Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Những vấn đề về lạm phát ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.16 KB, 29 trang )

Những vấn đề về lạm phát ở Việt Nam GVHD:Trương Minh Tuấn
LỜI NÓI ĐẦU
Bất kỳ nền kinh tế nào, từ mô hình tập trung quan liêu bao cấp đến kinh tế thị
trường, muốn phát triển vững mạnh đều phải quan tâm đặc biệt tới tam giác: tăng trưởng,
thất nghiệp và lạm phát. Chúng liên kết hay đối lập, chúng liên hợp những nhịp độ của
tăng trưởng, sự tăng lên hay tụt xuống của những lớp thất nghiệp dưới làm sóng lạm phát.
Lạm phát, đó là hiện tượng mất cân bằng kinh tế phổ biến, là căn bệnh kinh niên của kinh
tế thị trường. Lạm phát được coi là con quỷ gớm nhất trên trái đất, ít nhất là xét về triển
vọng chính sách kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên lạm phát cũng có tính chất hai mặt của nó. Một
mặt nó kích thích nền kinh tế phát triển nếu tốc độ tăng của nó phù hợp với tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Mặt khác, nếu tốc độ lạm phát tăng cao sẽ gây ra những biến động kinh tế
hết sức nghiêm trọng, như biến dạng cơ cấu sản xuất về việc làm, thu nhập bất bình đẳng,
tỷ lệ thất nghiệp tăng....
Càng ngày, cùng với sự phát triển đa dạng phong phú của nền kinh tế thì nguyên nhân
dẫn đến lạm phát cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn.Đối với nước ta, trong sự nghiệp
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, cơ
chế mới sẽ là môi trường thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế theo xu hướng hiện đại,
chắc lọc thừa kế những thành tựu và khắc phục những tồn tại đã qua. Trong đó, lạm pháp
nổi lên như là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Việc nguyên cứu về lạm phát, tìm hiểu
nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát là hết sức cần thiết và có vai trò to lớn góp
phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Do đó, chúng em đã chọn đề tài đề án môn học
tài chính tiền tệ "Những vấn đề về lạm phát ở Việt Nam". Mặc dù đã hết sức cố gắng
nhưng do thời gian có hạn cùng với năng lực và hiều biết còn hạn chế nên bản đề án không
tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong thầy và các bạn quan tâm đóng góp ý kiến để bản
đề án được hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
trang 1
Những vấn đề về lạm phát ở Việt Nam GVHD:Trương Minh Tuấn
NỘI DUNG CHÍNH......................................................................................................3
I. Vài nét về lạm phát........................................................................................................3
I.1. Khái niệm...........................................................................................................3


I.2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam........................................................................4
II. Nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát ở Việt Nam....................................................11
II.1. Lạm phát do chi phái đẩy ở Việt Nam....................................................................11
II.2. Lạm phát do cung tiền ở Việt Nam........................................................................13
II.3. Lạm phát do nguyên nhân tiền tệ trên thực tế..................................................14
II.4. Những yếu tố khác............................................................................................16
III. Tác động của lạm phát................................................................................................16
III.1. Tác động lại thu nhập.......................................................................................16
III.2. Tác động đến phát triển kinh tế và tầng lớp dân cư..........................................17
III.3. Tác động khác...................................................................................................18
IV. Những biện pháp kiềm chế lạm phát....................................................................20
IV.1. Về chính sách tiền tệ.........................................................................................20
IV.2. Về chính sách tài khóa......................................................................................21
IV.3. Các biện pháp khác...........................................................................................24
LỜI KẾT LUẬN..........................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................30
NỘI DUNG CHÍNH
I. Vài nét về lạm phát:
Ngày nay, lạm phát và thất nghiệp luôn tồn tại dai dẳng, hầu như trong mọi nền kinh tế.
Các nhà kinh tế đã ví tình trạng lạm phát và thất nghiệp là hai căn bệnh mãn tính của nền
trang 2
Những vấn đề về lạm phát ở Việt Nam GVHD:Trương Minh Tuấn
kinh tế đương đại. Một số nguyên thủ qốc gia đã gọi lạm phát là kẻ thù số một, và đẩy lùi
lạm phát là sự ưu tiên hàng đầu trong nền kinh tế.
Lạm phát và thất nghiệp thật sự gây ra những tác hại nào cho nền kinh tế mà các chính phủ
đều tìm mọi cách kiểm soát và hạn chế nó?
I.1. Khái niệm:
Lạm phát là hiện tượng tiền giấy dư thừa so với nhu cầu cần thiết của lưu thông hàng
hoá.
 Biểu hiện của lạm phát : Mức giá chung của hàng hoá dịch vụ tăng

lên trong một khoảng thời gian nhất định, giá trị đồng tiền giảm.
 Giảm phát: là hiện tương tình trạng mức giá chung của các loại hàng hoá và dịch vụ gỉam
xuống trong một thời gian nhất định.
 Giảm lạm phát: là hiện tượng xảy ra khi tỷ lệ lạm phát của năm
được xét thấp hơn tỷ lệ lạm phát năm trước.
 Thiểu phát: là hiện tượng xảy ra khi tỷ lệ lạm phát thực tế nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến
làm sản lượng thực nhỏ hơn sản lượng dự kiến.
 Mức giá chung (hay chỉ số giá) là mức giá trung bình của tất cả
hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế ở kỳ này so với kỳ gốc.
Khi mức giá chung (P) tăng lên thì sức mua của đồng tiền sẽ giảm xuống.
Mức độ lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát.
 Tỷ lệ lạm phát (ký hiệu là If) là tỷ lệ phần trăm gia tăng trong mức giá chung của kỳ này so
với kỳ trước.
Tỷ lệ lạm phát hàng năm =
 Chỉ số giá hàng tiêu dùng: Đo lường mức giá trung bình của những hàng hoá
dịch vụ mà một gia đình điển hình mua ở kỳ hiện hành so với kỳ gốc.
-Có ba loại chỉ số giá được sử dụng để tính tỷ lệ lạm phát là:
⊕ Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI)
⊕ Chỉ số giá hàng sản xuất (PPI)
⊕ Chỉ số giảm phát theo GDP (Id)
trang 3
Những vấn đề về lạm phát ở Việt Nam GVHD:Trương Minh Tuấn
Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI): là chỉ số thể hiện mức giá trung bình của giỏ hàng
hoá và dịch vụ mà một hộ gia đình mua ở kỳ này so với kỳ gốc.
I.2. Thực trạng lạm phát ở việt Nam.
Giai đoạn 1986- 1993 :
Kinh tế Việt Nam từ những năm 1986 đến nay đã trải qua sự biến đổi sâu sắc : từ nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa;
từ tăng trưởng thấp những năm 80 sang tăng trưởng cao những năm 90; khủng hoảng rối
loạn sang ổn định và phát triển.

Năm 1985, Gorbacher đã nên nắm chính quyền tại Liên xô, cùng với sự sụp đổ của các
nước Đông Âu cũ, Việt Nam bị cắt giảm nguồn viện trợ từ nước ngoài và đến năm 1991 thì
bị cắt hẳn. Do đó, nguyên vật liệu đầu vào như sắt thép, dầu hoả, máy móc thiết bị....Việt
Nam hoàn toàn phải mua với giá cao làm cho chi phí sản xuất tăng nhanh. Lạm phát chi phí
đẩy xảy ra.
Khi lạm phát chi phí đẩy xảy ra, càng đẩy các doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn và để
hỗ trợ nền sản xuất trong nước, đặc biệt là các xí nghiệp quốc doanh, Chính phủ Việt Nam
lại in thêm tiền làm tăng mức cung ứng tiền trong nền kinh tếlại dẫn đến lạm phát tiền tệ ,
điều đó càng đẩy tỉ lệ lạm phát lên cao.
Đồng thời năm 1985, Việt Nam thực hiện cuộc cải cách giá, tiền lương, tiền mà đỉnh cao là
sự kiện đổi tiền vào tháng 9 và lạm phát cũng bùng nổ ngay sau đó. Năm 1986 chúng ta đã
rơi vào tình trạng siêu lạm phát với ba chữ số 775% vào năm 1986 trong khi đó tăng
trưởng kinh tế chỉ ở mức 2,33%.
Đến năm 1987 do thiên tai, sản lượng lương thực cuối năm giảm 3,5% và đầu năm 1988
một số địa phương miền Bắc bị đói, giá cả lên cao, lạm phát chi phí đẩy lại tiếp diễn.
.Đứng trước tình hình đó, dân chúng tích trữ hàng hoá , lương thực, vàng và đô la càng
nhièu vì lo sợ rằng đồng Việt Nam sẽ còn mất giá tạo nên cầu giả tạo, giá cả tăng cao dẫn
đến lạm phát cầu kéo, với tỉ lệ lạm phát là 223,1%, mức tăng trưởng GDP chỉ là 3,78%.
trang 4
Những vấn đề về lạm phát ở Việt Nam GVHD:Trương Minh Tuấn
Từ năm 1989 đến năm 1991, lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn còn khá cao với mức tăng
67% liên tiếp trong hai năm 1990 và 1991, phải từ năm 1992 trở đi tình hình mới lắng dịu
và tạm ổn định cho đến năm 1995.
Như vậy, trong giai đoạn này lạm phát xảy ra ban đầu là do chi phí đẩy, sau đó là do tăng
mức cung ứng tiền, năm 1987 lại là lạm phát chi phí đẩy, tiếp tục sau đó lạm phát cầu kéo
xảy ra.
Năm 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992
Tăng trưởng(%) 2,33 3,78 5,1 8 0,1 6 8,6
Lạm phát(%) 748 223,1 394 34,7 67,4 67,6 17,6
Bảng tỉ lệ tăng trưởng và tỉ lệ lạm phát các năm trong giai đoạn 1986-1992

Giai đoạn 1994-1998:
Vào năm 1993, mặc dù lạm phát đã giảm xuống một chữ số nhưng những tiến bộ vượt bậc
đó đã không thể duy trì được và củng cố bằng những chính sách tài chính và chính sách
tiền tệ thận trọng nên đén năm 1994 tỉ lệ lạm phát lại tăng lên mức 14,4%.
Tình hình kinh tế trong giai đoạn này đã có những thay đổi đáng kể , vì vậy lạm phát xảy
ra đã phản ánh được hậu quả tất yếu của tình hình lúc bấy giờ.
Trước hết , lạm phát xảy ra là do hiện tượng cầu kéo : Đến năm 1993, cùng với việc đầu tư
nước ngoài tăng cao (tăng 85,6% so với năm 1992) là việc các hãng nước ngoài chuyển lợi
nhuận về nước, do đó cầu ngoại tệ tăng cao làm cho giá USD tăng, đồng tiền Việt Nam bị
giảm giá từ 10.600 đồng/1USD vào năm 1993 đến 11.050đồng/1USD năm 1995. điều này
tác động làm cán cân thương mại được cải thiện, do đó, tổng cầu trong nền kinh tế tăng.
Đồng thời năm 1998 Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được thông qua tương đối
thông thoáng khiến cho đầu nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh .
Chi tiêu của Chính phủ trong thời gian này cũng tăng mạnh, trong đó có chi thường xuyên
và chi cơ bản. Cụ thể là:
Cải cách chế độ tiền lương, trợ cấp đối với các đối tượng chính sách xã hội. Đồng thời trợ
cấp cho các đối tượng bộ đội chuyển ngành và nghỉ, trợ cấp thôi việc cho một số cán bộ
trang 5
Những vấn đề về lạm phát ở Việt Nam GVHD:Trương Minh Tuấn
công nhân viên chức do một số cơ quan nhà nước đóng cửa vì không thể thích ứng được
với cơ chế thị trưòng.đòng thời chi thường xuyên của ngân sách tăng nhanh.
Cũng từ năm 1992-1994, ngân sách nhà nước chi cho đường dây cao áp 500KV chiếm
phần lớn chi tăng thêm cho xây dựng cơ bản.
Từ năm 1993-1995 đầu tư xã hội tăng mạnh, trong đó có đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ
tầng để phục vụ cho nền kinh tế mới phát triển. Tất cả những điều này đẩy đường tổng cầu
lên cao, làm giá cả tăng cao. Lạm phát thời kỳ này xảy ra còn do chi phí đẩy : Vào thời kỳ
này, giá cả n số mặt hàng được điều chỉnh như giá xi măng, giá điện, giá xăng, làm cho chi
phí đầu vào tăng mạnh, cung giảm , đẩy giá cả lên cao, gây lên lạm phát chi phí dẩy.
Giai đoạn 1999-2001:
Cuộc khủng hoảng tài chính -tiền tệ Châu Á bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 làm cho nước

ta chịu sức ép ngày càng tăng. Kinh tế trải qua hiện tượng giảm giá liên tục, sức mua giảm
sút, đầu tư nước ngoài vàxuất khẩu có dấu hiệu suy giảm , sản xuất trong nước rơi vào tình
trạng trì trệ, hàng hoá ứ đọng nhiều, tỉ lệ thất nghiệp ra tăng ... Một trong những biểu hiện
của sự suy giảm nền kinh tế là hiện tượng giảm phát. Vậy giảm phát là gì? Giảm phát là sự
giảm giá liên tục của mức giá chung theo thời gian.
- Giá cả thị trưòng có xu hướng giảm
+ Năm 1999 giá cả thị trưòng có nhiều diễn biến bất thường : giá cả liên tục giảm trong 8
tháng liền, từ tháng 3 đến tháng 12. Đặc biệt tháng 10 năm 1999 CPI giảm 0,8% so với
tháng 12 năm 1998. Chỉ số giá lương thực tháng 10 năm 1999 sút giảm 10,5% so với tháng
12 năm 1998 , sự sụt giảm giá lương thực làm cho CPI chung hầu như không tăng ( do tỉ
trọng của hàng lương thực trong rổ hàng hoálớn).
+ Năm 2000, CPI cả năm giảm 0,6% so với năm 1999.
+ Sáu tháng đầu năm 2001 CPI vẫn giảm , CPI tháng 6/2001 giảm 0,3% so với tháng
6/2000 và giảm 0,7% so với tháng 12/2000. CPI giảm liên tục trong 3 tháng liên tiếp,tháng
3 giảm 0,7%, tháng 4 giảm 0,5%, tháng 5 giảm 0,2%. Kết quả là đến cuối năm 2001 nhờ
nhiều nỗ lực , chúng ta đã đẩy được tỉ lệ lạm phát lên 0,8%.
trang 6
Những vấn đề về lạm phát ở Việt Nam GVHD:Trương Minh Tuấn
- Tình trạng ứ đọng sản phẩm, sản xuất cầm chừng xảy ra ở một số sản phẩm và một số
khu vực, đặc biệt là khu vực nhà nước :
+ Số hàng tồn kho của Tổng công ty 90-91 trong 6 tháng đầu năm 1999 đã lên tới 60.000
tỷ đồng.
+ Theo báo cáo của IMF có đến 60% doanh nghiệp nhà nước bị thua lỗ, trong đó 16% là
thua lỗ triền miên. Tình trạng các công ty tư nhân cũng không có gì khá hơn. Trong năm
1998 và 6 tháng đầu năm 1999 có hàng ngàn xí nghiệp thua lỗ phải đóng cửa, các xí nghiệp
lớn thì hoạt động cầm chừng.
+ Tỉ lệ thất nghiệp năm 1999 ở Hà Nội là 10,3% và ở thành phố Hồ Chí Minh là 7,04%...
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm : từ tốc độ tăng trưởng GDP năm 1996 là 9,34% xuống
còn 8,15% năm 1997, 5,8% năm 1998, 4,8% năm 1999 và 6,75% năm 2000.
Giai đoạn 2002 đến nay:

Tình hình kinh tế năm 2002 có nhiều sự khởi sắc mới , nhờ có sự cố gắng , nỗ lực của
các nghành, các cấp năm 2002 chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát
triển kinh tế .
Mặc dù năm 2002 tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, nhưng nước ta vẫn đạt
tỉ lệ tăng trưởng kinh tế là 7,04%, tỉ lệ tăng trưởng cao thứ hai trong khu vực Châu á chỉ
sau có Trung Quốc(8%), các chỉ tiêu kinh tế khác chúng ta hầu hết đều đạt và vượt chỉ tiêu
đề ra. Lạm phát trong năm 2002 là 4%, một tỉ lệ lạm phát chấp nhận được mặc dù cao hơn
so với mục tiêu 35 của chúng ta đã đề ra.
Tình hình giá cả đầu năm 2002 của chúng ta đã tăng lên tương đối nhanh, 6 tháng đầu
năm giá cả đã tăng 2,9%, khi đó rất nhiều nhà kinh tế đã lo ngại rằng nếu chúng ta không
kiểm soát được lạm phát thì rất có thể tỉ lệ lạm phát của nước ta sẽ lên tới 6%. Trước tình
hình đó nhà nước đã có những chính sách nhằm ổn định giá cả trên thị trưòngmột cách hợp
lý , nhờ đó, đến cuối năm tỉ lệ lạm phát của chúng ta chỉ là 4%.
Hơn hai tháng đầu năm 2003, tình hình kinh tế , chính trị trên thế giới có nhiều biến
động, đặc biệt là sự kiện Mỹ chủ trương lật đổ chính quyền đương thời để lập nên một
chính quyền mới ở Irắc, nguy cơ một cuộc chiến tranh vùng vịnh xảy ra , đã khiến cho tình
trang 7
Những vấn đề về lạm phát ở Việt Nam GVHD:Trương Minh Tuấn
hình kinh tế thế giới rơi vào tình trạng hầu hết các mặt hàng trên thế giới đều tăng cao. Đặc
biệt là giá xăng dầu, giá vàng tăng mạnh. Một sự kiện xảy ra trong thời gian vừa qua đó là
việc một số cửa hàng xăng dầu ở các thành phố lớn đã đóng cửa không bán xăng cho người
tiêu dùng, đó chính là dấu hiệu của sự đầu cơ, có thể gây những ảnh hưởng bất lợi cho nền
kinh tế. Trước tình hình đó, Bộ thương mại đã có những chấn chỉnh kịp thời yêu cầu tât cả
các cửa hàng xăng dầu phải mở cửa bán hàng trở lại và xử phạt các cửa hàng đã đóng cửa
bán hàng trong khi vẫn có xăng trong cửa hàng. Giá vàng cũng tăng mạnh, thậm chí có
ngày trong một buổi sáng giá vàng tăng ba lần. Trước tình hình đó, nguy cơ giá cả tăng cao
rất đễ xảy ra, thực tế trong hai tháng đầu năm 2003 giá cả các mặt hàng của chúng ta đã
tăng 3%,vì vậy có nhiều người lo ngại là chúng ta không thể đạt được mục tiêu về lạm phát
đã đề ra là tỉ lệ lạm phát không quá 5%. Hiện tại, giá dầu và giá vàng, giá rất nhiều mặt
hàng khác trên thế giới vẫn tiếp tục tăng, ở nước ta giá vàng còn cao hơn trên thế giới , vì

vậy trong những ngày vừa qua chúng ta vẫn tiếp tục nhập vàng về để tìm cách ổn định thị
trưòng vàng trong nước . Việc giá cả tiếp tăng trong thời gian tới là điều không tránh khỏi ,
vì vậy Chính phủ cần thiết phaỉo đưa ra được những chính sách nhằm mục đích có thể
kiểm soát được tình hình lạm phát hiện nay.
Năm 2008, khi vào tháng 7 năm đó chỉ số CPI đã lên đến gần 30% (YoY), lạm phát đã
thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người dân và chính phủ Việt Nam. Lạm phát đã tăng
trưởng âm vào những tháng cuối năm 2008 và chỉ tăng nhẹ trong những tháng đầu năm
2009. Trong thời gian vừa qua các phương tiện truyền thông đề cập nhiều đến vấn đề lạm
phát sẽ quay trở lại, trên thực tế liệu nguy cơ lạm phát cao có quay trở lại hay không?
trang 8
Những vấn đề về lạm phát ở Việt Nam GVHD:Trương Minh Tuấn
Nguồn: WB và dự báo 2009 của Vietstoc
Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Việt Nam 2 năm liền rơi vào tình
trạng giảm phát là năm 2000 và 2001. Lạm phát dần quay trở lại từ năm 2004 do các chính
sách kích cầu mạnh mẽ cùng sự leo thang của giá nhiều mặt hàng trên thế giới. Năm 2007,
lạm phát tăng đến 2 con số đã gây nên hoang mang cho người dân và cả các nhà lãnh đạo
đất nước. Lạm phát thực sự bùng nổ và thực sự gây nên những bất ổn vĩ mô vào năm 2008.
Lạm phát đỉnh điểm vào tháng 7 năm 2008 khi lên tới trên 30% (YoY). Kết thúc năm 2008,
lạm phát lùi về còn 19.89%, đây là mức cao nhất trong vòng 17 năm qua. Trong đó CPI của
lương thực tăng cao nhất và đạt 49.16%.
Nhìn lại diễn biến lạm phát năm 2008 có nhiều điểm đáng lưu ý. Tháng 5/2008, CPI một
tháng tăng gần 4%, đó là thời điểm tăng đột biến của giá lương thực (CPI lương thực tăng
22.19%). Trước đó tháng 3/2008 lạm phát cũng tăng 3.56% so với tháng trước. Tính trung
bình 6 tháng đầu năm 2008 lạm phát lên tới 2.86% cho mỗi tháng.
Các chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, các biện pháp kìm chế lạm phát của chính phủ
đồng thời từ tháng 9/2008 khủng hoảng tài chính từ Mỹ bắt đầu lan rộng ra toàn cầu làm
giá cả nhiều mặt hàng giảm mạnh, nhờ đó lạm phát kể từ tháng 9 đã giảm mạnh so với
những tháng trước đó. Liên tiếp 3 tháng 10, 11 và 12/2008 CPI tăng trưởng âm. Những
trang 9
Những vấn đề về lạm phát ở Việt Nam GVHD:Trương Minh Tuấn

tháng đầu năm 2009 lạm phát không còn là một vấn đề đáng lo ngại. Trung bình 7 tháng
đầu năm lạm phát chỉ tăng 0.45%/tháng, so với tháng 12/2008 đến tháng 7/2009 lạm phát
chỉ tăng 3.22%, trong đó lương thực thực phẩm giảm 0.33%.
Ngu
ồn:
TC
TK
II. Nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát ở Việt Nam.
Tìm hiểu nguyên nhân chính gây ra lạm phát ở Việt Nam có thể giúp chúng ta dự báo
về lạm phát trong lương lai và có những chính sách đúng đắn nhằm ngăn chặn tác hại của
lạm phát đến sự phát triển kinh tế.
Những nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam không nằm ngoài khuôn khổ lý thuyết.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây nên lạm phát cao ở Việt Nam được nhiều người đánh
giá là lạm phát do cung tiền và lạm phát do chi phí đẩy. Phần này đi phân tích và làm rõ
hơn về 2 nguyên nhân này.
II.1. Lạm phát do chi phí đẩy ở Việt Nam:
Đây là nguyên nhân dễ nhận thấy đối với lạm phát của Việt Nam trong thời gian qua.
Với một nền kinh tế khá mở, kim ngạch nhập khẩu lên đến 90% GDP (2008), sự biến động
trang 10
Những vấn đề về lạm phát ở Việt Nam GVHD:Trương Minh Tuấn
của giá cả trên thế giới tác động ngay đến giá cả trong nước. Năm 2007 và nửa đầu năm
2008, giá cả của hầu hết các mặt hàng trên thế giới biến động mạnh, đặc biệt là giá dầu thô,
lương thực, thực phẩm và các nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp. Sự tăng giá của hầu
hết các hàng hóa trong nước góp phần làm cho lạm phát ở Việt Nam bùng phát.
Tuy nhiên, nguyên nhân do chi phí tăng lên của hầu hết các hàng hóa trên thế giới không
thể giải thích hoàn toàn cho lạm phát ở Việt Nam. Quan sát bảng sau chúng ta thấy cùng
chịu một sự tăng giá như nhau nhưng hầu hết các hàng hóa trên thế giới đều không chịu
mức lạm phát cao như Việt Nam. Như vậy ngoài nguyên nhân do sự tăng giá của các hàng
hóa (lạm phát do chi phí đẩy) nguyên nhân rất quan trọng gây nên bùng nổ lạm phát ở Việt
Nam chính là lạm phát do nguyên nhân cung tiền.

trang 11

×