Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Các mạng lưới đổi mới: Việc tìm kiếm những ý tưởng bên ngoài công ty pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.99 KB, 10 trang )

Các mạng lưới đổi mới: Việc tìm kiếm những
ý tưởng bên ngoài công ty


Theo Larry Huston, đối tác quản lý của hãng tư vấn 4INNO, thì lợi thế cạnh
tranh trong tương lai sẽ phụ thuộc vào “các mạng lưới đổi mới” – đó là các cá nhân
hay tổ chức bên ngoài một công ty mà có thể giúp cho công ty đó giải quyết được các
vấn đề và tìm ra được những ý tưởng mới trong việc hình thành sự phát triển. Từ một
nghiên cứu sinh lâu năm tại Trung tâm Mack dành cho sự đổi mới công nghệ của
trường Wharton, Huston đã trở thành vị phó chủ tịch đầy hiểu biết và đổi mới tại hãng
Procter & Gamble trong nhiều năm, nơi ông chính là người đã đưa ra chương trình
Kết nối + Phát triển cho hãng, một phương pháp đã giúp cho quá trình đổi mới của
công ty thu hút được 1,5 triệu người bên ngoài P&G tham gia. Ông đã có một buổi nói
chuyện với trang Knowledge@Wharton về những mạng lưới đổi mới có tính năng như
thế nào, chúng có thể được nuôi dưỡng ra sao, những thất bại tiềm ẩn cũng như tác
động chúng mang lại mà dựa vào đó các hãng đưa các sản phẩm ra thị trường như thế
nào. Ngoài ra, ông còn là một thành viên đặc biệt trong chương trình nâng cao của
viện đào tạo quản trị Wharton "
Full-Spectrum Innovation: Driving Organic Growth".
Dưới đây là toàn bộ buổi nói chuyện này.
Hỏi: Thưa ông, chúng tôi biết rằng ông vừa làm một số nghiên cứu về các
mạng lưới đổi mới và đang cố thuyết phục rằng những mạng lưới đó sẽ là một sự thay
đổi đột phá quan trọng, có ảnh hưởng tới tất cả các công ty trong tương lai. Vậy ông
có thể giải thích một chút về điều này được không?

Đáp: Trước tiên, chúng ta hãy cùng định nghĩa xem các mạng lưới đổi mới là
gì. Các mạng lưới đổi mới chính là những con người, những tổ chức và cả các công ty
ở bên ngoài của một hãng – thậm chí chúng cũng có thể ở bên trong hãng, nhưng theo
mục đích ở đây thì chúng đều ở bên ngoài hãng. Chúng là những tài sản trí tuệ mà các
công ty có thể kết hợp được nhằm giải quyết các vấn đề và tìm ra những ý tưởng mới,
và những tài sản đó được xem như một phần mở rộng của tổ chức đó – thế nên chúng


nhanh chóng hình thành được sự phát triển vượt bậc và mang lại những điều mới mẻ
cho thị trường. Và từ quan điểm về lợi thế cạnh tranh, tôi cho rằng nó thực sự sẽ trở
thành một yếu tố quan trọng. Cho tới lúc này tôi không nghĩ rằng chúng ta đang ở vào
thời điểm bùng phát, nhưng tôi cho rằng trong tương lai, các công ty sẽ xác định được
những tài sản đó bên ngoài và bắt đầu xây dựng các mối quan hệ với chúng để có được
một phần đóng góp thực sự khi xây dựng một lợi thế cạnh tranh và những mối quan hệ
ưu tiên.

Hỏi: Vậy ông có thể lấy ví dụ về một công ty vừa xây dựng được một mạng lưới
đổi mới và đang sử dụng nó như lợi thế của mình không?

Đáp: Tôi nghĩ có tới cả một loạt như vậy. Như hãng Procter & Gamble đã mất
rất nhiều thời gian để xác định được những tài sản bên ngoài mà có thể giúp cho hãng
trong các lĩnh vực kỹ thuật và kinh doanh khác nhau cũng như thiết lập việc phát triển
tại những vùng khác nhau trên thế giới. Những tài sản hay các trung tâm mà chúng ta
có thể kết nối tới đều được phát triển thành một mạng lưới có sở hữu của các cá nhân,
những người mà có thể liên hệ với những người khác ở những nơi khác nhau trên thế
giới. Vì vậy tôi nghĩ những cái mà P&G vừa làm, hay Boeing làm cùng với
Dreamliner thực sự đều liên quan tới việc xây dựng các mạng lưới cung cấp để giải
quyết các vấn đề. Và dĩ nhiên là hãng Microsoft gần đây cũng vừa xây dựng những
môi trường cho lập trình viên ở bên ngoài, thậm chí cả IBM cùng những hãng khác
cũng làm như vậy. Ngoài ra, nó còn là một ý tưởng tương đối mới mẻ để suy nghĩ thực
sự xem làm thế nào bạn có thể xây dựng được những nền tảng phát triển có sử dụng
các ý tưởng từ bên ngoài công ty.

Hỏi: Vậy dường như sẽ có những mối quan tâm tới tài sản trí tuệ khi tiến hành
xây dựng những kiểu mạng lưới thế này. Trong trường hợp này có phải thế không thưa
ông?

Đáp: Đúng như vậy. Thực sự có những mối quan tâm và tôi cho rằng chúng

đều được nhận thấy rõ ràng. Có những cách rất hay để nắm bắt được chúng. Và một
trong những mối quan tâm quan trọng đó là nếu chúng ta mở rộng và chia sẻ điều
chúng ta đang tìm kiếm ra bên ngoài thì nó sẽ mở rộng hướng cạnh tranh của mình. Vì
vậy, có một cách để nắm bắt được điều đó, đó là có thể không phải giải thích rõ ràng
về vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết. Bạn không phải nói về ứng dụng cuối cùng
của sản phẩm, nhưng bạn phải nói về vấn đề kỹ thuật bạn đang cố gắng giải quyết, và
bạn thậm chí không cần phải đưa tên công ty mình ra trong một số trường hợp. Bạn có
thể làm điều này một cách ẩn danh, vì vậy mà những người đang đang đọc về một vấn
đề cụ thể hoặc một vấn đề được hỏi thì đều không quan tâm tới xem công ty nào đã
đưa ra vấn đề đó hoặc có bất kỳ nhận xét gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu
muốn, bạn có thể cân nhắc kỹ khi đưa tên công ty mình vào bởi nhiều người cũng
muốn gắn tên tuổi của họ với một công ty lớn mà có thể phát triển được ý tưởng của
họ. Còn nếu bạn không quan tâm về việc đối thủ cạnh tranh thấy điều đó thì bạn có thể
đưa tên bạn lên. Và theo kinh nghiệm của tôi thì khi bạn đưa tên bạn lên thì sẽ có được
tỷ lệ phản hồi gấp đôi.

Vấn đề phát sinh khác trong việc chia sẻ tài sản trí tuệ như kiểu bên ngoài này,
đặc biệt ở những nơi trên thế giới như Trung Quốc, thì không có nhiều quyền bảo hộ
tài sản trí tuệ như ở Mỹ hoặc Tây Âu. Thế nên bạn cũng cần phải cẩn thận với nhữn gì
mà bạn chia sẻ, vì vậy mà bạn cần phải có những kỹ năng tốt, những quan điểm đánh
giá tốt, và cả việc xem xét đúng bằng chính hoạt động kinh doanh của bạn, bằng
những người mua sắm hàng hóa hay bằng chính luật sư hợp pháp của bạn; nhưng với
những biện pháp phòng ngừa hợp lý thì thực sự chẳng có vấn đề gì. Bởi đơn giản lúc
đó nó chỉ là cái thông thường bạn làm và chia sẻ nó nhiều hơn bằng việc sử dụng
Internet cũng như khả năng cho phép phân tán rộng khắp bằng thư điện tử hay những
thứ tương tự như vậy.

Hỏi: Trong khi đưa ra ví dụ về các công ty áp dụng điều này thì ông có đề cập
tới các hãng như Procter & Gamble, Boeing và Microsoft. Vậy điều này có hàm ý
rằng việc áp dụng đó chỉ dành cho những công ty lớn thôi hay các công ty nhỏ hơn

cũng có thể xây dựng được những mạng lưới đổi mới của riêng mình?

Đáp: Không, tôi nghĩ các công ty có hoàn toàn xây dựng được các mạng lưới
đó. Thực tế thì có nhiều mạng lưới này được xây dựng dựa trên các loại vấn đề về
những hoạt động của các công ty bé, những công ty không có nhiều nguồn. Do đó họ
luôn xem xét những vấn đề mà họ gặp phải; họ không thể xây dựng được một năng
suất theo công nghệ đưa ra, hoặc họ không thể tuyển dụng và thuê được một nhóm
người, và vì thế mà họ đi tìm kiếm tài liệu sáng chế, tài liệu kỹ thuật, cũng như họ lên
trên Internet và cố gắng tìm kiếm những người có được những ý tưởng đó và sau đó
liên lạc với những người đó. Vậy nên nó thực sự là những điều mà các công ty nhỏ đều
có thể làm được, và với sự phát triển cơ sở hạ tầng bên ngoài các công ty – kiểu như
InnoCentive, NineSigma, Alibaba ở Trung Quốc hay hệ thống trung tâm sắp xếp đổi
mới ở Châu Âu – thì đều phải có đầy đủ cơ sở hạ tầng của các công ty, mà một số
trong chúng thuộc sự bảo trợ của chính phủ, nhằm giúp bạn nắm bắt được các công ty
ở đó với chi phí thực sự thấp. Vì vậy, thực sự việc này các công ty nhỏ đều có thể làm
được.

Hỏi: Tôi nghĩ rằng chắc chắn mọi sự cổ vũ đều có thể dành cho bất cứ công ty
nào đang xây dựng một mạng lưới lưới như vậy, nhưng còn những cổ vũ đó là gì đối
với chính những người tham gia vào mạng lưới đó hoặc vào những công ty khác thưa
ông?

Đáp: Tới 35% các phát mình trên thế giới hiện này đều bắt nguồn từ những
công ty nhỏ. Khi hầu hết các công ty đã xây dựng được khả năng đổi mới và R&D
(nghiên cứu và phát triển) của mình thì cũng không mất nhiều thời gian để cho dù một
tỷ lệ rất nhỏ các phát minh đều được đưa ra từ chính các nhà đầu tư nhỏ, các công ty
nhỏ này. Thế giới đã bị thay đổi. Thực tế, đa số những người đổi mới đều là những
người thuộc các công ty nhỏ. Họ chính là các nhà lãnh đạo. Còn trong những công ty
lớn, họ lại chính là những chuyên gia về công nghệ. Nhưng họ không thích môi trường
làm việc tại những công ty lớn và vì vậy họ ra ngoài và thành lập một công ty nhỏ. Và

khi họ rời bỏ thì lại cũng chính họ nghĩ ra công việc đổi mới hết sức sáng tạo này,
nhưng cái họ thiếu lại là sự xâm nhập thị trường, phạm vi hoạt động, v.v.... Chính
những điều này ở các công ty lớn khác hay chỉ cần một hãng như Microsoft hoặc một
Procter & Gamble hoặc Eli Lily lại có thể làm được, bởi họ có quy mô hơn và như thế
công ty con buộc phải có sự nhanh nhạy và sự đầu tư vào suy nghĩ với phương châm:
“Tôi làm điều đó rất tốt và tôi có thể làm nó với chi phí thấp”. Và thế là, như bạn biết
đấy, chính họ lại có những lợi thế mà các công ty nhỏ không hề có. Vì vậy, cái bạn
làm bây giờ là phải làm sao có được nhiều lợi thế hơn công ty lớn và phải biết sắp xếp
lại chúng theo cấp độ ưu tiên cùng với sự nhanh nhạy của một nhà đầu tư nhỏ, điều mà
bạn luôn có. Và khi ban đã có được khả năng đó thì chắc chắn bạn có thể làm việc theo
cách thức này.

Hỏi: Tôi nghĩ rằng ông vừa đưa ra một ví dụ hết sức thuyết phục về việc tại sao
các công ty lại muốn xây dựng những mạng lưới đổi mới cũng như tham gia vào đó.
Thế nhưng cũng có những điểm có thể chưa được làm sáng tỏ, chẳng hạn như đó là

×