Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

báo cáo thực tập công tác chuyên môn tại bệnh viên đa khoa tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 115 trang )

Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
1


TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….





Báo cáo tốt nghiệp

Đề tài:




Công tác chuyên môn tại ở Bệnh viện đa khoa
tỉnh Bình Định, Sở Y tế Bình Định,












Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
2



LỜI MỞ ĐẦU


Qua thời gian thực tế gần 2 tháng tại các cơ sở y tế ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định, em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế
nhà trường mình chưa được biết.
Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết xin chân thành cảm
ơn các thầy cô giáo trong khoa Dược cũng như các thầy cô giáo ở các bộ môn khác
trực thuộc đại học Y Dược Huế đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ
bản, đồng thời tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Bên cạnh đó, em xin
gửi lời cám ơn chân thành đến các cô chú, anh chị đang công tác ở Bệnh viện đa
khoa tỉnh Bình Định, Sở Y tế Bình Định, Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm – mỹ
phẩm Bình Định và Công ty cổ phần Dược – TBYT Bình Định Bidiphar đã giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế
nên không tránh khỏi những sai sót. Em mong các thầy cô chỉ bảo thêm giúp em
hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
3


PHẦN I
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHOA DƯỢC

A. KHÁI QUÁT:

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định nằm ngay trung tâm thành phố Quy Nhơn, là một
trong những bệnh viện lớn của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Với quy mô
hơn 670 giường bệnh, được xây dựng khang trang, đầu tư nhiều trang thiết bị y tế
hiện đại như máy cộng hưởng từ, CT đa lát cắt, X-quang cao tần, máy tán sỏi, đo độ
loãng xương… BVĐK tỉnh đã có 998 cán bộ trong đó có 1 tiến sĩ, 13 bác sĩ chuyên
khoa cấp II, 27 thạc sĩ, 56 bác sĩ chuyên khoa cấp I…. Bệnh viện đã và đang góp
phần đáp ứng các nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân trong và
ngoài tỉnh. Hiện nay bệnh viện đang không ngừng phát triển cả về cơ sở hạ tầng lẫn
lực lượng cán bộ y tế để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu khám chữa bệnh của mọi
người.


Nhắc đến BV, không thể không kể đến vai trò của của Khoa Dược - một bộ phận
không thể thiếu của BV. Khoa Dược bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định có một vị trí
quan trọng trong công tác phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân. Cũng như các
bộ phận khác trong bệnh viện, Khoa dược là một tổ chức chặt chẽ gồm nhiều tổ nhỏ
với nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau:
- Là nơi tiếp nhận và bảo quản thuốc cũng như tồn trữ thuốc trong các kho.
Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
4


- Cung cấp thuốc cho cả bệnh viện: Nội trú, Ngoại trú, BHYT,…
- Cung cấp thiết bị y dụng cụ, vật tư, hoá chất, bông băng
- Làm công tác dược lâm sàng
- Tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc đối với các bác sĩ và bệnh nhân…
* Khoa Dược bao gồm các bộ phận:
 Kho chẵn
 Kho lẻ
 Kho hoá chất, VTTH
 Bộ phận kế toán, dự trù, tiếp liệu
 Nhà thuốc Bệnh viện
 Bộ phận Dược chính, thông tin, Dược lâm sàng.

* So với các bệnh viện lớn trong cả nước, khoa dược BV Đa Khoa tỉnh Bình Định có
số lượng dược sĩ tương đối ít, với tổng số hơn 39 nhân viên gồm: 4 DSĐH, 28
DSTH, 2 dược tá, 5 nhân viên kế toán tài chính ( Khoa hiện có 03 DSTH đang đi
học lên DSĐH và 1 DSĐH đang đi học cao học ) được phân bố vào các kho phòng
như sau
Phòng hành chính( dự trù- tiếp liệu- DC): 8 người
Kho chẵn: 2 người
Ngoại trú: 3 người
Kho thuốc viên-thuốc gây nghiện HTT: 5 người
Kho thuốc tiêm: 4 người
Kho hoá chất VTTH: 2 người
Bộ phận Dược chính: 2 người
Các kho còn lại có 4 người






Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
5































Trưởng khoa
Phó khoa + P.T nhà thuốc
Công đoàn
ĐD Trưởng
Kế
hoạch,
dự trù
Tiếp
liệu
Dược chính
DLS
Quản lí mạng
Kho VTTH
Hóa chất
Thống kê
Kho lẻ
thuốc tiêm
Kho lẻ dịch
truyển
CKDN
Kho lẻ thuốc
gây nghiện HTT
– thuốc viên
Kho lẻ thuốc ngoại
trú TE < 6 tuổi
Thu vỏ lọ

GN + HTT
Nhà
thuốc
Kho
chẵn
thuốc
Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
6

B. CÔNG TÁC CUNG ỨNG VÀ XUẤT NHẬP THUỐC Y- DỤNG CỤ:

1.Kho chính:
1.1. Khái
quát kho chính
Nhiệm vụ :
- Bảo quản, dự trữ các loại thuốc, hóa chất và y dụng cụ.
- Dự trù, xuất nhập hàng hóa chính xác, kịp thời, quản lý tốt số lượng hàng hóa
luân chuyển trong kho
- Đảm bảo cung ứng thuốc, hóa chất, y dụng cụ, bông băng…cho các khoa phòng,
kho cấp phát lẻ, quầy thuốc BHYT ngoại trú một cách đầy đủ, kịp thời, đáp ứng yêu
cầu điều trị.
Sơ đồ hệ thống kho chính










1.2. Công tác cung ứng và xuất nhập thuốc – y dụng cụ ở kho chính.
1.2.1.Công tác nhập thuốc:
1.2.1.1. Lập dự trù thuốc trong năm và tổ chức đấu thầu
+ Tất cả các thuốc dùng trong bệnh viện được nhập vào theo hình thức đấu thầu(
chào mời cty, DM đấu thầu)
+ Số lần đấu thầu: 1 năm/ lần, thường tiến hành vào tháng 3 hàng năm.
+ Căn cứ vào nhu cầu và định mức của bệnh viện, khoa dược (chủ yếu là bộ phận
kho chính) lập kế hoạch dự trù hóa chất, vật tư y tế tiêu hao hàng năm theo đúng
mẫu quy định, tùy thuộc vào:
Kho chẵn- thuốc
Kho chẵn Vật tư tiêu
hao-HC
Kho lẻ thuốc
viên-Độc
HTT
Kho lẻ
thuốc
tiêm

Dịch
truyền-CK
dùng ngoài
Kho lẻ

ngoại
trú


Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
7

 Khả năng kinh phí
 Cơ cấu thuốc dùng
 Danh mục thuốc dùng trong bệnh viện do Bộ Y Tế quy định, danh mục thuốc Bảo
Hiểm cho phép.
 Trưởng khoa Dược tổng hợp, xét duyệt xem thử cân đối hay chưa và ký xác
nhận đồng ý
 Gởi lên Ban Giám Đốc bệnh viện ký duyệt
 Danh mục thuốc được gởi lên Sở Y Tế xem xét .
 Cuối cùng Bệnh viện sẽ báo cáo danh mục cho các công ty sẽ đấu thầu
khoảng nửa tháng trước ngày đấu thầu làm cơ sở cho việc đấu thầu.
 Thực hiện đấu thầu mặt hàng và thường thì có nhiều công ty trúng thầu vì mỗi
công ty chỉ có khả năng cung ứng một loại sản phẩm nhất định.
 Riêng đối với y dụng cụ được nhập vào theo hình thức chào hàng cạnh tranh,
số lần làm hợp đồng là 3-4 lần/năm.
 Ngoại lệ là nhu cầu cần không có trong DM, BV sẽ tiến hành đề nghị mua
ngoài thầu, cụ thể là xin ít nhất 3 loại báo giá rồi so sánh bảng giá nào rẻ nhất( có
SĐK,nước sản xuất, HD… rõ ràng) sau đó tiến hành mua về.Lưu ý khi mua ngoài
thầu nếu mức chi vượt quá 100tr thì phải có bảng giải trình rõ ràng.
 BV Đa Khoa tỉnh BĐ khác những nơi khác ở chỗ bảng dự trù thuốc bao gồm
các mục: tên thuốc, hàm lượng, đơn vị, dự trù, đơn giá, thành tiền, số lượng duyệt,
người duyệt.Điều này sẽ giúp BV quản lý chặt chẽ ngay từ nguồn cung cấp đầu vào.

1.2.1.2 Quy trình nhập thuốc:
a)Bộ hồ sơ nhập bao gồm:
 2 biên bản nghiệm thu, kiểm nghiệm

 Hóa đơn đỏ
 Phiếu giao hàng
 Sau khi đấu thầu, hàng tháng dựa vào hàng tồn kho, nhu cầu sử dụng tháng
trước mà mỗi người quản lý chính ở mỗi kho (thủ kho) sẽ lập bản dự trù. Tất cả bản
dự trù này sẽ được trưởng kho chính tổng hợp lại, phân loại sắp xếp các mặt hàng
tương ứng với các công ty cung ứng. Bảng dự trù được làm theo hình thức gối nhau.
 BV Đa Khoa tỉnh BĐ không mua thuốc 1 tháng mà mua 15 ngày để trong quá
trình sử dụng BV không bị tồn đọng tiền nhiều trong thuốc, bị nợ,nếu mua ít thì nợ
Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
8

sẽ ít, điều này là vì lợi ích kinh tế của BV. Tuy nhiên điều này cũng gây ra 1 số khó
khăn cho BV khi phải mua thuốc tân dược hay những thuốc nhập khẩu nhiều lúc
không có hàng thì BV không chủ động được.
 BV Đa Khoa tỉnh BĐ mua thuốc theo dự trù thuốc thông thường
VD: dùng cho tháng 4 thì cán bộ kho sẽ làm bản dự trù vào khoảng cuối tháng 3.
Nhưng đôi khi BV có nhu cầu tăng đột biến, nhu cầu của 15 ngày đầu khác 15 ngày
sau, buộc BV phải mua thêm thuốc, lúc này BV sẽ tiến hành mua bổ sung.
 Sau khi làm xong bảng dự trù, cán bộ kho chuyển lên khoa Dược xem cân đối
chưa và bảng dự trù phải có chữ ký của người lập, DS dự trù, quản lý khoa
dược,trưởng khoa hoặc phó trưởng khoa, kế toán thuộc phòng tài chính( làm tại khoa
dược), trưởng phòng kế toán, BS trong tổ giám sát. Sau đó bảng dự trù được chuyển
lên Ban giám đốc Bệnh Viện ký.
 Sau khi có chữ ký của Ban chủ nhiệm khoa Dược và Giám đốc bệnh viện, bảng
dự trù sẽ được cán bộ theo dõi chứng từ của phòng tiếp liệu fax cho các công ty. Các
công ty tiến hành nhập hàng.
Lưu ý đối với thuốc gây nghiện, hướng thần:
- Thuốc gây nghiện, hướng thần được lập dự trù cả năm chứ không lập dự trù tháng.

Thủ kho phải cân đối thông qua số lượng loại thuốc dùng năm trước mà ước lượng.
Tốt nhất là không nên thiếu, nên dự trù dư 20 – 30% so với số lượng dự kiến bởi vì
khi thiếu thì việc lập dự trù bổ sung sẽ khó khăn hơn so với thuốc thường. Sau khi
thông qua BGĐ, bản dự trù này gởi trực tiếp cho phòng nghiệp vụ Dược-Sở Y Tế
BĐ trước ngày 25/12 hàng năm để xét duyệt.

- Thuốc gây nghiện, hướng thần không tổ chức theo hình thức đấu thầu mà được
SYT chỉ định, thường do chính khoa Dược Bệnh viện đề xuất. Theo thực thế tham
khảo thì những năm gần đây, các thuốc thuộc danh mục thuốc gây nghiện, hướng
thần do công ty Dược Bình định (Bidiphar) cung cấp.
b)Quy trình nhập thuốc:
 Đầu tiên, đại diện của công ty giao hàng phải viết “Giấy Mời” gởi lên bộ phận
Thống Kê Dược, phòng Tài Chính Kế Toán của bệnh viện đến nghiệm thu thuốc.
 Mỗi lần nhập thuốc hoặc y dụng cụ vào trong kho, cần phải thành lập một “Hội
đồng nghiệm thu”, kiểm tra số lượng thuốc, đối chiếu với “Hóa đơn đỏ” các thông
tin ghi trên sản phẩm gồm: Tên thuốc, số lô, nước sản xuất, thành tiền, và quan trọng
là phải kiểm tra hạn sử dụng. Các thuốc nhập vào kho phải có hạn dùng tối thiểu là
01 năm, trong trường hợp đặc biệt cần nhập một loại thuốc quan trọng, thuốc hiếm,
Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
9

thuốc cần gấp nhưng thuốc này lại có hạn dùng dưới 01 năm, thì cán bộ kho phải
làm một bản tờ trình viết bằng tay và có chữ ký của Giám đốc bệnh viện thì thuốc đó
mới được phép nhập vào kho. Sau đó làm phiếu nghiệm thu, có chữ ký của các bên
liên quan
 Cán bộ thống kê dược mang “hóa đơn đỏ” và phiếu nghiệm thu về phòng nhập
vào dữ liệu trong máy tính và in “phiếu nhập kho”.
 Dữ liệu được chuyển về lại máy tính của kho chính và “phiếu nhập kho” được gởi

về lại cho kho chính.
 Tiến hành nhập kho.
 Sau khi nhận hàng xong, cán bộ kho phải ghi rõ số hàng thực nhập, tình trạng
chất lượng của hàng hóa vào sổ nhập kho.
Một số điểm chú ý:
- Khi nhập thuốc phải có “hóa đơn đỏ” ghi rõ : Tên thuốc, nước sản xuất, số lượng,
đơn giá, thành tiền. Sau khi bộ phận thống kê dược nhập vào máy tính và in phiếu
nhập kho gởi cho kho chính. Hóa đơn đỏ sẽ được chuyển lên phòng tài vụ của bệnh
viện, có trách nhiệm thanh toán tiền cho các công ty.
- Chỉ khi nào nhận được phiếu nhập kho, kho chính mới được nhập hàng.
- Đối với thuốc gây nghiện người nhận phải là Dựơc Sĩ Đại Học.
- Khi nhập kho phải chú ý đến hạn dùng, các thuốc phải có hạn dùng trên nhãn tới
từng đơn vị bao gói nhỏ nhất, phải có nhãn ghi hạn dùng của thuốc trên từng kiện
hàng.
1.2.2. Công tác xuất thuốc:
 Kho chính chịu trách nhiệm xuất thuốc cho hệ thống cấp phát thuốc lẻ (kho lẻ)
của khoa Dược.Khoa lẻ sẽ nhận thuốc 5 ngày 1 lần theo nhu cầu
 Ngoài ra, kho còn cấp phát trực tiếp thuốc cho một số phòng chức năng như:
phòng mổ tim, trung tâm huyết học, một số phòng xét nghiệm; cấp phát trực tiếp y
dụng cụng cho các khoa phòng.
Quy trình xuất thuốc:
- Kho lẻ làm phiếu lĩnh thuốc gửi cho kho chính
- Sau khi nhận được phiếu lĩnh thuốc, thủ kho kiểm tra xem phiếu có đúng
theo mẫu quy định không, đối chiếu các mặt hàng xin lĩnh có trong danh mục của
kho và số lượng xin lĩnh có phù hợp với số lượng tồn kho không. Nếu phù hợp, ghi
rõ số lượng thực cấp vào phiếu lĩnh thuốc
Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
10


- Giao hàng: khi giao hàng phải thực hiện theo nguyên tắc: “3 kiểm tra, 3 đối
chiếu”. Cả bên giao và bên nhận đều có trách nhiệm kiểm tra hàng
- Chỉ xuất những gì có trong phiếu, không được thay đổi nếu không có sự
đồng ý của bên nhận
- Xuất hàng theo nguyên tắc FIFO, FEFO
- Người cấp ký tên xác nhận và lưu phiếu lĩnh thuốc.
Đối với trường hợp y dụng cụ:
- Phiếu lĩnh y dụng cụ sẽ do mỗi khoa phòng trong bệnh viện có nhu cầu lập ra.
Khi lập phải ghi thành 3 bản giống nhau (khoa giữ 1 bản, kho giữ 1 bản và phòng
Tài vụ giữ 1 bản). Căn cứ vào số hàng hóa có trong kho, thủ kho sẽ viết số lượng
thực cấp, sau đó phiếu được gửi lên phòng tài vụ để lập phiếu xuất kho (gồm 2 bản)
và đưa xuống kho. Thủ kho chỉ được phép xuất hàng khi có phiếu xuất kho của
phòng tài vụ và cả phiếu lĩnh. Các bước trong quá trình xuất cũng theo nguyên tắc
như trên.
- Đối với y dụng cụ tiêu hao,các loại vật tư được cấp hàng ngày,riêng các y
dụng cụ của phòng mổ thì một tháng có thể cấp phát tới 2-3 lần tùy theo nhu cầu của
tháng đó. Trường hợp của y dụng cụ cố định (kéo, pince, nhiệt kế…) được kê vào tài
sản của khoa phòng thì khoa phòng nhận số lượng vừa đủ trong năm và có sổ theo
dõi, kiểm kê hằng năm.
Đối với thuốc gây nghiện, hướng thần:
- Đối với loại thuốc này, bên cạnh việc xuất thuốc được tiến hành như các thuốc
thường thì còn phải tiến hành một số thủ tục riêng để đảm bảo tránh thất thoát thuốc
gây nguy hại cho cộng đồng và xã hội:
o Người nhận và xuất thuốc phải là Dược sĩ đại học.
o Phải tiến hành thu hồi vỏ (lọ, ống) theo quy định của Bộ Y Tế.
1.3. Quy trình kiểm soát thuốc tủ trực
Nội dung: Mô tả quá trình thực hiện
Hàng ngày, bộ phận Dược chính của khoa Dược sẽ:
- Nhận phiếu lĩnh từ các khoa phòng.

- Kiểm tra phiếu lĩnh, tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, có đầy đủ chữ ký
các thành phần ( theo mẫu )
- Soạn thuốc theo yêu cầu thực tế trên phiếu lĩnh.
- Cấp phát.
Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
11

- Cuối ngày tổng hợp số lượng đã cấp.
- Chuyển kho, bồi hoàn thuốc từ các kho lẻ theo đủ cơ số thuốc tủ trực.
- In báo cáo kho trực, bàn giao tour trực sau, trong quá trình bàn giao nếu những
thuốc chưa bồi hoàn được ghi lại cụ thể tên thuốc, số lượng cho tua trực sau bổ sung
( có kí nhận bàn giao) và thường xuyên kiểm tra hạn dùng cho tất cả các loại thuốc.
Cụ thể
- Tuần đầu của hàng tháng: kiểm tra hạn dùng thuốc gây nghiện, HTT, dịch truyến.
- Tuần thứ 2: Kiểm tra hàng dùng thuốc thường.
- Tuần thứ 3: Kiểm tra hạn dùng thuốc cấp cứu ngoại viện.
- Tuần thứ 4: Tổng vệ sinh phòng trực.
- Cuối tháng báo cáo tổng hợp xuất, nhập, tồn.

Nhận xét:
Kho chính đã thực hiện quá trình nhập thuốc, hóa chất, y dụng cụ đảm bảo theo
đúng các quy định đã ban hành, nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu sử
dụng của bệnh viện cũng như đảm bảo sự chặt chẽ trong việc quản lý thuốc, hóa
chất, y dụng cụ xuất nhập. Việc ghi chép sổ sách, lưu sổ được thực hiện nghiêm túc
và được kiểm kê hàng tháng, nhằm hạn chế hiện tượng nhầm lẫn hoặc thất thoát
trong quá trình cung ứng thuốc.
Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất trong kho còn chưa thuận lợi nên việc sắp xếp
và bảo quản thuốc chưa thực sự đáp ứng đầy đủ các quy định đề ra. Việc xuất nhập

thuốc vẫn chưa được quản lý hoàn toàn bằng phần mềm mà vẫn bằng sổ. Tuy kho đã
có phân ra từng bộ phận chịu trách nhiệm cho từng mặt hàng khác nhau để thuận
tiện hơn nhưng quản lý bằng sổ sách như vậy chưa được hiệu quả, tốn nhiều thời
gian và nhất là tốn kém nhân công. Điều cần thiết hiện nay là phải nâng cấp cơ sở
vật chất cũng như cách thức quản lý hàng hóa bằng phần mềm cho kho chính,
nhưng với điều kiện kinh tế như hiện nay thì không phải dễ dàng thực hiện được
trong một sớm một chiều.
2.Công tác dự trù và cấp phát thuốc ở khoa lẻ:
Nhiệm vụ:
Tổ cấp phát lẻ có 2 nhiệm vụ chính
 Lập phiếu dự trù thuốc và nhận thuốc tại kho chính. Việc dự trù được tiến
hành hàng tuần hoặc có thể dự trù và nhận thuốc khi cần thiết.
Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
12

 Cấp phát thuốc cho các khoa phòng (trong quá trình cấp phát có thể đổi
thuốc cho các khoa phòng)

Sơ đồ bộ phận cấp phát nội trú


Thuốc viên- thuốc gây
nghiện HTT
Kho thuốc tiêm
Phòng trực Trưởng khoa
Phòng thống kê- kế toán Kho bông-
băng- gạc
Kho chẵn Kho hóa chất

Tầng 4
Kho vật tư tiêu
hao
Tầng 1 Kho dịch truyền
Lối
vào


 Phân kho thuốc viên:
Thuốc được sắp xếp theo ngăn, có 4 ngăn/tủ và 3 tủ. Các thuốc được sắp xếp theo
thứ tự bảng chữ cái alphabet.
 Phân kho Hướng thần – Gây nghiện: chia 2 phần trong tủ riêng, có khóa:
- Thuốc hướng thần, gồm:
+ Ống Danotan 1ml 100mg
+ Ống Forasm 10mg (Ephedrin HCl)
+ Lọ Kethamin 0,5g
+ Ống Mydazolam 5mg/1ml
+ Viên Phenobarbital 100mg
+ Ống Seduxen 10mg, viên 5mg
+ Viên Stilnox 10mg
Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
13

- Thuốc gây nghiện, gồm:
+ Ống Fentanyl 10ml 0,5mg, Ống 2ml 50mcg/ml
+ Ống Morphin 0,01g/ml,Viên morphin 30mg
+ Ống Opiphine 10mg/1ml.
+ Ống Pethidin 10mg 2ml

 Phân kho thuốc tiêm: chia tủ theo thứ tự alphabet
 Phân kho dịch truyền: cũng được sắp xếp theo alphabet.
2.1.Công tác dự trù và nhận thuốc tại kho lẻ
Hàng tuần kho lập phiếu dự trù thuốc và nhận thuốc tại kho chính. Thời gian dự trù
có thể linh động tùy thuộc vào số lượng thuốc còn lại trong kho, có thể lập bảng dự
trù bổ sung khi cần thiết.
2.1.1.Lập dự trù thuốc:
Lập phiếu dự trù thuốc căn cứ vào số lượng thuốc tồn kho và nhu cầu sử dụng thuốc
tại khoa phòng. Mỗi bộ phận cấp phát lập riêng phiếu dự trù thuốc cho bộ phận
mình.
- Phiếu dự trù (phiếu lĩnh thuốc) gồm 4 liên:
 Kho cấp phát lẻ giữ một bản
 Kho chính giữ một bản
 Bộ phận thống kê của khoa dược giữ một bản
 Bộ phận tài chính - kế toán giữ một bản
- Phiếu lĩnh thuốc chỉ có giá trị khi có chữ ký của tổ trưởng tổ cấp phát lẻ và
Ban chủ nhiệm khoa Dược.
2.1.2.Nhận thuốc:
- Sau khi phiếu lĩnh thuốc được duyệt, tổ cấp phát lẻ cử người đến nhận thuốc
tại kho chính.
- Người chịu trách nhiệm giao thuốc ở kho chính sẽ kiểm tra kỹ theo nguyên tắc
3 kiểm tra, 3 đối chiếu trước khi xuất thuốc cho kho lẻ
- Phiếu lĩnh thuốc phải có chữ ký xác nhận của người giao thuốc và người nhận
thuốc
Lưu ý: Trường hợp nhận thuốc gây nghiện, hướng thần phải do dược sỹ đại học
nhận, thông thường Tổ cấp phát lẻ nhận thuốc cho 1 tuần, nhưng trong những
trường hợp đặc biệt như bệnh nhân mới nhập viện, bệnh nhân quá đông (dịch bệnh)
Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011

14

hoặc trong các trường hợp khác mà kho lẻ thiếu thuốc đột xuất thì có thể nhận bổ
sung (phiếu lĩnh thuốc bổ sung). Mỗi bộ phận cấp phát sẽ chịu trách nhiệm đi lấy
thuốc cho bộ phận mình.
2.1.3.Cấp phát thuốc:
Kho lẻ tiến hành cấp phát thuốc hàng ngày cho các khoa phòng. Có 2 cách cấp phát
thuốc:
 Các điều dưỡng phụ trách dược ở mỗi khoa trực tiếp nhận thuốc:
- Các điều dưõng phụ trách về thuốc ở mỗi khoa phòng căn cứ vào y lệnh của bác
sĩ thăm khám bệnh nhân để tính toán lượng thuốc cần dùng và đến khoa lẻ nhận
thuốc vào buổi sáng, bộ phận quản lý việc lĩnh thuốc ở mỗi khoa phòng sẽ nhập vào
máy những thuốc mà bác sĩ đã kê cho mỗi bệnh nhân.
- In phiếu lĩnh thuốc. Phiếu lĩnh thuốc này phân thành 2 loại chính:
 Phiếu lĩnh thuốc thường: dùng để lĩnh các loại thuốc kháng sinh, dịch truyền,
thuốc viên, thuốc ống
 Phiếu lĩnh thuốc hướng thần, gây nghiện:
 Phiếu lĩnh Thuốc hướng tâm thần
 Phiếu lĩnh Thuốc gây nghiện và Diazepam (Seduxen) tiêm
- Phiếu lĩnh thuốc phải ghi rõ

Khoa phòng nhận, ngày tháng nhận thuốc

Tên thuốc hàm lượng đơn vị, số lượng yêu cầu

Chữ ký của bác sĩ trưởng khoa, người lập phiếu
- Trước khi vào kho nhận thuốc, đem phiếu lĩnh thuốc đến bộ phận thống kê của
khoa dược vào máy xác nhận lại, in lại tên thuốc, đơn giá, thành tiền. Đồng thời in ra
một bản phụ để người nhận dể dàng kiểm tra đối chiếu còn một bản thì kho lẻ lưu.
- Các khoa phòng này sẽ làm một phiếu tổng hợp thuốc lĩnh trong ngày

- Bộ phận thống kê dược sẽ rút phiếu này ở mỗi khoa phòng thông qua mạng nội
bộ. Sau đó sẽ tách ra thành những phiếu tương ứng với các bộ phận của kho dược.
Ví dụ như các loại kháng sinh sẽ được nhóm vào một phiếu (lĩnh thuốc thường), các
lọai dịch truyền cũng cho vào một phiếu
- Chuyển vào kho, đưa cho tổ trưởng kho ký, giao cho các bộ phận của kho chuẩn
bị thuốc để đem lên cho các khoa phòng
- Khi đưa thuốc lên các khoa phòng, đem theo các phiếu lĩnh thuốc để bác sĩ
trưởng khoa ký
Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
15

- Khi giao thuốc để đảm bảo thì cả người giao lẫn người nhận kiểm tra lại.
- Khi cấp phát thuốc và giao nhận đều thực hiện quy tắc “3 kiểm tra, 3 đối chiếu”
 3 kiểm tra:
 Thể thức đơn hoặc phiếu lĩnh thuốc, liều dùng, cách dùng
 Chất lượng thuốc
 Nhãn thuốc
 3 đối chiếu:
 Tên thuốc ở đơn, phiếu, nhãn
 Nồng độ, hàm lượng thuốc ở đơn, phiếu với số lượng thuốc sẽ giao
 Số lượng, số nhãn thuốc ở đơn phiếu với số lượng thuốc sẽ giao.
 Riêng đối với bộ phận cấp phát bảo hiểm y tế ngoại trú có những điều cần lưu
ý sau đây:
- Không cấp phát thuốc gây nghiện.
- Bệnh nhân muốn nhận thuốc tại quầy thì phải có phiếu cấp thuốc kèm theo phiếu
khám bệnh bảo hiểm y tế. Trong trường hợp người cấp phát thuốc nhận thấy có sai
sót trong đơn thuốc thì phải yêu cầu bác sĩ kê đơn hiệu chỉnh lại đơn rồi mới phát
thuốc. Không tự ý thay đổi đơn thuốc. Sau khi cấp phát phải ký tên vào phiếu, giữ

lại phiếu để vào sổ theo dõi phát thuốc hàng ngày rồi chuyển đến bộ phận thống kê
của khoa dược nhập vào máy.
- Lưu ý: Trong trường hợp đặc biệt (có bệnh nhân vào đêm qua hoặc sáng sớm
hôm nay) thì có thể cấp phát đột xuất. Sau mỗi lần cấp phát đều ghi chép số liệu cẩn
thận.
Khoa Dược có bộ phận trực vào ban đêm và các ngày nghỉ trong tuần, kể cả giờ
nghỉ trưa để đảm bảo đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thuốc của bệnh nhân.
2.1.4.Trả thuốc
- Khi lượng thuốc đã cấp phát cho các khoa phòng dùng không hết do thuốc không
đáp ứng phải chuyển sang thuốc khác, bệnh nhân tử vong hoặc bệnh nhân ra viện
sớm, thuốc không phù hợp, gặp tác dụng không mong muốn hoặc thuốc gần hết hạn
sử dụng thì khoa phòng đó tiến hành trả thuốc lại cho kho.
- Lập “phiếu trả thuốc” mẫu tương tự “phiếu lĩnh thuốc”. Thủ tục trả thuốc giống
như thủ tục nhận thuốc.
- Không được trả nhiều hơn số lượng đã nhận
Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
16

- Phải trả trong tháng, nếu nhận thuốc tháng này thì không được trả vào tháng
sau.Vì tất cả số liệu xuất nhập, còn tồn vào sổ sách, vào máy đã được kiểm kê tổng
kết hàng tháng.
- Bộ phận thống kê Dược tiến hành nhập dữ liệu vào máy để điều chỉnh lượng tồn
kho.
Nhận xét:
- Trong các bộ phân của khoa Dược, Kho lẻ là bộ phận làm việc liên tục và bận rộn
nhất bởi vì số lượng thuốc cần cung cấp cho bệnh nhân hằng ngày rất nhiều. Các
anh chị làm việc trong kho rất nhiệt tình và có trách nhiệm. Việc sắp xếp thuốc trong
kho chủ yếu theo thứ tự alphabet. Điều này có nhiều thuận lợi vì sẽ giúp choànhan

viên trong khi dễ nhớ và tìm vị trí các thuốc trong khi sắp xếp, cấp phát và việc lấy
thuốc sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn, nhất là trong những lúc cao điểm.
- Hàng tuần, dựa trên "Danh mục thuốc thiết yếu sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa
Tỉnh Bình Định" Khoa Dược đối chiếu tồn kho để báo cáo tình hình cung ứng thuốc
cho Ban Giám đốc, đặc biệt là những loại thuốc trong danh mục mà Khoa Dược
không cung ứng kịp thời và nêu rõ lý do để Giám đốc bổ sung, tránh tối đa tình
trạng thiếu hụt. Hàng ngày, Khoa cập nhật danh mục thiết yếu và thông báo trên
mạng máy tính nội bộ bệnh viện để các bác sỹ điều trị kê đơn, cấp thuốc đúng quy
định. Do đó, việc cung ứng thuốc đầy đủ và chủ động hơn, BV nắm được giá thuốc ở
các quầy dược trong BV, giới hạn việc kê đơn cho bệnh nhân tự túc, góp phần hạ
cơn "sốt" giá thuốc tại địa bàn.
- Kho lẻ tập trung một số lượng lớn nhân viên để đảm bảo cho công việc luôn được
vận hành tốt, tuy nhiên số lượng Dược sĩ Đại học ở đây chưa nhiều (tình hình chung
của khoa Dược hiện nay cũng vậy). Phần mềm tin học trong quản lý thuốc ở bộ
phận cấp phát nội trú đã lỗi thời, và còn sai sót, nên buộc phải kiểm tra bằng sổ ghi
chép, rất tốn thời gian. Việc nối mạng với các khoa phòng khác vẫn chưa được thực
hiện đầy đủ nên vẫn phải có điều dưỡng xuống nhận thuốc hằng ngày. Trong tương
lai sẽ thực hiện nối mạng toàn bộ, khi đó công việc sẽ nhanh chóng và thuận tiện
hơn, đáp ứng ngày càng cao hơn nữa nhu cầu thuốc của bệnh nhân.
3. Nội dung cơ bản của một phần mềm tin học trong quá trình quản lý
xuất, nhập thuốc – y dụng cụ:
Xuất nhập là công việc hằng ngày của kho chính, kho lẻ và bộ phận cấp phát BHYT
ngoại trú. Việc quản lý xuất nhập bằng sổ sách đôi khi gặp nhiều bất tiện và khó
khăn trong việc tính toán và tra cứu. Chính vì thế việc ứng dụng một phần mềm tin
học trong quản lý xuất nhập thuốc là một việc làm rất cần thiết, nhằm quản lý một
cách chính xác, nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao trong công việc.
3.1.Giới thiệu chung về phần mềm quản lý xuất nhập thuốc
Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011

17

- Bộ phận thống kê Dược sử dụng phần mềm Access được viết sẵn cho khoa
Dược bệnh viện để kiểm soát xuất nhập và tồn kho.
3.2.Thông tin về phần mềm “quản lý Dược” được sử dụng tại BV Đa
Khoa tỉnh BĐ
Cấu trúc phần mềm gồm có:
Duyệt thuốc
 Xuất kho
- Duyệt cấp theo người bệnh
- Duyệt bù cơ số tủ trực theo người bệnh
- Duyệt bù cơ số tủ trực theo người bệnh(cộng dồn số lượng)
- Duyệt hoàn trả theo người bệnh
- Duyệt cấp hao phí theo khoa phòng
- Duyệt hoàn trả hao phí theo khoa phòng
- Duyệt hoàn trả thừa trong khoa phòng
- Đánh dấu những phiếu đã phát thuốc
- Cơ số tủ trực.
 Báo cáo
- Biên bản: kiểm kê vật tư, sản phẩm,hàng hóa)
- Số kho
- Thẻ kho
Tiện ích
- Kho: chi tiết, tổng hợp
- Thay đổi mật khẩu
- Đổi ngày
- Thông báo qua mạng nội bộ
- Danh sách dự trù, duyệt, in phiếu xuất
- Hủy duyệt theo máy
MEDISOFT( báo cáo)

- Báo cáo phòng khám
- Báo cáo nội trú
Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
18

- Phòng KHTH
- Chi phí điều trị:
+Theo dõi chi phí điều trị theo nhóm viện phí
+Theo dõi tiền chênh lệch theo nhóm viện phí
+Công nợ tạm ứng
+Công nợ nguồn
- Phẫu thuật- thủ thuật:
+Danh mục tiền công phẫu thuật- thủ thuật
+Thống kê danh sách phẫu thuật- thủ thuật
+Tổng hợp số ca phẫu thuật- thủ thuật
+ Tổng hợp số ca phẫu thuật- thủ thuật( theo ngày)
+Bảng thanh toán tiền phụ cấp PTTT
- Thống kê hoạt động tai nạn thương tích
Dược
- Nhà thuốc
- Khoa dược
- Dược bệnh viện
+Công tác dược
+Dược bệnh viện
- Báo động thuốc
Viện phí( báo cáo TCKT)
CLS( báo cáo CLS)
Nhập kho( phiếu tái nhập kho)

Xuất kho
+Phiếu xuất chuyển kho
+ Phiếu xuất khác
Dự trù
 Bảng dự trù toàn viện
 Bảng dự trù theo kho
Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
19

 Dự trù mua vật tư, sản phẩm, hàng hóa
 Kết quả thầu vật tư, sản phẩm, hàng hóa
 Kinh phí mua sắm trong năm
 Bảng tổng hợp dự trù
Báo cáo
 Tổng hợp( phiếu nhập kho)
 Biên bản( kiểm nhập, kiểm nhập lọc theo số hóa đơn, kiểm kê vật tư,
sản phẩm, hàng hóa)

 Nhập hàng trả lại (điều chỉnh phiếu trả thuốc từ các khoa phòng)
 Thông tin (xuất nhập tồn một mặt hàng, tồn kho và giá trị theo nhiều tiêu chí
như mã hàng, Nhà sản xuất,…)
 Kiểm kê (cập nhật tồn đầu, in danh sách tồn đầu, tạo bảng kiểm kê định kỳ, in
bảng kiểm kê, cập nhật số kiểm kê thực tế vào bảng kiểm kê…)
 Danh sách (thuốc thường, hóa chất, y dụng cụ,đông dược, hướng thần gây
nghiện; nước, hãng sản xuất; bác sĩ,…)
3.3.Quá trính xử lý thông tin khi nhập vào máy tính
Các thông tin liên quan đến việc xuất nhập thuốc đều được mã hóa bao gồm
 Các khoa phòng

 Số phiếu
 Tên người lập phiếu
 Tên người ký phiếu
 Tên thuốc…
→ Việc mã hóa các thông tin giúp cho việc nhập số liệu và công tác quản lý xuất
nhập thuốc được nhanh chóng, chính xác, thuận tiện tra cứu và dễ dàng kiểm tra,
đối chiếu khi cần thiết.
- Hằng ngày, điều dưỡng các khoa phòng đem phiếu lĩnh thuốc của khoa phòng
mình đến kho lẻ để nhận thuốc trong ngày. Bộ phận thống kê Dược sẽ nhập số liệu
vào máy, sau đó in ra danh mục thuốc cần lĩnh. Kết quả in ra gồm có 2 tờ: một tờ
kho lẻ sẽ lưu (tờ phiếu lĩnh lúc đầu) và một tờ khoa phòng sẽ lưu (tờ vừa mới in).
- Tuy nhiên, có một số khoa phòng có nối mạng trực tiếp với phòng máy thì cách
thức nhận thuốc sẽ thay đổi. Danh mục thuốc cần lấy sẽ được gửi xuống khoa Dược
Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
20

thông qua mạng nội bộ, phòng máy sẽ in ra phiếu “tổng hợp thuốc lĩnh trong ngày”
của mỗi khoa phòng, rồi từ phiếu này phân chia thành từng nhóm thuốc riêng để in
ra trên từng phiếu lĩnh riêng.
- Các thao tác trả thuốc giống như nhận thuốc
- Cuối ngày, bộ phận thống kê sẽ vào phần “số liệu nhập xuất,tồn kho lẻ” để kiểm
tra, máy sẽ thông báo số lượng tồn đầu, nhập, trả, tồn cuối ngày. Sau đó in ra phiếu
“tình hình nhập xuất kho lẻ”. Mỗi nhóm thuốc được in ra từng phiếu riêng.
- Đối chiếu số liệu giữa sổ và phòng máy để kiểm tra lại. Trong trường hợp có sự sai
lệch thì tiến hành sửa lỗi ở phần “sửa thông tin” của máy.
Nhận xét:
Phần mềm Medisoft tuy đã được dùng lâu nhưng vẫn còn hiệu quả. Nó giúp cho
công tác quản lý được dễ dàng hơn,nhanh hơn và thuận tiện hơn.Mặc dù phần mềm

này vẫn còn nhiều hạn chế nhưng đã giúp ích rất nhiều.

C.CÔNG TÁC BẢO QUẢN THUỐC, SINH PHẨM, DỤNG CỤ Y TẾ
1.Hầu hết hàng hóa trong kho đều sắp xếp sao cho đảm bảo:
- Thuận tiện, gọn gàng, dễ thấy, dễ lấy, hạn chế tối đa nhầm lẫn trong xuất nhập
hàng hóa.
- Hàng hóa nặng dễ vỡ thì để phía dưới, hàng hóa nhẹ ít vỡ thì để phía trên. Các
loại thuốc hay cấp phát hằng ngày thì bố trí để ở phía ngoài để thuận tiện cấp phát.
- Có những tủ, ngăn riêng để đựng thuốc. Theo quy định thì thuốc được sắp xếp
theo thứ tự alphabet từ dưới lên và theo nguyên tắc FEFO là chính (thuốc nào sắp
hết hạn hoặc hạn dùng ngắn thì để phía ngoài để xuất trước), tuy nhiên tại thời điểm
quan sát, do số lượng hàng hóa nhiều, diện tích kho lại chật nên thuốc chưa được sắp
xếp đầy đủ theo quy định trên.
- Riêng đối với kho thuốc hướng thần, gây nghiện, do quy chế quản lý chặt chẽ
nên việc sắp xếp, bảo quản có những điểm khác biệt so với các kho còn lại. Tất cả
các thuốc đều được đựng trong tủ kín và có khóa chắc chắn. Chìa khóa kho hướng
thần-gây nghiện phải giao cho dược sĩ đại học (thủ trưởng kho chính) giữ. Các thuốc
khi hết hạn dùng thì được để vào một hộp riêng để tránh nhầm lẫn, đồng thời cũng
được bảo quản giống như các thuốc còn lại và chờ đến ngày thanh lý.
2.Bảo quản hàng hóa trong kho:
- Trong kho có máy điều hòa nhiệt độ và quạt thông gió để đảm bảo nhiệt độ và
độ ẩm nằm trong giới hạn quy định. Tuy nhiên, trên thực tế điều hòa lại ít khi được
bật (trừ khu vực thuốc thông thường).
Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
21

- Đối với các loại thuốc yêu cầu nhiệt độ bảo quản thấp thì sẽ được bảo quản
trong tủ lạnh (2-8

o
C) như các loại vaccin, thuốc chống ung thư, thuốc tạo hồng
cầu…nhằm kiểm soát nhiệt độ tốt, tránh hoạt chất mau bị phân hủy.
- Nền của kho so với bên ngoài cao hơn khoảng 50 phân,thậm chí còn được kệ
gỗ kê cao >20cm nên có thể hạn chế phần nào trường hợp lụt lội làm hỏng thuốc.
Các cửa bên trong kho thường đóng kín để tránh sự xâm nhập của côn trùng và động
vật gây hại. Trần kho cao, đảm bảo thông thoáng. Thực tế đôi khi một số mặt hàng
để lấn ra hành lang đường đi hoặc qua phân kho khác.
- Kho có các bình chữa cháy và tờ hướng dẫn sử dụng, phòng trong trường hợp
hỏa hoạn, đặc biệt đối với kho để hóa chất dễ cháy nổ thì các biện pháp phòng cháy
chữa cháy càng được lưu ý nhiều hơn.
- Chỉ những nhân viên có phận sự mới được vào kho. Đối với các trường hợp
đặc biệt muốn vào kho thì phải có sự đồng ý của thủ trưởng hoặc người được ủy
quyền. Cửa kho có khóa chắc chắn, hết giờ chìa khóa phải được gửi vào tủ của khoa,
không được ở lại kho hay vào kho ngoài giờ làm việc. Trong trường hợp đột xuất
cần thuốc ngoài giờ hành chính hay trong đêm thì khi lấy thuốc cần thành lập nhóm
lấy thuốc gồm các bên: Ban chủ nhiệm, tổ trực khoa Dược và người lĩnh thuốc mới
có thể vào kho nhận thuốc. Hết giờ làm phải kiểm tra điện, nước kỹ lưỡng, tránh
trường hợp hỏa hoạn hay các sự cố khác. Hàng tuần người thủ kho sẽ phân công
người làm vệ sinh cho kho. Số lần làm vệ sinh sẽ được linh động tùy theo tình hình
vệ sinh của kho.
Nhận xét:
-Kho chính được thiết kế khô ráo, đảm bảo tiết kiệm diện tích và dung tích tối đa,có
máy điều hòa nhiệt độ duy trì ở 25
o
C, nhiệt kế, ẩm kế để kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm
trong kho.Có tủ lạnh để bảo quản các thuốc yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ 2-8
o
C.Kho
chứa gồm nhiều tủ, nhiều giá được sắp xếp một cách gọn gàng, ngăn nắp.

-Tất cả các thuốc trong kho đều được bảng bảo quản trên kệ gỗ cách mặt đất
khoảng 20cm và được sắp xấp theo thứ tự α,β để dễ thấy, dễ lấy.
-Trước cửa phòng kho có dán bảng nội quy của kho.
-Hàng tháng khi nhập thuốc về ta phải sắp xếp thuốc theo nguyên tắc FIFO: Thuốc
có hạn dùng dài được đẩy vào trong. Thuốc có hạn dùng ngắn hơn được đẩy ra
ngoài.
-Thực hiện việc đảo kho định kỳ .
-Thường xuyên kiểm tra, làm vệ sinh kho. Tránh côn trùng ,nấm mốc phá hoại.
Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
22

- Mỗi kho có 2 thủ kho quản lý vì công việc quá nhiều mà chủ yếu là thủ công nên 1
người không thể kiểm soát được hết.Những người không phận sự không được vào
kho.
- Thuốc ở khoa lẻ cũng được bảo quản tương tự như kho chính, nhưng thuốc chủ yếu
được chia theo dạng bào chế sau đó mới đến tác dụng dược lý.

D.VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DƯỢC SĨ BỆNH VIỆN. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
LIÊN QUAN ĐẾN DLS:
1.Vai trò của Dược lâm sàng
- Góp phần trong việc bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý: đây là mục tiêu đặt ra
với cả ngành y tế trong đó vai trò của dược sĩ lâm sàng là rất quan trọng, xuyên suốt
từ khâu đầu là lựa chọn thuốc cho đến khâu cuối là hướng dẫn sử dụng thuốc và theo
dõi quá trình điều trị.
- Tư vấn thuốc: Dược sĩ vừa là người tư vấn cho thầy thuốc kê đơn, là người hướng
dẫn cho y tá điều trị và người bệnh thực hiện y lệnh. Cung cấp thuốc đạt yêu cầu
điều trị, giám sát việc việc kê đơn và tư vấn cho cho hội đồng thuốc thiết lập danh
sách thuốc hợp lý cho cơ sở.

- Theo dõi, giám sát, thông tin về ADR: Nguy cơ xuất hiện ADR là hậu không thể
tránh khỏi của việc dùng thuốc. Một thuốc dù có hiệu lực tốt và được sử dụng khôn
khéo đến mấy cũng có khả năng gây ra ADR. Vì vậy phát hiện ADR là điều rất quan
trọng và là một nhiệm vụ hàng đầu của người dược sĩ tại bệnh viện. Theo dõi ADR
giúp phát hiện được những tác hại của thuốc để có biện pháp ngăn chặn kịp thời, bảo
vệ tốt hơn nữa sức khỏe người bệnh.
- Giải đáp thắc mắc của các bác sĩ và của những người liên quan về những thông tin
thuốc giúp có thể lựa chọn thuốc phù hợp nhất cho bệnh nhân dựa trên các tiêu chí:
An toàn, hiệu quả, tiện dụng, kinh tế, sẵn có.
- Phân tích đơn thuốc xem xét tính đúng đắn của thuốc đã được kê. Nếu thấy có sự
tương tác của các thuốc thì khuyến cáo cho bác sĩ và bệnh nhân, đồng thời hướng
dẫn người bệnh sử dụng thuốc.
- Bên cạnh đó dược sĩ cần thiết lập mối quan hệ cởi mở với bệnh nhân, tạo tâm lý
thoải mái cho bệnh nhân có thể tự nhiên trò chuyện về bệnh của mình, theo dõi tâm
lý của người bệnh.
- Tư vấn cho người bệnh về thuốc họ sử dụng về liều dùng, công dụng, tương tác
thuốc, giá thuốc, khuyến cáo chế độ ăn khi dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và khi
nào nên đến gặp bác sĩ sớm hơn dự định nhằm làm cho bệnh nhân hiểu hơn về lợi
Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
23

ích, tác hại của thuốc, đề nghị người bệnh tuân thủ quy trình điều trị và đảm bảo sử
dụng thuốc an toàn hợp lý.
2.Sơ đồ công việc của người Dược sĩ lâm sàng
Bước 1: Khai thác thông tin của bệnh nhân








Bước 2: Phân tích hệ thống các đơn thuốc được kê trong quá trình nằm viện
Tham gia tối ưu hóa việc kê y lệnh thuốc













Các từ viết tắt:
BN: Bệnh nhân

Tiền sử sử dụng
thuốc

Bệnh nhân/người nhà BN
Bác sỹ
Dược sỹ cộng đồng
Hồ sơ bệnh án và kết
qu

ả CLS ban
đ
ầu

Tóm tắt toàn bộ dữ kiện về lâm
sàng và về thuốc
Chỉ định
Liều dùng
Chọn lựa thuốc
Thời gian dùng
thuốc
Giá thuốc
Tương tác thuốc
Cách thức dùng
thuốc
Tác dụng phụ của
thuốc
Nguồn thông tin:
Sách báo tham khảo
Phác đồ của bệnh viện
Dữ kiện mới liên quan
đến y học chứng từ

Có phát hiện các vấn đề liên
quan đ
ến thuốc không

Nhân viên y tế có đặt câu hỏi
không


Thảo luận vấn đề liên
quan về thuốc
Đề nghị giải pháp
Cố gắng đạt sự đồng
thuận
B
ảo đảm tuân thủ

Trả lời câu hỏi, nếu xác
đáng thì tiếp tục:
*Đề nghị giải pháp
*Bảo đảm tuân thủ
NV y tế
BN
Người nhà
BN
Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
24

Bước 3: Thông tin lúc xuất viện




3.Căn cứ vào vai trò của DSLS mà người dược sĩ có các hoạt động
sau:
- Tư vấn: phân tích, hướng dẫn điều trị xây dựng các phác đồ điều trị
- Chọn thuốc, cung cấp thuốc, bảo quản thuốc.

- tìm kiếm thông tin thuốc
- Lập công thức, bào chế các sản phẩm
- Thu thập các dữ liệu về tính an toàn thuốc, hiệu quả các ADR
- Điều chỉnh các thông số dược động học
- Cấp phát , hướng dẫn sử dụng, theo dõi sử dụng.
4.Công tác báo cáo ADR tại khoa dược bệnh viện:
- Hiểu được tầm quan trọng của việc báo cáo ADR.
- Việc theo dõi ADR nằm trong danh mục theo dõi để chấm thi đua cho các khoa
Dược hàng năm.
- Các khoa phòng phải có sổ báo cáo ADR hàng tháng.
- Cần kết hợp với khoa Dược lâm sàng để thẩm định lại mẫu báo cáo, tập hợp lại để
có cái nhìn chi tiết về ADR tại bệnh viện.
- Các báo cáo ADR của bệnh viện sẽ được gửi về trung tâm ADR phía Bắc (nếu từ
Huế trở vào sẽ gửi về trung tâm ADR phía Nam).
- Các báo cáo lại được tổng hợp và gửi về trung tâm ADR của Thế giới.
Các báo cáo này sẽ được xem xét để đi đến kết luận có nên đình chỉ và cấm lưu hành
loại thuốc đã gây ADR cho bệnh nhân hay không
Nhận xét :
Hiện tại công tác Dược lâm sàng tại BVĐK tỉnh Bình Định tập trung chính
vào các hoạt động sau:
Tư vấn sử dụng thuốc Bệnh nhân/ Người nhà
Góp ý đơn xuất viện Bác sỹ
Báo cáo thực tập Trường đại học Y Dược Huế

Nguyễn Đức Anh Dược 2006 - 2011
25

- Mở phòng tư vấn thuốc cho bệnh nhân để giải đáp trong những trường hợp
bệnh nhân thắc mắc về cách dùng, về tác dụng phụ, làm cho bệnh nhân an tâm hơn
khi điều trị.

- Hướng dẫn y tá và người bệnh sử dụng thuốc an toàn hợp lý theo đúng y lệnh
của thầy thuốc. Giải đáp thắc mắc của bác sĩ về thuốc, từng bước phối hợp với bác
sĩ nhằm bảo đảm việc kê đơn và sử dụng thuốc an toàn cho bệnh nhân.
- Phân tích bệnh án khi giao ban cùng với bác sĩ. Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm
từ những sai sót trong quá trình kê đơn để lần tiếp theo có thể đưa ra sự lựa chọn
thuốc hợp lý cho bệnh nhân. Đồng thời dược sĩ có thể đề nghị thay đổi thuốc không
hợp lý trong đơn
- Khoa Dược đã xây dựng tủ thuốc trực riêng cho mỗi khoa phòng để luôn đảm
bảo đủ cơ số thuốc cần thiết cho bệnh nhân. Tủ thuốc của mỗi khoa phòng còn được
khoa Dược hướng dẫn cách sắp xếp thuốc thành các ngăn riêng như ngăn gây
nghiện, thuốc hướng thần, thuốc thường và cả hướng dẫn về quy chế nhãn.

Việc xây dựng thuốc riêng ở các khoa phòng 1 cách hợp lý góp phần không nhỏ
trong việc cấp phát thuốc cho bệnh nhân kịp thời, chính xác và an toàn.
- Trường hợp thuốc bác sĩ kê đơn không còn trong kho, người Dược sỹ có thể
linh động thay thế bằng một thuốc khác có cùng nhóm hoạt chất và liều lượng, vừa
đảm bảo cung cấp đủ thuốc kịp thời cho bệnh nhân vừa đảm bảo hiệu quả điều trị.
- Theo dõi ADR xảy ra trong bệnh viện: Đây là nhiệm vụ quan trọng của Dược
lâm sàng, bao gồm các công việc sau:
 Khoa Dược gởi mẫu ADR cho các khoa phòng và nhắc nhở chú trọng công
tác này qua giao ban điều trị chiều thứ 2 và giao ban điều dưỡng chiều thứ 5 hàng
tuần. Các khoa phòng đều có sổ theo dõi ADR và sẽ gửi thông tin về cho khoa Dược.
Mẫu theo dõi ADR gồm có các nội dung sau:
 Thông tin về phản ứng có hại (thông tin về bệnh nhân, mô tả biểu hiện phản
ứng ADR)
 Thông tin về thuốc nghi ngờ gây ADR (tên thuốc, lý do dùng thuốc, liều dùng,
số lần dùng, đường dùng, khoảng thời gian điều trị….)
 Các thuốc dùng đồng thời và bệnh sử
 Kết quả sau khi điều trị ADR
 Phần bình luận của bác sĩ điều trị

 Phần thẩm định về ADR và thông tin về người báo cáo.

×