Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng “nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu quốc ái”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 40 trang )

Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”

MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
Cà Mau là một trong những tỉnh trọng điểm về sản xuất lương thực, thực
phẩm. Ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh là thủy sản, với bờ biển dài hơn 254 km
trải dài từ Đông sang Tây, gồm nhiều cửa sông lớn như: Bồ Đề, Sơng Đốc, Ơng
Trang,.....; thời tiết thuận lợi, ít mưa bão nên nghề khai thác đánh bắt thủy sản có
thể tiến hành quanh năm. Trữ lượng khai thác lớn, đa dạng nhiều mặt hàng có
giá trị xuất khẩu cao như: tơm, cá, cua, mực,.......
Ngành kinh tế thủy sản có giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 97% kim
ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Trong những năm sắp tới, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển
mạnh nuôi trồng và chế biến thủy sản trên cơ sở giải quyết đồng bộ về giống,
thức ăn, kỹ thuật, chế biến, xuất khẩu,....phấn đấu đạt 1 tỷ USD vào năm 2010.
Theo điều tra, tính đến năm 2009 tồn tỉnh có 27 cơng ty chế biến thủy sản
với 35 xí nghiệp trực thuộc; trong đó có 29 xí nghiệp chế biến Tơm, 04 xí
nghiệp chế biến bột cá, 02 xí nghiệp chế biến chả cá; với tổng công suất 172.700
tấn/năm (tôm:150.000 tấn/năm, bột cá: 22.500 tấn/năm, chả cá: 17.300 tấn/năm).
Công ty TNHH CB XNK TS Quốc Ái đã hoạt động trong lĩnh vực cung
ứng nguyên liệu và thuê gia công chế biến thủy sản xuất khẩu. Nay nhu cầu
khách hàng và thị trường ngày càng tăng, đòi hỏi đảm bảo cả về số lượng lẫn
chất lượng sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu thị trường và điều kiện của Công ty,
nay Công ty TNHH CB XNK TS Quốc Ái đã đầu tư xây dựng mới “Nhà máy
chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái” với công suất 3.500 tấn/năm. Trong đó
mặt hàng chủ yếu là Tơm xuất khẩu với chủng loại hàng cao cấp có giá trị cao.
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án là Chủ đầu tư - Công ty TNHH CB
XNK TS Quốc Ái.
Dự án này phù hợp với quy hoạch, phát triển chung của thành phố Cà Mau
đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
163/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2008 và Quyết định số 242/2006/QĐ-TTg ngày


25/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt chương trình phát triển
xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi
trường (ĐTM)
* Các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện
ĐTM và lập báo cáo ĐTM cho dự án, gồm có:
- Luật Bảo vệ mơi trường số 52/2005/QH11 do Quốc hội nước Cộng hoà
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005;
Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 1


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính Phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP;
- Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 18/09/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 35/2002/QĐ-KHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt
Nam về Môi trường bắt buộc áp dụng;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về
môi trường;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 và số 16/2008/QĐBTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc
ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.

* Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng bao gồm:
- TCVN 5937-2005: Chất lượng khơng khí - Tiêu chuẩn chất lượng khơng
khí xung quanh;
- TCVN 5938-2005: Chất lượng khơng khí - Nồng độ tối đa cho phép của
một số chất độc hại trong khơng khí xung quanh;
- TCVN 5949-1998: Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư Mức ồn tối đa cho phép;
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm;
- QCVN 11:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp chế biến thủy sản;
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt.
* Nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng bao gồm:
+ Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo:
- Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Cà Mau, Hiện trạng môi trường tỉnh Cà
Mau 2005;
- Cục thống kê tỉnh Cà Mau, Niên giám thống kê 2007;
Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 2


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
- Lê Văn Nãi, Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản, NXB KHKT
2000;
- Phạm Ngọc Đăng, Môi trường khơng khí, NXB KHKT 2003;
- Trần Ngọc Chấn, Ơ nhiễm khơng khí & xử lý khí thải, tập 1, 2, 3, NXB

KHKT 2004;
- Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, Giáo trình cơng nghệ xử lý nước thải, NXB
KHKT, 2005;
- Lê Huy Bá, Độc học môi trường;
- Các tài liệu kỹ thuật đánh giá tác động môi trường, phương pháp đánh giá
nhanh thông qua các hệ số ô nhiễm của tổ chức Y tế Thế giới;
- Ngồi ra cịn tham khảo thêm một số báo cáo đánh giá tác động môi
trường của các dự án tương tự khác.
+ Nguồn tài liệu do chủ dự án tạo lập:
- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái;
- Các sơ đồ, hồ sơ thiết kế xây dựng các hạng mục cơng trình, mặt bằng
tổng thể nhà máy.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
Để thực hiện báo cáo này, các phương pháp sau được sử dụng:
- Phương pháp thống kê và tổng hợp số liệu: thu thập, lựa chọn, tổng hợp
các số liệu liên quan phục vụ cho ĐTM từ các tài liệu và các nghiên cứu đã được
công bố.
- Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát, đo đạc ngoài hiện trường, lấy
mẫu phân tích nhằm xác định các thơng số về hiện trạng mơi trường khơng khí,
tiếng ồn, nước xung quanh khu vực thực hiện dự án.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng để đánh giá chất lượng môi trường
dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường hiện hành.
4. Tổ chức thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Nhận thấy tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của công tác đánh giá tác
động môi trường, chủ đầu tư là Công ty TNHH CB XNK TS Quốc Ái đã kết
hợp với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau tổ chức thực hiện.
Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường, đại diện là Ông Đỗ Văn Kiêu, chức vụ Giám đốc.
Địa chỉ trụ sở tại số 174 Phan Ngọc Hiển - P6 - TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Công tác thực hiện đánh giá tác động môi trường được tiến hành như sau:

Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 3


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
- Nghiên cứu dự án đầu tư, thu thập và chuẩn bị các tài liệu có liên quan
đến khu vực triển khai dự án.
- Tổ chức quan trắc, lấy mẫu ngồi hiện trường các yếu tố mơi trường tự
nhiên.
- Phân tích, xử lý, đánh giá các số liệu, bổ sung số liệu đầy đủ theo yêu cầu
chuyên môn.
- Viết và thơng qua báo cáo với chủ dự án và hồn chỉnh báo cáo trình hội
đồng thẩm định để phê duyệt báo cáo.
Danh sách thành viên tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
cho dự án đầu tư Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái, cơng suất
3.500 tấn/năm, như sau:
* Về phía chủ dự án:
- Bà Nguyễn Ngọc Ánh: Giám đốc cơng ty.
* Về phía đơn vị tư vấn:
- Ông Đỗ Văn Kiêu: Kỹ sư QLĐĐ - Giám đốc;
- Ông Phan Văn Thanh: Kỹ sư QLĐĐ - Phó giám đốc;
- Ơng Dương Xn Tần: Kỹ sư QLĐĐ - Trưởng phòng kỹ thuật dịch vụ;
- Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt: Kỹ sư QLĐĐ - Phó phịng kỹ thuật dịch vụ;
- Bà Ngô Kim Thoa: Kỹ sư mơi trường.

Đơn vị tư vấn: Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 4



Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”

CHƯƠNG I
MƠ TẢ TĨM TẮT DỰ ÁN
1.1 TÊN DỰ ÁN
Dự án xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái.
1.2 CHỦ DỰ ÁN
Công ty TNHH CB XNK TS Quốc Ái.
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 289A, đường Lý Thường Kiệt, khóm 9, phường
6, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
- Điện thoại: 0918336381

Fax:

- Người đại diện pháp luật: Bà Nguyễn Ngọc Ánh

Chức vụ: Giám đốc.

1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái có tổng diện tích 6.965,2 m2,
được xây dựng trên khu đất thuộc ấp Tắc Thủ, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình,
tỉnh Cà Mau.
Huyện Thới Bình nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Cà Mau, với diện tích tự nhiên
là 625,4 km2, khơng có bờ biển và đường biên giới quốc gia. Phía Bắc tiếp giáp
với tỉnh Kiên Giang, chiều dài tiếp giáp 46,5km; Phía Đơng tiếp giáp với tỉnh
Bạc Liêu, chiều dài tiếp giáp 22,7km; Phía Tây tiếp giáp với huyện U Minh,
chiều dài tiếp giáp 47,6km; Phía Nam tiếp giáp với thành phố Cà Mau, chiều dài

tiếp giáp 23,5km.
Xã Hồ Thị Kỷ là xã nằm về hướng Đông Bắc và tiếp giáp với TP Cà Mau;
do vị trí gần thành phố hơn là trung tâm huyện nên các điều kiện địa lý tự nhiên,
kinh tế xã hội chịu nhiều ảnh hưởng bởi các điều kiện của thành phố. Loại hình
kinh doanh chủ yếu của xã là trồng lúa và nuôi trồng thủy sản.
Tuy thuộc địa phận huyện Thới Bình nhưng vị trí nhà máy chỉ cách trung
tâm thành phố Cà Mau - nơi phát triển kinh tế xã hội trọng điểm của tỉnh khoảng 6,5 km; thuận lợi cả đường bộ lẫn đường Sông cho việc vận chuyển
nguyên liệu, hàng hoá,….Cơ sở hạ tầng thuận lợi, có thể khai thác nước ngầm
bằng giếng khoan; thông tin liên lạc thuận tiện, địa điểm cách xa nội ô thành phố
nên thuận tiện trong việc xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. Tuyến đường
giao thông chính là đường lộ giao thơng nơng thơn (GTNT) Cà Mau - U Minh
(lộ cũ); và giao thông thủy là Sơng Tắc Thủ.
Đơn vị tư vấn: Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 5


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
Khu đất có ranh giới như sau:
+ Phía Bắc giáp lộ nhựa Cà Mau - U Minh;
+ Phía Nam giáp Sơng Tắc Thủ;
+ Phía Tây và Phía Đơng giáp đất của dân.

Hình 1.1: Hình hiện trạng khu đất xây dựng nhà máy
Khu vực xây dựng dự án dân cư thưa thớt. Tuy nhiên, cặp khu đất dự án có
nhà dân sinh sống.
Ngành nghề chủ yếu ở khu vực này là ni tơm, cá nước mặn và nước lợ;
cịn ít cơ sở kinh doanh.
Khu vực này khơng có các cơng trình văn hố, tơn giáo, di tích lịch sử.

1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
- Tổng diện tích khu đất của dự án: 6.965,2 m2 (theo giấy chứng nhận
Quyền sử dụng đất - chưa trừ phần đất bảo lưu, nhưng trong chứng chỉ quy
hoạch của UBND huyện Thới Bình thì diện tích thấp hơn là do đã trừ phần đất
bảo lưu ven sông và lộ).
- Công suất: 3.500 tấn SP/năm.
- Sản phẩm:
+ Sú Nobashi: từ 300 tấn đến 500 tấn;
+ Sú PTO: 1.000 tấn;
+ Sản phẩm đông Block: 2.000 tấn.
Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 6


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới nhằm đáp ứng được các yêu cầu
tiêu chuẩn của nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, đảm bảo điều kiện vệ sinh
an toàn thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn HACCO, ISO,….và bảo vệ môi
trường.
- Năng lực sản xuất:
a. Băng chuyền IQF: số lượng 01
+ Công suất thiết kế:

500 kg/giờ/tủ

+ Công suất thực tế:

400 kg/giờ


+ Số giờ hoạt động trong ngày:

12 giờ

+ Số ngày hợt động trong năm:

240 ngày.

Công suất đơng trung bình của băng chuyền IQF là 1.152.000 kg/năm.
b. Tủ đông block: số lượng 02
+ Công suất thiết kế:

1.000 kg/giờ/tủ

+ Công suất thực tế:

700 kg/giờ

+ Số mẻ trong ngày:

6 mẻ

+ Số ngày hợt động trong năm:

240 ngày.

Công suất đơng trung bình của tủ đơng block là 2.000.000 kg/năm.
c. Tủ đơng gió: số lượng 01
+ Cơng suất thiết kế:


500 kg/h/mẻ

+ Công suất thực tế:

350 kg/mẻ

+ Số mẻ trong ngày:

6 mẻ

+ Số ngày hoạt động trong năm:

240 ngày.

Công suất trung bình của tủ đơng gió là 500.000 kg/năm.
- Thị trường: Bước đầu thâm nhập các thị trường dễ tính như: Nhật,
Malaysia, Hàn Quốc, Hồng Kơng,….khi có đầy đủ thực lực như được cấp Code,
ISO sẽ thâm nhập thị trường EU, Mỹ, Pháp,….
1.4.1 Khối lượng, quy mô các hạng mục công trình
Các cơng trình thuộc dự án dự kiến sẽ là các nhà xưởng công nghiệp kiểu
dáng hiện đại, phù hợp với công năng của dây chuyền sản xuất, hệ thống văn
phịng nhà làm việc và các cơng trình phụ trợ khác.
 Quy hoạch bố trí tổng mặt bằng:
Diện tích quy hoạch và xây dựng nhà máy là: 6.965,2 m2, bao gồm:
Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 7



Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
+ Nhà xưởng chế biến chính
+ Các cơng trình phụ trợ khác
* Nhà xưởng chế biến chính có diện tích: 2.700 m2. Đó là tồn bộ khối nhà
thống nhất, có phân ra từng khu chức năng; các khu được bố trí liên hồn phù
hợp với quy trình sản xuất của nhà máy và đáp ứng các tiêu chuẩn quản lý chất
lượng như HACCP, ISO,…….
Diện tích các hạng mục trong nhà xưởng chính như sau:
Bảng 1.1: Bảng thống kê diện tích của từng hạng mục trong nhà xưởng chính
STT

Nội Dung

Diện tích (m2)

1

Khu tiếp nhận nguyên liệu, kho đá

132

2

Các phòng ban trực tiếp quản lý sản xuất

192

3


Khu sơ chế, khu phế liệu

264

4

Khu bảo hộ lao động

5

Khu phân cở

300

6

Phân xưởng Nobashi

297

7

Khu chẻ cở

384

8

Khu IQF


288

9

Khu cấp đơng

160

10

Khu xếp hộp

80

11

Khu phịng máy

96

12

Khu đóng gói, bao bì

70

108

13
Kho thành phẩm 200T + 100T

324
Nguồn: Dự án đầu tư “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
* Cơng trình phụ khác: Ngồi các hạng mục trên, nhà máy còn xây dựng hệ
thống hạ tầng kỹ thuật như sau:
Bảng 1.2: Bảng thống kê diện tích các cơng trình phụ trợ
STT

Nội Dung

Diện tích (m2)

1

Trạm hạ thế

16

2

Máy phát điện

20

3

Khu xử lý nước cấp

80

4


Kho vật tư

40

Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 8


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
5

Văn phòng

200

6

Nhà bảo vệ

8

7

Căn tin

200


8

Nhà tập thể

800

9

Khu xử lý nước thải (600 m3/ngày.đêm)

10

Hệ thống thốt nước

11

Cây xanh, giao thơng nội bộ

12

Hệ thống PCCC

13
Hệ thống điện tồn xí nghiệp
Nguồn: Dự án đầu tư “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
 Kết cấu một số hạng mục cơng trình chính:
- Khu nhà xưởng sản xuất chính gồm: Khu tiếp nhận nguyên liệu, chế biến,
phân cở, xếp hộp,cấp đông, phân xưởng IQF, phân khu lắp đặt tủ đông, kho
thành phẩm. Tất cả có kết cấu như sau:
+ Móng, đà bêtơng cốt thép.

+ Khung sườn thép dạng nhà tiền chế.
+ Mái tol sóng vng.
+ Trần đóng tấm nhựa cách nhiệt.
+ Tường xây gạch ống, ốp gạch men; nền lát đá mài.
- Nhà ăn, bếp, kho vật tư, phịng vận hành,….cũng có kết cấu giống nhà
xưởng sản xuất.
1.4.2 Công nghệ sản xuất

Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 9


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
a. Quy trình chế biến tơm đơng Block (PD-PUD):
Tơm ngun liệu
Rửa
Lột vỏ
Rửa,
kiểm tra tạp chất

Nước thải
Chất thải rắn:
đầu, vỏ tôm,…
Nước thải

RT - Phân cỡ
Rửa, cân


Nước thải

Xếp khuôn,
lựa tạp chất
Cấp đông
Mạ băng
Đóng gói

Bao bì hỏng

Bảo quản
thành phẩm
Hình 1.2: Sơ đồ quy trình chế biến Tơm đơng Block
* Thuyết minh quy trình: Tiếp nhận nguyên liệu, rửa và lột vỏ; tiếp tục rửa
lại lần 2 và kiểm tra tạp chất; phân cỡ và rửa lại lần 3; sau đó cân, xếp khn để
đưa vào cấp đơng; đóng gói và nhập kho bảo quản.

Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 10


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
b. Quy trình chế biến tơm vỏ lặt đầu (HLSO):
Tơm nguyên liệu
Rửa
Lặt đầu, rút tim

Nước thải

Chất thải rắn:
đầu tôm,…

Phân cở, màu sắc
Rửa, cân

Nước thải

Xếp khn

Cấp đơng
Đóng gói

Bao bì hỏng

Bảo quản
thành phẩm
Hình 1.3: Sơ đồ quy trình chế biến tơm vỏ lặt đầu
* Thuyết minh quy trình: Tiếp nhận nguyên liệu, sau đó tiến hành rửa lần 1,
lặt đầu và rút tim; tiến hành phân cỡ và rửa lại lần 2; cân định lượng để xếp
khn đưa vào cấo đơng; đóng gói và nhập kho bảo quản.

Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 11


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
c. Quy trình chế biến Tơm sú Nobashi:

Tơm sú ngun liệu
Rửa

Nước thải

Phân cở nguyên liệu
Rửa

Nước thải

Chế biến PTO
Rửa

Nước thải

Chế biến Nobashi
Rửa

Nước thải

Phân cở
Xếp hộp
Hút chân khơng
Cấp đơng
Đóng gói

Bao bì hỏng

Kho thành phẩm
Hình 1.4: Sơ đồ quy trình chế biến Tơm sú Nobashi

Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 12


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
* Thuyết minh quy trình: Tiếp nhận nguyên liệu, tiến hành rửa lần 1, sau đó
phân cỡ và rửa lần 2; chế biến PTO và rửa lại lần 3; Chế biến Nobashi, rủa lần
4;ớau đó tiến hành phân cỡ, xếp hộp, hút chân khơng đem đi cấp đơng, đóng gói
và nhập kho bảo quản.
d. Quy trình sản xuất tơm sú PTO đông IQF tươi:
Tôm sú nguyên liệu
Rửa

Lặt đầu sơ chế
Rửa

Nước thải
Chất thải rắn:
đầu tơm,…
Nước thải

Phân cở, cân
Lột PTO
Ngâm hố chất

Chất thải rắn:
vỏ tơm,…
Nước thải


Đơng IQF
Cân
Đóng gói

Bao bì hỏng

Bảo quản thành phẩm
Hình 1.5: Sơ đồ quy trình chế biến Tơm sú PTO đơng IQF tươi
* Thuyết minh quy trình: Tiếp nhận nguyên liệu, tiến hành rửa lần 1 xong
thì lặt đầu và sơ chế, sau đó rửa lại lần 2 rồi đem đi phân cỡ, cân định lượng; lộ
vỏ và ngâm hố chất; lấy ra đem cấo đơng; cân lại lần nữa trước khi đóng gói và
nhập kho bảo quản.
Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 13


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
1.4.3 Các loại máy móc, thiết bị cần có của dự án
Nhà máy được trang bị máy móc chất lượng cao với cơng nghệ mới phù
hợp quy trình chế biến thủy sản đơng lạnh.
Danh mục các máy móc, thiết bị:
Bảng 1.3: Bảng danh mục các loại máy móc, thiết bị
THƠNG SỐ ĐƠN VỊ
SỐ
STT
TÊN THIẾT BỊ
KỸ THUẬT

TÍNH
LƯỢNG
1
Tủ đơng block
1.000 kg/mẽ
Tủ
2
2
Tủ đơng gió
500 kg/h/mẽ
Tủ
1
3
Băng chuyền IQF
500 kg/h
Bộ
1
4
Kho trữ đơng 200 tấn
Cái
1
5
Hệ thống lạnh trung tâm
Bộ
1
6
Hệ thống phòng thổi sạch
Bộ
1
7

Máy rửa nguyên liệu
Cái
1
8
Máy tách khuôn, mạ băng
Cái
1
9
Kho chờ đông
Cái
1
10 Máy phát điện
500 kVA
Cái
1
11 Máy rà kim loại
Cái
1
12 Nước đá vảy 15tấn/ngày
Cái
2
13 Máy giặt công nghiệp
Cái
1
14 Trạm hạ thế
560 KVA
Trạm
1
15 Giếng nước
1

16 Hệ thống lọc nước
Bộ
1
17 Hệ thống điện, nước toàn XN
1
18 Thiết bị văn phòng
19 Vật tư sản xuất
20 Hệ thống chống sét
Nguồn: Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
Các thiết bị được bảo trì, kiểm tra thường xuyên và theo định kỳ để đảm
bảo nhà máy hoạt động theo kế hoạch đề ra.

Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 14


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
1.4.4 Các loại nguyên - nhiên - vật liệu đầu vào và sản phẩm
Nguyên liệu chính của nhà máy là Tôm các loại, chủ yếu là Tôm Sú thu
mua từ các nguồn trong và ngoài tỉnh.
+ Nhu cầu nguyên liệu như sau:
- Tơm Sú: 4.000 ÷ 4.500 tấn
- Tơm thẻ,….: 300 ÷ 500 tấn
- Thủy sản khác: 200 tấn.
Tổng lượng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất trong 1 năm ước tính
khoảng: 5.000 ÷ 5.500 tấn.
+ Vật tư, bao bì:
- Hố chất sử dụng thường là Chlorine, Qxygen, hố chất tăng trọng,…

- Bao bì: các loại thùng Carton, túi PE, khay PE, bọc PP,….
Các loại hoá chất và vật tư đều được sản xuất trong nước tại thành phố Hồ
Chí Minh, TP Cà Mau, đáp ứng được yêu cầu về chủng loại và chất lượng.
Bảng 1.4: Bảng vật liệu, nhiên liệu dùng cho sản xuất 1 tấn
thành phẩm Tôm Sú vỏ đông Nobashi
STT Tên nguyên - nhiên - vật liệu Đơn vị tính
Khối lượng
1

Tơm Sú

tấn

1,8

2

Xà bơng

kg

0,65

3

Chlorine

kg

0,5


4

Gaz F22, F502

kg

0,5

5

Thùng carton (300x280x220)

cái

100

6

Bọc ni long 40x50

kg

9,5

7

Dây niền thùng

kg


3,7

8

Thẻ cỡ tơm

tờ

520

9

Thẻ KCS

tờ

90

10

Điện

kw

800

11

Dầu Diesel


lít

40

12

Nhớt Diesel

lít

0,8

13

Nhớt lạnh

lít

0,4

14
Các dụng cụ phụ khác
Nguồn: Dự án đầu tư “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 15


Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
Bảng 1.5: Bảng vật liệu, nhiên liệu dùng cho sản xuất 1 tấn
thành phẩm Tôm Sú vỏ đông Block
STT Tên ngun - nhiên - vật liệu Đơn vị tính
Khối lượng
1

Tơm Sú

tấn

1,55

2

Xà bông

kg

0,65

3

Chlorine

kg

0,5

4


Gaz F22, F502

kg

0,5

5

Thùng carton (300x280x220)

cái

70

6

Bọc ni long 40x50

kg

8,5

7

Dây niền thùng

kg

3,7


8

Thẻ cỡ tơm

tờ

520

9

Thẻ KCS

tờ

90

10

Điện

kw

700

11

Dầu Diesel

lít


40

12

Nhớt Diesel

lít

0,8

13

Nhớt lạnh

lít

0,4

14
Các dụng cụ phụ khác
Nguồn: Dự án đầu tư “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
Bảng 1.6: Bảng vật liệu, nhiên liệu dùng cho sản xuất 1 tấn
thành phẩm Tôm thẻ, chì PUD
STT Tên nguyên - nhiên - vật liệu Đơn vị tính
Khối lượng
1

Tơm Sú


tấn

2,1

2

Xà bơng

kg

0,65

3

Chlorine

kg

0,5

4

Gaz F22, F502

kg

0,5

5


Thùng carton (300x280x220)

cái

70

6

Bọc ni long 40x50

kg

8,5

7

Dây niền thùng

kg

3,7

8

Thẻ cỡ tôm

tờ

520


9

Thẻ KCS

tờ

90

10

Điện

kw

800

Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 16


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
11

Dầu Diesel

lít

40


12

Nhớt Diesel

lít

0,8

13

Nhớt lạnh

lít

0,4

14
Các dụng cụ phụ khác
Nguồn: Dự án đầu tư “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
Với qui hoạch và phát triển cho nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn 2006 ÷
2010 thì lượng ngun liệu của tỉnh đáp ứng được yêu cầu sản xuất của nhà máy
nói riêng, của ngành chế biến thủy sản nói chung. Chưa kể lượng Tơm ngồi
tỉnh như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu,….đang tăng diện tích, sản lượng rất
lớn. Vì giá xuất khẩu của Tơm Cà Mau ln cao hơn các tỉnh trong khu vực nên
việc thu hút nguồn ngun liệu ngồi tỉnh là rất lớn.
Chính vì vậy mà dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến xuất nhập khẩu là
rất hợp lý, góp phần thúc đẩy cho ngành thủy sản phát triển.
1.4.5 Nhu cầu về điện, nước
 Nhu cầu về điện năng:

- Băng chuyền IQF (01): 120kw x 01 x 12 giờ x 240 ngày = 172.800 kw
- Tủ đơng Block & gió (03 tủ): 50kw x 3 x 6 x 240

= 216.000 kw

- Máy đá vãy 15 tấn/ngày: 60kw x 1 x 14 giờ x 240

= 201.600 kw

- Kho trữ đông, bảo quản:

600.000 kw

- Dàn lạnh trung tâm:

30.000 kw

- Thắp sáng:

35.000 kw

- Bơm nước, xử lý nước thải….

200.000 kw

Tổng nhu cầu điện năng cần thiết cho nhà máy là: 1.456.200 kw/năm.
 Nhu cầu dùng nước:
- Nước phục vụ sản xuất: định mức nước sản xuất cho 1 tấn thành phẩm là
35 m3.
Vậy, nhu cầu nước cần cho sản xuất trong 1 năm là:

3.500 tấn thành phẩm x 35 m3/TTP = 122.500 m3.
- Nước phục vụ vệ sinh, sinh hoạt trong 1 năm là: bình quân 0,1
m /người/ngày.
3

650 công nhân x 0,1 m3/người/ngày x 240 ngày = 15.600 m3.
Tổng khối lượng nước phục vụ cho 1 năm sản xuất là: 138.100 m3.
Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 17


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
1.4.6 Tiến độ thực hiện các hạng mục cơng trình của dự án
Tồn bộ các hạng mục cơng trình thuộc dự án được đầu tư xây dựng mới.
- Lập, thẩm định dự án và công tác chuẩn bị đầu tư trong quý II năm 2009
(kể cả thiết kế và lập tổng dự tốn).
- Khởi cơng xây dựng vào q III-IV/2009.
- Thời gian thi công dự kiến 4-6 tháng.
- Thời gian bắt đầu vận hành thử vào cuối quý IV/2009 và hoạt động vào
đầu năm 2010.
1.4.7 Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư:

30.000.000.000 vnđ

+ Vốn Công ty tự có:

10.000.000.000 vnđ.


+ Vốn vay:

20.000.000.000 vnđ.

1.4.8 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Sơ đồ tổ chức:
PGĐ kinh doanh

- Phịng kinh doanh
- Kế tốn

Phịng tổ chức

Giám đốc

Phịng điều hành

PGĐ sản xuất

Phịng kỹ thuật
Phịng KCS
Phân xưởng sản
xuất

Hình 1.6: Sơ đồ tổ chức của nhà máy
Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 18



Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
Nhân lực:
Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật sản xuất, các hoạt động điều hành, khối lượng
công việc cần thực hiện, nhu cầu lao động của nhà máy chế biến thủy sản xuất
khẩu Quốc Ái dự kiến như sau:
Bảng 1.7: Bảng dự kiến lượng cán bộ công nhân viên của nhà máy
STT

Cán bộ

Số lượng (người)

1

Ban giám đốc

3

2

Phòng kinh doanh

3

3

Phòng kỹ thuật


2

4

Phịng KCS

8

5

Phịng tổ chức

2

6

Phịng điều hành

3

7

Tiếp nhận ngun liệu

2

8

Cơng nhân chế biến


300

9

Công nhân phân cỡ

190

10

Công nhân xếp hộp

70

11

Công nhân cấp đông

40

12

Vệ sinh

7

13

Công nhân phục vụ


20

Tổng cộng:
650
Nguồn: Dự án đầu tư “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
Tuỳ theo tình hình ngun liệu có thể vận động thêm cơng nhân lao động
thời vụ.
Tiền lương:
Trong q trình sản xuất tùy theo trình độ quản lý, trình độ tay nghề và sản
phẩm tạo ra mà hoạch tốn tồn bộ quỹ lương. Đối với lao động trực tiếp có thể
hưởng lương theo khốn sản phẩm. Dù trả lương theo hình thức nào cũng phải
tuân thủ theo đúng quy định của nhà nước về chế độ lương và bảo hiểm xã hội
đối với người lao động.
Chế độ làm việc:
- Số ngày hoạt động trong năm: 240 ngày.
- Số giờ hoạt động trong ngày: 12 giờ.
Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 19


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
Sử dụng lao động:
- Lao động phổ thông: Tuyển lao động chưa có tay nghề tổ chức các lớp
đào tạo ngắn hạn nâng cao tay nghề cho công nhân. Ưu tiên cho lực lượng lao
động địa phương.
- Cán bộ khoa học - kỹ thuật: Tuyển các cán bộ đã có trình độ và thơng thạo
thực tiễn, kết hợp với các Viện, Trường tuyển sinh viên mới tốt nghiệp để đào
tạo, nhằm đáp ứng chiến lược phát triển của công ty.


Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 20


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”

CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG
VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
2.1.1 Điều kiện về địa lý - địa chất
* Điều kiện về địa lý: Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái nằm trên
địa phận ấp Tắc Thủ, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Địa hình tương đối bằng phẳng, trũng và ngập nước, độ cao trung bình 0.5 –
1.5 m so với mực nước biển, độ dốc từ Tây Bắc xuống Đơng Nam.
Địa hình khu vực nhìn chung là bằng phẳng, nền đất thấp và yếu, do chịu
ảnh hưởng của chế độ thủy triều trong khi điều kiện địa hình tại khu vực này
thấp nên đây là vùng đất thường xuyên bị ngập nước.
* Điều kiện địa chất:
- Cấu tạo đất: Khu đất quy hoạch nằm trong tình trạng chung của thành phố
Cà Mau là có cấu tạo nền đất rất yếu.
- Nền đất được cấu tạo bởi các trầm tích có tuổi Holoxen trung thượng phía
trên, dưới là lớp có nguồn gốc sơng biển hỗn hợp tuổi Holoxen sớm. Cấu tạo các
lớp đất khu vực nội thị (cả khu vực đầu tư dự án) từ trên xuống bao gồm:
+ Bùn sét có bề dày 17 -18m, có cường độ chịu tải R = 0,5 kg/cm 2 ÷ 1
kg/cm2.
+ Lớp đất sét có bề dày chưa xác định, có cường độ chịu tải R ≈ 0,3 kh/cm2.

(theo báo cáo khảo sát địa chất cơng trình do Xí nghiệp khảo sát thiết kế lập)
* Khống sản: Trong khu vực xây dựng nhà máy cũng như toàn thành phố Cà
Mau chưa phát hiện được những khoáng sản quý hiếm.
2.1.2 Điều kiện về khí tượng - thủy văn
a. Điều kiện khí tượng
Khí hậu khu vực Dự án nằm trong vùng ảnh hưởng khí hậu chung của tỉnh
Cà Mau và Đồng bằng Sơng Cửu Long là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm,
có 2 mùa mưa nắng rõ rệt:
Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 21


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
+ Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10, mùa này chịu ảnh hưởng gió mùa
Tây Nam.
+ Mùa khơ: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này chịu ảnh hưởng gió
mùa Đơng Bắc.
- Chế độ gió: Gió mùa Đơng Bắc với thành phần chính là gió hướng Đơng
chiếm 50470% số lần xuất hiện trong tháng, tốc độ gió trung bình tháng lớn nhất
3,3 m/s (tháng 02), tốc độ gió tức thời lớn nhất 28,0 m/s. Gió mùa Đơng Bắc
thường hoạt động mạnh vào thời kỳ đầu mùa khô. Gió mùa Tây Nam với thành
phần chính là gió hướng Tây, chiếm từ 40450% số lần xuất hiện trong tháng, tốc
độ gió trung bình tháng lớn nhất 1,8 m/s, tốc độ gió tức thời lớn nhất là 28 m/s.
- Nhiệt độ khơng khí trung bình năm 2007 là: 27,40C.
- Số giờ nắng năm 2007: 1.963,4 giờ/năm.
- Ẩm độ bình quân năm 2007: 83%.
- Tổng lượng mưa năm 2007: 2.576 mm.
+ Lượng mưa vào mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng

mùa khô khu vực ven biển thường có sương mù nhẹ.
Bảng 2.1: Bảng lượng mưa các tháng trong năm (mm)
Tháng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tháng 1
69,0
37,6
Tháng 2
0,4
Tháng 3
6,5
0,1
39,1
Tháng 4
5,0
115,9
86,0
Tháng 5
213,3
231,3
173,6
Tháng 6
227,0
324,3
322,0
Tháng 7
400,2
474,8

420,5
Tháng 8
166,3
450,0
336,0
Tháng 9
379,6
373,6
307,0
Tháng 10
496,6
240,9
514,3
Tháng 11
207,4
79,6
339,4
Tháng 12
161,1
27,0
0,5
Cả năm
2.263,0
2.386,9
2.576,0
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Cà Mau, Phòng thống kê TP Cà Mau,
Niên giám thống kê 2007
Về ảnh hưởng bão: Cà Mau ít khi bị ảnh hưởng của bão, nhưng những năm
gần đây xu hướng bão xuất hiện ngày càng nhiều hơn ở vĩ độ thấp nên cũng cần
phải quan tâm, cụ thể là cơn bão số 5 (năm 1997) đã cho thấy mức độ nguy hiểm

và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản, tài ngun mơi trường.
b. Điều kiện thủy văn
Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 22


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
Chế độ thủy văn tại khu vực dự án chịu ảnh hưởng chung của chế độ thủy
văn vùng Cà Mau và có đặc điểm như sau:
Từ biển Đơng với chế độ bán nhật triều không đều, biên độ triều lớn từ 2,53m. Trong thời kỳ triều cường có hai dao động triều chênh lệch đỉnh triều không
lớn (20cm), trong khi đó chênh lệch chân triều từ 1 – 1,5 cm. Hàng năm thời kỳ
triều mạnh có thể xảy ra ở các tháng I, VI, VII, XII (nhật triều chiếm ưu thế) và
các tháng III, IV, VIII, IX (bán nhật triều chiếm ưu thế).
Từ biển Tây, với chế độ triều hỗn hợp, biên độ nhỏ, được truyền theo hai
cửa sông là sơng Ơng Đốc và sơng Cửa Lớn, biên độ triều bé hơn biên độ triều
biển Đơng nhưng có chu kỳ triều dài nên động năng của sóng biển Tây nhỏ hơn
nhiều so với động năng của sóng biển Đơng.
Do dao động của biên độ triều nhỏ nên vấn đề tiêu thốt nước trong các
sơng và kênh rạch gặp nhiều khó khăn, vận tốc dòng chảy giảm cho nên khả
năng lan truyền, vận chuyển bùn cát và các chất ô nhiễm yếu gây ra hiện tượng
bồi lắng trên các kênh rạch, khả năng tự làm sạch khơng tốt nên có nhiều kênh
rạch bị ô nhiễm.
Tại khu vực thực hiện dự án có hệ thống sơng, kênh chằng chịt đó là các
sơng, kênh chính như: kênh Lư Bồng, kênh Thống Nhất, kênh xáng Phụng Hiệp,
sông Giồng Kè, nối thông với sông Gành Hào và sơng Ơng Đốc, chúng chịu ảnh
hưởng chung của triều biển Tây từ cửa sơng Ơng Đốc và triều biển Đơng qua
sơng Gành Hào. Do đó số liệu quan trắc về chế độ thủy văn trên hai sơng Ơng
Đốc và sơng Gành Hào có thể biểu thị chung cho chế độ thủy văn tại khu vực dự

án và có đặc trưng như sau:
Bảng 2.2: Các đặc trưng về chế độ thủy văn tại khu vực dự án
Các đặc trưng
Sông Ông Đốc
Sông Gành Hào
Hmax (m)

0,28

0,29

Hmin (m)

0,17

0,18

Hbq (m)

0,22

0,24

Biên độ (m)

0,11

0,11

Vmax (m/s)


0,17

0,13

Qmax (m3/s)

41.44

26,77

Qbq (m3/s)
16.73
9,71
Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Cà Mau, 2005

2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 23


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
a. Mơi trường khơng khí khu vực dự án
Để đánh giá chính xác sự thay đổi chất lượng khơng khí trước và sau khi
thực hiện dự án hay đúng hơn là mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường
khơng khí, chúng tơi đã tiến hành đo đạc tại khu vực dự án được kết quả như
sau:
Bảng 2.3: Kết quả đo mẫu khơng khí khu vực Nhà máy chế biến thủy sản

xuất khẩu Quốc Ái
KẾT QUẢ
TCVN
TCVN
STT CHỈ TIÊU
5937 : 2005
5938 : 2005
MK1 MK2
01

HF (µg/m3)

KPH

KPH

-

02

CO (µg/m3)

4,2

3,5

03
04

NH3 (µg/m3)

HCl (µg/m3)

2,1
KPH

2,0
KPH

30.000
(trung bình 1 giờ)
-

05

H2S (µg/m3)

1,69

2,2

-

06

NO2 (µg/m3)

KPH

KPH


07

Nhiệt độ ( 0C)

30,5

31

200
(trung bình 1 giờ)
-

08

Độ ẩm

65

64

-

09

20
(trung bình 1 giờ)
200
60
(trung bình 24 giờ)
42

(trung bình 1 giờ)
-

Độ ồn (dBA) 51-61 53-67
Nguồn: Văn phòng ĐKQSD Đất - Tỉnh Cà Mau (ngày 08/08/2009)

Thiết bị đo: máy OLDHAM.
* Ghi chú:
- KPH: không phát hiện.
- TCVN 5937-2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
- TCVN 5938-2005: Tiêu chuẩn chất lượng khơng khí - Nồng độ tối đa cho
phép của một số chất độc hại trong khơng khí.
- TCVN 5949-1998: 75 dBA (Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân
cư - Mức ồn tối đa cho phép).
* Thời gian và địa điểm:
Thời gian: 12h35 đến 1h35 ngày 08/08/2009.
Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 24


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”
MK1: Tại khu đất xây dựng dự án.
MK2: Cách dự án 300 mét về hướng Bắc.
Nhận xét: Từ kết quả đo nhanh mẫu khơng khí khu vực dự án nhận thấy:
khơng khí xung quanh khu vực này cịn trong lành, chưa có dấu hiệu ơ nhiễm.
Biểu hiện là khơng phát hiện được nồng độ các chất ô nhiễm HCl, HF, NO 2 hoặc
có nhưng rất thấp như CO, NH3, H2S. Theo đánh giá khách quan, môi trường nơi
đây được trong lành là do khu vực này chưa có các nhà máy, xí nghiệp hay khu

dân cư,…làm tác động đến mơi trường khơng khí; hơn nữa khu vực này có
nhiều cây xanh cũng góp phần điều hịa khơng khí. Sức chịu tải của mơi trường
khơng khí khu vực này cịn khá cao.
b. Hiện trạng môi trường nước mặt
Để dễ dàng đánh giá chất lượng nước thải của nhà máy sau này có thể ảnh
hưởng đến mơi trường nước hiện tại tới mức độ nào, chúng tôi đã tiến hành đo
đạc, lấy mẫu phân tích nước mặt tại Sơng Tắc Thủ khu vực dự án để làm căn cứ
so sánh về sau. Kết quả như sau:
Bảng 2.4: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án
QCVN 08:2008/BTNMT
STT
CHỈ TIÊU
KẾT QUẢ
(cột A2)
01 pH
7,05
6 ÷ 8,5
02

NO3- (mg/l)

0,61

5

03

NH4+ (mg/l)

0,4


0,2

04

SS (mg/l)

302

30

05

BOD5 (mg/l)

11

6

06

COD (mgO2/l)

75,8

15

07

Độ đục (mg/l)


111

-

08

Fe tổng (mg/l

4,6

1

09

N tổng (mg/l)

5,46

-

10

P tổng (mg/l)

0,52

-

11 Coliforms (MPN/100ml)

9,2x104
5000
Nguồn: VPĐKQSD Đất kết hợp với Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất
lượng Cà Mau thực hiện
+ Thời gian lấy mẫu: 9h30 ngày 04/08/2009.
+ QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt (cột A2)
Đơn vị tư vấn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Trang 25


×