Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bai thu hoach BDTX 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.65 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Góp ý


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Câu 1: Những khó khăn vướng mắc của GV khi áp dụng thong tư số </b>
<i><b>17/2012/TT-BGD ĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Ban hành Quy định về dạy</b></i>
<i><b>thêm, học thêm và văn bản Quy định của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Hậu Giang về dạy</b></i>
<i><b>thêm, học thêm. Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trên giáo viên có những</b></i>
<i><b>kiến nghị đề xuất gì đối với các cấp quản lí?</b></i>


<i>Trả lời</i>


<b>Câu 2: Nêu các phương pháp dạy học và giáo dục học sinh cá biệt, từ đó GV đã vận dụng</b>
<i><b>như thế nào đối với HS mình đang giảng dạy tại trường THPT Hịa An?</b></i>


<i>Trả lời</i>


<b>Phương pháp dạy học và giáo dục HS cá biệt bậc THPT.</b>


<i><b>Hoạt động 1. Nội dung cần tìm hiểu về học sinh cá biệt ở lứa tuổi trung học phổ thông.</b></i>


Bạn đã từng tiếp xúc, giáo dục học sinh cá biệt, hãy nhớ lại và viết ra hiểu biết, kinh nghiệm của
minh về:


+ Những tác động tích cục và tiêu cực đến học sinh từ gia đình, bạn bè và mơi trường sống:
+ Những khó khăn mà học sinh phải đối mặt:


+ Những đặc điểm tâm lí nổi bật ở học sinh cá biệt:


+ Những tác động tích cực và tiêu cực đến học sinh từ gia đình, bạn bè và mồi trường sống:
+- Ảnh hưởng của gia đình: Gia đình đầy đủ hay khuyết thiếu, hoàn cảnh kinh tế, văn hóa của
gia đình, lối sống và bầu khơng khí tâm lí- đạo đức trong gia đình, tính chất các mối quan hệ và
sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình; sự quan tâm của gia đình đối với việc giáo dục và


học hành của con...


+- Ảnh hưởng của nhóm bạn: Thủ lĩnh của nhóm khơng chính thức (tự phát) mà học sinh cá biệt
tham gia và định hướng giá trị, những quy ước của nhóm có những tác động tiêu cực hay tích
cực nào đến học sinh đó.


+- Ảnh hưởng của môi trường sống, các quan hệ xã hội khác: học sinh đó sống trong mơi trường
lành mạnh hay chứa đựng những ảnh hường tiêu cục, nguy cơ rủi ro nào..


<i>+ Những khó khăn mà học sinh đối mặt:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm lí của học sinh để kịp
thời hổ trợ, khích lệ các em hành động đúng sẽ giúp các em tránh được những hành vi khơng
mong đợi.


<i>+ Những nhu cầu, sở thích, mong muốn, điểm mạnh của từng học sinh cá biệt</i>


Theo quan điểm của Gardner thì trong bản thân mổi con người có rất nhiều khả năng, trong đó
có những khả năng chưa bao gio sử dụng, hoặc ít sử dụng. Đồng thời ai cũng có những năng lực
nhất định. Theo ông, các dạng năng lục/ trí thông minh của con người như sau;


+- Nang lực giao tiếp/ngôn ngữ thể hiện ở khả năng dùng từ ngử chuẩn xác, linh hoat, ngôn ngử
phát triển, cách viết sáng tạo, tranh luận bằng lời lưu lốt, có tính thuyết phục, ứng khẩu nhanh,
dùng những câu nói hài hước, kể chuyện hấp dẫn.


+- Năng lực tư duy logic và tóan học thể hiện ở khả năng hiểu nhanh những kí hiệu trừu tượng/
cơng thức, biết vạch dàn ý, nhớ các chữ sổ, tính tốn nhanh, hiểu mã số, nắm bất những mối
quan hệ bất buộc nhanh, hiểu và hay sử dụng tam đoạn luận, giải quyết vấn đề logic, sáng tác
các trò chơi điển hình.



+- Năng lực tưởng tượng (hình ảnh/ hội hoạ/ khơng gian) thể hiện ở khả năng hình tượng, tưởng
tượng sống động, thể hiện bằng biểu đồ màu, trình bày các mẫu vẽ / mẫu thiết kế, vẽ tranh và
cảm nhận tranh, trí tưởng tượng trong đầu phong phú, nhập vai nhanh.


+- Năng lực âm nhạc: Biết cảm thụ âm nhạc, biết nghe nhac.


+- Năng lực nội tầm thể hiện ở phương pháp phản ánh nội tâm, kỉ năng nhận thúc, biết cách suy
ngẫm, hiểu diễn biến tâm lí, tự khám phá bản thân, biết cách suy luận, khả nàng tập trung tư
duy, phương pháp suy luận mang tính logic cao.


+- Năng lực quan tương tác, quan hệ xã hội: Đưa ra sự phản hồi phù hợp, nhận biết cảm giác
của người khác, biết giao tiếp cá nhân, biết phân công và hợp tác trong quá trình hoạt động,
nhận phản hồi và lập kế hoạch hợp tác nhóm.


+- Năng lực thể thao vận động thể hiện ở các điệu nhảy sáng tạo, thể dục thể thao, kịch, võ
thuật, ngôn ngử cơ thể, các bài thể dục, kịch câm, sáng tạo, trị chơi thể thao.


+- Năng lực tìm hiểu thiên nhiên thể hiện ở năng lực cảm thụ cái đẹp cửa thiên nhiên, hiểu thiên
nhiên.


Học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng đều có thể có đầy đủ hoặc một số năng lục nêu
trên. vì vậy người giáo viên cần tìm hiểu và xác định được để tạo điều kiện và hổ trợ các em
phát triển chúng.


Đồng thời, theo nhà tâm lí học Maslow, nhu cầu con người có nhiều và được phân chia theo 5
tầng:


- Tầng thú nhất (Physiological): là các nhu cầu thuộc về “thể lí" bao gồm các nhu cầu như: đồ
ăn, thức uống, thơ, nghỉ ngơi, chỗ ở, quần áo, bài tiết, tình dục.



- Tầng thú hai (Safety): nhu cầu an tồn về thân thể, sức khỏe, việc làm, tài sản...


- Tầng thú ba (Love /belonging): nhu cầu xã hội như tình cảm, tình bạn, muốn đuợc trực thuộc
một nhóm cộng đồng nào đó.


- Tầng thú tư (Esteem): bao gồm các nhu cầu đuợc kính trọng, được quý mến, tin tưởng, địa vị,
danh tiếng, thành đạt...


- Tầng thú năm (Self - actualization): là các nhu cầu hiện thực hoá bản thân như khả năng trình
diễn, khả năng sáng tạo...


Theo sự phát triển của lứa tuổi và trình độ phát triển của mọi cá nhân, con người sẽ có và muốn
được thoả mãn các nhu cầu từ tầng thấp đến cao. Học sinh ở lứa tuổi vị thành niên nói chung,
học sinh cá biệt ở lứa tuổi này nói riêng đều có thể có đầy đủ các nhu cầu ở những mức độ nêu
trên. Vì vậy, giáo viên cũng cần tìm hiểu các nhu cầu này ở học sinh cá biệt cụ thể để phối hợp
với các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường, đáp ứng những nhu cầu chính đáng và
khích lệ, những nhu cầu được q mến, tơn trọng, tin tưởng, có giá trị phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Niềm tin và quan niệm về giá trị trong cuộc sống của mọi cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng đối
với cách ứng xử của người đó đối với những người xung quanh và những hoạt động khác, vì
vậy, giáo viên cần tìm hiểu xem học sinh cá biệt đó có những niềm tin nào? Các em coi điều gì
là quan trọng đối với bản thân và cuộc sống... để có thể tác động làm thay đổi những niềm tin và
giá trị khơng hợp lí dang chi phối hành vi ứng xử của học sinh này...


<i>+ Khả năng nhận thức, nhu cầu, động cơ học tập,</i> cách thức học sinh suy xét vấn đề, những mơ
hình nhận thức mà học sinh đang có... để có chiến lược tiếp cận phù hợp.


<i>+ Tính cách với những đặc điểm cơ bản, trong đó coi trọng khám phá những nét tích cục để</i>
phát huy nhằm triệt tiêu những nét tiêu cực của chính học sinh này.



<i>+ Hành vi, thói quen chưa tốt và những nguyên nhan làm cho học sinh có hành vi lệch lạc để có</i>
kế hoạch hổ trợ học sinh cá biệt thay đổi thói quen, hành vi này trên cơ sở khắc phục những
nguyên nhân gây ra chúng.


<i><b>Hoạt động 2. Phương pháp thu thập thông tin về học sinh cá biệt (tổ chức hoạt động thực hành</b></i>
<i>trên lớp).</i>


<i>Bước 1: Phát cho mọi giáo viên tờ giấy yêu cầu đặt mình vào vị trí là học sinh suy nghĩ để trả</i>
lời các câu hỏi dưới đây:


Họ, tên:


+ Đặc điểm tính cách nổi bật:
+ Những điểm mạnh:


+ Những điểm yếu;
+ Những sở thích:


+ Những điều khơng thích:
+ Những mong muốn:


+ Những mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn:
+ Những thuận lợi để thực hiện mục tiêu, mong muốn:


+ Những khó khăn, rào cản trong việc thục hiện mục tiêu, mong muốn:
+ Những ảnh huờng tích cục từ gia đình, bạn bè, mơi trường sống, học tập:


+ Những nguy cơ, thách thức, ảnh hưởng tiêu cực từ gia đình, bạn bè, môi trường sống, học tập:
+ Bản thân cần sự giúp đỡ nào từ giáo viên, bạn bè:



+ Bản thân sẽ định làm gì để đạt được những mong muốn, mục tiêu của mình:


<i>Bước 2. Tổ chức cho giáo viên xung phong chia sẽ với mọi người trong lớp (đối với học sinh có</i>
thể tổ chức hoạt động này trong gio sinh hoạt lớp).


<i>Câu hỏi thảo luận cho giáo viên trong lớp</i>
+ Những thông tin thu thập được cho giáo viên:
+ Biết được điều gì?


+ Giúp giáo viên làm gì?


+ Quá trình suy ngẫm để trả lời câu hỏi trên giúp gì cho tùng người/học sinh?


+ Có cần lưu trữ những thông tin này và theo dõi sự vận động/diễn biến của hành vi học sinh
thành hồ sơ của từng em không?


<i>Bước 3: Kết luận</i>


+ Thông qua việc tổ chức cho học sinh thực hành kỉ năng tự nhận thức bản thân, giáo viên có
thể nắm được những thơng tin cơ bản về cá tính của từng học sinh để giúp giáo viên tiếp cận cá
nhân phù hợp.


+ Quá trình suy ngẫm để trả lời 14 câu hỏi nêu trên đã giúp học sinh nhận ra những điểm mạnh
cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục...


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Bước 4: Chia lớp thành các nhóm từ 5 đến 6 người. Mổi nhóm đọc những thơng tin cơ bản dưới</i>
đây và phân cơng 2 người đóng vai: một là học sinh cá biệt và một là giáo viên.


+- về mục đích nghe: Khi nghe học sinh, ngồi mục đích tìm hiểu thơng tin, giáo viên cần phải
quan tâm tìm hiểu tâm trạng người nói, thể hiện thái độ khích lệ và tơn trọng các em.



+- về thái độ nghe: Nên ngồi xuống trước mặt, không nên lơ đễnh, khơng nghe hời hợt vì như
vậy sẽ làm cho người nói bị tổn thương. Giáo viên phải thể hiện thiện chí muốn được lắng nghe.
Sự thiện chí của giáo viên thể hiện ở thái độ và cách khuyến khích người nói, có thể bằng ánh
mất, lời nói động viên khuyến khích: Tơi đang nghe đây, em cứ tiếp tục đi... đồng thời, giáo
viên còn cần thể hiện sự cởi mở, khơng thành kiến, thể hiện tình thương.


Năm yếu tổ chính của lắng nghe tích cực:
+ Tập trung chú ý.


+ Thể hiện rằng bạn đang lắng nghe.
+ Cung cấp thông tin phân hồi.
+ Không vội đánh giá.


+ Đối đáp hợp lí.


Trong khi trị chuyện với học sinh cá biệt mà giáo viên khơng biết lắng nghe tích cục, chấp nhận
cảm xúc của họ thì có thể khơng giúp học sinh tháo gỡ tâm lí e ngại, phịng thủ để chuyển sang
hướng giao tiếp cởi mở, tích cực hơn. Nếu lắng nghe từ trái tim, tất cả các dấu hiệu phi ngơn
ngử đều có ý nghĩa. Cùng với biết lắng nghe tích cục, giáo viên cũng cần biết và dạy học sinh
cách phân hồi hay bày tỏ cảm xúc, nghĩa là thể hiện hoặc chia sẽ những cám xúc của bản thân
với những người khác. Bày tỏ cảm xúc sẽ giúp học sinh tránh khỏi tình trạng căng thẳng trên cơ
sở tạo ra khung cảnh an tồn, tin tưởng, cảm thơng, lắng nghe khơng phê phán.


<i>Bước 5: Thực hành trị chuyện với học sinh cá biệt</i>
<i>+ Tìm hiểu về học smh thơng qua nhóm bạn thân</i>


Tiếp cận nhóm bạn thân để tìm hiểu các hoạt động, tính chất quan hệ của các em, cũng như xác
định được những giá trị và ảnh hưởng tích cục, tiêu cực của các em đối với nhau.



<i>+ Tìm hiểu về học smh thong qua gia đình</i>


Khi thăm gia đinh học sinh, giáo viên có vai trị là khách cho nên cần lưu ý:
+- Tơn trọng, chấp nhận và thích ứng với nếp sống của gia đình học sinh.
+- Có thái độ lạc quan về sự tiến bộ của học sinh.


+- Tôn trọng cách nghĩ của gia đình.


<i>+ Tìm hiểu về học smh thơng qua cán bộ lớp, tổ</i>


<i>+ Tìm hiểu về học smh thơng qua các bạn ngồi xung quanh trong lớp học</i>
<i>+ Tìm hiểu về học smh thong qua các gíao viên khác và cán bộ Đồn</i>
<i>+ Tìm hiểu về học smh thơng qua hang xóm của gia đình</i>


<i><b>Hoạt động 3. Hướng phối hợp xử lí, lưu trữ, khai thác thơng tin về từng học sinh cá biệt.</b></i>
+ Xử lí thơng tin:


+ Lưu giữ kết quả xủ lí thơng tin:
+ Khai thác, sử dụng thông tin:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Các kết quả của chẩn đoán đuộc sử dụng để lập nên một kế hoach dạy học, giáo dục nhằm loại
bỏ các trở ngại của việc học và phát triển nhân cách của các em. Kế hoạch giáo dục cá nhân là
văn bản xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và các điều kiện thực hiện theo
tiến độ thời gian để tiến hành giáo dục.


Biết cách lưu giữ kết quả đánh giá để lập hồ sơ từng học sinh cá biệt. Hồ sơ học sinh có các tư
liệu sau:


+- Phiếu đặc điểm gia đình học sinh;



+- Sổ/ phiếu theo dõi sự phát triển của cá nhân từng học sinh qua từng tuần, tháng, học kì, năm
học;


+- Các kết quả/ thơng tin sau thu thập được về học sinh thông qua các phương pháp /kĩ thuật tìm
hiểu đặc thù;


+- Họcbạ;
+- Sổ liên lạc.


Những thơng tin về học sinh cá biệt cũng có thể được lưu trữ cả dưới dạng các file mềm chứa
trong máy tính để vừa đảm bảo an tồn và dễ truy cập khi cần thiết.


<i><b>Hoạt động 4. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt.</b></i>


<i>+ Chưa có mục đích học tập rỏ ràng, chưa nhận thức được trách nhiệm, bổn phận của bản</i>
<i>thân</i>


Trong thục tế có những học sinh chưa nhận thúc được: Học để làm gì? vì cái gì mà học? hoặc
chưa biết hài hòa giữa quyền và bổn phận trách nhiệm của mổi con người trong cuộc sống, do
được giáo dục chưa đầy đủ hoặc chưa đúng cách, hoặc bản thân thiếu tự giác chấp nhận những
bổn phận, trách nhiệm của mình bên cạnh việc được hưởng thụ các quyền lợi trong gia đình, nhà
trường và Quốc hội. Vì thế, các em đến trường, đi học như là ý muốn của gia đình, cha mẹ, mà
không nhận thức đuợc đi học là cơ hội để thành công và hạnh phúc sau này. Kết quả là các em
thiếu tự giác, thậm chí thiếu trách nhiệm với việc học tập và tu dưỡng.


Các em đi học như chỉ để hồ vào dịng chảy của tuổi đến trường mà thiếu hẳn vai trị chủ thể
tích cực vốn đang phải có trong q trình học tập và tham gia các hoạt động giáo dục, rèn luyện
ý chí, nghị lục để vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc đời.


<i>+ Một số HS có quan niệm sai về giá trị của con người và cuộc sống</i>



Bên cạnh những em thiếu tự giác, cịn có những em có niềm tin, quan niệm chưa hợp lí về giá trị
của con người và cuộc sống. Các em này không tin rằng: Việc học sẽ đem lai cho con người giá
trị và cuộc sống có chất lượng, có những em cho rằng tiền bạc và quyền uy mới làm nên giá trị
của con người, cuộc sống, mà không tin rằng sự hiểu biết, tình người, danh dự của con người
mới là giá trị và là một thứ quyền lực vơ hình của con người.


<i>+ Chán nản</i>


Có rất nhiều học sinh ở lứa tuổi khác nhau có tiềm năng nhưng cảm thấy chán nản về năng lực
của mình, mất dần húng thú, động cơ học tập, hoạt động. Học sinh tin rằng mình khơng thể
“khá" lên đuợc, đánh giá thấp về bản thân mình, khơng vượt qua được khó khăn, dễ bỏ giữa
chừng, kém tự tin. Các nhà nghiên cứu về giáo dục kết luận rằng “tất cả những học sinh “hư"
hay có hành vi khơng phù hợp đều là những học sinh chán nản". Khi chán nản, học sinh khơng
cịn húng thú hoạt động và động cơ hoat động nữa.


Chán nản là nguyên nhân của hầu hết những thất bại học đường, đặc biệt với học sinh tuổi mới
lớn. Một số em cho rằng mình khơng đáp úng được mong mỏi của thầy cô, cha me. Một số thấy
cha me, thầy cơ khơng đánh giá mình đứng mức. Trong trường hợp đó, học sinh sẽ quyết định
khơng đáp lai các mong mỏi, các yêu cầu do người lớn đề ra cho học sinh nữa. Học sinh mất dần
húng thú và cố gắng, trong khi cuộc sống là một quá trình cố gắng liên tục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

học tập hoặc thậm chí khơng thích đi học. Phương pháp học tập khơng hiệu quả cũng có thể là
nguyên nhân gây chán nản và mất động cơ học tập.


<i><b>Hoạt động 5. Tìm hiểu cách thức giáo dục học sinh cá biệt.</b></i>


<i>+ Giáo viên cần phải tiếp cận cá nhân và xây dựng quan hệ tin cậy, tôn trọng, thân thiện với</i>
<i>học sinh cá biệt</i>



Giáo viên phải hiểu đầy đủ từng học sinh và những đặc điểm cơ bản cũng như những đặc điểm
riêng cửa tùng học sinh cá biệt và ứng xử theo quan điểm tích cực thì sẽ đem lai hiệu quả hơn.
Tiếp cận tích cục đối với học sinh có hành vi không mong đợi, hoặc học sinh cá biệt thể hiện ở
một số khía cạnh sau:


- Thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận trẻ.
- Tập trung vào điểm mạnh của trẻ.


- Tìm điểm tích cực và nhìn nhận tình huống theo cách khác tích cực hơn.
- Tập trung vào những điểm cố gắng, tiến bộ của trẻ.


- Thực hiện trước khi một hành động diễn ra, không chỉ khi thành cơng mà cả khi khó khăn
<i>hoặc thất bại.</i>


Học sinh cần cảm thấy được khích lệ để có tự tin và có động cơ hoạt động. Giáo viên chủ nhiệm
tiếp cận tích cục thì sẽ khơi dậy đuợc nhu cầu muốn khẳng định khả năng và giá trị của bản
thân, muốn hoàn thiện nhân cách.


<b>Giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT</b>


+ Khoan dung, coi lỗi lầm là cơ hội để học sinh học tập.


+ Giúp học sinh hiểu rỏ: Không ai được làm tổn thương người khác và mọi người đều có quyền
đuợc bảo vệ.


+ Tỏ ra thơng hiểu trong q trình thảo luận nhằm giúp học sinh đưa ra các quyết định tốt hơn.
+ Kiên định về các chuẩn mục cư xử, xử lí một cách cơng bằng trong mọi tình huổng.


<i>+ Tạo ra mơi trường thân thiện ở truờng, ở lớp mà học sinh có thể biểu lộ, thể hiện chính bản</i>
thân.



+ Cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần, dịu dàng, thân mật, gần gũi. Lắng nghe lời tâm sự của học sinh.
Tôn trọng ý kiến của học sinh. Động viên, giúp đỡ, khích lệ, khoan dung, độ lượng, vị tha, ấm
áp, quan tâm...


+ Công bằng với tất cả học sinh, không phân biệt đối xử.
<i>+ Lắng nghe học sinh.</i>


+ Tạo điều kiện cho học sinh diễn đạt ý nghĩ và bộc lộ cảm xúc.
+ Cởi mở, linh hoạt.


+ Trả lời các câu hỏi của học sinh một cách rõ ràng.
+ Hiểu đặc điểm tâm lí của trẻ qua từng giai đoạn.
+ Lắng nghe học sinh một cách quan tâm, chăm chú.
+ Dành thời gian để nhận ra các cảm xúc của học sinh.
+ Cùng với học sinh thiết lập các nội quy của lớp.


+ Tạo giới hạn và bình tĩnh khi học sinh vi phạm nội quy.


+ Ln giử cho âm điệu, giọng nói lời hứa trong lớp học. Tùy theo tình huống, có lúc giọng nói
mang tính chất quan tâm, khuyến khích, có lúc rõ ràng, kiên quyết, nghiêm khắc.


+ Luôn chấp nhận ý kiến của học sinh.
+ Lắng nghe học sinh nói.


+ Tạo điỂu kiện cho học sinh bộc lộ khả năng của mình.
+ Hưởng ứng các ý tưởng hợp lí của học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

đối với gia đình và xã hội. Đặc biệt cần để học sinh thấy còn bao nhiêu bạn cùng trang lứa
khơng có cơ hội đuợc đi học để các em thấu hiểu hạnh phúc đuợc đi học và đuợc tạo điều kiện


học tập, từ đó thấy rõ hơn trách nhiệm của mình với nhiệm vụ học tập. Đặc biệt các em phải thể
hiện bổn phận, trách nhiệm đó thành những hành động học tập thực sự, tích cực hàng ngày. Biểu
hiện trách nhiệm học tập không chỉ dừng ở việc đi học chuyên cần, học và làm bài được giáo
viên giao mà cịn tự tìm tòi để mở rộng và đào sâu kiến thức, củng cố kỉ năng.


Giáo dục mục đích học tập đứng đấn: Các em có thể học để được lên lớp, học để đuợc khen
thưởng, để có uy tín trước bạn bè... nhưng mục đích học tập đáng quý nhất chính là học để nâng
cao hiểu biết, có phương pháp làm việc khoa học, có chất lượng cuộc sống sau này... Động viên
các em ngồi việc tích cục học trên lớp, cịn phải tự học nghiêm túc, có như vậy mới hiểu thấu
đáo vấn đề, tránh tình trạng học theo kiểu trung bình chủ nghĩa, mang tính đối phó, cốt sao cho
đủ điểm lên lớp, hoặc chỉ học khi có kiểm tra.


Đối với những học sinh chán nản, chậm tiến thường dễ mặc cảm nên rất ngại tham gia vào công
việc chung của tập thể, do đó giáo viên chủ nhiệm cần tiếp cận để hiểu được “gu" và tác động
vào “sở thích" của học sinh đó tạo sự trải nghiệm những niềm vui trong hoạt động, củng cố nhu
cầu, động lực trong các loại hình hoạt động đa dạng khác nhau để thấy ý nghĩa của cuộc sống,
dần làm nảy sinh ở học sinh nhu cầu muốn chiếm lĩnh tri thức, muốn là nguời- có gía trị,
<i>được-mọi người tơn trọng, quý mến. Đồng thời, giáo viên cần tôn trọng các em làm cho các em chứng</i>
rằng mình có nhiều điểm mạnh, có giá trị cần phải nỗ lực khai thác, phát huy những tiềm năng
của các em.


<b>Câu 3: Hãy nêu mục tiêu, nội dung công tác của GV chủ nhiệm ở cấp THPT?</b>
<i>Trả lời</i>


<b>Mục tiêu</b>
+ Về kiến thức


- Hiểu được thế nào là kế hoạch công tác chú nhiệm.


- Hiểu sự cần thiết khi làm công tác chú nhiệm là phải lập kế hoạch.


- Hiểu nội dung và các yêu cầu của một bản kế hoạch công tác chủ nhiệm.
+ Về kỹ năng


- Viết và xác định được mục tiêu của kế hoạch công tác chủ nhiệm;


- Xác định được các yêu cầu, điều kiện cần cỏ của kế hoạch cơng tác chú nhiệm;
- Thực hiện được quy trình lập kế hoạch công tác chú nhiệm;


- Dụ báo được các tình huống, khó khăn và kết quả của việc thực hiện kế hoạch.
+ Về thái độ


Nhận thức được làm cơng tác chủ nhiệm cần phải có kế hoạch và ln thực hiện theo kế hoạch.
<b>Nội dung</b>


<b>1. Vị trí, vai trò cùa giáo viên chủ nhiệm</b>


<i>- GVCN là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặt Hiệu</i>
<i>trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ HS quản lí và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục</i>
<i>tồn diện HS lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường.</i>


Với tư cách là người đại diện cho tập thể các nhà sư phạm, GVCN có trách nhiệm truyền đạt tới
HS của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và tùng HS
của lớp chủ nhiệm. Đồng thời, GVCN cỏ khả năng biến những chú trương, kế hoạch đào tạo của
nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp và của mọi HS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

pháp giáo dục HS, giúp cán bộ quân lí, lãnh đạo nhà trường đưa ra các định hướng, giải pháp
quân lí, giáo dục HS hiệu quả.


<i>- Đối với HS và tập thể lớp, GVCN là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất, người</i>
<i><b>lãnh đạo, tổ chúc, điều khiển, kiểm tra toàn bộ mọi hoạt động và cảc mối quan hệ ứng xử</b></i>


<i>thuộc phạm vi lớp phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ lớp, cán bộ Đồn và tính tự</i>
<i>giác của mọi HS trong lớp.</i>


GVCN còn là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng HS của lớp phản ánh với Hiệu
trưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các GV bộ mơn. GVCN với tư cách là đại diện
cho lớp cịn có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi mọi mặt HS của lớp.


Như vậy, GVCN là cầu nối giữa Hiệu trường (Ban giám hiệu), giữa các tổ chúc trong nhà
trường, giữa các GV bộ môn với tập thể HS. Nói một cách khác, GVCN là người đại diện hai
phía, một mặt đại diện cho Hội đồng sư phạm, mặt khác lai đại diện cho tập thể HS trong quá
trình thực hiện công tác chú nhiệm lớp.


<i><b>- Giáo viên chù nhiệm giữ vai trò là người cố vấn cho Ban chấp hành chi đồn ở trường</b></i>
<i><b>trung học phổ thơng.</b></i>


GVCN cũng là người triển khai những yêu cầu giáo dục cửa nhà trường đến với gia đình, cha
mẹ HS, đồng thời cũng là người tiếp nhận các thông tin phản hồi từ HS, gia đình HS, các dư
luận xã hội về HS trở lại với nhà trường để giúp lãnh đạo nhà trường có giải pháp quản lí, phối
hợp hiệu quả; đồng thời tạo lập mối liên hệ thông tin đa chiều giữa nhà trường - gia đình HS- xã
hội.


<b>2. Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm</b>
<b>- Chức năng cùa người giáo viên chủ nhiệm</b>


Trong lí luận Giáo dục học truyền thống, công tác chủ nhiệm lớp chủ yếu được xem xét từ bình
diện của giáo dục học, mà ít được quan tâm phân tích từ binh diện quản lí, trong khi thực tế, hai
chức năng này bổ trợ và quy định lẫn nhau. GVCN thực hiện chúc năng quản lí tồn diện tập thể
lớp để thực hiện chức năng giáo dục từng cá nhân có hiệu quả.


Như vậy, GVCN là cầu nối giữa Hiệu trường (Ban giám hiệu), giữa các tổ chúc trong nhà


trường, giữa các GV bộ mơn với tập thể HS. Nói một cách khác, GVCN là người đại diện hai
phía, một mặt đại diện cho Hội đồng sư phạm, mặt khác lai đại diện cho tập thể HS trong q
trình thục hiện cơng tác chủ nhiệm lớp. Ngồi ra, GVCN cịn tìm hiểu HS thơng qua phần tự
khai của các em. Việc GVCN đến tận nhà, tiếp xúc với cha mẹ HS để tìm hiểu về các em nhìn
chung hiện nay ít được sử dụng, vì vậy, GVCN cần được hướng dẫn phương pháp thu thập
thơng tin về HS và hồn cảnh gia đình một cách đầy đủ, khách quan, chính xác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

GV thường quan tâm xây dung đội ngũ cán bộ để thục hiện nhiệm vụ tự quản nhưng lại chưa
quan tâm đến việc xây dựng dư luận tập thể lành mạnh, vì vậy, đa số cán bộ lớp bị áp lực giữa
một bên là GV và một bên là sự không đồng thuận của đa số HS trong lớp, cần phải giúp GVCN
nhận thúc được sự thống nhất giữa xây dụng tập thể phát triển với văn hóa tổ chức của HS và
xây dụng môi trường học tập thân thiện cũng như biết cách triển khai nhiệm vụ này trong thực
tiễn.


<i>+ Tổ chức các hoạt động giáo dục và các hình thức giao lưu đa dạng Bên cạnh việc sử dụng hệ</i>
thống các mối quan hệ và các giá trị truyền thống trong tập thể để giáo dục HS, GVCN còn phải
tổ chúc giờ sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề và các loại hình hoạt
động giáo dục đa dạng khác phù hợp với mục tiêu giáo dục của hoạt động Đồng thời, qua đó
phát triển tập thể lớp và từng HS. Tiêu chí 1 trong chuẩn nghề nghiệp GV trung học yêu cầu GV
<i>“Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng" và “thực</i>
<i>hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động cơng ích, cơng tác xã</i>
<i>hội... theo kế hoạch tổ xây dựng".</i> Trong xã hội hiện đại, GVCN lất cần chú trọng giáo dục những
giá trị sống và kỉ năng sống cho HS để các em có thể tránh được những rủi ro, vượt qua những
thách thức trong cuộc sống, cần phối hợp tổ chúc các chú đề giáo dục những kỉ năng sống phù
hợp với tùng lứa tuổi, vùng miền và giáo dục kỉ năng sống theo tiếp cận bốn trụ cột trong giáo
dục thế kỉ XXI: “Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình, để chung sống vớii mọi
<i>người".</i>


<i>+ Phát hiện bất hòa và ngân ngừa những xung đột trong lớp Sự bất hoà và những xung đột nảy</i>
sinh là điều khó tránh trong mối quan hệ giữa các thành viên của tập thể. Thực tiễn bạo lực HS


trong nhà trường hiện nay đang là vấn đề bức xúc, để lại hậu quả nặng nề về tâm lí, tinh thần
cho HS. Do đó, GVCN cần lưu tâm ngân ngừa và giải quyết kịp thời những mâu thuẫn có thể
diễn ra trong tập thể lớp chủ nhiệm. Một tập thể phát triển có văn hố, tổ chức, là mơi trường
học tập thân thiện thì mâu thuẫn sẽ đuợc giải quyết trên nền của sự thiện chí, tơn trọng, thừa
nhận lẫn nhau.


<i>+ Đánh giá kết quả tu dưỡng, học tập và sự tiến bộ của HS về các mặt giáo dục</i>


Quy chế đánh giá xếp loại HS THCS và THPT ban hành theo Thông tư 50/2011/TT-BGDĐT
cửa Bộ truởng Bộ GD&ĐT quy định một số việc phải làm cụ thể của GVCN về đánh giá kết
quả học tập và đạo đúc của HS để xếp loại mang tính quản lí hành chính. Theo quan điểm đánh
giá để phát triển HS, người GVCN hiện nay cần thường xun thu thập và xủ lí thơng tin để
khích lệ HS vươn lên, hoặc điều chỉnh kịp thời những hành vi khơng mong đợi của các em.
Ngồi u cầu đánh giá khách quan, công bằng, đánh giá HS cịn cần hướng đến tấm lịng tự tin,
muốn tự hồn thiện của các em. GVCN cần nhìn HS theo quan điểm động và phát triển. Quan
trọng nhất là GVCN cần phân biệt giữa đánh giá hành vi và đánh giá nhân cách HS, tránh việc
tù hành vi không mong đợi đơn lẽ của HS quy kết thành đặc điểm nhân cách, chuẩn nghề nghiệp
GV trung học đã yêu cầu “Đánh gía kết quả rèn luyện đạo đúc của HS một cách chính xác,
<i>khách quan, cơng bằng và có tác dụng thúc đẫy sụ phấn đấu vươn lên của HS".</i>


<i>Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường xây dựng môi trường giáo dục,</i>
<i>tổ chức giáo dục và đánh giá HS.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>đình và cộng đồng trong hổ trợ, gíam sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của HS và góp</i>
<i>phần huy động cảc lưc lượng trong cộng đồng phát triển nhà trường”. GVCN phối hợp với các</i>
lục lương xã hội để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và tổ chúc các hoạt động giáo dục
HS.


<b>3. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm</b>



<i>Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp được quy định trong các văn bản pháp lí</i>


+ Tìm hiểu và nắm vững HS trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối
tượng, nhằm thúc đẩy sụ tiến bộ của mọi HS.


+ Cộng tác chăt chẽ với gia đình HS, chủ động phối hợp với các GV bộ mơn, Đồn thanh niên
Cộng sản Hồ chí Minh, các tổ chúc xã hội cỏ liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục
HS của lớp.


+ Nhận xét, đánh giá và xếp loại HS cuối kì và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỉ luật
HS, đề nghị danh sách HS đuợc lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh
kiểm trong kì nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ.


+ Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.


Trong các năm học gần đây, khi thục hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa THPT,
GVCN cịn có thêm nhiệm vụ: “Theo dõi tình hình tổ chúc và học tự chọn của lớp mình phụ
trách, theo dõi kết quả học tập tụ chọn cửa HS, tổng kết, xếp loại và ghi kết quả học tập cửa HS
theo quy định".


Như vậy nhiệm vụ của GVCN lớp được quy định trong các văn bản pháp lí cửa Bộ GD&ĐT tuy
cịn sơ sài, nhưng đã thể hiện được các chúc năng chủ yếu của GVCN: tìm hiểu, nắm vững và
tác động phù hợp đến HS (phản ánh chúc năng giáo dục); phối hợp với các lục lượng giáo dục
(phản ánh chúc năng tổ chúc, điều phối), đánh giá, hoàn thành hồ sơ HS và cung cấp thông tin
phản hồi cho lãnh đạo nhà trường (thục hiện chức năng quản lí).


<b>Câu 4: Nêu một số tình huống thường gặp trong cơng tác chủ nhiệm cấp THPT. Phân tích</b>
<i><b>và giải quyết một tình huống sư phạm trong số các tình huống đã nêu?</b></i>


<i>Trả lời</i>


<b>Tình huống</b>


Là những sụ kiện, vụ việc, hồn cảnh có vấn đề bức xúc nảy sinh trong hoạt động và quan hệ
giữa con người với tụ nhiên, xã hội và giữa con người với con người buộc người ta phẳi giải
quyết, ứng phó, xủ lí kịp thời nhằm đưa ra các hoạt động và quan hệ có chứa đụng trạng thái có
vấn đề búc xúc đó trở lại ổn định và tiếp tục phát triển.


<b>Một số tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm ở trường trung học phổ</b>
<b>thơng</b>


<i>+ Tình huống 1: Trong lớp HS phải ngồi theo chỗ quy định, nhưng vào tiết sinh hoat và giữ dạy</i>
của GVCN, có một HS lại tự động đảo chỗ ngồi lên bàn đầu. Khi hỏi lí do, HS đó nói rằng:
Thưa thầy chủ nhiệm, em thích học mơn của thầy và em thích xem thí nghiệm cửa thầy làm.
Trước tình huổng đó GVCN nên xử lí thế nào?


<i>Tình huống 2: Bạn có tật nói ngọng, lẫn lộn giữa i và n. Khi giảng bài, HS trong lớp đã cười.</i>
Nghe thấy tiếng cười đó, GVCN xủ lí thế nào?


<i>Tình huống 3: Trong khi quay mặt vào bảng, thầy giáo chủ nhiệm thấy HS ở dưới lớp ồn ào và</i>
cười khúc khích. Khi thầy chủ nhiệm ngừng viết bảng và quay lại thì cả lớp im lặng và nhìn lên
bảng. Nếu là thầy giáo chủ nhiệm đó, bạn xử lí thế nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i>Tình huống 5: Trong khi giảng dạy, thầy giáo chủ nhiệm phát hiện ra một HS nữ đang đọc</i>
truyện. Khi thầy chủ nhiệm đến và thu sách truyện thi thấy đây là một tiểu thuyết ái tình được
xuất bản ị sài Gịn từ trước năm 1975. Nếu vào trường hợp thầy giáo chủ nhiệm đó, bạn sẽ xử lí
thế nào?


<i>Tình huống 6: Nếu lớp bạn chủ nhiệm có một HS vi phạm kỉ luật, bạn yêu cầu HS về mời phụ</i>
huynh đến gặp bạn nhưng HS đó đã tự bỏ học. Bạn sẽ xủ lí như thế nào?



<i>Tình huống 7: Trong lớp 10B do thầy Tuấn làm chủ nhiệm có em Hùng hay nghỉ học khơng</i>
phép. Tuần qua em cũng nghỉ học 2 buổi không phép. Nếu là thầy chủ nhiệm Tuấn, bạn sẽ xủ lí
thế nào?


<i>Tình huống 8: Một HS sấp bị đưa ra xét ờ Hội đồng kỉ luật. Phụ huynh là người có chức vụ chủ</i>
chốt ở địa phương đến đề nghị bạn với tư cách là GVCN xin với Hội đồng chiếu cố và "cho
qua". Nếu là GVCN, bạn sẽ úng xử với vị phụ huynh đó ra sao?


<i>Tình huống 9: Là GVCN, một lần đến thăm gia đình HS gặp đúng lúc bố mẹ em đang la mắng</i>
em đó. Nếu là GVCN đỏ, bạn sẽ xử sự thế nào?


<i>Tình huống 10: Một nữ sinh lớp bạn làm chủ nhiệm vùa tròn 17 tuổi đã bị cha mẹ bất nghỉ học</i>
để lấy chồng. Nữ sinh đó đến nhờ bạn là GVCN che chở. Nếu là GVCN đó, bạn xử lí thế nào?
<b>Phân tích giải quyết một tình huống sư phạm</b>


<i>Tình huống 4</i>
+ Khơng nên:


Ngừng giảng và phê bình em HS phân tán tư tưởng không chú ý vào bài giảng.
Chỉ định ngay HS đó trả lời một câu hỏi mà GVCN đưa ra.


+ Nên:


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×