Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bao cao 10 nam thuc hien chi thi 40 CTTW cua don vi truong THCS Lieng Trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.64 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT ĐAM RÔNG. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG THCS LIÊNG TRANG. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Số: 07/BC - LTR. Đạ Tông, ngày 26 tháng 02 năm 2014. BÁO CÁO TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ 40-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ VIỆC XÂY DỰNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC.. Thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (CT 40 - CT/TW). Căn cứ công văn số 17/PGDĐT ngày 24 tháng 2 năm 2014 của phòng Giáo dục và Đào tạo Đam Rông về việc báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40CT/TW. Trường THCS Liêng Trang báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng với nội dung như sau: PHẦN THỨ NHẤT TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ 40-CT/TW GIAI ĐOẠN 2004 – 2014 A. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN I. Việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Nhà trường đã tổ chức phổ biến quán triệt nội dung Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đến toàn thể cán bộ đội ngũ trong trường được biết để thực hiện. Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý chủ chốt trong nhà trường. Đẩy mạnh về đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại và phù hợp với thực tiễn địa phương..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đổi mới nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vời việc xây dựng và nâng chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục II. Đánh giá việc xây dựng kế hoạch thực hiện “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Banh lãnh đạo nhà trường đã xây dựng kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo về các mặt: 1. Về tư tưởng chính trị : Tuyên truyền cho CB-GV-CNV thấm nhuần chủ nghĩa Mác- Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM chống quan liêu, tham nhũng, không hạch sách. Tuyên truyền cho CB-GV- CNV học tập đầy đủ các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Phát huy tính chủ động sáng tạo; không ngừng cải tiến lề lối làm việc; đổi mới phương pháp làm việc, phương thức lãnh đạo, điều chỉnh phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ viên chức, thúc đẩy từng cán bộ, giáo viên công nhân viên phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhà trường đã bám sát theo mục tiêu kế hoạch giáo dục của Bộ giáo dục Đào tạo qui định; bám sát theo các văn bản hướng dẫn của Đảng ủy, Phòng giáo dục và cơ quan cấp trên, xây dựng kế hoạch và triển khai kịp thời. Đảm bảo đúng theo chủ trương đường lối chỉ đạo của cấp uỷ Đảng. Nội dung kế hoạch hoạt động đều được thảo luận trong ban lãnh đạo, có sự xây dựng ý kiến và nhất trí cao trong tập thể nhà trường. Các tổ chức Đoàn thể xây dựng quy chế hoạt động của tổ chức đơn vị mình, xây dựng qui chế phối hợp, gắn kết trách nhiệm của từng cá nhân, từng tổ chức Đoàn thể trong vai trò thực hiện nhiệm vụ được giao. Nội bộ cơ quan, đoàn thể đoàn kết, luôn đấu tranh chống các quan điểm sai trái, tư tưởng cơ hội, thực dụng; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn những hành vi trái với quan điểm, chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; kiên quyết loại bỏ những biểu hiện mất dân chủ, thiếu tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác và ý thức tổ chức kỷ luật kém, biểu hiện sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, giáo viên. 2. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ : Nhà trường chú trọng công tác đổi mới nội dung phương pháp dạy học, xây dựng chương trình kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ tay nghề. Thành lập ban chỉ đạo cấp trường để triển khai thực hiện. Chỉ đạo công tác xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục ở nhà trường và địa phương; thực hiện nhiệm vụ theo điều lệ nhà trường. Quan tâm, chăm lo giáo dục học sinh có truyền thống yêu nước, truyền thống tôn sư trọng đạo, giữ gìn văn hoá, bản sắc dân tộc. Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của người học sinh, tham.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> gia tích cực mọi hoạt động trong và ngoài nhà trường, góp phần lĩnh hội tri thức, văn hoá, nâng cao trình độ dân trí ở địa phương. Chỉ đạo bộ phận chuyên môn, các đoàn thể phối hợp làm tốt công tác phát triển giáo dục toàn diện; chăm lo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tổ chức thăm hỏi động viên kịp thời những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để các em được đến trường, đến lớp. Thường xuyên quan tâm, thúc đẩy các tổ chức đoàn thể kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, viên chức: Đa số cán bộ giáo viên đều có tinh thần trách nhiệm, gắn bó với nghề nghiệp, gắn bó với địa phương trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục được giao; có sự giúp đỡ tận tình, đảm bảo sự công bằng đối với học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được học tập hết lớp hết cấp. B. VIỆC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ THEO CHỈ THỊ 40-CT/TW NGÀY 15/6/2004 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG. I. Về đào tạo và bồi dưỡng GV&CBQLGD. 1. Về số lượng, chất lượng và cơ cấu: 1.1. Trường lớp, học sinh: Năm 2010 trường có 18 lớp, với 585 học sinh. Năm 2014 trường có 24 lớp, với 742 học sinh. Sau 4 năm thành lập số lớp tăng lên 6 lớp và số học sinh tăng lên gần 160 học sinh, và dần ổn định, tăng không đáng kể. 1.2. Đội ngũ nhà giáo: (So sánh số lượng, chất lượng: tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn năm 2004/2014) Năm 2010 trường có 41 CB GV CNV. - Số lượng giáo viên đạt chuẩn : 21/41 (51,2%) - Số lượng giáo viên trên chuẩn : 17/41 (48,8%) Năm 2014 trường có 54 CB GV CNV. - Số lượng giáo viên đạt chuẩn : 28/54 (51,9%) - Số lượng giáo viên trên chuẩn : 26/54 (48,1%) Đánh giá: Sau 4 năm đội ngũ nhà giáo đã cố gắng hoàn thành chuẩn nghề nghiệp và tiến hành học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đưa tỉ lệ trên chuẩn ngày càng cao. 1.3. Đối với cán bộ quản lý giáo dục a/ Về số lượng và cơ cấu Năm 2010 trường có số lượng CBQL: 02 đ/c. Năm 2014 trường có số lượng CBQL: 03 đ/c. Đủ số lượng và cơ cấu theo Điều lệ, hạng trường quy định..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> b/ Về chất lượng - Về trình độ đào tạo: Đại học: 2/3 (66,7%) Cao đẳng: 1/3 (33,3%) - Về trình độ quản lý giáo dục có giấy chứnh nhận bồi dưỡng quản lý giáo dục (BDCBQLGD) : 1/3 (33,3%) - Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp : 0/3 (0,0 %) Trung cấp: 1/3 (33,3 %) Sau 4 năm nghiệp vụ quản lý được nâng lên do được đi học lớp BDCBQL và học lớp lý luận chính trị. 2. Công tác đào tạo, chuẩn hóa, nâng cao trình độ cho đội ngũ: 2.1. Đối với đội ngũ giáo viên: - Đào tạo chính quy: 43 - Đào tạo tại chức: 04 - Đào tạo từ xa (chuyên tu): 07 2.2. Đào tạo sau đại học: 0 2.3. Bồi dưỡng CBQL giáo dục: 01 2.4. Bồi dưỡng lý luận chính trị: 01 Trung cấp chính trị. II. Về đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý NG-CBQLGD: 1. Công tác phổ biến và quán triệt hệ thống văn bản quy phạm ,pháp luật về xây dựng và quản lý đội ngũ nhà giáo và CBQLGD . Thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng công tác quản lý, các văn bản nghị định của Chính phủ có tác dụng thúc đẩy đội ngũ yên tâm với nghề và tâm huyết với công việc được giao. 2. Kiện toàn bộ máy, sắp xếp đội ngũ : Phân công nhiệm vụ cụ thể và hợp lý theo điều lệ và các văn bản quy định. Đã thực hiện quản lý tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐCP của chính phủ và thực hiện theo sự phân cấp của UBND tỉnh Lâm Đồng. 3. Đổi mới công tác đánh giá xếp loại đội ngũ NG và CBQLGD Việc đánh giá công chức ,viên chức hằng năm được thực hiện theo QĐ số 11/1998 /TCCP –CCVCV ngày 5 tháng 12 năm 1998: Nhà trường tổ chức đánh giá công chức, viên chức vào tháng năm của năm học..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Việc đánh giá đúng phẩm chất tư tưởng đạo đức lối sống, quan hệ với đồng nghiệp của giáo viên và CNV. Đánh giá đúng trình độ năng lực chuyên môn của giáo viên. 4. Tham gia các cuộc vận động lớn trong toàn ngành: Nhà trường tích cực tham gia các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Cuộc vận động hai không với 4 nội dung. Thực hiện chỉ thị 33/2006 /CT – TTG của thủ tướng chính phủ về chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục nhà trường: tổ chức tuyên truyền sâu rộng phát động cuộc vận động đến toàn thể giáo viên học sinh, nhân viên, phụ huynh học sinh toàn trường và cả chính quyền địa phương. Tổ chức ký cam kết giũa CBQL, GV-HS. Đồng thời cho thảo luận ở các tổ, trường về cuộc vận động và đưa vào nghị quyết CBVC. Tích cực thực hiện, ra đề thi, coi thi, chấm thi nghiêm túc, nhắc nhở giáo dục và xử lý nghiêm túc đối với học sinh vi phạm trong thi cử. Kết hợp với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương để thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động. Tổ chức các chuyên đề có chất lượng và tham gia tích cực trong phong trào thi đua giáo viên giỏi cấp huyện. Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” Thực hiện chỉ thị số 40/CT–BGDĐT về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”: Tập trung thực hiện “năm có”: tình thương trách nhiệm của thầy cô giáo, mỗi thầy cô giáo luôn là một gương đạo đức cho học sinh noi theo, luôn tự nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dương do sở, ngành đề ra. Xây dựng quy tắc ừng xử văn hóa trong nhà trường. Tăng cường các biện pháp thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số học sinh. 5. Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ NG & CBQLGD. Trường thực hiện triển khai chương trình VMIS, PMIS, EMIS phục vụ cho công tác lưu trữ, báo cáo công văn về việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đối với NG & CBQLGD. 6. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục đối với đội ngũ NG & CBQLGD theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả. Thành lập ban thanh tra, kiểm tra đơn vị để thực hiện thanh kiểm tra nội bộ về chuyên đề chuyên môn, CSVC, nề nếp HS và các cuộc vận động lớn. Tổ chức thanh tra toàn diện theo nghị định số 85/2006/NĐCP quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo viên và thông tư 43/2006/TT-BGD&ĐT về hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường và thanh tra hoạt động sư phạm. III. Công tác thực hiện đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy mới: 1. Một số giải pháp cơ bản.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1.1. Xây dựng, xác định quan điểm đúng đắn và những biện pháp khả thi nhằm đổi mới PPDH. Đổi mới về quan niệm, nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về việc áp dụng các PPDH mới để nâng cao hiệu quả dạy học. 1.2. Khai thác những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống một cách phù hợp và có hiệu quả, đồng thời đưa các quan điểm, mô hình dạy học hiện đại, các PPDH mới vào trường THCS, tạo điều kiện cần thiết để giáo viên có thể thực hiện được sự chuyển biến về các hoạt động dạy và học, chuyển từ lối truyền thụ kiến thức một chiều sang việc tổ chức các hoạt động tự lập, tự khám phá, tự chiếm lĩnh tri thức, hình thành năng lực tự học, năng lực sáng tạo của học sinh. 1.3. Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học. Bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học theo nhiều hình thức đa dạng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi (cả tinh thần và vật chất) cho GV và HS để tổ chức một cách hiệu quả các hoạt động dạy học. 2. Phương pháp: Đổi mới tính chất và nội dung hoạt động của giáo viên và học sinh, chuyển từ dạy học truyền thụ một chiều, học tập thụ động, chủ yếu là ghi nhớ kiến thức để đối phó với thi cử sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng hình thành năng lực tự học dưới sự giúp đỡ, hưỡng dẫn, tổ chức của giáo viên. Đổi mới các hình thức tương tác xã hội trong dạy học, chuyển từ dạy học đồng loạt cả lớp đối diện với giáo viên, học tập đơn phương sang tổ chức dạy học theo các hình thức tương tác: học cá nhân, học theo nhóm... Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học: + Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, làm cho việc học sinh động, lí thú, tránh nhàm chán, đơn điệu, từ đó có thể khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của các hình thức tổ chức dạy học khác nhau + Làm cho việc học gắn với môi trường thực tế, gắn với kinh nghiệm sống của cá nhân học sinh, tạo điều kiện tổ chức học tập với hình thức điều tra, nghiên cứu trong thực tiễn cuộc sống,... IV. Về thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên:. 1. Về chế độ chính sách thu hút, tạo nguồn NG & CBQLGD. Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chế độ chính sách hiện hành đối với nhà giáo CBQL và viên chức nhà trường 2. Về chế độ chính sách tiền lương, phụ cấp cho NG & CBQLGD Giải quyết đầy đủ chế độ giáo viên trong ngành: PC ưu đãi, PC thâm niên, PC thu hút đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy, kiêm nhiệm và quản lý. 3. Về sửa đổi định mức lao động, chế độ làm việc của NG & CBQLGD Đã xây dựng định mức lao động cụ thể và đã tổ chức giải quyết đầy đủ đúng định mức biên chế giáo viên ở nhà trường phổ thông công lập, chế độ công tác theo các thông tư của BGD&ĐT cũng như BLĐ TBXH..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 4. Về chính sách ưu đãi, chế độ nhà công vụ đối với NG & CBQLGD công tác ở vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn, trường chuyên biệt: Tuyển dụng giáo viên, nhân viên đúng quy định. Đảm bảo đủ chế độ chính sách cho GV, NV 5. Về chế độ chính sách đối với giáo viên trong biên chế và giáo viên làm việc theo hợp đồng. Giải quyết đầy đủ chế độ chính sách cho giáo viên trong biên chế và giáo viên làm việc theo hợp đồng. V. Về việc lồng ghép thực hiện chỉ thị số 34-CT/TW ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị “ về tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể, quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học”. Cùng với việc quan tâm chỉ đạo nhiệm vụ chuyên môn, thời gian qua, trường đã tập trung đẩy mạnh, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 34/CT-TW ngày 30/5/1998 của Ban chấp hành TW (khóa VIII) về tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong trường học. Trường đã triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú, lồng ghép các nội dung Chỉ thị vào các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và phong trào. Hằng năm, tổ chức các hội thi Giáo viên giỏi; Học sinh giỏi; "Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; Phòng chống các TNXH; thực hiện nghiêm túc Tuần sinh hoạt đầu năm. Hưởng ứng tích cực các cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; "Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm"...; các phong trào: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực"...; tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động VHVN – TDTT; Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, tạo điều kiện để cán bộ làm công tác đoàn thể phấn đấu và trưởng thành: nâng dần tỉ lệ phát triển đảng trong CBGV trẻ. Từ khi tổ chức thực hiện Chỉ thị 34, số CBGV phấn đấu, được kết nạp ngày càng tăng (từ 2010 - 2014, số đảng viên trên tổng số CBGV là 8/54, tỷ lệ 14.8%) VI. Về việc lồng ghép thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 03-KH/TW của Ban Bí thư Trung ương, Hướng dẫn số 25HD/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương, chỉ thị số 1973/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh: Thời gian tới nhà trường tiếp tục thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và các cuộc vận động của Bộ GD&ĐT, làm cho mỗi thành viên nhà trường luôn tự giác trong học tập và công tác, không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cá nhân, có ý thức trách nhiệm chính trị xã hội cao hơn; củng cố thêm niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới, vào con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn; tạo môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Đẩy mạnh "học tập" và "làm theo" tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đi sâu vào nội dung thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí và mọi hành vi tiêu cực trong hoạt động giáo dục, tích hợp nội dung gắn liền với các cuộc vận động của ngành; tuyên truyền về những cá nhân, đơn vị điển hình trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, với chủ đề “nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”; tiếp tục tổ chức thực hiện Chỉ thị 34 gắn liền với Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương về Xây dựng củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD. VII. Đánh giá chung: 1. Những nội dung đã làm được: Từ khi chỉ thị 40 của Ban Bí thư ra đời nhà trường đã có kế hoạch bồi dưỡng cân đối cơ cấu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạo đức cho đội ngũ NG & CBQLGD. Đổi mới công tác quản lý chuyên môn, đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy ở tất cả các môn, đổi mới nâng cao công tác quản lý giáo viên và CBQL GD với kết quả đạt được như sau: - 17 CB GV CNV đi học Cao đẳng, Đại học liên thông, để nâng trình độ vượt chuẩn. - 100% CB GV CNV tham gia tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. - 100% CB GV CNV tham gia phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - 100% GV thực hiện tốt cuộc vận động 2 không - 100% GV đều đổi mới phương pháp: Đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, xây dựng các chuyên đề, sử dụng phần mềm Violet, Powpoi trong soạn giảng, trao đổi mạng Internet để thu thập thông tin vào công tác giáo dục. - 100% CB-GV-CNV có chứng chỉ A, B tin học và ngoại ngữ. - Trường được Chủ tịch UBND huyện Đam Rông khen thưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2011 – 2012; có thành tích xuất sắc trong phong trào TDTT. Được Giáo đốc Sở Giáo dục Lâm Đồng khen thưởng đạt nhiều thành tích trong cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” - Hàng năm đạt chi bộ “trong sạch, vững mạnh” 2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được: - Được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền địa phương; các cấp ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục và Đào tạo đã giúp đỡ nhà trường từng bước hoàn thành và đạt được kết quả như trên. - Được sự đoàn kết, đồng lòng của tập thể CB GV CNV nhà trường, đã vươn lên vượt khó, khắc phục khó khăn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Đội ngũ CBQL- GV có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, có tinh thần trách nhiệm cao, có tay nghề vững vàng trong công tác..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 3. Những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện: - Đời sống, kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, trình độ dân trì thấp kém; phong tục tập quán còn lạc hậu, nhận thức của nhân dân chưa có chuyển biến tích cực, thiếu sự quan tâm đến công tác giáo dục. - CSVC trường học, sân chơi, trang thiết bị còn thiếu, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu công tác giáo dục trong thời đại mới. - Đội ngũ GV còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, tay nghề hoạt động không đồng đều. PHẦN THỨ HAI PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ 40/CT-TW 1. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua trong ngành: Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo Hồ Chí Minh “ theo chỉ thị 06-CT/TW của BCT TW Đảng. Tiếp tục thực hiện vận động “ mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tập trung vào việc giảm tỷ lệ học sinh yếu kém học sinh bỏ học. 2. Tăng cường kỷ cương nề nếp quản lý và dạy học, tích cực đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi, chú trọng ứng dung công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý . Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo bằng cách tuyên truyền chủ trương của Đảng, tầm quan trọng của đội ngũ nhà giáo, chú trọng công tác phát triển Đảng viên trong trường học. Tiếp tục củng cố kỷ cương, nề nếp trong kiểm tra đánh giá, thi cử đảm bảo khách quan chính xác, công bằng. Tập trung chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phưông pháp dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông, tăng cường dự giờ thăm lớp góp ý chuyên đề, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (hội giảng, áp dụng công nghệ thông tin ….) 3. Tăng cường kiểm tra, đánh giá đều kiện đảm bảo chất lượng. Thực hiện thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 05 năm 2009 về qui chế thực hiện công khai, thực hiện 3 công khai, 4 kiểm tra, đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, đánh giá. 4. Tiếp tục phát triển đội ngũ quản lý, giáo viên và đầu tư cơ sở vật chất, đẩy nhanh tiến độ trường chuẩn quốc gia . Tạo điều kiện cho CBQL – GV đi học để nâng cao trình độ trên chuẩn, nâng đạo đức nghề nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và môi trường làm việc để giáo viên thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật. Tăng cường công tác tham mưu đầu tư cơ sở vật chất thiết bị phục vụ dạy học để đẩy mạnh công nghệ thông tin trong trường học . 5. Tập trung thực hiện công tác phổ cập giáo dục THCS: Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành chức năng đẩy mạnh phát triển trung tâm học tập cộng đồng. Củng cố duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS tại địa phương. Trên đây là báo cáo tổng kết 10 năm thực hiên chỉ thị 40/CT-TW của trường THCS Liêng Trang. Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT (b/c); - Đảng ủy xã (b/c); - Lưu VT.. HIỆU TRƯỞNG.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×