Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

thực trạng dạy và học văn học nước ngoài ở trường THPT minh khai đức thọ hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.19 KB, 26 trang )

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Hiện nay nước ta đang từng bước phát triển tiến tới hội nhập cùng thế giới
theo phương châm: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”.
Chúng ta không chỉ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế mà còn quan tâm đến việc giao
lưu văn hóa, văn học nghệ thuật với nước bạn. Chính vì thế những năm qua
chương trình sách giáo khoa ngữ văn THPT đã đưa vào khá nhiều các tác phẩm
văn học nươc ngoài để giúp các em học sinh-những chủ nhân tương lai của đất
nước có điều kiện tìm hiểu các nền văn học nước ngồi trên thế giới.Nhưng liệu
các em đã thực sự yêu thích văn học nươc ngồi? Đó là một vấn đề khiến chúng
tơi trăn trở.
đổi mới phương pháp dạy học đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu
không chỉ của các nhà giáo dục các cơ quan chức năng mà của tồn xã hội. Tri
thức chính là hành trang mang theo suốt cuộc đời của mỗi con người. Bộ môn
ngữ văn đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho người học,
chính vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn được xem là một trong
những vấn đề trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học
Tuy nhiên,sau gần 2 tháng thực NVSP tại trường THPT Minh Khai thuôc
huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh chúng tôi nhận thấy một thực trạng phổ biến khiến
mỗi giáo viên khơng khỏi băn khoăn lo lắng đó là tình trạng học sinh chán học
môn văn đặc biệt là văn học nước ngoài. Cả giáo viên và học sinh đều mang tâm
trạng cơ khơng muốn dạy, trị khơng muốn học. Các em ít có nhu cầu cũng như
niềm say mê để tìm hiểu văn học nươc ngồi. Vậy làm sao để giúp giáo viên
cũng như chính các em có niềm say mê văn học nước ngoài?
Để giờ dạy-học văn học nước ngồi trở thành giờ có sức cuốn hút,để
những tác phẩm văn học nước ngoài nổi tiếng được các em yêu thích và ranh
giới ở mọi lĩnh vực Việt Nam-quốc tế dần được thu hẹp thì chúng ta phải làm thế
nào?

1



Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này với
mong muốn đưa ra một vài ý tưởng góp phần cải thiện thực trạng đáng quan tâm
ấy.
2.Lịch sử vấn đề
Nhà nước ta luôn đặt mục tiêu giáo dục lên hàn đầu chính vì vậy mà có
khá nhiều cơng trình nghiên cứu kháo sát chất lượng giáo dục: phương pháp đổi
mới giáo dục, quan tâm đến hứng thú học tập của học sinh. Tuy nhiên vấn đề
khảo sát thực trạng dạy học văn học nước ngồi ở trường THPT thì chưa được
triển khai nghiên cứu một cách triệt để hệ thống mà mới chỉ có một số cơng
trình nghiên cứu liên quan đến văn học và văn học nước ngoài như:
Giáo sư Phùng Văn Tửu với cơng trình “Cảm thụ và giảng dạy văn học
nước ngoài” đã đưa ra một số phương pháp tiếp cận cho từng thể loại của văn
học nước ngoài
Phan Thanh Vân, giáo viên trường THPT Huỳnh Thúc Kháng có cơng
trình liên quan đến: Văn học-học văn
Đặng Sinh với: phương pháp dạy học đọc hiểu tác phẩm văn xi nước
ngồi sách giáo khoa ngữ văn 11
Phùng Văn Nghệ cũng có cơng trình nghiên cứu “Tác phẩm văn chươngtiếp nhận và dạy học” đăng trên tạp chí khoa hoc xã hơi, 1994
Tồn bộ những cơng trình nêu trên chỉ là những cơng trình mang tính chất
lý thuyết mà chưa có sự khảo sát thực trạng để đề ra giải pháp. Vị vậy với đề tài
này chúng tơi mong muốn được góp phần vào bổ sung những nghiên cứu còn
thiếu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học văn học nước ngoài ở trường THPT
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng dạy và học văn học nước ngoài ở trường THPT
Minh Khai-Đức Thọ-Hà Tĩnh để từ đó nêu ra nguyên nhân của thực trạng ấy
đồng thời đóng góp giải pháp cụ thể khắc phục những điểm cịn hạn chế góp
phần tích cực vào nâng cao chất lượng dạy học văn nói chung và văn học nươc
ngồi nói riêng
2



4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng dạy và học văn học nước ngoài ở trường THPT
Minh Khai-Đức Thọ -Hà Tĩnh
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát ở học sinh THPT Minh Khai-Đức Thọ-Hà Tĩnh
thuộc 3 khối: khối 10, 11 và 12 mỗi khối kháo sát 3 lớp :10A4, 10A7, 10A10;
11A1, 11A9, 11A13; 12A4, 12A5, 12A13
Nghiên cứu khảo sát giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn thuộc tổ Văn
của trường THPT Minh Khai- Đức Thọ-Hà Tĩnh: Gồm 11 giáo viên.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát, điều tra.
Phương pháp phân tích tổng hợp.
Phương pháp so sánh đối chiếu.
7. Cấu trúc: nội dung tiểu luận bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2: Thực trạng dạy và học văn học nước ngoài ở trường THPT
Minh Khai-Đức Thọ-Hà Tĩnh.
Chương 3: Nguyên nhân và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
dạy học văn học nước ngoài.

3


NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận
1.1. Hoạt động học
1.1.1 Khái niệm
Hoạt động dạy hiểu một cách đơn giản là hoạt động truyền thụ tri thức của

người giáo viên đến học sinh nhằm giúp học sinh hình thành tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo tương ứng.
Dạy học là con đường thuận lợi nhất giúp cho học sinh trong một thời
gian ngắn có thể nắm được một khối lượng tri thức nhất định.
Dạy học là con đường quan trọng nhất giúp học sinh phát triển các năng
lực tư duy sáng tạo.
Dạy học là con đường chủ yếu góp phần hình thành cho học sinh thế giới
quan khoa học và phẩm chất đạo đức.
Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng chủ yếu nhất của nhà trường.
Hoạt động này diễn ra theo một quá trình nhất định – quá trình dạy học. Và hoạt
động dạy văn cũng khơng nằm ngồi quy luật đó.
1.1.2 Mục đích
Hoạt động dạy nói chung thì mục đích là nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân
lực, đào tạo nhân tài cho đất nước và mục tiêu phát triển nhân cách cho thế hệ
trẻ.
Hoạt động dạy văn ngoài những mục đích trên cịn chú trọng đến phát
triển nhân cách: văn học là nhân học tức là học văn là học đạo làm người.
1.1.3. Nội dung
Nội dung dạy học bao gồm hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà học sinh
cần nắm vững trong q trình dạy học. Nó là nhân tố cơ bản của quá trình dạy
học.

4


Trong quá trình dạy học, người thầy giáo với hoạt động dạy có chức năng
tổ chức, lãnh đạo, điều khiển hoạt động học tập của học sinh. Tuy nhiên mọi tác
động của người dạy chỉ là tác động bên ngoài. Chất lượng và hiệu quả của dạy
học phụ thuộc vào hoạt động chiếm lĩnh tri thức và kĩ năng của người học.
1.2. Hoạt động học

1.2.1. Khái niệm
Hoạt động học hiểu một cách đơn giản nhất là học sinh tiếp thu những tri
thức mà giáo viên truyền đạt, qua đó hình thành nhân cách, kĩ năng kĩ xảo tương
ứng. Hoạt động học văn cũng được hiểu như vậy.
1.2.2. Đối tượng
Đối tượng của hoạt động này là tri thức mà học sinh lĩnh hội được
1.2.3. Mục đích
Nhằm hướng vào làm thay đổi chính chủ thể hoạt động.. Vì vậy hoạt động
học tập có tính chất đặc thù là một hoạt động đặc biệt khác hẳn so với các hoạt
động khác đòi hỏi phải có sự nỗ lực về trí óc và tốn khá nhiều thời gian. Thông
qua hoạt động học đã làm thay đổi chính bản thân người học và đặc biệt đây là
một trong những hoạt động chính để đi đến cái đích đầu tiên của cuộc đời.
1.3.Mối quan hệ giữa dạy và học
Quá trình dạy học là một hệ thống bao gồm các nhân tố: mục đích , nội
dung, phương pháp, phương tiện dạy học, giáo viên với hoạt đọng dạy, học sinh
với hoạt động học và kết quả của q trình dạy học. Trong đó nhân tố mục đích,
nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học nếu không thông qua thầy và trị
thì khơng phát huy được điều gì hết. Chính vì vậy hoạt động dạy của thầy và học
của trò được xem là hai nhân tố trung tâm của quá trình dạy học. Hai hoạt động
này thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau như hai mặt của một tờ giấy và phản
ánh tính chất hai mặt của quá trình dạy học. Xét đến cùng, mọi hoạt động của
thầy ( giảng dạy và tổ chức điều khiển) đều nhằm thúc đẩy nhận thức của người
học – nhân vật trung tâm của q trình dạy học. Vì thế có thể tìm thấy bản chất

5


của quá trình dạy học trong mối quan hệ giữa học sinh với tài liệu ở hoạt động
nhận thức của bản thân học sinh.
Và ở đây xét trong mối quan hệ giữa hoạt động dạy và học văn cũng nằm

trong quy luật đó. Thơng qua hoạt động dạy văn, giáo viên càng thâm nhập sâu
hơn, tốt hơn để hình thành tư duy, khả năng cảm nhận cũng như đời sống tinh
thần phong phú hơn. Học sinh thông qua hoạt động học cũng được truyền đạt
đến những luồng tri thức đó để rồi thêm yêu quê hương, yêu nhân loại, biết tơn
trọng truyền thống, biết u cái đẹp và hồn thiện bản thân mình hơn.

6


Chương 2: Thực trạng dạy và học văn học nước ngoài ở trường
THPT Minh Khai-Đức Thọ-Hà Tĩnh.
2.1. Khái niệm văn học nước ngoài
Văn học nước ngoài là khái niệm dùng để chỉ văn học của tất cả các nước
trên thế giới ở phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...Và phương
Tây như Hy Lạp, Anh, Pháp ,Tây Ban Nha, Nga...
2.2. Phương pháp tìm hiểu thực trạng
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là giáo viên và học sinh trường THPT
Minh Khai-Đức Thọ -Hà Tĩnh. Cụ thể là học sinh thuộc cả 3 khối 10, 11, 12 và
tập thể giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn thuộc tổ Văn bằng cách sử dụng
phiếu điều tra thiết lập hệ thống câu hỏi để tìm hiểu về thái độ ý kiến của học
sinh cũng như giáo viên đối với môn ngữ văn và phần văn học nước ngồi. Từ
đó rút ra nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy học và đưa ra những giải
pháp khắc phục.
Dựa trên số phiếu điều tra phát ra (412 phiếu) chúng tôi phân loại tổng
hợp để có những số liệu chính xác phục vụ cho đề tài.
2.3. Danh mục bài dạy văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn THPT

Lớp
10


Tên bài

Tác giả

1. Uylitxo trở về ( trích Odixe)

Sử thi Hy Lạp

2. Rama buộc tội ( trích Ramayana)

Sử thi Ấn Độ

3. Tại lầu Hồng Hạc tiễn Mạnh Hạo Lý Bạch
Nhiên chi Quảng Lăng
Đỗ Phủ
4. Cảm xúc mùa thu
5. Lầu Hoàng Hạc

7


6. Nỗi ốn phịng kh

Thơi Hiệu

7. Khe chim kêu

Vương Xương Linh

8.Thơ Hai Ku của Baso


Vương Duy

9. Hồi trống Cổ Thành

Baso

10. Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

La Quán Trung
La Quán Trung

11

1.Tình u và thù hận ( trích Romeo và Sếch xpia
Juliet)
2.Tôi yêu em

Puskin

3. Bài thơ số 28

Tago

4. Người trong bao

Sekhop

5. Người cầm quyền khơi phục uy quyền
V. Huygo

(trích những người khốn khổ)
Ăngghen
6. Ba cống hiến vĩ đại của Cac Mac
12

1. Đot- xtoi-ep-xki

X.Xvai-Gơ

2. Tự do

P.Eluya

3. Số phận con người

Solokhop

4. Ông già và biển cả

Hemingway

5.Thuốc

Lỗ Tấn

Căn cứ vào bảng thống kê trên, ta thấy hệ thống tác phẩm được lựa chọn
vào chương trình phong phú, thuộc nhiều thể loại khác nhau: sử thi, thơ, tiểu
thuyết chương hồi…của nhiều nền văn học khác nhau. Đó là những tác phẩm
tiêu biểu của một thời kỳ, của một dân tộc nên đã được lưu truyền không chỉ ở
8



phạm vi trong nước mà cả ở ngoài nước.Với sự có mặt của các tác phẩm này,
học sinh được mở rộng hiểu biết hơn không chỉ về vùng đất, những nến văn hóa
của các nước khác nhau mà cịn về một số tác giả, tác phẩm nổi tiếng…Điều này
phần nào khẳng định được vị trí của văn học nước ngồi khơng chỉ trong lịng
bạn đọc mà hơn hết đối với hoạt động dạy và học của cả thầy và trò trong nhà
trường.
Bên cạnh những ưu điểm thì chương trình văn học nước ngồi ở trường
THPT vẫn cịn những hạn chế nhất định, đó là: Một số bài dạy có dung lượng
quá đồ sộ dẫn đến học sinh tiếp nhận rất khó khăn chẳng hạn như: đoạn trích
"Người cầm quyền khơi phục y quyền" (trích "Những người khốn khổ"V.Huygo), đoạn trích " Hồi trống Cổ Thành" (trích "Tam Quốc Diễn Nghĩa" của
La Quán Trung)...; số tiết dành cho phần văn học nước ngồi là q ít, Cách sắp
xếp bài dạy chưa thật sự hợp lý...
Xuất phát từ những hạn chế đó chúng tôi đưa ra một số đề xuất sau: trước
hết nên tăng số tiết dạy văn học nước nhiều hơn hiện nay, nên đưa vào chương
trình những tác pẩm ngắn hơn để học sinh dễ tiếp nhận và quan trọng hơn nưa là
bổ sung vào chương trình những tác phẩm nước ngoài trong giai đoạn gần đây...
2.4. Thời lượng dành phần văn học nước ngồi trong chương trình THPT
Qua điều tra thực tế trường THPT Minh Khai-Đức Thọ-Hà Tĩnh chúng tôi
thấy thời lượng cho (số tiết) dành cho dạy học văn là 3 tiết/tuần và số tiết của
các bài văn học nước ngồi thì được sắp xếp theo phân phối chương trình. Đa số
các bài thuộc văn học nước ngồi đều đươc sắp xếp dạy đan xen bên cạnh phần
văn học Việt Nam. Tuy nhiên nó chỉ chiếm một phần nhỏ so với văn học Việt
Nam, nó chỉ chiếm khoảng 20% số tiết dạy. Như vậy chỉ cần nhìn qua số tiết dạy
của văn học nước ngoài và đặc biệt là trong sự đối sánh với văn học Việt Nam ta
có thể thấy văn học nước ngồi khơng nhận được sự quan tâm và chú trọng của
trường THPT
2.5. Thực trạng dạy và học văn học nước ngoài ở trường THPT Minh Khai-Đức
Thọ-Hà Tĩnh

2.5.1. Thực trạng dạy

9


Tổng số giáo viên được điều tra, phỏng vấn gồm 11 giáo viên giảng dạy
bộ môn Ngữ văn thuộc tổ Văn trường THPT Minh Khai-Đức Thọ-Hà Tĩnh. Khi
được phỏng vấn hầu như là các giáo viên đều khơng thích dạy phần văn học
nước ngồi, số lượng có niềm say mê rất ít. Cụ thể như sau:
1/11 giáo viên thích dạy văn học nước ngồi chiếm 9,0%
10/11 giáo viên khơng thích dạy văn học nước ngoài chiếm 90,9%
Các giáo viên vẫn khẳng định văn học nước ngồi có nhiều bài hay, nhiều
bài có độ sâu, nhân văn cao cả; những tác giả được học đều là những con người
tầm cỡ về tư tưởng và sáng tác. Tuy nhiên khó khăn mà giáo viên gặp phải còn
nhiều hơn những thuận lợi kể trên. Khảo sát thực trạng dạy học văn trường
THPT Minh Khai-Đức Thọ-Hà Tĩnh chúng tơi tìm hiểu ở 3 phương diện:
Tìm kiếm tài liệu tham khảo: Khi điều tra chúng tơi nhận thấy đối
với phần văn học nước ngồi hầu như là giáo viên đã quên hẳn việc thu thập tài
liệu làm phong phú bài giảng. Chỉ có một số rất ít giáo viên làm được điều đó.
Trong số 11 giáo viên mà chúng tơi phỏng vấn thì chỉ có 2/11 giao viên thu thập
tài liệu tham khảo chiếm 18% và có đến 9/11 giáo viên khơng thu thập tài liệu
tham khảo chiếm 82%. Đối với những giáo viên tâm huyết với nghề thì việc sưu
tầm tài liệu đã khó, khổ nhưng việc sắp xếp chúng như thế nào trong bài giảng
để giúp học sinh dễ hiểu, hứng thú lại càng khó hơn.
Q trình soạn giáo án: Khi chúng tơi phỏng vấn giáo viên về việc
soạn giáo án một bài dạy về văn học nước ngồi thì hầu như giáo viên nào cũng
trả lời giống nhau: Giáo án do thầy tổ trưởng tổ chuyên môn soạn, mọi người
sao chép của nhau, thậm chí là sao chép giáo án của những năm trước đó. Điều
đó cho thấy là giáo viên khơng có sự đầu tư vào giáo án vì vậy mà bài giảng
khơng có sự đào sâu kiến thức, tri thức mới.

Quá trình giảng dạy: Từ trước đến giờ mọi người ln nghĩ văn
học nước ngồi chỉ là một phận phụ so với văn học Việt Nam, nó khơng được
chú trọng, khơng được dùng để thi ĐH, CĐ thậm chí thời gian gần đây mới
được đưa vào thi tốt nghiệp THPT với những câu hỏi nhỏ, ít điểm. Chính vì vậy
mà trong q trình giảng dạy giáo viên cho rằng khơng cần thiết nên chỉ dạy sao

10


cho kiến thức đủ, đảm bảo tiết học còn chất lượng dạy học, học sinh có hứng thú
học,có tiếp thu được hay không lại không phải là vấn đề giáo viên quan tâm.
2.5.2.Thực trạng học
Tổng số học sinh được điều tra là 412 em, thuộc 3 khối 10, 11 và 12,mỗi
khối điều tra 3 lớp (10A4, 10A7, 10A10; 11A1, 11A9, 11A13; 12A4, 12A5,
12A13). Số phiếu phát ra là 412, số phiếu thu vào là 380/412 phiếu.
2.5.2.1.Hứng thú của học sinh đối với bộ môn ngữ văn và phần văn học nước
ngoài.
Bảng thống kê hứng thú của học sinh đối với bộ mơn ngữ văn

Khối

Thích học văn

Khơng thích học văn

10

72/120 HS

48/120 HS


(60 %)

(40 %)

120/134 HS

14/134 HS

(89 %)

(11 %)

97/116 HS

19/116 HS

(83 %)

( 17 %)

289/380 HS

91/380 HS

(76 %)

(24 %)

11


12

Tổng
3 khối

Nhìn vào bảng thống kê số liệu ta thấy một điều đáng mừng là mặc dù
trường THPT Minh Khai-Đức Thọ-Hà Tĩnh là một trường mà học sinh chủ yếu
theo học ban tự nhiên nhưng số lượng học sinh u thích mơn văn lại chiếm khá
nhiều chiếm đến 76% tương đương với 289/380 học sinh được điều tra trong 9
lớp thuộc cả 3 khối 10, 11 và 12. Qua điều tra chúng tôi thấy mặc dù thích học
văn nhưng học sinh lại khơng hề muốn học theo ban xã hội. Còn lại là 24%
tương đương với 92/380 không muốn học văn

11


Với những học sinh thích học văn, có hứng thú với mơn văn khi được hỏi
lý do vì sao thì hầu như các em trả lời vào những nguyên nhân chủ yếu sau:
Thích học văn vì học văn giúp thư giãn thoải mái sau những giờ học căng thẳng
và bồi đắp thêm tình thương u con người, thiên nhiên; thích học văn vì nó
củng cố thêm kiến thức, đời sống nội tâm thêm phong phú và đa dạng; thích học
văn cì thầy dạy văn hay có cách dạy mới mẻ không nhàm chán, tác phẩm văn
học mở ra nhiều thế giới mới ; hay như các em thích học vì có nhiều tác phẩm
hay và ý nghĩa, biết được nhiều điều dù chỉ ngồi một chỗ, biết đươc cuộc sống
của những người khốn khổ hay giàu sang, tìm được buồn vui qua tác phẩm văn
học; theo các em thì học văn giúp các em có khả năng giao tiếp tốt…Tựu chung
lại những lý do mà các em đưa ra hầu như khơng có một lý do náo là của niềm
đam mê thích thú thực sự chỉ là thích học văn vì nó đem lại một lợi ích nào đó.
Với những học sinh khơng có hứng thú với mơn văn thì các em đã rất hồn

nhiên khi nói rằng: Khơng thích học văn vì nó q đau đầu, gây nhàm chán, mệt
mỏi và buồn ngủ
Xuất phát từ nền tảng đó dù số lượng học sinh thích học văn khá nhiều
nhưng khi điều tra đến số lượng học sinh có thích học văn học nước ngồi hay
khơng thì chúng tơi lại thu thập được con số quá ít ỏi và đáng lo ngại
Bảng thống kê hứng thú cúa học sinh đối với phần văn học nước ngồi

Khối

Thích học VHNN

Khơng thích học VHNN

10

39/120 HS

81/120 HS

(32 %)

(68 %)

50/134 HS

84/134 HS

(27 %)

(73 %)


29/116 HS

87/116 HS

( 25 %)

(75 %)

118/380 HS

262/380 HS

(31 %)

(69 %)

11

12

Tổng

12


Nhìn vào bảng thống kê chúng ta dễ dàng nhận ra được sự chênh lệch
giữa sự hứng thú và không hứng thu học văn học nước ngoài của học sinh. Cụ
thế như sau:
Học sinh thích học văn học nước ngồi của khối 10 chiếm 32% cịn lại là

68% khơng thích học.
Học sinh thích học văn học nước ngồi của khối 11 chiếm 27% conf lại là
73% khơng thích học
Học sinh thích học văn học nước ngồi của khối 12 chiếm 25% cịn lại là
75% khơng thích học
Tổng kết lại số học sinh thích học văn học nước ngồi của cả 9 lớp điều
tra chỉ được 31% (118/380 học sinh) còn lại là 69% (262/380 học sinh) khơng
có hứng thú với văn học nước ngồi
Qua điều tra, phỏng vấn chúng tơi đã tìm hiếu được những lý do vì sao
học sinh khơng thích học văn học nước ngồi chủ yếu là do học sinh cho rằng
văn học nước ngoài quá xa lạ, khó hiểu khó đọc, tài liệu tham kháo quá hạn chế
dẫn đến việc học sinh nhám chán. Bên cạnh đó nhưng học sinh có chút hứng thú
với văn học nước ngồi lai là vì cho rằng văn học nước ngồi có tình huống thu
hút, thú vị mang đến những nền văn học mới, cốt truyện hấp dẫn, tình tiết bất
ngờ gay cấn, có tính nhân văn và lãng mạn…
2.5.2.2. Hứng thú của học sinh đơií với những nền văn học nước ngoài, và các
tác giả tác phẩm văn học nước ngoài
Bảng thống kê hứng thú của học sinh đối với những nền văn học nước ngoài
Khối

Văn học Trung Quốc

Văn học Nga

Các nền văn học khác

10

59/120 HS


9/120 HS

5/120 HS

(49 %)

(8 %)

(43 %)

11/134 HS

72/134 HS

43/134 HS

(14 %)

(53 %)

(32 %)

35/116 HS

41/116 HS

40/116 HS

11


12

13


(35 %)
(30 %)
Tổng 3
khối

(34 %)

113/380 HS

112/380 HS

155/380 HS

(29 %)

(32 %)

(40 %)

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy học sinh chủ yếu thích học văn học Nga
và văn học Trung Quốc. Đây là hai nền văn học mà luôn được các em nhắc đến
nhiều nhất. Còn các nền văn học khác như Nhật Bản, Anh, Ấn Độ, Pháp… lại
chiếm ít. Đặc biệt là văn học Nga được các em rất yêu thích chiếm đến 32%
(112/380 học sinh) tiếp theo là văn học Trung Quốc chiếm 29% (113/380) và
còn lại là các nền văn học khác chiếm 40% (155/380 học sinh).

Học sinh yêu mến nền văn học Nga bới nhiề lý do khác nhau, hầu hết các
em đều cho rằng: Đất nước Nga là nơi sản sinh ra nhiều tác giả nổi tiếng như:
Puskin, Sekhop, l.Tônxtôi…; văn học Nga đề cập đến nhiều vấn đề gần gũi và
để lại nhiều triết lý, suy nghĩ qua mỗi tác phẩm ; văn học Nga có ý nghĩa nhân
văn và giá tri nhân đạo cao cả…
Đối với những học sinh yêu thích văn học Trung Quốc thì lí do lại là văn
học Trung quốc có nội dung phong phú, ý nghĩa nhân văn cao vả, có nhiều tác
phẩm viết về lịch sử Trung Quốc …
Đến với những tác giả tác phẩm văn học nước ngoài thì đa số học sinh
thích tác giả của nền văn học Trung Quốc, văn học Nga và văn học Pháp. Cụ thể
là:
Có đến 70% các em thích những tác giả có têt tuổi của văn học Nga,
Trung Quốc, Pháp như: Lỗ Tấn, V.Huygo, L.Tonxxtoi, Ohenri, Solokhop.
Còn lại 30% là các tác giả của nền văn học khác: Tago, Seechxpia,
Baso…

14


Về tác phẩm thì hầu như các em đều thích những tác phẩm: Những người
khốn khổ, Tôi yêu em, Chiến tranh và hịa bình, Chiếc lá cuối cùng, Cố hương,
Romeo và Juliet, Tam quốc diễn nghĩa…
Như vậy, qua điều tra thực trạng dạy và học văn học nước ngoài ở trường
THPT Minh Khai-Đức thọ-Hà Tĩnh chún tôi nhận thấy một thực trạng chung đó
là văn học nước ngồi hầu như là khơng được quan tâm chú trọng. Chính vì vậy
dẫn đến hâu quả thầy khơng muốn dạy, trị khơng muốn học văn học nước ngồi.
Đó là một vấn đề rất đáng lo ngại.

15



Chương 3: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục nhằm nâng cao
chất lượng dạy học văn học nước ngoài ở trường THPT
3.1 Nguyên nhân
3.1.1 Về phía giáo viên
Thực tế hiện nay trong tất cả các ngành nghề nhà nước thì chỉ có lương
bổng của giáo viên là ít ỏi nhất vì thế nếu các giáo viên chỉ trơng vào đồng
lương đó thì khơng đủ sống mà cịn phải đi làm thêm để có thu nhập. Thời gian
làm thêm bận rộn này đã khiến các thầy cơ khơng có nhiều thời gian để đầu tư
vào bài giảng của mình làm bài giảng nghèo nàn, khô khan. Hơn nữa, một bộ
phận giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề. Bài học dạy một cách sơ sài
qua loa lên lớp chỉ nhằm mục đích đảm bảo giờ dạy , tiết dạy chứ không quan
tâm đến chất lượng giáo dục.
Hơn nữa, tuy các tác phẩm văn học nước ngồi hay, có ý nghĩa song để đến
được với tay bạn đọc Việt Nam thì phải trải qua quá trình dịch làm giảm độ hay
của văn bản. Hơn nữa để hiểu được những văn bản này để truyền thụ đến học
sinh .là điều không đơn giản, tốn khá nhiều thời gian và công sức. Chẳng hạn
khi dạy bài “khe chim kêu” (Vương Duy), “thơ Haiku” ( Baso),…là điều không
dễ dàng nếu chỉ từ câu chữ của văn bản đó mà giáo viên cịn phải hiểu được đặc
điểm thơ,nền văn hóa của quốc gia đó…
Một nguyên nhân nữa có thể kể đến là khả năng tiếp cận cơng nghệ thơng
tin của các thầy cơ giáo cịn chậm. Đa số các thầy cô dạy theo phương pháp dạy
học truyền thống: dạy theo sách giáo khoa, thày cô giảng là chủ yếu… nên khi
có giờ thao giảng, đáng giá, ưu tiên dạy theo phương pháp mới, dạy máy chiếu
các thầy cô mới thực hiện. Song do sử dụng khơng thường xun nên cịn rất
lóng ngóng. Thậm chí có thầy cô điều chỉnh máy chiếu mất gần nửa tiết học thì
thử hỏi tiến trình bài dạy làm sao mà đảm bảo được.
Và cũng thật là thiếu sót nếu khơng kể đến phương pháp dạy học của giáo
viên. Theo điều tra, có em đã nói: em thích học văn nhưng trong từng trường
hợp. Vậy đây một phần cũng là do giáo viên. Giáo viên chưa thực sự kích được

hứng thú học tập, khả năng tư duy của các em.
16


Lê Nin đã nói: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy
trừu tượng đến thực tiễn” và cũng như V. Gớt đã cất lên những lời có cánh “mọi
lý thuyết đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”. Lý thuyết phải gắn
liền với thực tiễn, học phải đi đôi với hành, tuy nhiên để thực hành được đến
những vùng đất khác nhau như ở trong tác phẩm văn học nước ngoài là điều
khơng thể vì vậy các em chỉ có thể tiếp xúc qua tranh ảnh minh họa. Tuy nhiên,
ít giáo viên đầu tư chuẩn bị đồ dùng trực quan như tranh ảnh, sơ đồ…cho nên
giờ giảng nhàm chán, thiếu hấp dẫn, các em khó tiếp nhận văn bản.
Như vậy phương pháp dạy học của giáo viên có thể coi là nguyên nhân rất
quan trọng dẫn đến hiện tượng ngại học văn học đặc biệt là văn học nước ngồi.
Cũng khơng thể khơng kể đến phần văn học nước ngồi khơng phải là nội
dung chính để thi Đại học hoặc Cao đẳng nên giáo viên cũng chưa thực sự chú
trọng chúng.
3.1.2 Về phía học sinh
Thời đại ngày nay là thời đại công nghệ thông tin, mọi người thường đua
nhau vào các ngành kinh tế vì vậy mà khó tránh tình trạng tâm lý các em bị ảnh
hưởng. Các em hào hứng với các mơn tự nhiên hơn, một phần vì hoạt động
hướng nghiệp của gia đình, một phần vì quan niệm học văn sướt mướt làm yếu
mềm con người nên càng bất lợi cho văn học hơn.
Ta cũng không thể không kể đến hiện tượng các sách mẫu bán tràn lan trên
thị trường làm cho các em học sinh có tâm lý ỷ lại, dựa vào sách mẫu mà không
cần đọc để suy nghĩ. Như vậy là các em chuẩn bị bài ở nhà chưa chu đáo. Cộng
thêm lên lớp các em lại không chú ý nghe giảng nên đã ngại học lại càng ngại
học hơn.
Văn học nước ngồi khó hiểu, khó nhớ nên các em càng khó tiếp nhận kiến
thức hơn.

Còn một nguyên nhân nữa dẫn đến thực trạng trên là phần văn học nước
ngồi khơng phải là nội dung chính để thi, đặc biệt là thi Đại học hoặc Cao
đẳng.

17


3.2. Giải pháp khắc phục
Từ thực trạng ngại dạy – học văn học nước ngoài ở trường THPT Nguyễn
Du như đã nêu trên cho thấy sự cần thiết phải đưa ra các biện pháp dựa trên cơ
sở tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ văn học đặc biệt là
văn học nước ngoài cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Để đạt được mục đích của dạy học văn ở trường THPT nói chung và phần
văn học nước ngồi nói riêng cần có những phương pháp dạy học thích hợp
nhằm làm cho học sinh khơng những nắm vững kiến thức mà cịn có niềm say
mê, lịng u thích mơn này để các em khơng những có những hiểu biết về nền
văn hóa, văn học, các tác phẩm trong nước mà cịn cả ngồi nước.
Dieterweg, một nhà sư phạm học Đức đã nhấn mạnh: “người thầy giáo tồi
là người mang chân lý đến sẵn, còn người thầy giáo giỏi là biết dạy học sinh đi
tìm chân lý”. Với sụ phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật hiện nay cần có
những người có bản lĩnh, có năng lực sáng tạo, dám nghĩ dám làm nên xu hướng
dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” đã xuất hiện từ hàng trăm năm nay và
đang trở nên quen thuộc trong nền giáo dục Việt Nam. Vấn đề đặt ra là làm thế
nào để chuyển từ cách dạy thụ động sang cách dạy học tích cực? Dạy học tích
cực nghĩa là dạy học nhằm tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm tịi, tự phát hiện
giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác, tự do, tự khám phá và được tạo điều kiện
chủ độngtrong hoạt động đó. Chính vì thế dạy học tích cực cũng chính là giải
pháp quan trọng nhất để nâng cao hứng thú học tập cho học sinh
Để áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong phân mơn văn học ở
trường THPT có hiệu quả địi hỏi phải có một số biện pháp cụ thể sau:

Biện pháp 1: Về phía giáo viên
Giáo viên phải thường xuyên được nâng cao kiến thức, kĩ năng, nâng cao
khả năng ứng dụng, sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Giáo viên phải
thay đổi nhận thức dạy – học, phân biệt được sự khác nhau giữa dạy học tích cực
và dạy học thụ động, nhận thức được vai trò, sự cần thiết của việc dạy học tích
cực. Giáo viên cần suy nghĩ, tìm các biện pháp có hiệu quả để dẫn dắt, phát huy
tính tích cực trong nhận thức của học sinh , đưa học sinh vào những tình huống
có vấn đề, khơi dậy và kích thích trí tị mị, lịng ham muốn tìm hiểu kiến thức
18


văn học đặc biệt là văn học nước ngoài ở học sinh, tránh tình trạng ngại học
phân mơn này.
Chương trình văn học nước ngồi là chương trình mới. Gần đây lại đưa
thêm một số tác phẩm mới nữa, vì vậy việc giảng dạy văn học nước ngồi thêm
khó khăn. Khi giảng dạy, giáo viên cần đưa ra những tranh ảnh minh họa, cần
chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng đọc để cảm thụ hết cái hay, cái hồn của tác
phẩm trong quá trình dạy học trên lớp của giáo viên cũng như trong việc tự học
của học sinh ở nhà. Chẳng hạn:khi dạy đoạn trích “ hồi trống Cổ Thành”, giáo
viên ngồi việc đọc tác phẩm để có cái nhìn xuyên suốt thì cũng nên kết hợp các
đồ dùng trực quan, tranh ảnh minh họa. Và hiện nay trên mạng có bộ phim “ Tân
Tam Quốc diễn nghĩa”, có đoạn Quan Công đến Cổ Thành gặp Trương Phi, giáo
viên có thể cắt đoạn phim đó và dùng máy chiếu đưa lên màn hình cho học sinh
xem, gây tâm lý hào hứng khi tiếp nhận văn bản cho các em. Ngoài ra mỗi tổ
Văn trong từng nhà trường nên đầu tư những dụng cụ học tập nhất định để phục
vụ cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học văn học nước ngoài
chẳng hạn nên làm những quyển tranh ảnh màu minh họa về những nhân vật
như: Tào Tháo, Quan Công, Trương Phi, Lưu Bị… hay chân dung của những
nhà thơ Đường như: Lí Bạch, Bạch Cư Dị, Thôi Hiệu…hoặc bản đồ thế trận
“Tam quốc diễn nghia”…

Giáo viên cũng phải thay đổi nhận thức dạy – học, phân biệt được sự khác
nhau giữa dạy học tích cực và dạy học thụ động, nhận thức được vai trò, sự cần
thiết của việc dạy học tích cực. Để làm được điều này chúng tôi cho rằng trong
mỗi giờ dạy văn học nước ngoài mỗi giáo viên nên chuận bị một vài câu hỏi có
vấn đề sau đó chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ cho các em tự thảo luận với nhau
giáo viên là người hướng dẫn, chỉ đạo. Với cách dạy này sẽ phát huy được tinh
thần tích cực chủ động sáng tạo trong học tập của hoc sinh. Hơn nữa sẽ tạo ra
khơng khí thoải mái để biến một giờ văn học nước ngoài nham chán thành một
giờ học đầy hứng thú với học sinh
Giáo viên cũng nên tổ chức một số buổi học ngoại khóa cho học sinh để các
em được tiếp xúc nhiều hơn, thực tế hơn so với những kiến thức từ trong sách
vở.

19


Thêm nữa, muốn nâng cao vị trí, vai trị của văn học nước ngồi thì giáo
viên nên đưa chúng vào dạy trong các tiết thao giảng, kiểm tra đánh giá.
Một giải pháp nữa là trong các đề thi kiểm tra đánh giá giữa kỳ hay hết kỳ
nên đưa vào những câu hỏi của văn học nước ngồi. Khơng chỉ là những câu hỏi
nhỏ mang tính chất gỡ điểm, ít điểm (2 điểm) hỏi về tác giả hay hoàn cảnh ra
đời của tác phẩm mà còn là những câu hỏi nhiều điêm (5 điểm) yêu cầu phân
tích một nhân vật hoăc một bài thơ. Cần phải làm như vậy để cả giáo viên và
học sinh có ý thức dạy và học văn học nước ngồi.
Biện pháp 2: Về phía học sinh
Theo Babanxki: “phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy và
trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển trong quá
trình dạy học”. Để có thể đạt hiệu quả cao trong dạy học văn học đặc biệt là văn
học nước ngoài theo tinh thần dạy học tích cực và để tránh việc ngại học nó
trong nhà trường THPT. Học sinh phải đóng vai trò là người chủ động, là “trung

tâm” lĩnh hội tri thức, phải tự tạo cho mình có nhu cầu và hứng thú học tập văn
học, có ý thức và trách nhiệm về kết quả học tập.
Biện pháp 3: Đối với phương tiện dạy học và cơ sở vật chất
Về cơ sở vật chất:
Cần tăng cường các thiết bị phục vụ việc dạy -học theo hướng tự phát hiện
tri thức: Máy chiếu, máy tính, hình ảnh sinh động, những thước phim ngắn…
Xây dựng các phiếu học tập, các bài kiểm tra trắc nghiệm khác nhau để cho
học sinh sử dụng theo cá nhân hoặc theo nhóm
Biên soạn các sách, tài liệu nhằm bổ túc nâng cao kiến thức và hướng dẫn
phương pháp dạy học cho giáo v viên đồng thời viết các sách, tài liệu khác để
tạo nguồn tri thức.
Cần có hệ thống trường, lớp khang trang, có thư viện với đầy đủ các loại
sách để tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập.

20


Một giải pháp quan trọng không kém là cần đổi mới phương pháp dạy học
mà muốn đổi mới phương pháp dạy học thì phải đổi mới phương tiện dạy học và
công nghệ thông tin là một phương tiện quan trọng trong dạy học hiện đại. Giáo
viên phải cân nhắc thật kĩ phần nào nên ứng dụng, phần nào không nên ứng
dụng của phân mơn mình.

21


KẾT LUẬN
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “nghề dạy học là nghề cao
quý nhất trong những nghề cao q”. Vì vậy mà vai trị của người giáo viên là
rất được coi trọng “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Thầy giáo là

người truyền đạt tri thức, đào tạo thế hệ tương lai trở thành nhân tài cho đất
nước. Thời gian gần đây, nhận thức về vai trị của người giáo viên có sự thay đối
nhưng khơng làm mất đi vai trị của họ mà họ đóng vai trị là người tổ chức điều
khiển, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động học của học sinh. Còn về phía học sinh
cũng nên tự giác tích cực, chủ động tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức. Tuy nhiên một
vấn đề đặt ra là giáo viên không mấy hứng thú dạy phần văn học nước ngồi và
học sinh khơng thích học phần này. Theo khảo sát ta thấy thực trạng dạy và học
phần văn học nước ngoài ở trường THPT Minh Khai là rất đáng báo động bởi
chỉ có 2/16 giáo viên thích dạy, ở các khối lớp tỉ lệ học sinh thích học cũng
khơng có khối nào đạt 20 %. Đứng trước thực trạng này, chúng tôi mạnh dạn
nghiên cứu đề tài: dạy – học văn học nước ngoài ở trường THPT Minh Khai
(thực trạng và một số giải pháp) mong góp phần nào cải tạo thực trạng đó nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả học văn nói chung và phần văn học nước ngồi
nói riêng.
Do thời gian có hạn cộng với trình độ bản thân cịn hạn chế nên chúng tôi
chưa thực sự đi sâu, nghiên cứu kĩ được, mong nhận được sự thơng cảm góp ý
từ thầy cô, bạn bè đề bài làm đạt kết quả hơn.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Minh Hùng, giáo dục học (1, 2, 3).
2. Trang web: google.com.vn
3. Giáo sư Phùng Văn Tửu, “Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài”.
4. Phan Thanh Vân (giáo viên trường THPT Huỳnh Thúc Kháng): Văn học-học
văn
5. Đặng Sinh, phương pháp dạy học đọc hiểu tác phẩm văn xi nước ngồi
sách giáo khoa ngữ văn 11
6 .Phùng Văn Nghệ, “Tác phẩm văn chương- tiếp nhận và dạy học” đăng

trên tạp chí khoa hoc xã hơi, 1994

23


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
NỘI DUNG.........................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN..........................................................................4
1.1 Hoạt động dạy................................................................................................4
1.1.1 Khái niệm............................................................................................4
1.1.2 Mục đích..............................................................................................4
1.1.3 Nội dung..............................................................................................4
1.2 Hoạt động học................................................................................................5
1.2.1 Khái niệm.............................................................................................5
1.2.2 Đối tượng..............................................................................................5
1.2.3 Mục đích...............................................................................................5
1.3 Mối quan hệ giữa dạy và học........................................................................5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỌC VÀ DẠY VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Ở
TRƯỜNG THPT MINH KHAI – ĐỨC THỌ- HÀ TĨNH..................................7
2.1 Khái niệm văn học nước ngoài......................................................................7
2.2 Phương pháp tìm hiểu thực trạng..................................................................7
2.3 Danh mục các bài dạy văn học nước ngồi trong chương trình ngữ văn
THPT...................................................................................................................7
2.4 Thời lượng dành cho phần văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn
THPT...................................................................................................................9
2.5 Thực trạng dạy và học văn học nước ngồi trong chương trình ngữ văn
THPT Minh Khai- Đức Thọ, Hà Tĩnh.................................................................9
2.5.1 Thực trạng dạy............................................................................................10
2.5.2 Thực trạng học............................................................................................11

24


2.5.2.1 Hứng thú của học sinh đối với bộ môn ngữ văn và phần văn học nước
ngoài....................................................................................................................11
2.5.2.2 Hứng thú của học sinh đối với những nền văn học nước ngoài và các tác
giả, tác phẩm văn học nước ngoài.......................................................................13
CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HOC VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Ở TRƯỜNG
THPT...................................................................................................................16
3.1 Nguyên nhân..................................................................................................16
3.1.1 Về phía giáo viên...................................................................................16
3.1.2Về phía học sinh.....................................................................................17
3.2 Giải pháp khắc phục......................................................................................18
KẾT LUẬN.........................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

25


×