Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

SKKN XAY DUNG DOI NGU BAN CAN SU TU QUAN LOP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.02 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ở trường THPT, giáo viên chủ nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh. Chính vì vậy, muốn làm tốt công tác chủ nhiệm, trước hết người giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức được một đội ngũ Ban cán sự lớp làm tốt công tác quản lí lớp những lúc không có giáo viên chủ nhiệm. Hiện nay, trường chúng ta rất quan tâm đến vấn đề nề nếp tự quản của lớp. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần trú trọng một trong bốn chức năng chính của mình là tổ chức được một tập thể học sinh hoạt động tự quản, nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mỗi học sinh. Thực tế cho thấy rằng, bất cứ một lớp học nào cũng có nhiều học sinh luôn tự ý thức học tập tốt. Bên cạnh đó, vẫn còn một số phần tử thiếu ý thức học tập: lười học, bỏ tiết, gây mất trật tự,…lớp học do tôi chủ nhiệm cũng không là ngoại lệ. Để đẩy mạnh phong trào tự quản của lớp, khắc phục những yếu kém trong thi đua, giúp lớp tự quản tốt những lúc không có giáo viên chủ nhiệm, tôi chọn “Một số biện pháp xây dựng đội ngũ Ban cán sự tự quản lớp” làm đề tài nghiên cứu. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn suy nghĩ để tìm ra những biện pháp có thể xây dựng được một đội ngũ Ban cán sự lớp thật sự có bản lĩnh quản lý lớp những lúc không có giáo viên chủ nhiệm. Hơn thế nữa, nhằm bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự quản bằng cách tổ chức hợp lý đội ngũ tự quản để nhiều học sinh được tham gia. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Trong phạm vi hạn hẹp của chuyên đề, tôi chỉ xin nêu ra một số biện pháp để xây dựng được một đội ngũ Ban cán sự tự quản tốt cho lớp chủ nhiệm. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trong đề tài nghiên cứu này, tôi đã sử dụng các phương pháp: thu thập thông tin, phân tích, khái quát vấn đề. V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 01 năm 2014. Trong đề tài nghiên cứu, tôi đã thu thập những thông tin từ lớp chủ nhiệm để đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm. B. PHẦN NỘI DUNG: I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: Giáo viên chủ nhiệm là người quản lí giáo dục toàn diện học sinh một lớp trên cơ sở quản lí học tập và quản lí sự hình thành, phát triển nhân cách. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm là người đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp. Hơn hết, giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi học sinh. Đối với học sinh trung học phổ thông cần xác định rõ vai trò giáo viên chủ nhiệm là cố vấn cho tập thể lớp. Điều này có nghĩa là giáo viên chủ nhiệm lớp không nên làm thay đội ngũ tự quản của lớp mà chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm bồi dưỡng năng lực tự quản cho học sinh của lớp chủ nhiệm. II. THỰC TRẠNG: 1. Thuận lợi: - Sĩ số lớp khoảng 25 đến 37 học sinh, mật độ vừa để quản lí. - Một số học sinh có tinh thần tự quản khá tốt, độ tuổi tương đương không chênh lệch xa. - Nhiều học sinh có năng lực quản lí lớp, có tinh thần học hỏi cầu tiến, quan tâm đến tình hình thi đua của lớp. - Lớp có tinh thần đoàn kết tốt..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Được sự quan tâm, hỗ trợ tốt của Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên. 2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, vẫn còn tồn tại những khó khăn đó là một số học sinh vẫn chưa tự quản tốt mặc dù giáo viên chủ nhiệm có quan tâm. Các trường hợp lớp chưa tự quản tốt: - Sinh hoạt 10 phút đầu giờ: các em học sinh thường không biết tự ý thức truy bài lẫn nhau thậm chí còn gây ồn ào hoặc trốn ra ngoài ăn quà vặt trong thời gian sinh hoạt 10 phút đầu giờ,… - Tiết trống: ban cán sự lớp chưa tổ chức tốt công tác tự quản, ban cán sự bộ môn chưa làm tốt việc hướng dẫn các thành viên của lớp soạn giải bài tập… - Lao động: Phó lao động chưa biết cách tổ chức, phân công mang dụng cụ, phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong lớp. Vì vậy dẫn đến tình trạng có nhiều học sinh phải làm nhiều việc, có nhiều học sinh trốn việc đi chơi,… - Sinh hoạt lớp: ban cán sự lớp, cán sự bộ môn chưa biết tổ chức tốt một tiết sinh hoạt lớp khi không có giáo viên chủ nhiệm. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BAN CÁN SỰ TỰ QUẢN LỚP: Từ một số trường hợp lớp chưa thực hiện tốt công tác tự quản nêu trên, giáo viên chủ nhiệm cần có các biện pháp cụ thể sau nhằm giúp lớp xây dựng tốt đội ngũ Ban cán sự tự quản: 1. Tổ chức lớp, xây dựng được đội ngũ Ban cán sự lớp, cán sự bộ môn, tổ trưởng các tổ thực sự có uy tín, nhiệt tình, có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao: Lựa chọn một đội ngũ Ban cán sự lớp, cán sự bộ môn đủ uy tín và có năng lực điều khiển tập thể. Có hai cách hình thành: - Giáo viên chủ nhiệm tự lựa chọn trên cơ sở tìm hiểu học sinh. - Tập thể lớp tự lựa chọn, bầu ra trên cơ sở bỏ phiếu kín..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Nhưng tốt nhất cần định hướng cho tập thể lựa chọn, biến ý định của mình thành quyết định dân chủ của tập thể học sinh bằng việc xác định tiêu chuẩn lựa chọn. Giáo viên chủ nhiệm cần phân chia lớp thành bốn tổ và mỗi tổ bầu ra tổ trưởng, tổ phó để quản lí tổ, trong đó mỗi tổ đều có học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu đều nhau. Hơn nữa, lớp cũng cần bầu ra một phó trật tự, một phó lao động chịu trách nhiệm khâu giữ trật tự và lao động, vệ sinh của lớp. Lớp trưởng giữ vai trò quan trọng trong việc quản lí lớp học. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần lựa chọn cẩn thận. Lớp trưởng phải có học lực khá trở lên, phải được lớp nể trọng bầu chọn, phải nhiệt tình, có tinh thần, trách nhiệm cao,…Lớp phó học tập phải có học lực khá giỏi và nhiệt tình, năng nổ luôn giúp đỡ các bạn,…Ban cán sự bộ môn: lựa chọn mỗi môn một hoặc hai học sinh có học lực khá giỏi đảm nhận hướng dẫn lớp soạn bài, giải các bài tập… 2. Tổ chức lớp thành một chi đoàn vững mạnh, sinh hoạt đoàn thể tốt: Để lớp trở thành một chi đoàn thật sự vững mạnh, sinh hoạt đoàn thể tốt đạt hiệu quả, lớp cần bầu chọn một đoàn viên thật mạnh dạn, nhiệt tình, năng nổ, học lực từ khá trở lên, luôn luôn tích cực với các phong trào do đoàn trường phát động, thực hiện nghiêm túc những nội quy, những quy định của trường lớp…làm Bí thư chi đoàn lớp. 3. Phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên: Giáo viên chủ nhiệm cần giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban cán sự lớp. Yêu cầu học sinh ghi nhiệm vụ của mình vào sổ tay để ghi nhớ và thực hiện. Cho cán bộ lớp thảo luận, bàn biện pháp thực hiện, định hướng công việc cho từng cán bộ lớp. - Lớp trưởng: Cần nắm rõ tình hình chung của lớp về học tập, đạo dức, nề nếp tác phong để báo cáo trong giờ sinh hoạt hàng tuần. Lớp trưởng phải có sổ theo dõi tình hình học tập và nề nếp của lớp, có thể xây dựng theo mẫu sau:. Tuần Ngày. Thứ. Đi. Không. Nghỉ. Nghỉ. Không. Không. Bỏ. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> trễ phù hiệu,. có. không. thuộc. phép. phép. bài. làm bài tiết. tốt. bảng tên. Vi phạm khác. - Bí thư chi đoàn: Cần quan tâm đến các phong trào thi đua do đoàn trường phát động; chú ý, nhắc nhở, đôn đốc các thành viên trong lớp hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định; có ý kiến đề cử thêm những học sinh tiến bộ, có phẩm chất đạo đức tốt phát triển đoàn, cần có sổ ghi chép và theo dõi hoạt động của chi đoàn lớp. - Lớp phó học tập: Quan tâm theo dõi việc học của lớp, những khó khăn trong học tập, tinh thần học tập, phát biểu của lớp. - Cán sự bộ môn: Báo cáo về việc sửa bài tập, truy bài đầu buổi, việc chuẩn bị bài tập của lớp đối với từng môn. - Lớp phó trật tự: Theo dõi, nhắc nhở, ghi nhận những thành viên thường xuyên gây mất trật tự trong sinh hoạt 10 phút đầu giờ, giờ học, giờ chuyển tiết, tiết trống… - Lớp phó lao động: Theo dõi tình hình vệ sinh lớp; phân công lao động cụ thể; đi tiên phong trong việc mang dụng cụ lao động; lao động tích cực; đôn đốc, nhắc nhở các bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Các tổ trưởng: Báo cáo tình hình của tổ về học tập, hạnh kiểm, tính điểm thi đua của tổ mình trước lớp trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm; nhắc nhở, đôn đốc các bạn thực hiện tốt nội quy, hoàn thành nhiệm vụ học tập của bản thân. 4. Tích cực phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm: - Giáo viên chủ nhiệm xây dựng được ban cán sự lớp thực sự có uy tín, nhiệt tình, có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Vạch ra kế hoạch thi đua của lớp giao cho cán sự lớp theo dõi; đôn đốc, nhắc nhở cuối tuần kiểm tra, đánh giá. - Sinh hoạt chặt chẽ tập cho học sinh quen dần với những nội quy, quy định của trường lớp để học sinh đi vào nề nếp. - Thống nhất với lớp xây dựng nội dung thi đua tổ hàng tuần, có biểu điểm rõ ràng căn cứ theo giao ước thi đua của đoàn trường. - Khen thưởng học sinh làm tốt, học tập tốt; tuyên dương những học sinh tích cực; phạt và phê bình nghiêm khắc những học sinh thường xuyên vi phạm trước lớp. - Ban đầu giáo viên chủ nhiệm tham gia trực tiếp vào việc xây dựng kế hoạch, hướng dẫn học sinh chuẩn bị hoạt động, điều khiển học sinh tham gia hoạt động và đánh giá kết quả cuối cùng. Sau đó, giáo viên chủ nhiệm giao dần cho đội ngũ cán bộ lớp tự tổ chức và điều khiển các hoạt động. Giáo viên chủ nhiệm tham gia với tư cách là cố vấn cho học sinh; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán sự theo dõi, nắm bắt kịp thời, rõ ràng, chính xác các thông tin để báo cáo kịp thời cho giáo viên chủ nhiệm. - Thường xuyên liên hệ với lớp để theo dõi, lắng nghe thông tin từ lớp và kịp thời uốn nắn học sinh. IV. ỨNG DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TỰ QUẢN VÀO TỪNG TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ: 1. Tự quản 10 phút đầu giờ: - Các tổ trưởng: Báo cáo sĩ số tổ viên đến lớp trưởng; quản lý các tổ viên của mình. - Lớp phó học tập phối hợp với Ban cán sự bộ môn: Kiểm tra truy bài những học sinh thường xuyên vi phạm không thuộc bài; hướng dẫn bài tập cho những bạn chưa rõ. - Lớp phó trật tự: Quản lý chung trật tự của lớp..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Bí thư chi đoàn: Kiểm tra việc thực hiện nội quy của các đoàn viên: đeo huy hiệu đoàn. - Lớp phó lao động: Kiểm tra việc trực vệ sinh của lớp; nhắc tổ trực nhật thực hiện đúng giờ giấc. - Lớp trưởng: Bao quát tình hình chung của lớp: sĩ số, vệ sinh, trật tự, thực hiện nội quy và học tập. 2. Tự quản tiết trống: - Các tổ trưởng: Quản lý các tổ viên của mình; ghi nhận những trường hợp mất trật tự báo cáo với Phó trật tự và trừ điểm thi đua giữa các tổ. - Lớp phó học tập phối hợp với Ban cán sự bộ môn: Có thể giúp đỡ những bạn gặp khó khăn trong học tập; hướng dẫn giải bài tạp và truy bài những môn còn lại. - Lớp phó trật tự: Theo dõi, nhắc nhở và ghi nhận những trường hợp gây mất trật tự báo cáo lại giáo viên chủ nhiệm trong tiết sinh hoạt lớp. - Lớp trưởng: Quản lý tình hình chung của lớp: không cho các bạn ra ngoài lớp, giữ trật tự lớp, yêu cầu các bạn chuẩn bị bài tốt cho các tiết tiếp theo. - Từng thành viên trong lớp: Có trách nhiệm hỗ trợ cùng nhau làm tốt nhiệm vụ. 3. Tiết sinh hoạt chủ nhiệm: Tiết sinh hoạt lớp là một tiết đã được quy định chính thức trong chương trình giáo dục. Đây là tiết sinh hoạt chủ yếu của học sinh chứ không phải là tiết riêng của giáo viên chủ nhiệm. Vì thế, giáo viên chủ nhiệm phải tạo điều kiện cho các em, giúp các em nhận thức được lớp học là ngôi nhà chung và thành viên trong lớp là người thân trong gia đình. Chính vì vậy, để sinh hoạt lớp một cách hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức huấn luyện đội ngũ Ban cán sự lớp tham gia điều khiển tiết sinh hoạt lớp. Sau đó, giáo viên chủ nhiệm giao dần cho đội ngũ cán bộ lớp tự tổ chức và điều khiển tiết sinh hoạt..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Để đạt được yêu cầu trên, giáo viên chủ nhiệm lớp phải có một sự hiểu biết nhất định về công tác chủ nhiệm và có một quyết tâm cao. Để tiết sinh hoạt lớp đạt hiệu quả tốt có thể tiến hành theo trình tự như sau: - Tổ trưởng: Báo cáo tình hình hoạt động của các thành viên trong tổ, kết quả thi đua. - Lớp phó học tập: Nhận xét chung về hoạt động học tập của các thành viên trong lớp. - Lớp phó trật tự: Nhận xét chung về nề nếp trật tự và hoạt động tự quản của tập thể lớp. - Bí thư chi đoàn: Báo cáo chung về tình hình hoạt động thi đua phong trào của lớp, những mặt còn hạn chế. - Lớp phó lao động: Nhận xét chung về tình hình vệ sinh của lớp trong tuần; phân công trực nhật cho các học sinh vi phạm cùng tổ thi đua về chót. - Lớp trưởng: Nhận xét, đánh giá chung về các hoạt động của lớp học; bổ sung những điều còn thiếu sót qua các nhận xét, báo cáo của các bộ phận; nêu hướng khắc phục và đề ra phương hướng, kế hoạch cho tuần sau. - Giáo viên chủ nhiệm: Nhận xét, đánh giá chung về các hoạt động của lớp, tuyên dương mặt mạnh, rút kinh nghiệm mặt tồn tại của lớp; cần thưởng, phạt rõ ràng và xây dựng kế hoạch cho tuần sau. C. KẾT LUẬN: I. KẾT QUẢ: Qua áp dụng các biện pháp tự quản vào lớp chủ nhiệm, chuyên đề thu được những kết quả sau: Năm học 2013 - 2014: trong học kì I, Ban cán sự lớp và cán sự bộ môn cùng với ban chấp hành Đoàn của lớp 11T1 đã nổ lực phấn đấu, phát huy cao tinh thần phối hợp trong quản lý tình hình học tập cũng như thực hiện nghiêm nội quy của trường lớp nên tập thể lớp đã từng bước đi vào nề nếp..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Trong tham gia phong trào thi đua học tập của Đoàn trường phát động, tập thể lớp 11T1 luôn cố gắng và đạt những thứ hạng cao trong thu đua tuần (hạng nhất tuần 1 tháng 9, tuần 1,2 tháng 10; hạng nhì tuần 2 tháng 8, tuần 3 tháng 11; hạng 3 tuần 4 tháng 10, tuần 2 tháng 01); tổng kết thi đua các lớp ở học kì I lớp đạt được hạng nhì. Chẳng hạn như em Trương Thị Thủy Tiên (lớp trưởng kiêm Bí thư chi Đoàn lớp); Võ Ngọc Hân, (Phó học tập); Nguyễn Lê Phong, Lê Công Trứ, Phạm Thị Thu Lan, Lê Thị Thanh Tuyền, Nguyễn Thị Mỹ Nhân, … là những cán sự lớp, cán sự bộ môn, Ban chấp hành Đoàn luôn nhiệt tình, tích cực trong công tác quản lý truy bài, giải bài tập và tổ chức học nhóm. Lớp trưởng Trương Thị Thủy Tiên luôn năng nổ và kịp thời thông báo các thông tin học tập cũng như những phong trào thi đua học tốt do trường phát động; luôn có những ý kiến đóng góp xây dựng để lớp ngày càng tiến bộ. Trong phong trào thi đua do đoàn trường phát động như đăng kí tiết học tốt, tham gia phong trào thể dục thể thao, cắm hoa, viết Nét bút tri ân, … chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; Ngôi nhà tình bạn; tham gia công trình thanh niên Lắp đặt bóng đèn năng lượng mặt trời trên mộ các liệt sĩ; …tập thể lớp luôn tích cực tham gia đầy đủ. Trong lao động, lớp phó lao động Lê Chí Nhả luôn gương mẫu đi đầu trong việc mang dụng cụ lao động và phân công các thành viên lớp mang dụng cụ đầy đủ, có mặt đúng giờ, phân công giao việc cụ thể và luôn hoàn thành tốt phần việc được giao. Trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, ban cán sự lớp, cán sự bộ môn và Ban chấp hành Đoàn thường xuyên xin ý kiến với giáo viên chủ nhiệm và trao đổi để tìm ra biện pháp giúp học tốt các môn học: thành lập các nhóm, tổ và tổ chức truy bài lẫn nhau (đối với các môn xã hội), giải các bài tập (đối với các môn tự nhiên),… II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua thực hiện chuyên đề, tôi nhận thấy để thực hiện tốt công tác tự quản lớp bản thân đã rút ra được một vài kinh nghiệm như sau:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với ban cán sự, ban chấp hành lớp. - Đồng thời, việc lựa chọn được đội ngũ ban cán sự lớp, cán sự bộ môn, ban chấp hành đoàn có năng lực, nhiệt tình, năng nổ…cũng góp phần quan trọng vào việc xây dựng một tập thể lớp vững mạnh, sinh hoạt đoàn thể tốt. III. KẾT LUẬN: Tóm lại, nề nếp tự quản lớp là một hoạt động hết sức cần thiết đối với mọi học sinh. Nó giúp các em phát huy tính chủ động, tích cực của bản thân, tạo điều kiện cho các em quen dần với tính tự lực, tự ý thức, tự học, biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau tạo được một tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh, tiến bộ và hỗ trợ tốt cho giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục của mình. Ta thấy rằng, mọi hoạt động giáo dục học sinh không thể thực hiện theo chủ quan cảm tính, làm thay mà ngược lại phải huấn luyện cho học sinh biết đấu tranh để không ngừng hoàn thiện mình. Có như thế, người giáo viên chủ nhiệm sẽ bớt đi công việc và hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Trên đây là những biện pháp mà tôi thực hiện trong quá trình làm công tác chủ nhiệm của mình, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tân An, ngày … tháng … năm 2013. Tân An, ngày 15 tháng 01 năm 2013. Duyệt của Tổ trưởng. Người viết. PHẠM NGỌC CẦU. NGUYỄN THỊ QUYÊN.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Mẫu 1. SỞ GD&ĐT TRÀ VINH TRƯỜNG THPT TÂN AN ----------. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Đề tài:. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ. BAN CÁN SỰ TỰ QUẢN LỚP. Đề tài thuộc lĩnh vực: CHỦ NHIỆM Họ và tên người thực hiện : NGUYỄN THỊ QUYÊN Chức vụ : Giáo viên Sinh hoạt tổ chuyên môn : NGỮ VĂN.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Mẫu 2a SỞ GD & ĐT TRÀ VINH. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG THPT TÂN AN. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: Một số biện pháp xây dựng đội ngũ Ban cán sự tự quản lớp Thời gian thực hiện: Từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 01 năm 2014 Tác giả: Nguyễn Thị Quyên Chức vụ: Giáo viên dạy lớp Bộ phận công tác : Tổ Ngữ văn. TỔ CHUYÊN MÔN ( TRƯỜNG ). HỘI ĐỒNG KHGD TRƯỜNG. Nhận xét:. Nhận xét:. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. Xếp loại ………... Xếp loại :……….. Ngày…..tháng…..năm……. Tổ trưởng. Ngày…..tháng…..năm……. Hiệu trưởng.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Mẫu 2b UBND TỈNH TRÀ VINH. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: Một số biện pháp xây dựng đội ngũ Ban cán sự tự quản lớp Thời gian thực hiện: Từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 01 năm 2014 Tác giả: Nguyễn Thị Quyên Chức vụ: Giáo viên dạy lớp Đơn vị công tác : Trường THPT Tân An TỔ BỘ MÔN ( CẤP TỈNH ). HỘI ĐỒNG KHGD SỞ GD & ĐT. Nhận xét:. Nhận xét:. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. Xếp loại :………... Xếp loại ………... Ngày…..tháng…..năm……. Ngày…..tháng…..năm…….. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG. Tổ trưởng. Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Mẫu số 3. BÁO CÁO TÓM TẮT Sáng kiến kinh nghiệm : Một số biện pháp xây dựng đội ngũ Ban cán sự tự quản lớp 1. Người thực hiện: - Họ và tên: Nguyễn Thị Quyên - Năm sinh: 1980 - Đơn vị công tác: Trường THPT Tân An - Chức vụ hiện tại: Giáo viên dạy lớp - Trình độ chuyên môn: ĐHSP Ngữ Văn 2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp xây dựng đội ngũ Ban cán sự tự quản lớp 3. Nội dung sáng kiến: Nêu lên một số biện pháp cụ thể nhằm giúp lớp xây dựng tốt đội ngũ Ban cán sự tự quản lớp. 4. Thời gian thực hiện sáng kiến: Từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 01 năm 2014 5. Phạm vi áp dụng: Được áp dụng ở một số lớp học tại đơn vị. 6. Hiệu quả: Việc thực hiện một số biện pháp xây dựng đội ngũ Ban cán sự tự quản lớp góp phần đẩy mạnh phong trào tự quản của lớp, khắc phục những yếu kém trong thi đua, giúp lớp tự quản tốt những lúc không có giáo viên. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ. NGƯỜI BÁO CÁO. Nguyễn Thị Quyên.

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

×