Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia thành phố vinh thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.54 KB, 62 trang )

`Trờng đại học vinh
KHOA LịCH Sử
---------****----------

HOT NG DU LCH TI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA CẤP QUỐC GIA THÀNH PHỐ VINH:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

CHUY£N NGµNH viƯt nam học

Vinh, 2014
Trờng đại học vinh
Khoa lịch sử
1


---------****----------

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ -

VĂN HÓA CẤP QUỐC GIA THÀNH PHỐ VINH:
THỰC TRẠNG VÀ GII PHP

Chuyên ngành việt nam học

Giáo viên hớng dẫn: Ths. Dơng Thị Vân Anh

2


Vinh, 2014


3


MỤC LỤC
Trang
Vinh, 2014..........................................................................................................3

4


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nghệ An thuộc khu vực miền trung là điểm nối giữa hai trục Bắc Nam của hình chữ S. Nó được ví như chiếc đòn gánh nặng ở hai đầu mà phần
ở giữa là nơi chịu nhiều khó khăn nhất. Những khó khăn khắc nghiệt đã hình
thành nên tính cách của con người nơi đây anh dũng, kiên cường bất khuất đã
được ghi danh qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Nghệ An
được mệnh danh là mảnh đất “Địa linh - nhân kiệt”.
Nghệ An là một trong những địa chỉ văn hoá đặc biệt của cả nước với
hệ thống di tích - danh thắng đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại, có niên
đại trải dài từ thời khởi thuỷ con người có mặt trên trái đất đến ngày nay.
Trong con mắt của các nhà chiến lược, Nghệ An là “phên dậu” của
nước nhà với địa bàn trọng yếu về quốc phòng, từng là căn cứ địa vững vàng
của nhiều cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh giải phóng dân tộc.
Nghệ An là quê hương của nhiều anh hùng hào kiệt mà tên tuổi và sự
nghiệp còn vang mãi với non sơng đất nước như là Mai Thúc Loan, Nguyễn
Xí, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu...Nơi
đây cũng là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của
cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới. Nghệ An là quê hương của
cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh anh hùng đã viết nên trang sử vàng rạng rỡ mở
đầu cho lịch sử cách mạng Việt Nam.

Hệ thống di tích - danh thắng Nghệ An được sinh ra và nuôi dưỡng
bằng tín ngưỡng, đạo lý và phong tục truyền thống của dân tộc nên có sức
sống, sức lan tỏa lâu bền, mãnh liệt. Từ những di tích khảo cổ, di tích lịch sử,
kiến trúc nghệ thuật, cách mạng, danh nhân hay di tích - danh thắng đều phải
chống đỡ với sự tàn phá của thời gian, của thiên nhiên khắc nghiệt và của
con người (cả kẻ thù và cả những người dân thiếu ý thức trách nhiệm). Mặc
dù có những biến cố trong lịch sử, song nhìn chung, từ các triều đại phong
kiến Việt Nam đến chế độ ta hiện nay, nhân dân vẫn nhận thức được rằng: di
1


tích - danh thắng là một trong những chứng cứ thể hiện cội nguồn, truyền
thống và bản sắc văn hoá xứ Nghệ. Vì thế, nhiều di tích được xây dựng sớm,
bảo vệ và tôn tạo chu đáo. (tiêu biểu: đền Cuông, đền Cờn, đền thờ và miếu
mộ Mai Hắc Đế, đền Quả Sơn, đền Bạch Mã, khu di tích Kim Liên...).
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, hệ thống di tích lịch sử văn
hóa Nghệ An khơng cịn ngun vẹn như ban đầu, một số di tích bị phá vỡ
hồn tồn do chiến tranh chỉ cịn là phế tích, một số di tích hiện nay khơng
cịn nữa. Vì vậy, việc phục dựng, trùng tu, tơn tạo các di tích có giá trị là việc
làm hết sức cần thiết nhằm trả lại diện mạo cũng như giá trị lịch sử văn hóa
của di tích. Đồng thời cùng với việc trùng tu tôn tạo kết hợp với việc khai thác
phát triển thành sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch trong và ngồi nước.
Với ý nghĩa đó, lại là người con của xứ nghệ tôi chọn đề tài: “Hoạt
động du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Thành phố Vinh:
Thực trạng và giải pháp”. Với mong muốn trên cơ sở đánh giá thực trạng
hoạt động du lịch của các di tích lịch sử - văn hóa từ đó đề xuất những kiến
nghị giải pháp góp phần vào sự phát triển của hoạt động du lịch trong tương
lai của quê hương.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Cho đến nay nghiên cứu về di tích lịch sử - văn hóa ở nước ta chủ yếu đề

cập đến vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa thơng
qua hoạt động du lịch. Có thể kể đến như TS Đặng Văn Bài trong Vấn đề bảo
vệ và phát huy giá trị của các di tích lưu niệm danh nhân (2008) đã nói đến
việc phát huy giá trị của các di tích thơng qua hoạt động du lịch như là một
giải pháp thiết yếu. TS Dương Văn Sáu trong cuốn Di tích lịch sử - văn hóa
và danh thắng Việt Nam (2008) đã đề cập đến việc phân loại di tích và vai trị
của hệ thống di tích lịch sử văn hóa đối với du lịch. Nhấn mạnh tầm quan
trọng của di tích lịch sử- văn hóa như là những tài nguyên du lịch nhân văn vô
cùng quan trọng trong tổng thể các loại tài nguyên du lịch khác. Luận án phó
tiến sĩ Khoa học Địa lý – địa chất của tác giả Trần Văn Thắng từ năm 1995 về
2


Đánh giá khả năng khai thác các di tích Lịch sử - văn hóa của tỉnh Thừa
Thiên Huế phục vụ mục đích du lịch đã đánh giá số lượng, địa điểm, chất
lượng của các di tích lịch sử văn hóa Thừa thiên Huế phương hướng và việc
khai thác vào hoạt động du lịch. Ngoài ra Luận án Tiến sĩ kinh tế của Tiến sĩ
Nguyễn Văn Đức năm 2013 nhan đề Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số
di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
đã đưa ra nghiên cứu cơ sở khoa học, thực trạng, giải pháp về tổ chức các
hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Hà Nội.
Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến hoạt động
du lịch ở các khu di tích lịch sử- văn hóa ở Nghệ An thì hiện nay có rất ít tài
liệu đề cập đến vấn đề này và cũng chỉ ở một số khía cạnh nhất định. Ví dụ
như Sở VHTT Nghệ An đã cho ra đời cuốn Nghệ An di tích và danh thắng
(2001) đã khái qt tồn bộ hệ thống di tích lịch sử văn hóa và danh lam
thắng cảnh của Nghệ An và một số vấn đề có liên quan. Tác giả Trần Kim
Đơn với cuốn Địa lí tỉnh Nghệ An (2009) đã nói đến các di tích danh thắng
Nghệ An.
Ngồi ra cũng đã có các đề tài nghiên cứu nhưng chỉ mới ở cấp độ Khóa

luận đại học của sinh viên như Nguyễn Thị Hương, (2012) Đền Bạch Mã với
phát triển du lịch Nghệ An; Trần Thị Hiền, (2012) Khu di tích lịch sử văn hóa
đền Ơng Hồng Mười với phát triển du lịch Nghệ An; Phạm Văn Phước,
(2012) Đền Hồng Sơn với việc phát triển du lịch ở Thành phố Vinh, Nghệ An.
Các tài liệu này đã giới thiệu và cung cấp thông tin, kiến thức về tình hình
hoạt động của một số khu di tích lịch sử văn hóa riêng lẻ trên địa bàn tỉnh
Nghệ An.
Trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của các tác giả và các cơng
trình nghiên cứu đã có, kết hợp với tư liệu điền dã và phỏng vấn những người
có hiểu biết về các di tích lịch sử - văn hóa, đề tài đã tiến hành phân loại, sắp
xếp, lựa chọn, hệ thống hóa kiến thức một cách đầy đủ và hoàn thiện hơn về
3


một số di tich lịch sử - văn hóa cấp quốc gia trong hệ thống di tích lịch- văn
hóa tỉnh Nghệ An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động du lịch tại
các di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia thành phố Vinh, tìm hiểu và đánh giá
những ưu điểm và tồn tại, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy
các giá trị lịch sử, văn hóa.Khai thác các di tích lịch sử trở thành sản phẩm du
lịch thu hút khách du lịch.
Phạm vi nghiên cứu: Do phạm vi rộng và phức tạp của vấn đề, nên đề
tài áp dụng phương pháp nghiên cứu điểm, tức là lựa chọn một số khu di tích
lịch sử - văn hóa nhất định đại diện cho từng loại hình, trong phạm vi khơng
gian phù hợp để nghiên cứu.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu
Tài liệu thành văn: Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, Đề tài sử dụng
các nguồn tài liệu thành văn gồm các cơng trình nghiên cứu về di tích lịch sử

văn hóa ở Nghệ An và các tài liệu có liên quan đến đói tượng và phạm vi
nghiên cứu của đề tài, trong đó chủ yếu là:
+ Các sách giáo trình về văn hóa, du lịch được dùng giảng dạy, học tập
trong các trường đại học, cao đẳng ở việt nam.
+ Các bài viết có liên quan trên các website.
+ Các cơng trình nghiên cứu về lịch sử văn hóa.
+Các bài nghiên cứu về các lễ hội nói chung và lễ hội ở Nghệ An nói
riêng được cơng bố trên các tạp chí văn hóa - thể thao - du lịch.
+ Một số luận văn cao học, thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đại học có liên
quan.
Tài liệu điền dã: Đề tài đã tiến hành khảo sát thực địa và điều tra và
phỏng vấn một số đối tượng có liên quan để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu, qua
đó nhằm đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của hệ thống di tích lịch sử 4


văn hóa ở Nghệ An. Từ đó, đưa ra những đánh giá khách quan và cái nhìn
chân thực về vấn đề nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong triển khai nghiên cứu đề tài, tác giả dùng phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử để nhìn nhận, phân tích đánh giá các vấn đề một
cách khoa học và khách quan. Đây cũng là cơ sở phương pháp luận để vận
dụng các phương pháp cụ thể trong quá trình nghiên cứu đề tài. Để hoàn thành
được đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Chọn mẫu nghiên cứu: Trong nghiên cứu hoạt động du lịch nói chung
việc lựa chọn điểm và đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Ở
đề tài này, việc lựa chọn điểm nghiên cứu giúp cho kết quả nghiên cứu được
sâu sắc và cụ thể hơn, các số liệu đưa ra chính xác và khách quan hơn.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Chúng tôi tiến hành khảo sát ở một số
khu di tích lịch sử- văn hóa tiêu biểu của Nghệ An, là những tuyến điểm phục
vụ du lịch từ trước đến nay.

Trong q trình khảo sát tại các khu di tích lịch sử- văn hóa, chúng tơi
tiến hành thu thập thơng tin bằng hình thức phỏng vấn và sử dụng bảng hỏi
- Phương pháp phân tích và xử lý thơng tin: các thơng tin thu thập trong
q trình khảo sát trên thực địa được sẽ tiến hành phân loại, xử lý bằng các
phương pháp thống kê, hệ thống hoá, sơ đồ hố bảng biểu...
Trong các phương pháp trên, chúng tơi đặc biệt chú ý đến phương pháp
điền dã khảo sát thực địa, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để xử lý
tư liệu, nhằm thực hiện tốt mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra. Qua đó, góp
phần làm đánh giá được hoạt động du lịch ở các khu di tích lịch sử - văn hóa
của tỉnh Nghệ An.
5. Đóng góp của đề tài
Đánh giá các di tích lịch sử - văn hóa để có cái nhìn khái qt, tồn diện
về các di tích lịch sử - văn hố trên địa bàn tỉnh Nghệ An góp phần đánh giá
một cách khách quan về hệ thống di tích trong hoạt động du lịch để đưa ra
5


một số giải pháp nhằm thúc đẩy nghành du lịch phát triển đồng thời giữ gìn
và phát huy giá trị lịch sử văn hóa của các di tích lịch sử - văn hóa.
6. Bố cục của đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Nghệ An
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa cấp
quốc gia Thành Phố Vinh.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA
TỈNH NGHỆ AN

1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, dân cư và lịch sử hình thành
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư


6


Nghệ an có Diện tích: 16.493,686 km2, Dân số: 3.113.055 (theo điều
tra dân số năm 2013) người. Nghệ An bao gồm các Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ
Mú, Sán Dìu, Thái, H'Mơng, Ơ Đu, tộc người Đan Lai...
Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại 2, 02 thị xã và 17 huyện: Thành
phố Vinh; Thị xã Cửa Lò; Thị xã Thái Hòa; 10 huyện miền núi: Thanh
Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong,
Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn; 7 huyện đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn,
Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành.
Vị trí địa lý
Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung bộ nước Việt Nam, có tọa độ địa lý
từ 18o33' đến 20o00' vĩ độ Bắc và từ 103o52' đến 105o48' kinh độ Đơng.
Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hố, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh,phía Tây
giáp nước bạn Lào, phía Đơng giáp với biển Đơng.
Địa hình
Tỉnh Nghệ An nằm ở Đơng Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp
và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc
xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn,
thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ
cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu).
Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của tồn tỉnh.

Khí hậu - Thời tiết
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp
của gió mùa Tây - Nam khơ và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa
Đơng Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
Nhiệt độ trung bình là 24,2oC, cao hơn so với trung bình hàng năm là

0,2o C.
7


Tổng lượng mưa trong năm là 1.610,9mm, Độ ẩm trung bình hàng năm
là: 84%, độ ẩm thấp nhất là 42% vào tháng 7.
Tổng số giờ nắng trung bình 1696giờ. Ngồi ra, còn xuất hiện sương
muối, mùa bão vào các tháng 7, 8, 9 gây nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh
hoạt của người dân.
Sơng ngịi
Tổng chiều dài sơng suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung
bình là 0,7km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện
Mường Pẹc tỉnh Xieng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km (riêng trên đất
Nghệ An có chiều dài là 361 km), diện tích lưu vực 27.200 km 2 (riêng ở Nghệ
An là 17.730 km2). Tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m 3 trong đó
144.109 là nước mặt.
Nhìn chung nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và
phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Biển, bờ biển
Hải phận rộng 4.230 hải lý vng, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy
biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát.
Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều lồi hải sản có giá trị kinh tế cao.
Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi
thế cho việc phát triển nhành du lịch ở Nghệ An.
Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc
vận tải biển, phát triển cảng biển và nghề làm muối (1000 ha)
2.1.2. Lịch sử hình thành.
Xứ Nghệ là tên chung của vùng Hoan Châu cũ (bao gồm cả Nghệ An
và Hà Tĩnh) từ thời nhà Hậu Lê. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa
gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng và sông Lam,

mặc dù núi Hồng Lĩnh nằm trọn trong đất Hà Tĩnh và sông Lam nằm ở ranh
giới giữa Nghệ An và Hà Tĩnh. Trung tâm của Xứ Nghệ nằm ở hai bên dịng
sơng Lam là phủ Đức Quang và phủ Anh Đô khi xưa, tức là các huyện Hương
8


Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của Hà Tĩnh và các
huyện Thanh Chương, Nghi Lộc, thành phố Vinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn,
Đô Lương, Anh Sơn của Nghệ An ngày nay.
Danh xưng Nghệ An có từ năm 1030 thời nhà Lý, niên hiệu Thiên
Thành thứ hai. Lúc đó gọi là trại Nghệ An, sau đó thì đổi thành châu Nghệ An
rồi Nghệ An thừa tuyên. Năm 1490, vua Lê Thánh Tông (niên hiệu Hồng Đức
thứ 21) đổi tên từ Nghệ An thừa tuyên thành xứ Nghệ An (gọi tắt là xứ Nghệ)
đồng thời với các đơn vị hành chính khác lúc bấy giờ như: xứ Kinh Bắc, xứ
Sơn Nam, xứ Đơng, xứ Đồi, xứ Thanh Hóa, xứ Lạng Sơn... Năm 1831, thời
vua Minh Mệnh, Xứ Nghệ bị tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Năm
1976, hai tỉnh lại hợp thành tỉnh lớn Nghệ Tĩnh.
Nghệ An là một mảnh đất đã sản sinh nhiều danh nhân lịch sử, nhà
khoa bảng, nhà khoa học, nhà văn nổi tiếng như Hồ Chí Minh, Phan Bội
Châu, Mai Hắc Ðế, thi sĩ Hồ Xuân Hương...Cũng như các tỉnh khác của Việt
Nam, truyền thống văn hóa của tỉnh rất phong phú. Là một tỉnh có nhiều dân
tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều mang một bản sắc văn hóa, ngôn ngữ
riêng giàu truyền thống
Nghệ An là xứ sở của nền văn hóa dân gian đặc sắc với những điệu hò,
hát phường vải, hát đò đưa...Du khách đến với bất kỳ lễ hội nào của tỉnh Nghệ
An đều có thể thưởng thức loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc này.
Các dân tộc ít người của tỉnh Nghệ An có những loại hình âm nhạc
riêng. Dân tộc Khơ- Mú có âm nhạc nữ đuổi chim thú, nhạc khí gắn trên gậy
chọc lỗ, tra hạt. Thăm đao là loại nhạc cụ bằng tre nứa; đàn môi được chế tạo
bằng những mảnh cật tre vót mỏng. Ngồi ra họ cịn có nhiều loại sáo, khèn...

Cịn người H'Mơng lại có nhiều loại khèn và đàn mơi để bày tỏ tình cảm, ca
ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, của quê hương đất nước.
Nghệ An là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ
hội Cầu Ngư, Rước Hến, Ðua thuyền... Lễ hội làm sống lại những kỳ tích lịch sử
được nâng lên thành huyền thoại, giàu chất sử thi, đậm đà tính nhân văn như lễ hội
9


đền Cuông, lễ hội làng Vạn Lộc, làng Sen. Miền núi có các lễ hội như Hang Bua, lễ
hội Xàng Khan, lễ mừng nhà mới, lễ uống rượu cần.
1.2. Tổng quan về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Nghệ An
1.2.1. Hệ thống khái niệm
Trong quá trình phát triển, do tác động ảnh hưởng, hệ quả của các yếu tố
lịch sử văn hóa để lại mà trong ngơn ngữ của người việt có sử dụng nhiều từ
Hán - Việt, trong đó di tích cũng chính là một từ Hán - Việt. Theo từ điển hán
việt của Thiều Chửu, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1993, nó
được hiểu như sau:
Di: đi lại, rớt lại, để lại
Tích: tàn tích, dấu vết
Di tích: tàn tích, dấu vết cịn để lại của quá khứ
Theo từ điển của Đại từ điển tiếng việt do trung tâm ngơn ngữ và văn hóa
Việt Nam – Bộ Giáo Dục và Đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb Văn
hóa - Thơng tin xuất bản năm 1998 thì Di tích LSVH:“ Tổng thể những cơng
trình, địa điểm,đồ vật hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị lịch sử hay giá trị văn
hóa được lưu lại”.
Theo luật Di sản văn hóa được Quốc hội nước cộng hịa XHCN Việt
Nam khóa X kỳ họp thứ 9 thơng qua ngày 29/06/2001, thì : “Di tích lịch sử văn hóa là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”.
Theo luật Di sản văn hóa, để được coi là một di tích lịch sử - văn hóa
chúng phải thỏa mãn năm tiêu chí sau:

Tiêu chí thứ nhất: Di tích lịch sử - văn hóa là các cơng trình xây dựng,
địa điểm gắn với các sự kiện tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước
của dân tộc. Tiêu biểu như: đền thờ vua Quang Trung, đền thờ Mai Hắc Đế…
Tiêu chí thứ hai: Di tích lịch sử - văn hóa là các cơng trình xây dựng, địa
điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất
nước trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử của dân tộc: ví dụ như khu di
10


tích Kim Liên (Nam Đàn – Nghệ An) gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân
văn hóa thế giới Hồ Chí Minh. Di tích lưu niệm Phan Bội Châu, khu lưu niêm
Lê Hồng Phong….
Tiêu chí thứ ba: Di tích lịch sử - văn hóa là cơng trình xây dựng, địa điểm
gắn với các sự kiện lịch sử tiêu biểu của thời kỳ cách mạng, kháng chiến tiêu
biểu Ngã Ba Bến Thủy, Cồn Mơ, Trng Bồn, cụm di tích Làng Đỏ Hưng
Dũng…
Tiêu chí thứ tư: Di tich lịch sử - văn hóa là địa điểm có giá trị tiêu biểu về
khảo cổ phản ánh tiến trình phát triển của lịch sử tộc người, của quốc gia, dân
tộc. Tiêu biểu như văn hoá Sơn Vi, như Đồi Dùng, Đồi Rạng (Thanh
Chương). Trong nhiều hang động ở các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ
Hợp, Tân Kỳ, Con Cuông, Tương Đương đã phát hiện được các di chỉ khảo
cổ học thuộc văn hố Hịa Bình. Cồn Sị Điệp (Quỳnh Văn, Quỳnh Lưu) là di
chỉ khảo cổ học tiêu biểu của thời kỳ đá mới có niên đại cách ngày nay 2000
đến 2500 năm…
Tiêu chí thứ năm: Di tích lịch sử - văn hóa là quần thể kiến trúc hoặc cơng
trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều
giai đoạn trong lịch sử tiêu biểu như: đền Hồng Sơn, Thành Cổ Vinh…

11



Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CÁC DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HĨA CẤP QUỐC GIA THÀNH PHỐ VINH
2.1. Hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia thành phố
vinh.
Theo quy định của bộ văn hóa thể thao và du lịch quyết định, thành phố
vinh hiện nay có 11 di tích cấp quốc gia bao gồm các di gồm các di tích sau:
đền Quang Trung, Ngã Ba Bến Thủy, đền Hồng Sơn, Chùa Diệc, Chùa Cần
Linh, Cồn Mơ, Cụm Di tích Làng Đỏ- Hưng Dũng, Đền Trìa, Nhà thờ HỌ
ng, Nhà thờ Họ Hoàng, Thành cổ Vinh.
2.1.1. Đền Quang Trung
Đền Quang Trung tọa lạc trên núi Dũng quyết là một trong những cơng
trình tiêu biểu của Lâm viên Núi Dũng Quyết và khu vực Phượng Hồng
Trung Đơ. Theo thần thoại, khi xưa có 100 con phượng hồng bay qua sơng
Lam thì có 99 con để lại ngọn Hồng Lĩnh, con thứ 100 chính là núi Quyết.
Quang Trung - vị vua nổi tiếng với chiến công đại thắng quân Thanh,
một trong những huyền thoại chống giặc ngoại xâm hiển hách nhất của lịch sử
dân tộc ta, với tư cách là Bắc Bình Vương đã phát hiện và nhận thấy đây là
địa điểm chiến lược để xây dựng kinh đô, làm gốc rễ sâu bền cho sự phồn
vinh của đất nước.
Để tỏ lòng biết ơn vị Anh hùng áo vải dân tộc, UBND tỉnh Nghệ An đã
ra quyết định ngày 23/7/2004 xây dựng đền thờ Vua Quang Trung tọa lạc trên
đỉnh thứ 2 núi Dũng Quyết có độ cao 97m so với mặt nước biển, thuộc vùng
đất linh thiêng được Vua Quang Trung chọn đóng đô cách đây hơn 220 năm.
Đền được khởi công xây dựng vào tháng 7/2005 và hoàn thành vào
tháng 5/ 2008. Dự án xây dựng đền thờ Quang Trung mang nặng tính đặc thù
văn hóa - lịch sử vì thế, phải có giải pháp kiến trúc phù hợp với mục đích và
yêu cầu của một ngôi đền thờ truyền thống.
12



Để tưởng nhớ sự nghiệp và công lao vĩ đại của hoàng đế Quang
Trung, nhân dân Nghệ An cùng với lãnh đạo đã thông nhất xây dựng đền thờ
vua Quang Trung trên núi quyết, nơi Nguyễn Huệ đóng đơ.
Kết cấu của cơng trình gồm có: sân lễ hội, đường lên xuống đền, sân
đền chính, sân đền trước, nhà tiền đường, nhà trung đường, nhà hậu cung, nhà
tả vu, hữu vu, nhà nghi mơn, hai nhà bia, bình phong, tứ trụ, bia dẫn tích và
các hạ tầng kỹ thuật khác.
Ngồi ra cịn có Bãi đậu xe cũng đồng thời là sân lễ hội, nơi diễn ra
phần hội, trò chơi dân gian, múa hát, thể thao…sân có diện tích là 1.800m 2,
kết cấu bằng bê tông mác 200, dày 10cm. Lối vào đền là dãy cầu thang 99 bậc
đi thẳng vào sân trước đền biểu trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu, tương ứng
với 99 con phượng hoàng. Đường lên xuống đền được lát bằng đá Thanh Hóa.
Hai bên đường là 2 dãy cây sanh.
Sân trước đền có diện tích: 1.400m2, được lát bằng gạch bát cổ phục
chế loại 30 x 30 cm. Trước cửa đền là 2 con voi bằng gỗ chầu 2 bên.
Đền thờ vua Quang Trung hàng năm đều đón tiếp hàng vạn lượt khách
khắp mọi miền tham quan. Đặc biệt trong mấy năm trở lại đây số lượng khách
đã tăng lên nhiều hơn so với các năm trở về trước. Lượng khách đông nhất
thường là vào dịp tết và kéo dài cho đến hết tháng 2 âm lịch. Mọi người đến
đây chủ yếu là thắp hương, tham quan, tỏ lịng ngưỡng mộ và tri ân đối với
hồng đế Quang Trung.
Hàng năm, đền thờ tổ chức vào 3 ngày lễ lớn:
- Ngày 5/1 âm lịch: kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.
- Ngày 29/7 âm lịch: ngày mất của vua Quang Trung.
- 1/ 10 dương lịch: ngày hoàng đế quang trung ra chiếu dời phú xuân ra
Phượng Hồng Trung Đơ.
Trong đó, ngày giỗ Quang Trung được coi là ngày quan trọng nhất. Các
ngày lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh thân thế và sự nghiệp của hoàng đế
13



Quang Trung và vương triều tây sơn đồng thời giáo dục truyền thống yêu
nước, truyền thống cách mạng của dân ta.
2.1.2. Di tích Ngã Ba Bến Thủy
Di tích Ngã ba Bến Thuỷ nằm bên tả ngạn sông Lam, dưới chân núi
Quyết; cách trung tâm thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 5km về phía Đơng.
Ngã ba Bến Thuỷ trước đây thuộc làng Yên Dũng Hạ, tổng Yên Trường,
huyện Hưng Nguyên; nay thuộc phường Bến Thuỷ, thành phố Vinh. Di tích
có diện tích 5.000 m2 sát dưới chân núi Quyết, một vùng đất có vị trí quan
trọng; nơi mà Vua Quang Trung Nguyễn Huệ chọn để xây dựng thành Phượng
Hồng Trung Đơ (năm 1788).
Để tưởng nhớ tới cha ông một thời oanh liệt 1930-1931. Nơi đây đã
xây dựng một tượng đài Công Nông Binh hùng vĩ, một trong những điểm du
lịch của quần thể Lâm Viên núi Quyết. Hàng năm trong các ngày lễ kỷ niệm
của đất nước, các thế hệ trẻ đều đến đây để ôn lại truyền thống lịch sử trên
mảnh đất này
Ngã ba Bến Thủy trở thành địa danh lịch sử đặc biệt đánh dấu sự mở
đầu cho Phong trào cách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh. Với ý nghĩa đó, ngày
16/11/1988, Bộ Văn hóa Thơng tin (nay là Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch)
đã có quyết định cơng nhận xếp hạng Di tích Ngã ba Bến Thủy là Di tích Lịch
sử -Văn hóa cấp quốc gia.
Năm 2010, UBND tỉnh Nghệ An đã quyết định bảo tồn, tôn tạo và xây
dựng Khu Di tích này với tổng kinh phí 45 tỷ đồng, do UBND Thành phố
Vinh làm chủ đầu tư. Sau hơn 2 năm cơng trình đã hồn thành, đưa vào sử
dụng với thiết kế làm bằng đá khối xanh Thanh Hóa, cao 13,57m, gồm 2 nhân
vật nam và nữ, trong tư thế giương cao ngọn cờ Đảng búa liềm, biểu hiện cho
lực lượng công nông trên đà lớn mạnh. Đây là một cơng trình độc đáo và ấn
tượng, có tính khái qt cao.
2.1.3. Đền Hồng Sơn

14


Tọa lạc trên một vùng đất đẹp giữa trung tâm thành phố Vinh, Tỉnh
Nghệ An, đền Hồng Sơn là một trong nhưng di tích q hiếm, có quy mơ và
cảnh quan lý tưởng, là cơng trình kiến trúc đẹp của thời Nguyễn.
Trong năm 1982, phường Hồng Sơn được thành lập và di tích Võ
Miếu, Đền nhà Ơng bấy giờ lấy tên địa danh của phường, nên tên Hồng Sơn
ra đời từ đó.Năm 1987, đền Hồng Sơn được nhà nước xếp hạng di tích cấp
quốc gia.…
Đền được thiết kế ngoảnh ra sông Cửa Tiền theo hướng đông nam.
Nhân dân địa phương cho biết, trước năm 1954, vùng đất của đền được kéo
dài đến trước cổng đền, tiếp giáp đến bờ sông Cửa Tiền, trên khoảng đất này
trồng hai dãy dương liễu thẳng tắp, ở giữa có một am thờ và bờ sông được
ghép đá thành bậc thang xuống sông tạo nên cảnh quan thoáng đãng, mát mẻ
trước mặt đền.
Đền Hồng Sơn đã được bảo vệ tơn tạo giữ gìn cảnh quan di tích cổ
xưa. Những cây đại, cây sanh, cây sung có độ tuổi gần 200 năm và các loại
cây xanh vẫn được chăm sóc, toả hương thơm, tuy đền sát đường, gần chợ,
nhưng vẫn giữ được khơng khí tĩnh mịch trong lành, vừa sâu lắng thâm
nghiêm lại vừa linh thiêng của chốn đền đài.
Hiện nay, di tích văn hóa đền Hồng Sơn có 19 cơng trình kiến trúc với
quy mơ khá đồ sộ, hồn hảo bao gồm cổng chính, cổng phụ, tường bao quanh,
hồ bán nguyệt, tam quan, tắc môn, hai nhà bia, hai cột nanh, sân ngự
uyển...Đặc biệt các cơng trình thượng điện trung điện, gác chng, gác trống
hai cột nanh, tháp miếu, các bia đá, hồ bán nguyêt … được tơn tạo từ thời
Nguyễn, cịn một số cơng trình khác tơn tạo mới sau này, như tồ Hạ điện mới
được hồn thành năm 1988 với nguồn kinh phí nhà nước và nhân dân công
đức cho đền.
Về mặt văn hoá phi vật thể, hằng năm đền Hồng Sơn đã thành nếp sinh hoạt

thường kỳ trong nhân dân, có 3 kỳ lễ hội tưng bừng náo nhiệt:
15


- Mồng 3 tháng 3 âm lịch: Kỷ niệm ngày giỗ đức Thánh mẫu
- Mồng 10 tháng 3 âm lịch: Kỷ niệm ngày giỗ tổ Hùng Vương
- Ngày 20 tháng 8 âm lịch: Kỷ Niệm ngày giỗ Đức Thánh Trần
Lễ hội thường được tính theo ngày âm lịch đã thu hút hàng ngàn lượt
người khắp nơi trong thành phố và vùng phụ cận về tham dự.
Ngồi các lễ hội nói trên, đền Hồng Sơn là nơi khách thập phương
trong nước và quốc tế vãn cảnh, du lịch. Những ngày đầu xuân, đền đã thành
sân chơi cho nhưng người yêu thơ, yêu nhạc, họp mặt bình thơ, nhạc đầy ấn
tượng. Và thường ngày, đặc biệt là ngày sắc vọng, đền thực sự trở thành nơi
sinh hoạt văn hoá tâm linh lành mạnh, không thể thiếu của nhân dân từ trước
đến nay. Bà Nguyễn Thị Thiện – P. Cửa Nam thành phố Vinh.
Với quy mơ và giá trị đó, lãnh đạo tỉnh, thành phố Vinh đã có chủ
trương quy hoạch, tơn tạo di tích đền Hồng Sơn trở thành điểm tham quan du
lịch hấp dẫn và tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách tới vãn cảnh, tĩnh tâm.
2.1.4. Chùa Cần Linh
Chùa Cần Linh (hay còn gọi là chùa Sư nữ) là ngơi chùa có quy mơ lớn
và đẹp nhất tỉnh Nghệ An. Đã được Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch Việt
Nam chứng nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Chùa được xây dựng từ thời
nhà Lê, trên một vùng đất trước đây thuộc Làng Vang, tổng Yên tường, huyện
Hưng Nguyên. Nay thuộc phường Cửa Nam thành phố Vinh.
Chùa thờ thích ca mầu ni - vị tổ của đạo phật và các vị sư tăng đã từng
trụ trì trong chùa, trong vùng. Tổng diện tích: 5.208 m², gồm có các kiến trúc
sau: Tam quan, bái đường, chính điện, tăng đường, nhà tả vu, hữu vu.
Theo sử sách cịn lưu lại thì ngơi chùa này đã có sự ghé thăm của hai vị
vua là Tự Đức và Bảo Đại. Trong đó Tự Đức được coi là người đã có ý tưởng
đổi tên chùa như ngày nay. Với mong muốn đưa ngôi chùa linh thiêng này

gần gũi hơn với người dân địa phương trong nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm
linh, vua Tự Đức đã trao tặng nhà chùa bức trướng “Cần Linh”. Từ đó, Linh
Vân tự được đổi tên thành chùa Cần Linh.
16


Cùng với quả chng cổ có tuổi thọ trên 300 năm, trước cổng tam quan
ngơi chùa có một bức tượng Phật bà Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt. Bức
tượng được sư bà Diệu Nhẫn ấp ủ từ năm 2000 xuất phát từ một giấc mơ diệu
kỳ nhưng rồi mãi đến 5 năm sau, giấc mơ ấy mới được hiện thực hố. Năm
2006, pho tượng Phật bà nghìn tay, nghìn mắt đã hoàn thành kịp mừng ngày
Đại lễ Phật đản 2550 năm Phật Lịch. Pho tượng được đặt trang trọng trên toà
sen, cao 3m, rộng 2,5m được đúc bằng 8 tấn đồng đỏ nguyên chất.
Năm 1992, chùa Cần Linh được công nhận là Di tích lịch sử văn hố
cấp Quốc gia. Tuy nhiên, cũng trong thời điểm này, cơ sở vật chất của nhà
chùa đã xuống cấp và đòi hỏi sự bảo tồn. Sư Diệu Nhẫn kể, trở về chùa, vấn
đề mà nhà sư nghĩ đầu tiên là phải trùng tu và mở rộng các kiến trúc như tam
quan, chính điện, tả vu, hữu vu...
Q trình trùng tu, ngơi chùa vẫn giữ lại được nét cổ kính vốn có, dù
rằng nói như nhà sư Diệu Nhẫn, vừa trùng tu vừa xây mới nên có một vài cái
quá cũ buộc phải thay đổi. Ví như trước đây, con đường vào chùa là một lối
mịn rất nhỏ, cỏ mọc um tùm thì nay, con đường ấy đã được mở rộng, cây
xanh tươi tốt, vùng cỏ lác ngày xưa nay đã là một hồ sen bát ngát. Chùa Cần
Linh không chỉ là nơi thờ Phật, sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân
quanh vùng, mà còn là điểm du lịch hấp dẫn du khách.
Năm 1992 Chùa Cần Linh đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hố
cấp quốc gia.
2.1.5. Chùa Diệc
Chùa Diệc là ngôi chùa lớn nhất ở Vinh và là một trong những ngôi
chùa lớn nhất ở Nghệ Tĩnh. Người sáng lập ra ngôi chùa mượn ý trong kinh

Phật để đặt tên: diệc bộ diệc xu có nghĩa là cùng bước theo cùng chạy theo
(các bậc tu hành đắc đạo để lên cõi Niết Bàn).
Lẫn vào bóng cây bóng tháp, lẫn vào trong tiếng chim và hương hoa là
những đường nét dựng xây cổ kính. Thượng điện dài 13,60 m rộng 8,61 m.
Hạ điện dài 10,6 m rộng 8 m. Tam quan với lầu gác chuông đường bệ. Trước
17


tam quan là một cái hồ rộng càng tăng thêm vẻ trang nghiêm và u tịch của nhà
Phật. Trong chùa có mười bảy pho tượng mà gương mặt dồn lên nỗi suy tư
nhân thế. Phía trong uy nghi và trầm mặc những bức đại tự lưỡng long triều
nguyệt, câu đối sơn son thiếp vàng, tòa sen và hương án lung linh ánh nến.
Đặc biệt có hai bia đá lớn, cao 2 m rộng 1 m với những hình chạm khắc tinh
vi... Cửa Thiền rạng sáng sự tế độ và dòng nước sơng Vĩnh đón nguồn từ xa
chảy về vĩnh viễn chiếu vào đôi câu đối: Thiền môn quang phổ độ - Vĩnh thủy
viễn trường lưu. Lòng người cầu mong sự hịa mục và phép Phật ưa chuộng
điều tín điều trung chiếu vào đơi câu đối: Nhân tâm cầu hịa lạc - Phật pháp
thượng tín trung.
Ngơi chùa hầu như gắn liền với bao biến thiên lịch sử, với bao nhiêu sự
kiện trọng đại của thành phố. Nơi đây đã in dấu chân của nhiều tao nhân mặc
khách, của nhiều nhà chí sĩ yêu nước và nhiều chiến sĩ cộng sản.
2.1.6. Thành cổ Vinh
Thành cổ vinh nằm trên địa phận 2 xã Yên Trường và Vĩnh Yên, Tổng
yên trường, huyện Chân lộc nay thuộc địa bàn các phường Cửa Nam, Đội
Cung, Quang Trung của thành phố vinh Nghệ An. Là một công trình kiến trúc
tiêu biểu dưới thời nhà nguyễn, được xây dựng kiên cố vào năm 1831 thời
vua Minh Mạng.
Mãi đến năm 1931 vua Minh Mạng mới cho xây lại thành bằng đá ong
theo kiểu Vô-băng (Vô băng là tên một tướng Pháp có sáng kiến thiết kế
kiểu thành này). Thành có 6 cạnh, chu vi dài 603 trượng (2.412m), cao 1

trượng, 1 tấc, 5 thước (4,42 m), diện tích: 420.000m2, bao xung quanh có
hào rộng 7 trượng (28 m), sâu 8 thước ta (3,20 m). Lúc khởi cơng, Triều
đình nhà Nguyễn đã huy động 1000 lính Thanh Hố, 4000 lính Nghệ An.
Đến thời Tự Đức, khi nâng cấp phải lấy 8599 phiến đá sò từ Diễn Châu và
đá ong từ Nam Đàn, 4.848 cân vơi, 155 cân mật mía, với tổng kinh phí là
3.688 quan tiền.
18


Thành cổ có 3 cửa ra vào. Cửa tiền: Là cửa chính hướng về phía Nam, cửa
để Vua ngự giá, các quan trong lục bộ triều đình và Tổng đốc ra vào. Cửa Tả
hướng về phía đơng, Cửa hữu hướng về phía Tây. Muốn đi qua các cửa đều phải
qua một cái cầu. Bên trong, cơng trình lớn nhất là hành cung, phía đơng Hành
cung có dinh Thống Đốc, phía nam có dinh Bố Chánh và án Sát, dinh lãnh binh,
dinh đốc học, phía bắc có trại lính và nhà ngục. Sau này phía tây có nhà giám binh
người Pháp. Tồn bộ được trang bị 65 khẩu thần cơng, 47 khẩu đặt ở các vọng
gác, số còn lại tập trung ở hành cung và dinh thống đốc.
Trải qua nhiều biến cố của lịch sử và sự phá hoại của chiến tranh, di
tích Thành cổ hầu như khơng cịn lại gì, chỉ còn lại 3 cổng thành và khu hồ
bao quanh. Tỉnh và Thành phố đã khôi phục, trùng tu lại 2/3 cổng thành đồng
thời quy hoạch khôi phục lại di tích và cải tạo thành một cơng viên văn hố
lớn của Thành phố gọi tên là Công viên Thành cổ Vinh vói quần thể các loại
hình dịch vụ, vui chơi giải trí, du lịch văn hố đa dạng, phong phú.
2.1.7. Cồn Mô
Cồn Mô thuộc phường Bến Thuỷ - TP.Vinh - tỉnh Nghệ An. Di tích nằm
về phía Đơng Nam - thành phố Vinh, ở điểm giao nhau giữa đường thiên lý
Bắc Nam, đường ven sông Lam.
Thời Pháp thuộc, Bến Thuỷ gọi là Yên Dũng Hạ, Đệ Thập, sau Cách
mạng tháng 8 năm 1945 gọi là xã Hưng Thuỷ, từ năm 1982 đến nay gọi là
phường Bến Thuỷ. Trải qua các thời kỳ lịch sử, Bến Thuỷ chẳng những là

vùng danh thắng non nước hữu tình mà cịn là nơi trọng trấn, có vị trí chiến
lược hàng đầu trên mảnh đất xứ Nghệ.
Trong những năm tiền khởi nghĩa các đội tự vệ, cảm tử các làng Yên
Dũng Hạ, Đệ Thập đã chọn địa điểm Cồn Mô làm nơi luyện tập, học sinh kéo
đến Cồn Mơ may cờ đỏ sao vàng, mít tinh…Cồn Mô đã trở thành địa chỉ đỏ
cách mạng của nhân dân Bến Thuỷ và các vùng lân cận trong suốt hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
19


Cồn Mô trước năm 1930 là một mô đất cao 4m với diện tích rộng
4,104 m2, cây cối rậm rạp, xanh tốt.
Để ghi nhớ những chiến tích tại Cồn Mơ, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân
tỉnh Nghệ An, Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh đã ra quyết định số
1492/QĐUB ngày 3-1-1989 xây dựng tượng đài tại vị trí Cồn Mô, vật liệu
xây dựng chủ yếu là gạch, xi măng và cát. Tượng đài cao 10 m, rộng 4m, trên
cùng có biểu tượng hình cánh buồm mang ý nghĩa: “cánh buồm đưa con
thuyền cách mạng tiến lên thắng lợi” trên có hình búa liềm, mặt trước của
biểu tượng có hình trống Xơ viết tượng trưng cho vũ khí đấu tranh của cơng nơng Vinh - Bến Thuỷ. Tồn bộ bệ tượng đài mỗi bên có 5 bậc tam cấp lên
xuống. Xung quanh được xây hàng rào bảo vệ, có một cổng chính ra vào.
Hàng năm đến các ngày lễ lớn, UBND TP. Vinh và UBND phương Bến
Thuỷ cùng nhân dân thành phố Vinh mang vịng hoa đến viếng, kính cẩn
nghiêng mình trước đài tưởng niệm nhớ đến các chiến sỹ đã hy sinh và những
sự kiện tiêu biểu trong phong trào Xơ Viết Nghệ Tĩnh. Với ý nghĩa đó, tháng
2 năm 1997, Bộ Văn hố Thơng tin đã có quyết định cơng nhận Cồn Mơ là
một di tích lịch sử Văn hoá cấp quốc gia
2.1.8. Cụm Làng Đỏ Hưng Dũng
Cụm di tích Làng đỏ Hưng Dũng, bao gồm:
- Dăm Mụ Ni: là nơi các đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Đức
Cảnh cùng các đồng chí trong Xứ ủy Trung Kỳ hội họp bí mật, đồng thời là

địa điểm thành lập Chi bộ Đảng Yên Dũng, nơi họp bàn chuẩn bị cho các
cuộc đấu tranh, nơi diễn ra nhiều sinh hoạt văn hóa, văn nghệ khi chính quyền
Xơ Viết ra đời…- Cây Sanh chùa Nia: Địa điểm treo cờ Đảng, là nơi tập trung
tự

vệ

để

tập

luyện

trong

phong

trào

Xô Viết

Nghệ Tĩnh…

- Nhà ông Nguyễn Hữu Diên: Cơ quan ấn loát của Xứ ủy Trung Kỳ…
- Nhà ông Nguyễn Sỹ Huyến, nhà ông Lê Mai: Cơ sở ấn loát, hội họp của Xứ
ủy Trung Kỳ và Tỉnh ủy Vinh – Bến Thủy…
20


Hiện nay cụm di tích làng đỏ Hưng Dũng thuộc phường Hưng Dũng,

thành phố Vinh. Từ trung tâm thành phố Vinh, du khách có thể dễ dàng đến
thăm cụm di tích này bằng nhiều phương tiện khác nhau…theo các tuyến
đường như: Nguyễn Phong Sắc, Đại lộ 3/2, Phong Định Cảng, Nguyễn Viết
Xuân…
Hưng Dũng ban đầu là một phần của xã Dũng Quyết. Vào khoảng giữa
thế kỷ XIX, Dũng Quyết đổi thành Yên Dũng bao gồm Yên Dũng Hạ và Yên
Dũng Thượng, là một trong 17 đơn vị hành chính thuộc tổng Yên Trường,
huyện Chân Lộc, tỉnh Nghệ An. Yên Dũng Hạ là phường Bến Thủy và Trung
Đơ bây giờ, cịn Yên Dũng Thượng bao gồm các phường Trường Thi, Hưng
Dũng, một phần phường Hưng Bình, Hà Huy Tập, Hưng Lộc.
Yên Dũng là mảnh đất cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt nên cuộc sống của
nhân dân gặp nhiều khó khăn, vất vả. Cuộc sống gian khổ đó đã hun đúc cho
người dân nơi đây đức tính cần cù lao động, nếp sống tiết kiệm, tình đồn kết
thương u nhau và tinh thần thượng võ chống lại những bất cơng xã hội…
góp phần tạo nên truyền thống cách mạng kiên cường của nhân dân xứ Nghệ..
Ngày 5/11/1930, trong thư gửi Quốc tế Nông dân, lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc đã viết: “Hiện nay ở một số làng Đỏ, Xô – viết nông dân đã được thành
lập”. Làng đỏ là một tên gọi chung để chỉ những làng xã có phong trào cách
mạng mạnh mẽ, đập tan chính quyền cũ lập nên chính quyền Xơ viết. n
Dũng Thượng là một địa phương có đầy đủ những yếu tố đó và xứng đáng với
tên gọi “Làng Đỏ”.
Nhằm ghi nhận những đóng góp của nhân dân Hưng Dũng, đồng thời
để bảo tồn và phát huy truyền thống cách mạng của địa phương, ngày
27/4/1990, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra Quyết định công nhận quần thể di tích
lịch sử tại Làng Đỏ Hưng Dũng.
Quần thể di tích tại Làng Đỏ Hưng Dũng đã vinh dự được đón nhiều
đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về thăm như cố Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Linh, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp… Đây chính là niềm tự hào
21



×