Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Phát triển du lịch ở làng nghề thủ công truyền thống chế biến nước mắm phú lợi (quỳnh dị quỳnh lưu – nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.27 KB, 66 trang )

Trờng đại học vinh
KHOA LịCH Sử
---------****----------

PHT TRIN DU LCH LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG
TRUYỀN THỐNG CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM PHÚ LI

CHUYÊN NGàNH việt nam học

Vinh, 2014
Trờng đại học vinh
Khoa lịch sö

1


---------****----------

PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG
TRUYỀN THỐNG CH BIN NC MM PH LI

Chuyên ngành việt nam học

Giáo viên hớng dẫn: Ths. Dơng Thị Vân Anh

Vinh, 2014

2


MỤC LỤC


Trang
A. MỞ ĐÂU.........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu......................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
5. Đóng góp của đề tài.........................................................................................3
B. NỘI DUNG.....................................................................................................4
CHƯƠNG 1.........................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN QUỲNH LƯU VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG...............................................................................................................4
1.1. Tổng quan về huyện Quỳnh Lưu................................................................4
1.1.1.

Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên của huyện Quỳnh Lưu..........4

1.1.2. Lịch sử hình thành....................................................................................6
1.1.3. Con người..................................................................................................8
1.1.4. Truyền thống lao động, sản xuất...........................................................10
1.2. Giới thiệu khái quát về làng nghề thủ công truyền thống ở huyện
Quỳnh Lưu........................................................................................................11
1.2.1. Quan niệm về làng nghề, làng nghề thủ công truyền thống................11
1.2.2. Đặc điểm của làng nghề thủ cơng truyền thống...................................13
1.2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................13
1.2.2.2. Đặc điểm của làng nghề thủ công truyền thống................................14
1.2.3. Những nhân tố tác động đến sự phát triển của các làng nghề thủ
công truyền thống ở Quỳnh Lưu.....................................................................16
1.3. Giới thiệu về làng chế biến nước mắm truyền thống Phú Lợi (Quỳnh
Dị - Quỳnh Lưu – Nghệ An).............................................................................20
CHƯƠNG 2.......................................................................................................22

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG NGHỀ THỦ
CÔNG TRUYỀN THỐNG CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM PHÚ LỢI................22

3


2.1. Một số giá trị của làng nghề đối với sự phát triển du lịch......................22
2.1.1. Giá trị sản xuất........................................................................................22
2.1.2. Giá trị xã hội............................................................................................27
2.1.3. Giá trị văn hóa........................................................................................28
2.2. Thực trạng phát triển du lịch tại làng nghề thủ công truyền thống
chế biến nước mắm Phú Lợi............................................................................29
2.2.1. Đặc điểm mẫu khảo sát..........................................................................29
2.2.2. Nguồn gốc hình thành............................................................................31
2.2.3. Quá trình phát triển...............................................................................32
2.2.4. Cơ cấu nguồn lao động...........................................................................38
2.2.5. Nguồn thu nhập từ làng nghề................................................................40
2.2.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm................................................................41
2.2.7. Cơ cấu khách tham quan.......................................................................43
2.2.8. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật...............................44
2.2.8.1. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng.....................................................44
2.2.8.2. Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật.....................................45
2.2.9. Thực trạng môi trường tại làng nghề....................................................46
2.2.10. Đánh giá chung.....................................................................................47
CHƯƠNG 3.......................................................................................................49
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ....................................49
3.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển làng nghề.........................................49
3.2. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật...................50
3.3. Giải pháp phát triển thị trường, thương hiệu cho sản phẩm làng
nghề....................................................................................................................51

3.4. Giải pháp bảo vệ môi trường....................................................................52
3.5. Có sự liên kết với các loại hình du lịch khác trong địa bàn huyện........53
C. KẾT LUẬN...................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................56
PHỤ LỤC....................................................................................................................................

4


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghề thủ công truyền thống gắn liền với quá trình ra đời, phát triển của
con người. Ngay từ xa xưa, các thế hệ cha ông đã biết đến nghề thủ công,
trước hết nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu cuộc sống đời thường, gắn liền
với quá trình lao động sản xuất, dần dần do nhu cầu của cuộc sống cũng như
sự tiến bộ của xã hội đã khẳng định tầm quan trọng của các làng nghề thủ
công truyền thống.
Du lịch làng nghề trên thế giới đã có từ lâu đời và phát triển nhanh
chóng. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập và mở cửa như hiện nay thì những
làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời
sống kinh tế - văn hóa - xã hội của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Mỗi làng nghề
truyền thống là một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo,
không thể thay thế về đất, nước và con người của mỗi vùng, miền, địa
phương. Chính vì vậy, việc phát triển du lịch làng nghề là một hướng đi đúng
đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và
phát triển du lịch.
Ở Việt Nam, loại hình du lịch làng nghề truyền thống cũng đã xuất hiện
và đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển ngành du lịch cả nước. Một số làng
nghề nổi tiếng, có thương hiệu, hấp dẫn du khách lớn đã được khai thác phục
vụ hoạt động du lịch như: làng Gốm Bát Tràng, làng Tranh Đông Hồ, chiếu

Nga Sơn, làng đá Non Nước… Trong những năm gần đây, du lịch làng nghề
truyền thống ở Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách nước ngoài bởi những
giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi
vùng. Trên thực tế, tại những làng nghề truyền thống này cũng đã thu hút một
lượng du khách đáng kể nhưng vẫn chỉ là những nỗ lực tự phát, chưa hình
thành được cách làm chuyên nghiệp.
Cùng với nhịp độ phát triển du lịch của cả nước cộng với việc chú trọng,
đầu tư tích cực thì du lịch Nghệ An đang có những bước chuyển mình to lớn.
1


Du lịch được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói”, nó đã góp phần
đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân sách tỉnh, góp phần tạo sự chuyển dịch
trong cơ cấu kinh tế. Hơn nữa thông qua hoạt động du lịch làm tăng cường sự
hiểu biết lẫn nhau, tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội giữa các vùng trong một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.
Tuy nhiên, trên thực tế thì hoạt động du lịch tại các làng nghề thủ công
truyền thống trên địa bàn tỉnh hầu như chưa phát triển, khách đến với các làng
nghề ở đây chủ yếu là những người dân địa phương, các vùng phụ cận đến
đây để học hỏi kinh nghiệm sản xuất, trao đổi, mua bán sản phẩm làng nghề.
Bên cạnh đó thì sản phẩm làng nghề có thương hiệu đang cịn ít, cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo nàn, chưa được đầu tư thích đáng.
Chính vì vậy, chưa thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Bởi vậy, vấn đề
tìm ra các biện pháp để du lịch làng nghề thực sự phát huy tiềm năng hiệu
quả, đóng góp bền vững cho mục tiêu phát triển du lịch cũng như phát triển
kinh tế - xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa được coi là nhiệm vụ hết sức cấp
thiết hiện nay.
Xuất phát từ nhận thức trên, tôi chọn đề tài “Phát triển du lịch ở làng
nghề thủ công truyền thống chế biến nước mắm Phú Lợi (Quỳnh Dị Quỳnh Lưu – Nghệ An” để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch làng nghề,
từ đó khái quát và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả

hoạt động du lịch tại làng nghề trên địa bàn huyện.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu hoạt động du lịch làng nghề.
Phạm vi nghiên cứu là làng nghề chế biến nước mắm Phú Lợi nằm trong
không gian xã Quỳnh Dị, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Thời gian đề tài được thực hiện từ 12/2013 đến 04/2014.

2


3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tiềm năng du lịch làng nghề chế biến nước mắm Phú Lợi
(Quỳnh Dị) nhằm đẩy mạnh hoạt động du lịch tại địa phương và thu hút du
khách đến với làng nghề.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các tài liệu sẵn có: Các tài liệu thành văn, các bài báo, mạng
internet…
Khảo sát thực địa: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp, thăm dò ý kiến người
dân thơng qua phiếu điều tra tại làng nghề.
Phân tích tổng hợp các số liệu thống kê: Thông qua các phiếu điều tra sẽ
tổng hợp lại và tiến hành phân tích những số liệu thu thập được.
Đối chiếu, so sánh: Đối chiếu, so sánh những thông tin, số liệu đã thu
thập được với những thông tin, số liệu trên lý thuyết.
Điền dã: Các cuộc trao đổi, phỏng vấn với những người cao niên, những
nghệ nhân của làng nghề hiện nay còn sống hoặc hậu duệ của những nghệ
nhân xưa hiện đang tiếp tục làm nghề.
5. Đóng góp của đề tài
Qua đề tài khóa luận, tác giả mong muốn góp một phần nhỏ bé của cá
nhân vào sự phát triển của làng nghề chế biến nước mắm Phú Lợi (Quỳnh Dị)
trong hoạt động du lịch, nhằm tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho

người dân. Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh việc phát triển làng nghề thủ công
truyền thống gắn với phát triển du lịch, tạo ra loại hình du lịch mới cho
Quỳnh Lưu là “Du lịch làng nghề truyền thống”, vừa góp phần làm đa dạng
hóa loại hình du lịch, vừa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
của làng nghề.

3


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN QUỲNH LƯU VÀ LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG
1.1. Tổng quan về huyện Quỳnh Lưu
1.1.1. Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên của huyện Quỳnh Lưu
Quỳnh Lưu nằm ở phía bắc tỉnh Nghệ An. Tuy đây là huyện đồng bằng
nhưng có rừng núi, có biển. Diện tích đất tự nhiên là 60.706 ha. Dân số tính
đến năm 2007 là 360.000 người. Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng tương
đối rộng, có tọa độ địa lý: Cực Bắc: 19º22’12” vĩ độ bắc, cực Nam: 19º0’15”
vĩ độ bắc, cực Tây: 106º5’15” đông kinh tuyến, cực Đông: 105º47’50” đơng
kinh tuyến. Quỳnh Lưu có đường biên giới dài 122 km, trong đó đường biên
giới đất liền dài 88 km và 34 km đường biển. Khoảng cách từ Huyện lị là Thị
trấn Cầu Giát đến Tỉnh lỵ là Thành phố Vinh khoảng 60 km. Phía bắc huyện
Quỳnh Lưu giáp huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), có chung địa giới khoảng 24
km với ranh giới tự nhiên là khe nước lạnh. Phía nam và tây nam huyện
Quỳnh Lưu giáp với huyện Diễn Châu và huyện Yên Thành với ranh giới
khoảng 31km. Phía tây huyện Quỳnh Lưu giáp huyện Nghĩa Đàn với ranh
giới khoảng 33 km được hình thành một cách tự nhiên bằng các dãy núi kéo
dài liên tục mà giữa chúng có những đèo thấp tạo ra những con đường nối liền
hai huyện với nhau. Phía đơng huyện Quỳnh Lưu giáp biển Đông.

Mặc dù không được ưu dãi về mặt đất đai, song thiên nhiên đã phú cho
Quỳnh Lưu có sơn thủy hữu tình. Quỳnh Lưu có nhiều ngọn núi: Núi Trụ Hải,
núi Bào Đột, núi Tùng Lĩnh… bên cạnh đó thì Quỳnh Lưu cịn có nhiều sơng,
cửa biển là điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy phát triển, với các
sơng như: Sơng Thai, sơng Hồng Mai…

4


Khí hậu Quỳnh Lưu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 đến
tháng 10 dương lịch, mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 dương lịch
năm sau. Về mùa nóng nhiệt độ trung bình 30ºC, có ngày lên tới 40ºC; về
mùa lạnh thường có gió mùa Đơng Bắc, ít mưa. Với điều kiên địa lý tự nhiên
như vậy thì Quỳnh Lưu là mảnh đất khơng được thiên nhiên ưu đãi như các
huyện khác trong tỉnh. Chính điều đó đã tác động khơng nhỏ đến q trình
phát triển của các làng nghề thủ cơng truyền thống trong huyện.
Vùng ven biển bao gồm các xã từ Quỳnh Lộc đến Quỳnh Thọ gồm có
13 xã. Phần lớn các xã đều nằm lọt giữa kênh Dâu với biển Đông. Các xã nằm
bên kênh này và kề mép nước, nhân dân Quỳnh Lưu gọi là vùng Bãi Ngang.
Vùng ven biển Quỳnh Lưu như vừa nói trên là do cát, đất bồn và vỏ các lồi
nhuyễn thể, trầm tích của biển bồi tụ, nên độ màu mỡ có bị hạn chế. Tuy là
vùng nhỏ, hẹp, song địa hình cũng khá phức tạp, thấp dần về phía đơng, độ
chênh từ tây xuống đơng trung bình 4m, có chỗ 6m so với mặt nước biển. Với
độ chênh ấy lại đất cát, nên đồng ruộng dễ bị xói mịn, làm cho việc canh tác
và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn. Đất ở đây thành phần đạm, lân, kali đều
kém, lượng mùn nghèo.
Vùng đồng bằng bao gồm 18 xã, bắt đầu từ xã Mai Hùng kéo tới xã
Quỳnh Diễn. Đây là vùng đất bằng phẳng, khá màu mỡ do sự bồi tụ của các
loại trầm tích biển và do sự cải tạo thường xuyên của con người. Chính vì thế
mà vùng này trở thành vựa thóc của cả huyện Quỳnh Lưu. Ngồi lúa là chủ

yếu, nhân dân cịn trồng ngơ, khoai, đậu, lạc, vừng. Từ ngày có nước sơng
Nơng Giang từ Đơ Lương chảy về và các đập kênh tưới tiêu, năng suất cây
trồng ở vùng này đã nâng cao trông thấy. Đây là vùng trung tâm kinh tế, văn
hóa, chính trị của huyện.
Vùng đồi núi, vùng này không chỉ bao gồm các xã phía tây mà cịn một
số xã phía bắc huyện Quỳnh Lưu. Đây là vùng đất thuận lợi cho trồng các
loại cây cơng nghiệp như chè, mía… ngồi ra cịn trồng các loại cây có hạt
5


như: Trẩu, sở. Do đồi núi và địa hình bị chia cắt mạnh, song vùng này có khả
năng mở rộng diện tích canh tác, phát triển mạnh chăn ni, điều hịa dân số
và phát triển cả về nơng nghiệp.
Như vậy với sự đa dạng của đặc điểm tự nhiên đã tạo cho Quỳnh Lưu
một nền kinh tế đa dạng, phù hợp với tính chất của cư dân phương Đơng.
Trong đó nơng nghiệp trồng lúa nước vẫn đóng vai trị chủ đạo. Tuy nhiên bên
cạnh đó thì cịn có những làng nghề thủ cơng nghiệp được hình thành và ngày
càng phát triển, bổ sung vào nguồn thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người dân. Bởi vậy cho nên các làng nghề thủ công truyền thống ở
Quỳnh Lưu luôn được các cấp chính quyền quan tâm, được lưu truyền và bảo
tồn cũng như phát huy từ nơi này đến nơi khác, từ đời này sang đời khác.
1.1.2. Lịch sử hình thành
Quỳnh Lưu là một vùng đất cổ có cư dân sinh sống từ rất lâu đời. Bằng
chứng là di chỉ văn hóa Quỳnh Văn. Ngồi Quỳnh Văn, các di chỉ cồn sị điệp
thuộc loại hình văn hóa Quỳnh Văn cịn có ở các xã Quỳnh Hoa, Quỳnh Hậu,
Quỳnh Xn, Quỳnh Lương, Mai Hùng... Niên đại văn hóa Quỳnh Văn được
xác định là ít nhất ở thời kì đồ đá, tức là cách ngày nay khoảng 6000 năm. Cư
dân nguyên thủy ở Quỳnh Lưu sinh sống thành từng bộ lạc ở vùng lõm, đầm
lầy dọc bờ biển. Chính bằng lao động của mình, cư dân Quỳnh Lưu đã “khai
thiên phá thạch”, vật lộn với thiên nhiên, tạo nên một kì tích hình thành vùng

đất và cộng đồng dân cư thời xa xưa.
Tên Quỳnh Lưu xuất hiện vào thế kỉ XV, thời nhà Lê (1430) ở cương
vực từ biển Đông lên tận Quỳ Châu gồm 7 tổng phía trên (thuộc đất huyện
Nghĩa Đàn hiện nay) và 4 tổng phía dưới (thuộc đất huyện Quỳnh Lưu ngày
nay).
Thời nhà Lý, Diễn Châu là một châu, sau đổi thành một lộ và sau nữa
đổi thành một phủ, tức là một đơn vị hành chính thuộc chính quyền trung
6


ương từ năm 1010 đến năm 1225, Quỳnh Lưu bấy giờ nằm trong châu, lộ
hoặc phủ Diễn Châu.
Đến thời Trần, vùng Hoan Châu và Diễn Châu được đổi tên là trại, sau
là lộ, phủ; năm 1397 Diễn Châu được gọi là trấn với tên là Vọng Giang.
Thời nhà Hồ, trấn Vọng Giang được đổi thành phủ Linh Nguyên (nghĩa
là đất linh thiêng) gồm đất Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu và Nghĩa Đàn
ngày nay.
Đến thời Lê, Diễn Châu chỉ là một phủ của Nghệ An. Phủ Diễn Châu
thời kì này bao gồm hai huyện là Đông Thành và Quỳnh Lưu. Như vậy tên
“Quỳnh Lưu” lần đầu tiên xuất hiện dưới thời nhà Lê với niên đại được xác
định là năm 1430.
Từ mốc thời gian thành lập huyện Quỳnh Lưu trở đi tức là đến thời nhà
Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) cả nước chia thành 29 tỉnh, trong đó
tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh được lập riêng. Quỳnh Lưu là đơn vị hành chính
thuộc phủ Diễn Châu của tỉnh Nghệ An gồm 11 tổng. Từ năm Minh Mệnh thứ
21(1840), 7 tổng ở vùng trên được tách thành huyện Nghĩa Đường (sau đổi
tên thành Nghĩa Đàn) 4 tổng còn lại (Quỳnh Lâm, Hoàng Mai, Hoàn Hậu,
Thanh Viên) là huyện Quỳnh Lưu như hiện nay thuộc phủ Diễn Châu.
Đến thời kì Thực dân Pháp đơ hộ Việt Nam năm 1919, chính quyền
Thực dân phong kiến bỏ cấp phủ, Quỳnh Lưu trở thành đơn vị hành chính

trực thuộc tỉnh, khơng cịn là cấp dưới thuộc Diễn Châu nữa.
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945), địa giới
huyện Quỳnh Lưu về cơ bản khơng có gì thay đổi lớn. Tuy nhiên một số làng
phía bắc huyện Diễn Châu và huyện Yên Thành được sát nhập vào huyện
Quỳnh Lưu. Từ đó đến nay, một số tên xã cũng được thay đổi. Theo đà phát
triển của kinh tế - xã hội, các đơn vị hành chính cấp xã trong huyện Quỳnh

7


Lưu có thể cịn thay đổi theo hướng lập ra những đơn vị mới trên cơ sở tách ra
từ những đơn vị cũ.
Trước khi chia tách, huyện Quỳnh Lưu có 43 đơn vị hành chính gồm 2 thị
trấn: Cầu Giát (huyện lị), Hoàng Mai và 41 xã.
Ngày 3/4/2013, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Hoàng
Mai và 9 xã: Mai Hùng, Quỳnh Vinh, Quỳnh Lộc, Quỳnh Lập, Quỳnh Dị,
Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, Quỳnh Xuân, Quỳnh Trang được tách ra thành
lập thị xã Hoàng Mai.
1.1.3. Con người
Thời nguyên thủy cách chúng ta 5 – 6 nghìn năm đã có cư dân trên đất
Quỳnh Lưu. Họ sống trên các đồi điệp, đã để lại một nền văn hóa mới mà các
nhà khảo cổ học, sử học gọi là “Văn hóa Quỳnh Văn”.
Người nguyên thủy sống ở Quỳnh Lưu từ văn hóa Quỳnh Văn (sơ kì đồ
đá mới) đến văn hóa Đơng Sơn (đồ đồng) ở Đồi Đền (Quỳnh Hậu). Vùng ven
biển do có các dịng hải lưu xi ngược, do có hiện tượng sóng nhào, gió, sự
bồi tụ của các loại nhuyễn thể nói chung là trầm tích biển, cát, phù sa… nên
hình thành các dải cồn cát cho nên cư dân đến cư trú sớm hơn đồng bằng. Ví
dụ như ở Tiến Thủy, Quỳnh Phương, Quỳnh Lập…
Suốt cả đời Lý và đời Trần là thời gian mà tiền nhân của cư dân Quỳnh
Lưu hiện tại đã chế ngự thiên nhiên, mở rộng đất đai. Đây là thời gian không

chỉ Quỳnh Đôi ra đời mà Quỳnh Yên, An Hòa, Quỳnh Hồng, Quỳnh Bảng,
Quỳnh Giang, Quỳnh Thạch, Quỳnh Hưng, Quỳnh Bá…đều có người cư trú.
Như vậy vào cuối đời Trần, tuy còn thưa thớt nhưng khắp địa bàn Quỳnh Lưu
đều có cư dân sinh sống.
Từ đời Lê trở về sau, trên địa bàn Quỳnh Lưu việc khai khẩn được đẩy
mạnh hơn. Song dù là người ở ngoài Bắc vào hay là người từ các xã cũ của
8


Quỳnh Lưu san ra, cũng chỉ là chen vào những vùng đồng bằng nước mặn, cư
dân thưa thớt như Phú Minh (Quỳnh Minh) là từ Thổ Đôi xuống, Hiền Lương
(Quỳnh Lương) là từ Tân Cự sang.
Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, cư dân Quỳnh Lưu lại có hiện
tượng ngược lại là không từ miền tây hay tây bắc xuống nữa mà các xã vùng
giữa hay vùng biển lại chuyển cư lên để lập xã mới, chưa kể những xã có hiện
tượng “đắm dân”, bốn xã mới ra đời là: Quỳnh Tân, Quỳnh Thắng, Ngọc Sơn,
Tân Sơn. Điều này là do tăng trưởng dân số, song cũng còn là do sự tiến bộ
của khoa học kĩ thuật, con người chế ngự được thiên nhiên mạnh mẽ hơn.
Trong cư dân Quỳnh Lưu, ngồi người bản địa, cịn có người từ Trung
Quốc sang mà rõ nhất là họ Hồ từ đời Hồ Hưng Dật, có người từ ngồi Bắc từ
Thanh Hóa vào, có người từ Hà Tĩnh ra hay các huyện khác ở Nghệ An đến,
có người Việt, có bà con dân tộc ít người (người Man Thanh). Họ đến Quỳnh
Lưu vào nhiều thời điểm khác nhau với nhiều lí do khác nhau nhưng giờ đây
thời gian đã xóa nhịa gốc gác xa xưa của họ. Họ chỉ biết mình là người
Quỳnh Lưu, đi đâu, ở đâu cũng nhớ mình là người Quỳnh Lưu, địa đầu của
xứ Nghệ.
Con người Quỳnh Lưu còn được biết đến bởi sự thật thà, chân thành, cần
cù, kiên cường và bất khuất... Trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc hay
trong quá trình lao động sản xuất mọi người đều có tinh thần đồn kết, tương
thân, tương ái, tích cực giúp đỡ lẫn nhau hồn thành cơng việc.

Ngày nay có những người con nổi tiếng như: Chính khách Hồ Đức Việt,
nhà báo Hồ Anh Dũng; Trung tướng Lê Nam Phong; PGS,TS,NGND Phan
Đức Dư (giám đốc Học viện An ninh nhân dân); GS Phan Cự Đệ; GS Phan
Nguyên Di; nhà văn Nguyễn Minh Châu; nhà văn Bùi Hiển; nhà thơ Hồng
Trung Thơng; nhà thơ Tú Mỡ; Thiếu tướng, nhạc sĩ An Thuyên; các anh hùng:

9


Cù Chính Lan, Hồng Hữu Nhất, Hồng Quốc Đơng, Nguyễn Thị Hồng,
Nguyễn Thị Minh Châu…
1.1.4. Truyền thống lao động, sản xuất
Quỳnh Lưu là mảnh đất có đầy đủ ba yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân
hòa” nên cư dân ở đây đã nhanh chóng tiếp nhận và phát huy những thế mạnh
của vùng. Trải qua chiều dài thời gian và những bước thăng trầm của lịch sử,
nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã tích cực tham gia sản xuất và đạt được những
thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính và đem lại nguồn thu nhập chủ yếu
cho bà con nơi đây. Sản phẩm sản xuất được thường phục vụ cho đời sống
hàng ngày.
Tùy thuộc vào đặc điểm địa hình, nguồn nước, dân cư, xã hội mà cư dân
nơi đây đã hình thành nên những phương thức canh tác phù hợp. Ở vùng
trung du, người dân thường trồng các loại cây cơng nghiệp lâu năm, cây ăn
quả… Cịn ở vùng đồng bằng thì cư dân thường trồng lúa và các loại cây công
nghiệp ngắn ngày: lạc, ngô, rau màu… Đối với những cư dân miền biển thì
việc khai thác và chế biến hải sản là chủ yếu.
Chính những truyền thống lao động, sản xuất này đã góp phần hình
thành tính cách, phẩm chất cho người Quỳnh Lưu nói riêng và nhân dân cả
nước nói chung.
Hiện nay, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp,

truyền thống lao động, sản xuất của cư dân Quỳnh Lưu ngày càng phát huy
hiệu quả, xây dựng nền kinh tế huyện nhà vững mạnh và góp phần phát triển
đất nước.
1.2. Giới thiệu khái quát về làng nghề thủ công truyền thống ở huyện
Quỳnh Lưu
10


1.2.1. Quan niệm về làng nghề, làng nghề thủ công truyền thống
- Quan niệm về làng nghề
Cho tới nay, việc đưa ra khái niệm làng nghề chưa có sự thống nhất. Có
một số quan niệm về làng nghề như sau:
Làng nghề là một thể chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi
hai yếu tố làng và nghề tồn tại trong một khơng gian địa lí nhất định, trong đó
bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ cơng là chính, giữa họ có
mối liên kết về kinh tế và xã hội.
Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay
một số nghề tách ra khỏi nơng nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập, chiếm
ưu thế về số hộ, số lao động và tỉ trọng so với nghề nơng.
Như vậy, tiêu chí nhận biết làng nghề rõ nhất là thông qua % lao động làm
nghề và tỉ trọng thu nhập từ ngành nghề thủ công trong cơ cấu kinh tế chung.
Song định mức cụ thể các tiêu chí này vẫn chưa thống nhất.
Tiêu chí làng nghề
Theo thơng tư 116/2006 TT – BNN của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nơng thơn, tiêu chí để xác định làng nghề như sau:
Làng nghề được công nhận phải đạt ba tiêu chí sau:
a) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.
b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu hai năm tính đến thời
điểm đề nghị cơng nhận.

c) Chấp hành tốt chính sách Pháp luật, Nhà nước.
- Quan niệm về nghề thủ công truyền thống
11


Theo tác giả Bùi Văn Vượng, nghề thủ công truyền thống cần hội tụ đủ
các yếu tố:
a) Đã hình thành và phát triển lâu đời
b) Sản xuất tập trung tạo thành làng nghề, phố nghề
c) Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề
d) Kĩ thuật và công nghệ khá ổn định
e) Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn hoặc chủ yếu nhất
Sản phẩm tiêu biểu, độc đáo của Việt Nam có giá trị và chất lượng cao,
vừa là hàng hóa, vừa là sản phẩm văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí
trở thành di sản văn hóa của dân tộc, mang bản sắc văn hóa của Việt Nam.
Là nghề nghiệp ni sống của một bộ phận dân cư của cộng đồng, có
đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước.
- Quan niệm về làng nghề thủ công truyền thống
Theo tác giả Bùi Văn Vượng: “Làng nghề thủ công truyền thống là
trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia
đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời có sự liên kết hỗ trợ sản
xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu doanh nghiệp vừa và nhỏ, có
cùng tổ nghề và các thành viên ln có ý thức tn thủ những ước chế xã hội
và gia tộc. Sự liên kết, hỗ trợ nhau về nghề, kinh tế, kĩ thuật, đào tạo thợ trẻ
giữa các gia đình cùng dịng tộc, cùng phường nghề trong quá trình lịch sử
hình thành làng nghề ngay trên đơn vị cư trú, làng xóm của họ”.
Theo Bộ Nơng nghiệp và phát triển nông thôn:
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề
truyền thống, trong đó nghề truyền thống có tiêu chí:


12


a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm trở lên tính đến thời
điểm đề nghị cơng nhận
b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc
c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
làng nghề
Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn của tiêu chí cơng nhận làng nghề
nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được cơng nhận theo quy định này thì
cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.
Ở Việt Nam hiện nay có gần 2000 làng nghề, phân bố khắp cả nước, tập
trung đông nhất ở Đồng bằng sông Hồng trong đó chỉ có khoảng 15% là
các làng nghề truyền thống.
1.2.2. Đặc điểm của làng nghề thủ công truyền thống
1.2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Các làng nghề thủ cơng truyền thống vốn xuất hiện sớm trong lịch sử
dân tộc ta nói chung và trong lịch sử Quỳnh Lưu nói riêng. Trong số những
làng nghề thủ công đang hiện diện, nhiều làng nghề đã hình thành từ xưa,
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và thường được gọi là những làng
nghề thủ công truyền thống. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông
nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công đã ra đời tại các
vùng nơng thơn Việt Nam, việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những
nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc khơng phải
là mùa vụ chính.
Bởi lẽ trước đây kinh tế của người Việt Cổ chủ yếu sống dựa vào viêc
trồng lúa nước mà nghề trồng lúa không phải lúc nào cũng có việc. Thơng
thường chỉ những ngày đầu vụ hay những ngày cuối vụ thì người nơng dân
mới có việc làm nhiều, vất vả như: Cày bừa, cấy, làm cỏ, cho đến gặt lúa,


13


phơi khơ… Cịn những ngày cịn lại thì nhà nơng nhàn hạ, rất ít việc để làm.
Từ đó nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm thêm cơng việc phụ để làm nhằm mục
đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu cầu thiết yếu hàng ngày, về sau
là tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó,
mang lại lợi ích thiết thực cho cư dân. Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây,
tre phục vụ sinh hoạt hay đồ đồng, đồ sắt phục vụ sản xuất. Nghề phụ từ chỗ
chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi
ích kinh tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa.
Từ chỗ chỉ một vài nhà trong làng làm, nhiều gia đình khác cũng học làm
theo, nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần
nhau. Và cũng chính nhờ những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem
lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì
phát triển mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù
hợp với làng thì dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng
chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó như: Làng mây tre đan, làng mộc…
Ở Quỳnh Lưu, các làng nghề truyền thống mặc dù có quá trình hình
thành và phát triển giống nhau, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà
các làng nghề truyền thống này có sự biến động theo thời gian, để rồi từ đó
mà các làng nghề ở Quỳnh Lưu khẳng định được vị trí của mình trong đời
sống cũng như trong xã hội.
1.2.2.2. Đặc điểm của làng nghề thủ công truyền thống
Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng tương đối rộng, trên địa bàn
Quỳnh Lưu hiện nay có tới hơn mấy chục làng nghề thủ cơng truyền thống.
Trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng khơng chỉ trong vùng mà cịn nổi tiếng
ra các huyện và các tỉnh lân cận: Nghề chế biến nước mắm ở làng Phú Lợi, xã
Quỳnh Dị... Chính nhờ những làng nghề này và sản phẩm của nó đã góp phần

tơ thêm vẻ đẹp cũng như nét riêng cho huyện Quỳnh Lưu.
14


Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, sự biến động của xã hội,
khơng ít làng nghề ở Quỳnh Lưu dần dần bị mai một, rồi mất đi nhưng hệ quả
của nó là sự ra đời của các làng nghề khác. Ở Quỳnh Lưu bên cạnh những
làng nghề có tuổi nghề mấy năm lại đây thì vẫn đang cịn tồn tại nhiều làng
nghề có tuổi nghề hàng trăm năm như: Nghề chế biến nước mắm Quỳnh Dị…
Những làng nghề này trong quá trình tồn tại và phát triển của mình đã tạo ra
được những giá trị về kinh tế, xã hội, văn hóa vơ cùng quan trọng góp phần
thúc đẩy kinh tế Quỳnh Lưu ngày một phát triển đi lên. Những sản phẩm tạo
ra từ các làng nghề thủ cơng truyền thống ở Quỳnh Lưu nó đã chứng tỏ được
khả năng sáng tạo trình độ kĩ thuật cao cũng như là phản ánh đời sống vật
chất và tinh thần cư dân Quỳnh Lưu.
Đặc điểm nổi bật nhất của làng nghề chính là tồn tại ở vùng nơng thơn,
gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp, người thợ thủ công trước hết và đồng thời là
người nông dân.
Hai là, công nghệ kĩ thuật sản xuất sản phẩm trong làng nghề thường
rất thô sơ, sử dụng kĩ thuật thủ công là chủ yếu, công cụ lao động cũng là
những vật dụng thủ công như: Chum, vại, chượp…
Ba là, đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ.
Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có
của nguồn nguyên liệu tại chỗ, trên địa bàn địa phương.
Bốn là, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang
tính địa phương, tại chỗ và nhỏ hẹp, bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt
là các làng nghề truyền thống, xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu
dùng tại chỗ của các địa phương. Ở mỗi làng nghề hoặc một cụm làng nghề
đều có các chợ dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của các
làng nghề. Cho đến nay, thị trường về làng nghề cơ bản vẫn là các địa

phương, trong tỉnh hay liên tỉnh và một phần cho xuất khẩu.

15


Năm là, hình thức tổ chức trong các làng nghề chủ yếu là ở quy mơ hộ
gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư
nhân.
Và một đặc điểm nữa của các làng nghề thủ cơng truyền thống ở
Quỳnh Lưu nói riêng và cả nước nói chung đó là tạo ra được việc làm ngay cả
cho những người có trình độ thấp, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần
quan trọng vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thôn thúc đẩy
việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hướng tích cực, giảm dần lao động
trong nơng nghiệp, tăng số lao động tham gia làm việc trong các làng nghề
tiểu thủ công nghiệp.
Hiện nay, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền, các làng
nghề thủ cơng truyền thống ở huyện Quỳnh lưu có điều kiện để phát triển
hơn. Bên cạnh đó thì một số làng nghề cịn vấp phải những khó khăn trong
q trình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên những khó khăn
này sẽ dần dần được khắc phục trong thời gian tới để đưa quê hương Quỳnh
Lưu phát triển sánh ngang với các huyện khác trong tỉnh.
1.2.3. Những nhân tố tác động đến sự phát triển của các làng nghề thủ công
truyền thống ở Quỳnh Lưu
Nghề thủ công truyền thống gắn liền với nhu cầu của con người, bởi
vậy còn sự tồn tại của con người là còn nghề thủ cơng hoạt động. Do đó nó
chịu sự tác động của những nhân tố sau đây:
Trước hết đó là nhu cầu của con người về hàng thủ công truyền thống.
Nhu cầu này rất lớn và hết sức đa dạng, thời nào cũng có, khơng bao giờ
chấm dứt bởi vì nó đã gắn liền với cuộc sống của mỗi con người, không chỉ
đó là đời sống sinh hoạt như: ăn, mặc, ở… mà đó cũng là nhu cầu tâm linh.

Đây là nhu cầu thiết yếu xuyên suốt chiều dài lịch sử.

16


Mặt khác, sự phát tiển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật đã tác động sâu
sắc tới quá trình phục hồi và phát triển của những nghề thủ công truyền thống.
Tuy vậy các nghề thủ công truyền thống cần phải tiếp cận với những tiến bộ
khoa học kĩ thuật vừa phải tạo ra sự tinh tế trong kĩ thuật và kinh nghiệm
truyền thống. Chính vì vậy mà các sản phẩm của các làng nghề thủ công
truyền thống luôn giữ được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng và ngày
được sử dụng rộng rãi trong xã hội.
Như vậy có nhu cầu về hàng thủ cơng, tất phải có sản xuất hàng thủ
công truyền thống. Nhu cầu càng lớn, càng bền vững thì việc sản xuất ở các
làng nghề càng ổn định, càng phát triển lâu dài. Ngược lại một khi những mặt
hàng thủ cơng khơng cịn người tiêu dùng ưa chuộng, mến mộ nếu khơng kịp
thời thay đổi sản phẩm thì nghề thủ cơng đó khó có thể tồn tại và đứng vững
trong xã hội được.
Trình độ của nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề cũng là một trong
những nhân tố ảnh hưởng tới nghề thủ công truyền thống. Cần phải thấy được
rằng, vai trò của nghệ nhân và những thợ lành nghề có vai trị rất quan trọng
đối với sự tồn tại và phát triển của các làng nghề thủ cơng truyền thống.
Khơng có nghệ nhân thì khơng có nghề hoặc ít nhất là khơng có thương hiệu
lớn trong xã hội. Chính tài năng của các nghệ nhân với “đôi tay vàng” của họ
đã tạo nên những sản phẩm quý giá và độc đáo, tạo ra những sản phẩm khơng
chỉ có giá trị về mặt vật chất mà cịn có giá trị về mặt văn hóa, sống mãi với
thời gian góp phần làm vẻ vang cho quê hương đất nước, tạo nên nét riêng,
nét độc đáo và truyền thống cho quê hương. Chính nghệ nhân, người thợ cả là
nhân tố hàng đầu cho sự tồn tại của các nghề thủ cơng truyền thống, đã tạo ra
những nhóm thợ mà trước hết là con cháu họ, những người trong gia đình, rồi

những người trong làng. Cứ như vậy các nghệ nhân đã tạo ra một đội ngũ thợ
lành nghề ngay tại làng xóm của mình. Những nghệ nhân và đội ngũ thợ lành
nghề họ có thể tiến hành cơng việc của mình từ khâu mua nguyên, vật liệu,
17


chế biến nguyên liệu và cuối cùng là tổ chức tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa
của mình. Bởi vậy mà họ có vai trị hết sức quan trọng, to lớn đối với nghề
thủ công truyền thống trong việc giữ gìn và phát huy những nghệ nhân và bí
quyết nghề nghiệp. Đồng thời chính họ cịn là những người có kĩ thuật và
kinh nghiệm lâu đời, đã tạo ra những sản phẩm độc đáo có kĩ thuật cao. Vì thế
cho nên nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề là nhân tố quan trọng để nghề thủ
công truyền thống tồn tại và phát triển. Ngược lại một khi khơng có đội ngũ
thợ lành nghề thì nghề nghiệp cũng khơng cịn nữa.
Đặc biệt yếu tố địa lí - mơi trường của làng nghề cũng có tác động rất
lớn, có ý nghĩa quyết định tới sự hình thành và đảm bảo sự tồn tại, phát triển
lâu dài đối với nghề thủ công truyền thống. Thơng thường những nơi có nghề
thủ cơng phát triển thường tập trung ở các làng xã, chính vì thế mà nó rất
thuận tiện về giao thơng thủy bộ, gần nguồn nguyên liệu. Quỳnh Lưu là một
huyện đồng bằng ven biển, đất đai bằng phẳng, hệ thống giao thông đường bộ
và đường thủy lại rất phát triển. Chính điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho
các nghề thủ cơng truyền thống trong q trình vận chuyển ngun liệu bn
bán với các vùng khác. Đặc biệt đó là sự quy tụ của các ngành nghề thủ cơng
truyền thống.
Ngồi những yếu tố trên thì một yếu tố khác nữa cũng có tác động đến
nghề thủ cơng truyền thống đó chính là chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách nhằm xây dựng và phát
triển các nghề thủ công truyền thống. Ngồi những chính sách của Đảng và
Nhà nước ta đối với các làng nghề thủ công truyền thống trên phương diện cả
nước thì do tính đặc thù của mỗi địa phương mà sẽ có những chính sách riêng

để nhằm xây dựng và phát triển làng nghề. Nghị quyết 06 - NQ/TƯ ngày
08/08/2001 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc phát triển ngành tiểu thủ
công nghiệp và xây dựng làng nghề tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001- 2005 có
tính đến năm 2010 và quyết định số 3465 QĐ – UB ngày 23/09/2002 của Ủy
18


ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt đề án thực hiện nghị quyết 06NQ/TƯ của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. Thực hiện nghị quyết số 07 của Ban
chấp hành huyện ủy Quỳnh Lưu khóa 24. Thực hiện đề án của Ủy ban nhân
dân huyện về phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2003 –
2005 có tính đến 2010.
Các chính sách của Trung Ương
Nghị quyết số 134/NĐ – CP ngày 09/06/2004 của chính phủ về khuyến
khích phát triển cơng nghiệp nơng thơn. Thơng tư liên tịch số 36/2005/TTLT
– BTC – BCN của Bộ tài chính và Bộ cơng nghiệp ngày 16/05/2005 hướng
dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động
khuyến công. Thông tư 03/05/2005 /TT – BCN của Bộ công nghiệp ngày
23/06/2005 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định 134/2004 NĐ
– CP ngày 09/06/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp
nông thôn. Nghị định 66/2006/NĐ – CP của Chính phủ ngày 07/07/2006 về
phát triển ngành nghề ở nơng thơn.
Chính sách của tỉnh Nghệ An
Quyết định số 82/2004/QĐ – UBND ngày 02/08/2004 của Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc ban hành quy định chính sách khuyến nơng phát triển tiểu thủ
công nghiệp, nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh. Quyết định số 109/2004/QĐ
– UBND ngày 29/10/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy
chế quản lí, sử dụng quỹ khuyến nơng.
Các chính sách của làng nghề đã được hưởng
Hỗ trợ 20.000.000 đồng làm đường cấp phối để xây dựng làng nghề,
tặng thưởng 30.000.000 đồng đạt danh hiệu làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

Được hỗ trợ đào tạo nghề cho 75 lao động tham gia, hỗ trợ kinh phí xây dựng
đường nhựa làng nghề dài 2km trị giá 1,2 tỷ đồng.

19


Từ đó thấy rằng các chính sách của Nhà nước cũng như của chính quyền
địa phương đã tạo cho làng nghề có một bộ mặt khởi sắc và tiếp tục đưa làng
nghề ngày càng phát triển cao hơn.
Như vậy, điều kiện địa lí tự nhiên cũng như mơi trường thể chế, chính
sách và pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quyết định và trực tiếp tác động
đến sự phát triển và bền vững đối với các làng nghề thủ công truyền thống. Sự
tác động này đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hưng thịnh hay suy yếu của
làng nghề thủ công truyền thống.
1.3. Giới thiệu về làng chế biến nước mắm truyền thống Phú Lợi (Quỳnh Dị Quỳnh Lưu – Nghệ An).
Quỳnh Dị là một xã nằm ở phía bắc của huyện Quỳnh Lưu, huyện địa đầu
xứ Nghệ. Diện tích đất tự nhiên là 6,3 km² và dân số năm 2013 là 6697 người.
Phía tây giáp với Quỳnh Thiện, phía bắc giáp với Quỳnh Lộc, phía đơng giáp
với xã Quỳnh Phương và phía nam giáp xã Mai Hùng. Quỳnh Dị là một xã
ven biển có tọa độ địa lí 19º 14’ 43” B và 105º 43’ 29” Đ.
Xã Quỳnh Dị được thành lập năm 1981theo quyết định 76/ 1981/ QĐ NV. Ngày 3/4/2013 được nâng lên thành phường thuộc thị xã Hoàng Mai theo
nghị quyết 47 /2013NQ - CP của Chính Phủ.
Giao thơng ở xã Quỳnh Dị cũng rất thuận lợi: Chỉ cách quốc lộ 1A 500m,
có đường ĐT537 chạy qua xuyên suốt địa bàn của xã. Sông Hồng Mai bao
quanh và gần biển nên giao thơng đường thủy cũng rất thuận lợi. Con người
Quỳnh Dị thông minh, cần cù, chịu khó trong cơng việc, ân cần, thân thiện,
hiếu khách trong giao tiếp.
Kinh tế gồm nhiều ngành nghề như: Khai thác, chế biến thủy hải sản,
trồng trọt và một số ngành dịch vụ khác. Tiêu biểu là làng nghề Phú Lợi chế
biến thủy hải sản.


20


Làng chế biến nước mắm truyền thống Phú Lợi đã hình thành từ lâu đời
và có những bước phát triển thăng trầm. Nhưng nhờ sự nỗ lực của chính
quyền các cấp và nhân dân địa phương mà vào năm 2005, Ủy ban nhân dân
tỉnh đã cơng nhận hai xóm Phú Lợi 1 và Phú Lợi 2 đạt danh hiệu “ Làng nghề
tiểu thủ công chế biến hải sản Phú Lợi – Quỳnh Dị - Quỳnh Lưu – Nghệ An”.
Hiện nay tại làng nghề có hơn 600 lao động tham gia vào quá trình sản
xuất sản phẩm làng nghề. Vì vậy, việc khai thác và phát triển làng nghề đã
góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập và nâng cao chất lượng
cuộc sống cho bà con nơi đây.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG NGHỀ THỦ
CÔNG TRUYỀN THỐNG CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM PHÚ LỢI
2.1. Một số giá trị của làng nghề đối với sự phát triển du lịch
2.1.1. Giá trị sản xuất

21


×