Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

thực trạng công tác chăm sóc người bệnh nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.31 KB, 56 trang )

BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

QUẢN THANH THỦY

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH
NHIỄM KHUẨN SAU MỔ LẤY THAI
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2020


BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

QUẢN THANH THỦY

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH
NHIỄM KHUẨN SAU MỔ LẤY THAI
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Sản phụ khoa

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S NGUYỄN THỊ THANH HƯỜNG

NAM ĐỊNH - 2020



i
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chun đề này tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý
báu của các tập thể, cá nhân, đồng nghiệp và bạn bè.
Tôi xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ
môn Điều dưỡng phụ sản Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho phép
và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban chấp hành Đảng ủy, Ban giám
đốc, các phòng ban chức năng, Khoa sản nhiễm trùng C3 - Bệnh viện Phụ Sản
Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân trọng cảm ơn Thầy cô giáo các Bộ môn Trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong
suốt q trình học tập. Đồng thời, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ
Nguyễn Thị Thanh Hường đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt q
trình học tập, nghiên cứu và hồn thành chun đề này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp và gia đình
đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả

Quản Thanh Thủy


ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề của riêng tơi. Các số liệu sử dụng
phân tích trong chuyên đề có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả thu được tơi tự
tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn
của Việt Nam.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về cam đoan này.
Hà Nội, ngày

tháng

Người cam đoan

Quản Thanh Thủy

năm 2020


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH...................................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................................... 3
1.1.Cơ sở lýluận................................................................................................................ 3
1.2.Cơ sở thựctiễn.......................................................................................................... 15
Chương 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN.................................................................................... 21
2.1. Giới thiệu về bệnh viện phụ sản Hà Nội...................................................... 21
2.2. Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh nhiễm khuẩn sau mổ lấy

thai tại khoa C3 bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2020............................23
Chương 3. BÀN LUẬN......................................................................................................... 31
3.1.Các ưu điểm và tồn tại trong chăm sóc người bệnh nhiễm khuẩn vết
mổ sau mổ lấy thai................................................................................................. 31
3.2. Thuận lợi và khó khăn trong chăm sóc người bệnh nhiễm khuẩn vết
mổ sau mổ lấy thai................................................................................................. 32
3.3. Giải pháp để khắc phục những tồn tại........................................................... 32
KẾT LUẬN................................................................................................................................ 34
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP......................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVPSHN

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

BYT

Bộ Y tế

CSVT

Chăm sóc vết thương

VKVM

Nhiễm khuẩn vết mỏ


CSNB

Chăm sóc người bệnh.

ĐD

Điều dưỡng

NB

Người bệnh.

CTĐT

Chương trình đào tạo

CK

Chuyên khoa

ĐH

Đại học

ĐDT

Điều dưỡng trưởng

ĐDV


Điều dưỡng viên


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân bố ĐTNC theo độ tuổi............................................................................ 23
Bảng 2.2.Phân bố ĐTNC theo nghề nghiệp................................................................... 23
Bảng 2.3.Phân bố ĐTNC theo thời gian xuất hiện nhiễm khuẩn vết mổ............23
Bảng 2.4: Phân bố ĐTNC theo triệu chứng lâm sàng của NKVM.......................24
Bảng 2.5. Thời gian điều trị kháng sinhtrong thời gian nhiễm trùng...................24
Bảng 2.6. Phối hợp kháng sinh sau mổ lấy thai............................................................ 24
Bảng 2.7. Thời gian khâu lại vết mổ sau điều trị kháng sinh.................................. 25
Bảng 2.8. Công tác tư vấn, hướng dẫn GDSK cho NB (n = 30)............................ 25
Bảng 2.9: Cơng tác chăm sóc hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho NB(n=30)...........26
Bảng 2.10: Cơng tác chăm sóc theo dõi, đánh giá người bệnh (n = 30).............27
Bảng 2.11. Hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ......................29
(n = 30)......................................................................................................................................... 29


v
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội................................................................................ 22


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh mổ là một phẫu thuật sản khoa lớn nhằm mục đích cứu sống sản phụ
và thai nhi [2]. Tỷ lệ sinh mổ cả lần đầu và từ 2 lần trở lên đều tăng đáng kể
trong vài thập kỷ qua, với số lượng ước tính trên tồn cầu là 22,9 triệu ca sinh

mổ trong năm 2012 [3]. Sinh mổ là một trong những phẫu thuật có thể đi kèm
với một số biến chứng, trong đó nhiễm trùng vết mổ là một trong những biến
chứng của sinh mổ. Tỷ lệ của nhiễm khuẩn vết mổ dao động từ 3%-15% trên
tồn thế giới [4],[6]. Tỷ lệ mắc có thể phản ánh sự khác biệt về đặc điểm dân
số và các yếu tố rủi ro, phương pháp phẫu thuật và thời gian phẫu thuật. Những
rủi ro, tai biến của nhiễm khuẩn vết mổ đã giảm đáng kể trong ba thập kỷ qua,
chủ yếu là do cải thiện điều kiện vệ sinh, điều trị dự phịng bằng kháng sinh,
thủ tục vơ trùng trong mổ và các thực hành khác [7]. Mặc dù sự giảm nhiễm
trùng vết mổ do các yếu tố trên, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ dự kiến sẽ
sẽ tăng liên tục do tăng tỷ lệ sinh mổ trong những năm gần đây. Nhiễm khuẩn
vết mổ sau sinh có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ [8],[9].
Ngồi ra NKVM có thể gây khó chịu cho người mẹ khi cố gắng hồi phục sau
phẫu thuật và đồng thời chăm sóc trẻ sơ sinh. Nó có thể kéo dài thời gian nằm
viện của mẹ, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và dẫn đến những tác động kinh
tế xã hội khác [8]. Tuy nhiễm khuẩn có thể gây ra những hậu quả nặng nề
nhưng nếu người bệnh được chăm sóc và điều trị tốt thì sẽ hạn chế rất nhiều
những nguy cơ có thể xảy ra. Do đó, việc điều trị và chăm sóc cho người bệnh
nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai cần phải tồn diện. Người điều dưỡng có
vai trị rất quan trọng trong chăm sóc và điều trị người bệnh nhiễm khuẩn vết
mổ sau mổ lấy thai, giúp người bệnh nhanh phục hồi.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là một trong những Bệnh viện đầu ngành về sản
phụ khoa của khu vực miền bắc, lượng bệnh nhân đến khám hàng ngày rất đơng.
Trong đó, tỉ lệ ca đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2019 khoảng 56,4%. Do
đó vấn đề nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai được đặc biệt quan tâm. Hơn nữa, vấn đề
nhiễm khuẩn có thể do nhiều nguyên nhân, việc phòng chống để


2
giảm nhiễm khuẩn vết mổ trong môi trường bệnh viện là cực kỳ quan trọng.
Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai là cần thiết để xác định đặc

điểm dịch tễ học, đặc điểm liên quan đến mổ lấy thai thực hiện tại Bệnh viện
Phụ sản Hà Nội và cần tiếp tục thực hiện các năm tiếp theo để có biện pháp can
thiệp thích hợp. Đồng thời việc đặt ra vấn đề nghiên cứu điều trị nhiễm khuẩn
vết mổ tại khoa Sản nhiễm trùng bệnh viện phụ sản Hà Nội vô cùng quan trọng
để rút ngắn số ngày điều trị giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm
khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai. Đồng thời giảm nguy cơ biến chứng nặng do
nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai và nâng cao chất lượng phục vụ cho sản
phụ tại khoa sản nhiễm trùng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Vì vậy, chúng tơi tiến hành thực hiện chun đề: “Thực trạng cơng tác
chăm sóc người bệnh nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản Hà
Nội năm 2020” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh nhiễm khuẩn sau mổ

lấy thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2020.
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cơng tác chăm

sóc người bệnh nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội
năm 2020


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.Cơ sở lýluận
1.1.1. Khái qt về cơng tác chăm sóc của điều dưỡng
1.1.1.1. Định nghĩa điều dưỡng
Định nghĩa điều dưỡng: Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi
trường của người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ (Florence Nightingale,
năm 1860). 1.1.1.2. Nhiệm vụ của người điều dưỡng
* Theo thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/11/2011 về Hướng dẫn điều


dưỡng về chăm sóc người bệnh trong các bệnh viện, người điều dưỡng có 12
nhiệm vụ trong cơng tác chăm sóc người bệnh như sau [1]:
- Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe.
- Chăm sóc tinh thần.
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân.
- Chăm sóc dinh dưỡng.
- Chăm sóc phục hồi chức năng.
- Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật.
- Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh.
- Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong.
- Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng.
- Theo dõi, đánh giá người bệnh.
- Bảo đảm an tồn và phịng ngừa sai sót chun mơn kỹ thuật trong chăm

sóc
người bệnh.
- Ghi chép hồ sơ bệnh án.

* Nguyên tắc thực hành điều dưỡng
Trong cơng tác chăm sóc người bệnh, Điều dưỡng có nhiệm vụ chăm sóc và
đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người bệnh về thể chất và tinh thần. Theo học
thuyết của Virgina Henderson, người bệnh có 14 nhu cầu cơ bản và nguyên


4
tắc trong thực hành điều dưỡng là hỗ trợ người bệnh đáp ứng các nhu cầu đó:
- Hỗ trợ NB trong hô hấp
- Hỗ trợ người bệnh trong ăn uống
- Hỗ trợ người bệnh trong bài tiết

- Hỗ trợ người bệnh trong tư thế, vận động: nằm, ngồi, đi đứng 4
- Hỗ trợ người bệnh trong ngủ và nghỉ ngơi
- Hỗ trợ người bệnh trong thay và mặc quân áo
- Hỗ trợ người bệnh trong duy trì thân nhiệt bình thường
- Hỗ trợ người bệnh vệ sinh cá nhân
- Hỗ trợ người bệnh tránh những nguy hiểm
- Hỗ trợ tinh thần người bệnh
- Hỗ trợ người bệnh lao động, giải trí, rèn luyện thể lực
- Hỗ trợ người bệnh trong giao tiếp
- Tơn trọng tín ngưỡng, tơn giáo
- Giúp NB có kiến thức y học thơng tường liên quan đến bệnh tật của họ

1.1.2. Khái quát về mổ lấy thai
1.1.2.1. Định nghĩa
Mổ lấy thai là phẫu thuật để lấy thai và phần phụ của thai ra khỏi buồng
tử cung qua đường rạch ở thành bụng và đường rạch ở thành tử cung. Định
nghĩa này không bao hàm mở bụng lấy thai trong trường hợp chửa trong ổ
bụng và vỡ tử cung khi thai đã nằm trong ổ bụng [6].
1.1.2.2. Các chỉ định mổ lấy thai
* Chỉ định mổ lấy thai chủ động

- Khung chậu bất thường
+ Khung chậu hẹp toàn diện là khung chậu có tất cả các đường kính giảm
đều cả eo trên và eo dưới. Đặc biệt đường kính nhơ - hậu vệ nhỏ hơn 8,5 cm;
+ Khung chậu méo khi đo hình trám Michaelis khơng cân đối;
+ Khung chậu hình phễu là rộng eo trên, hẹp eo dưới. Chẩn đốn dựa vào

đo đường kính lưỡng ụ ngồi. Nếu đường kính lưỡng ụ ngồi < 9cm, nên có chỉ



5
định MLT chủ động [6].
- Đường xuống của thai bị cản trở:
+ U tiền đạo là khối u nằm trong tiểu khung làm cho ngôi không lọt hoặc

không xuống được;
+ Rau tiền đạo trung tâm, bán trung tâm.

- Tử cung có sẹo mổ cũ:
+ Sẹo mổ ở thân TC trước khi có thai lần này như: sẹo mổ bóc nhân xơ tử

cung, sẹo mổ tạo hình tử cung,...;
+ Sẹo mổ đã 2 lần;
+ Sẹo mổ dưới 24 tháng;
+ Sẹo mổ cũ và ngôi thai bất thường;
+ Sẹo mổ cũ và thai to [6].

- Nguyên nhân về phía mẹ:
+ Các bệnh tim ở giai đoạn mất bù trừ;
+ Bệnh tăng huyết áp, tai biến mạch não, tiền sản giật và sản giật;
+ Âm đạo chít hẹp bẩm sinh hoặc bị rách trong các lần đẻ trước không

được khâu phục hồi tốt hoặc sau những trường hợp mổ có liên quan đến âm
đạo như mổ rò bàng quang - âm đạo, mổ rò trực tràng - âm đạo;
+ Bảo tồn kết quả chỉnh hình phụ khoa: tiền sử mổ treo tử cung do sa sinh

dục, sa bàng quang, làm lại âm đạo - tầng sinh môn;
+ Các dị dạng sinh dục: TC đơi, TC hai sừng,... [6].
- Ngun nhân về phía thai và phần phụ:


+ Thai suy mãn tính, hết ối,...
+ Thai to, khơng tương xứng với khung chậu, khơng có khả năng lọt qua
eo trên phải MLT [6].

* Các chỉ định mổ lấy thai trong quá trình chuyển dạ

- Chảy máu:
+ Rau tiền đạo: Rau tiền đạo bán trung tâm; Các thể rau tiền đạo khác sau


6
khi bấm ối mà vẫn chảy máu thì MLT; Rau tiền đạo phối hợp với ngôi thai bất
thường.
+ Rau bong non thể trung bình và thể nặng: đối với rau bong non thể

trung bình và thể nặng là phải mổ cấp cứu ngay.
+ Dọa vỡ tử cung: Những trường hợp chuyển dạ lâu, ngôi chưa chưa lọt

hoặc trong những trường hợp dùng oxytocin không đúng chỉ định hoặc quá liều
lượng sẽ làm cho đoạn dưới TC phình to có nguy cơ vỡ, thai bình thường hoặc
thai đã suy nhưng khơng thể lấy thai bằng thủ thuật đường âm đạo sẽ mổ lấy
thai.
+ Vỡ tử cung: Vỡ tử cung tự nhiên trong thời kỳ thai nghén thường xảy ra

trên những sản phụ có sẹo mổ cũ, đặc biệt là sẹo mổ ở thân tử cung; Vỡ tử
cung trong chuyển dạ thường do bất tương xứng thai - khung chậu, sản phụ đẻ
nhiều lần, vết mổ cũ ở tử cung, ngôi bất thường,... Khi vỡ tử cung phải MLT
càng sớm càng tốt đẻ cứu mẹ và thai nhi.
+ Sa dây rau: Sa dây rau là tối cấp cứu sản khoa, cần lấy thai ra ngay khi


còn tim thai.
+ Nếu đủ điều kiện thì lấy thai ra bằng forceps;
+ Nếu khơng đủ điều kiện đặt forceps phải MLT ngay.

- Chỉ định về phía thai:
+ Thai to: thai to đều trọng lượng thai > 3.500g không tương xứng với

khung chậu, loại trừ thai to một phần.
+ Các ngôi bất thường: Ngôi vai, ngôi trán, ngôi mặt kiểu cằm sau, ngôi

mông kèm theo trọng lượng thai nhi khá, bất thường xương chậu, TC có sẹo
mổ cũ,…
+ Thai quá ngày sinh: khi chẩn đoán chắc chắn là thai già tháng cần phải

đình chỉ thai nghén. Nếu lượng nước ối cịn nhiều thì gây chuyển dạ đẻ bằng
cách truyền nhỏ giọt tĩnh mạch oxytocin và theo dõi chuyễn dạ bằng máy
monitoring, nếu có biểu hiện bất thường phải MLT [6]. Nếu nước ối khơng cịn
hoặc nước ối xanh bẩn biểu hiện của suy thai hoặc thai kém phát triển đều phải
MLT.


7
+ Đa thai: Song thai hai ngôi đầu chèn nhau làm cho thứ nhất không lọt

được; Song thai, thai thứ nhất là ngôi mông, thai thứ hai là ngôi đầu có thể mắc
đầu vào nhau khi đẻ thai thứ nhất; Có thai từ ba thai trở lên; Khi có thêm một
ngun nhân đẻ khó.
- Chỉ định về phía mẹ:
+ Tử cung có sẹo mổ cũ: tử cung có sẹo mổ dưới 24 tháng, sẹo mổ thân


tử cung, sẹo mổ cũ kết hợp với những nguyên nhân đẻ khó khác [6].
+ Con so lớn tuổi: thường là những người con so > 35 tuổi trong q trình

chuyển dạ có thêm một vài dấu hiệu bất thường cần phải MLT.
+ Tình trạng bệnh lý của mẹ: Bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến cơ năng

của người mẹ: Tim mạch, thiếu máu nặng, tiểu đường không được theo dõi [6].
+ Các bệnh lý tại chỗ của người mẹ: Dị dạng sinh dục, rò niệu dục đã mổ,

herpes sinh dục, papillome sinh dục nặng,…
- Chỉ định bất thường xảy ra khi theo dõi chuyển dạ:
+ Đẻ khó do cổ tử cung khơng tiến triển; CTC có sẹo cũ xấu; Khoét chóp

hay cắt cụt CTC.
+ Đẻ khó do nguyên nhân cơ học: bất tương xứng giữa thai nhi và khung

chậu.
+ Đẻ khó do nguyên nhân động lực: Do rối loạn cơn co TC không điều

chỉnh được bằng thuốc.
+ Thai suy cấp trong chuyển dạ: Phải MLT ngay nếu chưa đủ điều kiện để

lấy thai ra ngay bằng thủ thuật qua đường âm đạo [6].
- Lý do xã hội: Đó là những chỉ định mà nguyên nhân không phải là các
yếu tố về chuyên môn gây đẻ khó mà việc MLT ở đây do những lý do về mặt
xã hội liên quan đến sản phụ và gia đình sản phụ [6].
1.1.3. Khái quát về nhiễm khuẩn vết mổ
1.1.3.1. Nhiễm khuẩn vết mổ
* Định nghĩa và phân loại nhiễm khuẩn vết mổ:



8
Nhiễm trùng là sự xâm nhập của vi sinh vật vào cơ thể và sự đáp ứng của
cơ thể đối với thương tổn do vi sinh vật gây nên (vi sinh vật có thể là: vi
khuẩn, siêu vi khuẩn hoặc ký sinh trùng).[13]
Nhiễm trùng ngoại khoa là biến chứng thường xảy ra sau chấn thương
kín, vết thương hoặc sau khi phẫu thuật. Khác với nhiễm trùng nội khoa, ở đây
thường có một ổ thuận lợi cho nhiễm trùng như: một phần cơ thể bị giập nát,
các tổ chức hoại tử, vết mổ nhiễm trùng thứ phát... thường đòi hỏi phải can
thiệp ngoại khoa để giải thoát mủ hoặc loại bỏ mơ hoại tử; cịn nhiễm trùng nội
khoa thường khơng có hoặc có rất ít mơ hoại tử nhưng lại có biểu hiện toàn
thân nhiều hơn.


Phân loại nhiễm khuẩn vết mổ, tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn

vết mổ theo CDC [13]:
+ Nhiễm khuẩn vết mổ nông: nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau

phẫu thuật và chỉ xuất hiện ở vùng da hay vùng dưới da tại đường mổ và có ít
nhất một trong các triệu chứng (chảy mủ từ vết mổ nông, phân lập được vi
khuẩn từ vết mổ, các dấu hiệu đau sưng nóng đỏ và cần mở bung vết mổ, bác sĩ
chẩn đoán).
+ Nhiễm khuẩn vết mổ sâu: nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau

phẫu thuật hay 1 năm đối với đặt implant và xảy ra ở mơ mềm sâu của đường
mổ và có ít nhất một trong các triệu chứng (chảy mủ từ vết mổ sâu nhưng
không từ cơ quan hay khoang nơi phẫu thuật, vết thương hở da sâu + dấu hiệu
đau sưng nóng đỏ và sốt, 2 abces, bác sĩ chẩn đốn)
+ Nhiễm khuẩn vết mổ tại cơ quan/khoang phẫu thuật: nhiễm khuẩn xảy


ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hay 1 năm đối với đặt implant xảy ra ở
bất kỳ nội tạng loại trừ da, cân, cơ và có ít nhất một trong các triệu chứng
(chảy mủ từ dẫn lưu nội tạng, phân lập được vi khuẩn, abces, bác sĩ chẩn đoán)


Các loại nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai:

+ Nhiễm khuẩn nông: nhiễm khuẩn ở tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, tử

cung.


9
+ Nhiễm khuẩn sâu/cơ quan: viêm nội mạc tử cung, viêm tử cung toàn

bộ, viêm chu cung, viêm phúc mạc chậu, viêm phúc mạc tồn bộ.
* Chẩn đốn nhiễm khuẩn vết mổ
Bệnh cảnh của một nhiễm trùng ngoại khoa rất khác nhau tuỳ thuộc vào
đặc điểm của vi sinh vật, nguyên nhân gây ra, sức đề kháng của cơ thể người
bệnh. Ví dụ: Clostridium tetanie (gây bệnh uốn ván) sinh sơi trong mơ cơ thể
người bệnh, gây rất ít hoặc khơng có phản ứng tại chỗ nhưng lại tiết ra một
ngoại độc tố (exotoxin) rất mạnh tác động lên tế bào thần kinh ở xa ổ nhiễm
trùng; hoặc Salmonella typhi (gây sốt thương hàn) sinh sôi trong máu của
người bệnh và gây ra triệu chứng toàn thân; Streptococcus (liên cầu khuẩn) qua
vết thương da rất nhỏ như một vết xây xát hoặc chỗ đạp gai, thường xâm nhập
vào hệ thống bạch mạch gây viêm bạch mạch cấp tính, viêm hạch bạch huyết
cấp tính hoặc viêm tấy lan tỏa.
Nhiễm trùng ngoại khoa thường diễn biến qua 4 thời kỳ:
- Thời kỳ nung bệnh là thời gian từ lúc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể đến


khi bắt đầu có triệu chứng lâm sàng.
- Thời kỳ khởi đầu với những triệu chứng sớm như đau nhức, sốt, đỏ.
- Thời kỳ toàn phát: Nhiễm trùng xuất hiện với đầy đủ triệu chứng chính.

Trong thời kỳ này có thể gặp các thể lâm sàng sau đây:
+ Ổ nhiễm trùng khu trú: áp-xe nóng và viêm tấy lan tỏa.
+ Ổ nhiễm trùng di chuyển: viêm bạch mạch cấp tính, viêm hạch bạch
huyết cấp tính.
+ Nhiễm trùng toàn thân: nhiễm khuẩn huyết (septicemie), nhiễm khuẩn
mủ huyết (septico–pyohemie) với những ổ mủ rải rác và định cư ở các cơ quan
nội tạng.
- Thời kỳ diễn biến và kết thúc: diễn ra theo 1 trong 3 khả năng

Diễn biến tốt: Nhiễm trùng được giải quyết nhưng cơ thể người bệnh suy
sụp và có khả năng nhiễm trùng tái phát (ví dụ: nhọt ở mơng).


10
Cơ thể được miễn nhiễm (như trong bệnh uốn ván) hoặc ở trong tình trạng
dị ứng (do bị cảm ứng bởi vi khuẩn).
Diễn biến xấu: Có nhiều biến chứng nặng như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm
khuẩn mủ huyết... có thể dẫn đến tử vong.
1.1.3.2. Điều trị nhiễm khuẩn vết mổ
* Áp xe nóng
- Định nghĩ: Áp xe nóng là một ổ khu trú theo sau một viêm nhiễm cấp

tính, như sau một chấn thương bị nhiễm trùng, mụn nhọt, vết mổ nhiễm trùng
hoặc một viêm tấy.
- Nguyên nhân: Áp xe nóng được tạo ra bởi sự xâm nhập dưới da của


những vi khuẩn làm mủ như tụ cầu khuẩn (Staphylococcus epidermidis) hoặc
tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu khuẩn. Trong đó, tụ cầu
khuẩn vàng là hay gặp nhất. Hiếm hơn như phế cầu, lậu cầu, trực khuẩn Coli,
vi khuẩn kỵ khí (vi khuẩn yếm khí).
- Triệu chứng lâm sàng: Áp-xe nóng tiến triển qua 2 giai đoạn
- Giai đoạn lan tỏa: đau nhức, buốt ở một vùng cơ thể. Có dấu hiệu nhiễm

trùng toàn thân như sốt cao, ớn lạnh, uể oải, nhức đầu... Khám có 4 triệu chứng
cơ bản: Khối u hoặc vùng sưng cứng ở trung tâm và đóng bánh ở viền ngồi,
sờ ngay khối u thấy nóng. Bề mặt khối u đỏ so với da xung quanh. Ấn ngay
khối u rất đau. Khi điều dưỡng thăm khám và hỏi bệnh có thể phát hiện thấy
một ngõ vào như một vết thương nhỏ, chỗ tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Những
dấu hiệu lan ra lằn đỏ hoặc viêm bạch mạch, viêm hạch bạch huyết cấp tính.
Hỏi người bệnh có thể phát hiện những yếu tố thuận lợi cho bệnh phát sinh như
tiểu đường, lao…
- Giai đoạn tụ mủ (sau vài ngày): đau nhói, buốt mất đi, nhường chỗ cho

cảm giác căng nhức theo nhịp đập của tim làm người bệnh mất ngủ. Dấu hiệu
toàn thân nặng hơn: sốt dao động, thử máu bạch cầu tăng (tỷ lệ bạch cầu đa
nhân trung tính tăng). Khối u đóng bánh ở viền ngồi bây giờ sờ thấy mềm hơn
trung tâm có thể phát hiện dấu chuyển sóng (fluctuation): hai đầu ngón tay đặt


11
cách nhau vài cm ở hai cực của ổ mủ, khi ấn bên này ngón tay bên kia bị xơ
đẩy.
- Diễn biến của áp-xe nóng
Ở giai đoạn lan tỏa nếu điều trị kháng sinh có thể khỏi sau vài ngày.
Ở giai đoạn tụ mủ có 2 cách: nếu rạch áp-xe tháo mủ và dùng kháng sinh,


vết rạch sẽ liền sẹo sau 5–7 ngày. Nếu không được mổ rạch tháo mủ, áp-xe có
thể tự vỡ và rị mủ kéo dài, hoặc có thể gây những biến chứng tại chỗ như viêm
bạch mạch cấp tính, viêm hạch mủ hay những biến chứng tồn thân như nhiễm
khuẩn huyết, nhiễm khuẩn mủ huyết có thể đưa đến tử vong.
- Chăm sóc
Điều dưỡng theo dõi nhiệt độ, nếu người bệnh sốt quá cao nên chườm mát
và cho thuốc giảm nhiệt theo y lệnh, nên ghi nhiệt độ thành biểu đồ để theo
dõi. Người bệnh rất đau, đây là đau thực thể, điều dưỡng đánh giá mức độ đau,
tìm tư thế giảm đau, thực hiện thuốc giảm đau và theo dõi tác dụng thuốc. Để
giảm đau cho người bệnh tư thế cũng rất quan trọng, tránh thăm khám thường
xuyên, tránh đè cấn lên ổ áp-xe. Kháng sinh theo y lệnh, thực hiện kháng sinh
đúng giờ, đúng liều và theo dõi diễn tiến của bệnh. Phụ giúp bác sĩ rạch ổ
nhiễm trùng, khi rạch mủ nên có mẫu cấy giúp điều trị kháng sinh theo kháng
sinh đồ. Giúp người bệnh tìm tư thế giảm đau sau rạch, tránh đè cấn hay băng
quá chặt lên vùng vết thương.
Thay băng thực hiện ngày 2 lần hay có thể nhỏ giọt liên tục để rửa vết
thương. Dẫn lưu cần được theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất dịch thường
xuyên. Trong khi thay băng điều dưỡng cần quan sát và nhận định tình trạng
vết thương để giúp bác sĩ điều trị thích hợp. Vệ sinh sạch sẽ tránh lây nhiễm từ
ngoài vào nhất là vùng da xung quanh. Cách ly tốt với những vết thương khác
và những người bệnh xung quanh.
* Áp-xe lạnh


12
- Định nghĩ: Áp-xe lạnh là một ổ mủ hình thành chậm, thường chỉ có

triệu chứng sưng, khơng có triệu chứng nóng, đỏ và đau. Nguyên nhân thường
do vi khuẩn lao, hiếm hơn có thể do nấm hoặc trực khuẩn thương hàn.

- Triệu chứng lâm sàng:

+ Triệu chứng tại chỗ: Áp-xe lạnh diễn biến qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu: Có một khối u nhỏ cứng di động khơng đau, khơng đỏ,
khơng nóng. Khối u này có thể tồn tại khá lâu trong nhiều tháng mà khơng
biến đổi gì.
Giai đoạn có mủ: dần dần khối u mềm lại. Khám có dấu hiệu chuyển
sóng, sờ ấn khơng đau. Chọc dị ở chỗ da lành xa ổ áp xe sẽ rút ra được mủ
lỗng, váng, có chất lợn cợn như bã đậu
Giai đoạn rò mủ: ổ mủ lan dần ra làm da trên ổ mủ trở nên tím; sau đó da
bị lt và vỡ mủ ra ngoài. Khi áp xe lạnh vỡ ra ngồi da thì rất khó lành, các vi
khuẩn sinh mủ có thể xâm nhập vào ổ áp xe gây bội nhiễm và lúc đó sẽ có triệu
chứng sưng, nóng, đỏ, đau. Như vậy, một ổ áp xe lạnh đã biến thành áp xe
nóng.
+ Triệu chứng tồn thân: vì áp xe lạnh là một biến chứng của bệnh lao, do

đó thường gặp trên người bệnh gầy, suy kiệt. Cần khám toàn thân, phổi,
xương, các hạch ở vùng lân cận. Thử xét nghiệm máu VS tăng, bạch cầu có thể
tăng hoặc bình thường, tỷ lệ tân bào tăng do tình trạng nhiễm trùng mạn tính.
Phản ứng trong da với tuberculin (+), BCG (+). X quang phổi có thể phát hiện
lao phổi.
- Điều trị: Chủ yếu là điều trị nội khoa, không rạch tháo mủ đối với áp-xe

lạnh vì nó sẽ gây ra rò mủ kéo dài, trừ trường hợp lao cột sống có áp-xe lạnh
chèn ép gây liệt chi dưới.
- Chăm sóc

Nhận định và lượng giá mức độ sưng. Theo dõi dấu hiệu sưng, nóng, đỏ,
đau do những đợt viêm cấp. Áp-xe lạnh chủ yếu là do bệnh lý mạn tính như
lao, nấm… Vì thế, người bệnh thường được điều trị nội khoa lâu dài, điều



13
dưỡng hướng dẫn người bệnh uống thuốc điều trị theo phác đồ hướng dẫn,
đúng giờ, đúng liều, đúng thời gian. Dinh dưỡng cho người bệnh rất quan trọng
vì đây là một phần quan trọng trong sự hồi phục của bệnh. Vừa thuốc vừa dinh
dưỡng đúng giúp người bệnh chóng hồi phục. Điều dưỡng hướng dẫn cách ăn
uống, chất lượng dinh dưỡng cho người bệnh. Cung cấp kiến thức về bệnh,
cách chăm sóc, phịng ngừa, lây lan. Người bệnh thường khơng điều trị nội trú
mà được điều trị ngoại trú. Vì thế việc theo dõi thường xuyên cần được quan
tâm. Người bệnh có thể là mầm lây cho cộng đồng, cho gia đình nên việc giáo
dục người bệnh tự chăm sóc và tránh lây lan trong cộng đồng là nhiệm vụ quan
trọng.
* Viêm tấy lan tỏa (Phlegmon Diffus = Cellulite)
- Định nghĩ: Viêm tấy lan tỏa là tình trạng viêm cấp tính tế bào với 2 đặc

điểm là xu hướng lan tỏa mạnh không giới hạn và hoại tử các mô bị xâm nhập.
- Nguyên nhân: Vi khuẩn gây viêm tấy lan tỏa thường gặp nhất là loại liên

cầu khuẩn (Streptococcus), tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus);
thường gây bệnh trên người bệnh nghiện rượu, tiểu đường, suy thận…
- Triệu chứng: gồm 2 giai đoạn
+ Giai đoạn khởi đầu:Triệu chứng toàn thân: rét run, sốt cao, mệt nhọc,

buồn nôn, mất ngủ.
Khám: nơi viêm gần ngõ vào của vết thương sưng phồng lên và lan rộng,
da bóng đỏ, có những chỗ tái bầm, ấn đau.
+ Giai đoạn trễ:Các mô viêm bị hoại tử, tự vỡ ra ngoài và được loại bỏ.

Nếu người bệnh khơng được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm độc nặng có thể

khiến người bệnh tử vong trong vịng 24 – 48 giờ.
- Biến chứng: Viêm khớp có mủ, viêm tắc tĩnh mạch sau nhiễm trùng lan
ra. Viêm mủ màng phổi, viêm nội tâm mạc do ổ mủ di căn của nhiễm khuẩn
mủ huyết.
- Điều trị: Nội khoa: kháng sinh liều cao ở giai đoạn khởi đầu, mổ tháo

mủ và dẫn lưu ở giai đoạn hoại tử.


14
- Chăm sóc
Điều dưỡng lau mát khi người bệnh sốt cao, theo dõi nhiệt độ, thực hiện
thuốc giảm sốt. Cần theo dõi hơ hấp, tri giác vì người bệnh rất dễ thiếu oxy do
sốt cao. Viêm tấy lan tỏa làm người bệnh đau nhiều, điều dưỡng nên giúp
người bệnh tìm tư thế giảm đau, thực hiện thuốc giảm đau, giảm thăm khám.
Vì là nhiễm trùng rất nặng, vết thương rạch phức tạp và rộng nên cần thực hiện
kháng sinh đúng liều, đúng giờ. Đây là một vết thương rạch rộng nên điều
dưỡng cần chăm sóc vết thương, thấm dịch một hay hai lần trong ngày. Hầu hết
thầy thuốc sẽ dẫn lưu ổ mủ, điều dưỡng chăm sóc vết thương vơ khuẩn, báo
cáo chính xác số lượng, màu sắc, tính chất dịch và rút từ từ dẫn lưu theo y lệnh.
Khi chăm sóc, điều dưỡng tránh vết thương lành từ bên ngoài da nhưng ổ mủ
bên trong vẫn tiến triển và như thế tình trạng người bệnh có nguy cơ rị dịch.
Vết thương lành khi có sự kết hợp giữa chăm sóc vết thương, kháng sinh và
dinh dưỡng. Việc nâng cao thể trạng người bệnh là một khâu quan trọng.
Người bệnh luôn được cung cấp đủ protide, vitamin như vitamin A, D, E, C,
khoáng chất như Zn, Fe,…
* Viêm bạch mạch và viêm hạch bạch huyết cấp tính
- Định nghĩa: Viêm bạch mạch cấp tính là nhiễm trùng cấp tính của các

mạch bạch huyết do vi khuẩn. Khi nhiễm trùng này lan đến các hạch bạch

huyết sẽ gây nên viêm hạch bạch huyết cấp tính.
- Sinh lý bệnh: Khởi đầu qua vết thương vi khuẩn lọt vào những mạch

bạch huyết nông ở da (viêm bạch mạch lưới), kế đến lan đến những mạch bạch
huyết ở sâu hơn, chạy song song với mạch máu.
- Triệu chứng: Đau nhức một ngón tay hoặc ngón chân nơi bị thương, đau

dọc lên theo chi. Sốt 38,5oC-39oC. Khám thấy phần mềm vết thương sưng nề,
da phía trên nóng, sưng đỏ với những lằn chỉ đỏ kết thành mạng lưới, ấn đau,
thốn (viêm bạch mạch lưới), phần chi phía trên vết thương có những lằn đỏ
sẫm, song song nhau, sờ như sợ dây cộm, cứng, ấn rất đau (viêm thân bạch
mạch). Hạch phía trên vùng khoeo và hang (nếu nhiễm trùng chi dưới), vùng


15
nách (nếu nhiễm trùng chi trên) sung to, di động, ấn đau, sờ nóng (viêm hạch
bạch huyết cấp tính). Hạch có thể dính chum nhau, cứng, đau, khơng di động
được (viêm hạch bạch huyết cấp kèm viêm quanh hạch), có thể tiến triển thành
viêm tấy hạch (adenophlegmon): đau nhiều hơn, sốt cao hơn, rét run, hạch
sưng to, đỏ, nóng, Vài ngày sau sờ có dấu chuyển song (viêm hạch mưng mủ)
cần phải xẻ dẫn lưu mủ.
- Chăm sóc: Chăm sóc người bệnh sốt, ghi tình trạng sốt theo biểu đồ. Ngồi

các biện pháp giảm sốt như trên điều dưỡng cịn chú ý tình trạng đau ở các hạch
trên người bệnh. Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau, giảm sốt, kháng sinh. Khi tháo
mủ, điều dưỡng cần chăm sóc vết thương đúng kỹ thuật vô trùng.

1.2.Cơ sở thựctiễn
1.2.1. Các nghiên cứu về nhiễm khuẩn vết mổ trên thế giới
Trước thế kỷ XIX khi chưa rõ nguyên nhân là vi khuẩn, chưa có kháng

sinh, nhiễm khuẩn sau mổ đẻ là biến chứng nguy hiểm nhất, tỷ lệ tử vong rất
cao. Theo thống kê của Ratford Thomas năm 1838 – 1849 ở Anh là 93%, theo
Spathe tỷ lệ tử vong ở Áo năm 1837 là 100%. Năm 1857, Tarnier (Pháp) và
Semmelweiss (Áo), dựa vào nhận xét về lâm sàng cho rằng sốt trong thời kỳ
hậu sản có tính chất lây truyền, từ đó đề ra phương pháp rửa sạch dụng cụ, tăng
cường vệ sinh phòng đẻ, cách ly thai phụ. Tỷ lệ tử vong đã giảm rõ rệt. Năm
1865, Pasteur phát hiện ra loại liên cầu khuẩn gây nhiễm khuẩn hậu sản, người
ta đề ra phương pháp khử khuẩn và vô khuẩn. Tỷ lệ tử vong đã giảm rõ rệt từ
9,5% xuống 1% và 0,3%. Năm 1929, Fleming phát minh kháng sinh đầu tiên là
penicilin và đến 1935 sulfonamid lần đầu tiên được dùng để điều trị các bệnh
nhiễm khuẩn. Tiếp đến những tiến bộ trong gây mê hồi sức (1950) và những
cải tiến trong kỹ thuật khâu làm cho phẫu thuật mổ lấy thai càng hoàn thiện
hơn, đảm bảo an toàn tối đa cho sản phụ. Nghiên cứu về nhiễm khuẩn sau mổ
lấy thai nổi bật qua 4 giai đoạn lịch sử: Thời kỳ trước thế kỷ XIXTỷ lệ tử vong
do mổ lấy thai rất cao. Thời kỳ dự phòng và cách ly thai phụTarnier (1857,
Pháp) và Semmelweiss (1884, Áo), dựa vào nhận xét lâm sàng cho rằng nhiễm


16
khuẩn hậu sản có tính lây truyền, từ đó người đỡ đẻ phải rửa tay bằng nước pha
vôi, cách ly thai phụ. Thời kỳ vi khuẩn Pasteur phân lập được liên cầu khuẩn.
Phương pháp khử khuẩn, vô khuẩn trong ngoại khoa được đề xuất bởi Lister,
Pasteur. Thời kỳ kháng sinh:Fleming (1929) phát minh kháng sinh đầu tiên là
penicilin, tiếp đến 1935 sulfonamid lần đầu tiên được dùng để điều trị các bệnh
nhiễm khuẩn. Sau đó hàng loạt kháng sinh khác ra đời như ampixilin,
gentamyxin, metronidazol,... đã làm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn sau mổ đẻ giảm đi
rõ rệt.
Nhiễm khuẩn vết mổ là nguyên nhân chủ yếu làm tràm trong thêm tình
trạng bệnh tật và là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở người bệnh phẫu
thuật trên toàn thế giới. NKVM kéo dài thời gian nằm viện, làm tăng thêm

gánh nặng về tài chính cho NB đồng thời làm tăng nặng cho y tế quốc gia.
Giám sát toàn quốc tại Hoa Kỳ cho thấy NKVM là loại NKBV phổ biến, quan
trọng, đứng thứ hai sau nhiễm khuẩn tiết niệu, chiếm 24% NKBV và chiếm tỷ
lệ từ 2% đến 5% trong tổng số 16 triệu người phẫu thuật hàng năm, tỷ lệ
NKVM/100 ca phẫu thuật là 2,8 [12]. Điều tra tại một số quốc gia Châu Âu và
khu vực Bắc Mỹđã thông báo tỷ lệ NKVM dao động từ 0,5% tới 15% tùy theo
loại phẫu thuật và tình trạng và mức độ nặng của người bệnh [12]. Tại các
nước đang phát triển, tỷ lệ NKVM cao hơn hẳn so với các nước châu Âu và
Hoa Kỳ. Tỷ lệ NKVM tại Brazil năm 1994 là 8,8% sau đó giảm xuống cịn
3,3% vào năm 2003. Ở một số bệnh viện khu vực Châu Á như Ấn Độ, Thái
LanNKVM gặp ở 8,8% - 24% người bệnh sau phẫu thuật. Tỷ lệ NKVM đặc
biệt cao ở các nước Châu Phi: Tazania là 24%, một số nước vùng lân cận sa
mạc Sahara, Ethiopia là 19,0%. [14]
1.2.2. Một số nghiên cứu về nhiễm khuẩn vết mổ tại Việt Nam
Tại Việt Nam, việc thực hành chống NKBV đã có từ lâu nhưng chưa thực sự
hệ thống thành một lĩnh vực có tính chất chun mơn mà nằm tản mạn trong trong
một số quy chế chuyên môn. Từ năm 1997 Bộ Y tế chính thức đưa quy chế chống
nhiễm khuẩn hệ thống tổ chức của bệnh viện , từ đó thực hành chống


17
nhiễm khuẩn bệnh viện (trong đó có nhiễm khuẩn vết mổ) mới thực sự được
các bệnh viện quan tâm. Ngoài quy chế chống nhiễm khuẩn và xử lý rác thải
Bộ Y tế còn ban hành liên tiếp các quyết định liên quan đến thực hành chống
nhiễm khuẩn gồm có Quy chế quản lý chất thải (1999), các tiêu chí về thực
hành, giám sát, huấn luyện về kiểm soát nhiễm khuẩn được đưa vào bộ Tiêu
Chí đánh giá chất lượng Bệnh viện hàng năm.Năm 2012, Bộ Y Tế ban hành
Quyết định số 3671/QĐ-BYT về hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết
mổ[3]. Bộ Y Tế đã ban hành Quyết định 3916/QĐ-BYT ngày 28 tháng 8 năm
2017 kèm theo Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn tại khoa Gây mê hồi sức

của các cơ sở khám chữa bệnh [2]. Mặc dù đã có những quy chế hướng dẫn cụ
thể, nhưng trên thực tế tình trạng NKVM – NKBV vẫn đang là thách thức đối
với hệ thống y tế Việt Nam.
Nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai không chỉ liên quan đến cuộc phẫu thuật mà
liên quan rất nhiều tới người bệnh. Tình trạng thai nghén, tình trạng dinh
dưỡng, cơ địa, bệnh lý kèm theo… là những yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng
sau mổ lấy thai. Nghiên cứu của Vũ Duy Minh năm 2009 tại bệnh viện Từ Dũ
cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai xác định trong nghiên cứu là 2,1%
trong số các ca mổ sinhvà các yếu tố liên quan gồm: vỡ ối sớm trên 2 giờ; thai
nghén nguy cơ như tiền sản giật, tăng huyết áp; những người có bệnh lý kèm;
phẫu thuật lấy thai cùng với các thủ thuật khác…[9]Tỷ lệ mổ lấy thai hiện nay
có xu hướng tăng lên, theo con số thống kê năm 1997 của tác giả Trần Thị
Vinh tỷ lệ mổ lấy thai ở Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng là 37%, còn tại Bệnh
viện Phụ sản Trung ương tỷ lệ này là 36%[11].
1.2.3.Chăm sóc nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai
Khi đã chẩn đốn NKVM thành bụng thì vết mổ cần được mở, kiểm tra,
dẫn lưu, rửa, cắt lọc mô hoại tử, và để hở. Nếu nghi ngờ cân bị phá vỡ, nên đặt
dẫn lưu trong phòng mổ. Khi nhiễm trùng được làm sạch, mơ hạt thấy rõ thì
vết thương có thể được đóng lại. Điều trị kháng sinh là cần thiết khi có mặt các


×