Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TIỂU LUẬN MÁC LÊ NIN VỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.93 KB, 20 trang )

MƠN: NHỮNG NGUN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
a. Cơ sở lý luận:
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung
của nền kinh tế. Một nền kinh tế lạm phát là sự mất giá thị trường hay giảm sức
mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá
giá tiền tệ của một loại tiền tệ này so với các loại tiền tệ khác. Lạm phát là một
trong những chỉ tiêu vĩ mô đánh giá sức khoẻ của nền kinh tế bên cạnh các chỉ
tiêu tăng trưởng hay thất nghiệp. Vì vậy, ổn định lạm phát là một vấn đề quan
trong trọng hàng đầu của điều tiết kinh tế vĩ mô của tất cả các quốc gia trên thế
giới.

b. Cơ sở thực tiễn:
Đối với nước ta để triển khai thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội lần
thứ IX của Đảng, cần phải động viên mọi nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng
hợp nhằm đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Do vậy tăng trưởng
bền vững và ổn định lạm phát ở mức thấp là mục tiêu hàng đầu. Trong lịch sử
các giai đoạn phát triển của kinh tế đất nước đã có những giai đoạn lạm phát
lên mức 3 con số, 2 con số. Vì thế mà nhà nước ta đã hiểu hết được tác động
của lạm phát đến nền kinh tế đất nước.
Do Việt Nam đã ra nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới, nền kinh tế
Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn nên việc ảnh hưởng bởi biến động
của tình hình kinh tế thế giới là khơng tránh khỏi. Ngoài ra ở trong nước, thiên
tai dịch bệnh diễn biến phức tạp (rét đậm, rét hại, dịch bệnh ở gia súc gia cầm)
trong khi nhu cầu và sức mua của nhân dân tăng. Hơn nữa quy mô nền kinh tế
nước ta nhỏ, trình độ phát triển, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế thấp, sức
cạnh tranh chưa cao.


1


MƠN: NHỮNG NGUN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN

Như vậy nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn thách
thức, đối mặt với tình trạng lạm phát tiền tệ tăng cao và nguy cơ phát triển
khơng bền vững của nền kinh tế. Chính vì những tác hại to lớn do lạm phát gây
ra cho nền kinh tế mà việc nghiên cứu lạm phát là một vấn đề cần thiết và cấp
bách đối với nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế thị trường còn non nớt như nền
kinh tế ở nước ta.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
a. Mục tiêu:
Tìm hiểu về quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề tiền tệ và vấn
đề lạm phát ở Việt Nam hiện nay;
b. Nhiệm vụ:
Phân tích được quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề tiền tệ;
Trình bày được vấn đề lạm phát ở Việt Nam hiện nay.
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu:
a. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân tích các quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lê nin về vấn đề tiền tệ.
Phân tích được các nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam, các số liệu
được thống kê từ Tổng cục thống kê, Diễn đàn dân trí Việt Nam, Nhịp sống kinh
tế Việt Nam và thế giới, Tạp chí cơng thương…
b. Phạm vi nghiên cứu:
Dựa trên giáo trình “ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”.
Sử dụng các tài liệu để tìm hiểu, làm rõ về tình hình kìm chế lạm phát ở Việt
Nam trong các năm 2017, 2018


2


MƠN: NHỮNG NGUN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN

Bảng: Tăng trưởng GDP và lạm phát.
Năm
Lạm phát (%)
GDP (%)

2012
6,81
5,03

2013
6,04
5,36

2014
4,09
6,20

2015 2016 2017 2018
0,63 4,74 3,53 2,98
6,68 6,21 6,81 7,08
Nguồn: Tổng cục thống kê

Nguồn: Tạp chí cơng thương

Nguồn: Báo điện tử Việt Nam (VnExpress)


3


MƠN: NHỮNG NGUN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN

GVHD: Đặng Thị Minh Tuấn

B.PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN VỀ
VẤN ĐỀ TIỀN TỆ
1.1 Lịch sử ra đời:
Trong lịch sử thoạt đầu người ta trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng.
Khi sản xuất càng phát triển, hàng hóa sản xuất ra càng nhiều, nhu cầu sử
dụng của con người cũng đi kèm theo. Việc trao đổi hàng lấy hàng gặp
nhiều khó khăn. Ví dụ người sản xuất ra lúa cần cái rừu để cuốc đất nhưng
người có rừu khơng cần lúa mà cần vải, việc này buộc người có lúa phải
đổi lấy vải và sau đó dùng vải để đổi lấy rừu. Nhu cầu trao đổi càng nhiều
hàng hóa thì q trình trao đổi lịng vịng đó càng phức tạp hơn. Chính vì
vậy, người ta đã nghĩ ra tìm những vật làm trung gian cho các cuộc trao
đổi đó, đây là vật ngang giá.
Lịch sử đã ghi nhận sự phát triển của hình thái giá trị qua bốn giai đoạn:
+ Hình thái giá trị đơn giản: xuất hiện khi xã hội Công xã nguyên thủy tan rã, sự
trao đổi mang tính ngẫu nhiên.
+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: Khi sản xuất hàng hóa phát triển hơn, số
lượng hàng hóa được đem ra trao đổi nhiều hơn, một hàng hóa có thể trao đổi
được với nhiều hàng hóa khác.
+ Hình thái chung của giá trị: giá trị của hàng hóa thể hiện ở một hàng hóa đóng
vai trị vật ngang giá chung. Người ta mang hàng hóa của mình đổi lấy vật ngang
giá chung, rồi dùng vật ngang giá chung đổi lấy thứ hàng hóa mình cần. Các địa

phương, vùng khác nhau thì hàng hóa làm vật ngang giá chung cũng khác nhau.

Trang | 4


MƠN: NHỮNG NGUN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN

GVHD: Đặng Thị Minh Tuấn

+ Hình thái tiền tệ: Có nhiều vật ngang giá chung làm cho trao đổi giữa các địa
phương khó khăn, địi hỏi phải có vật ngang giá chung thống nhất. Ban đầu, vật
ngang giá chung cố định là vàng và bạc, hình thái của giá trị xuất hiện. Nhưng
vàng có ưu thế hơn bạc nên cuối cùng hình thái tiền tệ được cố định ở vàng.
Có nhiều loại hàng hóa đã từng được sử dụng để làm vật ngang giá
chung như: gia súc, đồng, bạc, vàng… Mỗi loại vật này đều có một số
thuận lợi và bất lợi riêng khi làm phương tiện trao đổi – vật ngang giá
chung. Cuối cùng, vật ngang giá chung bằng hàng hóa chỉ được hạn chế
trong kim loại q vì dễ vận chuyển hơn, trong đó chủ yếu là vàng.
Khi phần lớn các quốc gia, các vùng đều sử dụng vàng làm vật
ngang giá chung trong trao đổi hàng hóa với nhau (khoảng cuối thế kỷ
19), vàng loại bạc và trở thành vật ngang giá chung – thế giới độc nhất.
Trải qua tiến trình phát triển, tiền tệ đã tồn tại dưới nhiều hình thức để đáp ứng
yêu cầu ngày càng đa dạng của đời sống kinh tế.
1.2Khái niệm về tiền tệ:
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin thì tiền tệ là hàng hoá đặc
biệt, dùng làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá, là sự thể hiện
chung của giá trị và thể hiện lao động xã hội ; đồng thời tiền tệ biểu hiện
quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá, do quá trình phát
triển lâu dài của trao đổi hàng hố tạo ra.
Tiền với cách hiểu chung nhất là bất cứ cái gì được chấp nhận trong

thanh tốn để lấy hàng hố hoặc trong việc hồn trả các khoản nợ. Hiện
nay có hai loại tiền tệ chính, đó là tiền tệ có giá trị thực và tiền tệ quy ước.
Tiền quy ước gồm có: Tín tệ, tiền pháp định và tiền của hệ thống ngân
hàng. Trong tất cả các loại tiền đó thì tiền mặt pháp định là một trong các
Trang | 5


MƠN: NHỮNG NGUN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN

GVHD: Đặng Thị Minh Tuấn

loại tiền mạnh, đó là loại tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành.
Loại tiền này có giá trị thực rất thấp, có thể xem như khơng đáng kể, đây
là loại tiền được hình thành dựa trên yếu tố chủ quan của chính phủ.
Chính phủ căn cứ vào các quy luật kinh tế, điều kiện kinh tế xã hội
của đất nước cũng như của thế giới để từ đó phát hành tiền một cách hợp
lý. Do đồng tiền pháp định có giá trị khơng đáng kể nên nó có thể bị lạm
phát hoặc giảm phát. Tuy nhiên, tiền mặt pháp định là loại tiền được tín
nhiệm nhất bởi vì đây là đồng tiền của chính phủ và nó có hiệu lực trao
đổi trên tồn lãnh thổ.
Hiện nay, tiền có giá trị thực chủ yếu là tiền vàng, vì tiền vàng có
gía trị thực nên nó có nhiều ưu điểm hơn so với tiền giấy như mức ổn định
của đồng tiền, giá trị trao đổi, phạm vi trao đổi. Bây giờ, tiền vàng ít được
sử dụng hơn. Vàng hiện nay được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích thực
hiện chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Trung Ương hoặc sử dụng như
những hàng hoá trang sức, nó ít sử dụng làm vật trao đổi.
1.3Bản chất của tiền tệ
Tiền tệ là vật trung gian môi giới trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ,
là phương tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn.
Bản chất của tiền tệ được thể hiện rõ hơn qua hai thuộc tính sau của nó:

Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thỏa mãn nhu cầu trao đổi
của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi. Như vậy,
người ta sẽ chỉ cần nắm giữ tiền khi có nhu cầu trao đổi. Giá trị sử dụng
của một loại tiền tệ là do xã hội quy định: chừng nào xã hội cịn thừa nhận
nó thực hiện tốt vai trò tiền tệ (tức là vai trị vật trung gian mơi giới trong
trao đổi) thì chừng đó giá trị sử dụng của nó với tư cách là tiền tệ còn tồn
Trang | 6


MƠN: NHỮNG NGUN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN

GVHD: Đặng Thị Minh Tuấn

tại. Đây chính là lời giải thích cho sự xuất hiện cũng như biến mất của các
dạng tiền tệ trong lịch sử.
Giá trị của tiền được thể hiện qua khái niệm “sức mua tiền tệ”, đó là
khả

năng đổi được nhiều hay ít hàng hóa khác trong trao đổi. Tuy nhiên

khái niệm sức mua tiền tệ không được xem xét dưới góc độ sức mua đối
với từng hàng hóa nhất định mà xét trên phương diện tồn thể các hàng
hóa trên thị trường.
1.4 Quy luật lưu thơng tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần cho lưu
thơng hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định.
Số lượng tiền tệ cần cho lưu thông do ba nhân tố quy định: số lượng hàng
hóa lưu thơng trên thị trường, giá cả trung bình của hàng hóa và tốc độ lưu
thơng cua những đơn vị tiền tệ cùng loại. Sự tác động của ba nhân tố này đối
với khối lượng tiền tệ cần cho lưu thông diễn ra theo quy luật phổ biến là: Tổng

số giá cả của hàng hóa chia cho ơ vịng lưu thơng của các đồng tiền cùng loại
trong một thời gian nhất định.
1.5 Chức năng của tiền tệ
1.5.1 Thước đo giá trị
Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa.
Muốn đo lường giá trị của các hàng hóa, bản thân tiền tệ cũng phải có giá
trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo
lường giá trị hàng hóa khơng cần thiêt phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh
với lượng vàng nào đó trong ý tưởng.
1.5.2 Phương tiện lưu thông

Trang | 7


MƠN: NHỮNG NGUN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN

GVHD: Đặng Thị Minh Tuấn

Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa. Để làm chức
năng lưu thơng hàng hóa địi hỏi phải có tiền mặt. Trao đổi hàng hóa lấy
tiền làm mơi giới gọi là lưu thơng hàng hóa.
Cơng thức lưu thơng hàng hóa là: H - T - H, khi tiền làm môi giới
trong trao đổi hàng hóa đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách
rời nhau cả về thời gian và không gian.
1.5.3 Phương tiện cất trữ
Tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được
chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá
trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng
phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền, vàng, bạc. Chức
năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thơng thích ứng một cách tự phát với

nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thơng. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa
nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất
giảm, lượng hàng hóa lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi
vào cất trữ.
1.5.4 Phương tiện thanh toán
Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền
mua chịu hàng... Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển đến trình độ nào
đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này, trước tiên
tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hóa. Nhưng vì là mua
bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện
thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng
trả nợ bằng cách thanh tốn khấu trừ lẫn nhau khơng dùng tiền mặt. Mặt khác,
trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ
Trang | 8


MƠN: NHỮNG NGUN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN

GVHD: Đặng Thị Minh Tuấn

nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh tốn, nếu
một khâu nào đó khơng thanh tóan được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác,
phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.
1.5.5 Tiền tệ thế giới
Khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia thì nên làm chức năng
tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái
ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện
mua bán hàng hóa, phương tiện thanh tốn quốc tế và biểu hiện của cải nói
chung của xã hội.


CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ KÌM HÃM LẠM PHÁT HIỆN NAY Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Khái niệm lạm phát

Trang | 9


MƠN: NHỮNG NGUN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN

GVHD: Đặng Thị Minh Tuấn

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa
và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi
mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và
dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức
mua trên một đơn vị tiền tệ.
2.2 Thực trạng về vấn đề kìm chế lạm phát ở Việt Nam
2.2.1 Thành quả kìm chế lạm phát
Năm 2017:
Chiều ngày 27/12/2017, Tổng cục Thống kê đã tổ chức họp báo
công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2017. Theo công bố của cơ
quan này, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng cuối cùng của năm 2017 tăng
chỉ 0,21% so với tháng trước và tăng 2,6% so với tháng 12 năm trước. Chỉ
số giá tiêu dùng bình quân năm 2017 so với năm 2016 tăng 3,53%. Trong
11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính tính Chỉ số giá tiêu dùng, có 8 nhóm
hàng tăng giá: Thuốc và dịch vụ y tế tăng 2,55%; giao thơng tăng 0,84%;
may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,43%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng
0,22%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,17%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng
0,16%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,12%; văn hóa giải trí và du lịch
tăng 0,03%. Nhóm giáo dục khơng đổi. Có 2 nhóm giảm: Hàng ăn và dịch

vụ ăn uống giảm 0,23%; bưu chính viễn thơng giảm 0,03%.1
Năm 2018:
Giá y tế, giá học phí, tăng lương tối thiểu cùng với các yếu tố thị trường
như giá lương thực, giá gas, giá nhiên liệu... tăng, đã góp phần làm chỉ số giá
tiêu dùng bình qn của Việt Nam năm 2018 tăng 3,54% so với năm 2017 và
1 Năm 2017, lạm phát chỉ tăng 3,53%.

Trang | 10


MƠN: NHỮNG NGUN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN

GVHD: Đặng Thị Minh Tuấn

tăng 2,98% so với tháng 12/2017. Điều đó cho thấy mục tiêu kiểm sốt lạm phát,
giữ Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2018 dưới 4% của Chính phủ đã đạt
được. 2
2.2.2 Hạn chế
Năm 2017:
Hạn chế làm tăng Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2017 là giá xăng, dầu
diesel tăng do còn ảnh hưởng từ đợt tăng giá ngày 20/11/2017 và ngày
5/12/2017 đã tác động làm chỉ số giá nhóm nhiên liệu bình quân tháng 12/2017
tăng 1,98% so với tháng trước, đóng góp vào Chỉ số giá tiêu dùng chung tăng
0,09%.1
Bên cạnh đó, từ ngày 1/12/2017, giá gas trong nước điều chỉnh tăng 0,22% so
với tháng 11/2017; giá điện sinh hoạt tăng 0,62%; do tăng giá dịch vụ y tế cho
đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế theo quyết định của Ủy Ban Nhân Dân 15
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định theo Thông tư số 02/2017
của Bộ Y Tế làm cho giá dịch vụ y tế tăng 3,3%.1
Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản (Chỉ số giá tiêu dùng sau khi

loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước
quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 12/2017 tăng 0,11% so
với tháng trước, tăng 1,29% so với cùng kỳ; năm 2017 so với năm 2016 tăng
1,41%.31
Năm 2018:
Cụ thể, giá dịch vụ y tế tăng trong năm 2018 đã khiến giá các mặt hàng dịch vụ
y tế tăng 13,86%, tác động làm cho Chỉ số giá tiêu dùngnăm 2018 tăng 0,54%
so với cùng kỳ năm trước.2
21 Phúc Nguyên- Năm 2017, lạm phát chỉ tăng 3,53%, Thời báo tài chính Việt Nam
Duyên Duyên - Hai nguyên nhân khiến chỉ số giá 2018 tăng hơn năm ngoái, VnEconomy
1
1
3
22 Duyên Duyên - Hai nguyên nhân khiến chỉ số giá 2018 tăng hơn năm ngoái, VnEconomy

Trang | 11


MƠN: NHỮNG NGUN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN

GVHD: Đặng Thị Minh Tuấn

Song song với đó, thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015
ngày 2/10/2015 của Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã
tăng học phí các cấp học làm cho chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục năm 2018
tăng 7,12% so với cùng kỳ, tác động làm cho Chỉ số giá tiêu dùng năm 2018
tăng 0,37% so với cùng kỳ.2
Ngồi ra cịn do mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các
doanh nghiệp tăng từ ngày 1/1/2018, khiến cho mức lương tối thiểu vùng năm
2018 cao hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2017 khoảng 180.000 - 230.000

đồng/tháng và mức lương cơ sở tăng 90.000 đồng/tháng kể từ ngày 1/7/2018,
đã kéo theo giá một số loại dịch vụ tăng từ 3-5% so với cùng kỳ năm trước.2
Giá các mặt hàng lương thực tăng 3,71% so với cùng kỳ năm trước đã góp phần
làm cho Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,17%. Cụ thể, do giá gạo tăng cao trong dịp
Tết Nguyên đán và tăng theo giá gạo xuất khẩu bởi nhu cầu gạo tăng từ thị
trường Trung Quốc và thị trường các nước Đông Nam Á.2
Giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá và các loại quần áo may sẵn cũng tăng cao
trong dịp Tết và các tháng giao mùa do nhu cầu tăng. Trong năm 2018 chỉ số
giá các nhóm này lần lượt tăng khoảng 1,42% so với cùng kỳ năm 2017.2

Trong các yếu tố thị trường cũng không thể bỏ qua giá dịch vụ giao
thông công cộng. Trong năm 2018, giá dịch vụ này tăng 2,54% do một số
đơn vị vận tải hành khách kê khai tăng giá chiều đông khách, cùng với
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tăng giá vé tàu hỏa vào dịp Tết Nguyên
đán và dịp hè.2

2.
2
2
2
22 Duyên Duyên - Hai nguyên nhân khiến chỉ số giá 2018 tăng hơn năm ngối, VnEconomy
3
Nhật Bình - Đâu là ngun nhân chính dẫn đến lạm phát ở Việt Nam? NDH.vn

Trang | 12


MƠN: NHỮNG NGUN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN

GVHD: Đặng Thị Minh Tuấn


Ngồi ra, cịn do giá gas sinh hoạt điều chỉnh theo giá gas thế giới,
với mức tăng 6,93% trong năm 2018.2
Giá nhà ở thuê cũng tăng 1,01% do ảnh hưởng của giá bất động sản
tăng mạnh ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình
Dương...2
Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới năm 2018 tăng khá mạnh đến
đầu tháng 10/2018, sau đó giá xăng dầu thế giới liên tục giảm mạnh cho
đến thời điểm cuối tháng 12/2018. Tuy nhiên, bình quân giá dầu Thô từ
thời điểm 1/1/2018 đến thời điểm 20/12/2018 ở mức 71,6USD/thùng, cao
hơn nhiều so với mức 54,53 USD/thùng bình quân năm 2017 tăng 31,3%.2
"Trong nước, giá xăng A95 được điều chỉnh 8 đợt tăng, 8 đợt giảm,
tổng cộng giảm 1.190 đồng/lít; giá dầu diezel được điều chỉnh tăng 11 đợt
và giảm 8 đợt, tổng tăng 840 đồng/lít, làm cho chỉ số giá nhóm xăng dầu
bình qn năm 2018 tăng 15,25% so với cùng kỳ góp phần tăng CPI
chung 0,63%", Tổng cục Thống kê nhận định.2
Nhu cầu du lịch tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán và các kỳ nghỉ lễ 30/4 1/5 và 2/9 nên chỉ số giá nhóm du lịch trọn gói tăng 1,87% so với cùng kỳ năm
trước2.
Bên cạnh đó, giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới có xu hướng
tăng trở lại như giá nhiên liệu, chất đốt, sắt thép,… nên chỉ số giá nhập
khẩu năm 2018 so với cùng kỳ tăng 1,82%, chỉ số giá xuất khẩu tăng
2
2
2
2
2

Trang | 13



MƠN: NHỮNG NGUN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN

GVHD: Đặng Thị Minh Tuấn

0,9%; chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp tăng 3,09%; chỉ số giá sản
xuất sản phẩm nơng nghiệp tăng 1,98%... đều góp phần làm Chỉ số giá
tiêu dùng năm 2018 tăng so với năm 2017.2
2.3Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát ở Việt Nam
Lạm phát do chính sách: thường xảy ra do những biện pháp tiền tệ
mở rộng, phản ánh thâm hụt chi ngân sách lớn và việc tài trợ thâm hụt
bằng tiền tệ.3
Lạm phát do chi phí đẩy: xảy ra do tăng chi phí và có thể phát triển
ngay cả khi thất nghiệp và việc sử dụng nguồn lực cịn thấp. Vì tiền lương
thường là chi phí sản xuất quan trọng nhất, sự gia tăng tiền lương không
phù hợp với tăng trưởng năng suất có thể.3
Lạm phát do cầu kéo: xảy ra do tổng cầu vượt trội đẩy mức giá chung
lên cao. Sự thúc đẩy của cầu có thể xuất phát từ những cú sốc bên trong
hay bên ngồi nhưng thường hình thành từ những chính sách thu chi ngân
sách hay tiền tệ mở rộng.3
Lạm phát qn tính: có xu hướng dai dẳng ở cùng tỷ lệ cho đến khi
những sự kiện kinh tế gây ra nó thay đổi. Nếu lạm phát cứ tiếp tục tiến
triển đều đều, tỷ lệ lạm phát thịnh hành có để được dự đốn và do đó được
đưa vào các hợp đồng tiền lương và tài chính, điều này lại tiếp tục duy trì
nó.3

23 Nhật Bình - Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát ở Việt Nam? NDH.vn
4
Tạp chí chứng khốn - Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng - Cơ sở lý thuy ết và thực tế ở Việt
Nam, ssc.gov.vn

3
3
3
3

Trang | 14


MƠN: NHỮNG NGUN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN

GVHD: Đặng Thị Minh Tuấn

Lạm phát trong những năm 2017, 2018 gần đây bắt nguồn từ mơ hình
tăng trưởng và cách thức mà chúng ta sử dụng để đạt được mục đích tăng
trưởng.Tăng trưởng của chúng ta chủ yếu vẫn dựa vào mở rộng đầu tư,
nhưng lại kém hiệu quả.3
Việc điều chỉnh giá xăng dầu, điện, tỷ giá, các mặt hàng khác kết
hợp với giá cả trên thị trường thế giới cũng tăng cao trong năm vừa qua đã
tác động trực tiếp làm tăng chi phí sản xuất, vì thế tỷ lệ lạm phát cũng tăng
so với các năm trước.3
2.4 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Trong phát triển kinh tế, thách thức cũng như khó khăn nhất chính là
sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Vì vậy,
một trong những mục tiêu quan trọng của các nhà quản lý và điều hành
nền kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới bao gồm cả Việt Nam là tạo
dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định với mức tăng trưởng kinh tế cao và
bền vững, cùng với mức lạm phát thấp.4
Fischer (1993) là người đầu tiên nghiên cứu vấn đề này đã kết luận: “Khi
lạm phát tăng ở mức độ thấp, mối quan hệ này có thể khơng tồn tại, hoặc mang
tính đồng biến, và lạm phát ở mức cao thì mối quan hệ này là nghịch biến”.

Theo Sarel, ngưỡng lạm phát là 8%, theo Shan và Senhadji, ngưỡng lạm
phát cho các nước đang phát triển là 11 - 12%, các nước công nghiệp khoảng 1
- 3%.4
Tuy quan điểm về lý thuyết và mơ hình minh chứng cho mối quan hệ giữa
tăng trưởng và lạm phát của các trường phái có sự khác nhau, nhưng điểm
3
34 Tạp chí chứng khốn - Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng - Cơ sở lý thuy ết và thực tế ở Việt
Nam, ssc.gov.vn
4
4

Trang | 15


MƠN: NHỮNG NGUN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN

GVHD: Đặng Thị Minh Tuấn

chung của các trường phái là mối quan hệ ấy không phải một chiều, mà là sự
tác động qua lại.4
Nếu muốn tăng trưởng cao thì phải chấp nhận lạm phát, mối quan hệ này
không tồn tại mãi và đến một lúc nào đó, nếu lạm phát tiếp tục tăng cao sẽ làm
giảm tăng trưởng; trong dài hạn, khi tăng trưởng đã đạt đến mức tối ưu thì lạm
phát khơng tác động đến tăng trưởng nữa mà lúc này lạm phát là hậu quả của
việc tăng cung tiền quá mức vào nền kinh tế.4
Hiện nay ở các nước phát triển, lạm phát được chọn gần 2% là ngưỡng tối
ưu cho tăng trưởng, còn theo nghiên cứu chỉ ra ngưỡng lạm phát tối ưu cho
tăng trưởng ở các nước Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam là 3,6%.4
Tuy nhiên cần tìm hiểu thêm rằng, lạm phát thấp và ổn định chỉ là điều kiện đủ
cho tăng trưởng kinh tế, còn điều kiện cần cho tăng trưởng phải là các chỉnh

sách chủ trương, định hướng của Chính phủ trong việc phát triển con người,
nguồn lực tài nguyên, vốn, khoa học công nghệ.4

Bảng: Tăng trưởng GDP và lạm phát
Năm
Lạm phát (%)
GDP (%)

2012
6,81
5,03

2013
6,04
5,36

2014
4,09
6,20

2015 2016 2017 2018
0,63 4,74 3,53 2,98
6,68 6,21 6,81 7,08
Nguồn: Tổng cục thống kê

Như vậy, có thể nhận thấy rằng, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng tại Việt Nam diễn ra phù hợp với các kết luận rút ra từ các lý thuyết
kinh tế.4
4
4

44 Tạp chí chứng khoán - Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng - Cơ sở lý thuy ết và thực tế ở Việt Nam,
ssc.gov.vn
5
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Bảy giải pháp chống lạm phát của Chính phủ, VnEconomy
4
4

Trang | 16


MƠN: NHỮNG NGUN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN

GVHD: Đặng Thị Minh Tuấn

Tuy nhiên, việc theo đuổi mô hình phát triển kinh tế chú trọng vào tăng
trưởng, thiên về lượng nhiều hơn là về chất, tăng trưởng kinh tế chủ yếu
dựa vào sự tăng vốn đầu tư, sử dụng lao động rẻ, khai thác tài nguyên thô
và gia công hàng xuất khẩu...4
2.5 Đề xuất giải pháp cho vấn đề kìm chế lạm phát của nước ta hiện nay:
Ngày nay, trong thời đại lưu thông tiền giấy bất khả hoán, lạm phát hầu
như là một hiện tượng tất yếu ở các nước song chỉ khác nhau ở mức độ
cao, thấp. Trải qua lịch sử lạm phát hiện đại hầu như chưa nước nào có thể
dập tắt hồn tồn lạm phát, mà chỉ có thể kiềm chế, kiểm sốt lạm phát ở
mức độ phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc
làm. Các biện pháp kiềm chế lạm phát rất đa dạng.5
Thứ nhất, điều cốt lõi nhất đối với nước ta hiện nay là phải tập trung
năng lực sản xuất trong nước mà trọng tâm hàng đầu là phải tăng cường
nâng cao trình độ cơng nghệ của nền kinh tế. Muốn vậy, chính sách của
Nhà nước phải hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và
công nghệ; các ngân hàng thương mại phải dành ưu tiên cho các khoản

vay để nâng cao trình độ cơng nghệ và doanh nghiệp phải coi hoạt động
đổi mới là vấn đề sống cịn của mình.5
Thứ hai, xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội
đúng đắn:
Do lưu thơng hàng hóa là tiền đề của lưu thơng tiền tệ nên nếu quỹ hàng
hóa được tạo ra có số lượng lớn, chất lượng cao, chủng loại phong phú thì
đây là tiền đề vững chắc nhất để ổn định lưu thông tiền tệ, nhằm huy động
4
5
5

Trang | 17


MƠN: NHỮNG NGUN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN

GVHD: Đặng Thị Minh Tuấn

tốt các nguồn lực để phát triển kinh tế cần xây dựng và thực hiện chiến
lược phát triển kinh tế xã hội đúng đắn, trong đó cần chú trọng điều chỉnh
cơ cấu kinh tế hợp lí, phát triển ngành mũi nhọn xuất khẩu.5
Thứ ba, thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh hoàn toàn:
Ở đây các nhà kinh tế chủ trương cần phải xóa bỏ mọi ngăn cản đối với
hoạt động của thị trường. Nếu quá trình cạnh tranh được nâng lên ở mức
độ hồn hảo thì giá cả sẽ có xu hướng giảm xuống. Mặt khác, cạnh tranh
thúc đẩy các nhà kinh doanh cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lí và do đó sẽ
giảm được chi phí sản xuất kinh doanh, giảm được giá bán hàng hóa.5
Thứ tư, dùng lạm phát để chống lạm phát:
Đối với các quốc gia còn nhiều tiềm năng về lao động, đất đai, tài
nguyên nhà nước có thể tăng chỉ số phát hành để chi phí cho việc mở rộng

đầu tư và hy vọng các cơng trình đầu tư này mang lại hiệu quả và góp
phần kiềm chế lạm phát. Áp dụng biện pháp này địi hỏi phải có một tiềm
lực mạnh về các yếu tố sản xuất, có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến,
trình độ quản lí kinh tế cao thì mới có thể thành cơng được.5
Thứ năm, đồng tâm hiệp lực:
Nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề, khó khăn thách thức trong q trình phát
triển đi lên có mặt cũng rất gay gắt, nhưng thời cơ thuận lợi và tiềm năng
tăng trưởng của nền kinh tế nước ta còn rất lớn và rất cơ bản. Chúng ta
hoàn toàn tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng và với sự quyết tâm, chung sức chung lịng của
tồn Đảng, toàn quân, toàn dân, chúng ta sẽ kiềm chế được lạm phát, ổn
55 Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng - Bảy giải pháp chống lạm phát của Chính phủ, VnEconomy
5
55 Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng - Bảy giải pháp chống lạm phát của Chính phủ, VnEconomy

Trang | 18


MƠN: NHỮNG NGUN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN

GVHD: Đặng Thị Minh Tuấn

định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tiếp tục đưa nền kinh tế
nước ta phát triển bền vững.5

C. KẾT LUẬN
Như vậy, những lý luận về tiền tệ, đặc biệt là chính sách tiền tệ và
các cơng cụ của nó có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc quản lý nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ở nước ta,
trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì việc áp dụng

những lý luận về tiền tệ ln địi hỏi sự chính xác và phù hợp. Hiểu và
5

Trang | 19


MƠN: NHỮNG NGUN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN

GVHD: Đặng Thị Minh Tuấn

nắm vững chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề tiền tệ, chúng ta có điều kiện
hiểu rõ mục đích, con đường, lực lượng, cách thức bước đi trên sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chủ quan, duy ý chí. Có cách nhìn
xa trông rộng, chủ động sáng tạo trong công việc, khắc phục chủ nghĩa
giáo điều, máy móc, tư tưởng nơn nóng đốt cháy giai đoạn và các sai lầm
khác.
Từ đó chúng ta nhận thức được rằng quá trình đấu tranh chống lạm phát
khơng đơn giản là ngày một ngày hai. Tình hình diễn biến lạm phát và khắc
phục tại Việt Nam rất phức tạp. Lạm phát đã hồnh hành cơng khai khi Việt
Nam tiến hành cải cách kinh tế, xã hội, xóa bỏ cơ chế bao cấp, quan liêu. Sự cải
cách khơng đồng bộ giữa giá cả và quản lí kinh tế đã dẫn đến khủng hoảng trầm
trọng. Những thành tựu to lớn mà chúng ta đã đạt được trong công cuộc chống
lạm phát không làm chúng ta chủ quan, nơi lỏng. Lạm phát ln rình rập và đe
dọa tình hình phát triển của nước ta bất cứ lúc nào.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước cần phải nắm vững cơ sở lý luận và vận
dụng sáng tạo về quan niệm tiền tệ của Chủ nghĩa Mác-Lê nin làm nền tảng
từng bước phát triển nền Kinh tế nước ta ngày càng vững mạnh. Theo đó, vận
dụng nguồn tài nguyên mà Kinh tế đem lại phát triển khoa học, giáo dục, đuổi
kịp sự phát triển của các nước trong khu vực nói riêng và các nước trên thế giới
nói chung. Điều này không chỉ của riêng ai mà một phần không nhỏ dành cho

các doanh nghiệp trẻ góp phần làm rạng danh đất nước trong nhiều năm tới này.

Trang | 20



×