Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

thực trạng kiến thức tự tiêm insulin của người bệnh đái tháo đường type2 điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.92 KB, 92 trang )

BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

ĐỀ TÀI:
“THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TỰ TIÊM INSULIN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI
THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
NAM ĐỊNH NĂM 2020”

Chủ nhiệm đề tài

: Trần Thị Bích Đào

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thị Hân

Nam Định, tháng 6 năm 2020


BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

ĐỀ TÀI:
“THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TỰ TIÊM INSULIN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI
THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
NAM ĐỊNH NĂM 2020”


Chủ nhiệm đề tài:

Trần Thị Bích Đào

Thành viên tham gia: Kiều Thị Thu Trang
Trần Thị Huyền

Nam Định, tháng 6 năm 2020


TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Mục tiêu:
(1)

Mơ tả thực trạng kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh đái tháo

đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020. (2) Tìm
hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh đái
tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được
thực hiện trên 117 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại khoa Nội thận tiết
niệu -Nội Tiết- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Những người bệnh này sử
dụng bộ công cụ được thiết kế sẵn để đánh giá kiến thức tự tiêm Insulin.
Kết quả: Tuổi trung bình của người bệnh là 57.65 ± 7.5; tỷ lệ nam/nữ ≈
1.85. Thời gian mắc bệnh trung bình là 6.97 ± 2.9. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức
tự tiêm đạt và khơng đạt lần lượt là 62.4% và 37.6%. Điểm trung bình kiến thức
tự tiêm Insulin của người bệnh là 13.85 ± 3.8 trên tổng 21 điểm. Kiến thức tự
tiêm Insulin có mối liên quan với nơi ở, nghề nghiệp, trình độ học vấn (với
p<0.05). Chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức tự tiêm Insulin với nhóm
tuổi, giới tính, chỉ số BMI, thời gian phát hiện đái tháo đường, thời gian tự tiêm

Insulin, thời gian khám sức khoẻ định kỳ với p >0.05.
Kết luận: Kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh đái tháo đường type 2
tham gia nghiên cứu còn hạn chế.
Từ khóa: kiến thức, tự tiêm Insulin, đái tháo đường type 2.


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn: Ban giám hiệu Trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định, Phòng Quản lý và Nghiên cứu khoa học, Hội đồng xét duyệt
đề tài cấp cơ sở - Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và các thầy cơ của các
Phịng ban, Bộ môn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em rất nhiều trong
quá trình học tập, rèn luyện và nghiên cứu.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn ThS. Đặng Thị Hân, người cô tận tâm
và nhiệt tình, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hồn thành đề tài.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cô trong hội đồng, các thầy cơ đã
giúp đỡ, góp ý chỉnh sửa cho đề tài của em được hoàn thiện nhất.
Và em xin cảm ơn toàn thể cán bộ và nhân viên khoa: Nội Thận Tiết niệu Nội tiết Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định cũng như toàn thể người bệnh tham
gia nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã tạo điều kiện và
ln ở bên em, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và động viên em trong suốt
thời gian làm nghiên cứu.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Nam Định, ngày 30 tháng 6 năm 2020
Sinh viên

Trần Thị Bích Đào


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng

em. Các số liệu sử dụng phân tích trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố
theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong đề tài được phân tích một cách
trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này
chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này!
Nam Định, ngày 30 tháng 6 năm 2020
Sinh viên

Trần Thị Bích Đào


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTĐ

Đái tháo đường

HbA1c

Glycated haemoglobin

IDF

International Diabetes Federation

WHO

World Heath Organization


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Mục tiêu điều trị cho người bệnh đái tháo đường ở người trưởng
thành, khơng có thai................................................................................................ 8
Bảng 1.2: Phân loại Insulin theo thời gian tác dụng........................................................ 10
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu........................................................................................... 23
Bảng 3.1: Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu............................................................... 28
Bảng 3.2: Giới tính của đối tượng nghiên cứu................................................................... 28
Bảng 3.3: Nơi ở của đối tượng nghiên cứu......................................................................... 28
Bảng 3.4: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu........................................................... 29
Bảng 3.5: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu................................................... 29
Bảng 3.6: Tình trạng hơn nhân................................................................................................. 30
Bảng 3.7: Thể trạng của đối tượng nghiên cứu.................................................................. 30
Bảng 3.8: Thời gian khám sức khỏe định kỳ...................................................................... 32
Bảng 3.9: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu trả lời về cách bảo quản thuốc Insulin.....33
Bảng 3.10: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu trả lời về vị trí tiêm........................................ 34
Bảng 3.11: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu trả lời về vị trí thường tiêm nhất...............34
Bảng 3.12: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu trả lời về tác dụng phụ khi tiêm Insulin35
Bảng 3.13: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu trả lời về kỹ thuật tiêm Insulin..................35
Bảng 3.14: Điểm trung bình kiến thức của người bệnh về tự tiêm Insulin.............36
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới, nơi ở và kiến thức tự tiêm
Insulin của người bệnh......................................................................................... 37
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa nghề nghiệp, trình độ học vấn và kiến thức tự
tiêm Insulin của người bệnh............................................................................... 38
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa chỉ số BMI, thời gian phát hiện đái tháo đường,
thời gian tự tiêm Insulin, thời gian khám sức khoẻ định kỳ và kiến
thức tự tiêm Insulin của người bệnh............................................................... 39


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Sơ đồ cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường...................................................... 4
Biểu đồ 3.1: Thời gian phát hiện bệnh của đối tượng NC............................................. 31

Biểu đồ 3.2: Thời gian của tự tiêm Insulin của đối tượng NC..................................... 32
Biểu đồ 3.3: Thực trạng mức độ kiến thức của người bệnh về tự tiêm Insulin .. 36


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................................. 1
MỤC TIÊU........................................................................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................................... 4
1.1. Tổng quan về đái tháo đường......................................................................................... 4
1.1.1. Định nghĩa:................................................................................................................... 4
1.1.2. Nguyên nhân................................................................................................................ 4
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán............................................................................................... 5
1.1.4. Biểu hiện của đái tháo đường................................................................................ 6
1.1.5. Biến chứng.................................................................................................................... 7
1.1.6. Điều trị đái tháo đường............................................................................................ 8
1.2. Tự tiêm Insulin ở người bệnh đái tháo đường.......................................................... 9
1.2.1. Cơ sở sử dụng Insulin............................................................................................... 9
1.2.2. Cấu tạo và tác dụng của Insulin............................................................................ 9
1.2.3. Phân loại Insulin....................................................................................................... 10
1.2.4. Chỉ định và chống chỉ định.................................................................................. 11
1.2.5. Kỹ thuật tiêm Insulin.............................................................................................. 11

1.2.6. Các tác dụng khơng mong muốn, cách xử trí và phịng ngừa khi tiêm
Insulin....................................................................................................................................... 14
1.2.7. Bảo quản Insulin...................................................................................................... 15


1.2.8. Các nghiên cứu về kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh đái tháo
đường type 2 trên thế giới và tại Việt Nam................................................................ 16
1.2.9. Tóm tắt về địa bàn nghiên cứu............................................................................ 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................... 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................... 20
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn................................................................................................ 20
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ................................................................................................... 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:............................................................................. 20
2.3. Thiết kế nghiên cứu:........................................................................................................ 20
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu:................................................................................ 20
2.5. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................................... 21
2.6. Các bước thu thập số liệu.............................................................................................. 21
2.7. Công cụ thu thập số liệu................................................................................................. 22
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá......................................................................................................... 22
2.9. Các biến số nghiên cứu.................................................................................................. 23
2.10. Phương pháp phân tích số liệu.................................................................................. 25
2.11. Vấn đề đạo đức nghiên cứu........................................................................................ 25
2.12. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số....................26
2.12.1. Hạn chế của nghiên cứu...................................................................................... 26
2.12.2. Sai số và biện pháp khắc phục sai số............................................................. 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................. 28
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................................ 28
3.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu........................................................................... 28
3.1.2. Giới tính....................................................................................................................... 28
3.1.3. Nơi ở............................................................................................................................. 28

3.1.4. Nghề nghiệp............................................................................................................... 29
3.1.5. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu.................................................. 29
3.1.6. Tình trạng hơn nhân của đối tượng nghiên cứu............................................ 30
3.2. Đặc điểm sức khỏe của đối tượng nghiên cứu....................................................... 30
3.2.1. Thể trạng của đối tượng nghiên cứu................................................................. 30


3.2.2. Thời gian phát hiện bệnh....................................................................................... 31
3.2.3. Thời gian tự tiêm Insulin....................................................................................... 32
3.2.4. Thời gian khám sức khỏe định kỳ..................................................................... 32
3.3.Thực trạng kiến thức tự tiêm Insulin ở người bệnh đái tháo đường type 2 . 33

3.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức tự tiêm Insulin ở người bệnh đái
tháo đường type 2...................................................................................................................... 37
Chương 4: BÀN LUẬN.............................................................................................................. 41
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................................ 41
4.1.1. Nhóm tuổi và giới.................................................................................................... 41
4.1.2. Nơi ở............................................................................................................................. 42
4.1.3. Trình độ học vấn....................................................................................................... 42
4.1.5. Thời gian phát hiện.................................................................................................. 42
4.2. Thực trạng kiến thức của đối tượng nghiên cứu về tự tiêm Insulin...............43
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh đái
tháo đường type 2...................................................................................................................... 46
4.3.1. Mối liên quan giữa nơi ở và kiến thức tự tiêm Insulin.............................. 46
4.3.2. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức tự tiêm Insulin................47
4.3.3. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức tự tiêm Insulin......47
Chương 5: KẾT LUẬN............................................................................................................... 49
5.1.Thông tin chung về người bệnh:.................................................................................. 49
5.2.Thực trạng kiến thức tự tiêm Insulin.......................................................................... 49
5.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức tự tiêm Insulin....................................... 50

Chương 6: KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒNG THUẬN
PHỤ LỤC 2: BỘ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TỰ
TIÊM INSULIN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE
2 ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH
NĂM 2020
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH THAM GIA NGHIÊN CỨU


THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thơng tin chung
- Tên đề tài: Thực trạng kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh đái tháo đường
type 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020.
-

Nhóm tác giả:
TT

Họ và tên

1

Trần Thị Bích Đào

2

Kiều Thị Thu Trang

3


Trần Thị Huyền

- Người hướng dẫn: ThS. Đặng Thị Hân
2. Mục tiêu đề tài:
Mô tả thực trạng kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh đái tháo đường
type
2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020.
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh
đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.
3. Tính mới và sáng tạo:
Tại Nam Định, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về kiến thức tự tiêm Insulin của
người bệnh đái tháo đường type 2. Do đó, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần
đánh giá thực trạng kiến thức và nâng cao kiến thức tự tiêm Insulin của người
bệnh đái tháo đường type 2.
4. Kết quả nghiên cứu:
Tuổi trung bình của người bệnh là 57.65 ± 7.5; tỷ lệ nam/nữ ≈ 1.85. Thời gian
mắc bệnh trung bình là 6.97 ± 2.9. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức tự tiêm đạt và
khơng đạt lần lượt là 62.4% và 37.6%. Điểm trung bình kiến thức tự tiêm Insulin
của người bệnh là 13.85 ± 3.8 trên tổng 21 điểm. Kiến thức tự tiêm Insulin có
mối liên quan với nơi ở, nghề nghiệp, trình độ học vấn (với p <0.05). Chưa tìm
thấy mối liên quan giữa kiến thức tự tiêm Insulin với nhóm tuổi, giới tính, chỉ số


BMI, thời gian phát hiện đái tháo đường, thời gian tự tiêm Insulin, thời gian
khám sức khoẻ định kỳ với p >0.05.


5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp
chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu
(nếu có): .............................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Nam Định, ngày…….tháng…….năm…….
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Nam Định, ngày……..tháng….…năm…...
Xác nhận của Nhà trường

Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi
rõ họ tên)


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là một bệnh nội tiết chuyển hóa thường
gặp nhất và là một bệnh khơng lây nhiễm phổ biến nhất trên tồn cầu. Bệnh đái
tháo đường đang được coi là một trong những vấn đề sức khỏe của thế kỷ 21
[22]. Cùng với sự phát triển của kinh tế thì bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng
nhanh trên thế giới. Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF)

năm 2018 cho thấy: Trên thế giới có khoảng 425 triệu người trong độ tuổi 20-79
mắc bệnh đái tháo đường trong đó có trên 90% mắc đái tháo đường type 2 [31].
Theo ước tính đến năm 2045 trên thế giới có khoảng 629 triệu người sống chung
với bệnh này, đáng chú ý, chi phí y tế tiếp tục tăng 12% chi phí y tế tồn cầu dành
riêng cho điều trị bệnh đái tháo đường trong đó chiếm đa số là ảnh hưởng tới điều
trị các biến chứng [31]. Châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đái tháo
đường với hơn 60% số người mắc bệnh trên toàn cầu, tập trung nhiều nhất ở hai
nước Trung Quốc và Ấn Độ [34].


Việt Nam, đái tháo đường đang có chiều hướng gia tăng theo thời gian và

theo mức độ phát triển kinh tế cũng như đơ thị hóa. Năm 2013, theo kết quả cơng
bố của “Dự án phịng chống Đái tháo đường Quốc gia” do Bệnh viện Nội tiết
Trung ương thực hiện năm 2012 trên 11.000 người trong độ tuổi từ 30-69 tại 6
vùng gồm: Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung,
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo
đường là 5.7% (tỷ lệ mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ là 7.2%, thấp nhất là Tây
Nguyên 3.8%). Năm 2015, cả nước có khoảng 3.5 triệu người đái tháo đường và
dự kiến đến năm 2040 sẽ là 6.1 triệu người. Cứ 10 người có 6 người bị biến
chứng do đái tháo đường [28].
Đái tháo đường thường gây nhiều biến chứng cấp và mạn tính dẫn đến tử
vong hoặc tàn phế cho người bệnh [36]. Trong điều trị đái tháo đường, ngoài việc
thực hiện chế độ ăn, luyện tập thể lực và thuốc viên hạ glucose máu thì tiêm
Insulin có vai trị quan trọng [36], [26]. Insulin là một trong các thuốc điều trị đái
tháo đường giúp giảm đường máu hiệu quả nhất được chỉ định tuyệt đối cho
1


người bệnh ĐTĐ type 1, ĐTĐ thai kỳ, ĐTĐ type 2 (khi người bệnh đã thay đổi

chế độ ăn, luyện tập và dùng các thuốc viên điều trị ĐTĐ mà khơng kiểm sốt
được đường máu) và một số trường hợp khác. Theo báo cáo khảo sát, đánh giá
việc tiêm Insulin ở người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú của Bệnh viện
quận Tân Phú (2019), người bệnh sử dụng Insulin có xu hướng tự tiêm bằng bơm
tiêm là chủ yếu (75%). Trong đó, người bệnh dưới 60 tuổi có tỉ lệ tự tiêm cao hơn
người bệnh trên 60 tuổi [1]. Vấn đề tự tiêm Insulin ở người bệnh đái tháo đường
type 2 luôn là mối quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu bởi tỷ lệ người bệnh
có kiến thức về tự tiêm Insulin chưa cao hay tỷ lệ người bệnh tự tiêm đúng kỹ
thuật vẫn còn thấp. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Vân thực
hiện trên 40 người bệnh đái tháo đường type 2 chỉ có 27.3% người bệnh tự tiêm
đúng kỹ thuật [20]. Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Lệ Thanh thực hiện trên 81
người bệnh đái tháo đường type 2 chỉ có 33.3% người bệnh tự tiêm đúng kỹ thuật
[17].
Xuất phát từ vấn đề trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Thực trạng kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh đái tháo đường type 2 điều
trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020.”

2


MỤC TIÊU
1.

Mô tả thực trạng kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh đái tháo

đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020.
2.

Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức tự tiêm Insulin của


người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam
Định.

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa:
Theo Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF) 2017: “Đái tháo đường là một
nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết
tiết Insuline, khiếm khuyết hoạt động của Insuline, hoặc cả hai. Tăng glucose
máu mạn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy
nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu” [27].
1.1.2. Nguyên nhân [10]
Đái tháo đường type 1: do nguyên nhân tự miễn, các tế bào β của tuyến tụy
bị phá hủy bởi chất trung gian miễn dịch, xuất hiện các tự kháng thể (tự kháng thể
kháng tế bào đảo tụy, tự kháng thể kháng Insulin, tự kháng thể kháng GAD –
glutamic acid decarboxylase), thường gặp ở người < 30 tuổi, bắt buộc phải điều
trị bằng Insulin.
Đái tháo đường type 2: có tính chất gia đình, do kháng Insulin đi kèm với
thiếu hụt Insulin tương đối, thường gặp ở người > 30 tuổi, điều trị có thể bằng chế
độ ăn, thuốc hạ đường huyết dạng uống và/hoặc Insulin.
Đái tháo đường thai kỳ: tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết xảy ra trong
thời kỳ mang thai.

Hình 1.1. Sơ đồ cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường
4



Các tình trạng tăng đường huyết khác: có thể do giảm chức năng tế bào β do
khiếm khuyết gen, đái tháo đường ty lạp thể, giảm hoạt tính Insulin do khiếm
khuyết gen, bệnh lý tuyến tụy như viêm tụy, sỏi tụy, ung thư tụy..., một số bệnh
nội tiết như to các viễn cực, hội chứng Cushing, do dùng thuốc, hóa chất, tình
trạng nhiễm khuẩn.
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đốn
Theo tiêu chuẩn chấn đoán được Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ và Bộ Y
tế Việt Nam, người bệnh được chẩn đoán là đái tháo đường khi có một trong bốn
tiêu chuẩn sau [8], [23]:
a)

Glucose huyết tương lúc đói (fastingplasmaglucose:FPG) ≥126mg/dL

(hay 7 mmol/L). Người bệnh phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống
nước lọc, nước đun sơi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ
8 -14 giờ), hoặc:
b)

Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp

glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥200 mg/dL (hay
11.1 mmol/L). Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện
theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Người bệnh nhịn đói từ nửa đêm trước
khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa
tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó người bệnh
ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.
c)

HbA1c ≥ 6.5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở


phịng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
d)

Ở người bệnh có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc

mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥200 mg/dL (hay 11.1 mmol/L).
Nếu khơng có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu nhiều,
uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán a, b,
d ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực
hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày. Trong điều kiện
thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán
đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần ≥126mg/dL
5


(hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa quốc
tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ.
1.1.4. Biểu hiện của đái tháo đường [10]
1.1.4.1. Lâm sàng
Đái tháo đường type 1: tiến triển nhanh với các biểu hiện lâm sàng rầm rộ,
gồm: Bốn triệu chứng kinh điển: đái nhiều cả về số lần và số lượng, uống nhiều
và luôn cảm thấy khát, ăn nhiều và ln cảm thấy đói, sụt cân nhiều trong thời
gian ngắn mà khơng giải thích được. Các biểu hiện khác: tê các chi, đau chân;
mệt nhọc; nhìn mờ; nhiễm trùng nặng, tái diễn; giảm ý thức, buồn nôn, nôn hoặc
hơn mê.
Đái tháo đường type 2: có thể hồn tồn khơng có triệu chứng hoặc triệu
chứng khơng đáng kể trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán bệnh. Các biểu
hiện có thể gặp: đái nhiều, khát nước, cảm giác đói và ăn nhiều, sụt cân không rõ
lý do; tê chân tay, đau chân, nhìn mờ; nhiễm trùng nặng hoặc hay tái diễn; giảm ý

thức hoặc hơn mê nhưng ít gặp hơn type 1.
1.1.4.2.Cận lâm sàng
Các xét nghiệm để khẳng định đái tháo đường (chẩn đoán xác định):
Xét nghiệm đường máu lúc đói (8 giờ sau bữa ăn gần nhất) ≥ 7.0mmol/l
(126mg/dl), làm ít nhất 2 lần.
Xét nghiệm đường máu ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày ≥ 11.1mmol/l
(200mg/dl), có kèm theo các triệu chứng lâm sàng như tiểu nhiều, uống nhiều và
sụt cân khơng giải thích được.
Xét nghiệm đường máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường máu (sau
khi cho uống 75g glucose) ≥ 11.1mmol/l (200mg/dl).
Trường hợp kết quả xét nghiệm đường máu: 110mg/dl < Đường máu <
126mg/dl, cần làm nghiệm pháp tăng đường máu để xác định.
Các xét nghiệm để theo dõi điều trị:
Đường máu lúc đói và đường máu sau ăn 2 giờ, HbA1c (glycated
haemoglobin) lúc mới chẩn đoán bệnh và mỗi 3 tháng một lần (bình thường: 4.0
– 6.0 %).

6


Sinh hóa máu (creatinin, cholesterol, tryglicerid, HDL-C, LDL-C) lúc mới
chẩn đốn và mỗi 3 tháng một lần.
Nước tiểu: 10 thơng số làm thường quy, microalbumin niệu ngay tại thời điểm
chẩn đoán với đái tháo đường type 2 và sau 5 năm với đái tháo đường type 1.

Các xét nghiệm khác: ghi điện tim lần đầu chẩn đoán và mỗi 6 tháng, siêu
âm doppler mạch cảnh, mạch chân lúc mới chẩn đốn và khi nghi ngờ có tổn
thương, chụp tim phổi lúc mới chẩn đốn và khi nghi ngờ có tổn thương, khám
mắt lúc mới chẩn đoán và sau mỗi năm, khi có tổn thương mắt khám lại mỗi 3
đến 6 tháng.

1.1.5. Biến chứng [10]
Ba biến chứng cấp tính có thể gặp là:
-Hôn mê do toan ceton (nguy cơ tử vong cao)
-Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu (nguy cơ tử vong cao)
-Hạ đường huyết do dùng thuốc quá liều hoặc sai lầm về ăn uống, có thể
dẫn đến hơn mê nếu khơng được xử trí.
Các biến chứng mạn tính bao gồm:
-Biến chứng mạch máu lớn: xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu
cơ tim, tắc động mạch chi, tắc động mạch não, tăng huyết áp.
-Biến chứng mạch máu nhỏ: gây nên các tổn thương ở mắt (bệnh võng
mạc, đục thủy tinh thể, glocom), tổn thương thận (gây suy thận), tổn thương thần
kinh (trên thần kinh tự động tim gây rối loạn nhịp tim, trên thần kinh tự động tiêu
hóa gây rối loạn vận động ống tiêu hóa, trên thần kinh tự động tiết niệu-sinh dục
gây rối loạn tiểu tiện, rối loạn cương dương ở nam giới, rối loạn kinh nguyệt ở nữ
giới, trên thần kinh vận mạch gây rối loạn tiết mồ hôi (tăng ở vùng mặt và thân,
giảm ở nơi xa gốc chi dễ gây loét chân), trên thần kinh ngoại vi gây dị cảm, giảm
hoặc mất cảm giác tiếp xúc, đau các chi,...
-Biến chứng nhiễm khuẩn: do các tổn thương mạch máu và thần kinh làm
giảm sức đề kháng của cơ thể dễ dẫn đến nhiễm các loại virus, vi khuẩn, nấm với
các tổn thương viêm, nhiễm khuẩn răng miệng, hô hấp, tiết niệu, ổ bụng,...
-Loét bàn chân do đái tháo đường: kết hợp nhiều yếu tố như rối loạn cảm
giác, giảm vận động do biến chứng tổn thương thần kinh, giảm tưới máu do biến
7


chứng tổn thương mạch máu, chấn thương, nhiễm trùng,...
1.1.6. Điều trị đái tháo đường
Theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế năm 2017 mục tiêu điều trị [8]:
Mục tiêu điều trị ở các cá nhân có thể khác nhau tùy tình trạng của người
bệnh. Mục tiêu điều trị có thể nghiêm ngặt hơn: HbA1c <6.5% (48 mmol/mol)

nếu có thể đạt được và khơng có dấu hiệu đáng kể của hạ đường huyết và những
tác dụng có hại của thuốc: Đối với người bị bệnh đái tháo đường trong thời gian
ngắn, bệnh ĐTĐ type 2 được điều trị bằng thay đổi lối sống hoặc chỉ dùng
metformin, trẻ tuổi hoặc không có bệnh tim mạch quan trọng. Ngược lại, mục
tiêu điều trị có thể ít nghiêm ngặt (nới lỏng hơn): HbA1c < 8% (64 mmol/mol)
phù hợp với những người bệnh có tiền sử hạ glucose huyết trầm trọng, lớn tuổi,
các biến chứng mạch máu nhỏ hoặc mạch máu lớn, có nhiều bệnh lý đi kèm hoặc
bệnh ĐTĐ trong thời gian dài và khó đạt mục tiêu điều trị. Nếu đã đạt mục tiêu
glucose huyết lúc đói. Nhưng HbA1c cịn cao, cần xem lại mục tiêu glucose
huyết sau ăn, đo vào lúc 1-2 giờ sau khi người bệnh bắt đầu ăn.
Bảng 1.1: Mục tiêu điều trị cho người bệnh đái tháo đường
ở người trưởng thành, khơng có thai

Mục tiêu
HbA1c
Glucose huyết tương mao mạch lúc
đói, trước ăn
Đỉnh Glucose huyết tương mao mạch
sau ăn 1-2 giờ
Huyết áp

Lipid máu


1.2. Tự tiêm Insulin ở người bệnh đái tháo đường
1.2.1. Cơ sở sử dụng Insulin [5]
Người bệnh đái tháo đường type 1 phụ thuộc vào Insulin ngoại sinh để tồn
tại. Ngược lại, người bệnh đái tháo đường type 2 không phải phụ thuộc vào
Insulin ngoại sinh tồn tại. Nhưng sau một thời gian mắc bệnh, nếu không ổn định
tốt glucose máu, nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 giảm sút khả năng sản

xuất Insulin, đòi hỏi phải bổ sung Insulin ngoại sinh để kiểm soát glucose máu
một cách đầy đủ. Sử dụng Insulin để đạt được hiệu quả kiểm sốt chuyển hố
glucose tốt nhất địi hỏi sự hiểu biết về khoảng thời gian tác dụng của các loại
Insulin khác nhau.
1.2.2. Cấu tạo và tác dụng của Insulin [16]
*Cấu tạo:
-Insulin là hormon do các tế bào bêta của đảo Langerhans tuyến tụy tiết ra,
được cấu tạo bởi hai chuỗi polypeptid gồm chuỗi A có 21 acid amin và chuỗi B
có 30 acid amin. Hai chuỗi này nối với nhau bằng cầu disulfid. Khi hai chuỗi này
tách ra thì hoạt tính sẽ bị mất. Sự khác biệt giữa Insulin người, lợn và bị là các
acid amin có vị trí 8, 9, 10 của chuỗi A. Cơng thức hóa học: C 257H383N65O77S6 ,
trọng lượng phân tử 5.808.
*Tác dụng:
Insulin điều hòa đường huyết tại các mơ đích chủ yếu là gan, cơ và mỡ.
Tác dụng của Insulin tại gan:
-Ức chế thủy phân glycogen (ức chế phosphorylase )
-Ức chế chuyển acid béo và acid amin thành keto acid
-Ức chế chuyển acid amin thành glucose
-Thúc đẩy dự trữ glucose dưới dạng glycogen
-Làm tăng tổng hợp triglycerid và VLDL
Tác dụng của Insulin tại cơ vân:
-Làm tăng tổng hợp protein, tăng nhập acid amin vào các tế bào
-Làm tăng tổng hợp glycogen, tăng nhập glucose vào các tế bào
Tác dụng của Insulin tại mô mỡ:
9


-Làm tăng dự trữ triglycerid và làm giảm acid béo tự do trong tuần hoàn.
1.2.3. Phân loại Insulin [6]:
1.2.3.1.Theo nguồn gốc:

- Từ động vật: tụy của bị, lợn có khác biệt một chút về cấu trúc so với Insulin ở
người. Ngày nay, đã được tinh chế bằng phương pháp sắc ký có độ tinh khiết cao.
Phổ biến là 2 loại: Actrapid beef và Lent beef.
- Insulin “người” bằng các phương pháp bán tổng hợp từ Insulin lợn, tái tổ hợp
gen và Insulin analogue.
1.2.3.2. Theo tác dụng
Bảng 1.2: Phân loại Insulin theo thời gian tác dụng
Loại Insulin
Tác dụng
nhanh

Tác dụng
thường
Tác dụng
trung gian

Hỗn hợp

Insulin nền


1.2.4. Chỉ định và chống chỉ định [6]
Chỉ định:
-

ĐTĐ type 1

-

ĐTĐ type 2:


+

+

Thất bại với thuốc viên hạ đường máu.

+

Hôn mê tăng đường máu: tăng áp lực thẩm thấu, nhiễm toan Ceton.

Có biến chứng cấp tính cần kiểm sốt đường máu nhanh và tốt: nhồi

máu cơ tim, tai biến mạch não, nhiễm trùng nặng,…

+

+

ĐTĐ có chống chỉ định thuốc uống: Xơ gan, suy thận.

+

Chuẩn bị phẫu thuật đại phẫu, cần kiểm sốt đường máu nhanh.

Có tình trạng tăng đường máu (ngộ độc đường): chỉ số đường máu lúc

mới phát hiện bao gồm glucose đói > 16.5 mmol/l; HbA1c > 10%.
-


ĐTĐ thai kỳ, ĐTĐ do viêm tụy mãn.

Chống chỉ định
- Mẫn cảm với thuốc Insulin và/hoặc các thành phần của Insulin.
1.2.5. Kỹ thuật tiêm Insulin:
Có 2 phương pháp tiêm: Sử dụng bơm tiêm và sử dụng bút tiêm. Mỗi
phương pháp có các bước tiến hành và dụng cụ riêng nhưng đều phải đảm bảo
các nguyên tắc chung sau [13]:
Nguyên tắc 1: Ở mỗi vị trí tiêm, da phải được giữ sạch, cơ bắp và lớp mỡ
dưới da vùng tiêm phải hoàn tồn bình thường -đây là điều kiện để Insulin hấp
thu tốt.
Nguyên tắc 2: Các vị trí đều phải được sử dụng luân chuyển.
Nguyên tắc 3: Nếu sử dụng từ 2 mũi tiêm trở lên trong một ngày thì phải
tiêm các vị trí ở các vùng khác nhau. Khi tất cả các vị trí trong vùng đã sử dụng
hết mới chuyển sang các vùng khác.

11


×