Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tuan 29

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.05 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 29. Thứ hai ngày 24 tháng 3 năm 2014 Tập đọc Tiết 57: Một vụ đắm tàu. I/. Mục tiêu: - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: Li-vơ pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta. - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô. - HS biết học tập đức tính sống cao thượng, vì tình bạn. * Giáo dục kĩ năng sống: - Tự nhận thức (nhận thức về mình, về phẩm chất cao thượng). - Giao tiếp, ứng xử phù hợp. - Kiểm soát cảm xúc. - Ra quyết định II/. Chuẩn bị: - Tranh SGK, bảng phụ. III/. Các hoạt động dạy học: * Ổn định : Hát * Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học tập đọc bài gì ? Ôn tập giữa học kì II - Nhận xét ghi điểm * Bài mới : Một vụ đắm tàu Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: - Mời 1 HS giỏi đọc. - Chia đoạn. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. - Cho HS đọc đoạn trong nhóm. - Mời 1-2 HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b)Tìm hiểu bài: - Cho HS đọc đoạn 1: + Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta?( Ma-riô mới nhất, về quê sống với họ hàng, Giu-li-ét-ta đang trên đườg về gặp bố mẹ) - Cho HS đọc đoạn 2: + Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?(Thấy Ma-riô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dụi, Giu-li-ét-ta hốt hoảng chạy lai65, quỳ xuống bên cạnh bạn, Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta hay tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển) - Cho HS đọc đoạn còn lại:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé?( Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn) + Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong chuyện?( Ma-ri-ô là một bạn trai rất kín đáo, cao thượng đã nhừng sự sống của mình cho bạn và Giu-liét-ta là một bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm, hoảng hốt, lo lắng khi thấy bạn bị thương; ân cần, dịu dàng chăm sóc bạn; khóc nức nở khi nhìn thấy Ma-ri-ô và con tàu chìm dần) - Nội dung chính của bài là gì? - GV chốt ý đúng, ghi bảng. - Cho 1-2 HS đọc lại. Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Mời HS nối tiếp đọc bài. - Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. - Cho HS luyện đọc DC đoạn từ Chiếc xuồng cuối cùng…đến hết trong nhóm 2. - Thi đọc diễn cảm. - Cả lớp và GV nhận xét. * Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét giờ học. - Chuẩn bị : Con gái  Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Toán Tiết 141: Ôn tập về phân số (tiếp theo) I/. Mục tiêu: - Biết xác định phân số; biết so sánh, xắp xếp các phân số theo thứ tự - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. II/. Chuẩn bị : Bảng phụ, bảng nhóm. III/. Các hoạt động dạy học. * Ổn định : Hát * Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học toán bài gì ? Ôn tập về phân số - Gọi học sinh lên làm bài tập. - Nhận xét, ghi điểm. * Bài mới : Ôn tập về phân số (TT) Hoạt động 1: Luyện tập: Bài tập 1 : Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. - Mời 1 HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS làm bài. - Mời 1 số HS trình bày..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 2 : Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vào SGK. - Mời 1 số HS trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 3: Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số sau. - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Mời HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào vở. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 4: So sánh các phân số. - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vở. - Mời 3 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 5: Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vào nháp. - Mời HS nêu kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét. * Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét giờ học. - Chuẩn bị : Ôn tập về số thập phân  Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Thứ ba ngày 25 tháng 3 năm 2014 Chính tả (nhớ – viết) Tiết 29: Đất nước I/ Mục tiêu: - Nhớ viết đúng CT 3 khổ thơ cối bài Đất nước. - Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2,3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó. - Có ý thức rèn chữ viết, giữ vỡ sạch. II/ Đồ dùng daỵ học: - Ba tờ phiếu kẻ bảng phân loại để học sinh làm bài tập 2. - Bút dạ, bảng nhóm. III/ Các hoạt động dạy học: * Ổn định : Hát * Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học chính tả bài gì ? Ôn tập giữa học kì II - Gọi học sinh lên viết từ khó. - Nhận xét ghi điểm..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> * Bài mới : (nhớ – viết)Đất nước Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ – viết: - Mời 1-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ. - Cho HS cả lớp nhẩm lại 3 khổ thơ để ghi nhớ. - GV nhắc HS chú ý những từ khó, dễ viết sai - Nêu nội dung chính của bài thơ? - GV hướng dẫn HS cách trình bày bài: + Bài gồm mấy khổ thơ? + Trình bày các dòng thơ như thế nào? + Những chữ nào phải viết hoa? - HS tự nhớ và viết bài. - Hết thời gian GV yêu cầu HS soát bài. - GV thu một số bài để chấm. - GV nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài tập 2: Mời một HS nêu yêu cầu. - GV cho HS làm bài. Gạch dưới những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng ; nêu cách viết hoa các cụm từ đó. - GV phát phiếu riêng cho 3 HS làm bài. - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. GV mời 3 HS làm bài trên phiếu, dán bài trên bảng lớp. - Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng. Bài tập 3: Mời một HS nêu yêu cầu. - GV gợi ý hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài theo nhóm 4. - Mời đại diện một số nhóm trình bày. - Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng. * Hoạt động nối tiếp: - Chuẩn bị : Cô gái của tương lai  Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Toán Tiết 142: Ôn tập về số thập phân I/ Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về đọc, viết, so sánh các số thập phân. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. II/. Chuẩn bị : Bảng phụ, bảng nhóm. III/. Các hoạt động dạy học. * Ổn định : Hát * Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học toán bài gì ? Ôn tập về phân số - Gọi học sinh lên làm bài tập..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Nhận xét, ghi điểm. * Bài mới : Ôn tập về số thập phân Hoạt động 1: Luyện tập: Bài tập 1: Mời 1 HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài theo nhóm 2. - Mời 1 số HS trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 2 : Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vào bảng con. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 3 : Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Mời HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào vở. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 4: Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vở. - Mời 2 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 5: Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vào vở. - Mời HS nêu kết quả và giải thích. - Cả lớp và GV nhận xét. * Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét giờ học. - CB: Ôn tập về số thập phân (tt)  Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Luyện từ và câu Tiết 57: Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than) I/ Mục tiêu: - Tìm được các dấu chấm, dấu hỏi, chấm than trong mẫu chuyện (BT1); đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2); sửa được dấu câu cho đúng(BT3) - HS có ý thức xây dựng bài và tự giác làm bài. II/ Chuẩn bị: Bút dạ, bảng nhóm. Phiếu học tập III/ Các hoạt động dạy học: * Ổn định : Hát * Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học LTVC bài gì ? Ôn tập giữa học kì II - Nhận xét ghi điểm.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> * Bài mới : Ôn tập về dấu câu dấu chấm, dấu hỏi, chấm than Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 1: Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui. - GV gợi ý: BT 1 nêu 2 yêu cầu: + Tìm 3 loại dấu câu (dấu chấm, dấu hỏi, chấm than) có trong mẩu chuyện. Muốn tìm các em … + Nêu công dụng của từng loại dấu câu, mỗi dấu câu ấy được dùng để làm gì? … - Cho HS làm việc cá nhân. - Mời một số học sinh trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. - GV hỏi HS về tính khôi hài của mẩu chuyện vui. Bài tập 2: Mời 1 HS đọc nội dung BT 2, cả lớp theo dõi. + Bài văn nói điều gì? - GV gợi ý: Các em đọc lạ bài văn, phát hiện một tập hợp từ nào diễn đạt một ý trọn vẹn, hoàn chỉnh thì đó là câu. ; điền dấu chấm vào cuối tập hợp từ đó. - GV cho HS trao đổi nhóm hai. GV phát phiếu cho 3 nhóm. - Các nhóm làm vào phiếu dán lên bảng lớp và trình bày kết quả. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3: Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm bài theo nhóm 7, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm. - Mời một số nhóm trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. * Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét giờ học. - Chuẩn bị : Ôn tập về dấu câu  Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Lịch sử Tiết 29 : HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC I/. Mục tiêu : - Biết tháng 4/1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đều tháng 7/1976: - Tháng 4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước. - Cuối tháng 6, đầu tháng 7/1976, Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô và đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh. II/. Chuẩn bị : Tranh SGK, bảng phụ. III/. Các hoạt động dạy học :.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> * Ổn định : Hát * Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học lịch sử bài gì ? Tiến vào dinh độc lập + Hãy kể lại sự kiện xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập? (là 1 trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc.; Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền nam , chấm dứt 21 năm chiến tranh; Từ đây, hai miền Nam- Bắc được thống nhất ) - Nhận xét ghi điểm. * Bài mới : Hoàn thành thống nhất đất nước Hoạt động 1 : GV nêu nhiệm vụ học tập của HS: - Cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất diễn ra như thế nào? - Những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI - Ý nghĩa của cuốc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI. Hoạt động 2 : ( Làm viêc cá nhân) - Yêu cầu HS đọc SGK và tả lại không khí của ngày tổng tuyển cử Quốc hội khóa 6 . - Gọi HS trình bày , HS khác bổ sung - GV: Vì sao nói ngày 25-4-1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta? Hoạt động 3 : ( Làm việc theo nhóm) - Hs đọc SGK và yêu cầu HS tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên, Quốc hội khóa 6, Quốc hội thống nhất - Gọi HS trình bày kết quả thảo luận - HS trao đổi tiếp về ý nghĩa của cuộc tổng tuyển cử Quốc hội chung trên cả nước Kết luận: Sau cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất và kì họp thứ nhất của Quốc hội thống nhất nước ta có 1 bộ máy nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên xã hội chủ nghĩa. * Hoạt động nối tiếp : - Gọi 1 em đọc ghi nhớ - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị: Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình  Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Thứ tư ngày 26 tháng 3 năm 2014 Tập đọc Tiết 58: Con gái I/ Mục tiêu: - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng thủ thỉ, tâm tình phù hợp với cách kể sự việc theo cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Hiểu ý nghĩa của bài: Phê phán quan niệm lạc hậu “trọng nam khinh nữ”. Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái. * Giáo dục kĩ năng sống: - Kĩ năng tự nhận thcs (Nhận thức về sự bình đẳng nam nữ). - Giao tiếp, ứng xử phù hợp giới tính. - Ra quyết định II/. Chuẩn bị : Bảng phụ, Tranh SGK.. III/. Các hoạt động dạy học. * Ổn định : Hát * Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học tập đọc bài gì ? Một vụ đắm tàu - Gọi học sinh đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi + Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé?( Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn) + Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong chuyện?( Mari-ô là một bạn trai rất kín đáo, cao thượng đã nhừng sự sống của mình cho bạn và Giu-li-ét-ta là một bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm, hoảng hốt, lo lắng khi thấy bạn bị thương; ân cần, dịu dàng chăm sóc bạn; khóc nức nở khi nhìn thấy Ma-ri-ô và con tàu chìm dần) - Nhận xét ghi điểm * Bài mới : Con gái Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: - Mời 1 HS giỏi đọc. - Chia đoạn. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. - Cho HS đọc đoạn trong nhóm. - Mời 1-2 HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b)Tìm hiểu bài: - Cho HS đọc đoạn 1: + Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?(Câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: Lại một vịt trời nữa; thể hiện ý thất vọng; Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn- vì bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái) - Cho HS đọc đoạn 2,3,4: + Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?(Ở lớp Mơ luôn là học sinh giỏi) - Cho HS đọc đoạn còn lại:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về con gái không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?(Những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái” sau chuyện Mơ cứu em Hoan, các chi tiết thể hiện: bố ôm Mơ chặt đến nghẹt thởl cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt ôm Mơ..) + Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì?(Qua câu chuyện về một bạn gái đáng quí như Mơ, có thể thấy tư tưởg xem thường con gái là tư tưởng vô lí, bất công và lạc hậu) - Nội dung chính của bài là gì? - GV chốt ý đúng, ghi bảng. - Cho 1-2 HS đọc lại. Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Mời HS nối tiếp đọc bài. - Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. - Cho HS luyện đọc DC đoạn 5 trong nhóm 2. - Thi đọc diễn cảm. - Cả lớp và GV nhận xét. * Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét giờ học. - Chuẩn bị : Thuần phục sư tử  Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Toán Tiết 143: Ôn tập về số thập phân (tiếp theo) I/ Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về: Cách viết số thập phân, phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm. - Viết các số đo dưới dạng số thập phân ; so sánh các số thập phân. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác II/. Chuẩn bị : Bảng phụ, bảng nhóm. III/. Các hoạt động dạy học. * Ổn định : Hát * Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học toán bài gì ? Ôn tập về số thập phân - Gọi học sinh lên làm bài tập 3. 74,60; 284,30; 401,25; 104,00 - Nhận xét, ghi điểm. * Bài mới : Ôn tập về số thập phân (TT) Hoạt động 1: Luyện tập: Bài tập 1: Mời 1 HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS làm bài..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Cho HS làm bài theo nhóm 2. - Mời 1 số HS trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 2: Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vào bảng con. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 3: Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Mời HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 4: Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vở. - Mời 2 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 5: Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vào nháp. - Mời HS nêu kết quả và giải thích. - Cả lớp và GV nhận xét. * Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập. - Chuẩn bị : Ôn tập về đo độ dài và khối lượng  Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Tập làm văn Tiết 57: Tập viết đoạn đối thoại I/ Mục tiêu: - Viết tiếp được đoạn dối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của Gv. - Trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến của câu chuyện. - Hs có ý thức xây dựng bài tự giác làm bài. *Giáo dục kĩ năng sống: - Thể hiện sự tự tin(đối thoại hoạt bát, tự nhiên, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp). - Kĩ năng hợp tác có hiệu quả để hoàn chỉnh màn kịch. - Tư duy sáng tạo. II/ Chuẩn bị: - Bút dạ, bảng nhóm. - Tranh minh hoạ bài. Một số vật dụng để sắm vai diễn kịch. III/ Các hoạt động dạy học: * Ổn định : Hát * Kiểm tra bài cũ :.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Hôm trước chúng ta học kể chuyện bài gì ? Ôn tập và kiểm tra GKII * Bài mới : Tập viết đoạn đối thoại Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập: Bài tập 1: - Mời 1 HS đọc nội dung bài 1. - Hai HS đọc nối tiếp hai phần của truyện Một vụ đắm tàu đã chỉ định trong SGK. Bài tập 2: - Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 2. Cả lớp đọc thầm. - GV nhắc HS: + SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại giữa các nhân vật. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời đối thoại cho màn 1 hoặc màn 2 (dựa theo gợi ý) để hoàn chỉnh từng màn kịch. + Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của hai nhân vật: Giu-li-ét-ta, Ma-ri-ô - Một HS đọc lại 4 gợi ý về lời đối thoại ở màn 1. Một HS đọc lại 5 gợi ý về lời đối thoại ở màn 2. - HS viết bài vào bảng nhóm theo nhóm 4, (1/2 lớp viết màn 1 ; 1/2 lớp viết màn 2) - GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS. - Đại diện các nhóm lên đọc lời đối thoại của nhóm mình. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm soạn kịch giỏi nhất viết được những lời đối thoại hợp lí, hay và thú vị nhất. Bài tập 3: - Một HS đọc yêu cầu của BT3. - GV nhắc các nhóm có thể đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn. * Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS viết lại đoạn kịch của nhóm mình vào vở. - Chuẩn bị : Trả bài văn tả cây cối  Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Mĩ thuật Tiết 29 : Tập nặn tạo dáng ĐỀ TÀI NGÀY HỘI I/ Mục tiêu : - HS có những hiểu biết về các hoạt động cộng đồng và những hình ảnh diễn ra trong các hoạt động. - Hiểu được hình dáng của con vật, người trong các hoạt động để tạo được những bức tranh về đề tài Môi trường, mùa xuân, ngày tết, lễ hội, An toàn giao thông và những ước mơ của em..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - HS phát triển được khả năng tưởng tượng, tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để sáng tạo được một câu chuyện của chính các em ở cộng đồng II/ Chuẩn bị: Giáo viên: Sưu tầm một số tranh ảnh về ngày hội Đất nặn Học sinh: Đất nặn. III/ Các hoạt động dạy học: * Ổn định : Hát * Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học mĩ thuật bài gì ? Vẽ theo mẫu tập vẽ mẫu có hai vật mẫu - Kiểm tra dụng cụ của học sinh. * Bài mới : Tập nặn tạo dáng đề tài ngày hội Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.. - GV cho HS kể về những ngày hội ở quê hương hoặc lễ hội mà em biết: - GV gợi ý để HS nhớ lại các hoạt động trong những dịp lễ hội. VD: Đấu vật, chọi gà, kéo co, đua thuyền, múa rồng… - GV cho HS xem tranh về lễ hội. Sau đó tóm tắt: + Trong những dịp lễ hội thường có nhiều hoạt động giàu ý nghĩa và những trò chơi rất vui. Lễ hội ở mỗi vùng, miền thường mang những nét đặc sắc khác nhau. - GV yêu cầu HS chọn nội dung và nêu các hình ảnh sẽ nặn. - GV nhận xét chung Hoạt động 2: Hướng dẫn cách nặn - GV nêu các bước nặn và nặn mẫu cho HS quan sát: + Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau rồi ghép và chỉnh sửa lại cho cân đối.. + Có thể nặn hình từ một thỏi đất và nặn thêm các chi tiết rồi tạo dáng theo ý thích. + Tạo dáng và sắp xếp theo đề tài - Cho HS quan sát hình gợi ý ở SGK để HS nắm cách nặn. Hoạt động 3: Thực hành - GV cho HS nặn theo nhóm. - Trong thời gian thực hành GV theo dõi hướng dẫn thêm cho từng em. - GV lưu ý HS chỉnh sửa các dáng người sao cho rõ nội dung hoạt động và tạo được sự hài hoà, liên kết trong nhóm. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV cho HS trình bày sản phẩm. - Cho HS nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét chung. - Chuẩn bị : Vẽ trang trí : Đầu báo tường  Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(13)</span> ..................................................................................................................................... ..... Khoa học Tiết 57: SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH I/. Mục tiêu : - Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch - Có ý thức bảo vệ sinh vật II/. Chuẩn bị : GV: Tranh SGK, bảng phụ HS: SGK, tranh ảnh, bài viết về ếch III/. Các hoạt động dạy học : * Ổn định : Hát * Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học khoa học bài gì ? Sự sinh sản của côn trùng + Chu trình sinh sản của ruồi, gián có gì giống, khác nhau. + Trong trồng trọt, em thấy người ta có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với hoa màu, cây cối? - Nhận xét ghi điểm. * Bài mới : Sự sinh sản của ếch Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự sinh sản của ếch - 1-2 em xung phong bắt chước tiếng ếch kêu, HS nhận xét - HS đó được gọi bạn trả lời câu hỏi của mình nêu trong SGK / 116 - GV nhận xét và kết luận : Ếch là động vật đẻ trứng. Trong quá trình phát triển, con ếch vừa trải qua đời sống dưới nước, vừa trải qua đời sống trên cạn ( giai đoạn nòng nọc chỉ sống ở dưới nước ) Hoạt động 2 : Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch - HS vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch vào nháp - GV giúp đỡ HS còn lúng túng, 1-2 em vẽ lên bảng lớp - HS vừa chỉ vào sơ đồ vừa trình bày chu trình sinh sản của ếch - GV nhận xét , khen ngợi HS vẽ đẹp, trình bày rõ ràng, lưu loát. * Hoạt động nối tiếp : - 1 em đọc Ghi nhớ SGK - Em hãy nói những điều em biết về loài ếch. - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau: Sự sinh sản và nuôi con của chim  Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Thứ năm ngày 27 tháng 3 năm 2014 Luyện từ và câu Tiết 58: Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than).

<span class='text_page_counter'>(14)</span> I/ Mục tiêu: - Tìm được dấu câu thích hợp điền vào BT1, chữa được các dấu câu dùng sai và lý giải được tại sao lại chữa như vậy(BT2). - Đặt câu và dùng dấu câu thích hợp(BT3) - HS có ý thức xây dựng bài và làm bài nghiêm túc. II/ Chuẩn bị: - Bút dạ, bảng nhóm. Phiếu học tập III/ Các hoạt động dạy học: * Ổn định : Hát * Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học LTVC bài gì ? Ôn tập về dấu câu dấu chấm, dấu hỏi, chấm than - Gọi học sinh đọc bài tập 3 đã hoàn thành trang 111 - Nhận xét ghi điểm * Bài mới : Ôn tập về dấu câu dấu chấm, dấu hỏi, chấm than (TT) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 1: Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi. - GV hướng dẫn: Các em đọc từng câu văn: nếu đó là câu kể thì điền dấu chấm ; câu hỏi thì điền dấu chấm hỏi; câu cảm, câu khiến thì điền dấu chấm than. - Cho HS làm việc cá nhân. - Mời một số học sinh trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài tập 2: Mời 1 HS đọc nội dung BT 2, cả lớp theo dõi. - GV gợi ý: Các em đọc từng câu văn xem đó là câu kể, câu hỏi , câu cảm, câu khiến. Trên cơ sở đó, em phát hiện lỗi rồi sửa lại, nói rõ vì sao em sửa như vậy. - GV cho HS trao đổi nhóm hai. GV phát phiếu cho 3 nhóm. - Các nhóm làm vào phiếu dán lên bảng lớp và trình bày kết quả. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3: Mời 1 HS nêu yêu cầu. - GV hỏi: Theo nội dung được nêu trong các ý a, b, c, d em cần đặt kiểu câu với những dấu câu nào? - Cho HS làm bài vào vở, 3 HS làm vào bảng nhóm. - Mời một số HS trình bày. 3 HS treo bảng nhóm - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. * Hoạt động nối tiếp: - Chuẩn bị : MRVT: Nam và Nữ  Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Toán Tiết 144: Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng I/ Mục tiêu:.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng. - Cách viết các số đo độ dài và các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác trong làm bài. II/. Chuẩn bị : Bảng phụ, bảng nhóm. III/. Các hoạt động dạy học. * Ổn định : Hát * Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học toán bài gì ? Ôn tập về số thập phân - Gọi học sinh lên làm bài tập4. a/ 4,203; 4,23;4,5; 4,505 b/ 69,78; 69,8; 71,2; 72,1 - Nhận xét, ghi điểm. * Bài mới : Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng Hoạt động 1: Luyện tập: Bài tập 1: Mời 1 HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài theo nhóm 2. GV phát phiếu cho 3 nhóm làm vào phiếu. - Mời 3 nhóm dán phiếu lên bảng và trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 2: Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vào vở. * Kết quả: a) 1m = 10dm = 100cm = 1000mm 1km = 1000m 1kg = 1000g 1tấn = 1000kg b) 1m = 1/10dam = 0,1dam 1m = 1/1000km = 0,001km 1g = 1/1000kg = 0,001kg 1kg = 1/1000tấn = 0,001tấn - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 3: Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vào vở . - Mời 3 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. * Hoạt động nối tiếp: - Chuẩn bị : Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng  Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Địa lí.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Tiết 29: CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC I/. Mục tiêu : - Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương, châu Nam Cực: + Châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và tây nam Thái Bình Dương. + Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực. + Đặc điểm của Ọ-xtrây-li-a: khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo. + Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới. - Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực. - Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương: + Châu lục có số d6an ít nhất trong các châu lục. + Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim,... * Nội dung tích hợp GDTNMT biển và hải đảo : - Biết đặc điểm tự nhiên của châu Đại dương, châu Nam Cực - Biết được những nguồn lợi và những ngành kinh tế tiêu biển của vùng này trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên, biển đảo. * Nội dung tích hợp sử dụng NLTK&HQ : - Ở Ô-xtrây-li-a ngành công nghiệp năng lượng là một trong những ngành phát triển mạnh II/. Chuẩn bị : GV: Bản đồ tự nhiên châu Dại Dương, châu Nam Cực; quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới HS: Tranh sưu tầm, thông tin về 2 châu lục trên III/. Các hoạt động dạy học : * Ổn định : Hát * Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học địa lí bài gì ? Châu Mỹ - Gọi học sinh lên trả bài - Nhận xét ghi điểm. * Bài mới : Châu đại dương và châu nam cực a. Châu Đại Dương * Vị trí địa lí, giới hạn Hoạt động 1 : ( Làm việc cá nhân) - Chon HS xem lược đồ, kênh chữ rồi hỏi: - Châu Đại Dương gồm những phần đất nào? - Cho biết lục địa Ô-x trây-li-a nằm ở bán cầu Nam hay bán cầu Bắc? - Đọc tên và chỉ vị trí 1 số đảo, quần đảo thuộc châu Đại Dương. - HS trình bày, chỉ bản đồ về vị trí địa lí, giới hạn của châu Dại Dương. - GV giới thiệu thêm.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> * Đặc điểm tự nhiên Hoạt động 2 : ( làm việc cá nhân ) - HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thành bảng sau: Khí hậu-thực động vật ở lục địa Ô-x trây-li-a và các đảo và quần đảo - HS trình bày kết quả làm bài , GV nhận xét, hoàn thiện câu trả lời * Dân cư và hoạt động kinh tế Hoạt động 3 : ( làm việc cả lớp ) - HS đọc thông tin SGK - Về số dân, châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học? - Dân cư ở lục địa này và các đảo có gì khác nhau? - Trình bày đặc điểm kinh tế của châu lục đó * Giáo dục học sinh biết Ở Ô-xtrây-li-a ngành công nghiệp năng lượng là một trong những ngành phát triển mạnh b.Châu Nam Cực Hoạt động 4 : ( Làm viêc theo nhóm ) - HS xem lược đồ, tranh ảnh và trả lời câu hỏi: - Trả lời câu hỏi ở mục 2 –SGK và: - Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực thế nào? - vì sao châu lục này không có dân cư sinh sống? - Đại diện nhóm lên chỉ trên bản đồ vị trí địa lí và trình bày kết quả thảo luận. - Kết luận: châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới. Là châu lục duy nhất không có cư dân sinh sống thường xuyên.  Hoạt động nối tiếp : - Tổ chức cho HS chia sẻ các tranh ảnh, thông tin sưu tầm được về cảnh tự nhiên ở 2 châu lục. - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị : Các đại dương trên thế giới  Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................. ................................................................................................................................... Kể truyện Tiết 29: Lớp trưởng lớp tôi I/ Mục tiêu. - Kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật. - Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. *Giáo dục kĩ năng sống: - Tự nhận thức (nhận thức về mình, về phẩm chất cao thượng)..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Giao tiếp, ứng xử phù hợp. - Kiểm soát cảm xúc. - Ra quyết định II/ Chuẩn bị: Tranh minh hoạ trong SGK phóng to. III/ Các hoạt động dạy học * Ổn định : Hát * Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học kể chuyện bài gì ? Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Gọi học sinh kể lại câu chuyện. - Nhận xét ghi điểm. * Bài mới : Lớp trưởng lớp tôi Hoạt động 1: GV kể chuyện: - GV kể lần 1 và giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện ; giải nghĩa một số từ khó: hớt hải, xốc vác, củ mỉ củ mì. - GV kể lần 2, Kết hợp chỉ tranh minh hoạ. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. a) Yêu cầu 1: - Một HS đọc lại yêu cầu 1. - Cho HS kể chuyện trong nhóm 2 ( HS thay đổi nhau mỗi em kể 3 tranh, sau đó đổi lại ) - Mời HS lần lượt kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. GV bổ sung, góp ý nhanh.. b) Yêu cầu 2, 3: - Một HS đọc lại yêu cầu 2,3. - GV giải thích: Truyện có 4 nhân vật: nhân vật “tôi”, Lâm “voi”, Quốc “lém”, Vân. Nhân vật “tôi” đã nhập vai nên các em đã chỉ chọn nhập vai các nhân vật còn lại, kể lại câu chuyện theo cách nghĩ… - HS nhập vai nhân vật kể toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện trong nhóm 2. - Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi đối thoại với bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá, bình chọn người kể chuyện hay nhất, người trả lời câu hỏi đúng nhất. * Hoạt động nối tiếp: - HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị : KC đã nghe đã đọc  Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Thứ sáu ngày 28 tháng 03 năm 2014.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Toán Tiết 145: Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng (tiếp theo) I/ Mục tiêu: - Viết các số đo độ dài và đo khối lượng dưới dạng số thập phân. - Mối quan hệ giữa một số ĐV đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác trong làm bài. II/. Chuẩn bị : Bảng phụ, bảng nhóm. III/. Các hoạt động dạy học. * Ổn định : Hát * Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học toán bài gì ? Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng - Gọi học sinh lên làm bài tập. - Nhận xét, ghi điểm. * Bài mới : Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng(tiếp theo) Hoạt động 1: Luyện tập: Bài tập 1: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân. - Mời 1 HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài theo nhóm 2. GV cho 3 nhóm làm vào bảng nhóm. - Mời 3 nhóm treo bảng nhóm lên bảng và trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 2: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân. - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vào bảng con. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Mời HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào vở. - Mời 3 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Mời HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào nháp, đổi chấm chéo. - Cả lớp và GV nhận xét Hoạt động nối tiếp: - Chuẩn bị : Ôn tập về đo diện tích  Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................. ...................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Tập làm văn Tiết 58: Trả bài văn tả cây cối I/ Mục tiêu: - HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối theo đề bài đã cho: bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày. - Biết tham gia sửa lỗi chung ; biết tự sửa lỗi cô yêu cầu ; phát hiện và sửa lỗi đã mắc phải trong bài làm của mình ; viết lại được một đoạn trong bài làm của mình cho hay hơn. - Hs có ý thức tự giác làm bài. II/ Chuẩn bị: - Bảng lớp ghi 5 đề bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu… cần chữa chung trước lớp. III/ Các hoạt động dạy-học: * Ổn định : Hát * Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học kể chuyện bài gì ? Tập viết đoạn đối thoại - Gọi học sinh phân vai diễn màn kịch - Nhận xét ghi điểm. * Bài mới : Trả bài văn tả cây cối Hoạt động 1: Nhận xét về kết quả làm bài của HS. GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để: a) Nêu nhậnn xét về kết quả làm bài: - Những ưu điểm chính: + Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục. + Diễn đạt tốt điển hình: Nghĩa, Dương,Tảo,… + Chữ viết, cách trình bày đẹp: Dương, Lan, - Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế. b) Thông báo điểm. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài: GV trả bài cho từng học sinh. a) Hướng dẫn chữa lỗi chung: - GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn ở bảng - Mời HS chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp. - HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng. b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài: - HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi. - Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi. - GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc. c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay: + GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay. + Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> d)HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn: + Y/c mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại. + Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại * Hoạt động nối tiếp: - Chuẩn bị : Ôn tập về tả con vật  Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Khoa học Tiết 58: SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM I/. Mục tiêu : - Biết chim là động vật đẻ trứng - Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên. II/. Chuẩn bị : GV: Tranh SGK HS: Tranh ảnh sưu tầm về loài chim III/. Các hoạt động dạy học : * Ổn định : Hát * Kiểm tra bài cũ : - Hôm trước chúng ta học khoa học bài gì ? Sự sinh sản của ếch + Viết chu trình sinh sản của ếch. + Nêu sự phát triển của nòng nọc cho đến khi thành ếch. + Nói những điều em biết về loài ếch. - Nhận xét ghi điểm. * Bài mới : Sự sinh sản và nuôi con của chim Hoạt động 1 : Quan sát - HS làm việc theo cặp - HS dựa vào câu hỏi trang upload.123doc.net để hỏi và trả lời : + So sánh, tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2 + Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong các hình 2 b,c,d/ + Chỉ vào hình 2a cho biết đâu là lòng đỏ, đâu là lòng trắng của quả trứng? + So sánh quả trứng hình 2a và hình 2b, quả nào có thời gian ấp lâu hơn? Tại sao? - Đại diện cặp đặt câu hỏi, chỉ định các bạn cặp khác trả lời Kết luận: Trứng gà ( hoặc trứng chim) đã dược thụ tinh tạo thành hợp tử. Nếu dược ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi. Trứng gà cần ấp trong khoảng 21 ngày sẽ nở thành gà con. Hoạt động 2 : Thảo luận - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 119 và thảo luận câu hỏi:.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> + Bạn có nhận xét gì về những con chim non, gà con mới nở. Chúng đã tự kiếm mồi được chưa? Tại sao? - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung Kết luận: Hầu hết chim non mới nở đều yêu ớt, chưa thể tự kiếm mồi được ngay. Chim bố và chim mẹ thay nhau đi kiếm mồi về nuội chúng cho đến khi chúng có thể tự đi kiếm ăn. * Hoạt động nối tiếp : - Gọi 1 em đọc ghi nhớ - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị : Sự sinh sản của thú  Rút kinh nghiệm : . ................................................................................................................................. . ..................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×