Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

phân tích Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.48 KB, 6 trang )

PHÂN TÍCH TỎ LỊNG
Phạm Ngũ Lão là một trong những vị anh hùng đã đóng góp rất nhiều cho dân
tộc, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Ngun. Khơng chỉ là
một võ tướng tài ba, ơng cịn là một người rất thích ngâm thơ và đọc sách. Các tác
phẩm của ông thường khắc họa vẻ đẹp của con người có lý tưởng cao đẹp và ln
tốt lên chí khí anh hùng. Tác phẩm “Thuật hồi” là một trong hai tác phẩm nổi bật
trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ. Bài thơ được sáng tác năm 1284, khi cuộc
kháng chiến chống Mông Nguyên của quân dân nhà Trần đang sôi sục…
Vào thế kỉ XIII, đế quốc Mông Nguyên hùng mạnh đã trở thành sức ép đối với
các nước trong khu vực. Giặc Mông Nguyên xâm chiếm tới đâu thì nơi ấy tan
thành lãnh địa. Trong suốt thời gian tại vì của mình, Thành Cát Tư Hãn đã chiếm
gần hết khu vực châu Á và cả một phần Châu Âu. Tất cả các nước đều bị thế lực
này lăm le xâm chiếm và nước Đại Việt ta thời ấy cũng không phải là một ngoại lệ,
Nhưng dù đã nhiều lần sang xâm chiếm, thế giặc hùng mạnh vẫn thất bại thảm hại
trước ý chí chiến đấu và tinh thần kiên cường của nhân dân ta.
Một trong những yếu tố quan trọng giúp đất nước ta có thể gìn giữ được biên
cương chính là sự kiên cường của những người chiến binh quả cảm. Vẻ đẹp lẫm
liệt và tràn đầy sức sống của trang nam nhi đang hết mình xả thân vì nước ấy đã
được khắc họa rõ nét qua câu thơ đầu:
“ Hồng sóc giang sơn kháp kỉ thu”
“Hồnh sóc” ở đây là cầm ngang ngọn giáo. Đây là một tư thế tĩnh tại nhưng rất
oai phong, lẫm liệt. Người tráng sĩ vẫn luôn cầm chắc cây giáo để trấn giữ bờ cõi
non sơng trước lịng tham của giặc. Khi nhìn tư thế ấy, ta lại liên tưởng đến hình
ảnh người chinh phụ “ cầm ngang ngọn giáo, vào nhàn thang beo “ trong “ Chinh
phụ ngâm khúc”. Những người tráng sĩ ấy vẫn luôn vững chãi, hiên ngang trước
giang sơn hùng vĩ. Dù cho núi có sơng lớn, có bao la đến đâu cũng khơng thể lấn át
được vẻ đẹp của những người trai thời Trần. Đứng trước không gian bao la họ vẫn
không hề nhỏ bé bởi tư thế ấy được miêu tả bằng chiều dài của ngọn giáo, hình ảnh
người tráng sĩ hiện lên vơ cùng cường tráng và vững chãi như một bức tường thành
giữa giang sơn hùng vĩ. Những người chiến binh đã canh giữ non sông “kháp kỉ
thu” tức họ đã bảo vệ đất nước, biên cương qua nhiều năm. Vào thời điểm sáng tác


bài thơ này, trên thực tế, Phạm Ngũ Lão đã cầm quân giữ cửa ải phía Bắc từ cuối
1282 đến 1285 khi giặc Mông Nguyên xâm lược. Dù cho nhận nhiệm vụ đã lâu


ơng vẫn chưa hồn thành nhưng khơng vì thế mà ơng nản lịng. Ý chí của người
trai thời Trần vẫn ln kiên định, vững chắc, bền lịng.
Chắc hẳn những binh sĩ này cũng rất nhớ nhà nhưng khi ra trận, họ đã xác
định phải đặt nghĩa nước lên tỉnh nhà, lấy việc “quốc thái dân an” làm mục tiêu,
đặt lên trên cả tình cảm gia đình và lợi ích cá nhân. Vậy nên, gạt bỏ tình riêng, nén
nỗi nhớ thương, người tráng sĩ một lòng muốn “phá cường địch, báo hồng ân”.
Từ những hình ảnh ấy, người tráng sĩ đã được nâng tầm vẻ đẹp. Họ cường
tráng, họ oai phong trước cả không gian và thời gian, họ luôn giữ thế chủ động,
kiên định và vững chãi trong mọi hoàn cảnh. Đó chính là tư thế của người trai “đầu
đội trời, chân đạp đất” và đồng thời cũng là hào khí của một thời Đơng A chói lọi
trên trang sử đất Việt. Phạm Ngũ Lão đã khéo léo so sánh hình ảnh ba khí thế ấy
bằng phương pháp so sánh kết hợp ẩn dụ và cường điệu qua câu thơ:
“Tam qn kì hổ khí thơn ngưu”
Tác giả nhắc đến “tam quân” tức là chỉ ba đạo quân chính thống trong tổ
chức quân sự của ta: tiền quân, trung quân và hậu quân. Do thế giặc Mông Nguyên
quá hùng mạnh nên nhà Trần phải huy động toàn quân cùng hợp lực, đồn kết, trên
dưới một lịng đồng thời thể hiện khí thế sôi nổi và sự chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc
kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta. Tinh thần ấy được thể hiện rõ qua câu nói
của Trần Quốc Tuấn: “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lả” và tinh thần
quả cảm xả thân “ Dẫu cho trăm thân này có phơi ngồi nội cỏ, nghìn sắt này gói
trong da ngựa ta cũng cam lịng”. Khí thế của “tam quân” được thổi bừng lên sau
hội nghị Diên Hồng, cùng nhau khắc hai chữ “sát thát” như một lời thề với dân tộc.
Với hình ảnh so sánh kết hợp ẩn dụ, “tam quân tì hổ” đã lột tả được vẻ đẹp
sức mạnh như hổ báo. Trông họ dữ tợn, oai phong, dung mãnh và hừng hực khí thế
khi đối diện với làm chủ cả không gian ở bất cứ đâu họ đặt chân đến và luôn gây ra
nỗi kinh hồng cho kẻ khác.

Khí thế và sự uy vũ, hùng mạnh của quân đội nhà Trần được cụ thể hóa
bằng hình ảnh cường điệu “ thơn ngưu”. Cách nói này mang đến cho ta 2 cách
hiểu. Theo cách hiểu thứ nhất, ta có thể thấy “ngưu” là trâu, là loài vật biểu tượng
cho sức mạnh, Phạm Ngũ Lão muốn nói rằng khí thế chiến đấu của qn nhà Trần
có thể át được sức mạnh của lồi trâu. Theo 1 nghĩa khác, ta có thể hiểu “ngưu” là


sao Ngưu - 1 tinh tú trong vũ trụ. Và “thơn ngưu” ở đây ý muốn nói sức mạnh của
tồn quân nhà Trần có thể lấn át ánh sáng của những tinh túy trên thiên hà. Dù có
hiểu theo cách nào, câu thơ cũng đã tái hiện lại khí thế như vũ bão và sức mạnh
sánh ngang vũ trụ của quân dân nhà Trần.
Hai câu thơ đã gợi tả được dáng vóc oai phong của người tráng sĩ lồng
trong hình ảnh ba quân, đồng thời đề cao vẻ đẹp và hào khí của quân đội nhà Trần
với cái tên gọi kinh điển “hào khí Đơng A”
Đến với câu thơ tiếp theo, PNL đã cho ta thấy lí tưởng sống cao đẹp,
khát vọng chân chính mà người trai hướng đến để tạo dựng sự nghiệp và tên tuổi
của mình giữa cuộc đời- công danh.
“Nam nhi vị liễu công danh trái”
Từ xa xưa, khi con người cịn chưa có chữ viết thì khát vọng công
danh đã trở thành lối sống đẹp cho đấng nam nhi. Đối với họ, cơng danh chính là
cái nợ. Như trong “nợ tang bồng”, Nguyễn Công Trứ đã bày tỏ quan điểm của
mình về cơng danh:
“Tang bồng là cái nợ
Làm trai sợ chi áng công danh”
Và theo ông, thể hiện khát khao tạo dựng công danh cũng là khảng định sự sống
của mình trong thiên hạ. Đối với những tráng sĩ “bình Ngun” thuở ấy, trong hồn
cảnh đất nước đang bị lăm le xâm chiến bởi giặc ngoại bang thì việc đầu tiên để có
thể lập cơng danh, trả nợ đời chính là lập chiến cơng. Những thành tựu trong cuộc
đời của người nam nhi sẽ trở thành tiền đề, chuẩn mực để tạo nên tiếng thơm lưu
truyền dân tộc. Cái “nợ” này là làm sao để bảo vệ đất nước, đem lại thái bình, n

ấm cho mn dân. Hay ta có thể hiểu rằng hùng tâm tráng trí trong lịng ng chiến sĩ
chính là niềm u nước tha thiết sâu nặng, là tiếng nói khát khao đánh giặc cứu lấy
non sông.
Với Phạm Ngũ Lão cũng thế, đối với ơng, cơng danh khơng chỉ là một
lí tưởng cao đẹp mà đó cịn là món nợ đời mà bất kì trang nam tử hán nào cũng
phải đeo đuổi cho đến khi trả xong món nợ ấy.


Không chỉ riêng tác giả, quan điểm về “nợ công danh” này là lí tưởng
của cả dân tộc, là khát vòng của thời đại và tác giả chỉ là một nhân vật nhỏ bé hịa
mình vào dịng chảy của thời đại ấy.
Qua câu thơ trên, nhà thơ đã bày tỏ nỗi niềm, sự trăn trở khi món nợ
với dân, với nước vẫn còn đè nặng trên vai. Bài thơ này được viết vào năm 1284,
sau nhiều năm tác giả trấn giữ biên cương mà thế giặc vẫn lăm le bờ cõi. Cuộc
sống của nhân dân vẫn chịu sự đe dọa bởi đế quốc hùng mạnh Mongg Nguyên.
Bản thân tác giả là một vị tướng chỉ huy quân đội nên ông cảm thấy có phần hổ
thẹn khi lí tưởng cao đẹp vì dân vì nước vẫn chưa được hồn thành. Dù vậy, trong
từng câu chữ của “Tỏ lòng”, tinh thần bất khuất và khát vọng chảy bỏng của tác giả
vẫn được lột tả một cách chân thực vô cùng. Những lời thơ như tỏa ra từ chính trái
tim tác giả, thốt lên từ tận tâm can, tận đáy lòng của một con người ln hết lịng vì
dân, vì nước.
Đối với tác giả, “công danh” là một luống thẹn. Qua câu thơ cuối của
bài, ta đã phần nào hiểu được nỗi khổ tâm của tác giả cùng với cái tâm cao sswpj
của người trai thời Trần:
“Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”
Tác giả đã sử dụng điển tích”Vũ hầu” gọi cho ta nhớ đến câu
chuyện cổ về bậc anh tài Gia Cát lượng-1 quân sư tài ba của Lưu Bị thời Tam
Quốc. Nhờ mưu trí cao, tài năng vẹn tồn, Gia Cát Lượng đã nhiều lân lập được
công lớn, làm cho đối phương khốn đốn khơng ít lần. Ơng đã đóng góp xây dựng
“thế chân Vạc” để giúp Lưu Bị đánh tan thế lực Tào Tháo, người đời tôn sùng và

coi ông như một vị thánh sống có khả năng hơ mưa, gọi gió. Ơng rất được Lưu Bị
tin u. Nhân vật Gia Cát Lượng là một nhân tài xuất chùng, để lại niềm ngưỡng
vọng cho nhiều thế hệ.
Tác giả đã lấy tấm gương sáng trong lịch sử cổ kim soi mình vào
đó mà so sánh, nhưng bản thân Phạm Ngũ Lão, mặc dù xuất thân trong tầng lớp
nông dân nhưng ông cũng là một người có sự nghiệp vẻ vang, vơ cùng đáng nể:
ông được Trần Hưng Đạo tin dùng nên đã gả con gái nuôi, làm đến chức Điện súy,
được phong tước Quan nội hầu. Sau khi qua đời, ông đã để lại niềm nuối tiếc cho
vua Trần Minh Tông nên vua đã đã sắc lệnh nghỉ chầu 5 ngày để tỏ lịng tương
nhớ. Ơng đã trờ thành một danh tướng dưới triều đại nhà Trần và câu chuyện một


người nông dân đan sọt giữa đường chỉ để xin THĐạo cho đi đánh giặc vẫn còn
lưu truyền đến tận nay.
Dù sự nghiệp và cuộc đời của PNL, đối với nhiều nam nhi mà nói, đây
đã là mong ước của bao người. Nhưng khi so sánh bản thân với Gia Cát Lượng,
ơng vẫn có điều hổ thẹn. Khơng phải thua kém về trí tuệ hay phẩm hạnh mà là về
việc đem lại thái bình cho mn dân bởi đã nhiều năm ra chiến trường nhưng ông
vẫn chưa đẩy lùi được bước chân xâm lăng của giặc Mông Nguyên.
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật điểm nhãn “tu” chính là để nói lên nỗi
thẹn của mình. Đây là từ chủ chốt của cả bài thơ và cũng là từ nói lên được hết nỗi
lịng ơng. Với trách nhiệm của một vị tướng, ông thấy cõ lỗi với nhân dân, điều
này khiến tác giả ln day dứt, hổ thẹn.
Có thể nói rằng đó chính là nỗi thẹn của một người có nhân cách
cao đẹp, sống khiêm nhường, kín đáo, có thái độ kính trọng các bậc tiền nhân và
ln cố gắng hồn thiện bản thân từng ngày. Bài thơ đã khắc họa rõ nét niềm tự
hào kiêu hãnh về hào khí hũng dũng của quân dân nhà Trần và đồng thời, đây cũng
là lời bày tỏ khát vọng chảy bỏng muốn cống hiến vì dân, vì nước.
Với thể thơ thất ngơn tứ tuyệt, viết bằng chữ Hán, ý tại ngôn ngoại,
sử dụng khéo léo nghệ thuật điểm nhãn và điển tích văn học, hình ảnh giàu sức gợi

hình, gợi cảm, giọng thơ biến đổi linh hoạt, ngôn ngữ chọn lọc kết hợp với các bptt
khác, bài thơ đã ….. ( ghép yêu cầu đề bài )
Bài thơ “Tỏ lòng” của PNL đã thành cơng miêu tả được vẻ đẹp của
hình tượng người anh hùng vệ quốc hiên ngang lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách
lới lao cũng với vẻ đẹp của thời đại cùng sức mạnh và khí thế hào hùng dân tộc.
Thi phẩm cũng cho ta thấy được khát vọng cống hiến và tiếng lịng của tác giả.
Qua đó, ta cũng phần nào thấy được nhiệm vụ của bản thân. Dù khơng cịn chiến
tranh, chúng ta khơng cần phải chiến đấu nhưng mỗi cá nhân chúng ta đều phải nỗ
lực, phấn đấu hết mình để có thể đóng góp cho đất nước ngày một phát triển.




×