Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

NGÔN TỪ VÀ THI PHÁP TRONG “THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN KIỀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.85 KB, 15 trang )

Tiểu luận Thi pháp học
MỤC LỤC
Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG
1. Thi pháp học – Khái niệm và các phương pháp nghiên cứu.
Trang
MỤC LỤC Trang 1
Chương I KHÁI QUÁT CHUNG Trang 2
1. Thi pháp học – Khái niệm và các phương pháp
nghiên cứu Trang 2
2. Thời gian nghệ thuật trong nghiên cứu thi
pháp học Trang 3
Chương II NGÔN TỪ VÀ THI PHÁP TRONG “THỜI
GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN
KIỀU” Trang 5
I.Thi pháp Truyện Kiều - một tác phẩm đặc sắc
của Giáo Sư Trần Đình Sử Trang 5
II. Ngôn từ và thi pháp trong “ Thời gian nghệ
thuật của Truyện Kiều” Trang 7
1. Khám phá thời gian dưới nhiều góc độ Trang 7
2. Thống kê các tín hiệu thẩm mỹ nổi bật về thời
gian Trang 9
3. Thời gian nghệ thuật được nghiên cứu bằng
phương pháp so sánh, đối chiếu Trang 12
1
Tiểu luận Thi pháp học
Thi pháp học không phải là một khái niệm mới trong các hoạt động văn
học. Hiểu một cách khái quát nhất chúng ta có thể quan niệm: Thi pháp học là
một bộ môn khoa học, nghiên cứu các hình thức nghệ thuật của văn học, bao
gồm: Thơ, tiểu thuyết, văn xuôi. Nghiên cứu thi pháp học là hướng nghiên cứu
lớn giúp chúng ta hiểu được các giá trị văn hoá, và cũng là con đường tiếp cận
tác phẩm văn học rất đa dạng. Đồng thời, nếu chúng ta biết vận dụng phương


pháp này sẽ góp phần đưa các nghiên cứu văn học đến những tìm tòi mới.
Phương pháp nghiên cứu thi pháp bắt nguồn từ cơ sở là xem xét tác phẩm
không chỉ như một văn bản ngôn từ, một tổng cộng của các yếu tố xác định mà
như một chỉnh thể của thế giới nghệ thuật mang tính quan niệm. Chúng ta có
thể xem xét các yếu tố lặp đi lặp lại trong tác phẩm, từ đó xây dựng những mô
hình về hình thức văn học, tìm cách đặt tên cho các thi pháp đó, đối chiếu bối
cảnh văn hoá để đối chứng. Chúng ta cũng cần tiến hành nghiên cứu liên ngành,
nghiên cứu thi pháp học trong mối liên hệ với ngôn ngữ học, ký hiệu học, văn
hóa học, tâm lý học, nhân loại học… Ngoài ra, có cả việc nghiên cứu, so sánh
các thể loại, các biện pháp nghệ thuật, phong cách văn học… Tuy nhiên, yêu
cầu đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của nghiên cứu thi pháp là xuất phát từ
cấu tạo ngôn ngữ của văn bản để từ đó khám phá ra các hình thức bên trong.
Bởi lẽ, văn học lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật. Mọi
sáng tạo của nhà văn đều nằm trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ vừa là sản phẩm của ý
thức chủ thể, là phát ngôn của chủ thể, gắn với thế giới các chủ thể vừa là sự
miêu tả, biểu hiện của thế giới khách thể. Với ý nghĩa này, tìm hiểu bất kỳ yếu
tố thi pháp nào cũng phải xuất phát đầu tiên từ việc tìm hiều ngôn ngữ.
2. Thời gian nghệ thuật trong nghiên cứu thi pháp học
Trang
2
Tiểu luận Thi pháp học
Các phạm trù của thi pháp hết sức đa dạng. Các phạm trù thi pháp truyền
thống gồm có cốt truyện, kết cấu, thể loại, lời văn. Ngoài ra, có những phạm trù
mới như quan niệm nghệ thuật về con người, không gian, thời gian, kiểu tác giả,
chi tiết nghệ thuật. Gắn với đề tài lựa chọn chúng tôi xin trình bày một cách
ngắn gọn vấn đề thi pháp về “Thời gian nghệ thuật”. Trong triết học, thời gian
là hình thức tồn tại của vật chất. Trong tác phẩm nghệ thuật, thời gian chính là
phương thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật là thời gian
mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ
dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá

khứ hay tương lai. Thời gian nghệ thuật không mang tính khách quan mà mang
tính chủ quan, gắn với cảm nhận của con người. Thời gian nghệ thuật còn gắn
với việc tác giả tổ chức chất liệu. Chất liệu văn học sẽ ghi khắc, in dấu, cố định
diễn trình thời gian. Ngoài ra, thời gian nghệ thuật còn là biểu tượng nên nó
mang tính quan niệm, tư tưởng của nhà văn về cuộc sống. Thời gian nghệ thuật
là thời gian tổ chức lại từ thời gian tự nhiên, do vậy các tác giả văn học có thể
sử dụng những cách thức như: Tìm lược, hãm chậm, kể lướt, kể đan xen, chồng
chất… Chúng ta có thể xem xét về biều hiện của thời gian nghệ thuật trong tác
phẩm thông qua hệ thống từ ngữ chỉ thời gian: Năm, tháng… tuổi nhân vật, hoa
quả theo mùa, các biểu tượng về ngọn núi, biển cả, các chiều thời gian: Hiện tại,
quá khứ, tương lai…
Hình thức thời gian trong văn học trung đại có sự khác biệt với thời gian
trong thần thoại, sử thi, cổ tích cũng như văn học cận hiệu đại. Theo Likhachép,
thời gian trần thuật trong văn học trung đại phụ thuộc vào mật độ sự kiện nhiều
hay ít, thời gian trần thuật chưa phát triển, thời gian khép kín trong sự kiện, có
tính đơn hướng, lời kể đều đặn, lặng lẽ.
Trang
3
Tiểu luận Thi pháp học
Với những cách hiểu về khái niệm thi pháp, vai trò của ngôn từ trong
nghiên cứu thi pháp và phạm trù thời gian nghệ thuật trong nghiên cứu thi pháp
như trên, trong khuôn khổ bài tập tiểu luận này, chúng tôi xin tìm hiểu:
Ngôn từ và thi pháp trong “Thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều”.
Chương II: NGÔN TỪ VÀ THI PHÁP TRONG “THỜI GIAN
NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN KIỀU”

Trang
4
Tiểu luận Thi pháp học
Không một người Việt Nam nào không biết đến Truyện Kiều, những bài

hát ru trong Truyện Kiều, những câu bói Kiều, lảy Kiều dường như đã thấm sâu
vào máu thịt, vào tâm hồn của mỗi người dân Việt Nam. Từ xưa đến nay, từ
những nhà phê bình văn học cho đến những người chỉ đơn giản là yêu mến, là
tự hào về Truyện Kiều đã tốn không ít giấy mực để phân tích, chiêm nghiệm....
Thi pháp Truyện Kiều của Giáo sư Trần Đình Sử là một trong những công trình
đầy tâm huyết và giá trị nhu thế.
I.Thi pháp Truyện Kiều - một tác phẩm đặc sắc của Giáo Sư Trần Đình Sử
Trước hết chúng tôi xin tóm lược một cách vắn tắt nhất nội dung chính của
cuốn Thi pháp Truyện Kiều.
Công trình nghiên cứu “Thi pháp Truyện Kiều” bao gồm 6 chương.
Chương I: Những chặng đường nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều. Trong
chương này tác giả đã tổng kết lại những công trình nghiên cứu thi pháp Truyện
Kiều qua từng thời kỳ, từ những công trình của Phong Tuyết chủ nhân Thập
Thanh Thị , Mộng Liên Đường chủ nhân, Đào Nguyên Phổ đến những bài viết
của Phạm Quỳnh, Đào Duy Anh, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Việt Hoài… và
những nghiên cứu của những năm 1940, sau cách mạng Tháng Tám và những
năm 1980 Từ đó tác giả đã tổng kết: “Nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều thực
chất là nghiên cứu thế giới nghệ thuật, hệ thống nghệ thuật của tác phẩm”. Đó
là một hướng nghiên cứu mở với rất nhiều cách tiếp cận khác nhau: ngữ văn
học, ngôn ngữ học, phong cách học, ký hiệu học, hiện tượng học... Từ nghiên
cứu thi pháp mới có thể vạch ra thực chất sáng tạo của Nguyễn Du và mới xác
định cụ thể vai trò, địa vị của tác phẩm Truyện Kiều trên tiến trình văn học cổ
điển Việt Nam.
Trang
5
Tiểu luận Thi pháp học
Chương II: Truyện Kiều và văn hóa, văn học Trung Quốc. Ở chương này
tác giả đã đi từ sự thật lịch sử đến sáng tạo tác phẩm Truyện Kiều, đặt Truyện
Kiều trong truyền thống tiểu thuyết tài tử giai nhân cũng như đặt Truyện Kiều
như một đối tượng của văn học so sánh, trong đó tác giả so sánh với Kim Vân

Kiều truyện về chủ đề, cốt truyện, nhân vật, phong cách học.
Chương III: Truyện Kiều và văn hóa, văn học Việt Nam. Trong chương
này tác giả so sánh Truyện Kiều với một số tác phẩm truyện Nôm và ngâm
khúc để khẳng định xét về hình thức Truyện Kiều đã phát triển những nét mới
trong thi pháp truyện Nôm và ngâm khúc lên một trình độ cao chưa từng có.
Chương IV: Truyện Kiều - Thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du, tác giả
đã khai thác ở các khía cạnh:Tư tưởng, nhân vật, cách kể chuyện; cái nhìn nghệ
thuật về con người; không gian nghệ thuật; thời gian nghệ thuật; hình tượng tác
giả.
Chương V: Mô hình tự sự và ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm 11 phần:
Hình thức tự sự; mô hình cốt truyện, thể loại đến khuynh hướng cảm thương
chủ nghĩa; chất thơ, trữ tình; độc thoại nội tâm và cấu trúc tự sự; giọng điệu
nghệ thuật cảm thương; màu sắc; đối ngẫu; phép sóng đôi; ẩn dụ; điển cố; nghệ
thuật ngôn từ.
Chương IV, cũng là chương cuối tác giả khẳng định sức sống của Truyện
Kiều khi đặt trong tương quan với truyện Nôm sau nó, trong đời sống văn học
sau Truyện Kiều và trong hoạt động tiếp nhận văn học.
Trong toàn bộ những nội dung của cuốn sách, chúng tôi xin lựa chọn vấn
đề về “Thời gian nghệ thuật” trong chương IV: Truyện Kiều - Thế giới nghệ
thuật của Nguyễn Du
Trang
6

×