháng 6 năm 1887. Phần vịnh thuộc phía Việt Nam là vùng nước lịch sử theo chế độ nộl thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 53 Tuyên bố về hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Viêt Nam của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 12 tháng 11 năm 1982, Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting, returnUrl=/tabid/139/FilterTypeID/False/FilterDate/2015-4-16/currentpage/5/language/vi-VN/Default.aspx.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến cửa vịnh sẽ được công bố sau khi vấn đề cửa vịnh được giải quyết. 4. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được quy định cụ thể trong một văn kiện tiếp theo phù hợp với Điểm 5 của bản Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 5. Vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải đảo của Việt Nam là nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 6. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề bất đồng về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên..  Giá trị pháp lý Tuyên bố về hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Viêt Nam của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 12 tháng 11 năm 1982 là văn bản pháp lý quan trọng nhằm xác định rõ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam, biên giới của Việt Nam và Trung Quốc đi qua Vịnh Bắc Bộ, vùng nội thủy của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, cách thức giải quyết các vấn đề bất đồng về các vùng biển và thềm lục địa của các bên liên quan. Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam, giải quyết những tranh chấp xảy ra phù hợp với luật pháp quốc tế.54. 54 Tư liệu tham khảo từ nguồn tài liệu của Dự án thông tin Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting returnUrl=/tabid/139/FilterTypeID/False/FilterDate/2015-4-16/currentpage/5/language/vi-VN/Default.aspx.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 2. 2. Sách trắng  Khái niệm Sách trắng (bạch thư) là sách do Bộ Ngoại giao một nước công bố để tố cáo âm mưu của đối phương và trình bày chủ trương, chín sách của nước mình; hay có thể hiểu sách trắng là văn kiện ngoại giao chính thức để làm cho dư luận thế giới hiểu rõ thực chất về một vấn đề nào đó trong quan hệ giữa các quốc gia..  Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc ban hành Sách Trắng 1979, Sách Trắng 1981, Sách Trắng 1988 - Từ 1975 đến 1990, Việt Nam hợp tác toàn diện với Liên Xô, Trung Quốc đã ký với Mỹ Thông cáo chung ở Thượng Hải năm 1972; mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Liên Xô không giảm; Việt Nam và Trung Quốc xảy ra chiến tranh năm 1979 khiến tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa càng trở nên gay gắt. Sau chiến thắng Buôn Mê Thuột, thời cơ chiến lược giải phóng Miền Nam đã đến. Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong mùa khô 1975, bao gồm cả các đảo và các quần đảo Trường Sa, Côn Lôn, Phú Quốc… Ngày 05/4/1975, Bộ Tư lệnh Hải quân đã triển khai kế hoạch chiến đấu giải phóng quần đảo Trường Sa. Lực lượng tham gia giải phóng gồm có các tàu của đoàn vận tải quân sự 125, đoàn 126 đặc công, tiểu đoàn 471, đặc công quân khu 5 và tiểu đoàn 407 cùng lực lượng đặc công tỉnh Khánh Hoà. Bộ Tư lệnh Hải quân chủ trương nhanh chóng đánh đảo Song Tử Tây trước để làm bàn đạp và rút kinh nghiệm đánh tiếp các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, An Bang, Trường Sa và các đảo còn lại của quần đảo. Và từ ngày 13 đến ngày 28 tháng 4, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã giải phóng và tiếp quản các đảo có quân đội Việt Nam Cộng hòa đang quản lý, đồng thời triển khai lực lượng tại các đảo và một số vị trí khác để bảo vệ quần đảo Trường Sa.55 Ngày 09/9/1975, đại biểu Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Khí tượng thế giới đã tiếp tục đăng ký đài khí tượng Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa vào hệ thống SYNOP của Tổ chức Khí tượng quốc tế với ký hiệu 48.860 và khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Ngày 24/9/1975, trong cuộc gặp đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, do Tổng Bí thư Lê Duẩn dẫn đầu, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình 55 Lịch sử xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa (Phân III), Cổng thông tin điện tử UBND huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam, nguồn

<span class='text_page_counter'>(52)</span> tuyên bố sau này hai bên sẽ bàn bạc về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa mà Trung quốc gọi là Tây Sa và quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Nam Sa. Ngày 5 tháng 6 năm 1976, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và có quyền bảo vệ chủ quyền đó. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được thành lập và hoàn toàn có nghĩa vụ, quyền hạn tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 12/5/1977, Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, trong đó đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam có các vùng biển và thềm lục địa riêng. Đoạn 5 của Tuyên bố viết: các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải nói ở Điều 1 đều có lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa riêng như đã quy định trong các điều 1, 2, 3, và 4 của Tuyên bố này. Tại phiên họp thứ 7 cuộc đàm phán về biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, cuộc đàm phán này bắt đầu từ ngày 9 tháng 10 năm 1977, Trưởng đoàn Việt Nam Phan Hiền, đã bác bỏ vu cáo của phía Trung Quốc đối với việc Hải quân Nhân dân Việt Nam đã tiếp quản các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông Phan Hiền đề nghị với ông Hàn Niệm Long, Trưởng đoàn Trung Quốc, về việc đưa vấn đề hai quần đảo vào chương trình nghị sự, nhưng phía Trung Quốc từ chối. Ngày 30 tháng 12 năm 1978, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố bác bỏ luận điệu nêu trong Tuyên bố ngày 29/2/1978 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc về vấn đề quần đảo Trường Sa, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhắc lại lập trường của Việt Nam chủ trương giải quyết mọi tranh chấp hoặc bất bình bằng thương lượng hoà bình. Ngày 15 tháng 3 năm 1979, Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam công bố Bị Vong Lục về vấn đề biên giới Việt - Trung. Điểm 9 của Bị Vong Lục đã tố cáo Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào tháng 1 năm 1974. Ngày 7 tháng 8 năm 1979, Bộ Ngoại giao Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bác bỏ sự xuyên tạc của Trung Quốc trong việc công bố một số tài liệu của Việt Nam liên quan đến các quần đảo Hoàng.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Sa và Trường Sa, khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này, nhắc lại lập trường của Việt Nam về việc giải quyết sự tranh chấp về 2 quần đảo giữa hai nước bằng thương lượng hoà bình.56 Ngày 28 tháng 9 năm 1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng: “Chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa’’, trong đó đã giới thiệu 19 tài liệu liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo.57 Ngày 22 tháng 10 năm 1979, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam tuyên bố phản đối việc Trung Quốc lập ra 4 vùng nguy hiểm trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cắt ngang các đường bay quốc tế qua Biển Đông. Ngày 28 tháng 11 năm 1979, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố bác bỏ các quy định của Trung Quốc chỉ đạo hoạt động của máy bay dân dụng nước ngoài qua vùng trời quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động ngang ngược của Trung Quốc năm 1980: Năm 1980, Trung Quốc công bố sách trắng lần thứ hai tuyên bố chủ quyền với quần đảo Tây Sa và Nam Sa, trong đó và thay đổi lập luận cho cho rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chỉ là những đảo ven bờ của Việt Nam, không phải là Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc. 7/1980. Tại kỳ họp lần thứ 26 Hội Địa chất quốc tế ở Paris đoàn đại biểu Trung Quốc báo cáo và cho lưu hành tài liệu địa chất về các bể dầu khí trong đó có đoạn nói quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phần kéo dài của lục địa Trung Quốc. Ngày 30 tháng 1 năm 1980, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố văn kiện về ‘Tây Sa và Nam Sa’. Ngày 5 tháng 2 năm 1980, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố vạch trần thủ đoạn xuyên tạc của Trung Quốc trong văn kiện ngày 30 tháng 1 năm 1980. Tháng 6 năm 1980, tại Hội nghị Khí Tượng Khu Vực Châu Á lần II họp tại Genève, đại biểu Việt Nam tuyên bố trạm khí tượng của Trung Quốc tại Sanhudao (đảo Hoàng Sa của Việt Nam) là bất hợp pháp. Kết quả là trạm Hoàng Sa của Việt Nam vẫn được giữ nguyên trạng trong danh sách các trạm như cũ. Tháng 7 năm 1980, Tại Hội nghị địa chất quốc tế lần thứ 26 ở Paris (từ 7 đến ngày 17 tháng 7 năm 1980), Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Phạm Quốc Tường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất Việt Nam đã gửi Công hàm cho Chủ tịch Hội nghị Địa chất quốc tế và Tổng Thư ký Hội nghị vạch trần và tố cáo hành động của Đoàn đại biểu Trung 56 Lịch sử xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa (Phân III), Cổng thông tin điện tử UBND huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam, nguồn 57 Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1975 - 1991 (06/07/2011), Báo điện tử Đại đoàn kết, nguồn

<span class='text_page_counter'>(54)</span> Quốc đã lợi dụng Hội nghị để tuyên truyền các gọi là Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa vì chúng là sự kéo dài của lục địa Trung Hoa. Tháng 12/1981, Tổng cục Bưu điện Việt Nam điện cho Chủ tịch Uỷ ban đăng ký tần số tại Genève phản đối việc Trung Quốc được phát một số tần số trên vùng trời Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tháng 12/1981, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố sách trắng: “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam.58 Tháng 10/1982, tại Hội Nghị Toàn Quyền của UIT, đại biểu Việt Nam tuyên bố không chấp nhận việc thay đổi phát sóng đã được phân chia năm 1978 tại Genève. Ngày 12/11/1982, Chính phủ Việt Nam ra Tuyên bố về hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam. Ngày 4 tháng 2 năm 1982, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập Huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Tháng 1/1983, Hội nghị Hành chính Thế giới về thông tin vô tuyến đã đồng ý sẽ xem xét đề nghị của Việt Nam về việc phát sóng trên vùng trời Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội nghị sắp tới. Cũng tháng 01/1983, Hội nghị Hàng không khu vực Châu Á Thái Bình Dương họp ở Singapore, Trung Quốc muốn mở rộng FIR Quảng Châu lấn vào FIR Hà Nội và FIR TP Hồ Chí Minh, nhưng Hội nghị quyết định duy trì nguyên trạng. Ngày 25 tháng 4 năm 1984, Ủy ban Địa danh Trung Quốc công bố tên mới cho các đảo, bãi, đá trong Biển Đông, trong đó có đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngày 06/05/1984, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối việc đặt tên của Trung Quốc. Tại Hội nghị Tổ chức Thông tin Vũ trụ quốc Tế (INTELSAT) lần thứ 13 họp tại Bangkok, đại biểu Việt Nam đã phản đối việc Trung Quốc sử dụng những bản đồ ghi Hoàng Sa, Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, Nam Sa) là của Trung Quốc. Ngày 6 tháng 5 năm 1983, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã tuyên bố phản đối việc CHND Trung Hoa đặt tên cho các đảo, đá, bãi cạn … thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 58 Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1975 - 1991 (06/07/2011), Báo điện tử Đại đoàn kết, nguồn

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Tháng 12 năm 1985, Việt Nam phê chuẩn Công ước Narobi 1982, tuyên bố yêu cầu UIT sửa đổi Phụ lục AER2 của Thể lệ vô tuyến viễn thông, khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam, vì vậy Việt Nam không chấp nhận những thay đổi có liên quan đến các tần số đã được phân chia ở vùng 6D, 6F, 6G nêu trong biên bản Hội nghị hành chính thế giới về thông tin vô tuyến 1978. Ngày 5 tháng 1 năm 1986, Bộ ngoại giao Việt Nam tuyên bố việc Hồ Diệu Bang, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, cùng với Lưu Hoa Thanh, Trương Trọng Tiên, đi thị sát quần đảo Hoàng Sa, vào ngày 1 tháng 1, là hoạt động phi pháp, xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Ngày 28 tháng 11 năm 1987, Thông tấn xã Việt Nam ra tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Mọi biện pháp hành chính và các hoạt động thăm dò khảo sát của nước khác ở khu vực 2 quần đảo này đều bất hợp pháp, không có giá trị và vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Năm 1988, Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông báo cho Liên Hợp quốc, gửi nhiều công hàm phản đối đến Bắc Kinh và đặc biệt là các Công hàm ngày 16, 17, 23 tháng 3 năm 1988 đề nghị hai bên thương lượng giải quyết vấn đề tranh chấp. Trung Quốc tiếp tục chiếm giữ các bãi đá đã chiếm được và khước từ thương lượng. Ngày 14 tháng 4 năm 1988, Bộ Ngoại giao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phản đối việc Quốc hội Trung Quốc sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Hải Nam (Nghị quyết ngày 13/4/1988 thành lập tỉnh Hải Nam).59 Tháng 4 năm 1988, Bộ Ngoại giao Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Sách Trắng C " ác quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và Luật pháp quốc tế".60. 59 Lịch sử xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa (Phân III), Cổng thông tin điện tử UBND huyện Hoàng Sa, TP. Đà Nẵng, nguồn 60 Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1975 - 1991 (06/07/2011), Báo điện tử Đại đoàn kết, nguồn

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 2.2.1. Sách trắng “The Hoang Sa and Truong Sa archipelagoes Vietnamese territories” (Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam)61 Năm công bố: 1981 Cơ quan ban hành: Bộ ngoại giao Việt Nam.  Nội dung Sách trắng 1981 gồm có lời nói đầu, 2 phần chính: Phần 1 với nội dung “Chủ quyền lâu dài và liên tục của Nhà nước Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” đã đề cập đến các vấn đề: chủ quyền lịch sử của việt nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tiếp đến phần này đề cập đến việc Pháp tiến hành thực hiện chủ quyền đối vơi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên danh nghĩa nhà nước Cộng hòa xã hội chủ Nghĩa Việt Nam. Cuối cùng, phần 1 đề cập đến việc bảo vệ và thực hiện chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Tiếp theo phần 1 của Sách Trắng là các phần phụ lục.  Phụ lục 1 giới thiệu về Toàn tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư;  Phụ lục 2 là An Nam Nhất Thống Toàn Đồ;  Phụ lục 3 giới thiệu An Nam Đại Quốc Họa Đồ;  Phụ lục 4 giới thiệu một số bức ảnh về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa;  Phụ lục 5 đề cập sắc lệnh số 4702-CP ngày 21 tháng 12 năm 1933 của Thống đống Đông Dương Krautheimer liên quan đến việc sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, cụm đảo Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Tử, Thị Tứ…vào địa phận Bà Rịa;  Phụ lục 6 đề cập đến sắc lệnh số 156-3-6 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 6 năm 1938 của Thống đốc Toàn quyền Đông Dương Jules Brévié liên quan đến đơn vị hành chính được thiết lập trên quần đảo Hoàng Sa;  Phụ lục 7 trình bày về vấn đề trước khi sắc lệnh số 3282 có hiệu lực từ ngày 5 tháng 5 năm 1939, Thống đốc Jules Brévié đã sửa sắc lệnh 156-3-6 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 6 năm 1938 (do lỗi in nhầm);. 61Theo bản dịch Sách trắng “The Hoang Sa and Truong Sa archipelagoes Vietnamese territories của Nhóm 5.

<span class='text_page_counter'>(57)</span>  Phụ lục 8 công bố bức ảnh cột mốc chủ quyền trên đảo Song Tử Đông trên quần đảo Trường Sa, được dựng lên vào năm 1963;  Phụ lục 9 đăng bức ảnh của lực lượng hải quân Việt Nam trên đảo Song Tử Tây trên quần đảo Trường Sa;  Phụ lục 10 đề cập đến một trong những tấm bản đồ được in bởi người Bồ Đào Nha vào thế kỷ XVI. Trên tấm bản đồ này, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được vẽ với cùng một tên là Pracel nằm ở Biển Đông cách xa các đảo xa bờ dọc duyên hải miền Trung Việt Nam. Phần 2 của Sách trắng 1981 với nội dung: “Hoàng Sa và Trường Sa, quần đảo chưa bao giờ là vùng lãnh thổ Trung Quốc”. Trong phần này, Sách trắng năm 1981 đã bác bỏ luận điệu về cái gọi là "khám phá" và "khai thác" của người dân Trung Quốc. Song song đó, văn bản ngoại giao này còn lên án cụm từ "quyền tài phán" được thực hiện bởi các triều đại Trung Quốc. Cuối cùng, Sách Trắng đã đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng để dập tắt luận điệu từ Bắc Kinh rằng:: Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam "Tây Sa" và "Nam Sa" của Trung Quốc là hoàn toàn khác nhau. Tiếp theo phần 2 là phần phụ lục  Phụ lục 11 là tấm bản đồ Hoàng Triều nhất thống dư địa tổng đồ, xuất bản vào những năm 20 niên hiệu Quang Tự (1894), trong đó lãnh thổ Trung Quốc chỉ kéo dài đến đảo Hải Nam  Phụ lục 12 đưa ra tấm bản đồ Đại Thanh Địa Đồ được in trong bộ Atlas Đại Thanh địa quốc toàn đồ được xuất bản bởi Thượng Hải thương vụ ấn thư quán vào năm thứ 31 niên hiệu Quang Tự (1905) và được xuất bản lại vào năm 1910, trong đó lãnh thổ Trung Quốc chỉ kéo dài đến đảo Hải Nam, Trung Quốc không hề vẽ Trường Sa, Hoàng Sa  Cùng nhiều tấm bản đồ khác của Trung Quốc cũng không đề cập đến quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Lãnh thổ của Trung Quốc chỉ kéo dài đến phía Nam đảo Hải Nam.  Giá trị pháp lý: Trên cơ sở các sự kiện lịch sử và luật pháp quốc tế, chúng ta khẳng định mạnh mẽ rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một phần lãnh thổ không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào khác, và đã việc thực hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này liên tục và hiệu quả. Nhà nước Trung Quốc trong quá khứ chưa bao giờ thực hiện chủ quyền của mình qua hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trung Quốc thậm chí đã không nêu ra bất kỳ tuyên bố trên hai quần đảo này. Cho đến những năm đầu của thế kỷ 20, Bắc Kinh hiện đang bịa đặt.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> ra các sự kiện và xuyên tạc lịch sử, tuyên bố của mình rằng "Tây Sa" và "Nam Sa" có kể từ khi thời cổ đại được lãnh thổ Trung Quốc. Sách trắng năm 1981 là văn bản ngoại giao có vai trò quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa làm nền tảng quan trọng trong việc xử lý các tranh chấp liên quan trước pháp luật quốc tế. 2.2.2. Sách trắng “The Hoang Sa (Pracel) and Truong Sa (Spratly) Archipelagoes and international law” (quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và luật pháp quốc tế)62 Năm công bố: 1988 Cơ quan ban hành: Bộ Ngoại giao Việt Nam.  Nội dung Nội dung sách gồm có 3 phần: Phần I liên quan đến việc so sánh trường hợp của Việt Nam và Trung Quốc trong việc tranh chấp, Sách trắng đã khẳng định Việt Nam đã duy trì quá trình thực thi chủ quyền một cách liên tục, hiệu quả, hòa bình với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa ít nhất từ thế kỷ XVII, khi hai quần đảo này không nằm dưới chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào khác. Còn phía Trung Quốc thì ngược lại, Trung Quốc đưa ra luận điều rằng: Người Trung Quốc là người đầu tiên khám phá, khai thác và quản lý Jiuru, Luzhou, Shitang, Tianli Shitang, Wenli, Changsha… tương ứng với tên gọi Trường Sa và Hoàng Sa ngày nay, nhằm vào ý đồ xấu. Ngoài ra, Trung Quốc còn bịa ra rằng các triều đại Trung Quốc và chính quyền Trung Quốc đã liên tục ban hành các quy định của họ đối với hai quần đảo này. Và tất cả những chứng cứ mà Trung Quốc đưa ra ở trên thì rất mù mờ và không thuyết phục. Phần II: Lập trường được đưa ra bởi các quốc gia khác về cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc qua hai quần đảo Trường Sa và Hoàng sa Phần này đề cập đến luận điệu của Bắc Kinh khi họ nhấn mạnh rằng: “nhiều quốc gia và cộng đồng quốc tế đã công nhận quần đảo Tây Sa và Nam Sa (Tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) thuộc lãnh thổ của Trung Quốc.” Những chứng cứ được đưa ra bởi Bắc Kinh có thể được phân thành 3 phạm trù sau đây:. 62 Sách trắng “The Hoang Sa (Pracel) and Truong Sa (Spratly) Archipelagoes and international law”, người dịch tím tắt: Nguyển Minh Kha – thành viên nhóm..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> - Sự công nhận bởi một số chính phủ; - Sự công nhận bởi các tổ chức quốc tế, vùng miền quốc tế chuyên biệt. - Sự công nhận có nguồn gốc từ bách khoa toàn thư và các bản đồ. Tuy nhiên, các luận điệu mà Trung Quốc đưa ra không có cơ sở vì Về việc công nhận về cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì đã bị bãi bỏ ở các hội nghị quốc tế. Đối với sự công nhận của các cơ quan quốc tế chuyên biệt hay những tổ chức chuyên biệt, Bắc Kinh viện dẫn một vài quyết định của Tổ chức Khí tượng vùng Viễn Đông và Tổ chức hàng không công dân quốc tế. Loại chứng cớ này không đáng để xem xét, vì nó đã được quy định trong các điều lệ của các cơ quan vùng miền riêng biệt mà không một quyết định nào của họ ngụ ý sự công nhận chủ quyền quốc gia (của Trung Quốc) qua bất kỳ phần lãnh thổ nào. Tuy nhiên, Trung Quốc lại lấy cớ “thực hiện các cuộc điều tra có tính khoa học”, đã sử dụng bạo lực xâm chiếm nhiều bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa. Về sự công nhận có nguồn gốc từ bách khoa toàn thư và một số bản đồ của những quốc gia khác, Bắc Kinh đã đưa ra nhiều bách khoa toàn thư và các tấm bản đồ xuất bản giữa năm 1954 và năm 1970 của một vài quốc gia chỉ định rằng quần đảo Tây Sa và Nam Sa là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam đã có những tấm bản đồ cổ xưa từ thế kỷ XVII, XVIII, XIX đã chỉ ra rõ rằng hai quần đảo này là của Việt Nam. Tất cả các chứng cớ mà Trung Quốc đưa ra như đã đề cập ở trên thì không đủ cơ sở để chứng minh cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc đối với quần đảo Trường sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Phần 3 đề cập đến việc đàm phán hòa bình – cách thích hợp nhất để dàn xếp những tranh chấp đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa điều này phù hợp với Hiến chương Liên Hợp quốc ngăn cấm việc sử dụng bạo lực để đe dọa các quốc gia khác trong mối quan hệ giữa các quốc gia (khoản 2, đoạn 4). Trung Quốc với tư cách là một trong năm nước thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc phải hiểu hơn ai hết về việc tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an ninh khu vực Đông Nam Á, Châu Á – Thái Bình Dương. Cuối phần 3 là phần phụ lục bao gồm:.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Phụ lục 1: Một số đặc điểm địa lý của quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. (xem chi tiết phần Footnote)63 Phụ lục II: Trong Bản báo cáo của Bộ công đệ trình đến vua Thiệu Trị năm 1847 nói rằng: Hằng năm, vào mùa xuân theo lệ phái binh thuyền vãng thám Hoàng Sa thuộc hải cương nước nhà cho thành thục đường đi lối lại. Năm 1845 có Chỉ đình hoãn kỳ vãng thám 1846. Vì công vụ bận rộn, năm nay cũng xin được đình hoãn. Châu phê: “Đình hoãn”. Phụ lục III: Văn khao lề thế lính Trường Sa năm Tự Đức thứ 20 Phụ lục IV: bao gồm (1) Nghị định số 4762 – CP ngày 21 tháng 12 năm 1933 ban hành bởi Thống đốc Đông Dương về việc sáp nhập nhiều đảo thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa; (2) Dụ số 10 ban hành vào ngày 29 tháng 2 Âm lịch, năm thứ 13 niên hiệu Bảo Đại (30 tháng 3 năm 1938) về việc sáp nhập một số đảo của Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên (3) Nghị định số 32 được ban hành ngày 5 tháng 5 năm 1939 bởi Toàn quyền Đông Dương J.Brevie về việc sửa đổi nghị định 156- SC ngày 15 tháng 6 năm 1938 (in sai là 1932) và việc thành lập quần đảo Hoàng Sa thành hai đơn vị hành chính: “Croissant và các đảo phụ thuộc”, “Amphitrite và các đảo phụ thuộc”. Phụ lục V gồm (1) Sắc lệnh số 174 – NV ngày 13 tháng 7 năm 1961 được ban hành bởi Tổng thống Ngô Đình Diệm của Việt Nam cộng hòa về việc đặt quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam và thành lập xã Định Hải tại quần đảo này – trực thuộc của quận Hòa Vang. 63 Chi tiết “Trong suốt một thời gian dài, Việt Nam và các quốc gia phương Tây đều nghĩ rằng Biển Đông có một quần đảo dài mà Việt Nam khi đó gọi là Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Hoàng Sa, Trường Sa, Đại Trường Sa, Vạn Lý Trường Sa trong khi các nhà hàng hải và những nhà vẽ bản đồ gọi chúng là Paracel, Parcel hay Pracel. Chỉ trong thời gian từ năm 1787 – 1788 cách đây 200 năm về trước có thể có một nhà nghiên cứu thám hiểm tên là Kergariou- Locmaria đã xác định rõ ràng và chính xác vị trí của quần đảo Hoàng Sa mà khi đó từ đó về sau có sự phân biệt hẳn với quần đảo Trường Sa ở phía Nam. Hai quần đảo này nằm cách nhau 500 cây số, chúng bao gồm một vùng đảo rộng lớn, bãi cạn và nhiều rặng san hô, tổng khu vực nổi lên của mỗi quần đảo là 10 cây số vuông. Giá trị của hai quần đảo nằm ở vị trí chiến lược ở Biển Đông và tiềm năng to lớn về dầu khí và khí tự nhiên. Quần đảo Hoàng Sa gồm có 30 đảo, rặng san hô và bãi cạn mà tất cả chúng đều nằm rải rác trong một khu vực rộng khoảng 15,000 cây số vuông và được phân chia thành hai cụm cụm phía đông của An Vĩnh và cụm phía Tây của Lưỡi Liềm. Điểm gần nhất của quần đảo này cách Đà Nẵng Việt Nam 170 hải lý (1 hải lý = 1, 853 km) và cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 156 hải lý. Khoảng cách từ phía Đông đến phía Tây và từ Bắc xuống Nam của quần đảo lần lượt là 95 hải lý và 90 hải lý. Quần đảo Trường Sa bao gồm khoảng 100 đảo, rặng san hô và bãi cạn nằm trên một khu vực rộng khoảng 160, 000 đến 180, 000 cây số vuông. Quần đảo Trường Sa nằm ở phía Đông Nam của quần đảo Hoàng Sa. Điểm gần nhất của quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh (Việt Nam) 250 hải lý Du Lâm (Yulin) đảo Hải Nam 552 hải lý. Khoảng cách từ đông sang tây và từ bắc xuống nam của quần đảo Trường Sa lần lượt là 325 và 274 cây số.”.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> (2) Nghị định số 420-BNV-HCĐP/26 ngày 6 tháng 9 năm 1973 của Tổng trưởng Nội vụ Việt Nam Cộng Hòa kí sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy. Phụ lục VI gồm: (1) Quyết định số 193- HĐBT ngày 9 – 12 – 1982 của Hội đồng Bộ trưởng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thành lập huyện Trường Sa một phần của tỉnh Đồng Nai. (2) Quyết định số 194 – HĐBT vào ngày 9 tháng 12 năm 1982 của Hội đồng bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thành lập huyện Hoàng Sa, một phần của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (Việt Nam). (3) Phán quyết được thông qua bởi Quốc hội khóa 7, cơ quan lập pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nkỳ họp thứ tư, gày 28 – 12 – 1982 về việc tách quận Trường Sa ra khỏi tỉnh Đồng Nai và sáp nhập vào tỉnh Phú Khánh. Phụ lục VII của Sách Trắng là tấm bản đồ của bán đảo Lôi Châu và quần đảo Hải Nam, tỉ lệ 1: 500 000 xuất bản tại Trung Quốc năm 1965 bằng tiếng Trung và tiếng Việt..  Giá trị pháp lý Sách Trắng năm 1988 đã khẳng định quá trình thực thi chủ quyền lâu dài, toàn diện, hiệu quả của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đồng thời lên án luận điệu xuyên tạc, phủ nhận lịch sử của Trung Quốc về cái mà họ gọi là “chủ quyền” đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Đồng thời, Sách trắng năm 1988 nhấn mạnh đến biện pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình – phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc đối với những tranh chấp xảy ra. Đồng thời, Sách trắng 1988 là một văn bản ngoại giao giá trị một lần nữa thể hiện chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán không thể phủ nhận của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> Chương II: LUẬT PHÁP QUỐC TẾ VỚI VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO  Khái niệm Luật quốc tế hiện đại là hệ thống những nguyên tắc và quy phạm pháp lý được các quốc gia và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp lý quốc tế xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông quan đấu tranh và thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau (trước tiên và chủ yếu là quốc gia) trong những trường hợp cần thiết được đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể của luật quốc tế thực hiện kết hợp với sự đấu tranh của nhân dân và dư luận tiến bộ thế giới” Vai trò: duy trì sự ổn định và bền vững của trật tự pháp lý quốc tế, trong mối quan hệ giữa các quốc gia.64 1. Hệ thống văn bản pháp luật quốc tế quy định về quyền chủ quyền biển đảo Về vấn đề công pháp và tư pháp quốc tế với vấn đề chủ quyền biển đảo của quốc gia thì trong quan hệ quốc tế, Luật quốc tế là một ngành luật có nhiệm vụ điều chỉnh các mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu về quan hệ chính trị) giữa các quốc gia có chủ quyền và các chủ thể khác tham gia quan hệ quốc tế. Luật Quốc tế khác với ngành luật dùng để điều chỉnh những ngành luật mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài tham gia gọi là Tư pháp quốc tế. Vì vậy, Luật quốc tế thường được gọi là Công pháp quốc tế để phân biệt với ngành tư pháp quốc tế. Theo luật quốc tế hiện đại, các nước tranh chấp về chủ quyền của mình theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (công ước về Luật biển 1982 – United Nations Convention on the law of the sea thường được gọi tắt là UNCLOS 1982), đồng thời chứng minh các tuyên bố chủ quyền bằng chứng cứ pháp lý. Đây là cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo theo Luật quốc tế.. 64 TS. Trần Thị Thùy Dương (2013), Giáo trình Công pháp quốc tế, quyển 1, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(63)</span> 1.1. Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 (UNCLOS)65  Khái niệm Công ước là bản giao ước ký kết giữa các bên để tạm thời giải quyết một vấn đề nào đó trong quan hệ giữa họ. Một loại điều ước quốc tế được kí giữa chính phủ các nước, nhằm giải quyết những vấn đề về chính trị, luật pháp, kinh tế và các lĩnh vực khác (như điện báo quốc tế, vận tải, kiểm dịch, hải quan, quyền tác giả, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, trọng tài quốc tế, bảo vệ trẻ em, bảo vệ môi trường, luật biển, vv.). Công ước Quốc tế và các điều ước quốc tế không có sự khác nhau về bản chất.”66  Quá trình hình thành Đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia biểu lộ ý muốn mở rộng quyền tuyên bố chủ quyền quốc gia khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo vệ nguồn cá và có các phương tiện để thực thi kiểm soát ô nhiễm. Hội Quốc Liên đã tổ chức một hội nghị năm 1930 tại Hague để bàn về điều này từ ngày 13/3 đến ngày 12/4/1930 với 47 quốc gia tham dự, việc pháp điển hóa Luật Biển với các vấn đề: nguyên tắc tự do hàng hải, chế độ pháp lý của lãnh hải, đường cơ sở, quy định qua lại không gây hại của tàu thuyền và chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải. Hội nghị tuy thất bại trong việc đưa ra một bề rộng lãnh hải chung nhưng đã công nhận lãnh hải của các quốc gia rộng ít nhất là 3 hải lý và là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, hình thành quy định về vùng tiếp giáp lãnh hải. Hội nghị lần thứ nhất của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1958 được tổ chức tại Genève (từ ngày 24/2 đến ngày 29/4/1958). Hội nghị đã đạt được những bước tiến quan trọng về lập pháp, cho ra đời 4 Công ước: Công ước về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp lãnh hải (có hiệu lực từ ngày 10/9/1964, 48 quốc gia là thành viên); Công ước về Biển cả (có hiệu lực từ ngày 30/9/1962, 59 quốc gia là thành viên); Công ước về Đánh cá và Bảo tồn các tài nguyên sinh vật của biển cả (có hiệu lực từ ngày 20/3/1966, 36 quốc gia là thành viên); Công ước về thềm lục địa (có hiệu lực từ ngày 10/6/1964, 54 quốc gia là thành viên).. 65 Sau Hiến chương LHQ, Công ước Luật biển 1982 được đánh giá là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, được nhiều quốc gia ký kết và tham gia. Công ước Luật biển 1982 có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 (12 tháng kể từ ngày Guyana, nước thứ 60 phê chuẩn Công ước ngày 16/11/1993). Là một văn kiện pháp lý đa phương đồ sộ, bao gồm 320 điều khoản và 9 Phụ lục, với hơn 1000 quy phạm pháp luật, Công ước Luật biển 1982 đã đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cộng đồng quốc tế về một trật tự pháp lý quốc tế mới đối với tất cả các vấn đề về biển và đại dương, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. 66 Nhà báo Nguyễn Văn Kết, tài liệu đã dẫn.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> Đến năm 1960, Liên Hợp quốc tổ chức Hội nghị về Luật Biển lần hai (“UNCLOS II”); sau sáu tuần hội nghị ở Giơneva (từ ngày 17/3 đến ngày 26/4/1960), các quốc gia đã không đạt được thêm những thỏa thuận mới do không tìm được tiếng nói chung về vấn đề bề rộng lãnh hải, tàu quân sự… Vào năm 1967, vấn đề về các tuyên bố khác nhau về lãnh hải đã được nêu ra tại Liên Hợp quốc. Và, Hội nghị Liên Hợp quốc lần thứ 3 về Luật Biển (Third United Nations Conference on the Law of the Sea) được tổ chức tại New York năm 1973 đã cố gắng giảm khả năng các nhóm quốc gia thống trị đàm phán. Hội nghị lần thứ ba của Liên Hợp quốc về Luật Biển (gồm 11 phiên họp, kéo dài trong 9 năm từ tháng 12/1973 đến tháng 12/1982). Cộng đồng quốc tế đã thừa nhận một nguyên tắc mới do Đại sứ Malta đưa ra tại phiên họp thứ 22 Đại hội đồng Liên Hợp quốc ngày 17/8/1967, coi vùng biển nằm ngoài vùng tài phán quốc gia là di sản chung của nhân loại. Hội nghị đã cho ra đời Công ước Luật Biển 1982. Một loạt các quy phạm mới được bổ sung vào dự thảo Công ước. Sau 9 năm đàm phán gay go qua 11 khóa họp, dự thảo công ước đã được thông qua với 130 phiếu. Văn bản cuối cùng được ký kết tại Montego - Bay ngày 10/12/1982 bởi 117 quốc gia và thực thể, trong đó có Việt Nam. Công ước có hiệu lực từ ngày 16/11/1994, một năm sau khi Guyana - nước thứ 60 ký công ước. Để Công ước thực sự có tính phổ cập và tạo điều kiện cho các cường quốc tham gia, theo sáng kiến của Tổng Thư ký Liên Hợp quốc, một thỏa thuận mới đã được ký kết vào ngày 29/7/1994 cho phép thay đổi nội dung của Phần XI của Công ước. Đến nay Công ước đã có hơn 130 nước phê chuẩn bao gồm cả Trung Quốc.  Nội dung Với 17 phần, 320 điều khoản và 9 phụ lục với 100 điều khoản, 4 nghị quyết kèm theo, Công ước về Luật biển 1982 (Luật biển quốc tế năm 1982) thực sự là một bản hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế, tổng hợp toàn diện, bao quát được tất cả những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển cả và đại dương thế giới; quy định được những quyền lợi và và nghĩa vụ về nhiều mặt của mọi loại quốc gia (có biển cũng như không có biển) đối với các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia cũng như đối với những vùng biển thuộc phạm vi quốc tế.67 Những điều khoản quan trọng nhất của UNCLOS quy định về việc thiết lập các giới hạn, giao thông đường biển, trạng thái biển đảo và các chế độ quá cảnh, các vùng đặc quyền kinh tế, quyền tài phán thềm lục địa, khai khoáng lòng biển sâu, chính sách khai thác, bảo 67

<span class='text_page_counter'>(65)</span> vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học và dàn xếp các tranh chấp. Nói ngắn gọn, UNCLOS quy định quyền đối với vùng nước phát sinh theo quyền đối với đất, đảo. Ngoài ra, công ước này còn quy định về quy chế pháp lý đối với các vùng biển của các quốc gia ven biển. Khi áp dụng UNCLOS, Việt Nam được thừa nhận có vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng Đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, thềm lục địa rộng ít nhất 200 hải lý và có thể mở rộng tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở. Phạm vi, quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển cũng như vùng biển quốc tế được quy định rõ trong Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Điều 76 của Công ước quy định thềm lục địa của quốc gia ven biển có chiều rộng tối thiểu 200 hải lý (mỗi hải lý bằng 1.852m). Chiều rộng này được bảo đảm tuyệt đối kể cả khi trên thực tế, rìa ngoài của thềm lục địa của quốc gia ven biển hẹp hơn 200 hải lý. Trong trường hợp rìa ngoài của thềm lục địa thực tế của quốc gia ven biển rộng hơn 200 hải lý thì quốc gia đó có quyền mở rộng phạm vi thềm lục địa đến 350 hải lý theo đúng các quy định của Công ước. Tuy nhiên, để có thể mở rộng quá 200 hải lý, quốc gia liên quan phải gửi báo cáo quốc gia đến Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc để Ủy ban này xem xét và ra khuyến nghị.  Giá trị pháp lý Dư luận quốc tế đánh giá UNCLOS năm 1982 là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng của thế kỷ XX và chỉ đứng sau Hiến chương Liên hợp quốc vì những lý do sau đây:  UNCLOS năm 1982 đã hệ thống hoá và pháp điển hoá các quy phạm và nguyên tắc của luật biển quốc tế vào trong một văn kiện chung với 320 điều và 9 phụ lục. UNCLOS 1982 đã thay thế cho cả 4 Công ước năm 1958 liên quan các vùng biển.  Điều chỉnh một cách toàn diện và hệ thống tất cả các vùng biển của các quốc gia ven biển cũng như các vùng biển quốc tế và đáy biển quốc tế. Công ước quy định rõ các quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn đốii với hai vùng biển là nội thuỷ và lãnh hải; có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với hai vùng biển khác là thềm lục địa tối thiếu 200 hải lý, tối đa 350 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. So với trước, UNCLOS đã mở rộng các vùng biển của các quốc gia ven biển.68  Lập ra hai chế độ pháp lý khác nhau cho vùng biển quốc tế (tức là vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển) và đáy biển quốc tế (phần đáy biển nằm ngoài thềm lục địa của quốc gia ven biển): ở vùng biển quốc tế vẫn duy trì chế độ tự 68 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982: Cơ sở pháp lý quốc tế để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trên Biển Đông, nguồn tài liệu từ trang

<span class='text_page_counter'>(66)</span> do đánh cá và khai thác các nguồn lợi thiên nhiên, còn ở đáy biển quốc tế việc khai thác các nguồn lợi phải được một tổ chức quốc tế cấp phép.  UNCLOS năm 1982 dành nhiều điều khoản để điều chỉnh khía cạnh bảo vệ , gìn giữ môi trường biển (các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế, hợp tác khu vực và thế giới v.v…) và nghiên cứu khoa học biển vì mục đích hoà bình cũng như việc phát triển và chuyển giao kỹ thuật biển.  UNCLOS năm 1982 đã coi trọng khía cạnh giải quyết các tranh chấp liên quan biển và đại dương. Cả bốn Công ước Geneva năm 1958 liên quan đến biển đều không quy định cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc. Còn UNCLOS năm 1982 quy định rõ cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc: không được sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, chỉ được sử dụng các biện pháp hoà bình, được tự do lựa chọn đưa các tranh chấp ra các cơ chế khác nhau như trung gian, hoà giải, trọngj tài, Toà án quốc tế v.v..  UNCLOS năm 1982 giải quyết thoả đáng quan tâm của các nhóm nước khác nhau. Trong khi mở rộng vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển thì UNCLOS cũng đã đáp ứng quan tâm và lợi ích của các quốc gia khác. Cụ thể là tàu bè, kể cả tàu chiến, của các quốc gia khác được quyền đi qua vô hại (innocent passage) qua lãnh hải của các quốc gia ven biển mà không cần phải xin phép hoặc thông báo trước. Công ước duy trì quyền tự do hàng hải và tự do hàng không cho mọi tàu bè và máy bay của các quốc gia khác ở vùng đặc quyền kinh tế và bầu trời trên vùng đặc quyền kinh tế. Công ước cũng duy trì quyền quá cảnh (transit rights) của mọi tàu bè khi đi qua các eo biển quốc tế nằm trong lãnh hải của quốc gia ven biển. Ngoài ra, xét đặc thù của các quốc gia quần đảo, UNCLOS thiếp lập quy chế quốc gia quần đảo và đường cơ sở quốc gia quần đảo.  UNCLOS năm 1982 lập ra một loạt cơ chế quốc tế để bảo đảm việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy phạm và nguyên tắc của Công ước. Đó là Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Luật Biển, Toà án Luật Biển với 21 thẩm phán (trụ sở ở Humbur (Đức), Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy Đại dương (trụ sở ở Kingston của quốc đảo nhỏ bé Jamaica) và Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa tại New York.  Khả năng áp dụng để giải quyết tranh chấp liên quan đến quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam.  Những hành vi vi phạm nghiêm trọng UNCLOS của Trung Quốc Là thành viên của UNCLOS năm 1982 và được bầu làm thẩm phán Toà án Luật biển quốc tế và Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa nhưng Trung Quốc đã vi phạm những nguyên.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> tắc cơ bản, đó quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếu theo Điều 56 và Điều 76 của UNCLOS. Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan nhằm mục đích thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên gắn liền với đáy biển của thềm lục địa nằm hoàn toàn trong nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam với tư cách là một quốc gia ven biển. Quyền tài phán của quốc gia trong vùng biển này là quyền được cấp phép, cho phép các quốc gia khác lắp đặt xây dựng các công trình nổi trên biển. Giàn khoan HD981 là một công trình nổi trên biển mà Trung Quốc đã đưa vào và hạ đặt trong thềm lục địa của Việt Nam khi không được sự đồng ý của Việt Nam, vì vậy Trung Quốc vi phạm quyền tài phán của Việt Nam. Công ước Luật Biển cũng quy định mọi hoạt động tiến hành khoan, thăm dò trên vùng thềm lục địa phải được sự cho phép của quốc gia ven biển. Chiếu theo Điều 56 và Điều 76 của UNCLOS, Trung Quốc đã vi phạm những nguyên tắc cơ bản, đó là quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Trung Quốc không có đủ điều kiện để chứng minh Hoàng Sa là đảo của quốc gia mình theo định nghĩa về đảo theo Điều 121 của UNCLOS, không có chứng cứ lịch sử ở đảo này như Việt Nam theo Điều 286 và 288 UNLOS. Trung Quốc vi phạm Điều 74 và Điều 83 của UNCLOS (từ chối đáp lại 30 lần Việt Nam đưa lời mời thương lượng, tức là đã không thể hiện tinh thần hiểu biết và hợp tác, đồng thời dùng các biện pháp vũ lực như bắn súng nước hay đâm vào tàu Việt Nam). Trung Quốc với tư cách là một quốc gia cận duyên đã làm cản trở tự do lưu thông trên biển – vi phạm khoản 1a Điều 297 UNCLOS. Gần đây, Trung Quốc còn vi phạm nhân quyền của dân chài Việt Nam, tức là họ đã dùng bạo lực đâm chìm tàu của ngư dân Việt Nam (Trung Quốc đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 ngày 26/5/2014 chẳng hạn), ngăn cản họ đánh cá trong các vùng ngư trường truyền thống, chiếm đoạt ngư cụ và cá, bắt chuộc tàu cá.69 Trung Quốc đưa ra “đường lưỡi bò” chiếm đến 80% diện tích Biển Đông, việc thành lập cái gọi là thành phố Tây Sa và mới nhất là đặt giàn khoan ở vùng biển Việt Nam là một hành động sai trái, đi ngược lại với luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982. Đó cũng là hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.70.  Quyền khởi kiện hành động của Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam ra cơ quan tài phán quốc tế Hiện nay, tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ ranh giới biển trên Biển Đông bao gồm: 69 Quyền khởi kiện hành động của Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam ra cơ quan tài phán quốc tế 70 Công lý và hòa bình trên biển Đông/ TS. Nguyễn Thái Hợp (chủ biên). - H.: Hội Nhà văn, 2014, trang 333, 334..

<span class='text_page_counter'>(68)</span> - Tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc, Đài Loan. - Tranh chấp chủ quyền toàn bộ hay một phần Trường Sa giữa Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei. - Tranh chấp các vùng biển giữa Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia. Trong đó lại được chia thành 02 phần: - Tranh chấp thuộc nội dung đã bị loại trừ bởi Trung Quốc theo Điều 298 UNCLOS - Tranh chấp không thuộc nội dung đã bị loại trừ bởi Trung Quốc theo Điều 298 UNCLOS. Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là một công cụ rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Hiện nay, hơn 160 quốc gia thành viên đã tham gia, trong đó có các nước ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Indonesia, Singapore và Bruney. Theo khoản 1 Điều 287 UNCLOS thì Việt Nam được quyền tự do lựa chọn bằng hình thức tuyên bố bằng văn bản, một hay nhiều biện pháp dưới đây để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước:71  Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS) được thành lập theo Phụ lục VI -UNCLOS;  Tòa án quốc tế (ICJ);  Một Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII - UNCLOS;  Một Tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo Phụ lục VIII - UNCLOS để giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp đã được quy định rõ trong đó. Theo khoản 1 Điều 35 Quy chế của ICJ và Điều 20 Quy chế của ITLOS (Phụ lục VI – UNCLOS) thì các Tòa án được mở cho tất cả các quốc gia là thành viên của các Quy chế này. Theo Điều 1 Quy chế Trọng tài (Phụ lục VII của UNCLOS) thì với điều kiện phải tuân thủ theo Phần XV - UNCLOS, bất kỳ bên nào trong một vụ tranh chấp đều có thể đưa vụ. 71 Quyền khởi kiện đối với các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế trong vùng biển Việt Nam, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội,

<span class='text_page_counter'>(69)</span> tranh chấp ra giải quyết bằng thủ tục trọng tài đã trù định tại Phụ lục VII bằng một thông báo viết gửi tới các bên còn lại trong tranh chấp. Sự lựa chọn thủ tục có thể được thực hiện khi quốc gia ký kết, phê duyệt hoặc tham gia UNCLOS, hoặc bất kỳ thời điểm nào sau đó. Nếu hai bên (hai quốc gia) của một tranh chấp chọn ra được cùng một thủ tục, thì tranh chấp đó sẽ được dẫn chiếu tới thủ tục đó. Nếu các bên tranh chấp không lựa chọn cùng một thủ tục, hay nếu một bên không đưa ra sự lựa chọn, thì tranh chấp sẽ được đưa lên Tòa trọng tài theo Phụ lục VII, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Trung Quốc đã thực hiện quyền theo Điều 298 UNCLOS và không tham gia vào quy chế giải quyết tranh chấp bắt buộc và ràng buộc của Mục 2 Phần XV đối với các tranh chấp được dẫn chiếu tại điểm (a), (b) và (c) khoản 1 Điều 298 của UNCLOS. Theo đó, Trung Quốc loại trừ các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Điều 15, 74, và 83 về phân định biên giới trên biển; các tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự; tranh chấp liên quan đến các hoạt động cưỡng chế pháp luật đối với việc thực hiện các quyền chủ quyền và tài phán khỏi thẩm quyền của tòa theo khoản 2 hoặc 3 Điều 297 của UNCLOS; các tranh chấp mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc đang thực hiện chức năng được giao phó bởi Hiến chương Liên Hợp quốc, trừ khi Hội đồng Bảo an quyết định loại bỏ vấn đề khỏi chương trình nghị sự của mình hoặc kêu gọi các bên giải quyết bằng các biện pháp được nêu trong UNCLOS. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là không phải trong mọi trường hợp Trung Quốc đều có quyền từ chối tham gia vào quy chế giải quyết tranh chấp bắt buộc và ràng buộc của Mục 2 Phần XV của UNCLOS. Nếu được tiến hành, việc khởi kiện yêu cầu giải quyết hành vi của Trung Quốc vi phạm UNCLOS và pháp luật quốc tế trong vùng biển Việt Nam cũng sẽ không thuộc trường hợp ngoại lệ quy định tại khoản 1 Điều 298 UNCLOS mà Trung Quốc đã tuyên bố loại trừ sau khi gia nhập UNCLOS. Đó là quá trình Việt Nam thực hiện quyền chủ quyền của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, cụ thể liên quan đến việc giải thích và áp dụng các Điều 56, 58, 76 và 77 của UNCLOS. Vì vậy, Việt Nam có quyền áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc của UNCLOS đối với Trung Quốc. Tính đến nay Việt Nam và Trung Quốc đều chưa có tuyên bố lựa chọn cơ quan tài phán theo quy định tại khoản 1 Điều 287 UNCLOS. Vì vậy, chiếu theo khoản 3 và 5 Điều 287 UNCLOS, Việt Nam có quyền khởi kiện Trung Quốc về các hành vi xâm phạm vùng biển Việt Nam ra Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII - UNCLOS mà không cần sự chấp thuận thẩm quyền của Tòa từ phía Trung Quốc.72 72 Quyền khởi kiện đối với các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế trong vùng biển Việt Nam, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội,

<span class='text_page_counter'>(70)</span> 1.2. Tuyên bố ứng xử của các bên Biển Đông DOC 73.  Khái niệm Tuyên bố ứng xử của các bên Biển Đông DOC được xem là tuyên bố chung. Theo Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Viện từ điển học và bách khoa toàn thư Việt Nam. Tuyên bố chung là văn kiện quốc tế quan trọng ghi nhận kết quả của các cuộc đàm phán quốc tế (các cuộc gặp gỡ tư vấn...) giữa đại diện toàn quyền của các chủ thể của luật quốc tế. Thông thường, tuyên bố chung đồng thời được công bố ở các nước tham gia đàm phán. Bên cạnh tài liệu thông tin, nội dung của tuyên bố chung thường chỉ rõ lập trường của các bên về các vấn đề của đời sống quốc tế mà các bên quan tâm. Tuyên bố chung có thể ghi nhận nghĩa vụ của các bên trong việc phối hợp hành động để đạt tới những mục tiêu chung. Trong những trường hợp này, tuyên bố chung mang tính chất pháp lí quốc tế và có ý nghĩa pháp lí quốc tế. Tuyên bố chung có thể là văn kiện chính thức mà tổ chức quốc tế (các cơ quan của tổ chức quốc tế) đưa ra về vấn đề của đời sống quốc tế..  Hoàn cảnh ra đời Từ những năm 1990, sử dụng “thể chế” làm đối sách trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông với Trung Quốc đã là một trong những lựa chọn chiến lược của các nước ASEAN. Sau sự cố tại bãi Vành Khăn năm 1995, các quốc gia thành viên thông qua tổ chức ASEAN đã thúc đẩy sáng kiến bằng luật nhằm ngăn ngừa các tranh chấp leo thang. Philippines, nước trước đó thông qua con đường song phương đã lần lượt ký với Trung Quốc và Việt Nam hai văn bản được coi là những nguyên tắc ứng xử ở Biển Đông, đã đề xuất một Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) mang tính chất ràng buộc pháp lý và có hiệu lực trên bình diện đa phương bao gồm tất cả các bên liên quan. Sáng kiến này được Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 29 vào tháng 7 năm 1996 ủng hộ và chính thức thông qua. Bộ luật ứng xử dưới sự chuẩn bị của Philippines và Việt Nam đã được thống nhất và gửi đến Trung Quốc vào năm 1999. 74 Bộ luật ứng xử của ASEAN dựa trên các tài liệu như: Năm nguyên tắc chung sống hòa bình; Hiệp ước thân thiện và Hợp tác (TAC); Tuyên bố về Biển Đông năm 1992; Tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc trên khu vực Biển Đông và các vùng hợp tác khác vào 73 Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (tiếng Anh: Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea), viết tắt là DOC, là một văn kiện được các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết ngày 4 tháng 11 năm 2002 tại Phnom Penh, Cambodia nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Việc ký văn kiện này là kết quả nỗ lực của các nước ASEAN, đặc biệt là của 4 nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở Trường Sa (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. 74 Tranh chấp chủ quyền, nguồn tư liệu từ biendong.net, nguồn

<span class='text_page_counter'>(71)</span> tháng 8 năm 1995; Quy tắc ứng xử Thỏa thuận giữa Việt Nam và Philippines vào tháng 10 năm 1995 và Kế hoạch hành động Hà Nội tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN năm 1998. Trong vòng ba năm đầu, viện dẫn đã ký kết cùng với ASEAN “Tuyên bố Hợp tác hướng tới thế kỷ XXI” vào tháng 12 năm 1997, Trung Quốc đã từ chối đàm phán COC. Cho đến năm 1999, Trung Quốc mới đồng ý thỏa thuận về COC, và đưa ra dự thảo COC riêng. Sau gần 5 năm thương thuyết, các cuộc đàm phán giữa các bên chỉ đưa đến một kết quả nửa đường mà sản phẩm là sự ra đời của Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Ngày 4 tháng 11 năm 2002 tại Phnom Penh, ASEAN và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã ký DOC bao gồm ba yếu tố chính: các chỉ tiêu cơ bản về mối quan hệ giữa các quốc gia và giải quyết tranh chấp, các biện pháp xây dựng lòng tin, và các hoạt động hợp tác. 75.  Mục đích, nguyên tắc DOC Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. DOC phản ánh nguyện vọng chung của các quốc gia trong khu vực về giữ gìn hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực Biển Đông, giúp thúc đẩy việc tăng cường hợp tác, xây dựng lòng tin và giảm căng thẳng, nguy cơ xung đột. Mục đích đầu tiên và quan trọng nhất của DOC được nêu ngay trong phần mở đầu của Tuyên bố. Đó là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm giải pháp hòa bình và lâu dài cho tranh chấp ở Biển Đông, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác hiện có giữa các bên ký kết. Ngoài ra, DOC còn tạo bước đệm cho việc tiếp tục xây dựng và tiến tới ký kết COC. Như vậy, có thể khẳng định rằng DOC không phải là một văn kiện để giải quyết tranh chấp, mà chỉ tạo điều kiện, cơ hội cho các bên tìm kiếm một giải pháp cho tranh chấp. Mục tiêu mà DOC đặt ra là phù hợp vì các bên đều hiểu rằng trước mắt chưa thể có một giải pháp nào giải quyết dứt điểm tranh chấp ở Biển Đông. Tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết từng bước một, vì vậy trước mắt là phải tạo ra được một môi trường hợp tác, thân thiện thông qua các biện pháp xây dựng lòng tin và các hoạt động hợp tác, làm tiền đề cho một giải pháp lâu dài hơn..  Nội dung của DOC Nội dung chính của DOC có thể được chia thành 3 nhóm chính:. 75 PGS.TS. Trần Nam Tiến, Hợp tác ở Biển Đông từ góc nhìn quan hệ quốc tế, NXB Văn hóa – văn nghệ, 2014, trang 285.

<span class='text_page_counter'>(72)</span>  Nhóm các vấn đề liên quan đến luật pháp quốc tế: trong đó các bên khẳng định tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước 1982, Hiệp ước thân thiện và hữu nghị (TAC), năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, coi đây là các nguyên tắc nền tảng điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia; giải quýet các tranh chấp liên quan đến Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực.  Nhóm các vấn đề liên quan đến hoạt động xây dựng lòng tin: Các bên khẳng định sẽ nỗ lực trên tinh thần hợp tác và hiểu biết lẫn nhau nhằm tìm ra các phương cách xây dựng lòng tin bao gồm các biện pháp như: tiến hành đối thoại quốc phòng, đối xử nhân đạo với người bị nạn, trao đổi thông tin trên cơ sở tự nguyện. Sẵn sàng trao đổi, tham khảo ý kiến kể cả trao đổi ý kiến thường niên về việc tuân thủ DOC.76 Các biện pháp cụ thể để thúc đẩy và xây dựng lòng tin được cụ thể hóa tại điểm 5 trong DOC. Theo đó, nghĩa vụ chung của các quốc gia phải thực hiện là tự kiềm chế (selfrestraint), không có các hành động gây phức tạp và gia tăng tranh chấp có thể ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định. Bốn biện pháp cụ thể xây dựng lòng tin giữa các bên, gồm:  Tiến hành đối thoại và trao đổi quan điểm, khi thích hợp, giữa các quan chức quốc phòng và quân sự của các bên;  Bảo đảm đối xử công bằng và nhân đạo đối với những người gặp nguy hiểm hoặc tai họa;  Thông báo, trên cơ sở tự nguyện, cho các bên khác về các hoạt động tập trận chung hoặc phối hợp;  Trao đổi các thông tin có liên quan trên cơ sở tự nguyện.  Nhóm các vấn đề liên quan đến hoạt động hợp tác: các bên cam kết trong khi chờ đợi một giải pháp lâu dài và toàn diện cho vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, các bên có thể thăm dò, hoặc tiến hành hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm như: bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học biển, an toàn hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia. Tuy nhiên, để tránh việc các bên có thể lợi dụng các hoạt động hợp tác để gây phương hại đến quyền lợi của các bên khác, DOC quy định thể thức, phạm vi và địa điểm liên quan đến hợp tác song phương và đa phương phải được các bên liên quan nhất trí trước khi thực hiện. DOC đã cụ thể hóa yêu cầu hợp tác trong 5 lĩnh vực: 76 Nội dung tuyên bố của cách ứng xử của các bên về vấn đề Biển Đông, nguồn Sở khoa học công nghệ tỉnh Phú Yên,

<span class='text_page_counter'>(73)</span> + Bảo vệ môi trường biển; + Nghiên cứu khoa học biển; + An toàn và an ninh hàng hải; + Tìm kiếm cứu nạn trên biển;  Chống tội phạm xuyên quốc gia; bao gồm và không giới hạn ở hoạt động buôn bán ma túy, cướp biển và cướp tàu có vũ trang và buôn lậu vũ khí; Các lĩnh vực hợp tác này được coi là ít nhạy cảm và là các biện pháp hỗ trợ cho việc xây dựng lòng tin giữa các bên. Các lĩnh vực hợp tác này được quy định trong Công ước Luật biển 1982 và trên thực tế đã được triển khai song phương hoặc đa phương giữa các nước trong khu vực. Ban đầu các bên chỉ tập trung hợp tác trong các lĩnh vực này là hợp lý, vì phù hợp với khả năng của các bên và điều kiện, hoàn cảnh ở Biển Đông..  Giá trị pháp lý  Ưu điểm của DOC Với một số nhà quan sát, DOC thường được ca ngợi như một bước đầu tiên hướng tới một giải pháp hòa bình khi thành công trong việc đưa ra một khuôn khổ mang tính khuyến khích, ngăn chặn những hành vi không được phép tại khu vực tranh chấp, nhằm tránh phức tạp hóa tình hình.  Hạn chế của DOC Tuy nhiên, thực sự mà nói, DOC ngược lại chỉ là một văn kiện nửa chính trị nửa pháp lý và không có giá trị ràng buộc, tùy thuộc vào thiện chí thi hành của các bên về một số quy định. Hiệu lực của nó trong việc quy định hành vi chỉ mang tính khuyến khích, thay vì pháp lý. Nội dung của DOC quá chung chung, không đi vào một điều khoản/hành vi cụ thể, khiến việc viện dẫn và sử dụng nó có thể đưa ra những kết quả trái ngược nhau, tùy theo cách hiểu và góc nhìn của các bên. 77 Hạn chế hiệu lực của DOC cùng với sự gia tăng các hành động khẳng định chủ quyền tại các đảo và vùng biển tranh chấp từ phía Trung Quốc năm 2008 trở lại đây khiến cho tình hình trở nên căng thẳng và nguy cơ xung đột phát sinh..  Ý nghĩa của DOC 77 PGS. TS Trần Nam Tiến, sđd, trang 284 - 285.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> Trên thực tế, ASEAN và Trung Quốc đều khẳng định DOC 2002 là một bước đi quá độ để chuẩn bị tới đích cuối cùng là COC. Bước qua quá độ này sẽ trải qua một thời gian khá dài, và vẫn chưa đi đến kết quả cuối cùng. DOC đã ràng buộc được Trung Quốc chấp nhận, nó đóng vai trò làm tiền đề để hạn chế hay tiên đoán hành động của các bên..  Tình hình triển khai DOC Hiện nay, ASEAN và Trung Quốc đã xác định được một loạt các dự án hợp tác nhằm triển khai DOC. Đồng thời, ASEAN và Trung Quốc cũng đang hoàn tất việc soạn thảo Quy tắc hướng dẫn triển khai DOC làm cơ sở cho việc các bên tiến hành các hoạt động hợp tác triển khai DOC. Sự ra đời của văn bản hướng dẫn DOC giữa năm 2011 có thể được đánh giá là một bước tiến tích cực, nhằm “hạ nhiệt” tình hình căng thẳng giữa các bên. 1.3. Hướng tới Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).  Mục đích ra đời Đối đầu với sức mạnh của Trung Quốc trên Biển Đông từ giữa năm 2008, chiến lược “thể chế hóa” của ASEAN tập trung vào hai trụ cột chính. Một là thông qua luật quốc tế viện dẫn lại Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS) được tất cả các bên tranh chấp cùng ký kết. Khi chính phủ Trung Quốc dựa trên lập luận về “vùng nước lịch sử”, thừa hưởng từ thời Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch, công bố bản đồ 9 đường gián đoạn (hay còn gọi là bản đồ “đường lưỡi bò”) để phản đối bản đăng ký chung về thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia, chính phủ các nước ASEAN đã viện dẫn UNCLOS chỉ trích ngược lại một cách mạnh mẽ. Ngoài ra tấm bản đồ này còn đi ngược lại quan điểm của cộng đồng quốc tế xây dựng trong nhiều thập kỷ qua về chủ quyền biển và đảo. Luận điệu mà Trung Quốc đưa ra xác định rằng 80% Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý với những điều khoản quy định trong UNCLOS. Trước tình hình đó, các nước ASEAN thấy rằng cần phải sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với những nội dung mang tính pháp lý ràng buộc cao hơn DOC, đồng thời đưa ra các chế tài ngăn ngừa xung đột ở Biển Đông, không để tranh chấp leo thang và duy trì hoà bình ổn định, bảo đảm an ninh an toàn hàng hải ở Biển Đông. Nhằm mục tiêu đó, tại Hội nghị cấp cao ASEAN tháng 11 năm 2011 ở Indonesia, Lãnh đạo các nước ASEAN đã nhất trí tham vấn nội bộ trong ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông và quyết định thành lập Nhóm công tác trong khuôn khổ cuộc họp quan chức.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> ASEAN (SOM ASEAN) để bàn thảo xây dựng tài liệu quan điểm của ASEAN về các thành tố chính cần có của COC. Sau gần một năm bàn thảo, qua 7 vòng đàm phán các nước ASEAN đã nhất trí được với nhau về nội dung các thành tố chính của COC và được Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN thông qua tại cuộc họp AMM – 45 ở Phnompênh (Cambodia) tháng 7/2011. Đồng thời các nước ASEAN đề nghị Trung Quốc cùng bàn bạc để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông..  Mục tiêu và định hướng COC sẽ tiếp tục là một công cụ xây dựng lòng tin nhằm tạo môi trường hòa bình, ổn định, tin cậy lẫn nhau và khuyến khích hợp tác sử dụng và quản lý Biển Đông một cách hòa bình, tối ưu trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển 1982; các biện pháp thực hiện trong khuôn khổ COC sẽ không gây phương hại đến quá trình giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và vùng biển. COC phải kế thừa và phát triển các quy định của DOC 2002, khắc phục những điểm hạn chế đã cản trở việc triển khai DOC trên thực tế nhằm giảm căng thẳng và nguy cơ xung đột trên Biển Đông, là công cụ pháp lý để ngăn ngừa và chế tài các hành động vi phạm của các bên trong khu vực tranh chấp, đặc biệt từ phía Trung Quốc. COC cần phải xác định rõ những hành vi không được phép tiến hành ở Biển Đông vì vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982, các thỏa thuận giữa các bên hữu quan liên quan đến vùng biển này hay do gây ra căng thẳng, bất ổn định trên Biển Đông. COC cũng cần quy định những điều kiện và cơ chế thích hợp cho phép các bên tăng cường đối thoại, giảm thiểu căng thẳng khi tranh chấp, bất đồng nảy sinh, triển khai hợp tác trong những lĩnh vực nhất định, nhất là những biện pháp xây dựng lòng tin. COC cũng cần phải có phạm vi, đối tượng và nội dung phù hợp, có tính đến những khó khăn, vướng mắc đã nảy sinh khi đàm phán DOC 2002.78.  Phạm vi áp dụng Phạm vi áp dụng của COC nên là trên toàn Biển Đông, nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử của các bên theo các mục tiêu cụ thể của COC, không ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp về chủ quyền đảo ở Biển Đông. Việc xác định phạm vi áp dụng COC trên toàn bộ Biển Đông không có nghĩa là thừa nhận mở rộng phạm vi tranh chấp liên quan đến hai quần đảo ra toàn Biển Đông. Trái lại, 78 Xây dựng lòng tin để giải quyết vấn đề Biển Đông, Tạp chí quốc phòng toàn dân, nguồn

<span class='text_page_counter'>(76)</span> để triển khai COC, các bên tham gia COC cần thỏa thuận tạm thời “khoanh vùng” các quần đảo bị tranh chấp ở Biển Đông, tách chúng ra khỏi các vùng biển kế cận lãnh thổ chính của các quốc gia ven Biển Đông. Việc khoanh vùng như vậy là cần thiết vì nó cho phép xác định rõ phạm vi không gian áp dụng các quy định của COC về cách ứng xử của các bên tại các quần đảo bị tranh chấp và tại các vùng biển khác của Biển Đông..  Nội dung  Các nguyên tắc chuẩn mực COC cần nhắc lại các nguyên tắc khung đã được quy định trong đoạn 1 và 4 của DOC 2002. Ưu tiên cao nhất ở Biển Đông là loại trừ việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để áp đặt các yêu sách hoặc giải quyết tranh chấp về lãnh thổ hay vùng biển. Nguyên tắc không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế là một nguyên tắc quy phạm của luật pháp quốc tế và đã được khẳng định trong rất nhiều văn kiện chính trị, pháp lý của khu vực..  Các hành vi không được phép tiến hành COC cần quy định rõ những hành động các bên cam kết không triển khai ở các khu vực tranh chấp lãnh thổ và các vùng biển của Biển Đông, cơ chế giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm. Trước hết tại các quần đảo tranh chấp, các bên cam kết không tiến hành chiếm đóng mới, không hoạt động khiêu khích quân sự, không tiến hành do thám gián điệp ở các khu vực đồn trú của nước khác. Tại các vùng nước nằm trong phạm vi khoanh vùng tạm thời hai quần đảo, các bên không đơn phương khảo sát, thăm dò, khai thác dầu khí, cần có quy định cụ thể nhằm loại trừ tác động gây nguy hại đến môi trường sinh thái biển, nhất là hiện trạng đa dạng sinh học ở đây, xuất phát từ các hoạt động của các bên tại các đảo, đá, bãi ngầm mà họ chiếm giữ. Các lực lượng đồn trú trên quần đảo có nhiệm vụ theo dõi, phát hiện những hành vi thuộc loại vừa nêu và thông báo tới tất cả các bên tham gia COC. Tại các vùng biển khác mọi hoạt động đều phải tiến hành trên cơ sở tuân thủ quy định của Công ước Luật biển 1982: + Các bên không đưa ra những yêu sách về vùng biển phi lý, trái với các tiêu chuẩn của Luật biển quốc tế, và tổ chức cưỡng chế thi hành các luật lệ đơn phương áp đặt trong phạm vi yêu sách phi lý nói trên..

<span class='text_page_counter'>(77)</span> + Các bên cam kết không cản trở hoạt động đi lại bình thường của tàu thuyền các nước trên các tuyến hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông, không đơn phương khảo sát, thăm dò, khai thác dầu khí tại các vùng thềm lục địa chồng lấn căn cứ theo Công ước Luật biển 1982. + Cần có quy định nhằm loại trừ các thực tiễn gây nguy hại đến môi trường biển trong khi tiến hành các hoạt động hàng hải hoặc thăm dò khai thác tài nguyên ở Biển Đông..  Các hoạt động được khuyến khích thực hiện + COC cần tiếp thu các quy định của DOC 2002 về các biện pháp xây dựng lòng tin trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, bao gồm đối thoại, tham khảo, tự nguyện trao đổi thông tin giữa các lực lượng đồn trú tại quần đảo Trường Sa. + COC cần quy định cụ thể hơn cơ chế đối thoại, tham khảo định kỳ, hoặc bất thường khi có bất đồng nảy sinh, ở các cấp độ khác nhau, như giữa các đơn vị đồn trú tại quần đảo Trường Sa, giữa các Bộ chức năng tương ứng của các bên, giữa các Chính phủ. + COC cần quy định những định hướng triển khai hợp tác. Về điểm này, có thể tham khảo các nguyên tắc chỉ đạo việc triển khai các dự án hợp tác trong khuôn khổ DOC 2002 mà Trung Quốc và ASEAN thỏa thuận được sau khi thông qua DOC.79.  Chủ thể và đối tượng thực hiện Trong tương lai cũng cần tính đến khả năng mở cho các quốc gia bên ngoài khu vực đang hoặc có nguyện vọng sử dụng Biển Đông tham gia COC Biển Đông. Về nguyên tắc COC Biển Đông cần được đàm phán trực tiếp giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Trung Quốc và các nước ASEAN đóng vai trò nòng cốt trong khâu soạn thảo COC không có nghĩa là phủ định sự trợ giúp, tư vấn của các nước khác, hoặc các tổ chức chuyên môn quốc tế hoặc khu vực. Trong quá trình đàm phán xây dựng COC, các nước ASEAN, với những điểm tương đồng về lợi ích và năng lực triển khai các chính sách ở Biển Đông, có cơ hội thống nhất quan điểm về nội dung văn kiện COC cũng như phương thức đàm phán để đạt kết quả mong muốn. Trong trường hợp Trung Quốc cảm thấy còn "vướng mắc" với việc ký kết thêm một văn kiện nữa về Biển Đông, ASEAN hoàn toàn có thể đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng và thông qua COC. Cách làm này có cơ sở thực tiễn là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác - một văn kiện pháp lý có mục tiêu thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực - ban 79 Xây dựng lòng tin để giải quyết vấn đề Biển Đông, Tạp chí quốc phòng toàn dân, nguồn

<span class='text_page_counter'>(78)</span> đầu được ký kết giữa các nước ASEAN, sau được mở cho các nước bên ngoài khu vực tham gia, trong đó có cả Trung Quốc. Ngoài ra, một thực tế không thể phủ nhận được đó là Đài Loan có tham gia vào tranh chấp ở Biển Đông và đang chiếm giữ đảo Thái Bình - vị trí đảo lớn nhất tại Trường Sa. Việc Đài Loan tham gia thực hiện COC hay các biện pháp triển khai COC, mà không nhất thiết tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, là một khả năng cần được xem xét nghiêm túc. Việc này hoàn toàn không đi ngược lại chính sách một Trung Quốc và căn cứ thực tiễn Đài Loan tham gia với tư cách "thực thể đánh cá", "lãnh thổ thuế quan riêng biệt" vào các tổ chức nghề cá khu vực hay Tổ chức thương mại thế giới nơi Trung Quốc là "quốc gia thành viên". 2. Khả năng vận dụng luật quốc tế vào giải quyết tranh chấp trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Luật quốc tế luôn là công cụ chính để giải quyết các tranh chấp liên quan đến chủ quyền biển đảo. Như chúng ta đã biết, Việt Nam luôn tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế, kiên trì con đường giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở khoản 3 - điều 2 - Hiến chương Liên hợp quốc, điều 279 - Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố của các bên về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC). Theo đó, biện pháp chủ yếu là thương lượng, đàm phán, tiến hành các cuộc trao đổi về quan điểm sẽ được ưu tiên áp dụng trước khi đưa ra cơ quan giải quyết tranh chấp quy định từ điều 34 đến 38 - Hiến chương Liên hợp quốc và khoản 1 - điều 287 - UNCLOS. 80 Xét về cơ sở pháp lý, điều 53 – Nội quy Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS), điều 42 Quy chế Tòa án công lý quốc tế (ICJ) quy định các bên có thể “nhờ luật sư hoặc trạng sư (người biện hộ) hỗ trợ tại Tòa án”. Căn cứ điều 73, 76, 80 - Nội quy ITLOS và điều 50 Quy chế ICJ, Luật sư hoặc người biện hộ được quyền trình bày cho mỗi bên. Trong quá trình diễn ra phiên tòa, Tòa án có thể nêu ra các câu hỏi cho người biện hộ hoặc Luật sư và có thể yêu cầu họ giải trình. Mặt khác, người biện hộ hoặc Luật sư của các bên có quyền thẩm vấn các nhân chứng, các chuyên gia dưới sự chủ tọa của Chánh án Tòa án. Theo điều 87, 88 - Nội quy ITLOS, điều 43.5 - Quy chế ICJ, người biện hộ hoặc Luật sư của một bên có quyền tranh luận với các ý kiến của bên kia trong vụ án để bảo vệ quyền lợi, quan điểm của quốc gia mình trong quá trình tranh tụng. Xét về thực tiễn án lệ, chúng ta có thể nhận thấy thành phần Đoàn đại diện của mỗi bên trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo được đưa ra giải quyết tại ITLOS và ICJ đều bao 80 Ths.NCS.LS Đỗ Minh Ánh, Vai trò của luật sư Việt Nam trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, Luật K7 Office

<span class='text_page_counter'>(79)</span> gồm một nhóm luật sư bên cạnh các Viên chức đại diện. Như vậy, vai trò quan trọng của các chuyên gia pháp luật nói chung, của đội ngũ Luât sư nói riêng đã được khẳng định xuyên suốt quá trình giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo, đặc biệt thể hiện rõ nét trong thủ tục tranh tụng tại các cơ quan tài phán theo quy định pháp luật quốc tế. Với một tâm thế sẵn sàng tham gia tư vấn, bảo vệ chủ quyền Việt Nam khi tranh chấp Biển Đông được đưa ra giải quyết thông qua một trong các cơ chế theo UNCLOS. Để giải quyết vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo, chúng ta có thể tập trung vào các hướng chính như sau: 2.1. Đánh giá về khả năng khởi kiện tranh chấp Biển Đông ra cơ quan tài phán quốc tế theo Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS).  Cơ quan tòa án quốc tế về luật biển (ITLOS) Với tư cách là một quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam có quyền đưa tranh chấp Biển Đông với các quốc gia liên quan ra ITLOS để yêu cầu Tòa án giải quyết căn cứ khoản 1 điều 21 của UNCLOS. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thực hiện quyền của mình theo Điều 298 và không tham gia vào quy chế giải quyết tranh chấp bắt buộc và ràng buộc của Mục 2 Phần XV đối với các tranh chấp được dẫn chiếu tại Điều 298(1)(a), (b) và (c) của UNCLOS. Nếu Việt Nam “đơn phương” khởi kiện Trung Quốc ra ITLOS thì chúng ta có thể sẽ gặp trở ngại như trường hợp của Philipines hiện nay trong vụ kiện tranh chấp ở đảo đá ngầm Scarborough. Theo lời tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì Trung Quốc đã từ chối lời kêu gọi của Philipines “nhờ một trung gian quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển và nhắc lại khẳng định chủ quyền của họ với bãi đá ngầm” và “Trung Quốc giữ vững lập trường rằng tranh chấp trên Biển Hoa Nam nên được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp giữa các nước liên quan trực tiếp”.  Tòa án công lý quốc tế (ICJ) Tương tự như ITLOS, điều kiện cần thiết để ICJ có thể giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông là tất cả các quốc gia trong tranh chấp thống nhất đưa vụ việc ra Tòa giải quyết theo khoản 1 - điều 287 - UNCLOS. Hiện nay các quốc gia liên quan đến tranh chấp Biển Đông vẫn chưa đồng thuận về vấn đề này. Tuy nhiên, căn cứ khoản 1 - điều 65 - Quy chế thì ICJ có thể đưa ra kết luận tư vấn về một vấn đề pháp luật bất kỳ nào theo yêu cầu của một cơ quan bất kỳ được chính Hiến chương Liên hợp quốc hay theo đúng bản Quy chế ICJ cho toàn quyền được yêu cầu. Như vậy, Việt Nam có thể yêu cầu ICJ đưa ra một ý kiến tư vấn mà không cần các quốc gia khác trong tranh chấp đồng ý. 81 81 Ths.NCS.LS Đỗ Minh Ánh, Vai trò của luật sư Việt Nam trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, Luật K7 Office

<span class='text_page_counter'>(80)</span>  Lựa chọn một số cơ chế đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra giải quyết - Đại hội đồng Liên hợp quốc; - Hội đồng bảo an Liên hợp quốc; - Uỷ ban ad hoc (vụ việc) về tranh chấp Biển Đông; - Trọng tài hoặc Trọng tài đặc biệt theo Phụ lục VII hoặc VIII - UNCLOS; - Hòa giải (Điều 284 – UNCLOS). 2.2. Nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu hệ thống pháp luật quốc tế về biển đảo và giải quyết tranh chấp biển đảo.  Nghiên cứu kỹ điều ước quốc tế  Điều ước quốc tế toàn cầu và khu vực: i. Hiến chương Liên hợp quốc: Theo Điều 2 Khoản 3 Hiến chương Liên hợp quốc, tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc phải giải quyết các tranh chấp của họ bằng phương pháp hòa bình, sao cho không tổn hại đến hòa bình, an ninh quốc tế và công lý. Điều 33 Hiến chương nêu lên một số phương pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế như: đàm phán, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, thông qua các tổ chức hay hiệp định khu vực hoặc những phương pháp khác mà các bên lựa chọn. ii. Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS): Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982 (UNCLOS) là một công cụ rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Công ước đã có hiệu lực và hiện nay có 161 thành viên tham gia, trong đó có các nước ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philipine, Indonesia, Singapore và Bruney. iii. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) iv. Hiệp ước Bali năm 1976 của các quốc gia ASEAN hay còn gọi là Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á đã khẳng định một số nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình: - Tôn trọng chủ quyền và độc lập lãnh thổ của nhau; - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; - Không đe dọa vũ lực và sử dụng vũ lực với nhau;.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> - Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; - Hợp tác có hiệu quả trong các lĩnh vực: xã hội, kinh tế, ngoại giao....  Các điều ước quốc tế song phương: i. Hòa ước Giáp Thân 1884 (Hòa ước Patenôtre); ii. Hòa ước Thiên Tân 1885; iii. Hiệp định Pháp – Thanh 1887; iv. Tuyên bố Cairo 1943; v. Tuyên ngôn Potsdam 1945; vi. Hiệp định Genève 1954; vii. Hiệp định và Định ước Paris 1973; viii. Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc….  Các Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam i. Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/11/1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam ii. Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/5/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. + Nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về biển đảo:.  Nguyên tắc chiếm hữu thật sự Nguyên tắc chiếm hữu thật sự dựa trên thuyết “quyền ưu tiên chiếm hữu” một vùng lãnh thổ thuộc về quốc gia nào đã phát hiện ra vùng lãnh thổ đó đầu tiên. Đó chính là thuyết “quyền phát hiện”. Nội dung chính của nguyên tắc chiếm hữu thật sự là: - Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do nhà nước tiến hành. Tư nhân không có quyền thiết lập chủ quyền lãnh thổ vì tư nhân không có tư cách pháp nhân quốc tế, vì quan hệ quốc tế là quan hệ giữa các quốc gia..

<span class='text_page_counter'>(82)</span> - Sự chiếm hữu phải được tiến hành một cách hoà bình trên một vùng lãnh thổ thật sự là vô chủ (res nullius) hoặc là đã được quốc gia làm chủ chủ động từ bỏ (derelicto). Dùng võ lực để chiếm một vùng lãnh thổ đã có chủ là một hành động phi pháp. - Quốc gia chiếm hữu trên thực tế phải thực hiện những hành động chủ quyền ở mức độ tối thiểu phù hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó. - Việc thực hiện chủ quyền phải liên tục trên vùng lãnh thổ đó..  Nguyên tắc chiếm hữu công khai Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu phải được các quốc gia khác công nhận. Ngoài yếu tố vật chất (corpus), việc chiếm hữu thật sự đồng thời còn đòi hỏi yếu tố tinh thần (animus), nghĩa là ý chí của quốc gia muốn chiếm hữu lãnh thổ vô chủ. Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử chứng minh rằng Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này ít nhất từ thế kỷ 17 khi chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Từ thế kỷ thứ 17 đến thế kỷ 19, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo như cử các đội Hoàng Sa ra quần đảo đo đạc, thể hiện trên bản đồ, dựng bia, lập miếu, quản lý và tổ chức đánh bắt hải sản tại quần đảo Hoàng Sa. Như vậy, việc thực thi chủ quyền lãnh thổ của các Nhà nước Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được tiến hành một cách thực sự, hoà bình và liên tục, phù hợp với luật pháp quốc tế..  Nguyên tắc đất thống trị biển Đất thống trị biển là sự thể hiện cụ thể của một số học thuyết như: Học thuyết Resnullius, học thuyết Mere Clausum, cho phép quốc gia ven biển mở rộng chủ quyền quốc gia ra hướng biển. Điều 2 - UNCLOS quy định lãnh thổ là điều kiện tiên quyết để mở rộng chủ quyền quốc gia ra vùng nước lãnh hải và các vùng khác như vùng nước quần đảo. “Đất thống trị biển” cũng là nguyên tắc xuất phát từ tập quán pháp, hình thành từ thực tiễn xét xử của Tòa án Công lý quốc tế Liên hợp quốc (ICJ). Dựa vào nguyên tắc “Đất thống trị biển”, chúng ta có thể chứng minh sự vi phạm pháp luật quốc tế của Trung Quốc khi họ đưa ra quan điểm “Đường lưỡi bò”. 82.  Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế Như đã đề cập ở trên, nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế đã được khẳng định tại khoản 3 - điều 2 - Hiến chương Liên hợp quốc: “Tất cả các Thành viên 82 Ths.NCS.LS Đỗ Minh Ánh, Vai trò của luật sư Việt Nam trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, Luật K7 Office

<span class='text_page_counter'>(83)</span> giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình, theo cách không làm nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế, và công lý.”. Các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các phương pháp hòa bình theo đúng điều 2, khoản 3 của Hiến chương liên hợp quốc và, vì mục đích này, cần phải tìm ra giải pháp bằng các phương pháp đã được nêu ở Điều 33, khoản 1 của Hiến chương. 2.3. Nghiên cứu chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền quốc gia Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.  Chứng cứ lịch sử Việt Nam đã khám phá quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ lâu, đã chiếm hữu tượng trưng cũng như thực sự và hành xử chủ quyền trên hai quần đảo qua nhiều đời vua và trải qua ít nhất là ba thế kỷ, sử dụng một cách hoà bình không có sự phản đối của bất cứ một quốc gia nào, kể cả Trung Quốc. Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với đảo dựa trên vị trí lịch sử và trên nguyên tắc thềm lục địa. - Khám phá từ thế kỷ XV, và hành xử chủ quyền trong thế kỷ XVII; - Hành xử chủ quyền trong thế kỷ XVIII; Chính thức chiếm hữu và hành xử chủ quyền trong thế kỷ XIX. Việt Nam đã sử dụng hai quần đảo liên tục trong ba thế kỷ, sử dụng một cách hoà bình không có sự phản đối của bất cứ một quốc gia nào, kể cả Trung Quốc. Không những thế, sử sách của Trung Quốc lại còn công nhận rằng những quần đảo đó là vòng đai phòng thủ của Việt Nam, và qua thái độ của họ trong thời gian đó thì Trung Quốc cũng đã mặc thị công nhận chủ quyền của Việt Nam trên những quần đảo này. Hầu hết các tư liệu Việt Nam đưa ra đều là tư liệu chính thức của Nhà nước, minh xác rõ việc xác lập và thực thi chủ quyền Việt Nam. Các tư liệu lịch sử quốc tế cũng giúp chúng ta mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa..  Cơ sở pháp lý Dựa trên chứng cứ lịch sử, kết hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, luật sư có thể lập luận thành chứng cứ pháp lý về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được thụ đắc qua hai phương pháp phối hợp nhau: (1) quyền lịch sử bắt nguồn từ sự sử dụng và chiếm hữu lâu đời một lãnh thổ vô chủ dưới thời các Chúa Nguyễn, thế kỷ XVII và XVIII, và (2) chủ quyền bắt nguồn từ sự chính thức chiếm hữu và hành xử chủ quyền một cách liên tục.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> dưới thời các vua nhà Nguyễn, thế kỷ XIX (prise de possession, occupation et effectivité). Thực ra việc thụ đắc bằng phương pháp (1) cũng đã đủ để tạo chủ quyền cho Việt Nam, và như vậy, Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ thế kỷ XVII. Quyền này lại được củng cố thêm khi các vua nhà Nguyễn chính thức chiếm hữu đảo. Các án lệ trong thực tiễn xét xử của ICJ và ITLOS cũng nêu bật một nguyên tắc xuyên suốt là: hành động chiếm hữu thực tế liên tục và công khai trước khi có tranh chấp đối với đảo là căn cứ rất quan trọng để khẳng định chủ quyền (Ví dụ: án lệ tranh chấp của Indonexia và Malaysia về đảo Sipadan và đá Ligitan Reef ngày 17/12/2002). Như vậy, qua việc nghiên cứu các phương án trên, chúng ta có đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để chứng minh chủ quyền, quyền chủ quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Để có thể thu thập các chứng cứ nêu trên, cần có sự kết hợp của các chuyên gia tư vấn trong nhiều lĩnh vực khác nhau: pháp luật, lịch sử Việt Nam và thế giới, địa chất, hải dương học… Trong đó, quan điểm về vấn đề Biển Đông của các chuyên gia pháp lý sẽ có tác động quan trọng đến quá trình đàm phán, thương lượng, hòa giải cũng như tranh tụng. Vì vậy, các luật sư Việt Nam – nhân tố quyết định đến tranh tụng cần đầu tư nhiều thời gian, nghiên cứu kỹ lưỡng pháp luật Việt Nam quốc tế, tổ chức các hội nghị để có thể trình bày các bài nghiên cứu giá trị về chủ quyền biển đảo, rèn luyện, sử dụng ngoại ngữ thành thạo để có thể lý giải rõ ràng, tường tận vấn đề nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc tranh tụng trong trường hợp Việt Nam khởi kiện Trung Quốc. 3. Vai trò của hợp tác quốc tế trong việc giải quyết xung đột ở Biển Đông hiện nay Trong bối cảnh xung đột ở biển Đông đang diễn biến hết sức phức tạp, tranh chấp Biển Đông chỉ có thể giải quyết bằng đàm phán đa phương. Ngoại trừ Trung Quốc luôn phản đối giải quyết đa phương vấn đề Biển Đông vì yếu thế ở cơ sở pháp lý, thì hầu hết các nước đều cho rằng giải pháp đa phương cho vấn đề Biển Đông là lựa chọn tối ưu nhất hiện nay.83 Giải pháp cho vấn đề Biển Đông liên quan trực tiếp đến hòa bình, ổn định khu vực và thương mại hàng hải của nhiều quốc gia có liên quan như Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc, Nhật Bản, EU… vì đây là tuyến hàng hải nhộn nhịp thứ hai trên thế giới, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Do Biển Đông liên quan đến lợi ích nhiều nước, nhiều bên và cả các nước trong và ngoài khu vực, chỉ có giải pháp đa phương với sự tham gia của tất cả các nước có lợi ích thì mới là giải pháp công bằng và mới có thể là giải pháp lâu dài. 83 Tranh chấp Biển Đông nhìn từ góc độ chính trị, nguồn

<span class='text_page_counter'>(85)</span> được các bên chấp nhận trên cơ sở Luật pháp quốc tế nhất là Công ước Liên Hợp quốc về luật Biển 1982. Phát huy tích cực vai trò của các thể chế khu vực làm cơ sở để có thể giải quyết vấn đề Biển Đông theo cơ chế đa phương. Có thể thấy, khu vực Đông Nam á nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương rộng lớn là bên khởi xướng, tham gia vô số những thể chế có liên quan đến an ninh biển. Nổi bật và nằm trung tâm trong các thể chế này có vai trò của ASEAN và các thể chế có liên quan như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và kể từ năm 2006 còn có sự xuất hiện của hội nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng ( ADMM+). Việc phát huy tốt vai trò của những thể chế đa phương này, đặc biệt là sự tham gia của các nước lớn sẽ làm giảm sự “ hung hăng” của Trung Quốc, qua đó góp phần to lớn trong việc giải quyết những xung đột hiện tại ở Biển Đông..

<span class='text_page_counter'>(86)</span> Phần kết luận Bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của quốc gia dân tộc luôn là vấn đề trọng tâm hàng đầu trong chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước ta từ trước đến nay. Nhà báo Nguyễn Văn Kết đã nói: “Từ nghìn xưa, biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt không thể tách rời trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, biển đảo luôn giữ một vị trí trọng yếu trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.” Như vậy, có thể khẳng định rằng: việc tìm hiểu hệ thống văn bàn pháp luật của Việt Nam bao gồm Hiến pháp, Luật, Quyết định văn bản ngoại giao Tuyên bố, Sách Trắng và pháp luật quốc tế là vấn đề quan trọng, cần thiết để chứng minh chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước ta với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thật vậy, các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản ngoại giao Việt Nam đã có những quy định cụ thể, rõ ràng, hợp lý khẳng định chủ quyền không tranh cãi của nước ta với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Song song đó, hệ thống văn bản pháp luật quốc tế mà chính yếu là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 UNCLOS, Tuyên bố về ứng xử của các bên về Biển Đông (DOC) được ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN đóng vai trò quan trọng để chúng ta có những bước đà vững chắc để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đề tài nghiên cứu đã chỉ ra các hệ thống văn bản của Việt Nam bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, văn bản ngoại giao từ năm 1975 đến nay, cũng như luật quốc tế từ thời điểm năm 1982 có vai trò hết sức quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Đề tài đã đưa ra những ý kiến đánh giá về khả năng vận dụng luật quốc tế vào giải quyết tranh chấp trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Qua việc tìm hiểu hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam và quốc tế quy định về chủ quyền biển đảo trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam chúng ta có đầy đủ những lý lẽ thuyết phục để khẳng định rằng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa - một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ từ ngàn xưa và đến tận ngày nay thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán Việt Nam mà không một quốc gia nào có thể phù nhận chân lý ấy..

<span class='text_page_counter'>(87)</span> Phụ lục 1: Hệ thống văn bản của Việt Nam xác định cơ sở pháp lý về chủ quyền biển đảo, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa theo thời gian từ 1975 đến nay. 1. STT. Thời gian 12/05/1977. 2. 28/09/1979. 3. 12/1981. 4. 12/11/1982. 5. 09/12/ 1982. 6. 11/12/1982. 7. 28/12/1982. 8. 04/1988. 9. 05/ 08/1991. 10. 23/06/1994. 11 12 13. 17/06/2003 14/06/2005 11/04/ 2007. 14. 26 /01/ 2008. Văn bản Tuyên bố về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, trong đó khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam công bố Sách Trắng đưa ra thêm nhiều tài liệu tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách Trắng: "Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam” Tuyên bố về hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Viêt Nam của Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Quyết định số 193-HĐBT về việc thành lập huyện Trường Sa thuộc tnh Đồng Nai của Chính phủ Quyết định số 194-HĐBT về việc thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng Nghị quyết sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh của Quốc hội khóa 7 Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam công bố Sách Trắng khẳng định chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam theo luật pháp quốc tế. Nghị định số 242-HĐBT về việc các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 Luật Biên giới Quốc gia 2003 Bộ luật hàng hải 2005 Nghị định số 65/2007/NĐ/CP điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh để thành lập huyện Cam Lâm; điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã,thị trấn thuộc các huyện: Cam Lâm, Trường Sa và mở rộng phường Cam Nghĩa thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà Pháp lệnh số 03/2008/PL-UBTVQH12 về lực lượng cảnh sát biển.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> 15. 5/12/2012. 16. 30/10/2013. 17. 12/11/2013. Nghị định số 104/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định đối với tàu quân sự nước ngoài đến nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Nghị định số 146/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc công bố tuyền hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam Nghị định số 162/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trên vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(89)</span> Phụ lục 2:Một số văn bản pháp luật quốc tế quan trọng nhằm giải quyết tranh chấp ở Biển Đông STT. Tên văn bản. Ưu điểm. Khả năng áp dụng vào giải quyết tranh chấp Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là một công cụ rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.. 1. Công ước của Liên hợp  UNCLOS năm 1982 đã quốc về luật biển 1982 hệ thống hoá và pháp điển (UNCLOS) hoá các quy phạm và nguyên tắc của luật biển quốc tế vào trong một văn kiện chung với 320 điều và 9 phụ lục. UNCLOS 1982 đã thay thế cho cả 4 Công ước năm 1958 liên quan các vùng biển.  Điều chỉnh một cách toàn diện và hệ thống tất cả các vùng biển của các quốc gia ven biển cũng như các vùng biển quốc tế và đáy biển quốc tế.. 2. Tuyên bố ứng xử của các bên Biển Đông DOC. DOC là một bước đầu tiên hướng tới một giải pháp hòa bình khi thành công trong việc đưa ra một khuôn khổ mang tính khuyến khích, ngăn chặn những hành vi không được phép tại khu vực tranh chấp, nhằm tránh phức tạp hóa tình hình.. 3. (Hướng tới) Bộ Quy tắc. COC sẽ tiếp tục là một COC cần phải xác định rõ. Hiện nay, ASEAN và Trung Quốc đã xác định được một loạt các dự án hợp tác nhằm triển khai DOC. Đồng thời, ASEAN và Trung Quốc cũng đang hoàn tất việc soạn thảo Quy tắc hướng dẫn triển khai DOC làm cơ sở cho việc các bên tiến hành các hoạt động hợp tác triển khai DOC. Sự ra đời của văn bản hướng dẫn DOC giữa năm 2011 có thể được đánh giá là một bước tiến tích cực, nhằm “hạ nhiệt” tình hình căng thẳng giữa các bên..

<span class='text_page_counter'>(90)</span> ứng xử trên Biển Đông (COC). công cụ xây dựng lòng tin nhằm tạo môi trường hòa bình, ổn định, tin cậy lẫn nhau và khuyến khích hợp tác sử dụng và quản lý Biển Đông một cách hòa bình, tối ưu trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển 1982; các biện pháp thực hiện trong khuôn khổ COC sẽ không gây phương hại đến quá trình giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và vùng biển.. những hành vi không được phép tiến hành ở Biển Đông vì vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982, các thỏa thuận giữa các bên hữu quan liên quan đến vùng biển này hay do gây ra căng thẳng, bất ổn định trên Biển Đông. COC cũng cần quy định những điều kiện và cơ chế thích hợp cho phép các bên tăng cường đối thoại, giảm thiểu căng thẳng khi tranh chấp, bất đồng nảy sinh, triển khai hợp tác trong những lĩnh vực nhất định, nhất là những biện pháp xây dựng lòng tin. COC cũng cần phải có phạm vi, đối tượng và nội dung phù hợp, có tính đến những khó khăn, vướng mắc đã nảy sinh khi đàm phán DOC 2002..

<span class='text_page_counter'>(91)</span> Danh mục tài liệu tham khảo 1. Hiến pháp 1980 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2. Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3. Sách Trắng “White Paper on The Hoang Sa (Pracel) and Truong Sa (Spratly) Islands (Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa), nguồn Dự án đại sự ký Biển Đông, chi tiết xem tại 4. Sách trắng “The Hoang Sa and Truong Sa archipelagoes Vietnamese territories” (Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam) 5. Sách trắng “The Hoang Sa (Pracel) and Truong Sa (Spratly) Archipelagoes and international law” (quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và luật pháp quốc tế) 6. Luật biển Việt Nam 2012 7. Nhà báo Nguyễn Văn Kết (2015), Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa sức mạnh từ tài liệu lưu trữ, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông 8. Luật Biên giới quốc gia 2003 9. TS. Trần Thị Thùy Dương, Giáo trình Công pháp quốc tế, quyển 1 (2013), Nhà xuất bản Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam 10. PGS. TS Trần Nam Tiến, Hợp tác ở Biển Đông từ góc nhìn quan hệ quốc tế 11. Công lý và hòa bình trên biển Đông/ TS. Nguyễn Thái Hợp (chủ biên). - H.: Hội Nhà văn, 2014, trang 333, 334. 12. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp - 13. Cơ quan Toà án nhân dân tối cao - 14. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam - 15. Chương trình nghiên cứu Biển Đông - 16. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp

<span class='text_page_counter'>(92)</span> 17. Cổng thông tin điện tử UBND huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam 18. Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An - 19. Báo Đại đoàn kết - 20. Chương trình nghiên cứu Biển Đông 21. Báo điện tử Ủy ban. trung. ương. mặt. trận. tổ. quốc. Việt. Nam. 22. Cổng thông tin điện tử Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Nam: 23. Tạp chí nghiên cứu, hướng dẫn công tác tổ chức xây dựng Đảng 24. Trang tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi - 25. Lịch sử xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, Trung tâm nghiên cứu biển đảo, Đại học khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí Minh – 26. Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh 27. Trang thông tin điện tử của Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội 28. Đài tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, 29. Cổng thông tin Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 30. Trường chính trị Bến Tre 31. Trường Đại học văn hóa TP. Hồ Chí Minh 32. Báo Tuổi trẻ điện tử, 33. Tạp chí Dân chủ pháp luật Bộ tư pháp, 34. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng -

<span class='text_page_counter'>(93)</span> 35. Báo nhân dân điện tử, 36. Tạp chí nghiên cứu, hướng dẫn công tác tổ chức xây dựng Đảng 37. Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp 38. Trường Đại học Kinh tế - Luật - 39. Đài Tiếng nói Việt Nam – 40. Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường, nguồn 41. Thư viện pháp luật - 42. Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> Mục lục. Danh sách thành viên Nhóm 5 thực hiện đề tài...........................................................................................2 Phần mở đầu...............................................................................................................................................3 1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................................................3 2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu đề tài..................................................................................................3 3. Các công trình nghiên cứu liên quan...................................................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................................5 5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu...................................................................................................................5 Phần nội dung.............................................................................................................................................6 CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG VĂN BẢN CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY NAM QUY ĐỊNH VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRONG ĐÓ CÓ HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA.....................................6 I. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từ năm 1975 đến nay quy định về chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.......................................................................6 1. Khái niệm về văn bản quy phạm pháp luật..............................................................................................6 2. Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam..............................................................................................6 3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam quy định về chủ quyền biển đảo trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.....................................................................................................................7 3.1. Hiến pháp.........................................................................................................................................7 3.1.1. Hiến pháp năm 1980..................................................................................................................7 3.1.2. Hiến pháp 1992.......................................................................................................................10 3.1.3. Hiến pháp năm 2013................................................................................................................12 3.2. Luật và bộ luật................................................................................................................................15 3.2.1. Luật biên giới quốc gia 2003...................................................................................................15 3.2.2. Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005..............................................................................................17 3.2.3. Luật biển Việt Nam 2012.........................................................................................................20 3.3. Pháp lệnh........................................................................................................................................29 3.3.1. Pháp lệnh số 03/2008/PL-UBTVQH12 về lực lượng cảnh sát biển.........................................29 3.4. Nghị quyết......................................................................................................................................31.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> 3.4.1. Nghị quyết sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh của Quốc hội khóa 7, ngày 28 tháng 12 năm 1982............................................................................................................................32 3.4.2. Nghị quyết Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 5 ngày 23 – 6 – 1994 về việc phê chuẩn công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982...................33 3.5. Nghị định........................................................................................................................................35 3.5.1. Nghị định số 242/HĐBT ngày 5 – 8 – 1991 quy định về việc các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Hội đồng Bộ trưởng...............................................................................................................................36 3.5.2. Nghị định của Chính phủ 7/1997/NĐ-CP về việc thành lập đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng.....................................................................................................................................38 3.5.2. Nghị định số 65/2007/NĐ-CP của chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh để thành lập huyện Cam Lâm; điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Cam Lâm, Trường Sa và mở rộng phường Cam Nghĩa thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.....................................................................................................39 3.5.3. Nghị định số 146/2013/NĐ-CP ngày 30/10/2013 của Chính phủ về việc công bố tuyền hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.....................................................................40 3.5.4. Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trên vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam..........41 3.6. Quyết định......................................................................................................................................42 3.6.1. Quyết định của hội đồng bộ trưởng số 193-HĐBT ngày 9 tháng 12 năm 1982 về việc thành lập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai .......................................................................................43 3.6.2. Quyết định của hội đồng bộ trưởng số 194-HĐBT ngày 9 tháng 12 năm 1982 về việc thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng....................................................................43 3.6.3. Một số thông tin về Quyết định bổ nhiệm ông Võ Công Chánh giữ chức Chủ tịch UBND Huyện Hoàng Sa từ ngày 5 -5 – 2014 thay cho ông Đặng Công Ngữ của UBND thành phố Đà Nẵng ...........................................................................................................................................................44 II. Hệ thống văn bản ngoại giao của Việt Nam từ năm 1975 đến nay quy định về chủ quyền biển đảo trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam...................................................................................45 1. Hệ thống văn bản ngoại giao của Việt Nam..........................................................................................45 2. Các văn bản ngoại giao của Việt Nam từ năm 1975 đến nay quy định về chủ quyền biển đảo trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa........................................................................................................................46 2.1. Tuyên bố.........................................................................................................................................46 2.1.1. Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ngày 12-5-1977............................................................47 2.1.2. Tuyên bố về hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Viêt Nam của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 12 tháng 11 năm 1982..........................49 2. 2. Sách trắng......................................................................................................................................51.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> 2.2.1. Sách trắng “The Hoang Sa and Truong Sa archipelagoes Vietnamese territories” (Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam).....................................................................56 2.2.2. Sách trắng “The Hoang Sa (Pracel) and Truong Sa (Spratly) Archipelagoes and international law” (quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và luật pháp quốc tế)............................................................58 Chương II: LUẬT PHÁP QUỐC TẾ VỚI VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO.....................................62 1. Hệ thống văn bản pháp luật quốc tế quy định về quyền chủ quyền biển đảo.........................................62 1.1. Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 (UNCLOS)...........................................................63 1.2. Tuyên bố ứng xử của các bên Biển Đông DOC .............................................................................70 1.3. Hướng tới Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)....................................................................74 2. Khả năng vận dụng luật quốc tế vào giải quyết tranh chấp trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.......78 2.1. Đánh giá về khả năng khởi kiện tranh chấp Biển Đông ra cơ quan tài phán quốc tế theo Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS).........................................................79 2.2. Nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu hệ thống pháp luật quốc tế về biển đảo và giải quyết tranh chấp biển đảo.................................................................................................................................................80 2.3. Nghiên cứu chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền quốc gia Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.............................................................................................................83 3. Vai trò của hợp tác quốc tế trong việc giải quyết xung đột ở Biển Đông hiện nay................................84 Phần kết luận.............................................................................................................................................86 Phụ lục 1: Hệ thống văn bản của Việt Nam xác định cơ sở pháp lý về chủ quyền biển đảo, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa theo thời gian từ 1975 đến nay...........................................................................87 Phụ lục 2:Một số văn bản pháp luật quốc tế quan trọng nhằm giải quyết tranh chấp ở Biển Đông..........89 Danh mục tài liệu tham khảo.....................................................................................................................91 Mục lục......................................................................................................................................................94.

<span class='text_page_counter'>(97)</span>

×