Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chuyen de ve bang tuan hoan cac nguyen to hoa hoc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.38 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC & LUYỆN THI ĐH.  HÓA HỌC: 0979.817.885. BÀI 31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. HỆ THỐNG HÓA LÝ THUYẾT CƠ BẢN 1. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN + Sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. + Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. + Các nguyên tố có số electron hoá trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột.. 2. CẤU TẠO CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC a. Ô nguyên tố + Ô nguyên tố cho ta biết: Số hiệu nguyên tử; kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tử đó. + Mỗi nguyên tố hoá học được xếp vào một ô. Số thứ tự của ô đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. + Số hiệu của nguyên tử có trị số bằng điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử. Thí dụ : Nhôm (Al) chiếm ô 13 trong bảng tuần hoàn, vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố Al là 13, số đơn vị điện tích hạt nhân là 13, trong hạt nhân có 13 proton và vỏ electron của nguyên tử Al có 13 electron. b. Chu kì + Chu kì là dãy nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. + Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron + Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dàn từ 1 đến 8 electron. + Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần. + Chu kì nào cũng bắt đầu bằng một kim loại kiềm (trừ chu kì 1), cuối chu kì là là một phi kim mạnh và kết thúc bằng một khí hiếm. Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì. Các chu kì được đánh số từ 1 đến 7. Chu kì 1 gồm 2 nguyên tố là hiđro (Z = 1) và heli (Z = 2) Nguyên tử của hai nguyên tố này chỉ có 1 lớp electron. Chu kì 2 gồm 8 nguyên tố, bắt đầu là liti (Z = 3) và kết thúc là neon (Z = 10) Nguyên tử của các nguyên tố này có 2 lớp electron Chu kì 3 gồm 8 nguyên tố, bắt đầu từ natri (Z = 11) và kết thúc là agon (Z = 18) Nguyên tử của các nguyên tố này có 3 lớp electron c. Nhóm + Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp trong một cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. + Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. + Số lớp electron của nguyên tử tăng dần (tăng từ 1 đến 7) + Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần. Fr là kim loại hoạt động hóa học rất mạnh – F là phi kim hoạt động hóa học rất mạnh. TẠP CHÍ HÓA HỌC & TUỔI TRẺ © HOAHOC.ORG Trang 1 Ngô Xuân Quỳnh - 0979.817.885 – Ym: netthubuon – : – Fb: facebook.com/hoahoc.org. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình!. Thầy giáo của bạn có thể dắt bạn đến cửa; đạt được sự học là việc tùy thuộc vào mỗi người !. Bảng các nguyên tố được sắp xếp theo các nguyên tắc trên được gọi là bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (gọi tắt là bảng tuần hoàn)..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC & LUYỆN THI ĐH. Nhóm Chu. Nhóm I. Nhóm II. Nhóm III.  HÓA HỌC: 0979.817.885. Nhóm IV. Nhóm V. Nhóm VI. Nhóm VII. Nhóm VIII. 1. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 3. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. Nhóm I. Nhóm II. Nhóm III. Nhóm IV. Nhóm V. Nhóm VI. Nhóm VII. Nhóm VIII. A2O. AO. A2O3. AO2. A2O5. AO3. A2O7. AH4. AH3. AH2. AH. Nhóm Chu. 2. kì Hóa trị khi liên kết với oxi Hóa trị khi liên kết với hidro. Công thức xác định phần trăm khối lượng của nguyên tố trong một hợp chất:. 2A  %A  2A  5O .100%  Ví dụ: Với công thức A2O5:  %O  5O .100%  2A  5O. A  %A  A  2O .100%  AO2:  %O  2O .100%  A  2O. A  %A  A  3H .100%  Với công thức AH3:  %H  3H .100% A  3H . A  %A  A  4H .100%  AH4:  %H  4H .100% A  4H . 3. Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC a. Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố Ví dụ: Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17, chu kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố A và so sánh với các nguyên tố lân cận. b. Biết cấu tạo của nguyên tử của nguyên tố có thể suy đoán vị trí và tính chất nguyên tố đó. Ví dụ: Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 16+, 3 lớp electron. lớp electron ngoài cùng có 6 electron. Hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó.. TẠP CHÍ HÓA HỌC & TUỔI TRẺ © HOAHOC.ORG Trang 2 Ngô Xuân Quỳnh - 0979.817.885 – Ym: netthubuon – : – Fb: facebook.com/hoahoc.org. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình!. Thầy giáo của bạn có thể dắt bạn đến cửa; đạt được sự học là việc tùy thuộc vào mỗi người !. kì.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC & LUYỆN THI ĐH.  HÓA HỌC: 0979.817.885. II. HỆ THỐNG BÀI TẬP 1. Hai kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn PHƯƠNG PHÁP: -. Gọi kí hiệu chung cho cả hai kim loại là M (kim loại kiềm có hóa trị 1; kiềm thổ có hóa trị 2). -. Xác định số mol của kim loại M , sau đó xác định khối lượng mol của kim loại A Hai kim loại A và B phải ở hai chu kì liên tiếp nhau. A< M <B. M. Dựa vào vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn ta sẽ suy ra kim loại. -. Để xác định khối lượng của từng kim loại, ta phải xác định số mol của từng kim loại. Gọi x và y lần lượt là số mol của hai kim loại A và B Thiết lập mối liên hệ giữa x và y với các số liệu và các dữ kiện của đề bài để lập ra hệ:. ...x  ...y  ...  x  ...    ...x...  ...y  ...  y  ... Sau đó tính khối lượng dựa vào công thức: m  n.M -. Nếu đề bài xác định về % khối lượng của mỗi kim loại thì ta dựa theo cách tính sau:. %A . mA .100% mA  mB. %B = 100% - %A. 2. Xác định nguyên tố thông qua công thức của hợp chất với hidro và hợp chất với oxi. PHƯƠNG PHÁP + Nguyên tố R ở nhóm n => Nguyên tố R sẽ có hóa trị cao nhất khi liên kết với oxi là n => Công thức: R2On Hóa trị khi liên kết với hidro là (8-n) [R tạo hợp chất khí với hidro]. 2A  %A  2A  nO .100%  A2On  %O  nO .100% 2A  nO . AH8-n. => Công thức: RH8-n. A  %A  A  (8  n)H .100%    %H  (8  n)H .100%  A  (8  n)H. 3. Một số dạng toán khác (So sánh tính chất của các kim loại, phi kim, ...) - Để có thể so sánh được tính chất của các kim loại thì ta phải gắn các kim loại vào trong bảng tuần hoàn, sau đó dựa vào sự biến đổi tính chất của chúng khi xét theo chu kì, theo nhóm) TRONG MỘT CHU KÌ. TRONG MỘT NHÓM. XÉT THEO CHIỀU TĂNG DẦN CỦA ĐIỆN TÍCH HẠT NHÂN -. Tính kim loại giảm Tính phi kim tăng. -. Tính kim loại tăng Tính phi kim giảm. -. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng. -. Số lớp electron của nguyên tử tăng. TẠP CHÍ HÓA HỌC & TUỔI TRẺ © HOAHOC.ORG Trang 3 Ngô Xuân Quỳnh - 0979.817.885 – Ym: netthubuon – : – Fb: facebook.com/hoahoc.org. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình!. Thầy giáo của bạn có thể dắt bạn đến cửa; đạt được sự học là việc tùy thuộc vào mỗi người !. B.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>  HÓA HỌC: 0979.817.885. III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN LUYỆN Câu 1: Cho các ý nhận xét sau: (1) Bảng tuần hoàn được sắp sếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. (2) Số hiệu nguyên tử có trị số bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số notron trong nguyên tử. (3) Số hiệu nguyên tử cũng chính là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. (4) Số thứ tự của nhóm bằng số electron của nguyên tử (5) Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. (6) Số thứ tự của chu kì bằng số electron lớp ngoài cùng. (7) Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 electron. (8) Trong một chu kì, tính kim loại của các nguyên tố tăng. (9) Trong một nhóm tính kim loại của các nguyên tố tăng dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần. (10) Đầu chu kì là một kim loại kiềm, cuối chu kì là halogen, kết thúc chu kì là khí hiếm. Số nhận xét đúng là: A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 2: Số thứ tự ô nguyên tố trong HTTH bằng A. Số hiệu nguyên tử B. Số khối C. Số nơtron D. Khối lượng nguyên tử Câu 3. Trong mỗi chu kỳ, từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì A. tính kim loại tăng, tính phi kim tăng B. tính kim loại tăng, tính phi kim giảm C. tính kim loại giảm, tính phi kim tăng D. tính kim loại giảm, tính phi kim giảm Câu 4. Một nguyên tố R tạo hợp chất khí với hidrô có công thức RH3 .Trong oxit bậc cao nhất của R, nguyên tố oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Xác định nguyên tố đó . A. Nitơ B. Photpho C. Lưu huỳnh D. Cacbon Câu 5. Khi cho 0,6 g một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước tạo 0,336 lít khí H2 (đktc) . Kim Loại là: A. Mg B. Ca C. Ba D. Sr Câu 6. Oxit cao nhất của một nguyên tố R có công thức là R2O5. trong hợp chất với hiđro, R chiếm 82,35% về khối lượng. Vậy R là: A. 14N B. 122 Sb C. 31P D. 75As Câu 7. Cho 6,4 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IIA, thuộc hai chu kỳ liên tiếp, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Hai kim loại đó là: A. Sr và Ba B. Ca và Sr C. Mg và Ca D. Be và Mg Câu 8. Hợp chất với hiđro của nguyên tố có công thức là RH4. Oxit cao nhất của R chứa 53,33% oxi về khối lượng. Nguyên tố R là: A. C (M=12) B. Pb (M=207) C. Sn (M=119) D. Si (M=28) Câu 9. Cho 12 gam kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl thì thu được 11,2 lít khí H2 (đktc). Kim loại đó là: A. Mg (24) B. Be (9) C. Ca (40) D. Ba (137) Câu 10. Hoà tan hoàn toàn 0,31 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y thuộc hai chu kỳ liên tiếp của nhóm IA vào nước thì thu được 0,112 lít khí hiđro ( ở đktc). X và Y là: A. Na (23) và K (39) B. Rb (85) và Cs (133) C. Li (7) và Na (23) D. K (39) và Rb (85) Câu 11. Nguyên tố X có công thức ôxit cao nhất với ôxi là X2O5. Vậy công thức của X với Hidro là: A. XH3. B. XH4. C. XH. D. XH5. Câu 12. Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2. Công thức của hợp chất khí với hiđro là: A. RH3 B. RH4 C. H2R D. HR Câu 13. Oxit cao nhất của một nguyên tố có dạng R2O5. Hợp chất của nó với hiđro trong đó R chiếm 91,18 % về khối lượng. Nguyên tố R là: A. Nitơ (N=14) B. Photpho (P=31) C. Asen (As=75) D. Đáp án khác Câu 14: Nguyên tử của các nguyên tố trong một chu kỳ có cùng số A. proton. B. nơtron. C. electron hoá trị. D. lớp electron. Câu 15: Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho biết các giá trị nào sau đ y A. Số electron hoá trị. B. Số proton trong hạt nh n. C. Số electron trong nguyên tử. D. Số proton và số electron. Câu 16: Cho 24,4g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch aCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, c cạn dung dịch thu được m gam muối clorua khan. Giá trị của m là A. 26,6. B. 27,6. C. 26,7. D. 25,6. TẠP CHÍ HÓA HỌC & TUỔI TRẺ © HOAHOC.ORG Trang 4 Ngô Xuân Quỳnh - 0979.817.885 – Ym: netthubuon – : – Fb: facebook.com/hoahoc.org. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình!. Thầy giáo của bạn có thể dắt bạn đến cửa; đạt được sự học là việc tùy thuộc vào mỗi người !. LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC & LUYỆN THI ĐH.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×