Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Tài liệu Khoa luan tot nghiep_ ThuyTTT_Final pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.84 KB, 41 trang )

Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Hải quan Việt Nam
đang thực hiện những sứ mệnh quan trọng của mình nhằm góp phần tạo thuận
lợi cho thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo nguồn thu cho ngân
sách và bảo vệ an ninh quốc gia và cộng đồng. Đến năm 2010, Hải quan Việt
Nam phấn đấu trở thành Hải quan tiên tiến trong khu vực ASEAN. Hiện đại
theo tiêu chuẩn quốc tế, với phương châm hành động của Hải quan Việt Nam
là “Thuận lợi - Tận tuỵ - Chính xác“. Tầm nhìn đến năm 2010 và 2020 là quản
lý Hải quan hướng tới tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư
và du lịch, thực hiện Hải quan điện tử, cơ quan Hải quan hoạt động có tính
chuyên nghiệp, minh bạch và liêm chính.
Do đó yêu cầu cấp thiết yếu đối với hải quan Việt Nam là phấn đấu bắt kịp :
"Trình độ quản lý của Hải quan các nước khu vực với hệ thống pháp luật hải
quan ổn định, minh bạch và phù hợp với chuẩn mực quốc tế; quy trình thủ tục hải
quan đơn giản, hài hòa, thống nhất, đạt chuẩn mực quốc tế; lực lượng hải quan
đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu; hệ thống thông quan chủ yếu dựa trên
nền tảng tự động hoá, trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro và trang thiết bị
kỹ thuật hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và thu hút đầu tư nước
ngoài, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, đảm
bảo nguồn thu cho ngân sách quốc gia, góp phần bảo vệ an ninh đất nước".
2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Thủ tục hải quan điện tử qua đó làm rõ vai
trò của Hải quan điện tử trong việc hội nhập kinh tế nước nhà;
Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23
- 1 -
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán
- Phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng và triển khai thủ tục hải quan
điện tử để đáp ứng với nhu cầu cấp thiết hiện nay nhằm tạo thuận lợi tối đa cho
thương mại và doanh nghiệp;


- Trên cơ sở nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ sở pháp
luật để triển khai các thủ tục hải quan điện tử;
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu trong lĩnh vực Hải quan đặc biệt là
thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu theo hợp đồng
mua bán.
- Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu trong lĩnh vực thủ tục hải quan điện tử
đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu theo hợp đồng mua bán và trong giai
đoạn mới từ năm 2005 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, lấy phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin làm phương pháp luận
nghiên cứu. Đồng thời đề tài sử dụng các phương pháp thống kê, điều tra và mô
hình hóa, phân tích hệ thống làm phương pháp thu thập và xử lý số liệu phân
tích thực trạng vấn đề. Đề tài cũng sử dụng các phương pháp quy nạp, diễn dịch
và tổng hợp, suy luận trong nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng.
Trong những năm qua công tác hiện đại hóa Hải quan và trọng tâm là việc thực
hiện thủ tục hải quan điện tử cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai
để đồng bộ hóa với hệ thống các nước tạo thuận lợi thương mại và đảm bảo
chuỗi dây truyền cung ứng.
Mục đích của đề tài là giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan về tình hình
triển khai thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam nói chung và thủ tục hải quan
điện tử đối với loại hình xuất khẩu nhập khẩu theo hợp đồng mua bán nói riêng
và những kết quả đã đạt được. Đồng thời, khóa luận cũng đưa ra một số đề xuất
nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc triển khai thủ tục hải quan điện
tử hiện nay để việc triển khai trong giai đoạn tới có hiệu quả hơn.
Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23
- 2 -
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng xây dựng và triển khai quy trình thủ tục hải quan
điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu theo hợp đồng mua bán
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý cho thủ
tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu theo hợp đồng
mua bán.
Tuy nhiên, với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, chắc chắn nội dung khóa
luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của
các thầy, cô giáo và các bạn quan tâm đến đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình của Cô Nguyễn
Thị An Giang – Ban Cải cách, hiện đại hóa Hải quan và Cô Nguyễn Thị Ánh
Nguyệt – Giáo viên Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng công chức Hải quan đã giúp
đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp./.
Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23
- 3 -
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Một số nhận thức cơ bản về thủ tục hải quan điện tử
Hiện nay các nước không đề cập tới khái niệm “Thủ tục hải quan điện tử” mà
thường đề cập tới khái niệm “Hệ thống tự động hóa hải quan” (customs
automation system). Đây là chương trình ứng dụng CNTT để xử lý các nghiệp
vụ hải quan. Hệ thống gồm nhiều chương trình ứng dụng CNTT để quản lý hàng
hóa đưa ra, đưa vào lãnh thổ hải quan, và các chương trình hỗ trợ cho công tác
nghiệp vụ hải quan.
Ở Việt Nam, theo thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 của Bộ Tài
Chính về việc hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử:
Thủ tục hải quan điện tử: là thủ tục hải quan trong đó việc khai báo, tiếp nhận,
xử lý thông itn khai hải quan, ra quyết định được thực hiện thông qua Hệ thống
xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Thông điệp dữ liệu điện tử hải quan: Là thông tin được tạo ra, gửi đi, được nhận

và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử theo định dạng chuẩn để thực hiện thủ
tục hải quan điện tử
Hệ thống khải hải quan điện tử: Là hệ thống thông tin do người khai hải quan
quản lý, sử dụng đẻ thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Là hệ thống thông tin do Tổng cục Hải
quan quản lý tập trung, thống nhất, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện
tử.
Những khái niệm và đặc trưng trên cho ta một cái nhìn ban đầu về thủ tục hải
quan điện tử và theo một nghĩa chung nhất thì có thể coi: Thủ tục Hải quan điện
tử là thủ tục hải quan được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Nội dung thực
hiện thủ tục hải quan điện tử được thể hiện ở chỗ:
Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23
- 4 -
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán
- Doanh nghiệp gửi và nhận thông tin (bao gồm tờ khai và các chứng từ liên
quan) tới cơ quan hải quan bằng phương tiện điện tử.
- Cơ quan hải quan tiếp nhận, xử lý, ra quyết định và phản hồi thông tin bằng
phương tiện điện tử.
2. Tính tất yếu khách quan phải thực hiện thủ tục hải quan điện tử
2.1 Do yêu cầu thực hiện khối lượng công việc tăng lên nhanh chóng:
Số lượng chủng loại phương tiện vận tải XNC: theo dự báo đến năm 2010 sẽ
vào khoảng 700 000 lượt, tăng trung bình 10% năm (Nguồn Cục CNTT và
Thống kê Hải quan).
Số lượng thương nhân tham gia hoạt động CNK: Theo dự báo đến năm 2006, số
lượng thương nhân sẽ vào khoảng 65 000 người, đến năm 2010 sẽ vào khoảng
98 000 người (Nguồn Cục CNTT và Thống kê Hải quan).
2.2 Do yêu cầu quản lý của nhà nước và của cộng đồng doanh nghiệp:
Trước yêu cầu phát triển nhà nước, đòi hỏi ngành Hải quan phải nâng cao năng
lực quản lý để đảm bảo thực hiện có hiệu quả chính sách kinh tế của nhà nước,
chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển

hàng cấm qua biên giới, ngăn chặn các giao dịch thương mại bất hợp pháp, đảm
bảo nguồn thu cho ngân sách, góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội, lợi ích
người tiêu dùng, an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường.
Hoạt động quản lý nhà nước về hải quan phải đảm bảo thuận lợi, thông thoáng
cho hoạt động XNK, đầu tư, du lịch, dịch vụ… Cụ thể thủ tục hải quan phải đơn
giản, công khai, minh bạch.
Giảm chi phí và thời gian, nhân lực: Với thủ tục hải quan điện tử, doanh nghiệp
chỉ cần khai thông tin tờ khai điện tử và gửi đến cơ quan hải quan; làm thủ tục
hải quan trong thời gian rất ngắn và ngay cả khi khoảng cách giữa địa điểm làm
thủ tục hải quan và trụ sở doanh nghiệp rất xa nhau, giữa doanh nghiệp một
nước với hải quan nước khác mà không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Điều
này cho phép các bên tiết kiệm thời gian, nhân lực và chi phi giao dịch.
Giảm thiểu các loại chứng từ, tài liệu và các thủ tục không cần thiết: Việc nộp,
xuất trình nhiều loại chứng từ, tài liệu cũng như việc thực hiện các thủ tục hành
chính giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, giữa các cơ quan
Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23
- 5 -
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán
quản lý nhà nước với nhau chiếm nhiều thời gian và chi phí khá lớn đối với
thương mại và ngân sách nhà nước. Các chứng từ, tài liệu điện tử và việc xử lý
các chứng từ, tài liệu, hàng hoá trong thời gian ngắn và được sử dụng bộ chứng
từ, tài liệu gốc xuất trình Hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ làm
giảm gánh nặng hành chính và các chi phí, thời gian đối với chuỗi cung ứng
thương mại quốc tế.
Bảo đảm sự bình đẳng và thúc đẩy sự cạnh tranh cho các chủ thể liên quan tới
các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu: Các chính sách và pháp luật hải quan đăng
tải trên website, được áp dụng một cách thống nhất đối với các đối tượng tham
gia thủ tục hải quan điện tử; quá trình thực hiện các thủ tục được công khai,
minh bạch; doanh nghiệp được tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng. Do đó
các doanh nghiệp không bị phân biệt đối xử, được chủ động về thông tin nên sẽ

chủ được các hoạt động kinh doanh của mình.
2.3 Do yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển của Hải quan thế giới:
Thực hiện các yêu cầu, cam kết với các nước, các tổ chức đã tham gia, ký kết
như APEC, ASEAN… Những công việc mà Ngành Hải quan phải thực hiện là
đơn giản hoá thủ tục Hải quan theo công ước Kyoto sửa đổi, thực hiện việc xác
định trị giá Hải quan theo Hiệp định trị giá GATT, thực hiện công ước hệ thống
mô tả hài hoà và mã hoá hàng hoá (công ước HS), thực hiện cam kết liên quan
đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá (hiệp định TRIPs), đảm bảo hệ
thống pháp luật về hải quan đầy đủ, thống nhất, rõ ràng và công khai, phù hợp
với các cam kết quốc tế, thực hiện nghiêm chỉnh, bình đẳng cho mọi đối tượng.
Xu thế phát triển của Hải quan Quốc tế ngày nay là ứng dụng CNTT và hoạt
động quản lý một cách có hiệu quả. Việc ứng dụng thủ tục hải quan điện tử là
con đường phát triển của hầu hết các nước và là yêu cầu của Hải quan quốc tế
trong xu hướng toàn cầu hoá.
2.4 Sự phát triển của thương mại quốc tế về cả nội dung và hình thức:
Sự phát triển nhanh chóng, đa dạng của thương mại và dịch vụ quốc tế, khối
lượng cong việc của Hải quan các quốc gia ngày càng tăng nhanh một cách đáng
kể.
Xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ và kinh doanh thương mại mới (thương mại
điện tử) đòi hỏi công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan phải
Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23
- 6 -
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán
đáp ứng. Áp dụng thủ tục hải quan điện tử vừa là việc làm bắt buộc, vừa là xu
thế chung của Hải quan Việt nam và các nước.
Xu hướng tự do hoá, toàn cầu hoá thương mại quốc tế, yêu cầu cơ quan hải quan
các quốc gia phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương mại, dịch vụ hợp pháp
hoạt động và phát triển. Với mục tiêu đơn giản hoá, hài hoà hoá thủ tục hải
quan, giảm thiểu tối đa chi phí trong quá trình làm thủ tục, góp phần nâng cao
khả năng cạnh tranh, ngày nay các quốc gia đã không ngừng cải tiến thủ tục hải

quan sao cho vừa đơn giản, vừa phù hợp với các chuẩn mực của quốc tế, vừa
đảm bảo công tác quản lý.
2.5 Do yêu cầu nhiệm vụ mới của Ngành Hải quan:
Bên cạnh những nhiệm vụ truyền thống, Hải quan các nước còn có thêm nhiệm
vụ khủng bố, chống rửa tiền, chống dịch bệnh, bảo đảm an ninh, an toàn xã
hội… Trong điều kiện nguồn nhân lực của Hải quan có hạn, đứng trước yêu cầu
trên, đòi hỏi cơ quan Hải quan các quốc gia phải cải cách và hiện đại hoá hải
quan. Một trong những nội dung cốt lõi của hiện đại hoá hải quan là thực hiện
thủ tục hải quan điện tử.
Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro vào trong hoạt động của Hải quan, thay thế
dần phương thức quản lý theo từng lô hàng tại cửa khẩu sang quản lý thông tin
toàn bộ quá trình hoạt động XNK của doanh nghiệp, chuyển từ tiền kiểm sang
hậu kiểm, phân loại doanh nghiệp dựa trên nguồn cơ sở dữ liệu có sẵn từ cơ
quan Hải quan và thu thập được để có đối sách quản lý cho phù hợp, hướng
doanh nghiệp vào quỹ đạo chấp hành nghiêm pháp luật trong mọi hoạt động.
Đến hết năm 2010, Hải quan Việt Nam phấn đấu bắt kịp với trình độ của Hải
quan các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN với lực lượng Hải quan chuyên
nghiệp, chuyên sâu, hệ thống thông quan phần lớn là tự động hoá, áp dụng kỹ
thuật quản lý.
3. Do yêu cầu thực hiện khối lượng công việc tăng lên nhanh chóng:
Số lượng chủng loại phương tiện vận tải XNC: theo dự báo đến năm 2010 sẽ
vào khoảng 700 000 lượt, tăng trung bình 10% năm (Nguồn Cục CNTT và
Thống kê Hải quan).
Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23
- 7 -
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán
Số lượng thương nhân tham gia hoạt động CNK: Theo dự báo đến năm 2006, số
lượng thương nhân sẽ vào khoảng 65 000 người, đến năm 2010 sẽ vào khoảng
98 000 người (Nguồn Cục CNTT và Thống kê Hải quan).
4. Do yêu cầu quản lý của nhà nước và của cộng đồng doanh nghiệp:

Trước yêu cầu phát triển nhà nước, đòi hỏi ngành Hải quan phải nâng cao năng
lực quản lý để đảm bảo thực hiện có hiệu quả chính sách kinh tế của nhà nước,
chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển
hàng cấm qua biên giới, ngăn chặn các giao dịch thương mại bất hợp pháp, đảm
bảo nguồn thu cho ngân sách, góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội, lợi ích
người tiêu dùng, an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường.
Hoạt động quản lý nhà nước về hải quan phải đảm bảo thuận lợi, thông thoáng
cho hoạt động XNK, đầu tư, du lịch, dịch vụ… Cụ thể thủ tục hải quan phải đơn
giản, công khai, minh bạch.
Giảm chi phí và thời gian, nhân lực: Với thủ tục hải quan điện tử, doanh nghiệp
chỉ cần khai thông tin tờ khai điện tử và gửi đến cơ quan hải quan; làm thủ tục
hải quan trong thời gian rất ngắn và ngay cả khi khoảng cách giữa địa điểm làm
thủ tục hải quan và trụ sở doanh nghiệp rất xa nhau, giữa doanh nghiệp một
nước với hải quan nước khác mà không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Điều
này cho phép các bên tiết kiệm thời gian, nhân lực và chi phi giao dịch.
Giảm thiểu các loại chứng từ, tài liệu và các thủ tục không cần thiết: Việc nộp,
xuất trình nhiều loại chứng từ, tài liệu cũng như việc thực hiện các thủ tục hành
chính giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, giữa các cơ quan
quản lý nhà nước với nhau chiếm nhiều thời gian và chi phí khá lớn đối với
thương mại và ngân sách nhà nước. Các chứng từ, tài liệu điện tử và việc xử lý
các chứng từ, tài liệu, hàng hoá trong thời gian ngắn và được sử dụng bộ chứng
từ, tài liệu gốc xuất trình Hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ làm
giảm gánh nặng hành chính và các chi phí, thời gian đối với chuỗi cung ứng
thương mại quốc tế.
Bảo đảm sự bình đẳng và thúc đẩy sự cạnh tranh cho các chủ thể liên quan tới
các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu: Các chính sách và pháp luật hải quan đăng
tải trên website, được áp dụng một cách thống nhất đối với các đối tượng tham
Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23
- 8 -
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán

gia thủ tục hải quan điện tử; quá trình thực hiện các thủ tục được công khai,
minh bạch; doanh nghiệp được tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng. Do đó
các doanh nghiệp không bị phân biệt đối xử, được chủ động về thông tin nên sẽ
chủ được các hoạt động kinh doanh của mình.
5. Do yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển của Hải quan thế giới:
Thực hiện các yêu cầu, cam kết với các nước, các tổ chức đã tham gia, ký kết
như APEC, ASEAN… Những công việc mà Ngành Hải quan phải thực hiện là
đơn giản hoá thủ tục Hải quan theo công ước Kyoto sửa đổi, thực hiện việc xác
định trị giá Hải quan theo Hiệp định trị giá GATT, thực hiện công ước hệ thống
mô tả hài hoà và mã hoá hàng hoá (công ước HS), thực hiện cam kết liên quan
đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá (hiệp định TRIPs), đảm bảo hệ
thống pháp luật về hải quan đầy đủ, thống nhất, rõ ràng và công khai, phù hợp
với các cam kết quốc tế, thực hiện nghiêm chỉnh, bình đẳng cho mọi đối tượng.
Xu thế phát triển của Hải quan Quốc tế ngày nay là ứng dụng CNTT và hoạt
động quản lý một cách có hiệu quả. Việc ứng dụng thủ tục hải quan điện tử là
con đường phát triển của hầu hết các nước và là yêu cầu của Hải quan quốc tế
trong xu hướng toàn cầu hoá.
6. Sự phát triển của thương mại quốc tế về cả nội dung và hình thức:
Sự phát triển nhanh chóng, đa dạng của thương mại và dịch vụ quốc tế, khối
lượng cong việc của Hải quan các quốc gia ngày càng tăng nhanh một cách đáng
kể.
Xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ và kinh doanh thương mại mới (thương mại
điện tử) đòi hỏi công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan phải
đáp ứng. Áp dụng thủ tục hải quan điện tử vừa là việc làm bắt buộc, vừa là xu
thế chung của Hải quan Việt nam và các nước.
Xu hướng tự do hoá, toàn cầu hoá thương mại quốc tế, yêu cầu cơ quan hải quan
các quốc gia phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương mại, dịch vụ hợp pháp
hoạt động và phát triển. Với mục tiêu đơn giản hoá, hài hoà hoá thủ tục hải
quan, giảm thiểu tối đa chi phí trong quá trình làm thủ tục, góp phần nâng cao
khả năng cạnh tranh, ngày nay các quốc gia đã không ngừng cải tiến thủ tục hải

Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23
- 9 -
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán
quan sao cho vừa đơn giản, vừa phù hợp với các chuẩn mực của quốc tế, vừa
đảm bảo công tác quản lý.
7. Do yêu cầu nhiệm vụ mới của Ngành Hải quan:
Bên cạnh những nhiệm vụ truyền thống, Hải quan các nước còn có thêm nhiệm
vụ khủng bố, chống rửa tiền, chống dịch bệnh, bảo đảm an ninh, an toàn xã
hội… Trong điều kiện nguồn nhân lực của Hải quan có hạn, đứng trước yêu cầu
trên, đòi hỏi cơ quan Hải quan các quốc gia phải cải cách và hiện đại hoá hải
quan. Một trong những nội dung cốt lõi của hiện đại hoá hải quan là thực hiện
thủ tục hải quan điện tử.
Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro vào trong hoạt động của Hải quan, thay thế
dần phương thức quản lý theo từng lô hàng tại cửa khẩu sang quản lý thông tin
toàn bộ quá trình hoạt động XNK của doanh nghiệp, chuyển từ tiền kiểm sang
hậu kiểm, phân loại doanh nghiệp dựa trên nguồn cơ sở dữ liệu có sẵn từ cơ
quan Hải quan và thu thập được để có đối sách quản lý cho phù hợp, hướng
doanh nghiệp vào quỹ đạo chấp hành nghiêm pháp luật trong mọi hoạt động.
Đến hết năm 2010, Hải quan Việt Nam phấn đấu bắt kịp với trình độ của Hải
quan các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN với lực lượng Hải quan chuyên
nghiệp, chuyên sâu, hệ thống thông quan phần lớn là tự động hoá, áp dụng kỹ
thuật quản lý.
Mô hình thủ tục hải quan điện tử
Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23
- 10 -
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán
8. Mối quan hệ giữa “ Thủ tục hải quan điện tử” và “ Thủ tục hải quan
truyền thống”.
Từ khái niệm về thủ tục hải quan điện tử ở phần trên, ta có thể thấy, thủ tục hải
quan điện tử, xét về nội dung cũng như phương diện nghiệp vụ hải quan, là hoàn

toàn trùng khớp với thủ tục hải quan nói chung, hay thủ tục hải quan truyền
thống nói riêng. Vì thế, thủ tục hải quan điện tử mang hầu hết các đặc trưng
nghiệp vụ của thủ tục hải quan: được thực hiện đối với tất cả các loại hình quản
lý hàng hóa, phương tiện vận tải, ở tất cả các khâu trước, trong, sau thông quan.
Điểm khác biệt lớn nhất của thủ tục hải quan điện tử so với thủ tục hải quan
Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23
- 11 -
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán
truyền thống chính là phương thức thực hiện (thủ tục hải quan truyền thống thực
hiện bằng thủ công; thủ tục hải quan điện tử thực hiện bằng phương thức điện
tử) trên cơ sở sự ứng dụng nền tảng CNTT để từ thủ tục hải quan truyền thống,
với một hệ thống đồ sộ các công việc được tiến hành thủ công và các loại chứng
từ, giấy tờ phụ trợ đi kèm, trở thành một hoạt động nghiệp vụ được tự động hóa
cao dựa trên các thông tin, chứng từ điện tử và phi giấy tờ.
Cụ thể hơn, có thể thấy những khác biệt cơ bản giữa hai phương thức làm thủ
tục hải quan như sau:
- Về thông tin khai báo: nếu thủ tục hải quan truyền thống yêu cầu khai báo
thông tin trên các mẫu văn bản cố định thì thủ tục hải quan điện tử chỉ yêu cầu
khai báo thông tin dưới dạng mã hóa vào hệ thống máy tính;
- Về hồ sơ hải quan: hồ sơ hải quan truyền thống là tập hợp các loại chứng
từ, giấy tờ nhằm chứng minh cho những thông tin đã khai báo trên tờ khai hải
quan. Còn hồ sơ hải quan điện tử là tệp dữ liệu điện tử bao gồm các chỉ tiêu
thông tin khai báo và chứng từ hỗ trợ được điện tử hóa, gửi kèm theo các chỉ
tiêu thông tin nêu trên;
- Về phương thức tiếp nhận khai báo: trong khi thủ tục hải quan truyền
thống yêu cầu người khai hải quan phải trực tiếp đến văn phòng hải quan để nộp
bộ hồ sơ hải quan thì thủ tục hải quan điện tử cho phép người khai có thể gửi các
chỉ tiêu thông tin qua mạng internet đến hệ thống thông tin điện tử của cơ quan
hải quan;
- Về cách thức xử lý thông tin: thủ tục hải quan điện tử trực tiếp kiểm tra,

đối chiếu một cách tự động hoặc bán tự động đối với các chỉ tiêu thông tin. Còn
thủ tục hải quan truyền thống lại đòi hỏi công chức hải quan phải trực tiếp đọc
từng chứng từ kèm theo tờ khai hải quan, từ đó so sánh, đối chiếu, kiểm tra tính
chính xác, thống nhất của nội dung khai báo. Vì vậy, xử lý bộ hồ sơ trong thủ
tục hải quan điện tử trở nên nhanh chóng, giản tiện hơn nhiều so với xử lý bộ hồ
sơ hải quan thủ công;
Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23
- 12 -
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán
- Về phương pháp QLRR: thủ tục hải quan truyền thống áp dụng QLRR đối
với các bộ hồ sơ hải quan dựa trên kinh nghiệm công tác, cảm tính chủ quan của
công chức hải quan, đôi khi có sự hỗ trợ phần nào của các ứng dụng CNTT. Tuy
nhiên, QLRR trong thủ tục hải quan thủ công đa phần mang tính rời rạc và thiếu
thống nhất cả về nội dung và phạm vi. Ngược lại, QLRR trong thủ tục hải quan
điện tử được xây dựng bằng các bài toán kỹ thuật thống nhất, rà soát theo cùng
một phương pháp đối với tất cả các hồ sơ hải quan, dù cho là thuộc loại hình
nào, của đối tượng nào và kinh doanh loại hàng hóa nào.
- Về cách thức phản hồi thông tin: thủ tục hải quan điện tử, vì xử lý thông
tin điện tử, nên phản hồi trực tiếp vào hệ thống CNTT của người khai hải quan
thông qua các thông điệp, thông báo (message) điện tử. Người khai hải quan
được giao tiếp với cơ quan hải quan gián tiếp thông qua hệ thống máy tính.
Ngược lại, thủ tục hải quan điện tử lại yêu cầu sự hiện diện của cả người khai
hải quan và công chức hải quan, từ đó công chức hải quan thông báo, bằng
miệng hoặc bằng văn bản, cho người khai hải quan về kết quả xử lý nghiệp vụ,
cũng như hướng dẫn người khai hải quan tiếp tục thực hiện các bước đi tiếp theo
của quy trình thủ tục hải quan.
Xuất phát từ những đặc điểm cơ bản trên, thủ tục hải quan điện tử đòi hỏi cơ
quan hải quan phải được trang bị một nền tảng CNTT đủ mạnh. Còn thủ tục hải
quan truyền thống thì có thể sử dụng các ứng dụng CNTT, hoặc cũng có thể
không hề sử dụng các phương tiện CNTT trong suốt quá trình làm thủ tục hải

quan.
Từ những đặc điểm cơ bản của thủ tục hải quan điện tử so với thủ tục hải quan
truyền thống nêu trên, có thể thấy thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan
truyền thống có tính độc lập tương đối, song cũng có quan hệ hữu cơ với nhau.
Cụ thể là:
- Thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan truyền thống đều dựa trên
những nguyên tắc cơ bản nhất, nền tảng nhất của thủ tục hải quan. Đó là những
hoạt động nghiệp vụ nhằm quản lý sự ra vào hay xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23
- 13 -
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán
trong lãnh thổ hải quan. Các hoạt động đó có thể được thực hiện bằng phương
thức này hay phương thức khác nhưng đều nhằm một mục đích thúc đẩy các
hoạt động thương mại quốc tế, thu thuế và bảo vệ quốc gia khỏi những nguy cơ
tiềm ẩn đến từ các loại hàng hóa, phương tiện được đưa vào trong nước.
- Thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan truyền thống có thể sử dụng cơ
sở dữ liệu riêng biệt, thủ tục điện tử là cơ sở dữ liệu điện tử hóa, còn thủ tục hải
quan truyền thống là cơ sở dữ liệu lưu trên các chứng từ, tài liệu giấy, hoặc cũng
có thể sử dụng cơ sở dữ liệu chung, điện tử hóa.
- Thủ tục hải quan điện tử, dù có được tự động hóa đến mức nào, thì cũng có
những khâu, những động tác phải được hỗ trợ bằng hoạt động của con người. Ví
dụ như việc kiểm tra sự thống nhất của mô tả hàng hóa với kết quả phân loại,
xác định mã số hàng hóa, những khâu ra quyết định.
Vì thủ tục hải quan điện tử phải phụ thuộc nhiều vào năng lực hoạt động của hạ
tầng CNTT nên có những trường hợp thủ tục hải quan điện tử không thể hoạt
động được. Khi đó, thủ tục hải quan truyền thống chính là một “cứu cánh” thực
sự hữu hiệu và hiệu quả.
Tuy nhiên, một khi một quy trình thủ tục hải quan đã được bắt đầu vận hành
theo phương thức nào, điện tử hay thủ công, thì toàn bộ quy trình sẽ được
“chạy” trên hệ thống riêng đó đến tận điểm – nội dung cuối cùng. Một quy trình

nghiệp vụ hải quan không thể “nhảy”, dù là 1 lần hay liên tục, từ hệ thống điện
tử sang hệ thống thủ công, trừ phi chấm dứt trên một hệ thống và quay lại từ
bước đầu trên hệ thống còn lại.
Trên thực tế, mặc dù xu hướng toàn cầu hiện nay là chuyển từ thực hiện thủ tục
hải quan thủ công sang thủ tục hải quan điện tử, nhưng không có một quốc gia
nào từ chối, phủ nhận hay hoàn toàn loại bỏ sự tồn tại của thủ tục hải quan thủ
công. Bởi vì đối với nhiều trường hợp đặc biệt, nhỏ lẻ, trên những địa bàn nhất
định, việc áp dụng thủ tục thủ công sẽ tiết kiệm nguồn lực và hiệu quả hơn rất
nhiều so với thủ tục điện tử. Ví dụ như thủ tục hải quan đối với hành lý của
Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23
- 14 -
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán
khách xuất nhập cảnh, thủ tục hải quan đối với hàng hóa mua bán của cư dân
biên giới đường bộ, thủ tục hải quan ở những địa bàn có lưu lượng hàng hóa
xuất nhập khẩu thấp...
9. Nội dung, yêu cầu khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử
Quy trình thủ tục hải quan được đơn giản, hài hoà và thống nhất theo các chuẩn
mực và thông lệ quốc tế tiên tiến. Quản lý rủi ro được áp dụng một cách có hệ
thống và phổ biến trong toàn bộ quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa,
hành khách.
Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương
tiện, hành khách xuất nhập cảnh thông qua các địa bàn trọng điểm trên cơ sở áp
dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông và các
trang thiết bị kỹ thuật khác với một số đặc trưng cơ bản sau : (i) Hầu hết khai hải
quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện thông qua mạng; (ii) Xử
lý hồ sơ hải quan thông qua mạng máy tính; (iii) Hệ thống phân luồng tự động
trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro; (iv) Thiết lập kết nối trao đổi dữ liệu điện tử
với các hãng vận chuyển, cảng vụ, sân bay, đại lý, kho bạc, ngân hàng, các cơ
quan cấp phép để tiếp nhận thông tin về hàng hóa, hành khách trước khi phương
tiện nhập cảnh; (v) Thực hiện thông quan trước khi hàng đến đối với các doanh

nghiệp có độ tuân thủ cao. Các địa bàn trọng điểm bao gồm:
- Các cảng biển quốc tế : TP Hồ Chí Minh, Hải phòng, Quảng ninh, Đà nẵng,
Vũng tàu;
- Cảng hàng không dân dụng quốc tế : TP Hồ Chí Minh, Hà nội, Đà nẵng;
- Các cửa khẩu đường bộ quốc tế lớn giáp với Trung quốc, Lào, Cămpuchia, nơi
Chính phủ hai nước có ký kết các cam kết hài hòa hóa thủ tục hải quan;
Các khu vực không thuộc phạm vi các địa bàn trọng điểm áp dụng thủ tục hải
quan điện tử theo một quy trình thống nhất.
Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23
- 15 -
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK NK theo hợp đồng mua bán
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI QUY
TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT
KHẨU NHẬP KHẨU THEO HỢP ĐỒNG MUA BÁN
I. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hải quan điện
tử
Sau khi Thủ tướng ban hành Quyết định 149/2005/QĐ-TTg, ngành Hải
quan cũng nhanh chóng trình Bộ Tài chính ban hành Quyết định 50/2005/QĐ-
BTC, Quyết định 52/2007/QĐ-BTC quy định các vấn đề liên quan đến áp dụng
thí điểm thủ tục hải quan bằng phương pháp điện tử, thông qua hệ thống xử lý
dữ liệu tự động nhằm đạt được kết quả thông quan tự động mà vẫn đảm bảo hiệu
quả giám sát, kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với các hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hóa, phương tiện vận tải. Các quy định tại 02 văn bản này được
áp dụng song song với Nghị định 154/2005/NĐ-CP. Mục đích của việc xây
dựng cơ sở pháp lý riêng cho thủ tục hải quan điện tử là nhằm cho phép bổ sung
một phương thức xử lý thông tin mới trong quá trình làm thủ tục hải quan mà
không gây những xáo trộn lớn đối với toàn bộ hệ thống nghiệp vụ hải quan; đưa
một số chuẩn mực Công ước Kyoto sửa đổi mà ngành Hải quan chưa có điều
kiện áp dụng rộng rãi để thí điểm đối với thủ tục hải quan điện tử.
Quyết định 50/2005/QĐ-BTC

Ngày 19 tháng 7 năm 2006, Tổng cục Hải quan đã trình Bộ Tài chính ban
hành Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC kèm theo quy trình thực hiện thí điểm thủ
tục hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Quyết định này là
cơ sở pháp lý cho tổ chức triển khai thí điểm giai đoạn 1 thủ tục hải quan điện tử
từ 10/2005 đến tháng 12/2006. Nội dung Quyết định gồm các quy định về khai
hải quan điện tử, kiểm tra, tiếp nhận, phân luồng hồ sơ hải quan và bước đầu áp
dụng QLRR vào việc phân luồng hồ sơ hải quan để kiểm tra.
Quyết định 52/2007/QĐ-BTC
Với mục tiêu triển khai mở rộng thí điểm thủ tục hải quan điện tử theo
Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ,
Tổng cục Hải quan tiến hành sơ kết triển khai thực hiện giai đoạn một và nhận
Trịnh Thị Thu Thủy – Lớp Nghiệp vụ hải quan tổng hợp K23
- 16 -

×