Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Đầu tư phát triển tại Chi nhánh lắp máy điện nước và xây dựng – Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội .doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.71 KB, 74 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, muốn tồn
tại và phát triển bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải luôn củng cố, xây dựng và
nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của mình. Nhất là trong lĩnh vực xây lắp, một
ngành sản xuất vật chất đặc biệt, quan trọng và cũng rất phức tạp đòi hỏi phải luôn
được quan tâm đầu tư phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực
cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành. Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của
đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng
thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri
thức, kỹ năng…), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát
triển.
Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn
lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao
gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên. Kết quả của đầu tư
phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng thiết bị,…), tài sản trí tuệ
(trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật…) và tài sản vô hình (những phát
minh sáng chế, bản quyền,…). Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng
thêm năng lực sản xuất kinh doanh của xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
Đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhằm tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận, nâng cao
khả năng cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực.
Vì thế, qua quá trình thực tập, tìm hiểu nghiên cứuem đã chọn đề tài của
chuyên đề thực tập tốt nghiệp là: “Đầu tư phát triển tại Chi nhánh lắp máy điện
nước và xây dựng – Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp
gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của công ty cổ phần
xây dựng số 1 Hà Nội giai đoạn 2005 – 2009
Chương 2: Một số giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại
công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI


GIAI ĐOẠN 2005 – 2009
1. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh và sự cần thiết tăng cường
hoạt động đầu tư phát triển tại công ty
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng số 1 HN
Tên giao dịch: HANOI CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY
NO 1
Tên viết tắt:HACC1.,JSC
Địa chỉ trụ sở chính: Số 59 Quang Trung - Phường Nguyễn Du - Quận
Hai Bà Trưng –Thành phố Hà Nội
Công ty cổ phần xây dựng số 1 HN trực thuộc tổng công ty xây dựng HN -Bộ
Xây Dựng, là doanh nghiệp nhà nước hạng I,tiền thân là công ty kiến trúc Hà Nội
dược ra đời ngày 5 tháng 8 năm 1958 theo quyết định số 117 của bộ kiến trúc . Và
được giao nhiệm vụ xây dựng thủ đô – trung tâm kinh tế , chính trị , văn hoá của cả
nứơc.Năm 1960 công ty được bộ xây dựng đổi tên thành công ty kiến trúc khu nam
HN .Năm 1977 đổi tên thành công ty xây dựng số 1 HN. Năm 1982 trực thuộc tổng
công ty xây dựng HN. Thang 12 năm 2005 công ty đã được chuyển đổi hình thức hoạt
động chuyển thành công ty cổ phần xây dựng số 1 HN trực thuộc tổng công ty xây
dựng HN.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty luôn gắn liền với những thăng
trầm của đất nước .Thời kì 1958-1964 nước ta dang bước vào thời kì khôi phục nền
kinh tế ở miền bắc sau 9 năm kháng chiến chống pháp , toàn bộ tập thể công nhân viên
lao động trong công ty dã hăng hái thi đua lao dông ,sản xuất sẵn sàng chịu đưngj khó
khăn gian khổ để xây dựng đất nước. Kết quả là dã hoàn thành xuất sắc các công trình
góp phần quan trọng vào xây dựng chủ nghĩa xã hội , tiêu biểu là các công trình công
nghiệp như :ba nhà máy cao xu sao vàng ,Xà Phòng ,Thuốc lá thăng Long (1960) nhà
máy bống đèn phíc nước rạng đông (1963)Nhà máy Dệt 8-3 (1965)….các công trình
dân dụng như Các khu nhà ở tập thể kim liên, Trung tự ,Thượng Đình ,An dương ,mai
hương ,Nhạc viện Hà Nội ;Các cơ sở phát tin của bộ nội vụ , xây dựng các trường đại
học lớn như đại học bách khoa, đại học kinh tế quốc dân, đại học tổng hợp …là

những cơ sở đào tạo cán bộ kỹ thuật ,các cán bộ quản lý cấp cao vào loại lớn nhất
nước ta.
Thời kì 1964-1975: Công ty đã tham gia xây dựng hàng loạt các công trình
phục vụ chiến đấu
Thời kì 1975 đến nay :ngày 30/3/1975 miền nam hoàn toan giải phóng đất
nước thống nhất ,quân dân ta lại cùng nhau kiến thiết lại đất nước với đội ngũ kĩ sư
nhiều kinh nghiệm công ty đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội của cả nước ,công ty đã khởi công xây dựng các công trình của nghành xây
dựng như các xí nghiệp cơ khí ở đại mỗ ,Tây Mỗ , Liên Ninh ,Nhà máy ngói Đại
Thanh nhà máy khoá Minh Khâm, xây dựng lại các cơ sở y tế ,thông tin vận tải, bênh
viện bạch Mai. Đài phát sóng Mễ Trì, ga xe hoả Hà Nội và một ssố khu nhà ở Hà
Nội…..Tong nghững năn gần đây Công Ty đã xây dựng thành công nhiều công trình
đòi hỏi kĩ thuật cao và thời gian thi công ngắn ,tiêu biểu như nhà máy Hanel-Orion
,Trung tâm thương mại Đại Hà (15 tầng)Khách sạn Hà Nội mở rộng (17 tầng)Tháp Hà
Nội(25 tầng)…Cùng nhiều dự án khác trong các lĩnh vực chính trị .văn hoá,xã hội với
địa bàn mở rộng cả nước .
Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành công ty đã nhiều lần được tổ
chức lại cho phù hợp với tình hình thực tế.hiên nay công ty có 15 xí nghiệp xây
dựng ,01 ban quản lý dự án .02 ban chủ nhiệm công trình ,03 chi nhánh và các đội xây
dựng trực thuộc cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 687 người trong danh
sách ,có trình độ ,kinh nghiệm quản lý ,có chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cao
Với những đóng góp của mình trong sự nghiệp xây dựng và baoe vệ tổ quốc
công ty cổ phần xây dựng số 1 HN đã được dảng và nhà nước phong tặng nhiều phần
thưởng danh hiệu cao quý:
Huân chương lao động hạng ba (năm 1978)
Huân chương lao động hạng nhì(năm 1983)
Huân chương lao động hạng nhất (năm 1985)
Huân chương độc lập hạng ba (năm 1998)
Huân chương độc lập hạng nhì (năm 2004)
Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ và tổng liên đoàn lao động Việt Nam (năm

2004)
Phát huy truyền thống ,phát huy nội lực của doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ
quản lý ,kỹ sư nhiều kinh nghiệm ,nhiệt tình và lực lượng công nhân kỹ thuật lành
nghề cùng với năng lực máy móc ,thiết bị chắc chắn Công ty cổ phần xây dựng số 1
HN còn phát triển mạnh mẽ và vững chắc trong những năm tới ,góp phần xứng đáng
vào sự nghiệp công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước.
S B MY QUN Lí CễNG TY C PHN XD S 1 HN

Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
Hành chính quản trị
Phó Tổng giám đốc
Kinh tế kế toán
Phó Tổng giám đốc
Kỹ thuật kinh tế đầu tư
Kinh tế thị trường
Phòng
Tổ chức lao
động hành
chính
Phòng
Kế toán tài
chính
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Kế
hoạch
Phòng
Kinh tế

thị trư
ban
an toàn
bảo hiểm
Xí nghiệp xây dựng 101
Xí nghiệp xây dựng 102
Xí nghiệp xây dựng 103
Xí nghiệp xây dựng 105
Xí nghiệp xây dựng 106
Xí nghiệp xây dựng 108
Xí nghiệp xây dựng 109
Xí nghiệp xây dựng 115
Xí nghiệp xl và mộc nội thất
Xí nghiệp xe máy gcck và xây dựng
Xí nghiệp lm, điện nước và xd
Xí nghiệp xl và sxvlxd
Xí nghiệp xd&phát triển hạ tầng
Xí nghiệp xây lắp số 1
Xí nghiệp xây lắp số 3
Bql các dự án phát triển nhà
Bcn công trình 04
Bcn công trình ba đình
Cnct số 116
Cnct tại miền nam
Cnct số 118
Các đội xây dựng trực thuộc
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh lắp máy điện nước
và xây dựng.
Chi nhánh lắp máy điện nước và xây dựng là Chi nhánh trực thuộc Công ty cổ
phần xây dựng số 1 – Hà Nội thực hiện chế độ hạch toán kế toán phụ thuộc. Hiện nay

trụ sở chính của Chi nhánh đặt tại C71 ngõ 109 đường Trường Chinh, quận Thanh
Xuân, Hà Nội.
Trước đây Chi nhánh mang tên là Xí nghiệp lắp máy điện nước và xây dựng.
Theo quyết định số 847/TCT – TCCB ngày 18/6/1998 của Công ty xây dựng số
1 Hà Nội đã ra quyết định thành lập Chi nhánh với tên là Xí nghiệp lắp máy điện nước
và xây dựng.
Ngày đăng ký kinh doanh của Xí nghiệp là ngày 13/7/1998, số đăng ký kinh
doanh : 310464.
Tháng 2 năm 2010 đổi thành Chi nhánh lắp máy điện nước và xây dựng.
Hiện nay Chi nhánh có đội ngũ cán bộ viên chức trên 50 người, năng động,
nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra còn hơn 500 công nhân liên tục làm việc và có nhiều lúc
Chi nhánh thuê thêm công nhân làm việc đi theo các công trình trong khoảng thời gian
từ 3 đến 4 tháng. Nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh hiện nay là xây dựng các công
trình , lắp máy điện nước, xây dựng hệ thống cấp thoát nước. Chi nhánh được thành
lập đã đáp ứng cho Công ty cổ phần xây dựng số 1 về công tác xây dựng, quản lý dự
án, bám sát lấy công trình dưới sự quản lý của cấp trên là Công ty cổ phần xây dựng
số 1 Hà Nội.
Mặc dù thời gian thành lập của Chi nhánh mới hơn 10 năm nhưng Chi nhánh
đã đạt được thành tựu đáng kể, những công trình có quy mô lớn bao gồm:
+ Trung tâm thương mại Hàng Hải
+ Nhà máy cấp thoát nước Hạ Long
+ Nhà máy xử lý nước thải Hạ Long
+ Nhà máy Fujico – Nội Bài
+ Nhà máy máy may Pegasus – Hải Dương
+ Trường học Nhật Bản tại Hà Nội
+ Nhà máy Nipon konpo
+……………………
Ngoài ra Chi nhánh còn tham gia vào rất nhiều hoạt động khác như: lắp máy
điện, nước, xây dựng hệ thống nước sạch tạo ra nguồn nước sạch cho Thành phố và
các tỉnh lân cận.

Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã, đang và sẽ phát triển rất mạnh về mọi mặt,
tạo nhiều công ăn việc làm cho nhiều công nhân, thu hút được nhiều chủ đầu tư, được
nguồn vốn đầu tư và tạo được uy tín trên thị trường, do vậy mà Chi nhánh sẽ ký được
nhiều hợp đồng lớn.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới thành công của Chi nhánh là tính nhạy
bén với cái mới, biết thay đổi bộ máy, cơ chế quản lý của Chi nhánh phù hợp với sự
thay đổi liên tục của thị trường, Chi nhánh cạnh tranh bằng chất lượng và tiến
độ thi công , áp dụng công nghệ và các thiết bị thi công tiên tiến, vật liệu, công cụ
dụng cụ tốt, chất lượng cao, làm việc, thi công có uy tín với chủ đầu tư…
Do đó Chi nhánh ngày càng phát triển và có uy tín trên thị trường. Chi nhánh
đã đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu cho Công ty, cũng như nộp ngân sách
nhà nước… Ngoài ra Chi nhánh còn chăm lo đến điều kiện sống của anh chị em trong
Chi nhánh và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động với thời kỳ hiện nay đất
nước ta đang có tỷ lệ thất nghiệp khá cao thì Chi nhánh đã giúp cho chính phủ bớt đi
một phần gánh nặng đó.
Dưới dây là bảng số liệu phản ánh tình hình tăng trưởng và phát triển của Chi nhánh
trong 3 năm trở lại đây:
TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Tổng giá trị SXKD (1.000đ) 95.236.000 194.040.724 315.744.690
2 Tổng công nhân viên 1.404 2.329 3.439
3 Tổng quỹ lương 12.420.663 23.099.085 35.413.492
4 Lương bình quân (người/tháng) 737 815 880
5 Tổng doanh thu 67.943.269 117.731.344 185.222.099
6 Tổng phải nộp NSNN 4605.502 7.070.516 9.217.280
7 Tổng đã nộp NSNN 4.015.464 9.487.958 15.182.946
8 Lãi thực hiện 775.699 814.697 1.747.142
9 Lợi nhuận thực hiện trên vốn CSH 8,8 5 11.46
10 Nguyên giá tài sản cố định 9.716.108 12.136.405 20.737.763
11 Tổng vốn phục vụ SXKD 18.364.301 46.073.628 76.885.769
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất

1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Chi nhánh lắp máy điện nước
và xây dựng
Chi nhánh lắp máy điện nước và xây dựng là một Chi nhánh trực thuộc
nhà nước, hoạt động rất hiệu quả. Lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh là:
+ Nhận thầu thi công xây lắp và hoàn thiện nội ngoại thất các công trình dân
dụng, công nghiệp, thủy lợi, giao thông, bưu điện đường dây và trạm biến thế đến
35KV, các công trình kỹ thuật hạ tầng trong các khu đô thị, khu công nghiệp.
+ Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng, các
ngành hàng khác theo quy định của pháp luật.
+ Tư vấn xây dựng các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp và các công
trình kỹ thuật hạ tầng bao gồm: lập dự án, quản lý dự án, khảo sát xây dựng thiết kế,
thẩm định thiết kế, tổng dự toán, giám sát thi công, trang trí nội ngoại thất.
+ Nhận thầu lắp đặt và sửa chữa hệ thống đường dẫn nước, điện, các thiết bị
cơ, điện nước công trình, thiết bị dân dụng, công nghiệp, điện máy, điện lạnh, gia
nhiệt và sửa chữa điện các loại.
Sơ đồ về tổ chức hệ thống SX và qui trình CNSP
Thiết kế Đấu thầu (chỉ định thầu)
Tiếp thị
Làm hồ sơ thầu
Nghiên cứu hồ
sơ của Chủ đầu

Làm hố sơ theo
yêu cầu của
chủ đầu tư
Bách tách dự
toán, áp giá,
tổng dự toán
Khi trúng thầu
Tổ chức thi công

Chuẩn bị LĐ, MM, TB,
CN, TC Mặt bằng
Tiến hành thi công
Hoàn thiện
Tiến hành nghiệm thu
Bàn giao cho chủ đầu

2 năm bảo hành công
trình
1.2.2 Quản lý sản xuất kinh doanh của Chi nhánh
* Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh
Bộ máy tổ chức của Chi nhánh được tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng.
Do đặc điểm của Chi nhánh là xây dựng các công trình trên địa bàn rộng lớn,
thời gian sản xuất kéo dài… Vì vậy Chi nhánh đã áp dụng cơ cấu tổ chức công tác kế
toán tập trung để phù hợp với điều kiện sản xuất của Chi nhánh.
Ưu điểm của cơ cấu này là đảm bảo tính thống nhất trong quản lý, đảm bảo chế
độ một thủ trưởng và chế độ trách nhiệm, tiết kiệm chi phí quản lý, đảm bảo thông tin
được nhanh chóng, xử lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Được thể hiện qua sơ dồ sau:
Giám đốc chi nhánh là người có thẩm quyền cao nhất, có trách nhiệm quản lý,
điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh.
Phó giám đốc chi nhánh: trường hợp Giám đốc chi nhánh đi vắng thì Phó giám
đốc chi nhánh thay mặt điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh.
Phòng Kế hoạch + kỹ thuật: có nhiệm vụ giám sát chất lượng, an toàn, tiến độ
thi công của toàn Chi nhánh. Có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, duyệt và
giao kế hoạch tháng, quý, năm. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ tiếp cận thị trường,
tìm kiếm dự án, tham gia đấu thầu các công trình cho Chi nhánh.
GĐ chi nhánh
PGĐ chi
nhánh

P. Kỹ thuật P. Tổ chức P. Kế toán
PGĐ chi
nhánh
Phòng kế toán: tham mưu về tài chính cho Giám đốc, phản ánh trung thực tình
hình tài chính của Chi nhánh, tổ chức giám sát, phân tích chỉ tiêu, hoạt động kinh tế
giúp lãnh đạo Chi nhánh chỉ đạo sản xuất, thực hiện quy chế phân cấp về tài chính kế
toán của Chi nhánh cho các đơn vị.
Phòng tổ chức: Tham mưu cho Giám đốc về các lĩnh vực như xây dựng
phương án mô hình tổ chức sản xuất, công tác quản lý cán bộ, quản lý lao động, tiền
lương, công tác hành chính quản trị, công tác chăm lo sức khỏe cho cán bộ công nhân
viên và thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động
1.3 Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh và sự cần thiết tăng
cường hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà
Nội
a. Lĩnh vực kinh doanh
• Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông (cầu, đường, sân
bay, bến cảng), thủy lợi (đe, đập, kênh, mương), bưu điện, công trình kĩ thuật
hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đường dây, trạm biến áp.
• Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, thương mại du lịch (Lữ hành nội địa, quốc
tế)
• Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, cấu kiện bê tông,
cấu kiện và phụ kiện kim loại, đồ mộc, thép)
• Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng, các khu đô thị, khu công nghiệp.
• Đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn (không bao
gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường)
• Đầu tư xây dựng kinh doanh và chuyển giao (BOT) các dự án giao thông, thủy
điện
• Xây dựng và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, các công trình cấp thoát
nước và trạm bơm
• Lắp đặt và sửa chữa các thiết bị cơ điện nước công trình, thiết bị điện dân

dụng, công nghiệp, điện máy, điện lạnh và gia nhiệt
• Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, các loại vật tư, xăng dầu, vật
liệu xây dựng
b. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và sự cần thiết tăng cường
đầu tư phát triển tại công ty
Trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, công ty chủ yếu tham gia hoạt động
xây lắp mà phần nhiều là xây dựng các công trình. Do đó lĩnh vực xây lắp đã có ảnh
hưởng không nhỏ đến sản phẩm sản xuất ra. Bởi lẽ sản phẩm của hoạt động xây lắp có
đặc điểm đặc trưng cho ngành nghề khác biệt với các ngành nghề sản xuất khác là có
quy mô và kết cấu phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao nên đòi hỏi khi sản xuất phải chia
nhiều giai đoạn công việc. Hơn nữa, sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, thời gian
sản xuất và sử dụng lâu dài. Chính vì thế sản phẩm xây lắp có quy trình công nghệ sản
xuất riêng, mang tính đặc thù của ngành nghề. Có thể tóm lược quy trình đó qua một
số bước cơ bản sau:
Sơ đồ: Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp của công ty
(Nguồn: Tài liệu phòng kế hoạch đầu tư)
Ban đầu, công ty xem xét các thông báo hay giấy mời thầu nhằm tìm hiểu,
nghiên cứu thị trường. Từ đó đánh giá thực trạng của công ty về pháp lý và tài chính
cũng như năng lực kỹ thuật và khả năng trúng thầu để xây dựng hồ sơ dự thầu nếu
quyết định tham gia đấu thầu.
Nếu trúng thầu thì công ty ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây lắp với bên giao
thầu (chủ đầu tư). Sau đó công ty triển khai thi công công trình, hạn mục công trình
hay dự án nhận thầu từ lập kế hoạch và biện pháp thi công trên cơ sở dự toán, hồ sơ
thiết kế, bản vẽ thi công đã được duyệt đến khi xúc tiến thi công theo kế hoạch: sử
dụng các yếu tố chi phí như vật tư, máy móc, thiết bị, nhân công… Khi công trình, hạn
mục công trình hay dự án hoàn thành, tiến hành nghiệm thu và kiểm tra đạt các tiêu
chuẩn theo như hợp đồng đã ký thì công trình, hạn mục công trình đó được bàn giao
lại cho đơn vị giao thầu và công ty tiến hành thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, sau khi
thanh lý hợp đồng, bàn giao sản phẩm xây lắp cho chủ đầu tư, công ty vẫn theo dõi
công trình, hạn mục công trình… trong thời gian bảo hành để nếu có sự cố xảy ra nằm

trong hợp đồng đã thỏa thuận thì công ty sẽ tiến hành bảo hành. Như vậy, quy trình
công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp của công ty khá phức tạp và kéo dài thời gian.
Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường
Tham gia đấu thầu, ký hợp đồng
giao nhận thầu xây lắp
Tổ chức thi công công trình
nhận thầu
Nghiệm thu, bàn giao công trình
và thanh lý hợp đồng giao thầu
Thực hiện bảo hành công trình
(nếu có)
Như vậy, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện
nay, muốn đứng vững và tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh cùng lĩnh vực công ty còn cần đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết
bị, nhân công, uy tín, thương hiệu; do đó đầu tư phát triển là điều cần thiết đối với
công ty.
2. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của công ty giai đoạn 2005 – 2009
2.1 Tình hình thực hiện tổng vốn đầu tư phát triển của công ty
Trước hết chúng ta xem xét hoạt động đầu tư tại công ty cổ phần xây dựng số 1
Hà Nội qua việc thực hiện vốn đầu tư trong giai đoạn 2005 – 2009
Bảng 2.1 : Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển của công ty cổ
phần xây dựng số 1 Hà Nội giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Giai đoạn
(2005 –
2009)
VĐT kế
hoạch
785.235 710.124 879.767 1,022.596 971.596 4,369.32

VĐT thực
hiện
617.351 440.141 750.345 984.000 836.738 3,628.575
% thực
hiện kế
hoạch
78.62 61.98 85.29 96.23 86.12 83.05
(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của công ty CPXD số 1 Hà Nội)
Theo kế hoạch đã được đề ra cho giai đoạn này thì lượng vốn đầu tư cần thiết
được đưa ra vào khoảng 4,369.32 triệu đồng, vốn đầu tư thực hiện là 3,628.575 triệu
đồng đạt 83.05% kế hoạch đề ra. Theo báo cáo tình hình đầu tư của công ty cổ phần
xây dựng số 1 Hà Nội tính đến tháng 12/2009 tổng lượng vốn đầu tư thực hiện đã đạt
tới 836.738 triệu đồng, đạt 86.12% kế hoạch đề ra. Theo đánh giá của ban lãnh đạo
đây có thể được coi là một thành công lớn của công ty trong việc huy động nguồn vốn
phục vụ cho đầu tư phát triển, nhất là trong điều kiện có nhiều biến động về giá các
nguyên vật liệu đầu vào cũng như biến động của tình hình kinh tế, chính trị thế giới.
Điều này là nhờ vào sự nỗ lực của công ty trong việc nâng cao sử dụng vốn, hiệu quả
của các dự án đầu tư xây dựng nhà máy và đầu tư vào dây chuyền công nghệ sản xuất.
Nhờ tiết kiệm chi phí sản xuất và lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào cũng như các giải
pháp quan trọng trong quản lý nguồn tinh lực, tinh giảm bộ máy hoạt động của công ty
theo hướng chuyên môn hóa cao.
Trong những năm qua, vốn đầu tư phát triển của công ty có sự thay đổi qua các
năm. Điều này được thể hiện ở tình hình thực hiện vốn đầu tư tại công ty qua bảng
sau:
Bảng 2.2 : Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển của công ty cổ phần xây dựng số 1
Hà Nội giai đoạn 2005 - 2009
Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng VĐT
Triệu đồng
1152.99

2
921.000
1022.59
6
984.000 976.125
Lượng
tăng liên
hoàn
Triệu đồng
- -231.992 101.596 -38.596 -7.875
Tốc độ
tăng liên
hoàn
%
- -20.12% 11.03% -3.77% -0.80%
(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của công ty CPXD số 1 Hà Nội)
Như đã phân tích ở trên, tổng lượng vốn đầu tư của công ty cổ phần xây dựng
số 1 Hà Nội giai đoạn này là 3,628.575 triệu đồng, đạt 83.05% kế hoạch đề ra. Lượng
vốn đầu tư của công ty kể từ năm 2005 có sự thay đổi nhưng mức chênh lệch không
đáng kể. Điều này chứng tỏ công ty ngày càng chú trọng trong việc đầu tư phát triển
doanh nghiệp. Chỉ riêng năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nói chung
nên cũng như bao doanh nghiệp khác, công ty ổ phần xây dựng số 1 Hà Nội đã giảm
lượng vốn đầu tư phát triển của mình xuống thấp hơn mọi năm. Cụ thể,vốn đầu tư
thực hiện của công ty năm 2009 là 836.738 triệu đồng, chiếm 86.12 % kế hoạch đề
ra. Nói chung khối lượng vốn đầu tư qua các năm có sự thay đổi, nhưng mức chênh
lệch không đáng kể thể hiện ở lượng tăng tuyệt đối liên hoàn ở bảng 2.2 mức chênh
lệch giữa các năm tương đối đều nhau. Điều này giải thích cho lý do là trong những
năm này công ty không đầu tư vào các hoạt động đầu tư mới đã hoàn tất vào hoạt
động sản xuất kinh doanh. Trong những năm này, khối lượng vốn đầu tư chủ yếu
được dùng cho hoạt động đầu tư sửa chữa, mua sắm máy móc thiết bị, khoa hhọc

công nghệ phục vụ vho sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2 Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của công ty phân theo nguồn vốn
đầu tư
Đối với bất cứ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì đầu tư phát
triển có ý nghĩa quyết định đến quy mô và tốc độ tăng trưởng cũng như mức độ gia
tăng lợi nhuận. Trong đó nguồn vốn đầu tư vừa là điều kiện tiên quyết vừa có ảnh
hưởng to lớn đến tính khả thi và hiệu quả của hoạt động đầu tư. Về nguồn vốn huy
động thì khối lượng vốn đầu tư trong giai đoạn này đã hoàn thành khá tốt kế hoạch đề
ra. Để có thể huy động được nguồn vốn lớn như vậy, bên cạnh nguồn vốn tự có và lợi
nhuận giữ lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm còn có sự đóng góp
không nhỏ từ những nguồn vốn rất quan trọng khác, đó là vốn vay thương mại và các
nguồn vốn khác.
Trong giai đoạn 2005 – 2009, vốn đầu tư phát triển của công ty lên đến
3,628.575 triệu đồng, được huy động từ các nguồn: Vốn chủ sở hữu, Vốn vay, Vốn
khác được thể hiện qua bảng:
Bảng 2.3 : Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của công ty CPXD số 1 Hà
Nội phân theo nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Giai đoạn
(2005-200
9)
Tổng vốn đầu tư 1,152.99 921 1,022.60 984 976.13 5,056.71
Vốn chủ sở hữu 1,078.35 855.74 832.581 807.59 798.51 2,480.44
Nguồn vốn vay 47.678 50.467 130.469 115.56 116.48 2,296.61
Nguồn vốn khác 26.961 14.791 59.546 60.845 61.134 279.67
(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của công ty CPXD số 1 Hà Nội)
Bảng 2.4 : Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển của công ty cổ phần xây dựng số
1 Hà Nội giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Giai đoạn
(2005-2009
)
Tổng vốn đầu tư
100 100 100 100 100 100
Vốn chủ sở hữu
93.53 92.91 81.42 82.07 81.80 49.05
Nguồn vốn vay
4.14 5.48 12.76 11.74 11.93 45.42
Nguồn vốn khác
2.34 1.61 5.82 6.18 6.26 5.53
(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của công ty CPXD số 1 Hà Nội)
Biểu đồ: Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư phát triển của công ty cổ phần xây dựng số
1 Hà Nội giai đoạn 2005 – 2009
(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của công ty CPXD số 1 Hà Nội)
Trong giai đoạn này, tổng lượng vốn chủ sở hữu của công ty là 2,480.44 triệu
đồng, được duy trì ở mức 49.05% tổng vốn đầu tư, tổng lượng vốn vay thương mại là
2,296.605 triệu đồng, chiếm 45.42% tổng vốn đầu tư, còn lại 5.53% là vốn huy động
thêm từ nguồn khác. Có thể thấy công ty đã có sự tự chủ khá cao trong việc huy động
Vốn chủ sở hữu
49.05%
Vốn vay thượng
mại 45.42%
Nguồn vốn khác
5.53%
1
2
3
các nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển, với 49.05% vốn chủ sở hữu và

45.42% vốn vay tín dụng. Như vậy, qua bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn vay tín
dụng thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn này với ưu
điểm là khá phổ biến, dễ tiếp cận với nhiều hình thức cho vay tùy theo đơn vị cho vay
với các mức lãi suất và có khả năng đáp ứng nhu cầu nhanh nhất, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp chủ động trong huy động và sử dụng vốn. Tuy nhiên vốn vay thương
mại có nhược điểm là chi phí vốn thường cao hơn so với các nguồn vốn khác và
thường có các điều kiện áp đặt về kế hoạch trả nợ vốn và những điều kiện về đảm bảo
thực hiện hiệu quả đầu tư của tổ chức cho vay. Điều này gây bất lợi cho sản xuất kinh
doanh và khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu của công ty bao gồm một phần vốn được trích từ vốn đầu tư
của chủ sở hữu, một phần lợi nhuận chưa phân phối, và các quỹ nội bộ khác (quỹ đầu
tư phát triển, quỹ dự trữ tài chính, quỹ khác…). Ngoài ra, để huy động nguồn vốn chủ
sở hữu công ty còn tổ chức hình thức phát hành cổ phiếu. Công ty cũng khá thành
công khi chia cổ phiếu cho chính các nhân viên làm việc trong công ty: chính điều này
đã gắn lợi ích người lao động với lợi ích của công ty, tạo tâm lý cho người lao động
rằng công ty cũng là sở hữu của mình, vì vậy họ luôn nỗ lực làm việc đạt năng suất tối
đa, tạo ra một phần lợi nhuận đáng kể cho công ty. Và đây là một hoạt động mang tính
hiệu quả cao của ban lãnh đạo công ty.
Nguồn vốn khác: Nguồn này thường được trích từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc
lợi của công ty và chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng vốn đầu tư nhưng đóng góp
nhất định trong việc huy động vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển hàng năm của công
ty.
Như vậy, qua bảng số liệu, ta thấy hai nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay tín
dụng thương mại chênh lệch không lớn. Điều này thể hiện được tính hiệu quả của hoạt
động đầu tư, đồng thời công ty có được tính chủ động cao trong đầu tư, và công ty
cũng có thể giảm một phần thuế phải nộp do chi phí trả lãi vay được tính vào chi phí
trước khi tính lợi nhuận trước thuế. Nhưng công ty cũng phải có biện pháp trả nợ để
có thể tránh được tình trạng mất khả năng thanh toán.
2.3 Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của công ty phân theo nội dung
đầu tư

Hoạt động đầu tư phát triển trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng rất cần thiết
cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Nhận thức được tầm quan trọng đó
của hoạt động đầu tư phát triển, trong những năm qua công ty đã chú trọng nhiều hơn
cho hoạt động đầu tư phát triển, điều này đã được thể hiện ở khối lượng vốn đầu tư ở
mức khá cao và chênh lệch không đáng kể qua các năm phân tích ở trên.
Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội tập trung vốn cho hoạt động đầu tư phát
triển các nội dung như: đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc; đầu
tư mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải; đầu tư cho hệ thống quản lý; đầu tư
cho nguồn nhân lực; và đầu tư vào một số lĩnh vực khác.
Hoạt động đầu tư phát triển theo các nội dung đầu tư tại công ty cổ phần xây
dựng số 1 Hà Nội xét chung cho cả giai đoạn và từng năm trong giai đoạn 2005 –
2009 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.5: Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của công ty phân theo nội
dung đầu tư giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Giai đoạn
(2005-2009
)
Tổng vốn đầu tư 1,152.992 921 1,022.596 984 976.13 5,056.713
Vốn đầu tư nhà xưởng,
công trình kiến trúc
334.37 285.51 278.66 263.22 261.11 1,422.9
Vốn đầu tư máy móc thiết
bị công nghệ
417.787 428.09 479.618 479.82 474.34 1,879.661
Vốn đầu tư cho hệ thống
quản lý
221.72 166.91 201.04 182.59 185.68 957.94
Vốn đầu tư cho phát triển

nguồn nhân lực
126.829 119.73 150.015 145.44 141.05 683.059
Vốn đầu tư khác 52.288 20.759 13.262 12.936 13.936 113.182
(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của công ty CPXD số 1 Hà Nội)
Bảng 2.6: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của công ty phân theo nội dung đầu tư
giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Giai đoạn
(2005-200
9)
Tổng vốn đầu tư 100 100 100 100 100 100
VĐT nhà xưởng, vật kiến
trúc
29.00 31.00 27.25 26.75 26.75 28.14
VĐT máy móc thiết bị,
công nghệ
36.24 35.62 37.12 38.60 38.35 37.17
VĐT cho hệ thống quản lý 19.23 18.12 19.66 18.56 19.02 18.94
VĐT phát triển nguồn nhân
lực
11.00 13.00 14.67 14.78 14.45 13.51
VĐT khác 4.53 2.25 1.30 1.31 1.43 2.24
(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của công ty CPXD số 1 Hà Nội)
Trong giai đoạn 2005 – 2009, vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ
chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ trọng vốn trung bình trong 5 năm vừa qua đạt tới
1,879.661 triệu đồng chiếm 37.17% tổng vốn đầu tư và có xu hướng tăng lên qua các
năm. Lý do là trong giai đoạn này công ty đã mua thêm một số máy móc thiết bị thi
công để phục vụ cho quá trình sản xuất thi công các hợp đồng trúng thầu. Tiếp đến là
tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc chiếm 28.14%

tổng vốn đầu tư phát triển và tỷ trọng vốn đầu tư phát triển cho hệ thống quản lý
chiếm tỷ trọng 18.94% trên tổng vốn đầu tư. Rõ ràng qua các số liệu trên thì ta thấy
công ty dành một lượng vốn đầu tư phát triển lớn vào hoạt động đầu tư cho cơ sở hạ
tầng sản xuất cũng như hệ thống quản lý để đạt năng suất tối ưu, từ đó đưa lại cho
công ty một phần lợi nhuận đáng kể. Còn lại là tỷ trọng vốn đầu tư vào nguồn nhân
lực13.51% và đầu tư khác chiếm tỷ trọng 2.24% còn lại
Qua phân tích tỷ trọng vốn đầu tư theo lĩnh vực ở trên, ta thấy công ty cổ phần
xây dựng số1 Hà Nội chỉ mới dành một tỷ trọng khá khiêm tốn cho hoạt động đầu tư
vào nguồn nhân lực và một phần nhỏ tỷ trọng vốn đầu tư cho hoạt động khác ( hoạt
động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và cải tiến công nghệ, công tác chuẩn bị đầu tư,
hoạt động Marketing, thương hiệu…). Điều này có thể hiểu được do trong giai đoạn
2005 - 2009, công ty đang tiến hành khai thác các dự án xây dựng hệ thống nhà
xưởng, công trình kiến trúc và phần lớn cho hoạt động mua sắm máy móc thiết bị.
Cũng thật dễ hiểu khi công ty chỉ dành một phần vốn đầu tư khác vào hoạt động
Marketing vì công ty là một công ty lớn đã hoạt động hiệu quả trong thời gian dài và
tạo được uy tin lớn đối với khách hàng. Tuy nhiên, Marketing và nguồn nhân lực là
lĩnh vực rất quan trọng trong chiến dịch nâng cao khả năng cạnh tranh chủa công ty,
do đó công ty cần chú trọng dành nhiều vốn đầu tư hơn nữa trong tương lai.
Qua bảng số liệu trên thì ta thấy trong giai đoạn 2005 – 2009 công ty đã đặc
biệt chú trọng vào việc mua sắm máy móc thiết bị, nâng cao trình độ công nghệ. Qua
bảng 2.6 dễ dàng nhận thấy tỷ lệ vốn đầu tư cho hoạt động mua sắm máy móc thiết bị,
nâng cao năng lực công nghệ là lớn nhất và tăng dần lên qua các năm, đến năm 2009
đã đạt đến 374.34 triệu đồng. Vốn đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng, vật kiến trúc
cũng có khối lượng tương đối lớn và có khối lượng đồng đều qua các năm. Chỉ riêng
năm 2006 mức vốn này tăng hơn so với những năm khác trong giai đoạn này đạt
285.51 triệu đồng. Lý do là do trong năm này công ty đầu tư xây dựng và tân trang lại
nhà xưởng, Chi nhánh phục vụ cho quá trình sản xuất thi công các công trình. Vốn đầu
tư cho quản lý cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn và nhìn chung là tăng đều qua các
năm, trừ năm 2007 đạt 201.04 triệu đồng cao nhất trong các năm, lý do là do năm
2007 công ty đã bỏ ra một khoản lớn hơn những năm khác để đầu tư cho dụng cụ quản

lý. Dễ nhận thấy là nguồn vốn đầu tư vào nguồn nhân lực của công ty còn ở mức thấp
so với các nội dung đầu tư khác. Một phần nguồn vốn đầu tư khác được dùng để đầu
tư vào thương hiệu của công ty, vào hoạt động marketing. Tuy nhiên, dễ dàng nhận
thấy là nguồn vốn cho những hoạt độn này chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn trong
tổng vốn đầu tư.
2.3.1 Đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ nâng cao năng lực sản xuất
Máy móc thiết bị, công nghệ của công ty bao gồm tất cả các loại máy móc,
phương tiện vận tải, dây chuyền, dụng cụ chuyên sản xuất xây dựng thi công các công
trình, các cấu kiện bê tông đúc sẵn và các thiết bị thi công công trình gia công, dân
dụng, công nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do máy móc thiết
bị thi công đóng vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng sản phẩm sản xuất cũng
như hiệu quả kinh doanh, đòi hỏi phải có sự đầu tư hợp lý vào máy móc thiết bị, nâng
cao năng lực sản xuất của máy móc thiết bị tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản
phẩm hơn nữa góp phần tăng thu nhập cho công ty.
Đầu tư mới máy móc thiết bị là một hình thức của đầu tư phát triển nhằm thay
thế, hoặc hiện đại hóa dây chuyền công nghệ và trang thiết bị làm tăng năng suất sản
xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Mặt khác do đặc trưng của hoạt
động kinh doanh của công ty thì hoạt động đầu tư sửa chữa, mua sắm máy móc thiết
bị, nâng cao năng lực công nghệ là điều cần thiết để có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm
cung cấp cho thị trường cũng như thi công xây dựng những công trình trúng thầu. Để
nâng cao năng lực hoạt động và năng lực cạnh tranh, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị
trường, công ty đã luôn chú trọng công tác đầu tư vào máy móc thiết bị, phương tiện
vận tải.
Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu quy trình quản lý hoạt động đầu tư mua sắm, sửa
chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải của công ty:
• Mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.
Căn cứ vào sự cần thiết phải đầu tư vào máy móc thiết bị, phương tiện vận tải
của các đơn vị, công ty. Phòng công nghiệp lập dự án đầu tư máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải trình hội đồng quản trị công ty duyệt.
Căn cứ vào dự án đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện vận tải được phê duyệt

phòng công nghiệp tham mưu cho giám đốc thành lập một tiểu ban mua sắm máy móc
thiết bị, phương tiện vận tải của công ty ( Đại diện lãnh đạo công ty + Các phòng ban
nghiệp vụ + đơn vị sử dụng). Tiểu ban mua sắm máy móc thiết bị có trách nhiệm như
sau:
- Lập hồ sơ thông báo mời chào hàng cạnh tranh
- Tổ chức chọn: Tiểu ban mua sắm xem xét hồ sơ chào hàng, đi kiểm tra
đánh giá lựa chọn thiết bị của nhà chào hàng cạnh tranh để chọn ra nhà
cung cấp đáp ứng tốt nhất các các yêu cầu đề ra lập báo cáo chọn nhà cung
cấp, trình giám đốc công ty phê duyệt.
- Thương thảo, làm thủ tục ký kết hợp đồng mua máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải đúng theo quy định của Nhà nước.
- Kiểm tra hồ sơ thiết bị, tổ chức nghiệm thu theo các tiêu chí đã đánh giá
theo biểu mẫu quy định, xác định mức tiêu hao nhiên liệu và làm các thủ tục
giao xuống các đơn vị thành viên đã đề nghị mua sắm máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải.
- Làm thủ tục thanh lý hợp đồng mua máy móc thiết bị, phương tiện vận tải
• Bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.
+ Đối với dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng:
- Cán bộ phụ trách thiết bị của Chi nhánh sản xuất vật liệu xây dựng căn cứ
vào hồ sơ thiết bị của toàn bộ dây chuyền sản xuất cùng với cán bộ phụ
trách thiết bị của công ty lập danh mục các thiết bị cần bảo dưỡng định kỳ
kèm theo bảng thống kê chi phí vật tư, nhiên liệu, nhân công và năng lượng
phục vụ công tác bảo dưỡng định kì để trình giám đốc công ty phê duyệt.
- Sau khi danh mục các thiết bị cần bảo dưỡng định kì được phê duyệt, công
ty giao nhiệm vụ cho đơn vị, hoặc cho thuê ngoài bảo dưỡng theo hợp đồng
kĩ thuật.
- Sau khi thiết bị được bảo dưỡng xong, lập biên bản nghiệm thu, làm thanh
lý hợp đồng.
- Toàn bộ chi phí bảo dưỡng định kì của đây chuyền sản xuất vật liệu xây
dựng do công ty thanh toán.

+ Đối với các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải khác:
Cán bộ quản lý máy móc thiết bị, phương tiện vận tải của đơn vị căn cứ vào hồ
sơ quản lý máy móc thiết bị, phương tiện vận tải của đơn vị mình lập kế hoạch bảo
dưỡng định kì, để trình giám đốc phê duyệt.
Sau khi giám đốc đơn vị phê duyệt kế hoạch bảo dưỡng, đơn vị có thể tự tiến
hành bảo dưỡng, hoặc thuê bên ngoài bảo dưỡng theo hợp đồng kĩ thuật.
- Sau khi máy móc thiết bị, phương tiện vận tải được bảo dưỡng xong sẽ tiến
hành lập biên bản nghiệm thu.
- Chi phí bảo dưỡng định kì máy móc thiết bị, phương tiện vận tải này do các
đơn vị thanh toán
- Phòng công nghiệp định kỳ hàng năm kiểm tra việc bảo dưỡng máy móc
thiết bị, phương tiện vận tải của các đơn vị
• Sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải
Quy trình sửa chữa nhỏ, sửa chữa thường xuyên như sau:
Cán bộ kĩ thuật đơn vị là lái xe, lái máy cơ quan lập phương án, dự trù kinh phí
sửa chữa báo cáo với giám đốc đơn vị, hoặc các phòng nghiệp vụ cơ quan phê duyệt.
Sau khi được các giám đốc đơn vị, phó giám đốc phụ trách phê duyệt kế hoạch
phương án và dự trù kinh phí sửa chữa, cán bộ kĩ thuật đơn vị hoặc cán bộ phụ trách
thiết bị tiến hành việc sửa chữa như sau:
- Làm thủ tục giao việc xuống tổ sửa chữa
- Làm hợp đồng sửa chữa
- Nghiệm thu, thanh toán công tác sửa chữa
- Làm thanh lý hợp đồng, thanh toán ( Nếu thuê ngoài sửa chữa)
- Chi phí cho việc sửa chữa do đơn vị tự thanh toán (Riêng đối với dây chuyền
sản xuất vật liệu xây dựng chi phí được tính trong giá thành sản phẩm)
Quy trình sửa chữa lớn:
+ Đối với dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng:
- Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cùng với phòng công nghiệp công ty kiểm
tra tình trạng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải trên cơ sở đó lên kế hoạch
sửa chữa lớn và dự trù kinh phí trình giám đốc công ty phê duyệt.

- Sau khi giám đốc công ty phê duyệt đơn vị sẽ tự tổ chức thực hiện việc sửa
chữa nếu đơn vị co khả năng tự sửa chữa được( nếu đơn vị khôngtự sửa chữa
được thì làm hợp đồng sửa chữa với bên ngoài)
- Tiến hành nghiệm thu phần việc sửa chữa
- Thanh lý hợp đồng, thanh toán
Chi phí cho việc sửa chữa lớn do công ty thanh toán.
+ Đối với các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải khác:
- Đơn vị làm các trình tự thủ tục như việc sửa chữa nhỏ, sửa chữa thường xuyên.
- Chi phí cho việc sửa chữa do đơn vị tự thanh toán.
- Trong giai đoạn 2005 – 2009, tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực này lên đến
1,879.661 triệu đồng chiếm 37.17% tổng vốn đầu tư và có xu hướng tăng lên
qua các năm được thể hiện ở bảng 2.7:
Bảng 2.7: Vốn đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ của công ty giai đoạn 2005
– 2009
Chỉ tiêu Đ.vị 2005 2006 2007 2008 2009
Vốn đầu tư máy móc
thiết bị, công nghệ
Tr.đ 417.787 328.088 379.618 379.824 374.344
Lượng tăng liên hoàn Tr.đ - -89.699 51.530 0.206 -5.480
Tốc độ tăng liên hoàn % - -21.47 15.71 0.05 -1.44
(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của công ty CPXD số 1 Hà Nội)
Biểu đồ: Quy mô vốn đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ của công ty giai
đoạn 2005 – 2009
417.787
328.088
379.618 379.824
374.344
0
50
100

150
200
250
300
350
400
450
2005 2006 2007 2008 2009
Năm
Triệu đồng
2005
2006
2007
2008
2009
(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của công ty CPXD số 1 Hà Nội)
Do công ty đã hoạt động được nhiều năm nên hầu hết các máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải được đầu tư trước đây đều đang được sử dụng cho việc sản xuất,
thi công công trình ở công ty. Do khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và suy thoái
của nền kinh tế Việt Nam nói riêng, vốn đầu tư phát triển của công ty dành cho lĩnh
vực này có phần giảm sút nhưng mức chênh lệch không nhiều. Điều này được thể hiện
qua khối lượng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị, phương tiện vận tải giảm chậm dần

×