Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tài liệu BÀI THUYẾT TRÌNH: THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2008 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.37 KB, 13 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH:
THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2008
Nhóm 4:
1. Phạm Vũ Linh
2. Nguyễn Thanh Sang
3. Đoàn Thị Hồng Mịn
4. Đặng Thị Xoa
5. Trần Văn Chứa Lưng
6. Phạm Thị Thúy An
7. Đỗ Trường Giang
8. Nguyễn Thị Diễm Phương
9. Trần Phạm Quang
Mục Lục
A/ LÝ THUYẾT
1/ Khái niệm NSNN
2/ Thu NSNN
3/Cân đối thu-chi NSNN
4/Các nguồn thu trong NSNN
B/ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2008
I. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2008
1. Tăng trưởng kinh tế
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
3. Sản xuất công nghiệp
4. Đầu tư
5. Thương mại và giá cả
6. Dịch vụ
7. Dân số, lao động, việc làm, đời sống dân cư và an sinh xã hội
II. Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2008
1. Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước
2. Thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước


3. Cân đối ngân sách nhà nước
A/CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
1/ Ngân Sách Nhà Nước: NSNN là toàn bộ các khoản thu-chi của Nhà Nước trong
dự toán, được cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong
1năm.
2/ Thu Ngân Sách Nhà Nước: Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh
trong quá trình Nhà Nước dùng quyền lực chính trị để thực hiện phân phối các nguồn tài
chính dưới hình thái giá trị nhằm hính thành quỷ tiền tệ của Nhà Nước.
Phân Loại:
+ Căn cứ theo nội dung kinh tế của các khoản thu.
+ Căn cứ vào tính chất phát sinh của các khoản thu.
+ Căn cứ vào tính chất cân đối của NSNN.
3/ Cân Đối Thu Chi NSNN: Là hoạt động phản ánh sự điều chỉnh giữa nguồn thu
và nhiệm vụ nguồn chi của NSNN nhằm thực hiện các mục tiêu KT-XH mà nhà nước đã
đề ra.
Ba Trạng Thái Của NSNN:
+ NSNN cân bằng
+ NSNN bội thu
+ NSNN bội chi
4/ Các Nguồn Thu Trong NSNN:
a/ Thu từ Thuế: là nguồn thu có tỷ trọng lớn nhất trong NSNN, là khoản đóng
góp bắt buộc cho nhà nước do luật định đối với các pháp nhân và thể nhân nhằm đáp ứng
nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
* Đặc điểm:
- Thuế mang tính chất cưỡng chế.
- Thuế không đối giá trực tiếp.
- Thuế gắn chặt với các hoạt động kinh tế.
* Phân loại thuế:
- Căn cứ theo tính chất của thuế:
+ Thuế trực thu: đối tượng là tài sản, thu nhập được qui định nộp thuế.

Người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế, phải gánh chịu toàn bộ số thuế theo
luật định mà không có khả năng chuyển số thuế ấy sang một người nào khác gánh
chịu.
+ Thuế gián thu: là loại thuế đánh vào việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trên
thị trường và được ấn định trong giá cả hàng hoá hoặc cướp phí dịch vụ.Như vậy
đối tượng của thuế gián thu là giá cả hàng hóa, giá dịch vụ.
Thuế gián thu thể hiện mối quan hệ gián tiếp giữa nhà nước và người nộp thuế.
Thông qua cơ chế giá cả thuế gián thu được chuyển cho người tiêu dùng gánh
chịu
- Căn cứ theo đối tượng tính thuế:
Theo cách phân loại này thuế được thu vào các đối tượng sau;
+ Đánh thuế vào hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ
+ Thuế đánh vào hàng hoá.
+Thuế đánh vào thu nhập.
+Thuế đánh vào tài sản
b/ Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước:
- Thu từ bán tài sản của Nhà Nước trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp
Nhà Nước.
- Thu từ bán tài sản của Nhà Nước đã cho các doamh nghiệp thuê trước đây.
- Thu từ sử dụng vốn thuộc NSNN.
- Thu từ bán lại các cơ sở kinh tế của Nhà Nước.
- Thu từ cho thuê hoặc bán tài nguyên thiên nhiên.
c/ Thu từ phí và lệ phí:
- Lệ phí:
* Mục đích: bù đắp chi phí hoạt động hành chính cho các cơ quan Nhà
Nước.
*Đặc điểm: thường do cơ quan quản lý hành chính, mang tính chất hoàn trả
trực tiếp.
- Phí:
*Mục đích: bù đắp một phần chi phí thường xuyên và bất thường về các dịch

vụ công cộng.
*Đặc điểm: không hoàn trả trực tiếp.
* Phân loại: mang tính chất phổ biến, địa phương.
d/ Vay nợ và viện trợ của chính phủ:
1.Vay nợ trong nước:
+ Tín phiếu kho bạc: giải quyết mất cân đối tạm thời NSNN trong năm tài
chính. Thời hạn ngắn hạn dưới 1 năm.
+ Trái phiếu kho bạc: giải quyết bội chi NSNN đã được QH phê chuẩn. Thời
hạn trung và dài hạn (trên 1 năm).
+ Trái phiếu đầu tư: huy động vốn cho những công trình cụ thể. Thời hạn
trung và dài hạn trên 1 năm.
2.Vay nợ nước ngoài
+ Viện trợ có hoàn lại.
+ Vay mượn các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới.(NHPTCA,WB,IMF…)
+ Phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngoài.
3.Viện trợ quốc tế không hoàn lại: song phương hoặc đa phương do các chính
phủ, các tổ chức quốc tế cấp: UNICEF, IMF, WB…
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ XÃ HỘI 2008
1. Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng
6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%; khu
vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%.Trong bối cảnh tài
chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm mà nền kinh tế nước ta vẫn
đạt tốc độ tăng tương đối cao như trên là một cố gắng rất lớn.
Tổng sản phẩm trong nước năm 2008
theo giá so sánh 1994
Tốc độ tăng so với
năm trước (%)
Đóng góp của mỗi
khu vực vào tăng

trưởng 2008
(Điểm phần trăm)
2006
2007 2008
Tổng số 8,23 8,48 6,23 6,23
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3,69 3,40 3,79 0,68
Công nghiệp và xây dựng 10,38 10,60 6,33 2,65
Dịch vụ 8,29 8,68 7,20 2,90
Nhận xét:
-Xét theo ngành kinh tế, mức tăng của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm
2008 cao hơn năm 2007 và 2006.
- Tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng năm nay đạt mức thấp hơn mức
tăng của năm 2007.
- Hoạt động của khu vực dịch vụ tuy ổn định hơn so với khu vực công nghiệp và xây
dựng nhưng giá trị tăng thêm vẫn tăng thấp hơn mức tăng 8,7% của năm trước.
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước
tính đạt 212,0 nghìn tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm 2007. Tình hình sản xuất cụ thể từng
ngành như sau:
a. Nông nghiệp
Sản lượng lúa cả năm 2008 ước tính đạt 38,6 triệu tấn, tăng 2,7 triệu tấn (7,5%) so
với năm 2007 do diện tích gieo trồng tăng 200,5 nghìn ha và năng suất tăng 2,3 tạ/ha.
Cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá cho tiêu
dùng trong nước và cho xuất khẩu.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm đang từng bước được khôi phục sau những thiệt hại do
thiên tai và dịch bệnh, tuy nhiên tốc độ tái đàn còn chậm.
b. Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng tập trung năm 2008 ước tính đạt 210,8 nghìn ha, tăng 6,6% so
với năm 2007; khoanh nuôi tái sinh đạt 944,4 nghìn ha, giảm 0,8%; diện tích rừng được
chăm sóc 486,2 nghìn ha, giảm 1,2%; sản lượng gỗ khai thác đạt 3.562,3 nghìn m

3
, tăng
2,9%. Do công tác kiểm lâm tiếp tục được tăng cường nên hiện tượng cháy rừng, chặt phá
rừng năm 2008 đã giảm nhiều so với năm 2007.
c. Thuỷ sản
Sản lượng thuỷ sản năm 2008 ước tính đạt 4.582,9 nghìn tấn, tăng 9,2% so với năm
2007, trong đó cá 3.444 nghìn tấn, tăng 11,2%; tôm 505,5 nghìn tấn, tăng 1,9%. Sản lượng
thuỷ sản nuôi trồng tăng khá, đạt 2.448,9 nghìn tấn và tăng 15,3% so với năm 2007,chủ
yếu do các địa phương tiếp tục chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi trồng theo hướng đa
canh, đa con kết hợp.
Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2008 ước tính đạt 2.134 nghìn tấn, tăng 2,9% so
với năm 2007, trong đó khai thác biển đạt 1.938 nghìn tấn, tăng 3,3%.
3. Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 14,6% so
với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng 4%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước
tăng 18,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,6%, trong đó dầu khí giảm 4,3%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2008 phục vụ tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu vẫn duy trì được tốc độ tăng cao so với năm 2007
4. Đầu tư
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 637,3 nghìn tỷ
đồng, bằng 43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm 2007.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008
Nghìn tỷ
đồng
Cơ cấu
(%)
So với cùng kỳ
năm trước (%)

×