Bài học lãnh đạo từ một giáo viên
Thật thú vị khi một trong những người có phong cách lãnh đạo tuyệt vời nhất
mà nhà phân tích kinh doanh nổi tiếng của Mỹ, Carmine Gallo, nhận ra được trong
nhiều năm qua lại là người không điều hành bất cứ công ty nào trong danh sách
Fortune 500, không khởi sự một công ty nào và cũng không phải là một sỹ quan quân
đội. Đó chỉ là một giáo viên cấp hai, song những kỹ năng lãnh đạo của người giáo
viên này đầy thuyết phục đến nỗi mọi nhà quản lý kinh doanh cần nhìn vào đó để học
hỏi
.
Người mà Carmine Gallo đề cập tới là Ron Clark, hiện đang giảng dạy tại một
trường cấp hai ở bang North Carolina, Mỹ với những công thức động viên học sinh có
thể được áp dụng ngoài phạm vi lớp học nhỏ bé
.
Cách đây không lâu, Clark quyết định lựa chọn ngôi trường Harlem làm nơi
dừng chân trên bước đường nghề nghiệp của mình. Harlem là một trong những nơi có
tỷ lệ học sinh bỏ học và phá phách nhiều nhất nước Mỹ. Giám hiệu nhà trường muốn
Clark phụ trách những lớp có các học sinh loại ưu, song ông khăng khăng lựa chọn
những sinh viên kém và hay bỏ học nhất.
Ngay trong năm đầu tiên, lớp học Clark đã vượt qua cả lớp học với những học
sinh loại ưu của trường về thành tích học tập. Clark trở thành người giáo viên của năm
do hãng Disney bầu chọn, được làm khách hàng mới của Oprah Winfrey, và là chủ đề
của nhiều bộ phim về giáo dục.
Khi Carmine Gallo
viết cuốn sách của ông với tiêu đề Fire Them Up! (Đốt cháy
họ lên), ông đã có nhiều cuộc trò chuyện với Clark về các kỹ thuật khích lệ mọi người.
Và đây là những bí quyết của Clark:
*) Khơi dậy những mong đợi
Học sinh cũng như các nhân viên sẽ nâng cao đáng kể khả năng của mình khi
đối mặt với thách thức. Lúc Clark bắt đầu bước chân vào lớp học của mình, ông tuyên
bố một câu mà tưởng chừng như là mục tiêu hết sức ngớ ngẩn: "Tất cả lớp chúng ta sẽ
vượt qua kỳ kiểm tra vào cuối học kỳ".
Một khi các học sinh thấy được Clark rất nghiêm túc, các em phản ứng lại và
bắt đầu hành xử không khác gì những học sinh xuất sắc nhất.
Vài tháng sau, sau khi Clark thấy được các kết quả, ông bắt đầu thể hiện một
viễn cảnh mà không ai dám mơ tưởng tới trước đó: "Lớp chúng ta sẽ vượt qua cả lớp
năng khiếu của trường về thành tích học tập vào cuối năm nay".
Trên cương vị một nhà lãnh đạo, nhiệm vụ của bạn là nghĩ về phía trước một
bước trước những thành viên tập thể của bạn và sau đó trang bị cho họ những công cụ
và sự tự tin để tới được đó.
*) Giải thích "tại sao" trước khi giải thích "như thế nào"
"Sẽ chưa đủ với việc đặt ra một mục tiêu", Clark cho biết, "Bạn cần nói với các
học sinh của bạn lý do tại sao việc đạt được các mục tiêu đó lại hết sức quan trọng.
Đối với các học sinh của tôi, điều này có nghĩa là một tương lai tốt đẹp hơn. Tôi nói
với các em tại sao chúng cần biết rõ một nhiệm vụ nào đó, làm thế nào nó sẽ trở thành
một lợi thể cho cuộc sống của các em".
Vào lúc cần khích lệ các nhân viên của bạn, hai chữ "tại sao" luôn quan trọng
hơn ba chữ "như thế nào". Tại sao chúng ta nên vượt qua mục tiêu doanh số bán hàng
hàng quý? Tại sao chúng ta nên cải thiện điểm số dịch vụ khách hàng? Hãy cho các
nhân viên của bạn thấy việc hoàn thành các mục tiêu này sẽ cải thiện cuộc sống của họ
cũng như cuộc sống của những người xung quanh họ như thế nào.
*) Khích lệ những lời khen ngợi và tán dương
Trong một cuốn sách của Clark, The Essential 55 (55 thiết yếu) về những
nguyên tắc của ông cho thành công trong lớp học, nguyên tắc số 3 có thể được áp dụng
ở bất cứ công ty nào: Nếu một học sinh nào đó trong lớp học đạt được điểm cao hay
hoàn thành tốt việc gì đó, chúng ta sẽ chúc mừng em học sinh đó.
Clark tin rằng bất kể ai, học sinh hay nhân viên, sẽ thực hiện tốt hơn một công
việc nào đó khi họ nhận được lời khen ngợi. Nhưng khi học sinh hay nhân viên này
tiếp tục tiến một bước thành công nữa, Clark sẽ khích lệ những học sinh khác cùng tán
dương thành tích của mỗi người như thể tất cả là một gia đình chung.
Clark viết: "Nếu bạn muốn một tập thể được thành công, bạn phải tạo ra một
bầu không khí nơi mà tất cả mọi người trong tập thể đều tự hào lẫn nhau. Nếu bạn đặt
ra một mục tiêu và mọi người cùng làm việc hướng tới mục tiêu đó như là một mục
tiêu của cá nhân chứ không phải tập thể, đó có thể là sai lầm. Nhưng nếu bạn cảm thấy
bạn có sự trợ giúp của một tập thể gắn kết, bạn có thể đặt ra mục tiêu cao như bạn
mong muốn bởi vì sẽ không có sự sợ hãi nào liên quan với nó. Bất cứ ai trong tập thể
đó sẽ muốn góp sức để đạt được mục tiêu bởi vì họ đang làm điều này cùng với
nhau".
*) Bộc bạch mối quan tâm chân thực vượt khỏi công việc kinh doanh
Tại lớp học ở trường Harlem, Clark luôn nỗ lực nuôi dưỡng cho học sinh cảm
giác tôn trọng và có phần hiếu kỳ khi yêu cầu sinh viên trả lời một câu hỏi bằng một
câu hỏi khác (Nguyên tắc số 6 của ông). "Bạn sẽ trở nên dễ thương và đáng trân trọng
hơn nhiều khi bạn hỏi về những suy nghĩ và ý kiến của người khác", Clark viết.
Bộc bạch mối quan tâm chân thành luôn là yếu tố quan trọng nhất của các nhà
lãnh đạo kinh doanh thành công. Sự động viên nằm ở việc khơi mở những gì tốt đẹp
nhất trong mỗi người, song mọi người sẽ không lắng nghe thông điệp của bạn cho đến
khi họ biết bạn quan tâm tới họ. Vì vậy, hãy thể hiện sự quan tâm của bạn tới họ một
cách cá nhân và bạn sẽ khích lệ họ thành công nhất.
*) Lạc quan và tận hưởng cuộc sống
Suy nghĩ lạc quan của Clark có tính chất lan truyền. Lời nói của ông luôn thể
hiện sự tự tin, vui vẻ và ông không chấp nhận bất cứ học sinh nào của mình nói ngôn
ngữ của sự thất bại. Nguyên tắc thứ 50 của Clark rất đơn giản: Hãy lạc quan và tận
hưởng cuộc sống.
Theo Clark, một thầy giáo cũng như một nhà lãnh đạo phải có giọng điệu hợp
lý, đặc biệt với những ngôn từ lựa chọn sử dụng. Mọi việc tuỳ thuộc vào nhà lãnh đạo
với việc đặt ra các mong đợi cao, tán dương mọi người, tin tưởng ở họ và làm bất cứ
việc gì cần thiết để giúp đỡ mọi người hoàn thành mục tiêu đề ra và có được niềm vui
trong công việc.
Bất chấp những thách thức mà Clark phải đổi mặt trên cương vị người thầy
giáo, ông luôn lạc quan và kiên định với niềm tin rằng các nguyên tắc của mình sẽ mở
khoá tiềm năng của những học sinh trong lớp. Chính niềm đam mê và sức mạnh lạc
quan này đã cho phép ông thấy được các cơ hội tại nơi mà mọi người chỉ thấy các
chướng ngại vật.
Các nguyên tắc của Clark hướng tới việc mở ra những gì tốt đẹp nhất trong các
học sinh. Chúng có thể làm được những điều tương tự trong bất cứ tập thể nào. Và