Tải bản đầy đủ (.ppt) (81 trang)

Tài liệu phuchung2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.77 MB, 81 trang )


MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN CHO CUỘC CÁCH MẠNG VỀ NGHỆ THUẬT
1. VỀ LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG:

Xây dựng nên một hệ thống mới về quan điểm hội hoạ, thoát
khỏi quan niệm cũ của thời kì By-dăng-tanh, nổi bật là
chuyển hướng nghệ thuật về mặt hiện thực, nghiên cứu thiên
nhiên và học tập vốn cổ Hi-Lạp.

Luồng gió mới trong nghệ thuật được Giáo hội chấp nhận và
nuôi dưỡng.

Giai cấp tư bản phát triển và giác ngộ cao về nghệ thuật làm
tiền đề nuôi dưỡng sự bùng nổ về nghệ thuật thời Phục Hưng.

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN CHO CUỘC CÁCH MẠNG VỀ NGHỆ THUẬT
1. VỀ LĨNH VỰC KHOA HỌC KỸ THUẬT:

Tìm ra được định luật về thiên nhiên cụ thể là phép phối cảnh
về không khí (ánh sáng, mật độ không khí, hình khối,…).

Học hỏi nghệ thuật cổ Hi-Lạp tức là học hỏi tỷ lệ con người,
vì thế phải học hỏi về “ Giải phẫu con người”.

Sự sáng chế ra sơn dầu là cuộc cách mạng thực sự về khoa
học kỹ thuật cho các nghệ sỹ.

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
Leonardo da Vinci


1. TRÍ TUỆ VĨ ĐẠI CỦA LEONARDO DA VINCI :
Leonardo di ser Piero da Vinci là một họa sĩ,
nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư,
nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và là một nhà triết học tự
nhiên. Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý.
Ông nổi tiếng với những bức hoạ cổ điển của mình như
bức Mona Lisa, bức Bữa ăn tối cuối cùng. Ông là người có
những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là
sự sáng chế máy bay trực thăng, xe tăng, sự sử dụng hội
tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo
lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép, cùng nhiều sáng
chế khác.

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
Leonardo da Vinci
1. TRÍ TUỆ VĨ ĐẠI CỦA LEONARDO DA VINCI :
Ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết
trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng
(civil engineering), quang học và nghiên cứu về thủy lực.
Những sản phẩm lưu lại trong cuộc đời ông chỉ còn lại vài
bức hoạ, cùng với một vài quyển sổ nháp tay (rơi vãi
trong nhiều bộ sưu tập khác nhau các sáng tác của ông),
bên trong chứa đựng các ký hoạ, minh hoạ về khoa học,
và bút ký.

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
Leonardo da Vinci
2. TIỂU SỬ CỦA MỘT THIÊN TÀI:
Leonardo di ser Piero da Vinci (sinh ngày 15 tháng 4 năm
1452 tại Anchiano, Ý - Mất ngày 2 tháng 5 năm 1519 tại

Amboise, Pháp).
Tên thành phố Vinci, nơi sinh của ông, nằm trong lãnh
thổ của tỉnh Florence, cách thành phố Flozence 30 km về
phía Tây, gần Empoli, cũng là họ của ông. Người ta gọi
ông ngắn gọn là Leonardo vì da Vinci có nghĩa là "đến từ
Vinci", không phải là họ thật của ông. Tên khai sinh là
"Leonardo di ser Piero da Vinci" có nghĩa là "Leonardo,
con của Ser Piero, đến từ Vinci".

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
Leonardo da Vinci
2.1. XUẤT THÂN VÀ THỜI NIÊN THIẾU:
Leonardo là người con không có giá thú của công chứng
viên Ser Piero (lúc bấy giờ 25 tuổi) và người con gái nông
dân 22 tuổi Catarina.
Ser Piero cha ông là công chứng viên của nhiều gia đình
danh tiếng trong thành phố và là người thành công trong
nghề nghiệp. Thân chủ của ông bao gồm không những gia
đình Medici mà còn gồm cả chính phủ thành phố
(signoria) hay hội đồng quốc gia.

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
Leonardo da Vinci
2.1. XUẤT THÂN VÀ THỜI NIÊN THIẾU:
Thiên tài này đã sớm mang lấy số phận hẩm hiu của một
đứa con đẻ hoang. Người cha của Leonardo là ông Ser
Piero da Vinci, một chưởng khế miền Florence, đã không
nhìn nhận đứa con rơi này để lấy một thiếu nữ giàu có,
nhưng vì người vợ chính thức này không có con, ông ta đã
bắt Leonardo về nuôi khi đứa bé lên 5 tuổi.


MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
Leonardo da Vinci
2.1. XUẤT THÂN VÀ THỜI NIÊN THIẾU:
Hàng rào xã hội đã ngăn cách mãi mãi Leonardo với
người mẹ đẻ và vì thiếu tình mẫu tử, cậu bé này chỉ còn
biết sống cô độc để suy nghĩ một mình. Vì người cha đối
xử với Leonardo một cách hờ hững, có thể nói vì bổn
phận, nên cậu bé được tự do lang thang trên các sườn đồi,
sống giữa cảnh thiên nhiên mà tự tìm lấy nguồn an ủi.
Cậu bé Leonardo tha thẩn cả ngày vào việc góp nhặt rất
nhiều viên đá cuội đẹp, các cây cỏ hiếm thấy hay tự làm ra
các đồ chơi để giải buồn.

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
Leonardo da Vinci
2.1. XUẤT THÂN VÀ THỜI NIÊN THIẾU:
Tuy còn ít tuổi, Leonardo đã có những thiên khiếu đặc
biệt, những tài vặt và cậu có thể viết chữ ngược cũng như
viết xuôi, bằng tay phải cũng như tay trái. Những tập sách
dùng tiếng La Tinh khó khăn và buồn tẻ đã không hấp
dẫn được cậu bé, Leonardo chỉ thích tự tìm hiểu thiên
nhiên, cũng vì thế mà tới tuổi 15, Leonardo vẫn còn mù
chữ.

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
Leonardo da Vinci
2.1. XUẤT THÂN VÀ THỜI NIÊN THIẾU:
Leonardo quả thực có tài vặt ngay từ khi còn ít tuổi. Một
người quen biếu cha cậu một cái mộc bằng gỗ cây vả.

Leonardo xin cha cho mình được phép trang trí cái mộc
này. Cha cậu bằng lòng. Leonardo bí mật giam mình
trong phòng luôn 8 ngày, cậu vẽ trên tấm mộc hình một
con quỷ rất hung dữ đang phun lửa. Vào lúc chập tối,
giữa đống xác rắn rết, Leonardo đưa trình tác phẩm cho
cha coi. Bức hình trông rất ghê sợ, lại ở trong một khung
cảnh gớm ghiếc, đã làm cho người cha phải giật mình, lùi
bước. Leonardo thích thú, cậu coi đây là sự thành công.

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
Leonardo da Vinci
2.1. XUẤT THÂN VÀ THỜI NIÊN THIẾU:
Leonardo lớn lên trong gia đình của cha ông với mẹ dì ghẻ
và sống phần lớn thời gian thời thiếu niên tại thành phố
Flozence. Trong số những đam mê của ông, Leonardo yêu
thích nhất là âm nhạc, vẽ và tạo hình. Cha của Leonardo
đưa một vài tranh vẽ của ông cho một người quen xem,
Andrea del Verocchio, người ngay lập tức nhận ra được
tài năng về nghệ thuật của Leonardo và được Ser Piero
chọn làm thầy cho Leonardo.

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
Leonardo da Vinci
2.1. XUẤT THÂN VÀ THỜI NIÊN THIẾU:
Thầy của ông mặc dầu không phải là một tài năng phát
minh hay sáng tạo lớn trong nghệ thuật đương thời ở
Flozence nhưng Verocchio cũng là một nghệ nhân hàng
đầu trong nghề kim hoàn, điêu khắc và trong hội họa. Đặc
biệt ông là một người thầy tài năng. Leonardo làm việc
nhiều năm (khoảng 1470-1477) trong xưởng vẽ của ông

cùng với Lorenzo di Credi và Pietro Perugino.

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
Leonardo da Vinci
2.1. XUẤT THÂN VÀ THỜI NIÊN THIẾU:
Dòng họ Medici là dòng họ sáng suốt trong cai trị, việc
sưu tầm sách văn hoá phẩm của Hy-Lạp còn rải rác khắp
nơi đem làm tài liệu và giúp đỡ các văn nghệ sỹ đã thúc
đẩy bộ óc thông minh xuất chúng của ông say mê học hỏi,
trang bị mọi kiến thức có được thời bấy giờ.
Chẳng bao lâu ông đã học hết tất cả những gì Verrocchio
có thể dạy hay là còn nhiều hơn thế nữa. (Bức tranh Rửa tội
Christi do Verrocchio phác thảo cho các nhà tu của Vallombrosa ,hiện có thể được
xem tại Viện hàn lâm Firenze. Theo Vasari thì thiên thần quỳ bên trái là do
Leonardo thêm vào. Khi Verrocchio nhìn thấy, ông đã nhận ra được tính nghệ
thuật hơn hẳn so với phần còn lại của chính tác phẩm của ông và người ta kể rằng
từ đấy ông tuyên bố vĩnh viễn từ bỏ hội họa.)

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
Leonardo da Vinci
2.1. XUẤT THÂN VÀ THỜI NIÊN THIẾU:
Vào khoảng năm 1472 tên của ông có trong danh sách của
phường hội họa sĩ thành phố Florence. Ông sống và làm
việc tại đây thêm 10 hay 11 năm và cho đến năm 1477 vẫn
còn được gọi là học trò của Verrocchio. Thế nhưng trong
năm này dường như ông đã được Lorenzo de Medici nâng
đỡ và làm việc như là một nghệ sĩ độc lập dưới sự bảo trợ
của Lorenzo de Medici từ 1482 cho đến 1483.

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG

Leonardo da Vinci
2.1. XUẤT THÂN VÀ THỜI NIÊN THIẾU:
Trong thời gian làm thợ, Leonardo được các tu sĩ Scopetto
đặt vẽ tác phẩm “Lễ Dâng của các người kính Chúa Hài
Đồng” (Adoration des Mages). Do tìm hiểu quá nhiều
phương diện, mọi công việc không thể làm xong nhanh
chóng được khiến cho các tu sĩ phải hối thúc chàng họa sĩ
nhiều lần, Leonardo mới hoàn thành tác phẩm. Quá cảm
phục trước những nét vẽ tuyệt vời, các tu sĩ Scopetto bèn
thưởng thêm cho Leonardo một thùng rượu chát.

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
Leonardo da Vinci
2.1. XUẤT THÂN VÀ THỜI NIÊN THIẾU:
Sau đó ít lâu, một cuộc âm mưu đã tố cáo chàng họa sĩ vi
phạm thuần phong mỹ tục. Vụ án kéo dài trong 2 năm rồi
chàng được tha bổng. Sự việc này đã khiến Leonardo cảm
thấy cay đắng khi phải giao tiếp với những người khác.
Thêm vào đó, các rối loạn chính trị khiến chàng quan tâm
cả về kỹ thuật quân sự. Leonardo đã nghĩ ra cách chế tạo
nào thứ đại bác mới, nào xe có 3 bánh để chở súng, nào
dụng cụ gạt đổ thang của địch quân tựa lên tường thành...
Nhưng không ai đặt làm những phát minh này khiến
chàng buồn bã và phải từ bỏ quê hương, đi tìm thời vận.

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
Leonardo da Vinci
2.1. LÀM VIỆC TẠI MILANO:
Thông qua lời giới thiệu của Lorenzo de Medici cho công
tước Ludovico Sforza, người muốn đặt một tượng đài kỵ

sĩ tôn vinh Francesco I Sforza, người khởi đầu cho triều
đại Sforza tại Milano, Leonardo rời Florence đến Milano
vào khoảng năm 1483.
Thời gian làm việc của Leonardo tại Milano được xác
định là năm 1487. Một vài nhà viết tiểu sử phỏng đoán là
thời gian từ 1483 đến 1487.

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
Leonardo da Vinci
2.1. LÀM VIỆC TẠI MILANO:
Năm 1490, bệnh dịch hạch lan tràn tới miền Milan. Hầu
Tước Ludovico chạy khỏi thành phố sau khi đã trao việc
cứu chữa cho các nhà chiêm tinh. Dịp này, Leonardo đã
đề nghị những giải pháp vệ sinh và ông nghiên cứu một
kế hoạch chỉnh trang đô thị. Theo ông, nên phân tán các
thành phố lớn thành nhiều nhóm thị trấn chứa độ 30 ngàn
người, và đường phố phải rộng bằng chiều cao của các tòa
nhà. Ông còn trù liệu hệ thống cống rãnh để thoát nước
và những phương pháp làm thoáng khí. Việc khảo sát
ngành kiến trúc đã khiến ông nghiên cứu luật phối cảnh
và môn quang học.

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
Leonardo da Vinci
2.1. LÀM VIỆC TẠI MILANO:
Trong thời gian ở đây ông hoàn thành bản phác thảo bức
tượng kỵ sĩ cao 7 mét, nhiệm vụ chính của Leonardo khi
đến Milano được hoàn thành vào cuối năm 1493 nhưng do
nhiều nguyên nhân bức tượng chỉ dừng lại ở mẫu đúc.
Trong khoảng thời gian từ 1495 đến 1497 Leonardo vẽ

một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của ông, bức
bích họa Bữa ăn tối cuối cùng trong nhà thờ Santa Maria
delle Grazie, theo yêu cầu của Ludovico Sforza. Năm 1980
nhà thờ cùng với bức tranh đã được UNESCO công nhận
là di sản văn hóa thế giới.

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
Leonardo da Vinci
2.1. LÀM VIỆC TẠI MILANO:
Vua Louis XII của Pháp, sau khi chiếm được Milano, đã
đích thân đến tận nhà thờ để chiêm ngưỡng bức tranh và
đã hỏi là có thể tháo gỡ ra khỏi tường nhằm mang về
Pháp. Hai tháng sau khi vua Louis XII chiếm Milano,
trong tháng 12 năm 1499, Leonardo cùng người bạn là
Luca Pacioli rời thành phố Milano.

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
Leonardo da Vinci
2.2. LÀM VIỆC TẠI FLORENCE:
Khi nghe tin Ludovico kết cuộc đã bị lật đổ, hai người bạn
từ bỏ kế hoạch trở về Milano và tiếp tục đi đến Florence.
Tại đây Leonardo nhận vẽ một bức tranh thờ cho nhà thờ
Annunziata. Mãi đến tháng 4 năm 1501 Leonardo mới
hoàn thành bản phác thảo trên giấy. Mặc dù nhận được
nhiều lời khen ngợi cho bản vẽ trên giấy, Leonardo đã
không hoàn thành bức tranh này.

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
Leonardo da Vinci
2.2. LÀM VIỆC TẠI FLORENCE:

Trở về Florence, ông được ủy nhiệm vẽ một bức bích họa
trang trí cho một trong những bức tường của đại sảnh
nhà hội đồng thành phố. Michelangelo được trao nhiệm
vụ vẽ một bức bích họa khác cũng trong cùng căn phòng.
Ông hoàn thành phác thảo trên giấy trong vòng 2 năm (
1504-1505) nhưng do có nhiều khó khăn về kĩ thuật trong
lúc vẽ trên tường nên bức bích họa không được hoàn
thành.

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
Leonardo da Vinci
2.2. LÀM VIỆC TẠI FLORENCE:
Trong thời gian này (1503-1506), theo một số nguồn khác
là 1510-1515, Leonardo hoàn thành bức họa Mona Lisa
(hay còn gọi là La Gioconda). Lúc đương thời Leonardo
đã không thể rời bức tranh, ông mang bức họa này đi theo
trên khắp các chặn đường đời sau đó. Người ta nói là cho
đến ngày nay chưa có ai có thể sao chép lại được nụ cười
trong bức tranh này.

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
Leonardo da Vinci
2.3. TRỞ LẠI MILANO:
Trong mùa xuân 1506, Leonardo chấp nhận lời mời khẩn
thiết của Charles d'Amboise, thống đốc vùng Lombardia
của vua Pháp, trở về lại Milano.
Vào tháng 5 năm 1507 vua Louis XII đến Milano và
Leonardo chính thức chuyển sang phục vụ cho Louis XII
với chức danh là họa sĩ triều đình và kĩ sư.


MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
Leonardo da Vinci
2.4. SỐNG TẠI PHÁP
Trong thời gian hơn 2 năm còn lại của cuộc đời Leonardo
sống trong lâu đài Clos Lucé gần Amboise.
Chính trong thời gian này, Leonardo đã phác thảo rất
nhiều bản vẽ kiến trúc như xây dựng lâu đài, vườn hoa,
nghiên cứu khoa học, cơ thể học, không thể học
(aerology), thủy tĩnh học (hydrology)...
Ông đã vẽ nhiều bức tranh như Leda và thiên nga (hiện
chỉ còn lại bản sao), phiên bản thứ hai của bức tranh
Đức mẹ đồng trinh trong hang đá. Leonardo mất ngày
2 tháng 5 năm 1519.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×