Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tiểu luận Đối ngoại công chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.46 MB, 32 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

Sinh viên: Nguyễn Hương Dung
Lớp: Truyền thông quốc tế K38

Đề tài tiểu luận: ĐNCC qua triển lãm tranh “Gánh hàng rong và những tiếng rao
trên đường phố Hà Nội” tại trung tâm văn hố Pháp

Mơn học: Đối ngoại cơng chúng
Giảng viên: Ts. Phạm Lê Dạ Hương

1


Hà Nội, tháng 12 năm 2019

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài_____________________________________4
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài___________________6
2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài_________________________6
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài_________________________7
3. Kết cấu đề tài ______________________________________7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỐI NGOẠI CƠNG
CHÚNG NĨI CHUNG VÀ Ở VIỆT NAM NĨI RIÊNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản __________________________8
1.1.1. Khái niệm “Đối ngoại cơng chúng” ______________8
1.1.2. Một số khái niệm khác__________________________9
1.2. Vai trị, nhiệm vụ của Đối ngoại công


1.3.

chúng___________________________________________9
Tầm quan trọng của Đối ngoại cơng

1.4.

chúng___________________________________________11
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với
công tác Đối ngoại công
chúng_________________________________________ _13

CHƯƠNG 2: TRUNG TÂM VĂN HÓA PHÁP L’ESPACE VÀ CUỘC TRIỂN
LÃM “GÁNH HÀNG RONG VÀ NHỮNG TIẾNG RAO TRÊN ĐƯỜNG PHỐ
HÀ NỘI”
2.1.

Khái quát về trung tâm văn hóa Pháp và triển lãm “Gánh hàng rong và
những tiếng rao trên đường phố Hà Nội_________________________15
2.1.1. Về Trung tâm văn hóa Pháp L’espace _____________16

2


2.1.2. Về triển lãm “Gánh hàng trong và những tiếng rao trên trên đường
2.2.

phố Hà Nội___________________________21
Nội dung triển lãm “Gánh hàng rong và những tiếng rao trên đường phố
Hà Nội và các giá trị mang lại sau triển lãm.

2.2.1. Nội dung cuộc triển lãm_______________________________23
2.2.2. Giá trị mang lại sau triển lãm __________________________27

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA CÁC ĐỀ XUẤT CHO HOẠT ĐỘNG ĐỐI
NGOẠI CÔNG CHÚNG
3.1.

Đánh giá sự kiện Triển lãm “Gánh hàng rong và những tiếng rao

3.2.

trên đường phố Hà Nội”________________________________29
Đề xuất và kinh nghiệm cho các hoạt động đối ngoại công chúng tại
Việt Nam____________________________________________30

KẾT LUẬN__________________________________________________30
TÀI LIỆU THAM KHẢO_____________________________________32

Mở Đầu

3


1. Lí do lựa chọn đề tài
Những năm đầu thế kỉ XXI, tồn cầu hóa cùng những thay đổi mạnh mẽ,
phức tạp khó lường địi hỏi các quốc gia phải xây dựng cho mình một loại sức
mạnh thơng minh, phù hợp với thời đại thị trường toàn cầu. Trong hệ thống các
phương tiện để có được sức mạnh thơng minh đó có đối ngoại cơng chúng hay
đối ngoại nhân dân ( people to peole relations). Đối ngoại công chúng ngày càng
trở thành một thành tố quan trọng, trở thành “ sức mạnh mềm” cho mỗi quốc gia

trên thế giới được lồng ghép vào tất cả các lĩnh vực của hoạt động đối ngoại .
Ở Việt Nam, đối ngoại công chúng hay đối ngoại nhân dân được coi là một
trong ba trụ cột của ngoại giao hiện đại. Theo sự chỉ đạo của Đảng cũng như
thấm nhuần tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, đối ngoiaj nhân dân đã, đang và sẽ
tiếp tục khẳng định vị trí, vai trị quan trọng của mình trong nề ngoại giao đổi
mới, giúp củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác với các quốc gia, các vùng lãnh
thổ, các tốt chức, cá nhân, nhân dân các nước.
Cũng chính vì tình hình như vậy, các hoạt động đối ngoại công chúng của
các nước trên thế giới tại Việt Nam cũng vô cùng đáng được quan tâm cũng như
cần được tìm hiểu một cách đúng mực. Các hoạt động ấy không chỉ là các hoạt
động ngoại giao chính trị, kinh tế, quốc phịng mà cịn bao gồm cả các hoạt động
ngoại giao văn hóa, nghệ thuật nghe nhìn,.... Các hoạt động khơng những giúp
đối ngoại hai nước gần gũi và có cơ hội làm việc với nhau nhiều hơn mà còn tạo
điều kiện cho nhân dân hai nước hiểu về nhau, hiểu về văn hóa và đời sống hiện
thực của cả hai nước rõ ràng hơn.
Đặc biệt đối với các nước đã có lịch sử đơ hộ Việt Nam trong thời gian rất
dài như Pháp, không kể đến các vấn đề to tát, chúng ta có rất nhiều thứ để khai
thác, tìm hiểu và cảm nhận lại một lần nữa đời sống thường ngày cũng như đời
sống của những ngày đó như thế nào ngay trước mắt. Và đó cũng là lí do mà tơi –
một sinh viên của khoa Quan hệ quốc tế đang tìm đề tài để làm tiểu luận tìm tới
Trung tâm văn hóa Pháp L’espace.

4


2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Việc tạo ra một cuộc triển lãm về Hà Nội xưa ở ngay Hà Nội ngày nay, về
Hà Nội cu cho nhưng người Hà Nội mới chiêm ngưỡng và tìm hiểu là một việc
vơ cùng thú vị. Những con người yêu Hà Nội sẽ đều cảm thấy rất tò mò khi nghe

đến tên của cuộc triển lãm. “Gánh hàng rong và những tiếng rao trên đường phố
Hà Nội” đã rất xuất sắc khi chọn được cái tên và chủ đề đầy thu hút cho
mình.Triển làm tranh không chỉ bao gồm những tranh, là ảnh quý về gánh hàng
rong và những mái chợ truyền thống từ đầu thế kỷ trước, những tranh ảnh này
còn được đưa đến với khán giả theo cách ấn tượng qua bàn tay sắp đặt của nghệ
sĩ nhiếp ảnh trẻ tài năng Duy Phương và phần thu âm tiếng rao của nghệ sĩ Đàm
Quang Minh và nhóm Đơng Kinh cổ nhạc của ơng. Tổng thể đã làm nên một
cuộc triển lãm văn hóa nghệ thuật rất hay và ý nghĩa. Càng thú vị hơn vì được tổ
chức tại Trung tâm văn hóa Pháp – một cơ quan mang nhiệm vụ đối ngoại nhân
dân của Pháp tại Việt Nam. Mong rằng có thể tìm thấy những điểm đặc biệt nhất
của cuộc triển lãm cũng như hiểu được hết những dụng ý của tác giả.

5


2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Cuộc triển lãm “ Gánh hàng rong và những tiếng rao trên đường phố Hà

Nội” nằm trong một trong những hoạt động đối ngoại công chúng của Pháp tại
Việt Nam. Đây là triển lãm sắp đặti do Trung tâm Văn hóa Pháp – L’Espace và
Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) phối hợp tổ chức từ ngày 13-9 đến 31-10 năm
2019 vừa qua. Triển lãm gồm rất nhiều những bức ảnh, những tranh do những tác
giả nổi tiếng, những học viên của trường Nghệ thuật Đông Dương chụp lại được
và được lưu trữ tại Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO). Đây là một hoạt động đối
ngoại công chúng của Pháp tại Việt Nam mang lại tiếng vang đẹp đẽ trong lịng
người dân vì những tác của những sinh viên ấy, có những người đã trở nên nổi
tiếng vào những ngày sau này như họa sĩ Tô Ngọc Vân,… Và cũng chính về thế,
chúng ta cần tìm hiểu và chỉ ra những đối tượng, mục đích mà hoạt động này

mang lại cho đối ngoại công chúng Pháp cũng như Việt Nam. Từ đó chỉ ra được
mối giao hảo tốt đẹp sau chiến tranh và những tổn thương trong quá khứ giữa 2
đất nước xa xôi Pháp – Việt Nam.
6


Viện Bác Cổ Viễn Đông

3. Kết cấu đề tài
Đề tài bao gồm 3 chương lớn:
 Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về đối ngoại cơng chúng nói chung và ở
Việt Nam nói riêng
 Chương 2: Trung tâm văn hóa Pháp L’espace và cuộc triển lãm “Gánh hàng rong
và những tiếng rao trên đường phố Hà Nội”


Chương 3: Đánh giá và đưa ra các đề xuất cho hoạt động đối ngoại công chúng

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỐI NGOẠI CƠNG
CHÚNG NĨI CHUNG VÀ Ở VIỆT NAM NÓI RIÊNG.
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm “Đối ngoại công chúng”
Đối ngoại nhân dân được xem là phương tiện "truyền thông, như một công cụ
phục vụ chính trị" và nó phản ánh những nỗ lực để mang lại sự hiểu biết và thúc đẩy
mối quan hệ giữa một quốc gia với các đối tác của mình. Trong thực tế, "chính phủ đã
nhận ra rằng quan hệ đối ngoại khơng cịn có thể chỉ được điều phối bởi ngoại giao
truyền thống" .Các quốc gia khác nhau về tư tưởng chính trị, kinh tế, phát triển và thực
7



hiện các chính sách và hoạt động đối ngoại nhân dân tạo thành các hình thức khác nhau
của đối ngoại nhân dân. Thậm chí, các tổ chức chính trị, kinh tế khu vực (ví dụ như
Liên minh châu Âu - EU, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN, v.v), cũng đã
có chiến lược cụ thể cho đối ngoại nhân dân, nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và mối quan hệ
lâu dài giữa các thành viên và các đối tác của họ. Hoạt động đối ngoại nhân dân của các
cường quốc mới nổi, các nước nhỏ, và sự tăng cường những nghiên cứu về đối ngoại
nhân dân càng làm xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau. Một thực tế là có rất ít nghiên
cứu về đối ngoại nhân dân của các nước khác, đặc biệt là các quốc gia nhỏ và các tổ
chức chính trị. Eytan Gilboa (2008) đã chỉ ra một trong những hạn chế của nghiên cứu
đối ngoại nhân dân là quá tập trung về những kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong Chiến
tranh lạnh, nhưng lại thiếu các nghiên cứu về hoạt động đối ngoại nhân dân của các
nước khác ngoài Mỹ và các chủ thể mới khác như các tổ chức phi chính phủ (NGO),
các tổ chức xã hội dân sự (CSO), và cá nhân.
Vì vậy, chúng ta có thể rút ra rằng các hoạt động đối ngoại công chúng là các
hoạt động xuyên suốt giữa các chủ thể nhà nước, và ngoài nhà nước ( NGOs, doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân) tới chủ thể là nhân dân, các tổ chức nước ngồi với mục
đích quảng bá, tuyên truyền về nước mình tới nhân dân nước ngoài và làm cho sự hiểu
biết lẫn nhau của nhân dân hai nước trở nên sâu sắc hơn.
1.1.2. Một số khái niệm khác
Đối ngoại cơng chúng cịn được hiểu và sử dụng rộng rãi theo một từ ngữ khác
đó là Đối ngoại nhân dân hay Ngoại giao nhân dân.
Ngoại giao nhân dân là một “binh chủng” đa kênh và đa năng quan trọng, cùng
với ngoại giao Đảng và Nhà nước hợp thành nền ngoại giao tổng hợp của quốc gia hay
chúng ta có thể hiểu ngoại giao nhân dân chính là một trong ba “chân kiềng” tạo nên
nền ngoại giao của Việt Nam hiện nay bên cạnh ngoại giao Đảng, ngoại giao Nhà nước
theo tư tưởng của Hồ Chí Minh và sự chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ngoại
giao nhân dân là một hình thức hoạt động quan hệ đối ngoại do các tổ chức, các đoàn
thể, hoặc cá nhân thuộc nhiều lĩnh vực tiến hành, không mang tính chất chính thức của

8



Chính phủ. Có nhiều hình thức phong phú: gặp gỡ, các cuộc đi thăm, hội đàm, trao đổi
ý kiến, festival…
Hoạt động của ngoại giao nhân dân là phát huy “sức mạnh mềm” (3) của một
nước, hỗ trợ cho ngoại giao nhà nước để thực hiện chính sách đối ngoại mà chính phủ
nước đó đề ra. Ngoại giao nhân dân là lực lượng quan trọng của mặt trận ngoại giao và
ưu thế của ngoại giao nhân dân là có thể đi đầu, có thể đi trước tại những nước, những
khu vực và về một số vấn đề mà ngoại giao chính thức của nhà nước chưa có điều kiện
triển khai.
Tham gia làm ngoại giao nhân dân gồm các đoàn thể, quần chúng, các tổ chức
chính trị xã hội, các hội nghề nghiệp, toàn thể nhân dân và nhiều khi cả tổ chức Đảng và
cơ quan nhà nước. Được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm và mang dấu ấn
riêng của Người, ngoại giao nhân dân là một nội dung quan trọng trong hoạt động đối
ngoại của Đảng, Chính phủ Việt Nam, thể hiện rõ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc và xây dựng một nước Việt Nam độc lập, hịa bình, thống nhất và XHCN.
1.2.

Vai trị, nhiệm vụ của Đối ngoại cơng chúng

Hồ Chí Minh chủ trương đối ngoại rộng mở, mở rộng lực lượng theo phương
châm “thêm bạn, bớt thù”, tránh đối đầu “không gây thù ốn với một ai”, tìm ra những
điểm tương đồng, khai thác mọi khả năng có thể nhằm tập hợp lực lượng, hình thành
mặt trận đồn kết ủng hộ Việt Nam theo nhiều tầng, nhiều nấc. Người từng nói: “Đường
lối tấn cơng vào lịng người, chinh phục bằng đạo lý, chuyển hóa bằng nhân tình, thuyết
phục lịng người để nhân lên sức mạnh của chính nghĩa”. Như vậy, với Hồ Chí Minh,
ngoại giao khơng chỉ là sự nghiệp của tồn dân, mà cịn phải lơi kéo, thuyết phục bằng
chính nghĩa để nhân dân và bạn bè thế giới ủng hộ, giúp đỡ mình.

Để thực hiện chính sách ngoại giao nhân dân rộng mở, tập hợp các lực lượng

đoàn kết với Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải làm cho
nhân dân thế giới hiểu rõ về Việt Nam, về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta.
Và muốn tăng cường đoàn kết, theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải thông
9


qua đấu tranh và “mục đích của ta là vì đồn kết, vì đồn kết mà phải tranh đấu. Tranh
đấu để đến đồn kết chứ khơng nói xấu ai” . Đoàn kết hợp tác với bên ngoài để tăng
cường sức mạnh bên trong, nhân nguồn sức mạnh của bên trong, vì vậy, phải xây dựng
thực lực sức mạnh đất nước, chính nghĩa của dân tộc làm nền tảng, để thu hút sự ủng hộ
của quốc tế.
Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên nhận thức được tầm quan trọng và giải
quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Từ đó
Người đặt cách mạng Việt Nam trong tiến trình chung của cách mạng thời đại. Trong
tác phẩm Đường kách mệnh (1927), Nguyễn Ái Quốc đã xác định: “Cách mạng An
Nam cũng là một bộ phận trong cách mạng thế giới. Ai làm cách mạng thế giới đều là
đồng chí của nhân dân An Nam cả” . Và khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công,
ngay từ những ngày nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa cịn non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ đạo thành lập các tổ chức ngoại giao nhân dân đầu tiên ở trong nước để
tiếp cận với phong trào hịa bình và đồn kết của cách mạng thế giới.
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh ln xác định rõ mối quan hệ giữa cách mạng
Việt Nam với phong trào cách mạng vô sản, với phong trào giải phóng dân tộc, với
phong trào hịa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới. Năm 1948, khi ta giành được
thắng lợi trên chiến trường, nhưng về ngoại giao, thế giới chưa biết nhiều về cuộc đấu
tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta. Khi ấy, chính Người đã chỉ đạo việc tổ chức
một đoàn cán bộ được tuyển chọn từ các ngành dân, chính, Đảng ra nước ngoài để
tuyên truyền về cuộc kháng chiến, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới.
Tại Đại hội lần thứ II của Đảng, tháng 2-1951, khi nêu khái niệm về ngoại giao
nhân dân và tầm quan trọng của nó, Đảng ta đã tự kiểm điểm: “Do chưa nhận thức đầy
đủ về tác dụng của ngoại giao nhân dân, ta chưa có kế hoạch tích cực, kiên quyết vượt

qua mọi trở lực, để xúc tiến ngoại giao nhân dân”, đồng thời nêu nhiệm vụ phải “phát
triển ngoại giao nhân dân rộng rãi”, “củng cố ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc và
các nước dân chủ nhân dân khác, tăng cường việc ngoại giao giữa đoàn thể nhân dân
nước ta và các đoàn thể nhân dân thế giới” . Đây là một sự phát triển sáng tạo trong
nhận thức của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trị và vị trí của ngoại giao nhân
10


dân, phù hợp với tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đặt cơ sở cho hoạt động ngoại giao nhân dân thời kỳ tiếp theo.
1.3.

Tầm quan trọng của Đối ngoại công chúng

Ngoại giao nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh mang tính nhân dân sâu sắc,
phù hợp với khát vọng hịa bình, tự do, cơng lý của nhân dân u chuộng hịa bình trên
thế giới. Đó cịn là cơ sở để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới và
thực hiện phương pháp ngoại giao “tâm công”, nhằm “tuyên truyền cái chính nghĩa của
ta trong nhân dân các nước đối phương, trong nhân dân thế giới”.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đấu tranh giải phóng miền Nam và
thống nhất đất nước, mặt trận ngoại giao, trong đó có ngoại giao nhân dân đã phát huy
sức mạnh một cách hữu hiệu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nhân dân Mỹ đánh từ
trong đánh ra, nhân dân ta đánh từ ngồi đánh vào. Hai bên giáp cơng mạnh mẽ thì đế
quốc Mỹ nhất định sẽ thua, nhân dân Việt - Mỹ nhất định sẽ thắng. Đó sẽ là thắng lợi vẻ
vang của mặt trận thống nhất nhân dân hai nước; mà cũng là thắng lợi chung của nhân
dân yêu chuộng hịa bình, chính nghĩa” .Phối hợp cùng với hoạt động ngoại giao của
Đảng, Nhà nước và của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa Hồ Chí Minh,
những hoạt động ngoại giao của nhân dân ta ở miền Bắc, ở miền Nam đã góp phần hình
thành một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa vì độc lập, tự
do, thống nhất và hịa bình, cơng lý của nhân dân Việt Nam.

Theo lời Người, đối ngoại là cơng việc chung của tồn Đảng, tồn dân, nên mỗi
người dân Việt Nam đều có vinh dự và trách nhiệm là đại diện cho dân tộc mình trước
bạn bè thế giới. Chính Người là nhà ngoại giao nhân dân tiêu biểu với phong cách ngoại
giao “tâm công”, độc đáo và là tấm gương mẫu mực vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Hồ Chí Minh đã dùng triết lý phương Đơng, kết hợp hài hịa với văn hóa phương Tây
trong ứng xử của mình, để vừa giữ được sự mềm dẻo, tinh tế, lại vừa đảm bảo được
nguyên tắc, mục tiêu cách mạng, phân hóa được kẻ thù, tấn cơng vào lịng địch. Song
hơn hết, tư tưởng ngoại giao nhân dân của Người đề cao lòng nhân ái, thái độ chân
thành, biết thơng cảm, chia sẻ đã xóa bỏ ranh giới và tranh thủ được sự đồng tình ủng
hộ của nhân dân tại các nước đế quốc đang tiến hành chiến tranh ở Việt Nam.
11


Trong bối cảnh thực dân Pháp đã cố tình gây chiến và buộc dân tộc ta phải tiến
hành cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng tơi muốn hịa bình
ngay để máu người Pháp và người Việt ngừng chảy. Những dịng máu đỏ chúng tơi đều
q như nhau”. Và với nhân dân Mỹ, phối hợp với chính sách ngoại giao của nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, Người nhiều lần nhấn mạnh rằng: “Chúng tơi phân biệt rõ
ràng đế quốc Mỹ là kẻ thù và nhân dân Mỹ là người bạn của nhân dân Việt Nam”, để có
thêm “những người bạn q ở trong lịng nước Mỹ”.
Ít có vị lãnh tụ nào trên thế giới trong khi đang lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc
chiến tranh chính nghĩa để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc mình, lại vẫn ln bày
tỏ sự cảm thơng với nhân dân các nước ở phía bên kia chiến tuyến. Trong các bức thư
gửi nhân dân Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln bày tỏ rằng: Người khơng lên án bản thân
những người lính Mỹ bị đưa sang Việt Nam, bởi họ, cũng như các binh lính thuộc địa
trước đây chẳng qua là công cụ của nhà cầm quyền. Vì vậy, Người bày tỏ: “Chẳng
những chúng tơi đau xót vì đồng bào miền Nam chúng tơi phải gian khổ, hy sinh, mà
chúng tơi cũng thương xót cho các bà mẹ và các người vợ Mỹ đã mất con, mất chồng
trong cuộc chiến tranh phi nghĩa ở miền Nam Việt Nam do bọn quân phiệt Mỹ tiến
hành” .

Lịch sử dựng nước và giữ nước của các dân tộc trên thế giới đều có điểm chung
là được lịng dân thì làm việc gì cũng dễ. Ngọn cờ độc lập, tự do mà Hồ Chí Minh
giương cao, khơng chỉ phù hợp và được lòng dân Việt Nam, mà còn phù hợp tâm tư,
khao khát của nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hịa bình trên thế giới. Ngoại giao nhân dân
của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Người là sự phát huy sức mạnh đoàn kết
của nhân dân Việt Nam và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới trong cơng cuộc chung
chống lại kẻ thù chung của hịa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, vì vậy hấp dẫn
và quy tụ được sự đồng cảm và ủng hộ của “mặt trận nhân dân thế giới”.
Kết hợp đấu tranh ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân, trong quá trình
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã rất thành cơng khi phát huy sức mạnh
của ngoại giao nhân dân, biểu dương sức mạnh của quần chúng nhân dân trong những
12


ngày đầu của nền dân chủ cộng hòa (1945-1946). Cũng kết hợp thành công ngoại giao
nhân dân với ngoại giao Nhà nước, Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đã làm cho nhân loại tiến bộ trên thế giới hiểu sâu sắc hơn về khát vọng độc
lập, hịa bình, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ của Chính phủ và nhân dân Việt Nam khi
kiên trì thực hiện Hiệp định Giơnevơ năm 1954, Hiệp định Pari năm 1973, và bền bỉ
tiến hành cuộc đấu tranh vì một nước Việt Nam hịa bình, độc lập, tự do, thống nhất.
1.4.

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với công
tác Đối ngoại công chúng

Cùng với thời gian, những giá trị tư tưởng của Hồ Chí Minh về ngoại giao nhân
dân vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh hội nhập và tồn cầu hóa. Tư tưởng Hồ Chí
Minh về ngoại giao nhân dân được hình thành trên cơ sở những giá trị tốt đẹp của
truyền thống dân tộc, trong đó đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa,
nhân văn trong ngoại giao của cha ông ta và yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam

địi hỏi phải có một phương pháp ứng xử khéo léo để khơng những đồn kết nhân dân
trong nước, mà cịn có thể tập hợp các lực lượng bên ngồi hỗ trợ tích cực cho thắng lợi
của cuộc kháng chiến.
Những thành tựu đối ngoại trong thời kỳ đổi mới trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí
Minh, đặc biệt tư tưởng của Người về nền ngoại giao nhân dân đã góp phần đưa đất
nước “ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, vượt qua được cơn chấn động chính trị và sự
hẫng hụt về thị trường do những biến động ở Liên Xô và Đông Âu gây ra; phá được thế
bị bao vây, cấm vận, mở rộng được quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế” . Ngày nay, khi giao lưu quốc tế ngày càng rộng mở, thì ngoại giao nhân dân
“tiếp tục được mở rộng” càng phát huy được sức mạnh tối ưu của nó. Học tập và làm
theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cơng tác ngoại giao
nhân dân, để mỗi người dân đều có vai trò là một “đại sứ” của đất nước là góp phần
quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam đổi mới và hội nhập trong lịng bạn bè thế giới.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh đó là một
trong 2 u cầu đối với cơng tác ngoại giao nhân dân trong năm 2019 tại Hội nghị tổng
13


kết công tác ngoại giao nhân dân năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019, diễn ra tại
Hà Nội sáng ngày 16/11.
Đồng thời, ngoại giao nhân dân tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt
động; xác định cụ thể nhiệm vụ, đối tác, mục tiêu hoạt động phù hợp, khả thi.
Liên quan đến các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2019, Phó Thủ tướng đề nghị
Một là cần tiếp tục khai thác tốt hơn những thế mạnh của đối ngoại nhân dân, tạo
nền tảng sâu rộng, bền chặt giữa nhân dân ta với nhân dân các nước, tạo chất keo gắn
bó và chất xúc tác quan trọng cho quan hệ giữa nước ta với các nước.Bên cạnh đó, quan
tâm mở rộng quan hệ với các đối tác quan trọng thơng qua những hình thức linh hoạt,
sáng tạo, nhưng thực chất, hiệu quả, tránh lãng phí, hình thức.
Hai là, cần tiếp tục đổi mới cách tiếp cận nhằm tăng cường hợp tác và thu hút các
nguồn lực từ bên ngồi, nhất là các viện trợ phi chính phủ, phục vụ thiết thực phát triển

kinh tế-xã hội trong các lĩnh vực xố đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả chiến tranh, y
tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, đào tạo nhân lực.
Ba là, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại;
chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch;
tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ các quy định hiện hành về quản lý thống nhất các hoạt
động đối ngoại.
Bốn là, tăng cường công tác tham mưu, tổng kết kịp thời cho Lãnh đạo Đảng và
Nhà nước trong việc xây dựng tầm nhìn, chiến lược dài hạn cho cơng tác đối ngoại nhân
dân, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang chuẩn bị xây dựng đường lối đối ngoại Đại
hội XIII.
Các cơ quan liên quan như Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư...
khẩn trương rà sốt, sửa đổi, bổ sung và hồn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến đối ngoại nhân dân trên tinh thần tuân thủ các chủ trương của Đảng, pháp luật
của Nhà nước; không tạo ra “khoảng trống” về quản lý Nhà nước; đồng thời cần bảo
đảm và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức.

14


Năm là, tiếp tục tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa đối ngoại Đảng,
ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 28 để
khẳng định rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra những
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nammột trong những lực lượng nòng cốt của đối ngoại nhân dân.
Sáu là, chú trọng đổi mới tổ chức bộ máy, đào tạo nhân lực đối ngoại nhân dân
trên tinh thần tinh gọn, hiệu quả song phải đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ đồng thời
tăng cường chất lượng công tác nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu về những nét mới
trong các tổ chức, phong trào nhân dân quốc tế.
CHƯƠNG 2: TRUNG TÂM VĂN HÓA PHÁP L’ESPACE VÀ CUỘC TRIỂN
LÃM “GÁNH HÀNG RONG VÀ NHỮNG TIẾNG RAO TRÊN ĐƯỜNG PHỐ
HÀ NỘI”

2.1. Sơ lược về Trung tâm văn hóa Pháp L’espace và cuộc triển lãm “ Gánh hàng
rong và những tiếng rao trên đường phố Hà Nội”
2.1.1. Trung tâm văn hóa Pháp L’espace
Từ năm 1993 đến nay, L’Espace là một bộ phận của Đại sứ quán Pháp tại Việt
Nam. Trung tâm từng có tên gọi là Trung tâm Ngơn ngữ v Vn minh Phỏp (Alliance
franỗaise). LEspace hot ng ch yu trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, ngơn ngữ
Pháp và giáo dục. Khuôn viên của L’Espace được quy hoạch vào năm 2000, từ một tòa
nhà năm tầng với phong cách kiến trúc ấn tượng được xây dựng vào đầu thế kỷ XX trên
số 24 Tràng Tiền. Và mới đây, L’espace đã có thêm một trụ sở thứ hai chuyên dành để
mở các lớp tiếng Pháp cho người Việt ở khuôn viên trường ĐH Kiến Trúc – Trần Phú –
Hà Đông.
L’Espace ngày nay mang dáng vẻ hiện đại, thanh lịch và lãng mạn. Bước vào cửa
chính, khách tham quan ngay lập tức tiếp cận sảnh triển lãm, nơi được thiết kế nhằm tôn
vinh nghệ thuật đương đại. Hằng tháng, tại đây diễn ra ít nhất một triển lãm và một số
buổi hịa nhạc hoặc trình diễn nghệ thuật. Với những ơ cửa trong suốt, sảnh triển lãm

15


đưa khách tham quan vào một không gian mở ngập tràn ánh sáng và gần gũi thiên
nhiên.

Liền kề sảnh triển lãm là quán cà-phê được giới trẻ yêu chuộng. Từ vị trí này,
khách tham quan có thể tận hưởng những hình khối, sắc màu của các tác phẩm nghệ
thuật, vừa cảm nhận nhịp sống hối hả trên phố Tràng Tiền. L’Espace trở thành nơi diễn
ra hàng loạt sự kiện văn hóa như trình diễn, chiếu phim, hội thảo vì Trung tâm sở hữu
một khán phòng với thiết bị âm thanh, ánh sáng và sân khấu hiện đại.
Ông Emmanuel Labrande, Tùy viên Văn hóa Đại sứ quán Pháp, Giám đốc đặc
trách L’Espace cho biết, Trung tâm đã tổ chức nhiều sự kiện với mong muốn mang nét
văn hóa Pháp đến với công chúng Hà Nội. “Chúng tôi thường mời các nghệ sĩ Pháp

sang biểu diễn, giao lưu với công chúng tại Hà Nội và phối hợp các đơn vị văn hóa của
Việt Nam giảng dạy về âm nhạc, nghệ thuật. Chúng tơi đã và đang tích cực cộng tác với

16


các đơn vị như Nhà hát kịch Việt Nam, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam”, ơng Labrande nói.

Khơng chỉ là một điểm đến về văn hóa, nghệ thuật, L’Espace cịn là một trung
tâm giáo dục uy tín và hấp dẫn. L’Espace chú trọng đầu tư và xây dựng thư viện đa
phương tiện với không gian thân thiện và đầy đủ tiện nghi để phục vụ mọi đối tượng
bạn đọc. Bà Lena Keravec, người phụ trách thư viện của L’Espace cho biết: “Chúng tôi
luôn tạo điều kiện tốt nhất cho mọi bạn đọc đến với thư viện, từ khâu đón tiếp đến tổ
chức, sắp xếp tài liệu. Mỗi ngày có tới hàng trăm lượt bạn đọc đến với chúng tôi để đọc
sách và nghiên cứu”.

17


Với hơn 26 nghìn tài liệu đa phương tiện, thư viện cung cấp cho bạn đọc thông
tin về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là văn hóa và ngơn ngữ Pháp. Dù đang ở trình độ nào,
bạn đọc đều có thể tìm thấy tài liệu phù hợp để khám phá ngơn ngữ Pháp cũng như văn
hóa Pháp tại đây. Ngồi ra, thư viện còn là nơi tổ chức hội thảo, tọa đàm về văn hóa,
văn học, giáo dục và mơi trường.

Một buổi đọc truyện dành cho trẻ em tại thư viện của L’Espace. (Nguồn: L’Espace).

18



Thư viện của L’Espace không những nhận được sự yêu thích từ các bạn trẻ mà
cịn chiếm được thiện cảm của các phụ huynh. Bạn Nguyễn Thu Hương, sinh viên
Trường đại học Y Hà Nội tỏ ra hứng thú khi nói về thư viện của L’Espace: “Em rất thích
đến đây mỗi khi rảnh rỗi, vì các tài liệu ở đây phong phú và hữu ích, khơng khí dễ chịu
và n tĩnh. Em dễ dàng tìm thấy những cuốn sách phù hợp nhờ sự giúp đỡ của nhân
viên thư viện”.
Khi nhắc đến những thế mạnh nổi bật của L’Espace, không thể bỏ qua hoạt động
dạy tiếng Pháp và tư vấn du học Pháp của Trung tâm. L’Espace mở các khóa học hướng
tới người học ở mọi lứa tuổi, trình độ và có mục đích khác nhau. Trung tâm dành riêng
một khơng gian khép kín cho bộ phận Campus France để tư vấn, định hướng và đồng
hành cùng tất cả những ai có dự định du học tại Pháp.
Đánh giá hiệu quả hoạt động của L’Espace trong thời gian qua, Giám đốc
Labrande cho rằng: “Các chương trình tổ chức tại L’Espace, các chương trình hợp tác
và các dự án mà chúng tơi thực hiện đều mang lại kết quả tốt. Điều quan trọng, chúng
tơi ln nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía cơng chúng Việt Nam và các bộ,
ngành, đơn vị liên quan của đất nước các bạn”.
Các hoạt động sôi nổi tại L’Espace cùng với sự tham gia, ủng hộ của đông đảo
công chúng là minh chứng cho thấy, L’Espace trong hơn 20 năm qua đã góp phần
khơng nhỏ làm vững chắc cây cầu nối giữa hai nền văn hóa Việt - Pháp và rộng hơn là
giữa Việt Nam và cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp.

19


Tổng quan bên ngoài của L'espace

2.1.2. Về triển lãm tranh “Gánh hàng rong và những tiếng rao trên đường phố Hà
Nội”


Triển lãm sắp đặt “Gánh hàng rong và những tiếng rao trên đường phố Hà Nội”
giai đoạn 1925 - 1929 qua tranh và ảnh diễn ra tại số 24 Tràng Tiền, Hà Nội đang thu
20


hút sự khám phá, thích thú của nhiều du khách và những người yêu nghệ thuật tại Hà
Nội. Triển lãm do Trung tâm văn hóa Pháp – L’Espace và Viện Viễn Đông Bác Cổ
(EFEO) tổ chức. Cuộc triển lãm mở cửa miễn phí các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
trong thời gian từ tháng 9 đến hết tháng 10/2019.
“Gánh hàng rong và những tiếng rao trên đường phố Hà Nội” là sự kết hợp tinh
tế giữa ảnh chụp, hiệu ứng âm thanh và các ký họa.
Với mong muốn làm sống lại một Hà Nội thân thương qua hình ảnh những gánh
hàng rong, triển lãm giới thiệu một tập hợp các phác thảo, tranh vẽ và màu nước của 15
sinh viên Trường Mỹ thuật Đơng Dương (trong đó có những người sau này trở thành
những danh họa của Việt Nam như Lê Phổ, Tô Ngọc Vân… ), cùng thầy giáo Ferdinand
de Fénis trong khoảng từ năm 1925 đến 1929. Được biết năm 1928, Viện Viễn Đông
Bác Cổ từng xuất bản một cuốn sách mỏng in hai mặt các ký họa bằng chì và màu nước
về những người bán phở, mía, nước chè, cháo, bánh mì… rong trên các con phố Hà
Nội. 27 tác phẩm nhiếp ảnh đen trắng cùng thời kỳ (từ năm 1925 đến 1929) thuộc bộ
sưu tập của Viện Viễn Đông Bác Cổ cũng được trưng bày trong dịp này. Điều thú vị là,
những người bán rong ngày ấy đều rao để quảng bá món hàng của mình nên qua các ký
âm trên khng nhạc của Ferdinand de Fénis, người xem triển lãm có cơ hội được biết
những tiếng rao từ gần một thế kỷ trước.
Triển lãm không chỉ đem đến cho người xem những hiện vật, tranh ảnh mà cịn
có cả các tiết mục liên quan đến dàn dựng âm thanh. Trong đó có sự tham gia của nghệ
sĩ Đàm Quang Minh, Duy Phương và các nghệ sỹ Đông Kinh cổ nhạc.
Các nghệ sỹ khắc họa một cách tài tình thế giới bé nhỏ của những gánh hàng
rong đang rảo bước khắp các con phố thủ đô, dưới tia nắng đầu tiên trong ngày cùng
các gánh hàng rau quả, kẹo bánh và đồ ăn vặt đa dạng…
Những tác phẩm nhiếp ảnh cùng thời kỳ thuộc bộ sưu tập của Viện Viễn Đông

Bác Cổ cũng được tơn vinh qua một sắp đặt đầy tính tương tác. Khung cảnh cuộc sống
thường nhật của người Hà Nội hiện ra qua các sắp đặt, hộp đèn hay những bức tranh

21


được trình chiếu. Âm thanh từ những tiếng rao nhịp nhàng của những người bán hàng
dạo cũng sẽ góp phần đánh thức ký ức về những hương vị thuở xưa.
2.2. Nội dung triển lãm “Gánh hàng rong và những tiếng rao trên đường phố Hà
Nội và các giá trị mang lại sau triển lãm.
2.2.1. Nội dung cuộc triển lãm
10 bức phác thảo đen trắng được in trên giấy dó, đưa vào trong các hộp treo nhấp nhơ
trên tường, có lắp bóng đèn bên trong để cơng chúng có thể nhìn được cả những vân
giấy dó tuyệt đẹp nổi lên cùng những nét vẽ đầy rung cảm.
Các nghệ sĩ khắc họa tài tình thế giới bé nhỏ của những gánh hàng rong đang rảo bước
khắp các con phố Thủ đô, dưới tia nắng đầu tiên trong ngày cùng các gánh hàng rau
quả, kẹo bánh và đồ ăn vặt đa dạng…

Điểm độc đáo của những bức vẽ nằm ở sự miêu tả đầy hấp dẫn về những món ăn được
bày bán khắp các góc phố và việc nắm bắt nhạc tính trong tiếng rao người bán sử dụng
để mời gọi khách hàng.

22


Không chỉ là tranh, là ảnh quý về gánh hàng rong và những mái chợ truyền thống từ đầu
thế kỷ trước, những tranh ảnh này còn được đưa đến với khán giả theo cách ấn tượng
qua bàn tay sắp đặt của nghệ sĩ nhiếp ảnh trẻ tài năng Duy Phương và phần thu âm tiếng
rao của nghệ sĩ Đàm Quang Minh và nhóm Đơng Kinh cổ nhạc của ơng.
Nhiều tác phẩm nhiếp ảnh đen trắng cùng thời kỳ (từ năm 1925 đến 1929) thuộc bộ sưu

tập của Viện Viễn Đông Bác Cổ cũng được tôn vinh qua một sắp đặt đầy tính tương tác.
Cơng chúng sẽ có cơ hội sống lại bầu khơng khí của những ngày xưa cũ khi băng qua
chiếc cầu thời gian, được kết thành từ 27 bức ảnh đen trắng, tự động thắp sáng khi khán
giả bước qua…
Khung cảnh cuộc sống thường nhật của người Hà Nội được hiện ra qua các sắp đặt, hộp
đèn hay những bức tranh được trình chiếu. Điều thú vị là, những người bán rong ngày
ấy đều rao để quảng bá món hàng của mình nên qua các ký âm trên khng nhạc của
Ferdinand de Fénis, người xem triển lãm có cơ hội được biết những tiếng rao từ gần
23


một thế kỷ trước. Âm thanh từ những tiếng rao nhịp nhàng của những người bán hàng
dạo cũng sẽ góp phần đánh thức ký ức về những hương vị thuở xưa.
Những tiếng rao biến đổi trong dòng chảy một thế kỷ được tái hiện công phu bằng
giọng của các nghệ sĩ; phối trộn cùng tiếng gà gáy sáng, tiếng chim chóc thơn dã, tiếng
mưa, sấm sét, tiếng tàu về ga, tiếng ồn ào phố thị, tiếng còi hàng kem mút dạo một thời
đã xa, tiếng rao bằng loa của thời hiện đại hôm nay...
"Ai mua xôi ra mua"; "Chai xanh chai đỏ, chai bỏ thuốc sâu, dép nhựa, xương trâu
đem ra đổi kẹo; Kẹo này là kẹo đường chính Cuba, ăn vào mát ruột cả nhà khen ngon
nào"; "Mài dao kéo đi"; "Ai bánh chưng, bánh giò, bánh rợm nào"; "Ai kẹo vừng, kẹo
lạc, kẹo dồi nào"; "Ai bánh rán, bánh dầy nào"; "Phớ!"; "Xôi lạc, bánh khúc đây"; "Ai
xôi khúc đơiiiiii"; "Bánh bao nóng đây"...
Thong thả đi giữa những tranh, ảnh gánh hàng rong từ gần một thế kỷ trước và những
tiếng rao thân thương như một điệu hát, nhiều người chắc sẽ tin những tiếng rao này
cũng xứng đáng là một di sản độc đáo trong văn hóa Việt, chẳng kém gì những điệu hát
ru con ngọt ngào.
Những bức ảnh được phủ kính cường lực, cơng chúng được mời gọi bước lên "cây cầu
thời gian" này, nhìn xuống, cúi xuống, ngồi xuống thật gần để khám phá câu chuyện
những gánh hàng rong, những mái chợ xưa xa vắng, lắng nghe câu chuyện cuộc sống
của ơng cha mình.

Cả thế giới của gánh hàng rong từ tranh vẽ, ảnh chụp cho tới những tiếng rao xuyên
suốt một thế kỷ... đang được bày ra trước mắt công chúng. Triển lãm “Gánh hàng rong
và những tiếng rao trên đường phố Hà Nội” diễn ra đến ngày 31/10/2019.
Một triển lãm đặc biệt mà những người bạn Pháp mang đến có lẽ để ngầm chỉ cho
chúng ta biết về một di sản sống rất thú vị mà ta đang có nhưng chưa thật hiểu hết và
tôn vinh đủ: gánh hàng rong và những tiếng rao.
Dưới đây là một vài bức ảnh được lưu lại sau cuộc triển lãm.

24


25


×