Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Văn hóa lễ hội của người nghi lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.81 KB, 22 trang )

Mở đầu
1. Lý do chn ti
T thu xa xa lễ hội là hình thức sinh hoạt phổ biến của người Việt Nam
nói chung, cư dân Nghi Lộc nói riêng. Lễ hội là nét đẹp truyền thống của người
Nghi Lộc qua đó thể hiện tình cảm, tấm lịng ngưỡng mộ của mình của những
người có cơng với nước với dân, được nhân dân đúc tượng dựng đình, lập miếu tơn
thờ.
Hơn thế nữa lễ hội là nơi thể hiện khiếu thẩm mỹ của cộng đồng, khuyến
khích tài năng lao động, sản xuất và vui chơi, văn hóa văn nghệ với ý nghĩa cầu an.
Nghi Lộc cũng như các vùng quê khác trên đất nước Việt Nam có đa số người dân
sống bằng nghề nông nghiệp nên việc tổ chức lễ hội cho cư dân là điều hết sức cần
thiết, vì đáp ứng đủ nhu cầu, nguyện vọng của người dân mong muốn mùa màng
tốt tươi, mưa thuận gió hịa và thỏa mãn nhu cầu giải trí của người dân trong những
ngày tháng nông nhàn.
Ngày nay trong thời kỳ kinh tế hội nhập, Nghi Lộc cùng cả nước đang phát
triển các trung tâm kinh tế, nền kinh tế thị trường xâm nhập làm cho các lễ hội bị
mai một dần. Vấn đề phát huy bản sắc và giữ gìn nét đẹp của dân tộc trở nên cần
thiết.
Muốn giữ gìn bản sắc của quê hương cần đi sâu vào tìm hiểu những lễ hội
của người Nghi Lộc diễn ra trong một năm để thấy được cái hay, cái đẹp, cái cần
giữ gìn và phát huy. Có như vậy mới lành mạnh hóa các hình thức lễ hội truyền
thống. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Văn hóa
Lễ Hội của người Nghi Lộc” với mục đích góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của cha ông ta đã dày công xây dựng, giữ gìn để lưu truyền
đến ngày nay.
Là một sinh viên khoa Ngữ Văn, chun nghành văn hóa tơi mong muốn
thực hiện đề tài này một mặt để tập dượt những bước đi đầu tiên trong quá trình
nghiên cứu khoa học. Mặt khác qua đề tài này mong muốn tìm hiểu một cách cụ thể
về lễ hội của người Nghi Lộc, góp phần vào việc giữ gìn nét đẹp văn hóa của người
xứ Nghệ.


1


2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Liên quan đến đề tài: “Văn hóa Lễ Hội của người Nghi Lộc” đã có một số
cơng trình nghiên cứu nhưng chưa được xuất bản thành sách mà chỉ là tài liệu lưu
hành nội bộ. Cho đến nay, chưa có tác phẩm nào nghiên cứu một cách khái quát,
đầy đủ về những lễ hội ở Nghi Lộc vì thế tơi mong muốn thơng qua đề tài tiểu luận
này sẽ góp thêm một nghiên cứu về lễ hội của người Nghi Lộc một cách có hệ
thống, chi tiết đồng thời nói lên đặc điểm riêng, đặc trưng của lễ hội của người
Nghệ An nói chung và Nghi Lộc nói riêng.
3. Nguồn tư liệu nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:
- Từ điển lễ hội, Bùi Triết, NXB văn hóa thơng tin Hà Nội năm 2000.
- Các tác phẩm nghiên cứu lễ hội nói chung, lễ hội của người Nghi Lộc, tài
liệu lưu hành nội bộ của Ninh Viết Giao.
- Nguồn tài liệu truyền miệng: Lời kể, thơ ca của người dân Nghi Lộc, sưu
tầm qua việc tham dự trực tiếp các lễ hội ở các xã Nghi Hợp, Nghi Khánh.
- Tư liệu về hình ảnh: Tranh ảnh đình, đền, miếu và các trị chơi trong lễ hội
của người Nghi Lộc.
4. Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
4.1Nhiệm vụ
• Sưu tầm tài liệu
• Tìm hiểu các lễ hội của người Nghi Lộc xưa và nay. Từ đó khái quát,
phân tích, tổng hợp nghiên cứu đề xuất những giải pháp giữ gìn và cải biến lễ hội.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu một số lễ hội của người Nghi Lộc trong một năm
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu quá trình hình thành các lễ hội
- Phương pháp logic: Sử dụng thao tác tư duy, khái qt hóa, trừu tượng hóa

trong việc tìm hiểu các lễ hội của người Nghi Lộc
- Phương pháp thực tế: Sưu tầm tài liệu, ghi chép, phỏng vấn người trơng coi
đình, đền, miếu, những người tổ chức lễ hội và trực tiếp tham gia lễ hội.
6. Bố cục tiểu luận
Gồm 3 chương:
Chương 1: Tỉng quan vỊ hun Nghi Léc
Chương 2: Giíi thiƯu vỊ lƠ héi ë NghƯ An
2


Chương 3: Đánh giá và ý nghĩa của các lễ hội ở Nghi Lộc
Những nội dung trình bày trong tiểu luận mới chỉ là kết quả nghiên cứu bước
đầu, do trình độ người viết cịn nhiều hạn chế, thời gian nghiên cứu ít, vần đề
nghiên cứu rộng, q trình thu thập tài liệu chưa thật đầy đủ như mong muốn. Vì
thế bài tiểu luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận
được ý kiến đóng góp xây dựng của thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Tôi xin chân
thành cảm ơn thầy giáo Lê Văn Dương, các anh chị trong sở văn hóa thơng tin
huyện Nghi Lộc, thư viện Đại học Vinh,… đã giúp tôi hồn thành bài tiểu luận thực
tập cuối khóa này.

3


CH¬ng 1: Tỉng quan vỊ hun Nghi Léc
2.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội của Nghi Lộc
2.1.1. Vị trí địa lý
Nghi Lộc là một huyện ven biển ở tỉnh Nghệ An với diện tích là 48,3 hecta
gồm 1 thị trấn Quán Hành và 29 xã.
Huyện Nghi Lộc nằm ở phía đơng tỉnh Nghệ An, phía đơng nam giáp huyện
Nghi Xn (Hà Tĩnh), phía nam giáp thành phố Vinh và huyện Hưng Nguyên, phía

tây nam giáp huyện Nam Đàn, Phía tây giáp huyện Đơ Lương, phía bắc giáp n
Thành và Diễn Châu,… với vị trí là giao lưu thuận lợi với các huyện trong tỉnh
Nghệ An và các tỉnh khác trong nước thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt,
đường biển, đường hàng khơng
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
Địa hình đồng bằng bằng phẳng, đất phù sa ven sông và cát biển thuận lợi
cho việc phát triển nơng nghiệp, phía bắc và nửa phía tây có các nhánh núi thấp tạo
thành các “Rú” cao nhất là các “Rú” giáp huyện Diễn Châu và Nam Đàn,…
Có hệ thống sơng ngịi dày đặc, khí hậu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, chịu tác động trực tiếp của gió Phơn tây nam(gió lào) khơ và nóng từ tháng 4
đến tháng 8 và gió mùa đông bắc lạnh, ẩm ướt từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Ngồi ra về khống sản, có một số mỏ khoáng sản nhỏ như: sắt, thiếc, …
2.1.3. Diện tích và dân số
Huyện có diện tích tự nhiên là 379,1 Km 2, dân số tại thời điểm năm 2004 là
201,1 nghìn người, mật độ dân số 554 người/ km2. Dân số đông, mật độ dày đặc, sự
phân bố dân cư không đồng đều, số lao động trẻ tạo nên thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế.
2.2. Văn hóa lịch sử
Thuở xưa huyện Nghi Lộc thuộc Châu Đức, Hoan Châu Nghệ An, Thừa
Tuyên. Từ năm 1490 đến năm 1931 huyện Chân Phúc thuộc Đức Quảng xứ Nghệ
An. Năm 1932 vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành hai tỉnh Nghệ An và Hà
Tĩnh thì Chân Phúc nhập vào Phú Diễn Châu. Sau đó Chân Phúc đổi tên thành
Nghi Lộc. Năm 1919 thực dân Pháp bỏ cấp phủ huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An.
Năm 1976 đến 1991 là huyện Nghi Lộc thuộc tỉnh Nghệ An như ngày nay.

4


Ch¬ng 2: Giíi thiƯu vỊ lƠ héi ë NghƯ An
2.1. Lễ hội là gì?

Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa dân gian ngun hợp mang tính cộng đồng
của người nông dân hay thị dân, diễn ra ở những chu kỳ không gian, thời gian nhất
định, để làm những nghi thức về nhân vật được sùng bái tỏ rõ những ước vọng, vui
chơi trong tinh thần. Giáo sư Đinh Gia Khánh coi lễ hội như “Thời điểm mạnh”
trong cuộc sống. Là “cái mốc” của một chu trình “kết thúc và tái sinh”.
Hay lễ hội là sinh hoạt văn hóa có nhiều người tham gia. Lễ hội hay hội lễ là
hai thuật ngữ đều biểu hiện hai yếu tố lễ và hội gắn bó chặt chẽ với nhau, khơng thể
bỏ đi yếu tố nào. Trong đó lễ có nghĩa là: Tính trang nghiêm để tưởng niệm công
lao của người mà lễ đó đề cập đến. Cịn hội là những tổ chức vui chơi cho cộng
đồng.
2.1.1 Lễ
Có nhiều cách hiểu khác nhau về lễ vì nó thơng thường khơng đứng một
mình mà đi liền với khái niệm khác: Lễ - hội, lễ - tết, lễ - tiết,…
Theo “từ điển tiếng việt” lễ là khái niệm chỉ những nghi thức tiến hành đánh
dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó [31, 540]
Lễ trong phạm vi đề tài này mang ý nghĩa về nghi thức ứng xử của con người
trước tự nhiên đầy bí ẩn, thách đố mà năng lực con người trong xã hội không khống
chế được và nghi thức giữa con người với con người trong xã hội, ứng xử với con
người đã khuất hay những người đang sống. Như vậy lễ ở đây mang màu sắc tâm
linh nên rất thiêng liêng và huyền bí.
Người Nghệ An chủ yếu cư dân sống bằng nghề nông nghiệp nên các nghi lễ
nói chung chủ yếu cầu cho “dân khang, vật thịnh”, ước vọng cầu mưa, cầu an mùa
màng tốt tươi. Vì vậy lễ hội là phần đạo, tâm linh của cộng đồng làm thỏa mãn nhu
cầu về tín ngưỡng.
2.1.2. Hội
Nếu lễ là phần đạo, thì hội là phần đời. Nói đến hội là nói đến các trị chơi
dân gian, các cuộc chơi vui vẻ của nhiều người, vừa thể hiện tính khéo léo vừa nêu
cao tinh thần thượng võ, tình đồn kết của cộng đồng.
Theo “từ điển tiếng việt” hội là cuộc vui chơi tổ chức cho đông người tham
dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt [trang 31,433] cho nên hội có đặc điểm:


5


• Hội phải tập trung đông người trên một địa điểm để cùng vui chơi với
nhau.

• Hội phải được tổ chức nhân sự kiện nào đó có liên quan đến cả cộng đồng.
• Hội phải đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên khi tham gia vào hội

với hai tư cách là người tổ chức, người tham gia.
Đã là hội thì phải có nhiều trị chơi, những hoạt động mà con người được
chơi đến tận cùng, chơi đến khi “tả tơi” thì thơi vì thế mới có câu:
“Vui xem hát
Nhạt xem bơi
Tả tơi xem hội”
Ở đây hội là phần đời rất thực, là khát vọng của mọi thành viên trong cộng
đồng nhằm vươn tới những điều tốt đẹp với các trị vui chơi giải trí hết sức phong
phú.
2.1.3. Mối quan hệ giữa lễ và hội
Có thể nói lễ và hội là hai khái niệm thường xuyên gắn kết với nhau, mối
quan hệ giữa lễ và hội là sự gắn kết hài hòa giữa phần đạo và đời. Lễ nằm trong hội
và hội thì phải có lễ, với tinh thần ấy cả phần lễ, phần hội, phần đời là một cuộc vui
lớn của cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, thi thố tài năng, biểu hiện sức
mạnh hoặc tái hiện lại cuộc sống của con người trong các thời kỳ lịch sử.
Ở Nghệ An, lễ hội được tổ chức nhiều gắn với đời sống nông nghiệp cho nên
các nhịp điệu sản xuất cũng như cuộc sống đời thường ln ln gắn liền với chu
kỳ thời tiết. Vì vậy lễ hội khơng chỉ có cặp đơi mà cịn có cả tiết như Nguyễn Du đã
từng viết:
“Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”
Nhưng dù cặp đơi hay cặp ba thì lễ vẫn là phần nội dung cịn hội là phần
hình thức, phần lễ dành cho tâm linh còn phần hội là phần dành cho người sống.
Như vậy có thể nói rằng lễ hội là loại hình tổng hợp văn hóa bao gồm nhiều yếu tố
văn hóa dân gian tương tác lẫn nhau.
2.2. Một số lễ hội ở Nghệ An
Nghệ An là địa phương có khá nhiều lễ hội, hàng năm có tới 21 lễ hội cổ
truyền được tổ chức. Mỗi lễ hội đều mang dấu ấn riêng và đều hướng tới sự suy tôn
những người anh hùng chống giặc ngoại xâm, những người giàu lòng cứu nhân độ
thế, … với truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” các lễ
6


hội được tổ chức hàng năm thu hút đông đảo du khách thập phương tiêu biểu như
các lễ hội sau:

Lễ hội Đền Cuông thờ Thục An Dương Vương diễn ra trong 3 ngày
14-16/ 02 ở Diễn Châu để tưởng nhớ vị vua đã có cơng sáng lập nên quốc gia Âu
Lạc.

• Lễ hội Đền Nguyễn Xí, đền thờ Thái sư Cương quốc cơng Nguyễn Xí diễn
ra trong 3 ngày 28 – 30/ 01 ở Nghi Lộc.

• Lễ hội Đền Quả Sơn kính thờ Ủy Minh Vương Lý Nhật Quang diễn ra vào
ngày 10-21/1 (âm lịch) ở Đô Lương.

7


• Lễ hội Mai Hắc Đế để tưởng nhớ tới Mai Thúc Loan và người con trai kế

nghiệp diễn ra ngày 14 - 16/ 01 (âm lịch) ở huyện Nam Đàn

• Lễ hội Đền Cờn diễn ra ngày 15/ 01 đến hết tháng giêng (âm lịch) ở Quỳnh
Lưu

8


• Lễ hội Làng Sen diễn ra ngày 18 và 19/ 05 (dương lịch) ở Nam Đàn.

• Lễ hội đền ông Hoàng Mười diễn ra ngày 10/10 (âm lịch) ở Hưng Nguyên

9


• Lễ hội sơng nước Cửa Lị diễn ra ngày 30/4 và 1/5 (dương lịch)

• Lễ hội Làng Vạc diễn ra ngày 7-9/2 ( âm lịch ) ở Nghĩa Đàn

10


2.3. Một số lễ hội ở Nghi Lộc
Nghi Lộc cũng như nhiều miền quê khác của tỉnh Nghệ An là nơi hàng năm
diễn ra nhiều lễ hội. Lễ hội ở người Nghi Lộc đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa
cộng đồng mang đậm dấu ấn của người Nghi Lộc trên miền đất xứ Nghệ.Tiêu biểu
là một số lễ hội sau :
2.3.1 Tết Khai hạ-Lễ hạ điền
Tại Nghi Lộc, ngày 7 tháng giêng hạ nêu, nhiều làng đó là ngày khai hạ.
Khai là mở, hạ là mừng, khai hạ là mở ra những cuộc mừng vui.Trong ngày khai hạ

các làng Chương Tích, n Lãng, Mỹ Hịa,….dân làng tế hạ nêu thân, đầu chít
khăn thủ rìu, ngang lưng thắt khăn điều, rồi dắt một con trâu rất khỏe, luyện đường
cày, đến một đám ruộng dã định sẵn gần nơi tế lễ. Họ lấy bàn tay xoa nhẹ lên người
trâu và với cái nhìn đầy âu yếm, rồi cho trâu ăn vài chiếc bánh chưng. Xong đâu
vào đấy, họ khoan thai mắc ách vào cổ trâu, từ từ mở một vài đường cày thẳng tắp
theo hướng đã định.Trong khi một người làm thì dân làng tập trung ở bờ ruộng
chăm chú nhìn theo. Lúc người ta làm lễ mắc ách trâu và cày tượng trưng, tuy
khơng có múa hát nhưng tiếng trống thủ bộ, tiếng bát âm vẫn dìu dặt hịa với tiếng
phần phật của những lá cờ ngũ hành lộng gió xuân cắm chung quanh đám ruộng.
Khi người đại diện mở một vài đường cày xong, một số trai làng (do giáp cử
ra), mỗi trai làng cũng theo nhịp tiếng trống thủ bộ, tiếng bát âm, mỗi trai cũng mở
một số đường cày theo làng định.Trai làng cày thẳng, đúng độ sâu,… được làng
thưởng và ngược lại.

11


Xong lễ khai canh, ông lý trưởng mang rượu tế thần ra rót mời cụ ơng chủ tế
(lão nơng) và các trai làng thi cày mỗi người một chén rượu. Đó là lễ mắc ách trâu
ở làng Nhất tộc trước kia. Các làng kể trên và nhiều làng khác ở Nghi Lộc đều có
tục này.
Như vậy là lễ Khai hạ tại một số làng ở Nghi Lộc có thể kết hợp với lễ Thần
nông, và ông chủ tế làm những nghi thức như vậy thì đó là lễ Hạ điền.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: “ Đinh Hợi năm thứ 8 (987), mùa xuân, vua
bắt đầu cày ruộng tịch điền ở núi Đọi, được một chĩnh vàng nhỏ, lại cày ở núi Bàn
Hải được một chĩnh nhỏ bạc, vì thế đặt tên là ruộng Kim Ngân”
Tục đó lan xuống các thôn. Nhân dân làm lễ khai hạ và hạ điền để cầu mong
làm ăn yên ổn, mùa màng phong mận, nghề nông phát đạt.
Trọng nghề nông, nhân dân ta rất yêu thương gia súc, nhất là trâu bò - người
bạn cùng chịu dầm mưa dãi nắng với mình đã bao đời để làm nên thóc gạo, làm nên

sự sống. Cho nên đầu năm mới vào ngày mồng ba Tết hay ngày khai hạ, bà con
thường cho trâu bò ăn cỗ, ăn bánh để thể hiện sự biết ơn, tinh thần q mến trâu bị
- của cải.

Hình ảnh về cuộc thi lễ khai hạ ở Nghi Lộc

12


2.3.2. Tế khai hạ –khai lễ hội
Cùng ngày tết khai hạ hay sau ngày tết khai hạ, các làng mở lễ hội, tổ chức
nhiều lễ hội, nhiều người mới đi trẩy hội.
2.3.2.1.Về trẩy hội:
Chưa rõ ngày trước dân Nghi lộc, dân xứ Nghệ có đi trẩy hội nhiều hay
khơng nhưng những năm gần đây rất ít. Có chăng cũng chỉ là những nhóm nhỏ, bạn
bè với nhau, anh chị em trong gia đình hay gia tộc, đi hành hương tới chùa Hương
ở núi Hồng Lĩnh thuộc huyện Nghi Xuân, hay Đền Cờn ở huyện Quỳnh Lưu. Còn
cố kết với nhau, đóng góp tiền, tổ chức thành hội, vài chục người đi trẩy hội chùa
Hương (ở Hà Tây) hay trẩy hội Bà chúa kho (Bắc Ninh)… như nhân dân ngồi bắc
thì ít lắm, có thể nói hầu như khơng có. Phải chăng tín ngưỡng tâm linh của người
Nghi Lộc về mặt này hơi yếu và việc trẩy hội không thành truyền thống.
2.3.2.2. Về lễ hội
Tổ chức lễ hội, hội làng hay cịn gọi là đại tế thì diễn ra ở nhiều làng. Nhưng
nổi bật hơn cả, quy mô hơn để lại trong tâm thức nhân dân về sinh hoạt tín ngưỡng
dân gian, sâu đậm hơn cả là Lễ hội Đền gồm các lễ hội sau:
• Lễ hội Đền Cương quốc cơng Nguyễn Xí
Thời gian: Diễn ra vào ngày 30 tháng giêng và ngày mùng 1 tháng 2 âm lịch
hàng năm (năm nào tháng giêng thiếu thì tổ chức từ ngày 29 tháng giêng âm lịch).
Đây là ngày lễ mừng công của dịng họ Nguyễn Đình. Khơng những nó là ngày lễ
hội lớn của con cháu xa gần trong dòng họ mà còn trở thành ngày hội lớn của nhân

dân trong vùng. Nhất là của người dân xã Nghi Hợp, Nghi Xá, Nghi Khánh, …
13


Đặc điểm: Gồm phần rước, đại tế và phần hội
Thứ nhất phần rước: Sáng 30/ 01 âm lịch mở đầu bằng lễ rước kiệu vàng khá
hoành tráng, nghiêm chỉnh và đơng vui. Tham gia rước kiệu này gồm có con cháu
và nhân dân các xã trong vùng nói trên. Đi đầu là đội cờ, đoàn thiếu nhi rước ảnh
Bác, đội múa lân, đội trang vũ khí gồm gươm, giáo, mác, chùy, bát bửu; đội khiêng
hương án đặt trên bát hương, hoa quả, các đồ tế khí và lễ vật; tiếp đến là đội mang
bằng di tích lịch sử quốc gia, theo sát đó là cỗ kiệu lớn trong đó có ba bát hương
của ba vị: Nguyễn Hội, Nguyễn Biện, Nguyễn Xí. Tàn quạt rực che phủ hai bên
kiệu. Đội nhạc trong đó có bát âm đi sau kiệu, hội người cao tuổi, hội phụ nữ, thanh
niên,… quần áo chỉnh tề, nét mặt hớn hở, lớp đi trước kiệu, lớp đi sau kiệu.
Đoàn rước đi từ đền qua đường Liên Hương, qua đường quốc lộ 46 rẽ vào
đường nam sông Cấm, vào khu nghĩa địa Đồng Lầm thì dừng lại để làm lễ yết tại
lăng mộ cụ Nguyễn Hội và Nguyễn Xí. Sau đó thì đồn rước quay về đền thờ để cử
hành đại tế.
Thứ hai phần đại tế: Ban hành lễ đại tế gồm 15 người được cử hành tại Bái
đường và Trung đường. Nghe thông xướng “khỉ chỉnh cổ tam nghiêm” (đánh ba hồi
trống và một hồi chiêng), đội nhạc tấu điệu lưu thủy thì bồi tế, chủ tế vào vị trí
trước bàn thờ để tiến hành các bước của 1 cuộc đại tế. Đây là mục quan trọng nhất
của phần lễ đại tế tại đền thờ Cương quốc cơng Nguyễn Xí. Chúc văn tại đại tế mời
tiên tổ và các chi họ Nguyễn Đình, mời các tướng lĩnh, quan chức và binh lính đã
cùng tham gia chống giặc ngoại xâm,… về đền để nghe những lời chúc tụng, lời tri
ân của con cháu, của dân làng đối với các vị đã có cơng lao to lớn với đất nước, với
nhân dân và luôn che chở phù hộ cho dân xã, cho con cháu dòng tộc được yên lành,
làm ăn phát đạt. Buổi sáng là đại tế của dân làng, của dịng tộc. Buổi chiều và sáng
hơm sau các làng và các chi xa lần lượt vào dâng lễ vật và tế lễ.
Thứ ba phần hội: Phần hội bắt đầu từ sáng 30/ 01 và kéo dài đến 01/ 02 âm

lịch. Bởi đâu chỉ dân làng thượng xá mà các làng xung quanh và con cháu xa gần
tham dự lễ hội thắp nén nhang thơm tỏ lòng ái mộ. Phần hội gồm nhiều trò vui như
múa lân, chơi đu quay, đánh cờ tướng, đấu vật, chọi gà,… nay có thêm thi đấu bóng
rổ, văn nghệ, hội trại. Ngồi ra cịn có một vở tuồng hàng năm bắt buộc phải có đó

14


là vở tuồng nói về Cương quốc cơng Nguyễn Xí. Vở tuồng này hiện nay đã bị thất
lạc, chỉ còn lại đoạn giáo đầu.

Hình ảnh về đền Nguyễn Xí ở Nghi Hợp
• Lễ hội đền thờ Lý Nhật Quang
Thời gian: Diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng 03 âm lịch hàng năm được tổ
chức tại xã Nghi Công Bắc và Nghi Công Nam.
Đặc điểm: Mở đầu lễ hội là cuộc rước sắc rất long trọng từ đền xã Hải Đô
(Nghi Công Bắc) sang xã Nguyệt Lĩnh (Nghi Công Nam), nhân dân tham gia rất
đơng. Xã Nguyệt Lĩnh gồm có ba dịng họ lớn: Nguyễn Xn, Nguyễn Đỉnh, Võ
Hồng mà thủy tổ là các vị khai canh. Các dòng họ này thờ các vị thần là Trung
Sơn linh ứng Đô Lộc tôn thần Kỵ Sơn linh tú Tráng Võ tôn thần (họ Nguyễn
Xuân ). Láng Sơn tích linh Bạch thạch tôn thần, đã giúp nước cứu dân rất thiêng
liêng, nên được sắc phong tặng là trung đẳng thần. Ngày hôm ấy các họ nói trên
cũng rước các vị và sắc phong các vị ra đền Xã Nguyệt để được nhân dân cúng lễ
nên càng đông vui.
Cuộc đại tế diễn ra tại đền xã Nguyệt lĩnh, tế xong, ăn uống xong dân hai xã
lại rước các thần về đền xã Hải Đô để hôm sau dự tế Nam Giao. Hiện nay chưa rõ
nghi thức cúng lễ và lễ vật tại lễ hội này như thế nào.

15



Phần hội cũng có khá nhiều trị vui như: đấu vật,chọi gà,cờ tướng,vật cù…vv
tối đến cũng mời phường trò về trình diễn các vở trị Trương Viên, Quan Âm Thị
Kính,Sơn Hậu…

• Lễ hội đền Đơng Hải nay là xã Phúc Thọ
Thời gian: diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng 2 âm lịch tại xã Phúc Thọ.
Đặc điểm: Đền Đông Hải thờ sát Hải chàng Lại Đại tướng quân Hoàng tá
thốn, một vị tướng giỏi về thủy chiến, người xã Vạn Phần, huyện Diễn Châu, trước
làm nội gia thư cho Trần Quốc Tuấn sau cầm quân đánh quân Nguyên mông, giỏi
đục thuyền đã cùng với ba quân bắt sống Ô Mã Nhi và đền cịn thờ Đơng Hải đại
vương.Cả hai thần đều là thượng đẳng tối linh tôn thần, thập nhất thôn phụng tự
( Cổ Đan, Phúc Thọ, Lộc Thọ, Mỹ Lộc)
Thứ nhất phần lễ: cũng tương tự như các lễ hội khác nhưng lễ vật ngồi xơi
và thịt cịn có cá.
Thứ hai phần hội: khơng chỉ 11 thơn đến tham dự tại đền xã Đông Hải ở Cổ
Nam mà dân 11 thơn đều rước thần làng mình về hội tế. Sang ngày 15 có thần được
rước bằng cơ kiệu do trai làng khiêng trên vai, có thần được đưa lên kiệu rồi đặt
trên thuyền như ba làng: Chánh Vị, Lộc Châu, Lộc Hải và dân theo các dịng sơng
Lam chèo chống đến. Sáng hôm ấy dân xã Đông Hải trên bến dưới thuyền và các
nẻo đường đông nghịt người cờ và trống tham gia lễ hội.
Sau đại tế, dân xã ra bờ sông Lam trước cửa đền làm lễ phóng sinh, ai có
chim thì thả chim, ai có cá thì thả cá. Làm lễ phóng sinh để cầu cho các thần Biển,
thần sông và các vong hồn ra khơi đánh cá bị bão tố nhấn chìm ln phù hộ cho
dân làng làm ăn phát đạt thuận buồm xi gió. Vui nhất là chiều 15 tháng giêng xã
16


tổ chức hội đua thuyền. Mười một cái thuyền của 11 làng cùng kích thước nhưng
màu sơn khác nhau. Mỗi thuyền 20 người, quần áo, khăn thắt lưng, khăn chít đầu,

cờ phất cũng phải mỗi thuyền một kiểu. Trong 20 người đó có 1 chỉ huy kèm chèo
đốc, một tát nước, một cầm cờ phất, một đánh trống, hai mạn thuyền mỗi mạn 8 trai
khỏe mạnh ra sức chèo bơi. Thuyền nào về nhất thì được giải. Tối đến tại sân đình
xã dựng rạp để diễn trị: Thường trị được mời đến thường trong xã, trong huyện
như là Trưng Trắc, Sơn Hậu, Trương Viên,… có 5 xã mời phường trị bên Nghi
Xuân sang diễn vở chèo Kiều.
Ngày 16, buổi sáng các bô lão và hương chức trong 11 làng lần lượt vào
dâng lễ vật và cúng tế. Buổi chiều lễ tất rồi làng nào làng nấy lại cờ mở trống dong
nước thần của làng mình về đến làng mình. Ngồi ra cịn có nhiều trị vui diễn
khác, có các vở tuồng,…
• Lễ hội đền Vua ở xã Nghi Xá
Thời gian: Diễn ra vào ngày 20 và 21 tháng 02 âm lịch tại xã Nghi Xá trên
đất làng Mỹ Xá.
Đặc điểm: Đền thờ An Dương Vương thục phán. Có người nói thờ con ngựa
của An Dương Vương bởi sau khi An Dương Vương tử trận, con ngựa của ngài
chạy về đến đây thì lăn ra chết. Một nửa câu đối trong đền cịn lại chứng tỏ điều đó:
“Mã tích ức lai lai mã tích” (dấu ngựa mn đời cịn dấu ngựa). Nên nhân dân thờ
An Dương Vương và thờ cả con ngựa.
Thứ nhất phần lễ: Cũng như lễ hội đền Cuông ở Diễn Châu gồm có:
+ Lễ yết cáo vào tối 19/ 01 âm lịch
+ Có rước kiệu từ đền Văn Xá qua đền Mỹ Xá vào sáng 20/ 01 âm lịch
+ Có đại tế vào buổi sáng 20/ 01 âm lịch
+ Chiều, tối 20/ 01 âm lịch và sáng 21/ 01: Tế yên vị hay còn gọi là tế chầu
trực.
+ Chiều 21/ 01 âm lịch: Lễ tất, làng Văn Xá rước kiệu về đến làng mình
Thứ hai phần hội: Cũng có đủ trị chơi như các nơi khác nhưng nổi trội hơn
là đánh vật và chọi gà. Tối 20 có sân khấu nghệ thuật mà các trò thường diễn ra
Sơn Hậu, Trưng Trắc, Hồi cổ thành,…
• Lễ hội đền Cửa ở xã Nghi Khánh
17



Thời gian: Được tổ chức 3 ngày từ 01 – 03/ 03 âm lịch hàng năm.
Đặc điểm: Đền nằm ở trên đất làng Khánh Duệ giáp làng Long Tảo thờ mẫu
Âu Cơ, Tướng quân Ninh Vệ và một số thần khác. Lễ hội được tổ chức hàng năm
vào những ngày tháng nào, quy mơ, cách thức ra sao thì chúng tôi chưa khảo sát
được cụ thể. Chỉ biết những ngày lễ hội có rước kiệu, có mâm lễ vật rất thịnh soạn
và người tham ra rất đơng.

• Lễ hội đền làng Trung Kiên ở xã Nghi Thiết
Thời gian: Được tổ chức vào ngày 15 và 16/ 07 âm lịch hàng năm.
Đặc điểm: Gồm phần lễ và phần hội.
Thứ nhất phần lễ: Ngày 15/ 07 âm lịch, quan viên chức sắc và dân làng làm
lễ tế các thần ở hai đền Sát Hát đại vương Hoàng Tá Thốn và Cao Sơn Cao Các.
Sau đó các hội đóng chủ thuyền và các phường buôn như phường mành, phường
bưởi, phường bủi và các gia đình mang lễ vật (cỗ chay hay cỗ mặn) lần lượt vào
cúng hiến và làm lễ.
Thứ hai phần hội: Ngồi chọi gà, đấu vật, cờ thẻ,… cịn có hát ví, ghẹo hát,
ca trù, trị chơi trị chèo của các nghệ nhân trong làng tổ chức biểu diễn. Lễ hội năm
nào cũng có đua thuyền. Thuyền thường nhỏ do trai trong làng đóng theo kiểu
thuyền rồng thường thì 4 thuyền đua ở Vạn Lộc. Quãng đua thuyền tùy thuộc vào
thời gian, kinh phí và sự đóng góp của làng cùng các nhà hảo tâm. Đua thuyền có 4
đội chơi gọi là bốn trãi: Trãi hiệu Rồng, trãi hiệu Phượng, trãi hiệu Hổ, trãi hiệu
18


Ngựa – mỗi trãi có hai đội hay một hiệu, gồm khoảng từ 21 đến 25 người trong đó
có 1 người cầm chèo lái điều khiển được gọi là ông lái, 3 năm lại bầu ông lái 1 lần.
Lễ Kỳ Phác và rằm tháng bảy có đua thuyền là lễ hội lớn nhất của dân làng Trung
Kiên.


Ngồi ra có thể kể thêm một số lễ hội nữa như: Lễ hội đền Hội ở Cẩm
Trường Nghi Trung, đền Học ở Kim Khê thượng ở Nghi Trường, đền Phương Tích
ở Nghi Phương, đền Yên Lãng ở Nghi Hưng,… nhưng các lễ hội ấy phần lễ và
phần hội thường na ná như nhau, nét đặc sắc không ai nhớ rõ ngay cả ban tổ chức
lễ hội và người trong làng cũng mơ hồ, xin để nghiên cứu bổ sung thêm ở phần sau.

19


Chơng 3: Đánh giá, ý nghĩa của các lễ hội ë
Nghi Léc
3.1. Đánh giá chung về các lễ hội ở Nghi Lộc
Qua một số lễ hội trên và một số lễ hội cổ truyền khác của người Nghi Lộc,
chúng ta thấy rằng lễ hội nào cũng hàm chứa một tâm tưởng vừa kín đáo vừa sâu
xa, vừa lan tỏa bao trùm là sự thờ phúng các vị thần thánh. Lễ hội là lúc dân làng
biểu hiện tập trung tư tưởng và tâm lý của cộng đồng bao gồm lòng sùng kính, biết
ơn, tơn vinh những bậc anh hùng có cơng với làng với nước; đồng thời biểu hiện ý
thức cộng đồng và sự gắn bó với những người cùng làng, nghĩa là cùng được
hưởng ân đức của một hoặc nhiều vị thần và thể hiện lòng cầu mong các vị thần
ban phúc cho dân làng có một cuộc sống no đủ, thái bình thịnh vượng. Cho nên ở
Nghi Lộc có làng gọi lễ hội của làng vào đầu xuân là lễ kỳ phúc (cầu phúc).
Nhưng hội làng không chỉ cúng tế mà còn dịp thu hút các hoạt động vui chơi
bằng các trị chơi dân gian và trình diễn các tiết mục sân khấu nghệ thuật như
tuồng, chèo. Trong những ngày lễ hội, người gần xa đều về làng tham gia và gặp gỡ
bà con, đó là dịp dân làng tìm hiểu về thần tích các thần được thờ, về cội nguồn
làng mình, về nghi lễ các tập tục của làng,… Tóm lại hội làng là nơi thể hiện sự
tích tụ, bảo tồn, phát huy văn hóa của làng, xã đã được dồn nén trong quá khứ qua
nhiều thời kỳ lịch sử cho đến đương thời.
3.2. Ý nghĩa của các lễ hội ở Nghi Lộc

Lễ hội ở Nghi Lộc là nơi thể hiện năng khiếu thẩm mỹ của cộng đồng. Khiếu
thẩm mỹ có tác động đến mọi vật, mọi người theo quy luật cái đẹp, đó là sự tác
động mang tính thanh cao,vơ tư, khơng vụ lợi theo quy luật hài hòa tự nhiên, bên
trong tâm hồn con người.
Lễ hội bao giờ cũng gắn với sự kiện, hiện tượng lịch sử nào đó khi lễ hội
biểu hiện giá trị nhân vật được cử lễ thì đó chính là giá trị của cộng đồng. Qua lễ

20


hội giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào truyền thống lịch sử dân tộc, làng xã con
cháu ở Nghi Lộc. Cũng trong các lễ hội con người trong làng xã, thành phố mới có
dịp gặp gỡ, giao lưu thăm hỏi nhau và đây chính là dịp người dân Nghi Lộc ở xa
quê trở về thăm hỏi gia đình, bạn bè làm tròn bổn phận người con của làng xã.
Trong nhịp sống hối hả vào con đường đổi mới, cư dân quanh năm buôn bán,
làm ăn vất vả với đủ mọi nghề, họ chỉ đợi đến khi có lễ hội mới có khoảng thời
gian nhàn rỗi, thoải mái trong tâm hồn và trở nên yêu đời, yêu cuộc sống hơn.
Đến lễ hội con người được sống hết mình, sống với những nỗi niềm khát
khao mà ngày thường họ bị chi phối, họ đến lễ hội cầu mong cho gia đình hạnh
phúc, con cái thành đạt, làm ăn tiến tới. Họ tin rằng khi được các bậc thần linh
chứng giám với ước mong của họ sẽ trở thành hiện thực và cuộc sống tốt đẹp và
hoàn thiện hơn.

21


KÕt luËn
Tóm lại lễ hội của người Nghi Lộc là một nét đẹp văn hóa đã có từ bao đời
nay, mặc dù xã hội đang ngày càng phát triển nhưng các lễ hội ấy vẫn được giữ gìn
và được tổ chức hàng năm.Thông qua các dịp lễ hội làm cho con người cảm thấy tự

hào về truyền thống hào hùng của cha ông ta và làm cho mối quan hệ giữa con
người – người xích lại gần nhau hơn cùng đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng
tươi đẹp hơn. Có thể nói lễ hội sẽ trường tồn mãi mãi với đời sống của người Nghi
Lộc nói riêng và người Nghệ An nói chung cho đến mai sau.

22



×