Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Vuot qua thu thach Chu nhiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.11 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Vượt qua thách thức công tác chủ nhiệm lớp</b>



<b>GD&TĐ - Nhiều giáo viên chủ nhiệm hoặc còn lúng túng, hoặc chưa nhận thức hết mối </b>
<b>quan hệ mật thiết giữa cơng tác chủ nhiệm với hình thành đạo đức, lối sống của học </b>
<b>sinh.</b>


<b>Nặng về quyền hạn hơn nghĩa vụ</b>


Nhận định của ThS. Đoàn Thị Ngọc Mai - Trường ĐH Sài Gòn: Trong thực tế, giáo viên chủ
nhiệm lớp thường gặp khó khăn trong nhiệm vụ được giao.


Một phần bởi khơng ít giáo viên bộ mơn chưa quan tâm đúng mức hoặc khơng có thời gian
thực hiện chức năng giáo dục đạo đức theo yêu cầu từng mơn học.


Bên cạnh đó, một số giáo viên chủ nhiệm lớp chưa được tập huấn kỹ về công tác chủ nhiệm;
hoặc bản thân có khó khăn về kinh tế, ít thời gian đầu tư, thiếu kiên nhẫn trong theo dõi, gần
gũi, tìm hiểu ngun nhân những khó khăn của học sinh để kịp thời giúp đỡ.


Cũng có một số thì nặng về quyền hạn hơn là nghĩa vụ, không những không giúp được học
sinh vượt qua khó khăn trong học tập, mà cịn gây áp lực nặng nề hơn cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Xây dựng kế hoạch hoạt động chủ nhiệm</b>


ThS. Đoàn Thị Ngọc Mai cho rằng, để tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện tốt
vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn theo điều lệ trường phổ thông, trước hết, người Hiệu trưởng cần
xác lập các chế độ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của gíáo viên chủ nhiệm lớp bằng các qui
định của nhà trường.


Cụ thể, chỉ đạo cho tổ chủ nhiệm hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm lớp lên kế hoạch tìm hiểu và
nắm vững đặc điểm tình hình học sinh về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối
tượng, thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp.



Nhiệm vụ đầu tiên của kế hoạch là điều tra cơ bản về thành phần, hồn cảnh gia đình, điều
kiện sức khỏe, tinh thần, về sở thích, sở trường, sở đoản, về năng khiếu, đặc biệt là những
khó khăn về quá trình học tập, sinh sống của học sinh.


Điều này nhằm có biện pháp đề phịng và kịp thời ứng phó trước những diễn biến xấu trong
quá trình học tập, sinh hoạt của học sinh lớp mình chủ nhiệm.


Kết quả của điều tra cơ bản này là: phần lý lịch học sinh của sổ chủ nhiệm. Tránh những thơng
tin chung chung ít giá trị cho cơng tác chủ nhiệm.


Biện pháp hiệu quả của bước đầu tiên nói trên là lên kế hoạch thăm tất cả gia đình học sinh
trong lớp (khơng riêng học sinh có hồn cảnh khó khăn)


Trước đây, biện pháp này đã từng là nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên chủ nhiệm nhiều trường
khi mới tiếp nhận lớp.


<b>Tạo qui chế làm việc </b>


Hiệu trưởng cũng cần qui định chế độ bồi dưỡng thường xuyên cho gíáo viên chủ nhiệm (tập
huấn kỹ năng tổ chức hoạt động, bồi dưỡng tài chính,…). Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm
tuyển chọn, xây dựng ban cán sự lớp đủ năng lực.


Giáo viên chủ nhiệm cần bồi dưỡng nhận thức, tập huấn, hướng dẫn cán sự lớp về nội dung,
phương pháp tổ chức lớp, kỹ năng tự quản, về cách giao tiếp, động viên thuyết phục, tập trung
học sinh trong lớp cùng học tập, sinh hoạt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

giáo viên chủ nhiệm trong các giờ sinh hoạt chủ nhiệm; không thụ động chờ sự mọi sự sắp đặt
của giáo viên chủ nhiệm.



Tạo lập, rèn luyện thói quen tự đánh giá và đánh giá khách quan về kết quả rèn luyện đạo đức
của từng học sinh theo định kỳ của kế hoạch chủ nhiệm. Cần khách quan, công bằng, công
khai, dân chủ, tránh định kiến, thành kiến, thiên vị,...


Một trong những nội dung cũng khá quan trọng là bố trí thời gian định kỳ cho sinh hoạt chủ
nhiệm lớp, sinh hoạt khối chủ nhiệm, sinh hoạt chủ nhiệm tồn trường,…Có các biện pháp tổ
chức quản lý, thi đua, khen thưởng, nhân điển hình gíáo viên chủ nhiệm lớp tốt.


Các biện pháp phát hiện và ngăn chận các hành vi thiếu trách nhiệm, đối phó, hình thức; xử lý
nghiêm minh những trường hợp vi phạm, lạm dụng danh nghĩa, quyền hạn gíáo viên chủ
nhiệm lớp gây khó khăn với học sinh, vi phạm điều lệ nhà trường, đạo đức nhà giáo.


Trên cơ sở quán triệt yêu cầu thực hiện vai trò chủ nhiệm lớp như trên, Hiệu trưởng cụ thể
hóa nội dung, biện pháp, trách nhiệm phối hợp giữa gíáo viên chủ nhiệm lớp với các lực lượng
liên quan (giáo viên bộ mơn, Bí thư Chi đồn, Tổng phụ trách,… ).


Đồng thời, có kế hoạch định kỳ và trường xuyên liên hệ với các giáo viên bộ mơn về tình hình
học và sinh hoạt của học sinh lớp chủ nhiệm, tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các tác động sư
phạm..


<b>Phối hợp chẽ với gia đình, đầu tư thỏa đáng GD ngồi giờ</b>


Theo ThS. Đoàn Thị Ngọc Mai, việc xây dựng kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh trong
việc thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức mà giáo viên chủ nhiệm là nòng cốt rất quan trọng.


Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò chủ đạo trong mối liên hệ với cha mẹ học sinh. Thường xuyên
liên hệ với gia đình thơng qua sổ liên lạc và các buổi họp mặt với cha mẹ học sinh để kịp thời
nắm bắt những thay đổi, khó khăn có thể gây trở ngại cho việc học tập, rèn luyện của học sinh.
Giữ đúng tác phong mẫu mực trong giao tiếp với cha mẹ học sinh, để dành được sự tin cậy
của gia đình học sinh và nâng cao uy tín nhà trường.



Bên cạnh đó, đầu tư thỏa đáng vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục ngoài giờ
lên lớp nhằm giáo dục có hiệu quả kỹ năng sống cho học sinh. Ví dụ, tổ chức các hoạt động
tập thể mang tính giáo dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nhiệm phải cụ thể hóa từng hoạt động phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp mình
chủ nhiệm. Phối hợp với Đoàn, Đội tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với tâm
sinh lý học sinh, với điều kiện sống, học tập và sức khỏe của học sinh lớp mình phụ trách.
Hoạt động phải đa dạng, sinh động, hấp dẫn, gây tâm lý hứng thú chờ đợi và sẵn sàng tham
gia,…


Cũng có thể tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề trao đổi kinh nghiệm học tốt, cải tiến
phương pháp học tập thông minh, sáng tạo, nhằm giúp học sinh xác định được động cơ,
phương pháp học tập, tự học đúng đắn, yêu thích học tập, tránh nạn học tủ, học vẹt, quay cóp,
chán học, bỏ học , đạt được hiệu quả ngày càng cao trong học tập.


Đảm bảo tất cả học sinh trong lớp cùng được tham gia, đặc biệt quan tâm trước tiên đến
những học sinh có hồn cảnh khó khăn, tự ti, mặc cảm, khó hịa nhập,..


Xây dựng nề nếp học tập, sinh hoạt tốt cho lớp chủ nhiệm. Xây dựng dư luận lành mạnh, tạo
môi trường thân thiện cho mọi học sinh có khó khăn dễ dàng hịa nhập, tìm đến với lớp để
được sự chia sẻ, thông cảm, yêu mến của thầy cô, bạn bè,..


Cải tiến các biện pháp kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học trên lớp và ngoài giờ lên lớp,
nhằm thực hiện mục tiêu dạy học, giáo dục của nhà trường. Thường xuyên theo dõi (định kỳ
và đột xuất) các loại sổ sách có liên quan đến tình hình học tập, sinh hoạt, sức khỏe, chuyên
cần, kỷ luật của học sinh


Cuối cùng, nhà trường nên thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường để học sinh giải tỏa những
bức xúc trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội,…Trung tâm này cũng là nơi định


hướng kịp thời cách ứng xử trước các tình huống khó khăn do học sinh thiếu kỹ năng sống.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×