Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

thực trạng chăm sóc người bệnh nhi sau phẫu thuật thoát vị bẹn tại bệnh viện đại học y hà nội năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 35 trang )

BỘYTẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH

LÊ VĂN SỰ
THỰC TRẠNG CHĂM SĨC NGƢỜI BỆNH NHI SAU PHẪU
THUẬT THỐT VỊ BẸN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NĂM 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2020


BỘYTẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH

LÊ VĂN SỰ
THỰC TRẠNG CHĂM SĨC NGƢỜI BỆNH NHI SAU PHẪU
THUẬT THỐT VỊ BẸN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NĂM 2020
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Điều dưỡng ngoại khoa

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. BS. TRẦN HỮU HIẾU

NAM ĐỊNH - 2020


i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành chuyên đề này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cơ, các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp, những người
thân trong gia đình và các cơ quan có liên quan.
Tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học,
Bộ môn Điều dưỡng Người lớn Ngoại khoa, các thầy cô giảng dạy của Trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tơi trong những năm học
qua.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn:
ThS.BS Trần Hữu Hiếu–Phó phụ trách bộ mơn Điều dưỡng người lớn Ngoại khoa
đã tận tình hướng dẫn, động viên, quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong
suốt q trình học, thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, lãnh
đạo và tập thể y bác sỹ, điều dưỡng, cán bộ khoa Ngoại tổng hợp đã cho tôi cơ hội
được học chuyên sâu về l nh vực điều dưỡng ngoại khoa, tạo điều kiện, giúp đỡ,
hướng dẫn tơi tận tình, chu đáo trong q trình học tập, cơng tác và nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ sự biết ơn đến những người thân yêu trong gia đình, các bạn bè
đồng nghiệp gần xa, đặc biệt là các anh chị em cùng khóa đã động viên, giúp đỡ tôi
về tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành chuyên đề này.
Nam Định,ngày tháng năm 2020
Học viên

Lê Văn Sự


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài
báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được áp dụng. Báo cáo này
do bản thân tôi thực hiện dưới sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn. Nếu có điều gì

sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Học viên

Lê Văn Sự


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................. i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................iii
DANH MỤC HÌNH, ẢNH..................................................................................... iv
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................... 1
Chƣơng 1................................................................................................................. 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...................................................................... 3

1.1. Cơ sở lý luận..............................................................................................3
1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................... 9
1.3.Các quy định hiện hành và nguyên tắc trong thực hành của Điều dưỡng
liên quan đến cơng tác chăm sóc người bệnh trong Bệnh viện.......................13
Chƣơng 2: MÔ TẢ TRƢỜNG HỢP.................................................................. 14

2.1. Giới thiệu về Khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.........14
2.2. Thông tin chung về người bệnh............................................................... 16
2.3. Kết quả tổ chức và thực hiện chăm sóc cho người bệnh sau phẫu thuật
thoát vị bẹn......................................................................................................16
2.4. Tổng kết................................................................................................... 21
Chƣơng 3: BÀN LUẬN........................................................................................ 22

3.1. Ưu điểm....................................................................................................22

3.2. Nhược điểm:.............................................................................................22
3.3. Nguyên nhân:...........................................................................................23
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ................................................................................... 24
KẾT LUẬN............................................................................................................ 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NB

Người bệnh

GDSK

Giáo dục sức khỏe


iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Giải phẫu vùng bẹn ...................................................................................
Ảnh 2.

1.

Khoa Ngoại tổng hợ

Ảnh 2.


2.

Điều dưỡng thăm hỏi

Ảnh 2.

3.

Điều dưỡng thay băn

Ảnh 2.

4. Điều dưỡng chăm sóc dinh dưỡng cho bệ


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoát vị bẹn là thoát vị rất thường gặp, do các tạng trong ổ bụng chui qua
ống bẹn và điểm yếu của thành bụng vùng bẹn. Bệnh thường gặp ở nam giới, mọi
lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em dưới 1 tuổi và độ tuổi 55-85. Ước tính mỗi năm trên thế
giới có trên 20 triệu người bệnh thoát vị bẹn, tỷ lệ thay đổi giữa các nước từ 100 đến
300 trên 100.000 dân mỗi năm [9].


trẻ em trong thời kỳ phôi thai, vào khoảng tháng thứ bảy, khi tinh hồn di

chuyển xuống bìu sẽ kéo theo nếp phúc mạc tạo thành một túi dạng ống gọi là ống
phúc tinh mạc. Bình thường khi trẻ sinh ra, thì ống này đóng lại, nếu ống này khơng
đóng lại sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan trong ổ bụng (thường là ruột) chui xuống

ống làm thành một khối phồng ở vùng bẹn, gọi là bệnh lý thoát vị bẹn ở trẻ trai và
thoát vị ống nuck ở trẻ gái. Tỉ lệ trẻ bị thoát vị bẹn chiếm 0,8-4,4% bệnh lý ở trẻ em.
Ở trẻ sinh non tần suất còn cao hơn, đến 30% tùy theo tuổi thai. Bệnh gặp ở cả hai
giới nhưng bé trai có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn bé gái 3-10 lần. Bệnh có thể xảy ra
ở một bên hoặc cả hai bên bẹn của trẻ, thường gặp ở bên phải (60%) hơn so với bên
trái (25%), hoặc có khi bé bị cả hai bên (15%)[1].
Các biến chứng thốt vị bẹn nếu khơng được phẫu thuật có thể gặp: Nghẹt
hoại tử ruột. Khoảng 20% người bệnh có thể bị nghẹt ruột ở bất kỳ tuổi nào nhưng
thường bị ở trẻ nhỏ và khoảng 60% số bị thoát vị nghẹt hay xảy ra trong 3 tháng đầu
sau đẻ, rối loạn tiêu hoá, gây chậm lớn ở trẻ nhỏ. Bệnh còn là yếu tố thuận lợi gây
xoắn tinh hồn, teo tinh hồn, nghẹt bó mạch thừng tinh gây hoại tử tinh hồn.
Các kỹ thuật điều trị thốt vị bẹn ở người lớn thường được áp dụng hiện nay
trên thế giới cũng như ở Việt Nam rất đa dạng như: Tạo hình vùng bẹn bằng mơ tự
thân (Bassini, Mc Vay, Shouldice), tạo hình vùng bẹn đùi bằng mảnh ghép nhân tạo
(Lichtenstein) hay phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép (TAAP, TEP, TPOM). Trong
các k thuật trên, các kỹ thuật mổ dùng mơ tự thân đều có nhược điểm là: Đường
khâu căng do phải co kéo hai mép cân cơ ở xa nhau, khâu lại với nhau khiến người
bệnh đau nhiều sau mổ và chậm phục hồi sinh hoạt cá nhân và lao động sau mổ, tỷ
lệ tái phát cao. Phẫu thuật mổ mở đặt mảnh ghép, bên cạnh có ưu điểm tỷ lệ tái phát


2
thấp, đỡ đau sau mổ, tuy nhiên vết mổ lớn, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Đối với trẻ
em khi đã có chẩn đốn là thốt vị bẹn, cần được phẫu thuật. Nếu chưa mổ ngay
được thì làm băng ép bên bị thoát vị và mổ sớm theo chương trình như bán cấp cứu
[7].
Phẫu thuật thốt vị bẹn trẻ em được tiến hành thường quy ở khoa Ngoại tổng
hợp Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đã có nhiều nghiên cứu về bệnh. Tuy nhiên việc
chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thốt vị bẹn chưa có nghiên cứu nào đề cập.
Chính vì thế chúng tơi tiến hành thực hiện chuyên đề “ Thực trạng chăm sóc

ngƣời bệnh nhi sau phẫu thuật thoát vị bẹn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
năm 2020”. Với mục tiêu:
1.

Mô tả thực trạng chăm sóc người bệnh nhi sau phẫu thuật thốt vị bẹn tại

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2020.
2.

Đề xuất giải pháp nâng cao chăm sóc người bệnh nhi sau phẫu thuật thoát

vị bẹn tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội.


3
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Định nghĩa thoát vị bẹn [4]
Thoát vị bẹn ở trẻ em là một bệnh lý bẩm sinh do cịn tồn tại một ống thơng
nhỏ từ ổ bụng xuống vùng bẹn- bìu khiến ruột hay dịch ổ bụng chạy xuống tạo
nên khối phồng ở vùng này
Tình trạng thốt vị bẹn ở trẻ em không thể tự hồi phục mà cần có can thiệp phẫu
thuật nhằm tránh biến chứng nghẹt. Tuy nhiên trước khi được chỉ định phẫu thuật,
trẻ cần phải được cân nhắc các yếu tố như tiền sử sinh non hay có bệnh lý đặc biệt
để quyết định thời gian mổ
Nếu phát hiện và điều trị muộn, thoát vị bẹn ở trẻ em có thấy gây nên những
biến chứng nguy hiểm như hoại tử ruột, mạc treo ruột,…

Hình 1. 1. Giải phẫu vùng bẹn

(Nguồn: youtube.com)


4
1.1.2. Nguyên nhân thoát vị bẹn ở trẻ em
Liên quan đến dị tật do ống phúc tinh mạc không bịt kín ngay từ khi chào
đời, thơng thường ống phúc tinh mạc sẽ tự đóng ở cuối thai kỳ hoặc tháng đầu sau
sinh.
Thốt vị bẹn ở trẻ em cũng có thể hình thành do trẻ rặn quá nhiều sau một
đợt táo bón hoặc một đợt ho liên tục kéo dài

Hình 1. 2 Thoát vị bẹn ở trẻ em
.
1.1.3. Triệu chứng [7]
1.13.1. Triệu chứng cơ năng
-

Người bệnh cảm thấy tức nặng ở vùng bẹn bìu.

Nếu đứng lâu, chạy nhảy hoặc làm việc nặng: vùng bẹn bìu phồng to lên,

nằm nghỉ khối phồng nhỏ lại hoặc mất hẳn.
Khi người bệnh đang vận động mà nội dung thoát vị tụt xuống đột
ngột
người bệnh sẽ đau dữ dội, lúc đó phải nằm xuống thì mới thấy đỡ đau.
1.1.2.2 Triệu chứng thực thể:
-

Khám ở tư thế đứng sau chuyển sang nằm


-

Nhìn:
+ Thấy vùng bẹn bìu phồng to.

+

Thể tích khối phồng to lên khi tăng áp lực ổ bụng (khi ho, rặn, nhảy).

Thể tích khối phồng nhỏ đi khi nằm nghỉ ngơi.
-

Sờ nắn:
+ Không đau khi sờ nắn vào khối phồng.


5
+ Mật độ khối phồng mềm
+

Để người bệnh nằm xuống, dùng tay dồn khối phồng từ bìu ngược lên

trên về phía ổ bụng, có thể làm xẹp khối phồng, đơi khi đẩy khối phồng lên thấy
tiếng “lọc bọc” điển hình của hơi và nước trong lòng ruột.
+

Sờ thấy lỗ bẹn ngồi rộng có thể đút lọt ngón tay, khi đó bảo người

bệnh ho, rặn sẽ thấy nội dung thoát vị chạm vào đầu ngón tay
1.1.2.3 Triệu chứng tồn thân: khơng có gì đặc biệt

1.1.4. Các tai biến và biến chứng sau phẫu thuật [11]
1.1.4.1. Các tai biến trong phẫu thuật
-

Rách phúc mạc: Thủng phúc mạc do đặt trocart đầu tiên đi sai lớp. Nếu

thủng phúc mạc quá lớn thì chuyển thành nội soi trong phúc mạc, nếu thủng nhỏ có
thể khâu lại và đặt lại trocart và tiếp tục phẫu thuật đường ngoài phúc mạc.
-

Tổn thương động mạch thượng vị: Do động mạch dính vào thành bụng sau

do thốt vị lướn hoặc do phẫu tích, hoặc là do phẫu tích làm tổn thương mạch. Có
thể cầm máu bằng khâu ép cầm máu bằng mũi chữ “U” từ ngoài vào và từ trong ra,
hoặc cầm máu bằng dao điện lưỡng cực. Trường hợp khơng cầm được máu thì
chuyển sang mổ mở để cầm máu.
-

Tổn thương ống dẫn tinh và mạch máu ống dẫn tinh

các

Tổn thương bàng quang: Tổn thương bàng quang có thể gặp trong

trường hợp có tiền sử mổ cũ đường giữa dưới rốn đặc biệt là mổ tiền liệt tuyến. Nếu
bỏ sót tổn thương sẽ gây viêm tấy nước tiểu khoang ngoài phúc mạc, cần phát hiện
và mổ lại sớm.
-

Tổn thương thần kinh: Tổn thương các nhánh thần kinh trong vùng tam


giác đau thường là do đốt điện hoặc do cố định mảnh ghép. Để tránh tổn thương
thần kinh nên để lại tổ chức mỡ trước cơ đái, khi có chảy máu nhỏ ở vùng này, cần
chờ đợi vì đa số tự cầm. Không cố định mảnh ghép vùng này vì nếu khâu cố định
vào thần kinh sẽ gây đau nhiều cho người bệnh và phải mổ lại tháo chỗ cố định đó.
-

Tổn thương bó mạch chậu: Nguy cơ tổn thương bó mạch chậu khi phẫu tích

dây chằng Cooper hoặc thoát vị đùi. Tổn thương t nh mạch đùi thường xảy ra trong


6
các trường hợp thốt vị đùi dính, cổ bao thốt vị chặt. Trong trường hợp này cần cắt
dải chậu mu để mở rộng vòng thắt. Việc kéo quá mạnh bao thoát vị làm rách thân t
nh mạch chậu. Trong trường hợp tổn thương t nh mạch chậu cần chuyển mổ mở
ngay để cầm máu. Tổn thương động mạch đùi rất hiếm gặp.
1.1.4.2. Các biến chứng sớm
Tụ dịch và tụ máu thành bụng, ít gặp sau mổ. Để tránh chảy máu cần cầm
máu kỹ trong q trình bóc tách. Thường sau 3-4 tuần thì các tụ dịch, máu sẽ tự tiêu,
nếu khơng tự hết có thể chọc hút dịch.
1.1.4.3. Biến chứng muộn
-

Tái phát sớm: Thường do lỗi kỹ thuật như mảnh ghép quá nhỏ, di chuyển

của mảnh ghép, cố định mảnh ghép quanh ống dẫn tinh khơng tốt.
-

Tái phát muộn: Có thể do tái phát sớm không phát hiện được hoặc do thành


bụng của người bệnh yếu đi, lỗ thoát vị rông ra, do áp lực ổ bụng của người bệnh,..
Tràn dịch màng tinh hoàn: Thường do phản ứng viêm và thường tự
tiêu sau
1-2 tháng. Tràn dịch màng tinh hoàn thực thụ thường gặp ở người trẻ tuổi do chèn
ép của mảnh ghép vào ống dẫn tinh. Trong các trường hợp này thường phải điều trị
bằng phẫu thuật.
Đau sau mổ: Đau sau mổ là một biến chứng muộn rất khó điều trị,
Khi đau
thành bụng lan xuống bìu và kéo dài 6 tháng đến 1 năm thì có hai vấn đề cần đặt ra.
Nếu đau có tính chất khu vực chính xác, kèm theo hoặc khơng rối loạn cảm giác thì
là đau do nguyên nhân thần kinh. Điều trị nội khoa hoặc là bằng phẫu thuật. Nếu
đau khơng có hệ thống và thứ phát là do nguyên nhân sẹo xơ hóa. Điều trị nội khoa.
Mổ lấy mảnh ghép là giải pháp cuối cùng.
-

Tắc ruột: Là biến chứng rất hiếm gặp sau mổ thốt vị bẹn bằng phương

pháp nội soi ngồi phúc mạc.
1.1.5. Điều trị [1], [9]
- Thốt vị bẹn: Phẫu thuật có chương trình bóc bỏ bao thốt vị tái lập thành
bụng.


7
-

Thốt vị bẹn nghẹt: Phẫu thuật cấp cứu giải phóng nội dung thốt vị tái lập

thành bụng nếu có hoại tử ruột thì cắt đoạn ruột hoại tử.

1.1.6. Chăm sóc sau phẫu thuật ngƣời bệnh nhi thoát vị bẹn [2], [3], [8].
1.1.6.1. Chăm sóc tư thế người bệnh ngay sau phẫu thuật:
-

Trường hợp phẫu thuật thốt vị bẹn vơ cảm bằng gây tê tuỷ sống (thường

phẫu thuật trong trường hợp phẫu thuật thốt vị bẹn chưa có biến chứng hoại tử
ruột), sau phẫu thuật người điều dưỡng cần cho người bệnh nằm đúng tư thế sau
phẫu thuật để tránh các biến chứng của gây tê tuỷ sống. Tư thế này được duy trì ít
nhất là 12 giờ sau phẫu thuật.
-

Trường hợp phẫu thuật thốt vị bẹn gây mê nội khí quản (thường phẫu

thuật trong trường hợp thoát vị bẹn nghẹt đã có hoại tử ruột), cho người bệnh nằm
ngửa kê cao vai, đầu nghiêng về một bên để tránh nếu người bệnh nôn chất nôn
không lọt vào đường hô hấp.
1.1.6.2. Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn:
-

Với thốt vị bẹn chưa có biến chứng: Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 1 giờ/ lần

trong 12 giờ đầu sau phẫu thuật.
-

Với thoát vị bẹn đã có biến chứng: Tuỳ theo mức độ tổn thương, tuỳ tình

trạng sức khoẻ người bệnh để lập kế hoạch theo dõi dấu hiệu sinh tồn cho phù hợp.
1.1.6.3. Chăm sóc vết mổ
-


Nếu vết mổ khơ, tốt: Thay băng hai ngày một lần, cắt chỉ sau 7 ngày.

-

Nếu vết mổ thấm ướt máu: Băng ép hoặc chườm lạnh vết mổ

dễ

Nếu có nhiễm trùng vết mổ: Cắt chỉ sớm, tách cho mủ thoát ra được

dàng.
- Đối với người bệnh sau phẫu thuật có ho nhiều: Cần báo cáo lại với bác s
cho thuốc điều trị ho và hướng dẫn cho người bệnh khi ho phải lấy tay ôm nơi chỗ
phẫu thuật cho bớt đau.
1.1.6.4. Chăm sóc về dinh dưỡng
-

Với phẫu thuật thốt vị bẹn chưa có biến chứng: Sau 6 – 8 giờ mà người

bệnh không nôn, cho uống nước đường, sữa ngày hôm sau ăn cháo, cơm.


8
-

Với phẫu thuật thốt vị bẹn đã có biến chứng: Khi người bệnh chưa có

nhu động ruột ni dưỡng bằng đường t nh mạch. Khi người bệnh đã có nhu động
ruột thì bắt đầu cho uống, sau đó cho ăn từ lỏng tới đặc.

1.1.6.5. Chăm sóc tiểu tiện, đại tiện
Chăm sóc tiểu tiện: Theo dõi xem người bệnh có bí tiểu tiện khơng,
nếu có
điều dưỡng xử trí cho người bệnh như cho vận động sớm khi có đủ điều kiện,
chườm ấm vùng hạ vị, châm cứu....
-

Chăm sóc đại tiện

+ Khi người bệnh đã có chỉ định ăn, uống: Động viên uống nhiều nước, ăn
thức ăn có tính chất nhuận tràng như đu đủ chín, chuối tiêu tránh táo bón.
+
Hướng dẫn người bệnh vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau mỗi lần
đại tiện.
1.1.6.6. Chăm sóc vận động
-

Ngày thứ hai cho ngồi dậy.

lại.

Ngày thứ 4 – 5 sau phẫu thuật cho người bệnh rời khỏi giường tập đi

1.1.6.7. Theo dõi biến chứng sau phẫu thuật
-

Chảy máu: Hay gặp nhất là chảy máu dưới da quanh đường rạch, có khi

máu lan toả xuống tận bìu. Cần phải theo dõi xem khối máu tụ có to ra, có lan xa
khơng. nếu có cần báo lại với bác s (có trường hợp bác s phải can thiệp lấy bỏ khối

máu tụ nếu quá lớn).
-

Rách thủng bàng quang: Bụng người bệnh đau, chướng dần. Nếu có ống

dẫn lưu niệu đạo – bàng quang thì nước tiểu qua sonde ít và có màu đỏ.
Sưng, teo tinh hồn: Do mạch ni tinh hồn hoặc đường dẫn bạch
huyết bị
thắt. Cũng có thể do khâu đóng lỗ bẹn trong quá khít làm tắc nghẽn thừng tinh.
Theo dõi thấy vài ngày đầu tinh hồn sưng to lên, sau đó có thể teo nhỏ. Cũng có
khi tinh hồn trở lại bình thường nhờ các mạch bên phụ mới xuất hiện.
-

Tai biến khâu vào ruột hoặc thủng ruột: Sau phẫu thuật người bệnh có biểu

hiện viêm phúc mạc.


-

Tai biến thần kinh: Cần theo dõi hiện tượng mất cảm giác hoặc tê bì ở vùng

bẹn, bìu, đùi.


9
1.1.6.8. Giáo dục sức khỏe khi ra viện
-

Uống nhiều nước, ăn thức ăn có tính chất nhuận tràng tránh táo bón.


-

Tránh đi xe đạp trong vịng 2 tuần đầu sau phẫu thuật.

-

Tránh làm việc nặng trong 2 – 3 tháng đầu sau phẫu thuật.

-

Nếu thấy các triệu chứng cũ xảy ra nên đến khám lại.

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1.Tình hình chăm sóc bệnh nhi sau phẫu thuật thốt vị bẹn trên thế giới
Theo nghiên cứu đa trung tâm y tế trên thế giới, tỷ lệ tái phát của thoát vị
bẹn tại Mỹ 10-15%, tại châu Âu 10-30%, trong đó theo từng phương pháp nói riêng
như sau pp Shouldice 6,1%, Banssini 8,6%,, Mac Vay 11,2%.
Theo Kux, tỷ lệ tái phát sau mổ thoát vị bẹn bằng phương pháp Banssini sau
2 năm lên tới 13%.
Hiện nay rất nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu về phương pháp phẫu
thuật thoát vị bẹn bằng đặt lưới nhân tạo cho kết quả tái phát thấp: Stoppa 1,5%,
Rives 1,6%, Lichtenstein <1 %, với k thuật mổ mở của Lichtenstein tỷ lệ tái phát là
0,6%, theo Herme’ndez là 0,24%, Holzheimer là 1,1%, Novik 1,8%.
Hiện nay trên thế giới chủ yếu áp dụng phương pháp mổ mở đặt tấm lưới
nhân tạo Lichtenstain và phương pháp mổ nội soi với ưu điểm khơng gây căng, ít
đau, thời gian phục hồi nhanh và ít tai biến biến chứng, ít tái phát.
Theo Peacock và Madden, người bệnh từ 40 tuổi trờ lên có sự biến đổi cân
cơ mạc do giảm q trình tổng hợp, tăng q trình thối hóa collagen làm suy yếu
cấu trúc thành ống bẹn dễ dẫn đến thốt vị bẹn mắc phải.

1.2.2.Tình hình chăm sóc bệnh nhi sau phẫu thuật thoát vị bẹn tại Việt Nam
Tỷ lệ tái phát sau mổ thoát vị bẹn theo Nguyễn Văn Liễu là 3,8%, Bùi Đức
Phú là 19%, Tạ Xuân Sơn 6,45%, và Ngô Viết Tuấn là 3,7%.
Năm 2002 đã áp dụng kỹ thuật Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn Vương Thừa
Đức, nghiên cứu so sánh ngẫu nhiên giữa hai nhóm Lichtenstein và Bassini. Kết quả
cho thấy: Nhóm Lichtenstein đau sau mổ ít, phục hồi sinh hoạt cá nhân sau mổ sớm,
thời gian nằm viện ngắn hơn nhóm Bassini.


10
Vương Thừa Đức, nghiên cứu kết quả lâu dài sau phẫu thuật thoát vị bẹn
bằng kỹ thuật Lichtenstein, theo dõi 2-8 năm, tỉ lệ tái phát 0,96%, đau mạn tính
vùng bẹn 5,3%, nhiễm trùng tấm lưới muộn 0,47%. Vương Thừa Đức, mổ 32 ca
thoát vị bẹn tái phát bằng kỹ thuật Lichtenstein, ghi nhận một trường hợp tái phát
sớm sau hơn 4 tháng, tỉ lệ tái phát 3,1%. Ngô Thế Lâm, mổ 40 ca thoát vị bẹn bằng
kỹ thuật Lichtenstein, tỷ lệ tái phát 2,5%. Phạm Hữu Thông, mổ 43 ca thoát vị bẹn
bằng kỹ thuật Lichtenstein và Rives, tỉ lệ tái phát 7%.

1.3. Các lý luận về khoa học.
1.3.1. Các nội dung cần chăm sóc cho nhóm ngƣời bệnh sau mổ thốt vị
bẹn.
1.3.1.1. Ngƣời bệnh có nguy cơ chảy máu sau mổ.
Theo dõi dấu chứng sinh tồn trong những giờ đầu. Theo dõi chảy máu sau
mổ, quan sát vết mổ, dẫn lưu có dấu hiệu chảy máu. Theo dõi Hct, thường xuyên
đánh giá tình trạng bụng như đau, chướng, tụ máu. Phát hiện sớm dấu hiệu chảy
máu, điều dưỡng chăm sóc và chuẩn bị người bệnh phẫu thuật cấp cứu theo y lệnh.
1.3.1.2. Ngƣời bệnh đau vùng bụng dƣới sau mổ.
Thẩm định tình trạng đau theo thang điểm đau. Thực hiện thuốc giảm đau,
hướng dẫn người bệnh xoay trở nhẹ nhàng, tránh ngồi dậy sớm. Nếu người bệnh
đau vùng bìu và có sưng điều dưỡng có thể đắp đá lạnh giảm sưng.

1.3.1.3. Ngƣời bệnh không thay băng do vết mổ sạch, vết mổ nội soi.
Theo dõi dấu hiệu máu thấm băng. Vết mổ khô không thay băng, cắt chỉ sau
5–7 ngày. Nếu vết mổ nội soi, thường được khâu dưới da nên sau 4–5 ngày tháo
băng, không cắt chỉ, theo dõi nhiệt độ, đau vết mổ.
1.3.1.4. Ngƣời bệnh có nguy cơ căng chƣớng bàng quang và không tiểu đƣợc
Người bệnh tiểu được, đủ (200ml–300ml/8 giờ sau mổ), bàng quang không
căng chướng. Cố gắng không đặt ống thông tiểu, thực hiện các biện pháp như nghe
tiếng nước chảy. Nếu người bệnh khơng tiểu được thì báo bác s và thực hiện y lệnh
đặt ống thông tiểu lại, tránh để người bệnh rặn đi tiểu .
1..3.1.5. Ngƣời bệnh hạn chế vận động do có nguy cơ thốt vị lại sau mổ.


11
Ngày thứ 2 cho người bệnh ngồi dậy. Ngày thứ 3 có thể cho người bệnh đi
lại quanh giường.
Hiện nay có thể mổ nội soi điều trị thốt vị bẹn, người bệnh có thể vận động
sớm sau mổ, thời gian nằm viện ngắn ngày hơn và tỷ lệ tái phát ít hơn
1.3.1.6. Ngƣời bệnh lo lắng về chế độ ăn sau mổ.
Hướng dẫn người bệnh ăn bình thường sau mổ nhưng lưu ý chế độ ăn thức
ăn nhuận tràng, tránh táo bón, uống nhiều nước. Nên vận động, đi lại nhẹ nhàng
giúp kích thích nhu động ruột.
1.3.1.7. Ngƣời bệnh lo lắng thốt vị lại sau mổ.
Trong trường hợp táo bón không nên rặn, điều dưỡng khuyên người bệnh
nên tham khảo thêm ý kiến bác s vì khi rặn gây tăng áp lực bụng và có nguy cơ
thốt vị lại. Trong trường hợp ho nhiều, nên báo bác s cho y lệnh thuốc giảm ho.
Điều dưỡng khuyên người bệnh dùng tay ấn nhẹ vùng bụng khi ho giúp giảm đau,
tránh cho người bệnh ho vì có thể gây tăng áp lực bụng, bục chỉ, thoát vị lại.
1.3.1.8. Giáo dục sức khỏe khi ra viện.
Khi có các biểu hiện của bệnh thốt vị lại nên nằm và dùng tay ấn vào lại.
Hướng dẫn người bệnh dấu hiệu của tắc ruột nghẹt. Nếu có các dấu hiệu trên

khuyên người bệnh nhịn đói và đến bệnh viện ngay.
Về dinh dưỡng, hướng dẫn người bệnh cách ăn uống, uống nhiều nước, thức
ăn nhiều chất xơ.
1.3.2. Học thuyết điều dƣỡng trong chăm sóc ngƣời bệnh sau mổ .
Áp dụng học thuyết điều dưỡng của Virginia Henderson vào cơng tác chăm
sóc người bệnh sau mổ thốt vị bẹn. Virgina Henderson (USA) là một học thuyết
gia về y học cho rằng, điều dưỡng viên cần giúp người bệnh có thể phát triển tính
độc lập càng sớm càng tốt để phục hồi sức khỏe bằng cách giúp họ thực hiện 14 nhu
cầu cơ bản của con người như: Hít thở bình thường, ăn uống đầy đủ, bài tiết bình
thường, ngồi nằm đúng tư thế, giấc ngủ và nghỉ ngơi, quần áo phù hợp, thân nhiệt
ổn định, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, an toàn cho người bệnh, giao tiếp, tự do tín
ngưỡng, lao động, vui chơi giải trí, cung cấp các kiến thức về sức khỏe.


12
Nghiên cứu học thuyết của Handerson gợi ý cho người điều dưỡng khi tiếp
cận với người bệnh cần phải đánh giá và chẩn đoán những nhu cầu của họ trên cơ sở
đó hỗ trợ họ đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người để sớm có thể phục
hồi và xuất viện sớm. Học thuyết của Virginia Henderson được đánh giá là phù hợp
hơn so với các học thuyết khác trên người bệnh nhi sau mổ thoát vị bẹn vì: Rất thực
tiễn và cịn phù hợp với sinh lý của người bệnh. Trong tư tưởng khi một người bị
bệnh đến Bệnh viện mà các nhu cầu cơ bản khơng đáp ứng được thì người bệnh dễ
bị chi phối ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên trên thực tế chỉ có số ít
các Bệnh viện đáp ứng được còn các cơ sở y tế tuyến dưới, các nơi cịn khó khăn về
nhân lực, cơ sở vật chất thì khó có thể đáp ứng được đủ 14 nhu cầu này trên từng
người bệnh. Các nhu cầu cơ bản như:
1.

Hít thở bình thường


2.

Thân nhiệt ổn định

3.

Ăn uống đầy đủ

4.

Quần áo phù hợp

5.

Bài tiết bình thường

6.

Giấc ngủ và nghỉ ngơi

7.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

8.

Nằm ngồi đúng tư thế

9.


An toàn cho người bệnh

10. Cung cấp các kiến thức sức khỏe y tế
11. Giao tiếp
12. Tự do tín ngưỡng
13. Vận động
14.Vui chơi giải trí
Đối với khoa Ngoại Tổng hợp trong 14 nhu cầu trên khoa đã đáp ứng những
nhu cầu cơ bản của người bệnh tuy nhiên còn một số nhu cầu chưa đáp ứng được và
cũng chưa vận dụng các nhu cầu này vào đối với người bệnh mổ thốt vị bẹn đó là:


13
- Tự do tín ngưỡng: Bệnh viện chưa đáp ứng được các nơi thờ tự riêng cho
người bệnh vì khơng thể khoa nào cũng dành riêng nơi thờ tự cho người bệnh được
mặt khác để đảm bảo an toàn cho cơng tác phịng chống cháy nổ cho bệnh viện.
- Vui chơi giải trí: Bệnh viện chưa có nơi dành riêng cho trẻ vì khơng có địa
điểm.
1.2.3.Các quy định hiện hành và nguyên tắc trong thực hành của Điều dƣỡng
liên quan đến cơng tác chăm sóc ngƣời bệnh trong Bệnh viện.
Bộ y tế đã ban hành các thông tư, hướng dẫn cụ thể để có căn cứ pháp lý cho
Điều dưỡng thực hành chăm sóc người bệnh như:
Thơng tư 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ y tế về việc
hướng dẫn cơng tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong Bệnh viện.
Thông tư 08/2011/TT-BYT về Hướng dẫn công tác dinh dưỡng-tiết chế
trong Bệnh viện.
Sách Điều dưỡng ngoại khoa 1 – Bộ y tế xuất bản giáo dục năm 2008 Nguyên
tắc thực hành điều dưỡng của Virginia Henderson (USA) liên quan

tới các nhu cầu cơ bản của con người.

Các quy định trên là cơ sở để căn cứ đánh giá các tiêu chí trong kiểm tra, quy
trình chăm sóc người bệnh của Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên trong Bệnh viện.


14
Chƣơng 2
MƠ TẢ TRƢỜNG HỢP

2.1. Thực trạng chăm sóc ngƣời bệnh nhi sau phẫu thuật thoát vị bẹn tại Bệnh
viện Đại học Y Hà Nội năm 2020.
2.1.1. Giới thiệu về Khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội
(nằm ngay gần ngã tư Tôn Thất Tùng – Trường Chinh).
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thành lập từ năm 2007. Từ khi thành lập, Bệnh
viện đã dần có những bước tiến vượt bậc trong cơng tác thăm khám chữa bệnh.
Bệnh viện hiện có hơn 1000 cán bộ nhân viên, trong đó có:
-

Trên 600 cán bộ cơ hữu.

-

Hơn 100 cán bộ kiêm nhiệm.

- Trên 300 cán bộ của trường Đại học Y Hà Nội tham gia công tác khám chữa
bệnh.

Ảnh 2.1. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội



15
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có 7 phịng chức năng, 6 trung tâm, 14 khoa
lâm sàng, 7 khoa cận lâm sàng.
Bệnh viện có đội ngũ các bác s giỏi, nhiều kinh nghiệm đều là các PGS.TS,
TS, thạc s , bác s CKII, bác s CKI…với nhiều năm kinh nghiệm, trình độ chun
mơn cao. Các bác s khơng chỉ có nhiều chun mơn và cịn rất nhiều kinh nghiệm
lâm sàng.
Bệnh viện xác định xứ mệnh và tầm nhìn là địa chỉ tin cậy hàng đầu trong
việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn thành phố Hà
Nội và các tỉnh lân cận.
Bệnh viện có đầu tư cơ sở vật chất khang trang, hệ thống phòng mổ đạt tiêu
chuẩn Châu Âu, trang thiết bị máy móc hiện đại, đồng bộ. Đội ngũ y bác s có trình
độ chun mơn cao, thường xun được đào tạo nâng cao trình độ chun mơn.
Khoa Ngoại tổng hợp trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Hiện tại khoa
có 27 cán bộ, trong đó có, 12 bác sỹ và 13 điều dưỡng, 02 Hộ lý.

Ảnh 2. 1. Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội


16
Khoa có chức năng khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh theo chun ngành
ngoại khoa. Ngồi ra khoa cịn có nhiệm vụ đảm nhiệm công tác đào tạo huấn luyện
chuyên môn chuyên ngành ngoại khoa cho các Bệnh viện tuyến dưới và học sinh,
sinh viên nghiên cứu khoa học, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới.
Tổng số giường bệnh thực kê tại khoa 61, lượng người bệnh điều trị nội trú
trung bình 50-65 người bệnh/ngày. Số bệnh nhi vào điều trị tại khoa Ngoại tổng hợp
tính từ tháng 3 đến tháng 10/2020 là 2640 NB, trong đó bệnh lý thốt vị bẹn có 602
người bệnh (thốt vị bẹn nghẹt có 20 trường hợp). Cơng tác chăm sóc người bệnh
tại khoa ln đảm bảo chất lượng và an tồn người bệnh. Thực hiện đúng các quy
trình chăm sóc của Bộ Y tế cũng như của Bệnh viện ban hành. Các phương tiện

phục vụ cho chăm sóc người bệnh được cung ứng đầy đủ, đồng bộ và hiện đại.
2.1.2. Thông tin chung về ngƣời bệnh
Bệnh nhi được quan sát là nam 6 tuổi, chẩn đoán vào viện thoát vị bẹn nghẹt
đã được mổ cấp cứu giờ thứ 6 theo phương pháp mổ cổ điển, mổ mở, có khâu phục
hồi bao thoát vị, phục hồi thành bụng bằng Sugical Mech.

2.1.3. Kết quả tổ chức và thực hiện chăm sóc cho ngƣời bệnh sau phẫu
thuật thoát vị bẹn.
2.1.3.1. Phƣơng pháp thực hiện
Quan sát thực hành của các điều dưỡng tại khoa từ khi tiếp nhận từ phòng
mổ về đến khi ra viện thơng qua các bảng kiểm, các quy trình có tại khoa Ngoại
tổng hợp với mỗi ngày khác nhau sẽ có thời gian chăm sóc cụ thể.
2.3.2. Kết quả tổ chức và thực hiện.
Sau mổ thoát vị bẹn 6 giờ, bệnh nhi tỉnh, mạch: 82 lần/ phút, huyết áp:90/60
mmHg, nhịp thở 20 lần/phút, chưa trung tiện, bệnh nhi không đau vết mổ, cịn hơi
mệt, hơi đói bụng do nhịn ăn > 11 giờ.
Hoạt động chăm sóc của Điều dƣỡng đã làm đƣợc: Hỏi thăm về cảm
nhận của bệnh nhi , kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn báo bác s và tư vấn cho người
nhà bệnh nhi chỉ ăn cháo thịt nạc và uống nước lọc, ăn nhạt hơn bình thường, không
uống sữa tránh đầy hơi cho đến khi trung tiện. Hướng dẫn người nhà có thể cho


17
bệnh nhi nằm nghiêng người co duỗi chân tại giường, nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 giờ/ ngày
tránh căng thẳng, hướng dẫn người nhà sau mổ 12 giờ có thể tập ngồi dậy và sau 24
giờ có thể tập đi lại tùy vào thực tế sức khỏe, uống nhiều nước tránh táo bón. Điều
dưỡng dặn dị bệnh nhi/người nhà nếu thấy đau vết mổ, bí tiểu cần báo ngay cho
nhân viên y tế tại phòng trực. Tại đây, Điều dưỡng kiểm tra vết mổ của bệnh nhi cịn
thấm ít dịch băng. Sau 2 giờ, Điều dưỡng quay trở lại, bệnh nhi đã được ăn cháo thịt
và nằm nghiêng nghỉ ngơi tại giường, bệnh nhi đi tiểu được 50ml/giờ.

Vào giờ đi buồng thứ 2, Điều dưỡng ca trực đó tiếp tục qua thăm hỏi bệnh
nhi/người nhà xem họ có khó khăn gì không, những việc đã làm được và chưa làm
được. Từ đó tiếp tục trợ giúp cho bệnh nhi. Bệnh nhi có mạch, huyết áp ổn định,
khơng sốt, cịn đau nhẹ vết mổ. Điều dưỡng hướng dẫn bệnh nhi/ người nhà vệ sinh
cá nhân sạch sẽ.
Giờ đi buồng thứ 3, bệnh nhi huyết áp ổn định, đau vết mổ, thực hiện chỉ
định uống thuốc giảm đau.

Ảnh 2. 2. Điều dưỡng thăm hỏi, động viện, GDSK cho NB, người nhà NB
Ngày thứ 2, Điều dưỡng kiểm tra bệnh nhi tỉnh táo, giao tiếp tốt hơn, không
sốt, bệnh nhi đã đỡ đau vết mổ, tự đi lại được, tiểu tiện bình thường, đã trung tiện.
Điều dưỡng hướng dẫn bệnh nhi có thể ăn cơm, uống sữa ấm, uống nhiều nước để
phịng táo bón. Nên ăn nhiều rau xanh, ăn thêm hoa quả để giúp tăng cường bổ sung
vitamin.


×