Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

THI PHÁP THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO SAU NĂM 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.5 KB, 75 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại khoa Khoa học xã hội và nhân văn, trường
Đại học Cửu Long, dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Trần Văn Thạch. Để hoàn thành
được luận văn tốt nghiệp này, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy
hướng dẫn đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ người viết hoàn thành luận văn này. Người
viết cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Khoa học xã hội và nhân văn
trường Đại học Cửu Long, những người đã tận tâm dạy dỗ và truyền đạt kiến thức
cho người viết trong suốt bốn năm học vừa qua.
Đồng thời người viết xin cảm ơn các cán bộ tại Trung tâm học liệu trường
Đại học Cần Thơ, thư viện trường Đại học Cửu Long đã tận tình giúp đỡ người viết
trong việc tìm kiếm tài liệu trong suốt quá trình làm luận văn.
Sau cùng, người viết xin kính chúc quý thầy cô sức khỏe, thành công trong
sự nghiệp trồng người và cuộc sống của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Long, ngày 15 tháng 05 năm 2017
Người viết
Trần Thị Mộng Thường


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
Mở đầu
1.
2.
3.
4.
5.

Lí do chọn đề tài
Lịch sử vấn đề
Mục đích, yêu cầu
Phạm vi nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu
Chương 1
LÍ LUẬN CHUNG VỀ THI PHÁP
KHƠNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.3.
1.3.1.
1.3.2.

Thi pháp không gian nghệ thuật
Khái niệm không gian nghệ thuật
Phân loại không gian nghệ thuật
Thi pháp thời gian nghệ thuật
Khái niệm thời gian nghệ thuật
Phân loại thời gian nghệ thuật
Ý nghĩa và mối quan hệ giữa không gian và thời gian nghệ thuật
Ý nghĩa của không gian và thời gian nghệ thuật
Mối quan hệ giữa không gian và thời gian nghệ thuật
Chương 2

NHỮNG LOẠI KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO SAU NĂM 1945
2.1.


Những loại không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nam Cao sau
năm 1945

2.1.1. Không gian bối cảnh
2.1.2. Không gian sự kiện
2.1.3. Không gian tâm lý
2.2.

Những loại thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nam Cao sau
năm 1945

2.2.1. Thời gian sự kiện
2.2.2. Thời gian tâm lý
2.2.3. Thời gian cốt truyện
Chương 3


MỐI QUAN HỆ, Ý NGHĨA CỦA MỐI QUAN HỆ
VÀ SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA KHÔNG GIAN,
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO
SAU NĂM 1945

3.1.

Mối quan hệ, ý nghĩacủa mối quan hệ giữa không gian và thời gian nghệ
thuật trong truyện ngắn của Nam Cao sau năm 1945

3.1.1. Mối quan hệ giữa không gian và thời gian nghệ thuật
3.1.2. Ý nghĩa của mối quan hệ giữa không gian và thời gian nghệ thuật


3.2.

Sự vận động, phát triển của không gian và thời gian nghệ thuật trong
truyện ngắn của Nam Cao sau năm 1945

3.2.1. Sự vận động và phát triển của không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của
Nam Cao sau năm 1945
3.2.2. Sự vận động và phát triển của thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của
Nam Cao sau năm 1945
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Mục lục
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
Nhận xét của giảng viên phản biện


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Trần Văn Thạch

Mở đầu
1.

Lí do chọn đề tài
Với văn chương, có thể nhà văn sáng tác rất nhiều, nhưng để có

được tác phẩm đi vào lịng người đọc là điều khơng dễ, thậm chí là
rất khó khăn. Văn chương như một trị bập bênh về nghệ thuật với
những luật chơi vơ hình, thách thức tất cả những người đi vào con
đường cầm bút. Nó chẳng ngoại trừ ai, sẵn sàng loại bỏ nếu như

nhà văn đó khơng đủ bản lĩnh và lượng sức mình trong cuộc đua
viết lách đầy ảo tưởng. Trên con đường nghệ thuật gian truân, Nam
Cao đã lựa chọn cho mình một lối đi riêng, để khẳng định tên tuổi
mình và khuấy động giới phê bình văn học. Nam Cao không phải là
người đầu tiên viết về hiện thực đất nước sau năm 1945, nhưng
chắc chắn nhắc đến văn chương hiện thực sau năm 1945 không
thể thiếu Nam Cao.
Nam Cao được biết đến là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế
kỷ XX. Ông từng đến với văn chương vì mục đích mưu sinh. Tuy nhiên, sáng tác
của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử
thách lại càng sáng ngời. Thời gian càng lùi xa, tác phẩm của ông càng bộc lộ ý
nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật độc đáo.
Truyện ngắn của Nam Cao có nghệ thuật trong kết cấu và ngôn từ. Nhiều truyện
ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho người muốn bước vào lĩnh vực
truyện ngắn, một số nhân vật của Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình,
được sử dụng trong ngơn ngữ hằng ngày. Với Nam Cao ta có thể nói như Edgar Poe
“truyện ngắn đã thành hình và có quy luật riêng của nó”.
Ngay từ những tác phẩm đầu tiên (trước năm 1945), sáng tác
của Nam Cao đã có sức hấp dẫn khó chối bỏ và được các nhà
nghiên cứu, các nhà văn cùng thời và sau đó đánh giá cao về nghệ
thuật. Tính đa chiều về nghệ thuật trong truyện ngắn của ông rất
phức tạp và cũng rất thú vị khi nghiên cứu. Việc xử lí các phương
diện nghệ thuật trong truyện ngắn Nam Cao đã được các nhà
SVTH: Trần Thị Mộng Thường

4


Luận văn tốt nghiệp đại học


GVHD: Ths. Trần Văn Thạch

nghiên cứu để tâm. Hiện nay trong nhiều tác phẩm của Nam Cao,
phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật đã và đang được
nghiên cứu rộng rãi. Đặc biệt là phương diện không gian và thời
gian nghệ thuật. Bởi không gian và thời gian là nơi thể hiện rõ nhất
những sinh hoạt đặc biệt của vùng nông thôn Việt Nam cách đây
nửa thế kỷ. Dưới sự biểu hiện của không gian và thời gian nghệ thuật thì tất cả
những chi tiết về thế giới nội tâm, sự tha hóa, sự tự ý thức về bản thân, những khó
khăn về đời sống vật chất, những bi kịch về tinh thần của nhân vật điều được thể
hiện rõ. Vì vậy, khi đi vào nghiên cứu những sáng tác của Nam Cao, ta không thể
bỏ quên hai yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật.
Có thể thấy trong sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng hai yếu tố không gian
và thời gian nghệ thuật được các nhà nghiên cứu khai thác sâu rộng. Tuy nhiên, hai
yếu tố không gian và thời gian trong sáng tác của Nam Cao sau Cách mạng tháng
Tám lạikhơng được quan tâm nhiều. Điều đó khiến cho người đọc cịn nhiều mơ hồ
và khơng thấy được những đóng góp của nó trong việc thể hiện nội dung tư tưởng
của tác phẩm và việc hình thành phong cách của nhà văn.
Từ những lí do trên, luận văn hi vọng sẽ góp thêm một vài ý kiến vào việc
nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Nam Cao, cụ thể là vấn đề không
gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn sau cách mạng của ông. Và đây cũng
là lý do người viết chọn đề tài Thi pháp không gian và thời gian nghệ thuật trong
truyện ngắn của Nam Cao sau năm 1945 cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2.

Lịch sử vấn đề
Nam Cao qua đời cách đây gần nửa thế kỷ, sự nghiệp sáng tác của ông không

dài (chỉ gói trọn trong 15 năm) nhưng trong thời gian cầm bút ngắn ngủi ấy Nam
Cao đã làm nên “sức sống của một sự nghiệp văn chương”.

Lúc sinh thời, các tác phẩm của Nam Cao chưa được giới nghiên cứu quan tâm.
Phải đến nhiều năm sau thì giá trị tác phẩm và tên tuổi của Nam Cao mới được chú
ý đến. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, việc nghiên cứu về Nam Cao đã đạt được nhiều
thành tựu tiến bộ.

SVTH: Trần Thị Mộng Thường

5


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Trần Văn Thạch

Sau đây Tơi xin trình bày một vài ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu đi
trước về vấn đề khơng gian, thời gian nghệ thuật nói chungvà khơng gian và thời
gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nam Cao nói riêng.
2.1.

Về tình hình nghiên cứu khơng gian và thời gian nghệ thuật:

Trong Tạp chí nghiên cứu văn học số 05, 1982 có bài viết Thời gian nghệ thuật
trong Truyện Kiều và cảm quan hiện thực của Nguyễn Du của Trần Đình Sử, nhà
nghiên cứu đã nhìn nhận thời gian và khơng gian từ phía khát vọng, hành động của
nhân vật và tính chất phủ phàng của các thế lực.
Bài Thi pháp thơ Tố Hữu viết năm 1987 của Trần Đình Sử có hai chương về:
Khơng gian nghệ thuật; Thời gian nghệ thuật, trong hai chương này, nhà nghiên cứu
trình bày từ lí luận đến thực tiễn sáng tác của các nhà văn lớn trên thế giới và trong
nước nhưng chủ yếu là thơ Tố Hữu.
Cuốn Tiểu thuyết Pháp hiện đại, những tìm tịi đổi mới năm 1990 của Phùng

Văn Tửu được chia làm bốn chương, trong chương bốn có phần di chuyển điểm
nhìn trên trục thời gian nói về sự xáo trộn không gian và thời gian trên cùng một sự
kiện mà có nhiều điểm nhìn, cách kể lại vào thời điểm khác nhau.
Cuốn Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính (1992), NXB Khoa học xã hội,
tác giả nghiên cứu về thời gian trong ca dao và cho rằng thời gian trong ca dao là
thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng.
Cuốn Các phạm trù văn hóa trung cổ của JA Guervich (1996) do Hồng Ngọc
Hiến dịch có phần viết về những biểu tượng không gian, thời gian thời trung cổ, tác
giả cho rằng: “Thời gian và không gian là những thông số quyết định sự tồn tại của
thế giới” [tr. 30].
Nguyễn Thị Bình có bài viết Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam
sau năm 1975, nhà nghiên cứu cho rằng: “Văn xuôi sau 1975, không gian nghệ
thuật phổ biến là không gian sinh hoạt đời thường, khơng gian mang tính chất cá
nhân riêng tư” [tr. 136].
Năm 1997, Bùi Văn Tiếng có cơng trình nghiên cứu Thời gian nghệ thuật trong
tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, với cơng trình này tác giả nghiên cứu về thời gian và
không gian trong những tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.
SVTH: Trần Thị Mộng Thường

6


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Trần Văn Thạch

Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học của Trần Đình Sử tác giả đã dành hai chương
để viết về thời gian và khơng gian nghệ thuật.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hịa có cơng trình nghiên cứu Những vấn đề thi
pháp của truyện nhằm mục đích “miêu tả những khái niệm cơ sở của thi pháp học

thể loại truyện ở góc nhìn ngơn ngữ học” [tr. 03].
Nguyễn Mạnh Quỳnh với cơng trình Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nhìn từ lí
thuyết thời gian tự sự của G. Genette. Trong cơng trình này tác giả đã xác định được
mơ hình thời gian tự sự trong từng loại tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng theo lí
thuyết của Genette.
Trần Văn Tồn với cơng trình Tả thực với hoạt động hiện đại hóa văn xi hư
cấu giao thời đã đưa ra mơ hình khơng – thời gian trong văn xuôi hư cấu giao thời
và vấn đề tả thực.
Cùng với những cơng trình nghiên cứu trên, nhà nghiên cứu
Phạm Hồng Lan cũng góp phần vào lịch sử nghiên cứu vấn đề
không gian, thời gian nghệ thuật với bài Không gian và thời gian
nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực 1930 – 1945.
Ngoài ra, năm 2010 Đoàn Tiến Dũng đã có cơng trình nghiên
cứu về Khơng gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu trên đều đã đề cập đến những
luận điểm quan trọng như: Khái niệm không gian, thời gian, thời
gian trần thuật, nhịp điệu thời gian… Tất cả những nhận định của
họ khá thống nhất khi đưa ra mô hình khơng – thời gian đối với
từng giai đoạn văn học. Từ kết quả nghiên cứu ở các cơng trình
trên, chúng tơi có thể tìm được các gợi ý cần thiết để đi sâu nghiên
cứu một cách tương đối, toàn diện hơn về vấn đề Không gian và
thời gian trong truyện ngắn của Nam Cao sau năm 1945.
2.2.

Về tình hình nghiên cứu không gian và thời gian nghệ thuật trong
truyện Nam Cao:

SVTH: Trần Thị Mộng Thường


7


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Trần Văn Thạch

Trong quyển Nam Cao về tác giả và tác phẩm do Bích Thu tuyển chọn và giới
thiệu, có bài viết của Trần Đăng Xuyền nói về Thời gian và khơng gian nghệ thuật
Nam Cao, Trần Đăng Xuyền viết: “Thời gian và không gian trong sáng tác của
Nam Cao cũng như mọi hiện tượng của thế giới khách quan, khi đi vào nghệ thuật
được soi rọi bằng tư tưởng tình cảm, được nhào nặng và tái tạo trở thành một hiện
tượng nghệ thuật độc đáo, thấm đẫm cá tính sáng tạo của nhà văn” [10; tr.558].
Bài viết của Trần Đăng Xuyền (1991) về Thời gian và không gian
trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao, trong Tạp chí Nghiên cứu
văn học số 05. Tác giả nhận định: “Cảm quan về thời gian và
không gian gắn liền với cảm quan về con người và cuộc đời, với
mơ ước và lí tưởng của nhà văn” [17; 234].
Vũ Thăng còn nhận xét thêm trong Một vài đặc điểm thi pháp truyện Nam Cao:
“Là nhà văn hiện thực – hiện thực đời thường, Nam Cao đã sử dụng linh hoạt các
yếu tố không gian và thời gian trong q trình sáng tác. Khơng gian và thời gian
nghệ thuật trong tác phẩm của ông là không gian và thời gian đầy tâm trạng” [9;
tr.121].
Trong quyểnNam Cao về tác giả và tác phẩm, có bài viết của Phùng Ngọc Kiếm
Những đổi mới trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao sau năm 1945, Phùng Ngọc
Kiếm viết: “Ngay cả những làng quê kháng chiến nghèo khổ, lạc hậu, thế giới nghệ
thuật của Nam Cao cũng có màu sắc, dáng hình khác hẳn so với hình ảnh nơng
thơn trước cách mạng. Bởi vì thế giới nghệ thuật được tái hiện từ cái nhìn tồn thể,
tồn bộ, xun suốt khơng gian và thời gian” [10; tr.555].
Trong Luận văn: So sánh không gian và thời gian nghệ thuật trong sáng tác của

Nam Cao trước và sau năm 1945 của Nguyễn Thị Tuyết Vân có nhận xét về khơng
gian nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao sau năm 1945 như sau: “Sau Cách
mạng tháng Tám, từ một nhà văn hiện thực, Nam Cao đã hịa mình với cách mạng,
hướng ngịi bút của mình theo cách mạng và trở thành một nhà văn cách mạng.
Không gian riêng tư, cá nhân với những suy nghĩ quẩn quanh nơi tâm hồn con
người trong cảnh nghèo túng hay trong những làng quê nặng nề hủ tục,… giờ đã
nhường chổ cho một không gian khác rộng lớn hơn, đó chính là khơng gian xã hội
lịch sử đầy sơi động. Đó cịn là khơng gian của cả nước kháng chiến” [11; tr.66].
SVTH: Trần Thị Mộng Thường

8


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Trần Văn Thạch

Cũng trong Luận văn trên, Nguyễn Thị Tuyết Vân còn nhận xét về thời gian
nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao sau năm 1945 rằng: “Những sáng tác của
Nam Cao sau năm 1945, thời gian hiện thực không hiện lên cùng với những lo
toan, vặt vãnh bên cạnh miếng cơm, manh áo nữa. Mà giờ đây, thời gian hiện thực
gắn liền với những ngày sôi sục, háo hức của cuộc kháng chiến” [11; tr.67].
Có thể thấy, qua những bài viết trên Trần Đăng Xuyền, Vũ Thăng, Phùng Ngọc
Kiếm hay Nguyễn Thị Tuyết Vân đều có chung một nhận định là: không gian và
thời gian trong sáng tác của Nam Cao gắn liền với con người, cuộc đời nhà văn.
Những biểu hiện của không gian và thời gian trong sáng tác của ông, cho dù là rộng
hay hẹp đều là hiện thân của cuộc đời ơng, một phần nào đó kể lại những gì ơng đã
trải qua theo dịng chảy của lịch sử và trong cuộc đời đầy sóng gió của mình. Bên
cạnh đó, vẫn cịn một vài ý kiến nhận xét về không gian và thời gian trong thế giới
nghệ thuật của Nam Cao theo dòng suy tư của nhân vật như:

Trong Một vài đặc điểm thi pháp truyện Nam Cao Vũ Thăng có nhận xét về mối
quan hệ của không gian trong sáng tác của Nam Cao như sau: “Nó khơng chỉ là
khơng gian trong mối liên hệ thơng thường với thời gian, mà chủ yếu là trong mối
quan hệ gắn bó với con người” [9; tr.110].
Trong Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1935 giáo sư Nguyễn Đăng
Mạnh cũng có nhận định: “Nam Cao là nhà văncủa một chủ nghĩa hiện thực tâm lý
bậc thầy. Ông có khả năng du lịch triền miên trong đời sống nội tâm của con người
để theo dõi và diễn tả q trình tâm lý phức tạp nhất. Từ đó dẫn đến cách dẫn dắt
mạch truyện linh hoạt biến hóa đảo lộn khơng gian, thời gian theo dịng tâm sự và
suy tư của nhân vật ” [5; tr.67].
Cũng trong quyển Nam Cao về tác giả và tác phẩm, Trần Đăng Xuyền viết:
“Những nhân vật của Nam Cao sống như thường lệ trong thời gian hiện thực. Một
trong những nét đặc sắc của thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao là
đã tạo ra một kiểu thời gian hiện thực hằng ngày, trong đó các nhân vật của ơng
dường như bị giam hãm, tù túng, luẫn quẫn trong vòng những lo âu thường nhật”
[10; tr.558].
Đó có thể là khơng – thời gian trong quá khứ hoặc tương lai, nó diễn ra trong
suy nghĩ, tâm tưởng của nhân vật, trong sự lo âu quẫn quanh hay trong ước mơ,
SVTH: Trần Thị Mộng Thường

9


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Trần Văn Thạch

khát vọng. Không – thời gian trong sáng tác của Nam Cao diễn tả một quá trình tâm
lý phức tạp nhưng có sự biến hóa linh hoạt theo dịng tâm tư của nhận vật.
Qua việc nghiên cứu tài liệu, chúngtôi nhận thấy phương diện không gian và

thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao vô cùng đặc sắc và sinh động. Tuy
nhiên phương diện này vẫn chưa được chú ý và đi sâu. Nếu có thì chỉ tập chung vào
một vài tác phẩm. Ở đề tài này chúngtôi sẽ đi vào tìm hiểu thi pháp khơng gian và
thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nam Cao sau năm 1945.
3.

Mục đích, yêu cầu
Với đề tài này, trước tiên, chúng tơi phải đưa ra lí luận chung về khơng gian và

thời gian nghệ thuật của văn chương dựa trên tư liệu của các nhà nghiên cứu đi
trước kết hợp cùng lí lẽ, dẫn chứng từ các tác phẩm đã được học và đọc, để phần
nào hiểu rõ hơn về vai trị của khơng gian và thời gian nghệ thuật trong việc thể
hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm và dụng ý sáng tác của nhà văn. Sau đó, chúng
tơi tiến hành xác định những loại của không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện
ngắn của Nam Cao sau 1945. Cuối cùng, chúng tơi nhìn nhận thi pháp khơng gian
và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nam Cao thông qua việc xác định
mối quan hệ và sự vận động, phát triển của không gian, thời gian nghệ thuật.
Mặc dù chưa mang tính thống nhất về lí luận chung nhưng vấn đề lí luận khơng
gian và thời gian nghệ thuật mà chúng tôi đưa ra sẽ tạo cơ sở cho chúng tơi có được
sự nhìn nhận ban đầu để đi vào làm rõ yêu cầu quan trọng là không gian và thời
gian nghệ thuật trong các tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao sau năm 1945. Đây
cũng là dịp để chúng tôi hiểu rõ hơn về truyện ngắn của Nam Cao sau năm 1945 và
tập làm quen với việc nghiên cứu khoa học.
4.

Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này chúng tơi xin giới hạn tìm hiểu về thi pháp không gian và thời

gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nam Cao thời kỳ sau năm 1945 trong một số
tác phẩm cụ thể sau: Mò sâm banh, Nỗi truân chuyên của khách má hồng, Đợi chờ,

Đôi mắt, Những bàn tay đẹp ấy, Trần Cừ, Hội nghị nói thẳng, Định mức. Chúng tôi
tiếp cận các tác phẩm trên qua tập truyện Đôi mắt – những sáng tác sau năm 1945
của Nam Cao do nhà xuất bản Kim Đồng phát hành năm 2015.
SVTH: Trần Thị Mộng Thường

10


Luận văn tốt nghiệp đại học
5.

GVHD: Ths. Trần Văn Thạch

Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này, chúngtơi nhằm tìm hiểu và đề xuất một vài ý kiến của mình về

vấn đề không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nam Cao thời kỳ
sau năm 1945. Phát triển thêm những vấn đề về không gian và thời gian nghệ thuật
mà các nhà nghiên cứu phê bình đi trước đã đề cập.
Chúng tôi đã vận dụng các phương pháp sau:
Tổng hợp: Chúng tơi đọc các tác phẩm sau đó tổng hợp lại những biểu hiện của
không gian và thời gian được tìm thấy trong các tác phẩm (khơng gian, thời gian gì?
nằm ở đoạn nào?).
Với phương pháp hệ thống chúngtơi tiến hành hệ thống lại các không gian và
thời gian đã được tổng hợp theo từng loại, từng tiểu mục đã được phân chia trong đề
cương chi tiết.
Phân tích: Với phương pháp này chúng tơi sẽ tiến hành phân tích các đoạn
khơng gian, thời gian đã hệ thống sau đó trình bày trong tiểu mục để hồn thành
luận văn.
Trong q trình phân tích, chúng tơi sẽ sử dụng phương pháp so sánh với một

vài nhà văn khác hoặc với sáng tác của chính Nam Cao trong giai đoạn trước năm
1945 để thấy được cái hay, cái đặc sắc của Nam Cao trong việc xây dựng không
gian, thời gian trong sáng tác của ông.

SVTH: Trần Thị Mộng Thường

11


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Trần Văn Thạch

Chương 1
LÍ LUẬN CHUNG VỀ THI PHÁP KHƠNG GIAN VÀ
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
Trong một tác phẩm văn chương có rất nhiều phương diện nghệ thuật được
nhà văn xây dựng để tạo nên cái hồn cho sản phẩm của họ. Một tác phẩm văn
chương chính là một đứa con về mặt tinh thần và có thể xem nó như một người đại
diện để nói lên quan điểm, cách nhìn của nhà văn về một vấn đề nào đó trong xã
hội. Qua đứa con - người đại diện ấy, nhà văn có thể sẽ phản ánh hiện thực xã hội,
thể hiện tình yêu thương hay ca ngợi những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Cũng
chính vì vậy mà ngơn ngữ và cách xây dựng phương diện nghệ thuật trong một tác
phẩm văn chương được chọn lọc, trau chuốt rất kĩ lưỡng và khắt khe.
Tuy nhiên, trong một tác phẩm văn chương không nhất thiết phải thể hiện rõ
nét hết tất cả các phương diện nghệ thuật. Mà tùy vào từng câu chuyện được kể,
mỗi tác phẩm sẽ có cách thể hiện nghệ thuật khác nhau và có một vài phương diện
nghệ thuật chính. Trong số các phương diện nghệ thuật như: nghệ thuật xây dựng
nhân vật, nghệ thuật miêu tả tính cách, tâm lý nhân vật, nghệ thuật khơng gian, thời
gian… thì có hai phương diện nghệ thuật ln ln tồn tại chính trong tác phẩm văn

chương nhằm góp phần tạo nên cái hồn, cái giá trị của tác phẩm đó là khơng gian và
thời gian nghệ thuật. Qua đây, chúng tôi xin trình bày một vài cơ sở lí luận chung về
khơng gian và thời gian nghệ thuật qua góc nhìn thi pháp để làm tiền đề đi vào
nghiên cứu không gian và thời gian nghệ thuật trong các tác phẩm văn chương, cụ
thể ở đây là truyện ngắn của Nam Cao sau năm 1945.
1.1.
1.1.1.

THI PHÁP KHƠNG GIAN NGHỆ THUẬT
Khái niệm khơng gian nghệ thuật
Trong quyển Lí luận văn học vấn đề và suy nghĩ, giáo sư Nguyễn Văn Hạnh

– phó tiến sĩ Huỳnh Như Phương có viết: “Khơng gian vừa là hình thức hiện hữu
của con người vừa là ký hiệu nghệ thuật thuộc về thế giới sáng tạo của người nghệ
sĩ, nó bộc lộ cái nhìn của nhà văn trước đời người và người đời” [3; tr. 187].

SVTH: Trần Thị Mộng Thường

12


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Trần Văn Thạch

Còn trong quyển Một số vấn đề thi pháp học hiện đại giáo sư Trần Đình Sử
lại cho rằng: “Khơng gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là
phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới nghệ thuật là
thế giới của cái nhìn và mang ý nghĩa thì khơng gian nghệ thuật là trường nhìn mở
ra từ một điểm nhìn, cách nhìn” [8; tr. 42].

Trong quyển Thi pháp học, tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền cho rằng: “Không gian
nghệ thuật là không gian phi hiện thực, khơng thể đo đếm chính xác được, tồn tại
trong cảm nhận chủ quan. Không gian nghệ thuật là loại khơng gian cảm tính thể
hiện cách nhìn, cách cảm độc đáo của tác giả và nhân vật.” [6; tr. 278].
Riêng trong quyển Từ điển văn học (bộ mới) thì lại khơng đưa ra một khái
niệm cụ thể về không gian và thời gian nghệ thuật mà chỉ nêu ra “những vật chuẩn
không gian truyền thống như “ngôi nhà” (hình tượng khơng gian đóng), “khoảng
trống” (hình tượng khơng gian mở), “ngưỡng cửa sổ, cửa ra vào” (giới hạn giữa
cái này và cái khác)” [8, tr. 1695].
Từ những khái niệm, quan điểm, cách nhìn về khơng gian nghệ thuật trên, tôi
xin rút ra cách hiểu về không gian nghệ thuật như sau: Không gian nghệ thuật là
khoảng không bao trùm lên tất cả sự vật, hiện tượng mà tác giả xây dựng trong tác
phẩm. Hay nói cách khác thì không gian nghệ thuật là bối cảnh mà tác giả xây dựng
lên trong tác phẩm, để triển khai thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Trong khơng
gian nghệ thuật đó, các nhân vật, các sự kiện có cách tổ chức, biểu hiện riêng và
mang ý nghĩa riêng theo ý đồ nghệ thuật của tác giả.
1.1.2. Phân loại không gian nghệ
1.1.2.1.
Không gian bối cảnh

thuật

Trong thế giới thực tại của cuộc sống, các sự kiện, hiện tượng xảy ra đều
nằm trong các bối cảnh cụ thể. Trong văn chương cũng vậy, khi viết về một sự kiện,
hiện tượng nào đó thì người sáng tác phải xây dựng được không gian bối cảnh cho
sự kiện, hiện tượng đó. Bởi khơng gian nghệ thuật là môi trường hoạt động của
nhân vật, là nơi xảy ra các sự kiện, hiện tượng.
Không gian trong tác phẩm có thể là khơng gian thực, cũng có thể là khơng
gian mang tính tượng trưng để thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả.


SVTH: Trần Thị Mộng Thường

13


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Trần Văn Thạch

Không gian bối cảnh thường được thể hiện bằng các từ khơng gian đã được
mã hóa sẵn về ý nghĩa trong đời sống như: Trên cao, dưới thấp, rộng, hẹp, ngắn,
dài…
Theo Nguyễn Thái Hịa,“Khơng gian bối cảnh là mơi trường hoạt động của
nhân vật, một địa điểm có tên hay khơng có tên, trong đó đủ cả thiên nhiên, xã hội,
con người. Nó là điều kiện cần thiết cho mọi sự kiện, mọi hoạt động, một phạm vi
thế giới không thể thiếu.” [9; tr. 88].
Khơng gian bối cảnh có ba loại: Thứ nhất là không gian bối cảnh thiên nhiên
bao gồm những hiện tượng thiên nhiên bao quanh con người như: Trời, đất, mưa,
gió, mây, núi… Thứ hai là khơng gian bối cảnh xã hội bao gồm cuộc sống của
những tầng lớp người, những cá nhân này với cá nhân khác, thế hệ này với thế hệ
khác. Có khi đó là những tập quán, những phong tục… Thứ ba là không gian bối
cảnh tâm trạng là thế giới nội tâm, những hồi ức, niềm vui, nỗi buồn… của nhân
vật.
Không gian bối cảnh trong văn chương không bị hạn chế theo một quy định
nào cả. Nó được xây dựng theo dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đó có thể là một
khơng gian bối cảnh hẹp, quẩn quanh trong một làng, một xóm nhỏ hoặc một căn
gác xếp. Đó cũng có thể là không gian bối cảnh rộng lớn của một thành phố hay
một vùng trời mênh mơng nào đó.
1.1.2.2.


Khơng gian sự kiện
“Thế giới nghệ thuật văn học là một thế giới hình tượng vận động và mang ý

nghĩa. Hình tượng mang ý nghĩa xuất hiện và lớn dần lên qua các sự kiện và lời
trần thuật của văn bản. Nội dung biểu hiện chủ yếu của văn bản văn học là nhân
vật và sự kiện” [16; tr. 89]. Nếu khơng có sự kiện tức là khơng có chuyện gì xảy ra,
thì có thể sẽ khơng hình thành nên tác phẩm. Vì thế trong một tác phẩm văn học cần
phải có sự kiện. Các sự kiện này cần phải luôn thống nhất với nhau nhằm tạo nên sự
hoàn thiện cho tác phẩm.
Qua đây, theo cách hiểu của tơi thì sự kiện là những chuyện xảy ra tạo nên
những tình huống, những xung đột, những biến cố trong tác phẩm.

SVTH: Trần Thị Mộng Thường

14


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Trần Văn Thạch

“Sự kiện có khi thuộc nhiều loại, nhiều kiểu với quy mơ khác nhau, cũng có
khi chỉ là một kiểu giống nhau gây ra bởi những người khác nhau. Truyện “Thanh!
Dạ!” của Nguyễn Cơng Hoan thuộc loại như vậy. Hơm đó, cả nhà, 6 cô con gái
được mẹ cho đi Đồ Sơn. Thế là, Thanh (con sen) tất bật vì bị mọi người quát tháo
sai bảo: đang bị sai đi gánh nước thì được lệnh đi mượn tiểu thuyết, vừa chạy về thì
người khác sai đi mua hạt tiêu, vừa song lại có người sai đi mua nước đá, sắp chạy
đi gánh nước lại phải chạy đi lấy quần áo giặt là, chưa song lại có lệnh người khác
sai đi mua ô mai. Và cuối cùng là bà chủ không thấy có nước trong sạp, nổi cơn
tam bành quất liên hồi vào nó, vừa quất vừa chửi “Lười! Lười! Lười! Lười!

Lười!...”.
Cả một chuỗi dài các sự kiện được sắp xếp liền mạch và cùng một kiểu tạo
nên một cảnh ngộ của nhân vật chứ khơng phải là tính cách của nhân vật.” [9; tr.
90].
Vậy không gian sự kiện là nơi xảy ra các sự kiện, là nơi các sự kiện phát
sinh, tồn tại và phát triển. Các sự kiện xảy ra phải thống nhất với nhau, có như thế
mới thấy được ý nghĩa của các sự kiện đó.
“Khơng gian sự kiện được tính bằng mốc sự kiện và cũng là mốc của thời
gian kể nên rất quan trọng đối với người đọc truyện. Nó thực sự làm nên mạch lạc
của truyện và môi trường sống của nhân vật.” [9; tr. 91]
1.1.2.3.

Không gian tâm lý
Như đã nêu trên, không gian thường là nơi diễn ra những sự kiện, những hoạt

động của con người. Tuy nhiên trong thực tế vẫn tồn tại một khơng gian khác, đó là
khơng gian tâm lý nơi thể hiện sự hồi tưởng, suy nghĩ, chủ yếu là những tâm trạng,
những thế giới nội tâm của con người.
Trong văn chương, song song với không gian hiện thực ta vẫn thấy tồn tại
một khơng gian nghệ thuật mang tính ước lệ, mang ý nghĩa cảm xúc, tâm tưởng. Đó
là khơng gian mà khi nhân vật sống trong nó sẽ bộc lộ ra một tâm sự, một nỗi lịng
nào đó (gọi chung là không gian tâm lý). “Đây là loại không gian cảm tính mang
tâm trạng, tư tưởng của nhân vật và tác giả. Nó thường được thể hiện qua dịng hồi
tưởng của nhân vật. Không gian tâm lý không phải là sự tái hiện sự vật một cách
SVTH: Trần Thị Mộng Thường

15


Luận văn tốt nghiệp đại học


GVHD: Ths. Trần Văn Thạch

khách quan và không mang dấu ấn tâm trạng. Không gian tâm lý được thể hiện qua
cách nhìn, cách cảm độc đáo của chủ thể trữ tình.”[6; tr. 289].
Trong bài Hầu Trời của Tản Đà, có miêu tả cảnh khơng gian thiên đình
nhưng thực ra đó là khơng gian tưởng tượng của nhà thơ. Trong tiểu thuyết Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh, không gian chiến trường được thể hiện qua dòng
hồi ức của nhân vật. Hay trong bài Tràng Giang của Huy Cận ta có thể cảm nhận
được một khơng gian tâm lý buồn, cô đơn, lẻ lôi của nhân vật trữ tình trong khơng
gian “củi một cành khơ lạc mấy dịng” vắng vẻ, mênh mơng.
Có rất nhiều mảng khơng gian đan xen lộn xộn, rời rạc, đứt quãng. Bạn đọc
phải chấp vá lại các khơng gian đó mới có thể hiểu câu truyện một cách logic.
Như vậy, không gian tâm lý là khơng gian được hình thành trong tâm trạng
của con người (nhân vật), nó xuất phát từ tâm trạng, từ điểm nhìn, cách nhìn của
con người (nhân vật).
1.2.
1.2.1.

THI PHÁP THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
Khái niệm thời gian nghệ thuật
Cũng như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật cũng là một phạm trù

của hình thức nghệ thuật. Nó thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới
nghệ thuật.
Trong hiện thực, thời gian vận hành theo quy luật tự nhiên: Sớm, tối, xuân,
hạ, thu, đông… Trong sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ cũng có sử dụng những
chất liệu của thời gian tuân theo sự vận hành tự nhiên ấy. Nhưng thông thường, khi
đi vào nghệ thuật nó đã được lựa chọn, sắp xếp, tổ chức, sáng tạo lại qua cách nhìn
chủ quan của người nghệ sĩ. Cũng có nghĩa lúc đó thời gian đã mang một chất

lượng, một nội dung thẩm mỹ mới. Như vậy, “thời gian nghệ thuật là thời gian do
nhà văn sáng tạo ra, vừa thể hiện trạng thái con người trong thời gian, sự cảm thụ
thời gian, vừa mở ra lộ trình để người đọc đi vào thế giới tác phẩm.” [16; tr. 86].
Thời gian trong tác phẩm văn học được thể hiện bởi nhiều phương tiện.
Trước hết là các trạng từ chỉ thời gian như: Ngày xưa, dạo ấy, cách đây không lâu,
…Các từ chỉ các đoạn thời gian, chỉ cách tính thời gian hay bằng các dấu hiệu thời
gian như: Tuổi trẻ, tuổi già, xuân, hạ, thu, đông… Bằng tiếng Đỗ Quyên kêu, tuyết
SVTH: Trần Thị Mộng Thường

16


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Trần Văn Thạch

rơi, hoa Mai nở…Hay “những kiểu tình huống giá trị cổ xưa, được hiện thực hóa
trong các hình tượng khơng gian – thời gian. Ví dụ “thời gian điền viên” trong ngôi
nhà cha mẹ, “thời gian phiêu lưu” của những thử thách nơi đất khách quê người,
“thời gian bí tích” của những đau khổ hoạn nạn nơi địa ngục,…” [8, tr. 1695]. Thời
gian trong tác phẩm văn học có độ dài, nhịp độ, tốc độ, có ba chiều quá khứ, hiện
tại, tương lai.
1.2.2. Phân loại thời gian
1.2.2.1.
Thời gian sự kiện

nghệ thuật

Thời gian sự kiện là thời điểm các sự kiện diễn ra, tiến triển và kết thúc.
Trong mỗi tác phẩm văn chương, các sự kiện diễn ra thường gắn với thời gian cụ

thể. Thời gian đó có thể vận động theo diễn biến của các sự kiện như: Một hơm, ít
lâu sau… cũng có thể nhanh hay chậm tùy theo diễn biến của các sự kiện như: Vài
hôm sau, vài tháng sau hay một thống cái…
Các sự kiện có thể liên tục nhau, sự kiện này kế theo sau sự kiện trước hoặc
giữa các sự kiện có một khoảng cách thời gian ngắn hoặc dài để miêu tả phong
cảnh, môi trường. Hay các sự kiện gối đầu nhau, sự kiện này chưa song sự kiện
khác đã tới hoặc ngắt nữa chừng hoặc đảo ngược thời gian. Khi sự kiện kết thúc thì
thời gian cũng dừng lại và tác phẩm cũng sẽ kết thúc tại thời điểm đó.
Nhưng có lúc chúng ta lại thấy sự kiện đôi khi lại là yếu tố chịu sự chi phối
của thời gian. Tùy theo thời gian nhanh hay chậm mà sự kiện diễn ra nhanh hay
chậm.
1.2.2.2.

Thời gian tâm lý
Song song với thời gian sự kiện là thời gian tâm lý. Thời gian tâm lý thường

được cảm nhận bằng tâm lý của con người, qua chuỗi liên tục các biến cố, có ý
nghĩa thẩm mỹ xảy ra trong thế giới nghệ thuật.
Theo Phạm Ngọc Hiền, “thời gian tâm lý còn được gọi là thời gian cảm
niệm, thời gian bên trong. Tức là cảm giác về thời gian của nhân vật, thái độ của
nhân vật đối với thời gian.” [6; tr. 327].
Vì được cảm nhận bằng tâm lý và mang ý nghĩa thẩm mỹ nên đôi khi thời
gian tâm lý có thể được đảo ngược từ hiện tại trở lại quá khứ, có thể xảy ra chốc lát
SVTH: Trần Thị Mộng Thường

17


Luận văn tốt nghiệp đại học


GVHD: Ths. Trần Văn Thạch

mà được cảm nhận như dài đằng đẵng hàng thế kỷ. Có trường hợp thời gian tâm lý
được trải dài theo nỗi nhớ như:
“Khắc giờ đằng đẵng như niên
Nỗi sầu dằng dặc như miền biển xa”
(Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Cơn)
Cũng có khi thời gian tâm lý được cảm nhận như nó trơi qua một cách nhanh
chóng:
“Ngày vui ngắn chẳng đầy gang
Trơng ra ác cũng ngậm gương non đồi”
(Truyện Kiều của Nguyễn Du)
1.2.2.3.

Thời gian cốt truyện
Trong quyển Một số vấn đề thi pháp học hiện đại thì “cốt truyện là yếu tố

của tác phẩm tự sự. Theo định nghĩa truyền thống đó là tất cả các hành động, biến
cố được phát triển trong tiến trình kể truyện” [9; tr.99].
Trong quyển Thi pháp học của Phạm Ngọc Hiền thì “cốt truyện là một phạm
trù vừa thuộc nội dung, vừa thuộc hình thức tác phẩm. Thi pháp học chỉ nghiên cứu
cốt truyện từ góc độ hình thức nghệ thuật” [6; tr. 373].
Theo Nguyễn Thái Hịa thì “thời gian cốt truyện là thời gian được đóng
khung trong những sự kiện, những nhân vật được kể vận động theo một trật tự niên
biểu” [5; tr.110].
Như vậy khi sáng tác ra một tác phẩm văn học, nhà văn phải hệ thống các sự
kiện, nhân vật sau cho các sự kiện, nhân vật đó vận động theo một niên biểu nhất
định.
Thời gian cốt truyện có thể là thời gian hiện thực, cũng có thể là thời gian
được nhà văn hư cấu nhằm phục vụ cho ý đồ nghệ thuật của họ.

1.3.

MỐI QUAN HỆ VÀ Ý NGHĨA GIỮA KHÔNG GIAN VÀ THỜI

1.3.1.

GIAN NGHỆ THUẬT
Mối quan hệ giữa không gian và thời gian nghệ thuật

SVTH: Trần Thị Mộng Thường

18


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Trần Văn Thạch

Không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là hai phạm trù
của hình thức nghệ thuật. Chúng có mối quan hệ thống nhất chặt chẽ với nhau. Nhà
nghiên cứu M. Bakhtin (Nga) gọi đó là “thời – không” hay “không – thời gian” của
tác phẩm. “Thể hiện thời gian và không gian không tách rời nhau trong mọi biến
cố, hoạt động của con người (thời gian là chiều thứ tư của không gian)” [16; tr.
87].
Theo Bakhtin, “mỗi thể loại văn học có một bộ khơng – thời gian, theo đó có
thể phân loại tác phẩm. Loại tác phẩm sau có thể vay mượn mơtip của kiểu khơng –
thời gian có trước để tạo nên những kết hợp mới… Ví dụ các cặp mơtip như gặp gỡ
- chia tay, đánh mất – bắt được, đi tìm – tìm thấy, nhận ra – khơng nhận ra… có thể
tham gia vào cốt truyện của tiểu thuyết, nhưng ở đây chúng ta dừng lại với ba
môtip thông dụng như môtip gặp gỡ, con đường và môtip ngưỡng cửa (khủng

hoảng, sụp đổ)”[16; tr. 87, 88].
Có thể thấy, những đặc điểm về thời gian thường đi liền với những đặc điểm
về không gian. Ta thường thấy khuynh hướng dùng không gian để biểu hiện thời
gian trong tác phẩm văn học. Bằng không gian, con người nhận biết được thời gian
và trong bước đi của không gian, ta nhận biết được bước chân của thời gian như:
“Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu”
Nghĩa là:
“Một lá ngô đồng rụng
Thiên hạ biết thu về”
Ta biết, trong thơ xưa lá ngơ đồng là một hình ảnh mang tính ước lệ. Khi ta
thấy sự xuất hiện của hình ảnh lá ngơ đồng rụng thì cũng là lúc ta biết đó là dấu
hiệu của mùa thu về.
Tuy nhiên sự nhận biết thời gian bằng sự biến đổi của khơng gian trong văn
chương cịn tùy thuộc vào nhiều yếu tố mang tính chủ quan, gắn liền với những
quan niệm, triết lý có ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa thời đại.

SVTH: Trần Thị Mộng Thường

19


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Trần Văn Thạch

Đồng thời ta cũng thấy, có những trường hợp tùy vào thời gian mà người
nghệ sĩ có cách xây dựng khơng gian nghệ thuật sau cho phù hợp với thời gian đó.
Như vậy, khơng gian và thời gian nghệ thuật có mối quan hệ hai chiều, tác
động qua lại lẫn nhau, hài hòa và bổ sung cho nhau. Nhằm tạo nên một thế giới

nghệ thuật hoàn chỉnh trong tác phẩm văn chương theo dụng ý của người nghệ sĩ.
Từ đây ta có thể kết luận, “hai bình diện quan trọng nhất đối với cấu tạo thế
giới nghệ thuật – thời gian và khơng gian khơng chỉ gắn bó với nhau mà còn hòa
trộn thành chỉnh thể và sự hòa trộn ấy có thuộc tính thể loại” [16; tr. 89].
1.3.2.

Ý nghĩa của không gian và thời gian nghệ thuật
Không gian và thời gian nghệ thuật là hai phương thức tồn tại và triển khai

của thế giới nghệ thuật. Đây là hai yếu tố rất quan trọng của thi pháp học.
Cũng như con người, thời gian và không gian nghệ thuật là một trong những
mặt của hiện thực khách quan được phản ánh trong văn học tạo nên thế giới nghệ
thuật của tác phẩm văn chương. Điều này cho thấy không gian và thời gian nghệ
thuật không chỉ là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật, mà còn
là yếu tố góp phần tạo nên thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Nó khơng chỉ là “cái
phơng” hay “cái khung” cho tác phẩm, mà nó cịn là yếu tố vừa mang tính nghệ
thuật vừa mang tính nội dung, biểu đạt chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Việc xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm đều nằm
trong ý đồ của nhà văn và nhằm thể hiện những mục đích tư tưởng nghệ thuật nào
đó của nhà văn. Chính vì thế, việc nghiên cứu khơng gian và thời gian nghệ thuật
của tác phẩm có ý nghĩa rất quan trọng. Thơng qua việc tìm hiểu đó góp phần giúp
chúng ta nắm rõ hơn nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Trước đây trong hướng tiếp cận tác phẩm văn chương, chúng ta thường chỉ
quan tâm đến nội dung các sự kiện mà ít quan tâm đến cách tổ chức khơng gian,
thời gian nghệ thuật của tác phẩm. Cũng vì vậy mà các ý nghĩa thẩm mỹ của những
yếu tố nghệ thuật này không được khai thác hết. Đồng thời về mặt nội dung tư
tưởng của tác phẩm cũng không được khai thác trọn vẹn.

SVTH: Trần Thị Mộng Thường


20


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Trần Văn Thạch

Tuy không gian và thời gian nghệ thuật là hai yếu tố quan trọng của thi pháp
học nhưng khơng vì vậy mà hai yếu tố này hồn tồn có cùng ý nghĩa, mà mỗi yếu
tố đều có một ý nghĩa riêng của nó.
Khơng gian nghệ thuật là một biểu hiện chủ quan, ước lệ, gắn liền với cách
cảm thụ và quan niệm về thế giới của người nghệ sĩ. Trong mỗi tác phẩm, khơng
gian nghệ thuật thể hiện qua cái nhìn, qua phân giới các không gian giá trị bên
trong, bên ngoài, con người, vũ trụ, sự giam hãm và cõi đời tự do. Do gắn với điểm
nhìn, trường nhìn, mơi trường hoạt động, nên không gian nghệ thuật trở thành
phương tiện chiếm lĩnh đời sống. Đồng thời do gắn với ý nghĩa, giá trị, không gian
trở thành ngôn ngữ, biểu tượng nghệ thuật.
Cịn thời gian nghệ thuật là hình thức cảm nhận thế giới của con người gắn
liền với một quan niệm nhất định về thế giới. Nó làm việc cho tư duy và phát hiện
chân lý, giúp con người cảm nhận thế giới một cách toàn vẹn. Khắc phục khả năng
cảm nhận thời gian hạn hẹp, hữu hạn của con người.
Tóm lại, thời gian và khơng gian nghệ thuật có ý nghĩa rất quan trọng đối với
tác phẩm văn chương, là yếu tố không thể thiếu khi xây dựng thế giới nghệ thuật
của tác phẩm. Giúp người đọc nhận thức được giá trị của tác phẩm một cách đúng
đắn và trọn vẹn hơn.

SVTH: Trần Thị Mộng Thường

21



Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Trần Văn Thạch

Chương 2
NHỮNG LOẠI KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ
THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO SAU NĂM
1945
2.1.

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NAM CAO SAU NĂM 1945
A. JA. Gurevich cho rằng: “thời gian và không gian là những thông số

quyếtđịnh sự tồn tại của thế giới, là những hình thức cơ bản của kinh nghiệm con
người”. Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, khơng
có hình tượng nghệ thuật nào nằm ngồi khơng gian và thời gian. Đặc trưng cơ bản
của không gian nghệ thuật là mang tính chủ quan, ngồi khơng gian vật thể cịn có
khơng gian tâm trạng. Nó khơng chỉ cho ta thấy cấu trúc bên trong của tác phẩm mà
còn chỉ ra quan niệm về cuộc đời của tác giả hay một giai đoạn văn học cụ thể.
Nguyễn Thị Bình cho rằng “không gian nghệ thuật phổ biến là không gian
sinh hoạt đời thường, khơng gian mang tính chất cá nhân riêng tư”. Những ngôi
nhà hụt trước trống sau hay những căn phịng nhỏ hẹp… là khơng gian sinh hoạt thể
hiện chân thật bản chất và cuộc sống của con người. Nó tham gia vào cuộc đời mỗi
người, gắn liền với buồn vui, với cảm quan đời sống. Đồng thời, nó cũng là nơi
chen chúc của những kế hoạch, những khát khao và những cách nhìn đời của mỗi
con người. Với những tiếp thu về thành quả kiến thức mà những người đi trước chia
sẽ, để lại. Dưới đây, chúngtôi xin đi vào trình bày nghiên cứu về khơng gian bối
cảnh, sự kiện và tâm tưởng trong truyện ngắn của Nam Cao sau năm 1945.

2.1.1.

Không gian bối cảnh
Nam Cao sống trong một thời kỳ nghiệt ngã, làng quê xác xơ kiệt quệ.

Những hồi bão của người trí thức phần lớn không thực hiện được, họ là những con
người vỡ mộng và hơn thế nữa còn bị đẩy đến chân tường. Tuy nhiên, Nam Cao
không đánh đồng tất cả các đối tượng khi cùng chịu ảnh hưởng của một hoàn cảnh,
bối cảnh. Vẫn có những người tốt tuy phải sống trong hoàn cảnh, bối cảnh xấu và

SVTH: Trần Thị Mộng Thường

22


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Trần Văn Thạch

ngược lại. Bối cảnh trong sáng tác của Nam Cao chủ yếu là bối cảnh hẹp: một làng
quê, một con đường và chủ yếu là một gia đình nhỏ, ngơi nhà nhỏ, căn buồng hẹp.
Không gian nhà ở, căn buồng là không gian chung trong sáng tác của Nam
Cao. Trong rất nhiều tác phẩm của Nam Cao, những biến cố, những sự kiện, những
hành động, suy nghĩ của nhân vật chủ yếu diễn ra trong khơng gian nhà ở, căn
phịng, dù nhà văn khơng trực tiếp miêu tả nó.
Sau Cách mạng tháng Tám không gian trung tâm trong truyện ngắn của Nam
Cao là không gian nhà ở, căn buồng. Trong không gian ấy, các nhân vật của Nam
Cao đã phải đối diện với cái tầm thường, phàm tục của đời sống nhà q.“Cái nhà
anh Hồng ở nhờ có thể gọi là rộng rãi. Ba gian nhà gạch sạch sẽ. Hàng hiên rộng
ở ngoài. Sân gạch, tường hoa. Một mảnh vườn giồng rau tươi rười rượi” (Đôi mắt)

[2; tr. 87].Hay không gian căn phịng ngủ của vợ chồng anh Hồng cũng được sắp
xếp bình thường như bao căn phịng khác ở q. “Hai cái giường nhỏ kê song song,
cách nhau có một lối đi nhỏ. Màn tuyn trắng tốt. Chỉ trơng cũng đã thấy thơm tho
và thoải mái. Hồng với tơi đi nằm trước. Một gói thuốc lá thơm và một bao diêm
đặt ở bên cạnh cái đĩa gạt tàn thuốc lá ở đầu giường. (…) Chị Hồng thu dọn đồ
đạc, đóng cửa, rồi đem một cây đèn to lại chỗ chân giường chúng tơi… (Đơi mắt)
[2; tr. 96]. Chính khơng gian nhà ở, căn phịng này trong Đơi mắt (tương ứng với nó
là thời gian cá nhân) đã tạo điều kiện cho Nam Cao khai thác triệt để cái hằng ngày
của đời sống. Đời sống thật của gia đình Hồng hiện lên cụ thể, chân thật, sinh động
trong cái không gian riêng tư, gia đình của chính anh.
Trong tác phẩm Mị sâm banh ta bắt gặp một không gian quẩn quanh, nhỏ
hẹp như không gian của biết bao nhân vật ta từng biết trước đó. Khơng gian nghệ
thuật trong Mị sâm banh là không gian quẩn quanh trong ngôi nhà tên chủ thực dân
của người Việt Nam nơ lệ. Có thể thu hẹp nữa chỉ từ căn nhà nhỏ của bếp Tư ra bể
nước. Thậm chí hẹp hơn nữa là cái bể nước ăn của nhà chủ: “Ở nhà chủ, bếp tư
thích nhất cái bể nước ăn này. Nó to bằng cả một gian nhà rộng, nước mưa ở trên
các máy nhà theo hai ống máng mà trút xuống. Mặt bể bưng kín mít, trừ một máng
vng, mỗi bề chừng một thước, có nắp khít như nắp cống [2; tr. 5]. (…) Bác chạy
thẳng lại cái bể. Nhìn trước nhìn sau một thoáng rồi bác mở nắp ra, cúi đầu xuống.
Tối om om. Một mảng nước loang loáng như nước mực…” [2; tr. 11]. Thế giới này
SVTH: Trần Thị Mộng Thường

23


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Trần Văn Thạch

của người bếp làm thuê gắn với chức năng nô lệ của ơng ta. Chỉ vì hết mực kính sợ

và tơn trọng nếp sống của nhà chủ mà bếp Tư đã bỏ mặc con trong bể nước. Đến
nổi nó bị chết chìm, rồi lại phải nói dối rằng con mình chết vì bị cảm để khỏi bị chủ
quở trách. Từ đó có thể thấy, một người nơ lệ như bếp Tư cái mà ơng lo lắng đầu
tiên đó là phải làm trịn nhiệm vụ của một kẻ nơ lệ hơn là lo cho mạng sống của đứa
con.
Với truyện ngắn Nỗi truân chuyên của khách má hồng, Nam Cao lại phát
hiện một thế giới nô lệ khác, thế giới nô lệ của những nhà chính khách bù nhìn. Bác
sĩ Nguyễn Văn Thinh, đại tá Nguyễn Văn Xuân, cả Nguyễn Văn Tầm đều là những
kẻ vì say mê địa vị và quyền lực, vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng trở thành những kẻ
nơ lệ, bám gót thực dân, phản bội đất nước. Không gian mà Nam Cao tạo ra cho
những nhân vật này là khơng gian sân khấu của những trị hề lố bịch, vô liêm sỉ.
Nhà riêng của ông thầy thuốc Nguyễn Văn Thinh là nơi bắt đầu vở kịch hề
mà ơng ta và những nhà chính khách khác chuẩn bị cho trị chơi chính trị của mình.
Nguyễn Văn Thinh biết rằng chỉ sau lời thề thốt, dù “không thú vị gì”, ơng ta tức
khắc biến thành “thủ tướng kiêm nội vụ”.Căn phịng ngủ của Nguyễn Văn Thinh là
khơng gian để ơng ta cố tập điệu bộ, giọng nói, chuẩn bị y phục để chìm đắm trong
vai diễn của mình: “Cái lị xị giường tung ơng xuống khỏi giường. Ơng vội vã đi
lại gần cái tủ áo có gương kê ở một góc tường nhà. Một hình người múp míp hiện
trong gương, với một bộ mặt phởn phơ. Cái mặt mãn nguyện ấy mỉm cười , mấp
máy mơi. (…) Ơng mở tủ. Từng chồng quần áo cao ngất hiện ra. (…) Ông lục
chồng này lại chồng kia. Ông lần lượt lấy ra, ngắm nghía, rồi lại cất vào ba cái sơ
mi. Đến cái thứ tư thì ơng tạm hài lịng” [2; tr. 14]. Cái sân khấu hài kịch này lại
được tiếp diễn bằng không gian của buổi “lễ tuyên thệ cử hành rất long trọng trong
thành phố Sài Gòn. Người đến dự khá đông. Người ta đếm được sáu ngàn một chục
người trong đó có mười ơng Chính phủ (Ơng Lưu Văn Lang khơng hiểu vì cớ gì
vắng mặt) và sáu ngàn lính kín chuyên việc giữ tự do cho địa hạt Sài Gòn – Chợ
Lớn, ấy là chưa kể một đoàn ca nhạc gồm một kép ba đào, một đội lính Pháp có xe
tăng và liên thanh và mấy quý quan người Pháp” [2; tr. 20]. Thế giới của những
tính cách nơ lệ đơng đúc lên bội phần ngồi các nhân vật chính khách cịn có 6000
lính kín chỉ trực chờ thực hiện cái thân phận làm thuê cho chủ. Không gian của buổi

SVTH: Trần Thị Mộng Thường

24


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Trần Văn Thạch

lễ tuyên thệ “Nước Nam Kỳ tự trị” diễn ra như một trị hề nhạt nhẽo. Từ đây tơi
thấy được rằng Nam Cao đã gắn số phận của những kẻ nô lệ, Việt gian vào một
không gian nghệ thuật khôi hài.
Xây dựng không gian nhỏ hẹp, Nam Cao tô đậm cảnh sống quanh năm bế tắc
của một tầng lớp người trong xã hội. Từ đó cho thấy cuộc đời của những người nô
lệ Việt Nam dù trong căn nhà ổ chuột, những túp lều con hay nương náo bên lề ngôi
nhà của những chủ Tây cũng đều là cay đắng, đau khổ và thua thiệt.
Từ vị trí một nhà văn cách mạng, một chiến sĩ cách mạng, Nam Cao đã nâng
tầm ngịi bút hiện thực của mình lên, tạo dựng một thế giới nghệ thuật mới về
những kiếp nô lệ, dù ở vị trí kẻ làm thuê, hay những chính khách bù nhìn Mị sâm
banh và Nỗi trn chun của khách má hồng chính là kết quả nghệ thuật của một
tầm nhìn cao hơn, một cái nhìn mới về cuộc sống.
Khác với Mò sâm banh, Nỗi truân chuyên của khách má hồng chỉ nói về một
bối cảnh xã hội cũ, hay những sáng tác khác chỉ hàm ý miêu tả cảnh và người của
bối cảnh xã hội mới, trong Đôi mắt có sự giao thoa vận động của cả hai bối cảnh
mới và cũ của cuộc sống và con người trước và sau cách mạng. Có thể thấy tác
phẩm này được viết ra nhằm giúp ta hiểu thêm về cái nhìn nghệ thuật chân thực và
sâu sắc của Nam Cao. Đôi mắt được Nam Cao miêu tả một bối cảnh nghệ thuật của
con người cùng với nếp sống xa lạ, tách biệt với cuộc kháng chiến của dân tộc. Một
cuộc sống riêng tư nằm giữa vùng quê kháng chiến. Qua nhân vật Độ Nam Cao cho
đọc giả tự khám phá nếp sống và con người trong thế giới của truyện. Việc dựng

nên cuộc gặp gỡ giữa Độ và Hoàng đã giúp cho đọc giả nhìn thấy rõ hơn sự đối
chiếu tương phản giữa cái mới và cái cũ, giữa biết và hiểu, giữa khinh bỉ, xem
thường và thông cảm… Thế giới nghệ thuật trong Đơi mắt vừa có bề dày q khứ,
vừa thời sự mới mẻ. Đây thật sự là một đơi mắt nhìn thấy nhiều vấn đề về trạng thái
của đất nước và con người kháng chiến.
Cũng như Nam Cao, không gian căn nhà cũng được xem là
không gian trung tâm trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
Không gian căn nhà xuất hiện nhiều nhất nhằm biểu thị sự bon
chen, nhốn nháo của con người trong tác phẩm. Rất nhiều những
tình huống, sự kiện, suy nghĩ, hành động của nhân vật xảy ra trong
SVTH: Trần Thị Mộng Thường

25


×