Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DE THI HOC KI NGU VAN 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.78 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD – ĐT HOÀI NHƠN Trường THCS Tam Quan Bắc Họ và tên: ............................................ Lớp: ........... SBD: .......... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học: 2013-2014 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề). Chữ kí giám thị GT1:. Mã phách. GT2:. ............................................................................................................................... Bằng số. Bằng chữ. Giám khảo 1. Giám khảo 2. Mã phách Số tờ:....... I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : 3.0 điểm (12 câu mỗi câu 0,25 đ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng nhất sau mỗi câu hỏi. 1. Văn bản “Tôi đi học” được viết theo phương thức biểu đạt chính là: A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận 2. Vì sao chị Dậu được gọi là điển hình của người phụ nữ nông dân trước cách mạng tháng Tám ? A.Vì chị là người nghèo khổ nhất từ trước đến nay. B.Vì chị là người nông dân mạnh mẽ nhất. C.Vì chị tuy nghèo khổ nhưng vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp. D.Vì chị luôn nhịn nhục trước mọi áp bức. 3. Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu văn học nào trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ? A. Văn học lãng mạn. B. Văn học hiện thực phê phán. C. Văn học cách mạng. D. Văn học trào phúng. 4. Ý nghĩa của việc chị Dậu thay đổi cách xưng hô đối với tên cai lệ và người nhà lí trưởng là gì ? A. Thể hiện chị Dậu là người phức tạp, khó đoán định được về tính cách. B. Thể hiện sự căm giận cao độ đối với sự tàn bạo của bọn bất lương. C. Quá trình vùng lên phản kháng của người nông dân trước cường quyền. D. Chị Dậu có cách xưng hô phù hợp với tên cai lệ và người nhà lí trưởng. 5. Sự vùng lên của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” phản ánh qui luật nào của đời sống xã hội ? A. Ác giả ác báo. B. Gieo nhân nào gặp quả ấy. C. Ở hiền gặp lành. D. Có áp bức có đấu tranh. 6. Tại sao Lão Hạc lại yêu quý con chó Vàng đến vậy ? A. Vì lão Hạc rất trân trọng sự trung thành ở loài chó. C. Vì nó là kỉ vật cuối cùng mà con trai lão để lại. B. Vì lão tính bán nó rất được giá có thể dùng lúc già yếu. D. Vì nó vừa là kỉ vật vừa là một người bạn 7. Nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải chọn cái chết ? A. Lão Hạc ăn bả chó. B. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng. C. Lão Hạc quá thương con. D. Lão Hạc không muốn làm liên lụy đến mọi người . 8. Nhận định nào đúng nhất về ý nghĩa cái chết của Lão Hạc ? A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần. B. Trực tiếp tố cáo xã hội phong kiến thực dân đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng. C. Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hoá. D. Là một cách giải quyết khó khăn bế tắc..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Học sinh không làm bài trong phần gạch chéo. 9. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích “Trong lòng mẹ” ? A. Đoạn trích diễn tả nỗi khổ đau của mẹ bé Hồng. B. Đoạn trích tố cáo các hủ tục phong kiến. C. Đoạn trích trình bày sự hờn tủi và hạnh phúc của bé Hồng khi gặp mẹ. D. Đoạn trích trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng. 10.Thế nào là trường từ vựng ? A. Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. B. Là tập hợp của những từ có nhiều nét nghĩa. C Là tập hợp của những từ có cách phát âm giống nhau. D. Là tập hợp của những từ không có nét chung về nghĩa. 11. Trong các văn bản sau, văn bản nào là văn bản nhật dụng ? A. Lão Hạc. B. Chiếc lá cuối cùng. C. Muốn làm thằng Cuội. D. Ôn dịch thuốc lá. 12. Khi yêu cầu trình bày hiểu biết về cây bút bi, chiếc áo dài hay món ăn vùng quê mình…, em sẽ chọn cách biểu đạt nào ?. A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Thuyết minh. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) a. Thế nào là nói quá ? b. Chỉ ra cách nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong câu ca dao sau: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Câu 2: (5.0 điểm) Giới thiệu về hoa sen . BÀI LÀM:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Học sinh không làm bài trong phần gạch chéo.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ NGỮ VĂN 8 Học kì I- 2013- 2014 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm) Câu Đáp án. 1 A. 2 C. 3 B. 4 C. 5 D. 6 D. 7 C. 8 A. 9 C. 10 A. 11 D. 12 D. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) a. Thế nào là nói quá ? Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. ( 1 đ) b. Chỉ ra cách nói quá: Mồ hôi như mưa ruộng cày ( 1 đ) Tác dụng: Nhấn mạnh sự vất vả, cực nhọc của người nông dân trong lao động ( 1 đ) Câu 2 : (5,0 điểm) 1/ Yêu cầu chung : Bài làm cần sử dụng các phương thức biểu đạt: - Thuyết minh : Hoa sen - Kết hợp miêu tả, biểu cảm. 2/ Yêu cầu cụ thể : * Đảm bảo bố cục 3 phần. * Bài làm cần thể hiện được các ý cơ bản sau: - Giới thiệu khái quát về hoa sen. - Giới thiệu từng bộ phận của cây hoa sen: thân, lá, nhị ... - Các loại hoa sen - Vẻ đẹp của nó - Tác dụng: qua từng bộ phận (Trang trí, làm thuốc, ướp trà, làm món ăn ...) - Hoa sen gắn bó với đời sống người dân Việt Nam, đặc biệt là người nông dân; là biểu tượng của sự thanh khiết, trong sạch . - Hoa sen là niềm tự hào của người dân Việt Nam. - Hoa sen là đề tài của thi ca, nhạc, hoạ - Sen trở thành quốc hoa - Cảm nghĩ về cây hoa sen BIỂU ĐIỂM: * Điểm 5 : Văn phong trong sáng, diễn đạt mạch lạc, có bố cục ba phần. Bài văn vận dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nối bật đối tượng thuyết minh. * Điểm 4 : Đúng thể loại, đầy đủ ý, diễn đạt mạch lạc, có vận dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả thích hợp. Có một vài đoạn chưa hay, sai không quá 5 lỗi các loại. * Điểm 3: Tỏ ra biết làm bài, đôi chỗ còn lủng củng, thiếu ý, sai không quá 10 lỗi các loại. * Điểm 2 : Chưa nắm kĩ thể loại, đối tượng thuyết minh, viết lủng củng, thiếu ý, sai nhiều lỗi * Điểm 1 : Quá sơ sài hoặc lạc đề. * Điểm 0 : Bài bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu vô nghĩa. ( Ngoài yêu cầu trên, tùy theo mức độ sáng tạo và kĩ năng làm bài của học sinh mà GK cho điểm) -------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×