Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

De thi HK II Mon Ly 20132014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.2 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH. KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2013 - 2014. MÔN: VẬT LÍ 12 - THPT Thời gian làm bài: 60 phút; (48 câu trắc nghiệm) Mã đề 134. Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................. ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề kiểm tra gồm 4 trang). I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: Từ Câu 1 đến Câu 32. Câu 1: Điều kiện để có hiện tượng giao thoa ánh sáng là phải có sự gặp nhau của hai chùm sáng A. song song B. đa sắc C. đơn sắc D. kết hợp Câu 2: Một tính chất (hay tác dụng) không thể hiện tính hạt của ánh sáng là A. đâm xuyên. B. quang điện. C. phát quang. D. nhiễu xạ. Câu 3: Nguyên tử đang ở trạng thái bền sau khi hấp thu một phô ton có năng lượng đủ lớn sẽ chuyển đến trạng thái A. tự do. B. kích thích. C. dừng. D. cơ bản. Câu 4: Quang điện trở là điện trở A. phát ánh sáng khi có dòng điện chạy qua. B. phát ánh sáng khi bị nung nóng. C. có giá trị tăng khi được chiếu ánh sáng thích hợp. D. có giá trị giảm khi được chiếu ánh sáng thích hợp. Câu 5: Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En cao xuống trạng thái dừng có năng lượng Em thấp hơn thì nó phát ra một phô tôn có bước sóng bằng 0,6625 m. Hiệu E n – Em bằng A. 1,875 eV. B. 1,124 eV. C. 13,6 eV. D. 0,89 eV. Câu 6: Một hạt khi đứng yên có khối lượng m0. Giả sử nó chuyển động với tốc độ bằng ánh sáng trong chân không thì khối lượng của hạt đó A. bằng 2 m0. B. bằng không. C. vô cùng lớn. D. bằng m0 2 Câu 7: Một nguyên tử ở trạng thái kích thích phát ra phô ton sẽ A. không chuyển trạng thái dừng. B. chuyển đến trạng thái dừng có năng lượng cao hơn hay thấp hơn. C. chuyển đến trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn. D. chuyển đến trạng thái dừng có năng lương cao hơn. Câu 8: Ở hiện tượng quang điện, khi chiếu ánh sáng có bước sóng thích hợp vào bề mặt kim loại thì tại đây bật ra các A. prôtôn. B. phôtôn. C. nơtrôn. D. electron. Câu 9: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, gọi a là khoảng cách giữa hai khe Yâng, D là khoảng cách từ hai khe đến màn, ℓ là khoảng cách của 5 vân sáng liên tiếp nhau. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc trong thí nghiệm là a. a. 4a. a. A.   . B.   . C.   . D.   . D 4D D 5D Câu 10: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Y-âng, chiếu đồng thời hai ánh sáng đơn sắc λ1 = 0,4 μm và λ 2 = 0,6 μm vào hai khe. Tại ví trí là vân sáng bậc 3 của λ1 thì đối với λ 2 là vân sáng A. bậc 4 . B. bậc 2. C. bậc 3. D. bậc 1. Câu 11: Trong hiện tượng giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng vân bằng 1,5 mm, trong vùng giao thoa MN rộng 9 mm, kể cả vân sáng ở M và N, thì vùng này có Trang 1/4 - Mã đề thi 134.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. 7 vân sáng và 7 vân tối . B. 7 vân sáng và 6 vân tối . C. 6 vân sáng và 7 vân tối . D. 6 vân sáng và 6 vân tối . -34 Câu 12: Cho hằng số Plăng h = 6,625.10 J.s , tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.10 8m/s. Năng lượng phôtôn của ánh sáng có bước sóng 402 nm là A. 3,09 J. B. 3,09 eV. C. 4,94.10-28 J. D. 4,94.10 -19 eV. Câu 13: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu tăng khoảng cách giữa hai nguồn kết hợp (hai khe hẹp) lên 2 lần thì khoảng cách giữa vân trung tâm và vân sáng bậc 3 sẽ A. giảm 2 lần . B. tăng 6 lần . C. giảm 6 lần . D. tăng 2 lần . Câu 14: Các loại bức xạ điện từ đều A. không nhìn thấy. B. không bị lệch trong điện trường và từ trường. C. do các vật nung nóng phát ra. D. có bước sóng ngắn. Câu 15: Một khối khí hiđrô giả sử các electron đang ở quĩ đạo M. Số đơn sắc phát ra từ khối khí trên là A. ba. B. bốn. C. một. D. hai. Câu 16: Tìm phát biểu SAI. Ở ống phát tia X A. ca tốt bằng kim loại và có hình chỏm cầu. B. điện áp đặt vào ống khoảng vài vạn vôn. C. cường độ dòng điện qua ống khoảng vài vạn am pe. D. cực phát tia X làm bằng kim loại nặng. Câu 17: Trong hiện tượng quang dẫn, electron dẫn là các electron được giải phóng ra khỏi A. bề mặt của kim loại. B. mối liên kết trong mạng tinh thể kim loại. C. bề mặt của chất quang dẫn. D. mối liên kết với các nguyên tử của chất quang dẫn. Câu 18: Hạt nhân nguyên tử có cấu tạo từ các hạt nhỏ hơn là A. êlectrôn và nơtrôn. B. pôzitrôn. C. prôtôn và êlectrôn. D. nuclôn. Câu 19: Tia hồng ngoại và tử ngoại có cùng A. công dụng. B. bản chất. C. tính chất. D. nguồn phát. Câu 20: Chọn phát biểu sai. A. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của các ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. B. Ánh sáng Mặt Trời là ánh sáng đơn sắc . C. Ánh sáng đơn sắc có bước sóng xác định. D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. Câu 21: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, biết khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2 m, khoảng cách hai khe là a = 1 mm, ánh sáng đơn sắc có bước sóng  = 0,6 m. Vân sáng thứ ba cách vân trung tâm một khoảng bằng A. 3,6 mm. B. 4,8 mm. C. 4,2 mm. D. 6,0 mm. Câu 22: Quang phổ vạch phát xạ là quang phổ của ánh sáng phát ra từ các chất A. lỏng có khối lượng riêng nhỏ khi nung nóng. B. rắn bị nung nóng. C. rắn, lỏng và khí ở áp suất lớn khi bị nung nóng. D. khí hay hơi ở áp suất thấp khi bị kích thích. Câu 23: Bốn vạch quang phổ của hiđrô trong vùng ánh sáng nhìn thấy xếp theo thứ tự bước sóng tăng dần là A. tím , chàm, lam, đỏ. B. tím, lam, chàm, đỏ. C. đỏ, chàm, lam, tím. D. đỏ, lam, chàm, tím. Câu 24: Ở nguyên tử hiđrô, gọi r0 là bán kính quỹ đạo K thì bán kính quỹ đạo M là A. 2r0. B. 4r0. C. 9r0. D. 16r0. Câu 25: Trong quân sự, kính nhìn ban đêm là một ứng dụng của tia A. gamma. B. Rơn ghen. C. tử ngoại. D. hồng ngoại. Câu 26: Trong thí nghiệm giao thoa khe Y-âng, các khoảng cách: giữa hai khe là a = 0,2 mm, từ hai khe đến màn hứng hệ vân giao thoa là D = 1m, khi đó tại điểm M cách vân trung tâm 5 mm là vân sáng thì bước sóng của đơn sắc trong thí nghiệm là A. 0,45 μm. B. 0,4 μm. C. 0,55 μm. D. 0,5 μm. Trang 2/4 - Mã đề thi 134.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 27: Gọi tần số của các bức xạ đỏ, lục, chàm, tím theo thứ tự là fđ , fl , fc và ft . Thứ tự đúng là A. fđ = fc < fl = ft . B. fđ < fl < fc < ft . C. fđ = fl = fc = ft . D. fđ > fl > fc > ft . Câu 28: Một trong những thành công của mẫu nguyên tử Bo là giải thích được A. hiện tượng giao thoa ánh sáng. B. hiện tượng tán sắc ánh sáng. C. hiện tượng quang điện trong chất bán dẫn. D. sự tạo thành quang phổ của nguyên tử hyđrô. Câu 29: Nguyên tử na tri có 11 electron thì bên trong hạt nhân có A. 11 prôtôn. B. 11 nơtron. C. 11 nuclôn. D. 11 phôtôn . Câu 30: Hạt nhân kẽm ký hiệu 67 30 Zn có số nuclon là A. A = 67 và số prôtôn Z = 37. B. A = 30 và số prôtôn Z = 30. C. A = 67 và số nơtron N = 37. D. A = 30 và số nơtron N = 30. Câu 31: Phát biểu nào sau đây là không đúng ? Động cơ không đồng bộ ba pha A. hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và từ trường quay. B. biến điện năng thành cơ năng. C. tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha. D. có tốc độ góc của khung dây (rôto) luôn nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường quay. Câu 32: Khi chiếu chùm tia sáng trắng qua lăng kính, chùm tia ló khỏi lăng kính có nhiều màu là do hiện tượng A. giao thoa B. nhiễu xạ C. khúc xạ. D. tán sắc.. II. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chọn một trong hai phần riêng (A/ hoặc B/) để làm bài. Nếu làm cả hai phần (A/ và B/) sẽ không được tính điểm phần riêng. A/ CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN: Từ Câu 33 đến Câu 40. Câu 33: Loại sóng điện từ có bước sóng dài nhất là A. tia tử ngoại. B. tia X. C. sóng vô tuyến. D. tia hồng ngoại. Câu 34: Theo thuyết tương đối của Anh-xtanh, một vật có khối lượng m mang năng lượng A. E = cm2. B. E = mc. C. E = m2c2. D. E = mc2. Câu 35: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe S1, S2 cách nhau a = 1 mm, màn quan sát cách hai khe D = 1 m, ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,5 m. Gọi M là hình chiếu của khe S1 trên màn quan sát thì M ở trên A. vân sáng bậc 1. B. vân tối thứ 2. C. vân tối thứ nhất. D. vân sáng bậc 2. -34 Câu 36: Cho hằng số Plăng là h = 6,625.10 Js. Chiếu lần lượt các bức xạ có tần số f1 và f2 = 2f1 vào kim loại có công thoát A thì động năng ban đầu cực đại của quang electron tương ứng là Wđ1 và Wđ 2  Wđ1  13,25.10 19 J . Giá trị của f1 là A. 4.1015 Hz . B. 2.1015 Hz. C. 3.1015 Hz . D. 10 15 Hz . Câu 37: Mạch dao động có cuộn cảm thuần L = 2.10 - 4 H và tụ có điện dung C = 8.10 - 12 F tích điện đến điện tích cực đại Q0 = 4.10 - 10 C thì khi dao động giá trị cường độ dòng điện cực đại I o là A. 0,04 A . B. 0,05 A . C. 0,01 A . D. 0,02 A . Câu 38: Cho tốc độ ánh sáng c  3.108 m / s . Một hạt có khối lượng nghỉ m0 = 2.10- 20 kg chuyển động với tốc độ 2.10 8. m có động năng là s. A. 4.10- 4 J. B. 5,76.10- 4 J. C. 6,15.10- 4 J. D. 5.10- 4 J. Câu 39: Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En về trạng thái dừng có năng lượng Em = En – ε thì phát ra phôtôn có bước sóng  c hc A.   . B.   . C.   . D.   hc . hc h  Câu 40: Sóng điện từ có bước sóng bằng 200 m thuộc sóng A. trung. B. dài. C. ngắn. D. cực ngắn. Trang 3/4 - Mã đề thi 134.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> B/ CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO: Từ Câu 41 đến Câu 48. Câu 41: Ở hiện tượng quang điện ngoài, để làm tăng cường độ dòng quang điện bão hòa, ánh sáng kích thích phải A. tăng tần số . B. tăng cường độ . C. giảm cường độ . D. giảm tần số . Câu 42: Cơ học cổ điển được coi là trường hợp riêng của cơ học tương đối tính khi tốc độ chuyển động của vật A. rất lớn so với tốc độ ánh sáng. B. tương đương với tốc độ ánh sáng. C. rất nhỏ so với tốc độ ánh sáng. D. bằng với tốc độ ánh sáng. Câu 43: Một cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở thuần r = 20 . Mắc cuộn dây vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 40 2 V thì công suất tiêu thụ trên cuộn dây bằng 80 W. Cảm kháng của cuộn dây là A. 20 . B. 20 2  . C. 10 2  . D. 10 . Câu 44: Mắc vào hai đầu mạch điện có R, L và C nối tiếp, một điện áp xoay chiều hiệu dụng U = 300 V. Hệ số công suất của mạch là 0,8 thì điện áp hiệu dụng UR ở hai đầu R là A. 140 V. B. 240 V. C. 320 V. D. 280 V. Câu 45: Khi truyền tải điện năng có dùng biến áp tại nguồn, để giảm hao phí trên dây tải 100 lần thì điện áp trên nguồn phải A. tăng 10 lần. B. tăng 10000 lần. C. giảm 10 lần. D. giảm 10000 lần. Câu 46: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện xoay chiều ba pha ? A. Dòng điện xoay chiều ba pha được tạo ra bởi máy phát điện xoay chiều ba pha, rô to của máy này có ba cuộn dây giống nhau. B. Dòng điện xoay chiều ba pha là hệ thống gồm ba dòng điện xoay chiều một pha, lệch pha nhau một 3π góc . 2 C. Khi cường độ dòng điện trong một pha bằng không thì dòng điện trong hai pha còn lại khác không. D. Khi cường độ dòng điện trong một pha cực đại thì cường độ trong hai pha còn lại cực tiểu. Câu 47: Điều kiện để thu được quang phổ hấp thụ là A. nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục. B. các vạch màu của quang phổ liên tục phải có độ sáng yếu. C. nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục. D. nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục phải có áp suất lớn. Câu 48: Thước có độ dài riêng bằng 20 cm, khi chuyển động dọc theo chiều dài với tốc độ v = 0,8c thì chiều dài co một đoạn A. 8 cm. B. 12 cm. C. 16 cm. D. 3,2 cm. -----------------------------------------------. ----------- HẾT ----------. Trang 4/4 - Mã đề thi 134.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×