Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

nghiên cứu đặc điểm thiếu máu của phụ nữ có thai đến khám tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012- 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.14 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THỦY
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THIẾU MÁU
CỦA PHỤ NỮ CÓ THAI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN
PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2012 -2013
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
HÀ NỘI - 2013
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THỦY
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THIẾU MÁU
CỦA PHỤ NỮ CÓ THAI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN
PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2012 - 2013
Chuyên ngành : Huyết học- Truyền máu
Mã số : 60.72.25
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN QUANG TÙNG
HÀ NỘI - 2013
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu mà tôi trực tiếp tham gia.
Các số liệu trong Luận văn là có thật, do tôi thu thập một cách khách quan,
khoa học và chính xác.
Kết quả Luận văn chưa được đăng tải trên bất kỳ một tạp chí hay công
trình khoa học nào.
Tác giả
Nguyễn Thị Thủy
4


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo của các Thầy Cô, các Anh
Chị, các Bạn và những người thân yêu trong gia đình.
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
- Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau Đại học, Bộ môn Huyết Học - Truyền
máu, Trường Đại Học Y Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời
gian học tập tại trường.
- PGS.TS. Phạm Quang Vinh, Chủ nhiệm bộ môn Huyết học - Truyền máu,
Trường Đại học Y Hà Nội, người Thầy tâm huyết của chuyên ngành, đã giúp
đỡ, tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành Luận văn này.
- TS. Nguyễn Quang Tùng, Giảng viên bộ môn Huyết học - Truyền máu,
Trường Đại học Y Hà Nội, người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo,
định hướng và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, hoàn thành Luận văn.
- Ban Giám đốc, các khoa phòng của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, đặc biệt là
Ths. Bs. Nguyễn Thị Thanh Hà - Trưởng khoa và Tập thể khoa Xét nghiệm
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện giúp đỡ và
động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
- Ban Lãnh đạo, nhân viên các khoa Tế bào, Đông máu - Bệnh viện Bạch Mai
đã nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến Bố Mẹ hai bên của tôi, những người
đã cho tôi cuộc sống và lòng ham mê nghề nghiệp. Cảm ơn những người
thân trong gia đình, đến bạn bè thân thiết, đã luôn bên cạnh tôi, động viên
giúp đỡ tôi trong suốt những năm tháng qua.
- Và cuối cùng, nhưng vô cùng quan trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Chồng tôi,
người đã luôn quan tâm, chăm sóc, là người đồng nghiệp luôn sẵn sàng đóng
góp ý kiến, chia sẻ những vất vả trong công việc, trong cuộc sống với tôi và
cảm ơn 2 con thân yêu của tôi đã luôn khích lệ để tôi hoàn thành luận văn này!

Nguyễn Thị Thủy

5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- HC : Hồng cầu
- RBC : Số lượng hồng cầu (Red blood cells)
- Hb : Hemoglobin = Huyết sắc tố (HST)
- Hct : Hematocrit
- MCV : Thể tích trung bình hồng cầu
(Mean corpuscular volume)
- MCH : Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu
(Mean corpuscular hemoglobin)
- MCHC : Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu
(Mean corpuscular hemoglobin concentration)
- RDW : Khoảng phân bố kích thước hồng cầu
(Red cell distribution width)
- PNCT : Phụ nữ có thai = Thai phụ
- TMTS : Thiếu máu thiếu sắt
- TMKTS : Thiếu máu không thiếu sắt
- TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
- BVPSTƯ : Bệnh viện Phụ sản trung ương
- BVPSHN : Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
- UNICEF : Quỹ nhi đồng liên hợp quốc
(United Nations Children's Fund)
- WHO : Tổ chức Y tế thế giới
(World Health Organization)
6
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………… ………………… 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………….……… 3
1.1. Sinh lý máu và tạo máu …………… ……………………….… 3

1.2 Một số nét về thiếu máu ở người bình thường…… …………… 8
1.3. Thiếu máu ở phụ nữ có thai.…….……………………………….…12
1.4. Tình hình thiếu máu của phụ nữ có thai trên thế giới và ở Việt Nam 21
1.5. Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu…….……….……… ……26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………… 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………… ………28
2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu …………………………………28
2.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………… ………28
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu……………………………… 28
2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu………………………………… 29
2.6. Quy trình nghiên cứu………………………………………………30
2. 7. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu……………………………….31
2. 8. Các kĩ thuật xét nghiệm và tiêu chuẩn đánh giá………………… 31
2. 9. Các thông số đánh giá tình trạng và đặc điểm thiếu máu, thiếu sắt…
31
2. 10. Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu ở phụ nữ có thai………………32
2. 11. Xử lý số liệu….………………………………………………… 32
2. 12. Sai số và cách khắc phục sai số……………………… ……… 33
2.13. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………… 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………35
3.1. Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu……………………35
3.2. Sự thay đổi các chỉ số tế bào máu của phụ nữ có thai …………… 37
7
3.3. Tỷ lệ thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt.…………………………….38
3.4. Đặc điểm thiếu máu của phụ nữ có thai………………………… 42
3.5. Một số yếu tố liên quan……………………………………….… 46
Chương 4: BÀN LUẬN…………………………….……………….………52
4.1. Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu ………………… 52
4.2. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai…………………….…… …….56
4.3. Đặc điểm thiếu máu của đối tượng nghiên cứu…….……… … 67

4.4. Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thai phụ…….…………… 71
Chương 5: KẾT LUẬN………………………………… …………………78
5.1. Tỷ lệ thiếu máu trong thai kỳ tại bệnh viện Phụ sản Hà nội …… 78
5.2. Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt trong số thai phụ bị thiếu máu 78
5.3. Đặc điểm thiếu máu ở phụ nữ có thai…………………………… 78
5.4. Một số yếu tố liên quan…………………………………………….78
Chương 6: KIẾN NGHỊ……………………………………………… 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… ……81
PHỤ LỤC:
1.Bệnh án nghiên cứu……….………………………………… …… 87
2. Kết quả xét nghiệm………………………………………………….88

8
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các chỉ số sinh học của tế bào máu người bình thường ở máu ngoại vi…
9
Bảng 1.2. Sự phân bố hồng cầu so với thể tích trung bình hồng cầu… ….10
Bảng 1.3. Sự thay đổi một số hằng số sinh lý huyết học của PNCT và PN
không có thai……………………………………………………………… 15
Bảng 1.4. Tình hình thiếu máu ở PNCT trên thế giới…………………… 22
Bảng 1.5. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ Việt Nam theo vùng sinh thái…….… 23
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi và nơi cư trú…… ….35
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số lần có thai…….………….36
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số con đã có………… ……36
Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số lần nạo, hút, sẩy thai….….37
Bảng 3.5. Thay đổi các chỉ số tế bào máu ở nhóm thai phụ và phụ nữ Việt
Nam bình thường…………………………………………………………….37
Bảng 3.6. Tỷ lệ thiếu máu của thai phụ theo tuổi thai………….……………39
Bảng 3.7. Mức độ thiếu máu của thai phụ…………………………….…… 39

Bảng 3.8. Mức độ thiếu máu của thai phụ theo tuổi thai………….…………40
Bảng 3.9. Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt theo tuổi thai trong nhóm thiếu máu 41
Bảng 3.10. Mức độ thiếu máu thiếu sắt so với thiếu máu của thai phụ…… 41
Bảng 3.11. Thay đổi các chỉ số tế bào máu ở nhóm thai phụ có thiếu máu và
không thiếu máu…………………………………………………………… 42
Bảng 3.12. Thay đổi các chỉ số tế bào máu theo tuổi thai ở nhóm thai phụ
thiếu máu…………………………………………………………………….43
Bảng 3.13. Phân bố thiếu máu giữa hình thái hồng cầu với tuổi thai………43
Bảng 3.14. Sự thay đổi MCV trong nhóm thiếu máu theo tuổi thai….…… 44
9
Bảng 3.15. Sự thay đổi MCH trong nhóm thiếu máu theo tuổi thai….…… 44
Bảng 3.16. Sự thay đổi MCHC trong nhóm thiếu máu theo tuổi thai….……45
Bảng 3.17. Sự thay đổi RDW trong nhóm thiếu máu theo tuổi thai….…… 45
Bảng 3.18. Liên quan giữa tuổi thai phụ với thiếu máu…………………… 46
Bảng 3.19. Liên quan giữa tuổi thai với thiếu máu………………………….46
Bảng 3.20. Liên quan giữa số lần có thai của thai phụ với thiếu máu……….47
Bảng 3.21. Liên quan giữa số lần nạo, hút, sẩy thai của thai phụ với thiếu
máu.48
Bảng 3.22. Liên quan giữa số con của thai phụ với thiếu máu… …………48
Bảng 3.23. Liên quan giữa nơi ở của thai phụ với thiếu máu……………….49
Bảng 3.24. Liên quan giữa tuổi thai với thiếu máu thiếu sắt…………….….49
Bảng 3.25. Liên quan giữa số con đã có của thai phụ với thiếu máu thiếu sắt…50
Bảng 3.26. Liên quan giữa số lần nạo, hút, sẩy của thai phụ với thiếu máu
thiếu sắt……………………… …………………………………………… 50
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai của một số tác giả trong
nước……………………………………………….…………………………56
Bảng 4. 2. So sánh tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai Việt Nam với một số
quốc gia khác………………………………………………………… ……60
10
DANH MỤC CÁC BIỂU


Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi thai…….…………….34
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ thiếu máu chung của phụ nữ có thai…………….……… 37
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt trong nhóm thiếu máu………………39
11
12
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thai nghén và sinh nở là những sự kiện đáng ghi nhớ trong cuộc đời
của mỗi người phụ nữ. Mặc dù đây là một quá trình sinh lý bình thường
nhưng lại liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ về sức khỏe, sự sống còn của cả
mẹ và con cũng như hạnh phúc của mỗi gia đình [1].
Trong thời kỳ mang thai, sự hình thành và phát triển của PNCT thuộc
rất nhiều vào sức khoẻ của mẹ. Việc nuôi dưỡng thai chịu ảnh hưởng của sự
cung cấp máu từ tuần hoàn của người mẹ tới bánh rau và thai. Nếu tuần hoàn
máu mẹ đầy đủ sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai, ngược lại nếu người
mẹ bị thiếu máu trong giai đoạn mang thai sẽ có ảnh hưởng xấu tới sự phát
triển của thai [2].
Tình trạng thiếu máu ở PNCT rất phổ biến ở các nước đang phát triển.
Theo thống kê của WHO, ở các nước đang phát triển, 56% phụ nữ có thai
bị thiếu máu; ở các nước phát triển, tỉ lệ này là 16%. Riêng ở châu Phi, tỉ lệ
này là 55,8%, châu Á: 41,6%; châu Mỹ La Tinh là 31,1%, và châu Âu là
18,7% [3].
Thiếu máu trong thời kì mang thai là một trong những nguyên nhân gây
sẩy thai, thai lưu, đẻ non, thai chậm phát triển trong tử cung, hoặc trẻ đẻ ra
nhẹ cân, thiếu máu. Đối với mẹ, tỷ lệ tử vong khi đẻ ở người mẹ bị thiếu máu
sẽ cao hơn sản phụ bình thường [4]. Thiếu máu làm tăng tai biến chảy máu
trong và sau đẻ, nhiễm khuẩn hậu sản, sót rau, choáng trong cuộc đẻ, chậm
phục hồi sức khỏe của sản phụ sau đẻ [2], [5].
Như vậy, tìm hiểu về thiếu máu ở phụ nữ có thai (PNCT), ngoài ý

nghĩa y học còn mang ý nghĩa xã hội rõ rệt. Sự hiểu biết đầy đủ các khía cạnh
của vấn đề này như tỉ lệ mắc bệnh, các mối liên quan…sẽ đóng góp một phần
13
quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em nói chung cũng như
trong việc làm giảm tỉ lệ thiếu máu ở PNCT nói riêng.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là Bệnh viện chuyên khoa hạng I về Sản
khoa của thành phố Hà Nội, ngoài trách nhiệm khám, hỗ trợ sinh sản và điều
trị các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản, bệnh viện còn thực hiện chức
năng chỉ đạo tuyến dưới về lĩnh vực chuyên môn, tuyên truyền, giáo dục
người dân về sức khỏe sinh sản, đặc biệt đối với phụ nữ trong thời kỳ mang
thai. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên thì việc có được những thông tin về tình
hình sức khỏe, trong đó có số liệu về tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai
trong địa bàn quản lý là hết sức cần thiết. Với lý do trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu của phụ nữ có thai đến
khám tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2012- 2013” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả tỷ lệ và đặc điểm thiếu máu của phụ nữ có thai đến khám tại
bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2012- 2013.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu ở các đối
tượng trên.
14
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sinh lý máu và tạo máu
Máu là một chất lỏng, màu đỏ, lưu thông trong hệ thống tuần hoàn.
Máu bao gồm các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và một dịch
vàng chanh gọi là huyết tương. Máu cùng với hệ tuần hoàn tạo thành một hệ
thống vận chuyển và liên lạc giữa các tế bào của cơ thể, giúp duy trì sự hằng
định nội môi, là điều kiện tối thuận cho hoạt động của các tế bào.
Máu được sinh ra từ tủy xương. Ở người trưởng thành, bình thường
hàng ngày cơ thể bị mất đi từ 40 – 50ml máu và tủy xương cũng sẽ tái tạo lại

đủ số lượng đã mất.
Vai trò chính của hồng cầu là vận chuyển oxy đi khắp cơ thể để nuôi
sống các tế bào và vận chuyển khí cacbonic (CO
2
) thải từ các tế bào qua phổi
để thải ra ngoài nhằm đáp ứng đời sống của con người. Tuy nhiên, để vận
chuyển oxy hay CO
2
là do Hemoglobin (còn gọi là Huyết sắc tố) của hồng cầu
quyết định. Hemoglobin là thành phần cơ bản của hồng cầu, chiếm 1/3 trọng
lượng hồng cầu. Có khoảng 300 triệu phân tử Hb trong hồng cầu [6].
1.1.1. Đặc điểm tế bào hồng cầu.
Hồng cầu (HC) là những tế bào có hình dạng và cấu trúc đặc biệt. Đây
là những tế bào không có nhân và các bào quan. Có thể coi hồng cầu là những
túi nhỏ chứa hemoglobin và một mạng lưới lỏng lẻo các chất xơ và protein
tạo thành khung xương của tế bào. Khung xương này gắn vào mặt trong màng
tế bào làm cho hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt, có đường kính trung bình
khoảng 7,5 µm, chiều dày 1 µm ở trung tâm và 2 µm ở ngoại vi. Hồng cầu có
chức năng chính là vận chuyển Oxy trong cơ thể [6].
15
Hình đĩa lõm hai mặt làm tăng diện tích tiếp xúc của màng HC lên
khoảng 30% so với HC hình cầu và tạo điều kiện cho chức năng vận chuyển
khí của chúng. Hình đĩa lõm hai mặt cũng làm cho HC trở nên mềm dẻo, có
thể uốn cong, xoắn lại, gập lại khi đi qua các mao mạch rất nhỏ, sau đó chúng
trở lại hình dạng ban đầu.
Trong một số bệnh, hồng cầu có hình dạng bất thường như hồng cầu
hình cầu, hồng cầu hình liềm. Các tế bào này bị phá hủy nhanh gây thiếu máu.
Thành phần chủ yếu của hồng cầu là hemoglobin (Hb), là một phân tử
protein có sắc tố Hem làm cho hồng cầu có màu đỏ. Hb có khả năng kết hợp
và phân ly với oxy và CO

2
, có vai trò vận chuyển các chất khí này.
Quá trình sinh hồng cầu là quá trình tăng sinh và chín của dòng hồng
cầu từ các tế bào gốc sinh máu vạn năng.
Hồng cầu sinh ra ở tủy xương và phát triển qua nhiều giai đoạn từ tiền
nguyên hồng cầu- nguyên hồng cầu ưa base- nguyên hồng cầu đa sắc- nguyên
hồng cầu ưa acid, hồng cầu lưới để cuối cùng thành hồng cầu trưởng thành
hoạt động trong máu ngoại vi.
Tủy xương là nơi duy nhất tạo hồng cầu từ tháng thứ 5 của bào thai. Chỉ
tủy đỏ mới có chức năng tạo máu. Ở người trưởng thành, tủy đỏ khu trú ở các
xương dẹt như xương sống, xương ức, xương sườn, xương sọ và xương chậu.
Trong một số bệnh về máu, hồng cầu có thể được tạo ra ở bên ngoài tủy
xương như ở gan và lách.
Hồng cầu có đời sống khoảng 100-120 ngày. Sau khi rời máu ngoại vi,
chúng bị các đại thực bào của gan, lách và tủy xương thực bào phá hủy. Bình
thường tốc độ phá hủy và tốc độ tạo hồng cầu xấp xỉ bằng nhau giữ cho số
lượng hồng cầu trong máu ngoại vi được hằng định.
Số lượng hồng cầu ở phụ nữ trưởng thành là 4,66 ± 0,36 Tera/Lit (T/l).
16
1.1.2. Hemoglobin (Hb)
Hemoglobin hay còn gọi là huyết sắc tố, là một protein có màu, gồm
hai thành phần là: hem và globin.
Hem chiếm 5% trọng lượng phân tử, là một protoporphyrin ở giữa có một
nguyên tử Fe
++
. Nguyên tử Fe
++
có khả năng gắn lỏng lẻo với oxy bằng liên kết
hydro, nhờ đó mà Hb vận chuyển được oxy từ phổi tới các tế bào. Khi Fe
++

chuyển
thành Fe
+++
dưới tác dụng của những chất oxy hóa như aniline, sunfamit…thì Hb
chuyển thành methemoglobin không có khả năng vận chuyển oxy nữa.
Globin: cấu tạo bởi bốn chuỗi đa peptid giống nhau từng đôi một và tạo
nên các chuỗi α, β, γ, δ. Hb của người trưởng thành là HbA, của bào thai là HbF.
Hemoglobin của người trưởng thành bình thường có tỷ lệ như sau:
- 96% HbA thuộc type A1, gồm 2 chuỗi α và 2 chuỗi β
- 2% HbA thuộc type A2, gồm 2 chuỗi α và 2 chuỗi δ
- 2% Hb là HbF, gồm 2 chuỗi α và 2 chuỗi γ
Quá trình tổng hợp Hb diễn ra theo những bước sau:
- 2 succinylCoA + 2 glycin → pyrrol
- 4 pyrrol → protoporphyrin IX
- protoporphyrin IX + Fe → hem
- 1 hem + 1 chuỗi polypeptid → chuỗi hemoglobin
- 4 chuỗi hemoglobin → hemoglobin
Hemoglobin ở người phụ thuộc vào tuổi, giới, hoạt động hay nằm nghỉ,
nơi cư trú đồng bằng hay núi cao và màu da. Ví dụ: Hàm lượng Hb ở trẻ sơ
sinh 165g/l, hàm lượng Hb ở nam cao hơn Hb nữ, Hb người da trắng cao hơn
người da đen khoảng 5g/l (Hoa Kỳ). Người sống vùng núi cao hàm lượng Hb
khoảng 200g/l [7].
Nồng độ Hb trong máu của phụ nữ trưởng thành là 135 ± 5 g/l.
17
1.1.3. Các chất cần cho quá trình sinh hồng cầu
Một số chất rất cần cho quá trình sinh hồng cầu và hemoglobin như sắt,
vitamin B12, acid folic và nhiều chất khác…Thiếu một trong những chất này
có thể dẫn đến thiếu máu
1.1.3.1. Sắt.
Trong số các khoáng chất của cơ thể, sắt là nguyên tố quan trọng. Sắt

cần cho sự tổng hợp của hem là sắc tố của hemoglobin. Hem – một trong hai
thành phần chính của Hemoglobin được cấu tạo từ protoporphyrin và ion sắt
hóa trị hai (Fe
2+
) [8].
Khoảng 2/3 các phân tử sắt của cơ thể nằm trong các phân tử
hemoglobin, 4% trong myoglobin, 15- 30% dự trữ trong hệ liên võng nội mô
và các tế bào nhu mô gan, tế bào biểu mô ruột dưới dạng ferritin. Khoảng
0,1% sắt gắn với transferrin huyết thanh. Mỗi ngày có khoảng 1mg sắt được
bài tiết theo mồ hôi, phân và nước tiểu. Phụ nữ bị mất nhiều hơn do kinh
nguyệt. Sắt được bù lại bằng thức ăn. Sắt được hấp thu ở ruột non theo cơ chế
vận chuyển tích cực. Quá trình này xảy ra cho đến khi tất cả các transferrin
trong huyết tương được bão hòa sắt thì ngừng lại. Lượng sắt còn lại trong
thức ăn được bài xuất theo phân. Ngược lại, khi dự trữ sắt giảm, sự hấp thu
sắt tăng lên cho đến khi các kho dự trữ sắt và sắt huyết tương được bù lại.
Như vậy có một cơ chế điều hòa ngược âm tính trong quá trình hấp thu, vận
chuyển và dự trữ sắt nhằm duy trì sự cung cấp sắt ổn định cho quá trình tổng
hợp hemoglobin [9].
Sắt được sử dụng theo chu kỳ khép kín: quá trình tạo hồng cầu cần tiêu
thụ sắt từ 3 nguồn sắt được phóng thích từ quá trình tan máu sinh lý (nguồn
chính); sử dụng sắt dự trữ và sắt được hấp thu từ ruột non do bên ngoài đưa vào.
18
Sau khi hồng cầu chết đi, sắt được chuyển từ hemoglobin sang đại thực
bào (khoảng 20mg/ngày). Sau đó transferrin lấy sắt từ đại thực bào chuyển đến
tủy xương cung cấp cho các nguyên hồng cầu tổng hợp hemoglobin mới (cũng
khoảng 20mg/ngày). Lượng sắt mất đi hàng ngày sẽ được bù lại bằng lượng sắt
hấp thu trong thức ăn (khoảng 1- 2mg). Sắt hấp thu từ thức ăn cũng được chuyển
đến các nguyên hồng cầu bằng protein vận chuyển transferrin.
Nhu cầu sắt cho cơ thể phụ thuộc tuổi, giới, và những tiêu hao hàng
ngày, tiêu hao bất thường như kinh nguyệt, có thai, cho con bú. Bình thường,

mỗi ngày cơ thể nữ giới cần 2,5 mg sắt [8].
Một người nặng 60kg có khoảng 4g sắt và được phân chia 75% trong
huyết sắc tố còn lại sắt được dự trữ ở tủy xương. Cứ 1g Hb thì có 3,4mg sắt
và 1 lít máu có 0,5g sắt.
Thiếu máu thiếu sắt là thiếu sắt để tạo nên Hb. Thiếu máu thiếu sắt biểu
hiện đầu tiên, sớm nhất là ferritin huyết thanh giảm, dẫn đến giảm sắt dự trữ,
tỷ lệ transferin tăng biểu thị bằng tăng khả năng toàn phần cố định transferin.
Sau nữa là sắt huyết thanh giảm: hệ số bảo hòa siderophylin giảm. Nếu
nhuộm Perls (nhuộm sắt) ở tủy xương sẽ thấy mất các nguyên bào sắt
(sideroblast).
Sau một thời gian dài thiếu sắt, thiếu máu sẽ xuất hiện với hồng cầu
nhỏ rồi hồng cầu nhược sắc là thành phần chủ yếu của heme nên khi thiếu sẽ
dẫn đến giảm tổng hợp Hb và làm tăng số lượng phân bào hồng cầu non. Kết
quả là sản sinh ra các hồng cầu nhỏ với lúc đầu là số lượng hồng cầu đếm
được bình thường.
Sau cùng là một thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Như vậy thiếu
máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là một thiếu máu do hiện tượng suy tủy về
chất lượng.
19
Sắt huyết thanh bình thường : 11- 22 µmol/lit
Ferritin huyết thanh bình thường: 30 – 60 µg/l.
Thiếu sắt khi Ferritin huyết thanh < 30 µg/l
Cạn kiệt sắt khi Ferritin huyết thanh < 12 µg/l
Dự trữ sắt giảm khi Ferritin huyết thanh từ 12- 30 (µg/l).
1.1.3.2. Vitamin B12 và acid folic.
Vitamin B12 và acid folic rất cần thiết cho sự chín của các hồng cầu
non trong tủy xương. Cả hai đều cần cho sự tổng hợp thymidin triphosphat,
một thành phần quan trọng của DNA. Thiếu vitamin B12, thiếu acid folic,
hoặc thiếu cả hai chất này sẽ làm giảm DNA, làm rối loạn quá trình chín của
hồng cầu. Khi đó, tủy xương giải phóng vào máu ngoại vi những hồng cầu to,

có nhân gọi là nguyên bào khổng lồ. Các tế bào này chứa nhiều hemoglobin
hơn hồng cầu bình thường, nhưng lại không thực hiện được chức năng vận
chuyển khí và dễ bị vỡ gây thiếu máu. Thiếu vitamin B12 có thể do thức ăn
không có vitamin này, hay gặp hơn là do rối loạn hấp thu vitamin B12. Thiếu
acid folic có thể do cung cấp thiếu trong các trường hợp suy dinh dưỡng,
không ăn các loại rau xanh, nghiện rượu, hoặc do tăng nhu cầu trong các
trường hợp đa thai…[6].
1.2. Một số nét về thiếu máu ở người bình thường
1.2.1. Khái niệm về thiếu máu.
Thiếu máu là sự mất quân bình sinh lý giữa lượng máu mất đi và tạo ra
của cơ thể. Hay nói cách khác thiếu máu chính là do sự mất cân bằng giữa tiêu
hủy quá mức với sự giảm thiểu quá trình tái tạo máu.
Thiếu máu là sự giảm khả năng mang oxy của máu khi mà nồng độ Hb
giảm, đếm số lượng hồng cầu giảm. Nhưng nồng độ Hb giảm là xác định
thiếu máu chính xác nhất.
20
Tổ chức y tế thế giới định nghĩa: “Thiếu máu là tình trạng giảm huyết
sắc tố ở trong máu so với người cùng tuổi, cùng giới, cùng trạng thái và cùng
điều kiện sống dẫn đến sự thiếu oxy để cung cấp cho các tế bào, các mô trong
cơ thể” [10].
1.2.2 Đánh giá thiếu máu: Chẩn đoán thiếu máu dựa chủ yếu vào yếu tố sinh
học, còn dấu hiệu lâm sàng thường đến sau các yếu tố sinh học.
Đánh giá thiếu máu chủ yếu dựa vào các chỉ số ở máu ngoại vi như sau [6]:
- Số lượng hồng cầu (SLHC): RBC (Red Blood cell)
- Định lượng Hemoglobin
- Đo hematocrite.
- Thể tích trung bình hồng cầu (TTTBHC): MCV (Mean Corpuscular Volume)
+ Giá trị bình thường của MCV ở nữ: 87 ± 4 femtolit ( fL ) [11].
+ MCV <80fL là hồng cầu nhỏ, MCV >100fL là hồng cầu to.
- Lượng HST trung bình hồng cầu (LHbTBHC): MCH (Mean Corpuscular

Hemoglobin)
+ MCH <27pg chứng tỏ lượng Hb trong hồng cầu giảm.
+ Giá trị bình thường của MCH ở nữ: 29 ± 2 picogam (pg) [11].
- Nồng độ HST trung bình hồng cầu (NĐHbTBHC): MCHC (Mean
Corpuscular Hemoglobin Concentration)
+ Giá trị bình thường ở nữ: 336 ± 15 g/L [11].
+ MCHC <300g/l là nhược sắc, MCHC >360g/l có thể do sai sót khi
xét nghiệm.
- Sự phân bố hình thái hồng cầu (RDW- Red Cell Distribution Width).
+ Giá trị bình thường: 13,5 ± 1,5% (12 - 15%).
21
Bảng 1.1. Các chỉ số sinh học của tế bào máu người bình thường ở máu
ngoại vi [11]
Chỉ số
Đối tượng
Sơ sinh
Mẫu giáo
(2-6 tuổi)
Học đường
(7-17tuổi)
Lao động
(18-59tuổi)
Nghỉ hưu
(60-80 tuổi)
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
HC
(T/l)
4,24±0,46 4,88±0,38
4,85±0,4
4

4,78±0,44 4,80±0,49 5,05±0,38 4,66±0,36 4,43±0,36 4,38±0,26
Hb
(g/l)
149±59 126±10 127±10 128±10 128±9 151±6 135±5 141±13 132±8
Hct
(l/l)
0,443±0,06 0,38±0,02 0,38±033 0,38±0,029 0,38±0,029 0,44±0,03 0,41±0,03 0,41±0,03 0,37±0,02
MCV
(fl)
105±7 79±5 80±5 81±6 81±6 88±4 87±4 91±5 88±4
MCH
(pg)
36±1 25±5 26±2 26±2 26±3 30±2,0 29±2 31±1 30±1
MCHC
(g/l)
336±21 332±18 333±36 332±5 329±5 339±17 336±15 347±10 343±6
BC
(G/l)
14,9 10,4± 3,0 10,1± 4,5 9,7±2,4 9,2±2,1 8,0±2,0 8,1±2,0 6,1±0,8 6,1±1,2
TC
(G/l)
344±91 360±98 339±101 338±103 263±61 274±63 233±48 267±63


Các chỉ số sinh học: định lượng Hb, số lượng hồng cầu, đo hematocrit
giảm, chính xác nhất Hb giảm là xác định thiếu máu còn các chỉ số nồng độ
HST trung bình hồng cầu, lượng HST trung bình hồng cầu và thể tích trung
bình hồng cầu là để phân loại các loại thiếu máu. Phân bố hình thái hồng cầu
(RDW) là chỉ số gợi ý tới một số loại bệnh lý mắc phải hay di truyền bẩm
sinh gây ra thiếu máu.

Bảng1.2. Sự phân bố hồng cầu so với thể tích trung bình hồng cầu [12]
RDW
MCV < 80fl MCV 80- 100fl MCV >100fl
Thiếu máu thiếu sắt Thiếu sắt sớm Thiếu B12, folat
22
RDW
cao
Rối loạn sinh tuỷ
Bệnh huyết sắc tố Thiếu B12, folat Bệnh về gan mạn tính
Thiếu máu mạn (β
Thalassemia)
Rối loạn sinh tuỷ
RDW
bình
thường
Bệnh suy tủy xương
Thiếu máu mạn
(β Thalassemia)
Thiếu máu mạn
Thiếu máu do hóa chất,
rượu, virus
1.2.3. Phân loại thiếu máu
Phân loại các loại thiếu máu: có thể phân loại theo nguyên nhân bệnh
sinh, phân loại hình thái kích thước hồng cầu hoặc theo mức độ thiếu máu.
1.2.3.1. Theo nguyên nhân bệnh sinh [12]
- Thiếu máu do rối loạn tế bào gốc là thiếu máu do sản xuất không đủ
hồng cầu hoặc không đủ huyết sắc tố.
+ Do giảm số lượng các yếu tố tạo hồng cầu trong tủy xương: có thể
do di truyền bẩm sinh hoặc do mắc phải.
+ Do bệnh lý ức chế tạo hồng cầu mặc dù đủ yếu tố thường do bệnh

lý mắc phải.
+ Do thiếu yếu tố đặc hiệu tạo hồng cầu.
- Thiếu máu do tan máu:
+ Do rối loạn bên trong hồng cầu: do cấu trúc màng hồng cầu, thiếu men
hồng cầu, rối loạn tổng hợp huyết sắc tố do globin hay do heme.
+ Do rối loạn bên ngoài hồng cầu: do rối loạn miễn dịch và do rối
loạn không do miễn dịch bởi các yếu tố ngoại lai.
- Thiếu máu giả tạo: là thiếu máu do bị tăng thể tích huyết tương do sinh
lý hoặc bệnh lý.
1.2.3.2. Theo hình thái kích thước hồng cầu [12]
Căn cứ các thông số MCV, MCHC để phân ra thiếu máu hồng cầu to hay
23
bình thường hoặc nhỏ, thiếu máu bình sắc hay nhược sắc:
+ Thiếu máu bình sắc hồng cầu to: MCV > 100 fl, MCHC từ 300 - 360 g/l.
+ Thiếu máu bình sắc hồng cầu bình thường: MCV bình thường (từ 80 -
100 fL), MCHC bình thường (300 – 360 g/l).
+ Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ: MCV < 80 fl, MCHC < 300 g/l.
* Ý nghĩa của việc phân loại theo hình thái kích thước hồng cầu:
- Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc là do bất thường chất lượng tổng
hợp huyết sắc tố gây loạn sản hồng cầu.
- Thiếu máu hồng cầu to là do bất thường cung cấp các chất để sản xuất
tái tạo hồng cầu.
- Thiếu máu hồng cầu bình thường bình sắc: nếu thiếu máu không hồi
phục là do bất thường ở tủy xương. Nếu thiếu máu có hồi phục có thể do mất
máu chảy máu ở ngoại vi.
1.2.3.3. Phân loại thiếu máu dựa theo mức độ thiếu máu.
Các triệu chứng lâm sàng nhiều khi không phản ánh mức độ thiếu
huyết sắc tố mà còn tùy thuộc diễn biến bệnh. Người thiếu máu mạn tính có
lượng Hb 60-70 g/l vẫn cảm thấy bình thường, trong khi cùng lượng Hb đó ở
một người mất máu cấp thì có triệu chứng lâm sàng nặng nề.

 Tổ chức Y tế Thế giới phân loại thiếu máu thành các mức độ sau [10].
- Thiếu máu nhẹ: Hb= 110- 119 g/l
- Thiếu máu trung bình: Hb= 80-109 g/l
- Thiếu máu nặng: Hb≤ 80 g/l
1.3. Thiếu máu ở phụ nữ có thai
1.3.1. Sự thay đổi sinh lý về huyết động ở PNCT
24
1.3.1.1. Thay đổi các thành phần tế bào máu
 Thay đổi hồng cầu và các chỉ số
Trong khi có thai, khối lượng máu của người phụ nữ tăng lên khoảng
50%. Bình thường, người phụ nữ ngoài thời kỳ thai nghén có khoảng 4 lít
máu thì khi có thai có thể tăng lên tới 6 lít. Khối lượng máu bắt đầu tăng trong
3 tháng đầu, tăng nhanh trong 3 tháng giữa và cao nhất ở tháng thứ 7 của thai
nghén. Sau đó khối lượng máu hằng định ở trong những tuần lễ cuối của thai
nghén. Sau đẻ khối lượng máu giảm nhanh và trở lại bình thường.
Nguyên nhân làm tăng khối lượng máu ở cơ thể người phụ nữ có
thai, đó là vì cơ thể người phụ nữ tăng giữ nước, làm khối lượng huyết
tương tăng lên, khối lượng máu tăng lên. Do khối lượng huyết tương tăng
nhiều hơn hồng cầu làm cho tỷ lệ huyết sắc tố hơi giảm, hematocrit cũng
giảm (từ 39,5% khi chưa có thai xuống 35,8% khi có thai). Độ nhớt máu
cũng giảm, máu có xu hướng loãng làm cho thiếu máu nhược sắc [13].
 Thay đổi về bạch cầu, công thức bạch cầu và tiểu cầu
Số lượng bạch cầu có thay đổi nhiều ở PNCT, dao động trong khoảng
5.000-12.000/ml. Số lượng bạch cầu đặc biệt tăng lên rất cao trong lúc chuyển
dạ và ở đầu thời kỳ hậu sản, số lượng bạch cầu có thể tăng lên tới 25000 hoặc
cao hơn nữa, trung bình có thể từ 14000-16000/ml. Sự tăng bạch cầu trong
khi có thai ở phụ nữ vẫn còn nhiều nghi vấn. Hiện nay, người ta vẫn chưa rõ
nguyên nhân của hiện tương này. Tuy nhiên, công thức bạch cầu vẫn bình
thường.
Riêng tiểu cầu là chưa thấy có thay đổi nào về số lượng, cấu trúc hay

chức năng ở người phụ nữ có thai bình thường [13].
1.3.1.2. Thay đổi về mạch máu
25
Các mạch máu mềm, dài và to ra, dễ giãn. Do đó huyết áp động mạch
không tăng. Thông thường huyết áp hơi giảm trong 3 tháng giữa và giai đoạn
đầu của 3 tháng cuối, sau đó tăng lên [14].
1.3.1.3. Thay đổi về thể tích máu lưu hành
Hiện tượng tăng thể tích máu ở PNCT được phát hiện từ năm 1915 nhờ
kĩ thuật pha loãng máu. Các kĩ thuật ngày nay đo lường trực tiếp thể tích hồng
cầu có độ chính xác cao hơn nhiều và giúp đưa ra các thông tin chính xác về
thể tích máu mẹ. Hầu hết các nghiên cứu trong những năm gần đây đều tìm
thấy sự tăng đáng kể thể tích máu mẹ, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tổng thể
tích máu mẹ tăng lên 40- 50% [15]. Thể tích máu tăng tối đa ở quý 3 của thời
kỳ mang thai và giữ nguyên ở mức đó vài tuần trước sinh.
Người ta tranh cãi rất nhiều về vấn đề liệu thể tích máu có tiếp tục duy
trì cao hay là giảm đi trong một vài tuần cuối của thời kì có thai? Tuy vậy,
nếu có sự giảm thể tích huyết tương ở mức độ nào đó trong những tuần cuối
trước khi sinh, thì hình như nó đều được thay thế bởi sự tăng lên của thể tích
hồng cầu [16].
Quá trình tăng thể tích máu bắt đầu ngay từ quý đầu của quá trình mang
thai, nhưng lúc đầu chỉ tăng rất ít trong 20 tuần đầu. Quá trình này diễn ra
nhanh hơn ở quý 2 của thai kì và tiếp tục tăng cho tới vài tuần trước sinh và từ
đó tổng lượng thể tích máu thường được duy trì ổn định trong khoảng 6 - 8
tuần trước khi sinh [15], [17].
Tăng thể tích máu trước tiên là do tăng thể tích huyết tương nhưng có cả
sự tăng đáng kể số lượng hồng cầu. Trình tự của quá trình đó như sau: đầu
tiên, là tăng thể tích huyết tương do tăng cường tuần hoàn tử cung- rau, hiện
tượng này diễn ra từ từ cho tới khoảng tuần thứ 12 sau đó tốc độ tăng nhanh
đáng kể từ tuần thứ 23 cho đến tuần 36 [16].
Thể tích hồng cầu lưu hành trong máu cũng tăng nhưng chậm và ít hơn,

khoảng 300ml trong thời kì mang thai [15], [17]. Khi thể tích máu toàn phần

×