Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Biểu tượng sóng đôi trong ca dao giao duyên xứ nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.53 KB, 94 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nghệ Tĩnh là một phần máu thịt của đất nước Việt Nam, là chiếc cầu
nối trung gian giữa hai miền Nam- Bắc, đồng thời cũng là nơi có nền văn hố
dân gian phát triển phong phú vào bậc nhất so với nhiều địa phương khác trong
tồn quốc. Trong vườn hoa mn sắc ấy, những câu ca dao giao duyên đầy chất
Nghệ luôn có sức hút kì lạ đối với người đọc, người nghe.
1.2. Cái hay, cái đẹp của ca dao được thể hiện ở nhiều yếu tố, nhiều
phương diện khác nhau, nhưng biểu tượng sóng đơi- một thành tố trong thi pháp
ca dao chi phối sự hình thành cấu trúc chung của nhiều đơn vị tác phẩm là đại
diện tiêu biểu. Vì vậy, người viết đã mạnh dạn lựa chọn đề tài" Biểu tượng sóng
đơi trong ca dao giao dun xứ Nghệ" với mong muốn bước đầu phác hoạ được
một cái nhìn tổng quan, những hiểu biết chung về biểu tượng sóng đơi và giá trị
biểu hiện nội dung tư tưởng tình cảm của nó.
1.3. Việc nghiên cứu ca dao từ biểu tượng là một xu hướng mới, góp phần
giúp người nghiên cứu hiểu thêm về quan niệm thẩm mĩ, bản sắc văn hóa và sự
sáng tạo nghệ thuật của người Nghệ trong ca dao nói chung và ca dao giao
duyên nói riêng. Vì tình yêu chứa đựng đầy đủ nhất những cung bậc tình cảm
của con người với mn màu, mn vẻ. Đây cũng là một vấn đề mới góp phần
giải quyết những vấn đề còn đang bỏ ngỏ trong việc nghiên cứu ca dao xứ Nghệ.
1.4. Ngoài những lý do khoa học trên, đề tài cịn có ý nghĩa góp phần tạo
điều kiện thuận lợi trong học tập và giảng dạy ca dao trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Việc nghiên cứu biểu tượng trong ca dao đã được nhiều nhà khoa học
quan tâm. Các cơng trình của Vũ Ngọc Phan, Bùi Cơng Hùng, Hà Cơng Tài,
Nguyễn Xn Kính, Nguyễn Phương Châm, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn
Thị Ngân Hoa, Triều Nguyên, Đặng Diệu Trang, Phạm Thu Yến... đều khẳng
định sự tồn tại phổ biến của các biểu tượng, giá trị thẩm mĩ, chức năng quan
trọng của chúng trong ca dao. Một số biểu tượng đã được đề cập khá chi tiết
trong các bài viết. Trong cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc
1




Phan (1978), khi nói về hình thức nghệ thuật của ca dao, tác giả viết: " Nhân
dân mượn những vật vơ tri để nói lên tâm sự mình, mượn những chim mng,
cho nó tính người, và mượn cả một số cây để ví với người này người nọ" [ 27,
67]. Đây là cơ sở hình thành các biểu tượng trong ca dao. Tiếp đó, Vũ Ngọc
Phan đã dành ít trang để tìm hiểu hình tượng con cị, con bống trong ca dao.
Những hình ảnh này chính là biểu tượng tượng trưng cho đời sống nhân dân.
Năm 1992, khi cho ra mắt độc giả cuốn Thi pháp ca dao, Nguyễn Xuân
Kính đã dành hẳn một chương viết về một số biểu tượng, hình ảnh. Tác giả đã
cho thấy hệ thống biểu tượng phong phú, đa dạng trong ca dao. Sau đó, tác giả
đi sâu tìm hiểu một số biểu tượng cụ thể như: Trúc, mai, hoa nhài, con cò, rồng,
loan, phượng. Tuy nhiên, ở đây mới chỉ dừng ở mặt nội dung, tức là biểu tượng
đó có nghĩa như thế nào chứ chưa tìm hiểu hình thức của từng biểu tượng, đặc
biệt là những biểu tượng sóng đơi.
Một số bài viết trên tạp chí cũng đề cập tới một số biểu tượng đơn, như: Ý
nghĩa biểu cảm của hai từ" trúc". " mai" trong văn chương bác học và trong ca
dao dân ca của Nguyễn Xuân Kính, 1987 [ 21 ] ; Biểu tượng trăng trong thơ ca
dân gian của Hà Công Tài, 1988 [ 28 ] ; Con chim quyên trong ca dao, Triều
Nguyên, 2001 [ 25, 196 ].
2.2. Một số cơng trình, bài viết đề cập tới biểu tượng sóng đơi trong ca
dao Việt Nam:
Trong bài Biểu tượng hoa sen trong văn hóa Việt Nam [ 8 ], Nguyễn
Phương Châm đã nói nhiều đến cặp biểu tượng sen- hồ, tượng trưng cho đơi bạn
tình gắn bó keo sơn.
Ở bài viết Biểu tượng hoa đào [ 9 ], Nguyễn Phương Châm chỉ ra hoa đào
gắn với tình u đơi lứa, gắn với chuyện nhân duyên. Nó được ca dao sử dụng
nhiều theo từng cặp, cặp biểu tượng thường gặp nhất là mận- đào, thể hiện sự
nhớ nhung, trách móc, hờn dỗi trong tình u. Đó cịn là cặp biểu tượng liễuđào thể hiện tình son sắt, gắn bó mật thiết với nhau của đơi bạn tình. Hay cặp
lựu- đào ln biểu tượng cho sự cách trở trong tình duyên.


2


Hai cơng trình trực tiếp đề cập tới biểu tượng sóng đơi trong ca dao Việt
Nam là:
Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Thế giới biểu tượng sóng đơi trong ca dao người
Việt, 2001 [ 1 ].
Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống
người Việt, 2002 [ 2 ].
Trong hai cơng trình này, Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã đi sâu phân loại, tìm
hiểu nguồn gốc, chức năng của từng cặp biểu tượng.
Hoặc trong bài viết Thiên nhiên với thế giới nghệ thuật ẩn dụ và biểu
tượng trong ca dao dân ca [ 29 ], Đặng Diệu Trang cũng đề cập tới một số hình
tượng sóng đơi: bướm - hoa, rồng - mây, trầu - cau, cá - nước, loan - phượng…
Theo tác giả, những cặp sóng đơi này được tạo nên trong sự kết hợp của những
sự vật, hiện tượng tự nhiên tương đồng với nhau về phẩm chất, thuộc tính. Thế
giới tự nhiên vốn phong phú, bởi thế các biểu tượng sóng đơi cũng đa dạng như
chính nguồn cội của nó vậy.
Tất cả những cơng trình trên tuy đã mặt này hay mặt khác hướng sự chú ý
tới biểu tượng sóng đơi, nhưng chúng mới dùng lại ở kho tàng ca dao người Việt
chứ chưa đi sâu nghiên cứu ca dao của từng vùng miền, cụ thể ở đây là ca dao
giao duyên xứ Nghệ.
2.3. Về ca dao xứ Nghệ đã có khơng ít nhà nghiên cứu đề cập đến ở nhiều
phương diện khác nhau, nhưng về biểu tượng và biểu tượng sóng đơi thì chỉ có
vài cơng trình chú ý tới:
Ninh Viết Giao trong phần nghiên cứu giới thiệu Kho tàng ca dao xứ
Nghệ [ 14] đã dành một số trang nhất định giới thiệu về ca dao tình u nam nữ,
qua đó làm nổi bật tính cách, tình cảm, tâm hồn con người Nghệ. Ngồi ra, ông
cũng đưa ra một số nhận xét hết sức tinh tế về nội dung và về hình thức ca dao

xứ Nghệ, trong đó có việc sử dụng các biểu tượng.
Hoặc trong cuốn Về văn học dân gian Nghệ Tĩnh [ 12], Ninh Viết Giao đã
chỉ ra một số hình ảnh quen thuộc thường xuyên được người Nghệ sử dụng
trong sáng tác của mình: sơng - núi, thuyền - bến, mận - đào, trúc - mai, bướm 3


hoa, miếng trầu - bát nước... Nhưng nó cũng chỉ đơn thuần là nêu ra các biểu
tượng mà thôi.
Hay một số khóa luận tốt nghiệp đại học liên quan tới đề tài: Thi pháp ca
dao tình yêu người Việt xứ Nghệ, Tăng Thu Hiền, 1999 [ 16 ]. Tuy nhiên, người
nghiên cứu mới dừng lại ở ý nghĩa và thủ pháp hình thành nên biểu tượng trúc mai, trầu - cau mà thơi.
Như vậy, nhìn chung đã có nhiều cơng trình nghiên cứu biểu tượng và
một vài bài viết đề cập đến biểu tượng sóng đơi trong ca dao Việt Nam, nhưng
chưa có cơng trình, bài viết nào nghiên cứu hệ thống, tồn diện biểu tượng sóng
đơi trong ca dao giao duyên xứ Nghệ. Dù vậy, những thành tựu của các cơng
trình nêu trên có giá trị gợi mở cho người viết trong q trình tìm tịi, nghiên cứu
một cách hệ thống các biểu tượng sóng đơi trong ca dao giao duyên xứ Nghệ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong ca dao giao duyên xứ Nghệ, biểu tượng được sử dụng khá phổ biến
và đa dạng, bao gồm biểu tượng đơn và biểu tượng đôi. Đề tài chỉ chon khảo sát
và nghiên cứu biểu tượng sóng đơi. Đó là những biểu tượng gồm hai hình ảnh
gắn liền, song song với nhau trong từng bài ca dao.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu các biểu tượng sóng đơi trong ca dao giao dun xứ
Nghệ, bộ phận ca dao người Việt (không khảo sát ca dao các dân tộc ít người).
Cụ thể là phần Tình yêu nam nữ với 1984 bài ca dao trong Kho tàng ca dao xứ
Nghệ (tập 1), do Ninh Viết Giao chủ biên, Nxb Nghệ An, 1996.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết đề tài này, người viết đã vận dụng tổng hợp một số phương

pháp sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh

4


5. Đóng góp mới của khóa luận
Cùng với việc tiếp thu những thành quả nghiên cứu của những người đi
trước, chúng tơi đã cố gắng để có được những đóng góp mới khi thực hiện đề tài
này. Đó là:
- Góp phần hoàn chỉnh thêm khái niệm biểu tượng trong ca dao
- Thống kê một cách hệ thống biểu tượng sóng đôi trong ca dao giao
duyên xứ Nghệ.
- Nghiên cứu, phân tích làm rõ đặc điểm của biểu tượng sóng đơi trong ca
dao giao duyên xứ Nghệ về nhiều mặt: nguồn gốc, cấu tạo, phương thức xây
dựng và chức năng nghệ thuật của chúng. Từ đó góp phần làm nổi bật đặc sắc ca
dao xứ Nghệ trong sự đối sánh với ca dao người Việt.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Phần nội dung sẽ được triển khai thành
3 chương:
Chương 1: Thống kê, phân loại. Nguồn gốc của của biểu tượng sóng đơi
trong ca dao giao dun xứ Nghệ
Chương 2: Kết cấu. Phương thức xây dựng biểu tượng sóng đơi trong ca
dao giao dun xứ Nghệ
Chương 3: Chức năng nghệ thuật của biểu tượng sóng đơi trong ca dao
giao duyên xứ Nghệ
Sau cùng là phần Phụ lục và Tài liệu tham khảo.


5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI. NGUỒN GỐC CỦA
BIỂU TƯỢNG SĨNG ĐƠI TRONG CA DAO GIAO DUN XỨ NGHỆ
1.1. Khái niệm biểu tượng và biểu tượng sóng đơi trong ca dao
1.1.1. Khái niệm biểu tượng
Từ bao đời nay ca dao đã thấm sâu vào tâm hồn người Việt. Nó gợi nhớ,
gợi thương trong ta biết bao xúc cảm. Khái niệm ca dao được nhiều tác giả bàn
đến trong nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học. Song cho đến nay vẫn chưa có
sự thống nhất trong quan niệm. Tuy vậy có thể hiểu một cách đơn giản: ca dao là
một thể loại độc đáo trong văn học dân gian phản ánh thế giới tình cảm, thể hiện
tâm tư của nhân dân bằng phương thức trữ tình. Đặc trưng nổi bật của ca dao là
tính cơng thức truyền thống, trong đó biểu tượng là phương diện nổi bật, có ý
nghĩa lớn trong việc tạo nên hình thức nghệ thuật độc đáo của ca dao.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học [ 15 ], khái niệm biểu tượng được
giới thuyết như sau:
" Trong triết học và tâm lí học, biểu tượng là khái niệm chỉ một giai đoạn,
một hình thức nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật cịn giữ
lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta chấm dứt.
Biểu tượng như là thuật ngữ của mĩ học, lí luận văn học và ngơn ngữ học
cịn được gọi là tượng trưng, nó có nghĩa rộng và nghĩa hẹp... Bằng hình tượng,
nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới hồn tồn mang tính biểu tượng. Cho nên,
trong nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng
của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển
nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng
truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa
thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và
cuộc đời"...[ 15, Tr 23+ 24].


6


Hay trong Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt,
Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã đưa ra cách hiểu như sau về biểu tượng: " Biểu tượng
là dạng thức dùng một hình ảnh cụ thể để nói lên một ý niệm trừu tượng. Đặc
điểm nổi bật của biểu tượng là tính quy ước, thể hiện ở nhiều mức độ tùy từng
loại biểu tượng cụ thể" [ 2 ].
Hoặc trong Thi pháp ca dao, Nguyễn Xuân Kính cho rằng:
"Biểu tượng được hình thành trong một quá trình lâu dài, có tính ước lệ
và bền vững. Biểu tượng là cái nhìn thấy được mang một kí hiệu dẫn ta đến cái
khơng nhìn thấy được. Biểu tượng là vật mơi giới giúp ta tri giác cái bất khả tri
giác... Biểu tượng được hiểu như là những hình ảnh tượng trưng, được cả cộng
đồng dân tộc chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài. Nghĩa của
biểu tượng phong phú, nhiều tầng bậc, ẩn kín bên trong nhiều khi khó nắm bắt"
[ 20, Tr 309 + 310 ].
Biểu tượng nghệ thuật bao gồm mọi dạng thức hình ảnh tĩnh cũng như
động. Những biểu tượng này có thể được tạo nên từ các loại hình nghệ thuật
khác nhau: Hội họa, điêu khắc, kiến trúc, điện ảnh, sân khấu… Điều này cũng
có nghĩa là biểu tượng có thể được hình thành bởi những chất liệu khác nhau:
Màu sắc, đường nét, hình khối, điệu bộ, động tác của con người… Trong văn
học, chất liệu để xây dựng nên biểu tượng là ngôn ngữ. Với ca dao, " khơng có
ngơn ngữ thì khơng có biểu tượng" (Bùi Mạnh Nhị).
Biểu tượng trong ca dao là một loại biểu tượng nghệ thuật, được xây dựng
bằng ngôn từ với những quy ước của cộng đồng. Thế giới biểu tượng này vừa
mang những đặc điểm của biểu tượng nói chung, vừa mang những nét riêng đặc
thù của nó do nghệ thuật ngơn từ, nghệ thuật thi ca dân gian qui định.
Có thể khẳng định, biểu tượng ca dao là sự mã hóa các giá trị tinh thần
của lồi người theo suốt chiều dài thời gian. Ở đó, những người đi sau khám phá

và tri nhận được lối tư duy và những giá trị tinh thần của những người đi trước,
đến lượt họ lại tiếp tục đắp bồi thêm các lớp nghĩa mới.
Như vậy, biểu tượng luôn chứa đựng trong mình những giá trị đã được
vĩnh hằng hóa, song khơng vì thế mà nó trở thành nơi tồn đọng những giá trị cũ
7


mòn, nơi giam giữ các tầng ý nghĩ trong sự xơ cứng. Trái lại, biểu tượng là một
thực thể sống động, ln ln có sự ln chuyển nghĩa. Nó được nuôi dưỡng
bằng những lối tư duy, những tưởng tượng phong phú của con người. Đời sống
của con người không bao giờ bớt phức tạp và biểu tượng vì thế cũng không bao
giờ đơn giản hơn. Những phức tạp của cuộc sống dội vào tâm tư con người
những suy tưởng không cùng, để rồi từ đó chúng lại được dồn nén vào hệ thống
biểu tượng. Đó là con đường tất yếu của đời sống và cũng là xu hướng tồn tại,
phát triển tất yếu của biểu tượng.
1.1.2. Biểu tượng sóng đơi
Các biểu tượng cũng được hình thành theo những cách cấu tạo khác nhau,
phổ biến trong ca dao là 2 loại: biểu tượng đơn và biểu tượng đôi.
Biểu tượng đơn là biểu tượng chỉ bao gồm một sự vật, một hình ảnh duy
nhất. Chẳng hạn:
- Đừng lo phận áo không tay
Trời kia ngó lại anh may mất rồi.
- Mình em như tấm lụa đào
Cịn ngun chẳng xé, vng nào ai hay.
Biểu tượng sóng đơi (biểu tượng đơi, biểu tượng cặp đơi) là biểu tượng
được tạo thành bởi hai sự vật, hai hình ảnh đi song song với nhau, liên kết bền
vững trong nhiều bài ca dao. Đến với kho tàng ca dao Việt Nam, có lẽ khó ai
qn được những hình ảnh sóng đơi như: Cá - nước, loan - phượng, dâu - tằm,
bèo - sen, trầu - cau, trăng - sao, rồng - mưa, ong - bướm, thuyền - bến, cây đa bến cũ - con đò,... Chúng mang những giá trị thẩm mĩ nhất định, tạo nên lối nói
riêng cho thể loại trữ tình này:

- Bây giờ rồng mới gặp mây
Sao rồng chẳng thở với mây vài lời.
- Bấy lâu cịn lạ chưa quen
Hỏi hồ đã có hoa sen chưa hồ
Hồ còn leo lẻo nước trong
Bấy lâu chỉ dốc một lòng đợi sen.
8


Nhưng những biểu tượng sóng đơi này khơng chỉ xuất hiện trong kho tàng
ca dao người Việt mà ca dao mỗi vùng miền khác nhau đều sử dụng, đáng chú ý
là kho tàng ca dao giao duyên xứ Nghệ với nhiều màu, nhiều vẻ, nhiều dáng
điệu. Đó có thể là những biểu tượng mang tính truyền thống được sử dụng rất
tình tứ, biểu trưng cho những nhân vật khác nhau trong tình yêu nam nữ: cúc khuy, bút - nghiên, Kim Trọng - Thúy Kiều, Vân Tiên - Nguyệt nga, dâu - tằm…
- Đôi ta như cúc với khuy
Như kim với chỉn( chỉ) may đi cho rồi.
( Câu 557/ 286)
Đó cịn là những biểu tượng bình dị, mộc mạc gắn liền với cuộc sống khó
khăn, khắc nghiệt, lam lũ của người dân trên mảnh đất Hồng Lam: ách - cày,
trâu( bừa)- chạc mũi, cải - dưa, cà- dưa, nghé - trâu, mật ong - khoai mài,
mướp chột - kê tàn, lá hẹ - lá gừng...
- Ai làm cho ách xa cày
Trâu xa chạc mũi( dây thừng), đôi ta rày xa nhau.
( Câu 20/ 220)
- Mật ong bấm với khoai mài
…Trái cà bấm với cục dưa trong nồi
( Câu 140/ 237)
Những biểu tượng sóng đơi này vừa mang đặc trưng chung cuả biểu
tượng sóng đơi trong ca dao Việt Nam, vừa mang sắc thái địa phương độc đáo
Cũng nhờ đó mà ca dao giao duyên xứ Nghệ trở nên ấn tượng, hấp dẫn hơn

nhưng vẫn giữ được nét riêng của nó.
1.2 . Thống kê, phân loại biểu tượng sóng đơi trong ca dao giao duyên xứ Nghệ
1.2.1. Thống kê
Hệ thống biểu tượng sóng đơi trong ca dao người Việt nói chung và ca
dao giao duyên xứ Nghệ nói riêng rất đa dạng, phong phú. Theo Nguyễn Thị
Ngọc Điệp, trong 286 biểu tượng trong ca dao người Việt thì số biểu tượng sóng
đơi đã chiếm gần phân nửa, gồm 114/ 286 biểu tượng [ 2, Tr 53 ]. Điều này cho
thấy biểu tượng sóng đơi có vị trí, vai trị khơng nhỏ trong việc giãi bày tâm tư,
9


Nếu ca dao người Việt sử dụng biểu tượng sóng đơi gần phân nửa trong
những bài ca của mình, thì ca dao xứ Nghệ cũng không thua kém. Theo thống kê
của chúng tôi, trong 1894 bài ca dao giao duyên ở xứ Nghệ, có tới 373 bài xuất
hiện biểu tượng sóng đơi (chiếm 19,69 %), với 206 biểu tượng, tần số lặp lại là
475 lần.
Nhìn vào số liệu trên có thể thấy, mặc dù ca dao giao duyên xứ Nghệ chỉ
là một mảng nhỏ của ca dao người Việt, nhưng tần số biểu tượng sóng đơi xuất
hiện nhiều hơn hẳn: Người Việt chỉ có 114 biểu tượng sóng đơi, trong khi đó ca
dao giao duyên xứ Nghệ có tới 206 biểu tượng sóng đơi (gấp 1,8 lần). Điều này
một lần nữa khẳng định sự phong phú, đa dạng của ca dao giao duyên xứ Nghệ
và khả năng tư duy, sự vận dụng tài tình hiện thực cuộc sống vào trong sáng tác
của người dân Nghệ.
1.2.2. Phân loại
Hệ thống biểu tượng sóng đơi trong ca dao giao dun xứ Nghệ tồn tại
thành các tiểu loại, các hệ thống nhỏ dựa trên những tiêu chí nhất định. Nếu dựa
vào dạng hình ảnh (chất liệu để xây dựng nên biểu tượng là cái biểu đạt) có các
dạng: Biểu tượng sóng đơi là các sự vật và hiện tượng tự nhiên, biểu tượng sóng
đơi là các vật thể nhân tạo, biểu tượng sóng đơi là con người.
1.2.2.1. Biểu tượng sóng đơi là các sự vật, hiện tượng trong môi trường tự nhiên

Tiểu loại này có 109/ 206 biểu tượng sóng đơi( chiếm 52,91%). Tỉ lệ này
trong ca dao người Việt là 166/ 286 biểu tượng, bao gồm cả biểu tượng đơn và
đôi [ 2 ]. Trong 109 biểu tượng sóng đơi kể trên gồm các nhóm:
- Biểu tượng sóng đơi là hiện tượng tự nhiên: trăng - sao, trăng - cuội,
gió - mây, nước - non, sao hôm - sao mai, sông - nước, mây - mưa, trăng - mặt
trời, sương - núi, thủy - ngư…
- Biểu tượng sóng đơi là thực vật: hoa lý - hoa lài, liễu - đào, cây - lá,
trúc - mai, hòe - quế, dâu cỏ - dâu tàu, thiên lý - mẫu đơn, sen - bèo,trầu - cau,
lá hẹ - lá gừng, lan - huệ, khế - chanh…

10


- Biểu tượng sóng đơi là các đồ dùng cá nhân và dụng cụ sinh hoạt gia
đình: chăn - gối, nồi đồng - nồi đất, quạt - lài, cửa - then, kim - chỉ, nút - khuy,
bát sứ - bát đàn, khóa - rương, bút - nghiên, màn - chiếu…
- Biểu tượng sóng đơi là các cơng cụ, phương tiện sản xuất: ách - cày, ván
- đò, cuốc - thuổng, sào - nước, thuyền chài - lưới đăng, bừa - chạc mũi…
- Biểu tượng sóng đơi là các cơng trình kiến trúc: chợ - đình, nhà ngói nhà tranh, sơng - cầu, cầu ván - cầu tre, giếng - bàu…
- Biểu tượng sóng đơi liên quan tới ẩm thực: cơm - canh, rượu - nem, mật
ong - khoai mài, trầu - rượu, trầu - thuốc…
1.2.2.3. Biểu tượng sóng đơi là con người
Tiểu loại này ít hơn cả, chỉ có 21/ 206 biểu tượng sóng đơi( chiếm
10,20%). ( Ca dao người Việt là 18/ 286 biểu tượng, gồm cả biểu tượng đơn và
đơi). Trong tiểu loại này lại gồm có:
- Biểu tượng sóng đơi là các nhân vật lịch sử, văn học, nghệ thuật: Kim
Trọng - Thúy Kiều, Ông Tơ - Bà Nguyệt, Tấn - Tần, Châu - Trần, Phạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa, Lưu Bình - Dương Lễ…
- Biểu tượng sóng đơi chỉ các bộ phận cơ thể con người: môi - răng, ruột
-gan…
Như vậy, từ số liệu trên có thể thấy số lượng biểu tượng sóng đơi trong ca

dao giao dun xứ Nghệ được sử dụng với số lượng lớn. Trong đó nhiều nhất là
biểu tượng thuộc hệ thống I: Các sự vật hiện tượng tự nhiên (chiếm 52,91 %),
tiếp đó là hệ thống II: Các vật thể nhân tạo (chiếm 36,89 %), sau cùng là hệ
thống III: Biểu tượng là con người (chiếm 10,20 %). Điều này sẽ được trình bày
một cách cụ thể, rõ nét trong bảng phân loại biểu tượng sóng đơi dưới đây.

11


BẢNG PHÂN LOẠI BIỂU TƯỢNG SĨNG ĐƠI TRONG CA DAO
GIAO DUN XỨ NGHỆ
I. Biểu tượng sóng đơi là các sự vật, hiện tượng trong mơi trường tự nhiên

Nhóm biểu tượng

Biểu tượng sóng đơi

Số lần xuất hiện

Các hiện tượng
tự nhiên.

Rồng - mưa

2

Rồng - trăng
Trăng - cuội
Gió - mây
Trăng - trời

Khúc sơng - ngọn nguồn
Nước - non
Trăng - gió
Sao hơm - sao mai
Sông - nước
Nước - mương
Trăng - sao
Trăng - mây
Trăng - nồm
Trăng - mặt trời
Sương - núi
Mây - rồng
Trăng - đèn

1
2
2
1
2
4
5
1
1
1
3
2
1
1
1
9

3

Trăng - hoa/ nguyệt- hoa

4

Thủy – ngư

2

Cỏ héo - mưa rào

2

Trầu - cau

21

Cây cả bóng cao - cây cả lá thưa
Sen - hồ
Hoa lí - hoa lài/ hoa lăng

1
3
1

Thế giới thực vật

12



Liễu - đào
Cau - hạt
Cây - lá/ rễ
Trúc - mai
Hoa - cành/ cội
Lá - tàu( tàu lá)
Hòe - quế
Dâu cỏ - dâu Tàu
Dâu - tằm/ tơ/ kén
Cà - cây

13
3
5
10
3
1
1
1
6
1

Cải/ muối - gừng

1

Thiên lí - mẫu đơn
Cau - bẹ
Lá hẹ - lá gừng

Bèo - nước
Sen - bèo
Hoa bông hoa bụt - hoa đào
Hoa - nhị
Lan - huệ
Khế - chanh
Cau già - cau hoa
Mận - đào
Tùng - cúc
Liễu - mai
Mướp chột - kê tàn
Cây quế - đất xấu
Hoa gạo - cỏ may
Hoa lí - hoa chiêng chiểng
Hoa - mùa xuân
Cam( quýt) - bòng
Lá liễu - lá hồng
Trầu- cuống
Bá - tùng
Quế - trầm
Hoa lý/ hoa lài - hoa khoai
Cam rịm hồng rim - khế rụng
Tre - măng
Trúc - chồi
Cam - quýt
Cây - dây leo
Cây - gió
Gỗ lim - bìm bìm
Bèo - sóng
Đào - mơ


1
2
1
1
1
1
1
4
1
1
5
1
1
1
1
1
1
2
2
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1

1
1
1
1

13


Thế giới động vật

Hoa - mưa
Kén - tơ
Cây đa - bến đò
Tằm - nhện
Nghé - trâu
Chim - lồng
Chim - cây/ cành
Bướm - tằm
Phượng - loan
Tằm - tơ
Én - nhạn
Cá - chim
Cá - lừ( đó)
Rắn - rồng
Phượng - rồng
Trâu - bị
Chim - bầy
Chim - ngàn
Tằm xoan- tằm già
Cá- lưới/ câu

Phượng hoàng - cây cao
Ong - bướm
Phượng hoàng - chim én
Phượng hoàng - cây ngơ đồng
Quạ - cị
Tằm - kén
Ong - mật
Hạc - qui
Tằm - nhộng
Chim nhạn - chim oanh
Cá - sao
Cá - sơng( ao/ đìa)
Cá - mưa
Trâu - chạc mũi
Chim - tổ
Hạc - hương án
Bướm bạch - trăng rằm
Vịt - đồng
Cuông (công) - rú
Ong (bướm) - hoa

1
1
2
2
1
2
2
1
8

7
2
1
5
1
3
1
1
1
1
2
1
3
1
1
1
1
1
1
1
1
1
9
4
2
2
1
1
1
1

24
Tổng: 268 lần/
109 biểu tượng

14


II. Biểu tượng sóng đơi là các vật thể nhân tạo

Nhóm biểu tượng
Đồ dùng cá nhân
và dụng cụ sinh
hoạt gia đình

Biểu tượng sóng đơi

Số lần xuất hiện

Chăn - gối
Nồi đồng - nồi đất
Nồi đồng/ kiềng sắt - than lim
Quạt - lài
Cửa - then
Bát sứ - bát đàn
Khóa - rương
Áo ngắn - áo dài
Áo vải - quần lụa
Ngọc - vàng( ngà)
Bút - nghiên
Cán - dao

Bạc - vàng
Màn - chiếu
Đĩa ngọc - mân thau
Lược - gương
Bấc - dầu/ đèn
Nống (nong) - tằm
Thuốc - điếu
Đuốc - đèn
Đĩa ngọc - mâm vàng/ mâm son
Cúc - khuy
Kim - chỉ
Lửa - hương
Giường/ sập - chăn/ chiếu
Bếp- lửa

5
1
1
3
2
1
2
1
3
9
2
2
2
1
1

4
5
1
1
1
4
1
6
2
4
2

15


Cơng cụ, phương
tiện sản xuất

Các cơng trình
kiến trúc

Các cơng trình
kiến trúc

Sáo/ nhị - đàn/ đờn
Lược - trâm
Lụa - màu điều
Võng điều - chiếu hoa
Giấy - bút
Điếu bạc - đèn đồng

Cơi ngà - chén ngọc
Khăn nhung - nhiễu tàu
Quai đãy - chỉ vàng
Nắp bạc - ấm chè
Sách - bìa
Ngọc lành- giá cao
Kim vàng - lụa đào
Diêm - thuốc
Tơ vương - tơ mành
Kèo - cột
Diều - sáo
Nắp - chum
Gương - thủy
Ách - cày
Thuyền - bến/ biển- tàu
Ván - đò/ cầu
Thuyền - lưới
Cuốc - thuổng
Sào - nước

3
1
2
1
1
1
1
1
1
1

1
1
1
2
1
1
1
1
1
1
14
2
2
1
1

Bừa - chạc mũi (dây thừng)
Ruộng - bờ
Cưởi - ngành dâu

1
3
1

Chợ - đình
Câu đối - đình
Mõ - đình
Nhà ngói - nhà tranh
Sơng - cầu/ đị
Cầu ván - cầu tre


1
1
1
1
6
1

Giếng - bàu

2

Phấn - hồ

1

Biểu tượng sóng
16


đôi liên quan tới
ẩm thực

Rượu cúc - trà lan
Cà - dưa
Muối- vôi
Cơm - canh
Mật ong - khoai mài
Cá - dưa
Trầu - rượu

Trầu - thuốc
Trầu - cơi( cơi đựng)
Trầu - vôi
Vôi - thuốc
Phấn- hồ
Xôi - gà
Cải - dưa

1
1
1
3
1
1
2
7
2
3
1
1
1
1
Tổng: 157 lần/ 76
biểu tượng

III. Biểu tượng sóng đơi là con người
Tiểu loại
Các nhân vật
lịch sử, văn học,
nghệ thuật


Biểu tượng sóng đơi

Số lần xuất hiện

Hán - Hồ
Lưu Linh - rượu
Bá Nha - cầm
Anh hùng - thuyền quyên
Tấn - Tần
Phạm Công - Cúc Hoa
Sơn Bá - Anh Đài
Dương Lễ - Lưu Bình
Kim Trọng- Thúy Kiều / Thúy Vân
Châu - Trần
Chức - Ngưu
Phạm Tải - Ngọc Hoa
Phan - Trần

3
1
2
6
6
1
1
2
7
7
1

1
2

Tần - Sở

1

Tiên - rồng
Cú - tiên
Vân Tiên - Nguyệt Nga
Ông Tơ - Bà Nguyệt

1
1
1
2

17


Các bộ phận
cơ thể người

Thục nữ - anh đào/ trượng phu
Mơi - răng
Ruột - gan

1
1
1

Tổng: 50 lần/ 21
biểu tượng

Nhận xét:
Nhìn vào bảng phân loại trên có thể thấy, biểu tượng sóng đơi trong ca
dao giao dun xứ Nghệ mn hình, muôn vẻ. Tất cả các sự vật, hiện tượng
trong thế giới tự nhiên cũng như trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của
nhân dân đều được đưa vào trong ca dao. Ngay cả những nhân vật trong các tác
phẩm văn học cổ, nhờ trí tưởng tượng phong phú và cách vận dụng linh hoạt
cũng được người Nghệ vận dụng vào thơ ca dân gian của mình, làm cho ca dao
xứ Nghệ vừa bình dị, mộc mạc, vừa đài các, sang trọng.
Các biểu tượng sóng đơi được sử dụng hàng loạt, trong đó có một số biểu
tượng xuất hiện với tần số cao. Tiêu biểu như: ong (bướm )- hoa (24 lần), trầucau (21 lần), liễu- đào (13 lần), thuyền- bến (14 lần), trúc- mai (10 lần), Kim
Trọng- Thúy Kiều (7 lần), rồng- mây (9 lần)…
Trong một số trường hợp sự phân loại có tính chất tương đối. Vì biểu
tượng sóng đơi gồm hai hình ảnh đi liền nhau, có khi hình ảnh này thuộc tiểu
loại này cịn hình ảnh kia thuộc tiểu loại khác. Chẳng hạn: Tiên - rồng, cú - tiên,
hạc - hương án, Bá Nha - cầm… Tuy nhiên người viết vẫn hi vọng rằng nó sẽ
cung cấp cho chúng ta cái nhìn hệ thống về các biểu tượng sóng đơi trong ca dao
giao dun xứ Nghệ.
1.3. Nguồn gốc của biểu tượng sóng đơi trong ca dao giao dun xứ Nghệ
Hệ thống biểu tượng sóng đơi trong ca dao xứ Nghệ đa dạng như chính
bản thân cuộc sống- nguồn cội ban đầu đã sinh ra biểu tượng. Theo nghiên cứu
bước đầu của chúng tôi, 206 biểu tượng sóng đơi trong ca dao giao dun xứ
Nghệ được hình thành từ 3 nguồn chính: Biểu tượng sóng đơi có nguồn gốc từ
tín ngưỡng, phong tục; Biểu tượng sóng đơi có nguồn gốc từ văn học cổ Việt
Nam và văn học cổ Trung Quốc; Biểu tượng sóng đơi có nguồn gốc từ các sự
18



vật, con vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày của nhân
dân.
1.3.1. Biểu tượng sóng đơi có nguồn gốc từ tín ngưỡng, phong tục
Trước hết là biểu tượng trầu- cau xuất hiện 21 lần, trầu- thuốc (7 lần),
trầu- vơi (3 lần)…có nguồn gốc từ tục ăn trầu, mời trầu, dùng trong giao tiếp,
hôn nhân, cúng tế…Hầu hết trong mọi công việc( hiếu hoặc hỉ) không thể thiếu
miếng trầu. Nó chính là khởi nguồn của mọi của mọi khởi nguồn. Đặc biệt, biểu
tượng này xuất phát từ truyện cổ "Sự tích trầu cau" - một câu chuyện tình để nói
về sự thủy chung, son sắt, và khát vọng hạnh phúc lứa đôi của con người.
-Bây giờ trầu lại gặp cau
Cũng mong tu ở với nhau một nhà
( Câu 134/ 235)
-Trầu say là bởi vôi nồng
Yêu em là bởi má hồng có duyên
( Câu 1722/ 423)
Tiếp đó là biểu tượng rồng- mây (9 lần), rồng- mưa (2 lần), hay loanphượng (8 lần), rồng- phượng 3 lần…có nguồn gốc từ thần thoại, truyền thuyết
"Con Rồng cháu Tiên"; từ tín ngưỡng phong tục của người xưa (tín ngưỡng thờ
cúng vật tổ, tục xăm mình…). Đây chính là những con vật quý, được gọi là "tứ
linh", bao gồm long - ly - quy - phượng. Nó là biểu tượng cho sự tốt đẹp, may
mắn, thịnh vượng trong đời sống tinh thần của người Việt.
Trong bài Rồng trong quan niệm phương Đông và phương Tây tác giả có
viết:
" Yếu tố sơng nước quan trọng với người phương Đơng, vì vậy họ đã sáng
tạo ra rồng với ý nghĩa đầu tiên là biểu tượng cho nước- sự phóng đãng, mùa
màng bội thu. Ở Trung Hoa xưa, rồng là thần linh bảo hộ bốn phương, có khả
năng hơ gió, gọi mưa, có thể đội sóng lật bể, gọi mây che mặt trời. Đối với
người Nhật, rồng là con vật chủ yếu trong những con vật lý tưởng. Đối với
người Triều Tiên, rồng là một trong bốn con vật siêu tự nhiên có phép lạ. Nó là
hiện thân của mọi sức di động, thay thế năng lực để tiến cơng, về mùa xn nó
19



bay lên trời, về mùa thu nó náu mình dưới nước sâu. Đối với người Việt Nam,
trong kí ức dân gian thần mưa và thần nước mang hình thái một con rồng to
thường xuyên ra biển Đông hút nước mang vào đất liền tưới tắm cho đất đai.
Được xem là vua của tạo sinh động vật, rồng hay loan, phượng đều là biểu
tượng của điềm lành, của sự may mắn và tốt đẹp". Tiếp thu tinh hóa văn hóa của
cha ông từ ngàn đời, ca dao xứ Nghệ cũng sử dụng nhiều biểu tượng này với
mong muốn thể hiện những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp, mưa thuận gió
hịa, khơng cịn cảnh lam lũ, đói kém trên mảnh đất Lam Hồng sỏi đá. Đó cịn là
ước mơ về những điều may mắn, hạnh phúc, sự tương xứng trong tình u lứa
đơi.
- Bạn ơi có nhớ ta chăng
Ta thì nhớ bạn như rồng nhớ mây.
( Câu 122/ 234)
- Đưa lên ta ví dăm ba
Cho loan biết phượng, cho ta biết mình.
( Câu 625/ 294)
- Làm chi tắc mắc thêm sầu
Chim cịn đón gió rồng hầu đợi mưa.
( Câu 863/ 322)
Biểu tượng cây đa - bến cũ - con đò gắn với tục thờ Thành Hoàng, thờ
thần cây (Thần cây đa, ma cây gạo), gắn với thực tế cây đa cổ thụ là chứng nhân
của biết bao kỉ niệm đối với mỗi người nơi làng quê. Cây đa, bến đò là tín hiệu
nghệ thuật, là biểu tượng nghệ thuật gắn liền với quê hương đất nước từ xưa đến
nay. Cây đa cổ thụ là biểu tượng về sự sinh tụ, trường thọ của cộng đồng, làng
xã. Cây đa vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa có ý nghĩa xã hội và tâm linh cho nên
nó là niềm hãnh diện của cả xóm làng: sợ ơng thần phải sợ cây đa. Còn bến
nước( khi gắn với con đò thành bến đò), là cửa ngõ giao lưu của cộng đồng làng
xóm với xã hội bên ngồi.

Xa hơn thế, Cây đa, bến đị cịn là biểu tượng cho tình u của các chàng
trai cơ gái. Đây chính là nơi chờ đợi, hẹn hị của lứa đôi trong những đêm trăng
20


thơ mộng. Cây đa trường tồn cùng thời gian và là biểu tượng cho tình u thủy
chung, khơng bao giờ đổi thay. Chẳng thế mà ca dao Việt Nam nói chung, ca
dao giao duyên xứ Nghệ nói riêng đã sử dụng khơng ít biểu tượng này trong
sáng tác của mình.
- Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa
( Kho tàng ca dao người Việt)
- Cây đa bến cũ năm xưa
Chữ tình ta cũng đón đưa cho trọn đời
( Câu 195/ 244)
- Cây đa bến nước con đị
Biết rằng bạn cũ cịn chờ ta khơng
( Câu 196/ 244)
Biểu tượng xôi-gà gắn với tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người dân Việt
nói chung và người Nghệ nói riêng:
- Ước chi em hóa ra xơi
Anh như gà cộc lại ngồi lên trên
( Câu 1777/ 430)
Nói tóm lại, các biểu tượng thuộc nhóm này đều có nền tảng văn hóa tinh
thần bền vững của lịch sử - văn hóa - xã hội lâu đời, kết tinh trong nó nhiều giá
trị văn hóa dân tộc.
1.3.2. Biểu tượng sóng đơi có nguồn gốc từ văn học cổ Việt Nam và
văn học cổ Trung Quốc
Đầu tiên phải kể đến các biểu tượng bắt nguồn từ văn học cổ Việt Nam.
Một số nhân vật trong các tác phẩm văn học cổ Việt Nam có sức phổ biến sâu

rộng trong quần chúng đã trở thành biểu tượng cho những con người, những
cảnh đời: Thúy Kiều- Kim Trọng (Truyện Kiều - Nguyễn Du), Vân Tiên- Nguyệt
Nga (Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu), Phạm Tải- Ngọc Hoa
(Truyện thơ Nôm Phạm Tải- Ngọc Hoa), Phạm Công- Cúc Hoa (Truyện thơ

21


Nơm Phạm Cơng- Cúc Hoa), Lưu Bình - Dương Lễ (Truyện thơ Nơm Lưu BìnhDương Lễ)…
- Tình cờ ta lại gặp ta
Vân Tiên mới gặp Nguyệt Nga một lần
(Câu 1513/ 397
- Vui xn ta ví cho kiêu( cao)
Tình Trọng ngãi Kiều vấn vít, bâng khng.
(Câu 1827/ 436)
- Bóng ai thấp thống cửa dinh
Hình như Dương Lễ, Lưu Bình sang chơi
( Câu 161/ 240)
Khơng chỉ có các biểu tượng bắt nguồn từ văn học cổ Việt Nam mà nhiều
điển cố Trung Quốc đi vào ca dao đã thành biểu tượng quen thuộc:
Một số điển cố- biểu tượng vẫn giữ nguyên nghĩa gốc: Ngưu Lang- Chức
Nữ (xuất phát từ chuyện tình Ngưu- Chức); Châu- Trần (hai họ Châu - Trần thời
xưa đời đời kết làm thông gia với nhau); Tấn- Tần (chuyện năm đời liền con
cháu của vua Tấn, vua Tần được cưới gả cho nhau); Sơn Bá- Anh Đài (câu
chuyện tình giữa Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài). Hay hàng loạt các biểu tượng
như Hán- Hồ, Bá Nha- cầm, Lưu Linh- rượu, Phan- Trần, Tần- Sở, ông Tơ- bà
Nguyệt …đều là những biểu tượng bắt nguồn từ các điển tích trong văn học cổ
Trung Quốc. Chẳng hạn:
- Bây giờ con tạo xoay vần
Xui nên kẻ Tấn người Tần gặp nhau

(Câu 129/ 235).
- Một đấu gạo năm bảy đấu khoai ngô
Thiếp đưa chàng về cho tới kinh đô
Giừ phân chia đôi ngả, Hán với Hồ xa nhau
(Câu 1079/ 349).
- Ra về nước mắt phân vân
Lịng Châu có nhớ nghĩa Trần hay không
22


(Câu 1327/ 378).
Một số biểu tượng ý nghĩa có phần khác biệt so với nghĩa gốc: Đào - mận
( từ chuyện Địch Nhân Kiệt tiến cử hiền tài và câu thơ Đào ngã dĩ đào, báo chi
dĩ lý); trúc - mai (từ các điển tích "trúc Tưởng Hủ là trúc do Tưởng Hổ trồng.
Ông bà người đời Hán liêm khiết, ngay thẳng, khơng chịu làm bầy tơi cho
Vượng Mãng. Ơng đã trồng ba hàng cây trúc trước nhà để tỏ chí khí của mình.
Mai Lâm Bơ là mai do Lâm Bơ trồng. Ơng là người đời Tống, tính ưa thanh
đạm, không màng danh lợi, hai mươi năm không tới chốn phồn hoa thị thành"
[20, 314]); chim phượng hoàng - cây ngơ đồng (bắt nguồn từ điển tích: linh
phụng đậu trên cây ngơ đồng)…
- Phượng hồng vỗ cánh bay cao
Quyết tìm cho thấy được cây ngô đồng
(Câu 1273/ 373)
- Muốn cho đào mận vợ chồng
Đào yêu mận nhớ não nùng thương thay
(Câu 1091/ 351)
- Trồng trúc xin đừng trồng mai
Đã thương anh, không dám nghe ai dỗ dành
(Câu 1752/ 427)
Việc sử dụng nhiều biểu tượng có nguồn gốc từ văn học cổ như trên gắn

với tinh thần hiếu học, ham chữ nghĩa của người Nghệ. Dù ăn không no, mặc
không đủ ấm nhưng họ ln sẵn sàng chịu khó chịu khổ, chắt chiu dành dụm để
nuôi con ăn học. Ham học, hiếu học, người dân Nghệ thuộc nhiều văn thơ. Đặc
biệt, đây cịn là mảnh đất có nhiều ơng đồ hay chữ, mê hát dân ca, thường tham
gia vào các cuộc hát dân gian. Chính những lý do trên đã làm cho ca dao xứ
Nghệ giàu màu sắc chữ nghĩa, mang tính bác học. Việc sử dụng nhiều biểu
tượng có nguồn gốc từ văn học cổ trong ca dao cũng đã phần nào thể hiện đặc
trưng đó của người Nghệ.
Qua trên có thể thấy, những biểu tượng là các điển cố này khi đi vào ca
dao, đặc biệt là ca dao giao duyên xứ Nghệ thì trường nghĩa của chúng đã có sự
23


thay đổi cho phù hợp. Đó là lời của những nam thanh nữ tú thể hiện tình cảm,
cảm xúc của mình trong mỗi bài ca.
1.3.3. Biểu tượng sóng đơi có nguồn gốc từ các sự vật, con vật, hiện tượng
trong tự nhiên và trong xã hội
Các biểu tượng thuộc nhóm này chiếm số lượng hơn hẳn so với các nhóm
khác do cái nôi lớn nhất của văn học dân gian vẫn là hiện thực đời sống sinh
hoạt của nhân dân. Nhiều sự vật từ cuộc sống đời thường đã bước vào thơ ca
nhờ tư duy liên tưởng và sự sáng tạo nghệ thuật của người xưa: Thuyền - bến là
công cụ sản xuất, phương tiện đi lại, nơi sinh sống, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật,
nơi ngóng đợi mịn mỏi chờ người thân trở về trên; Sông - cầu: cuộc sống của
người dân Việt Nam nói chung và xứ Nghệ nói riêng gắn chặt với mơi trường
sơng nước: sơng Lam, sơng La…Cịn cầu là phương tiện quen thuộc ở vùng
sơng nước để đi lại, giao lưu; cá - lừ / đó là sản vật đặc trưng vùng sơng nước.
Rồi đến các loại cây, hoa, trái hay động vật hoặc những vật dụng hàng ngày của
người Nghệ : cải - gừng, muối- gừng, cam - quýt -bòng, sen - bèo, vịt - đồng,
công - rú, bướm - hoa, dâu - tằm, nút - khuy, kim - chỉ, gương - lược…Tất cả
đều quen thuộc, hữu dụng.

Đó cịn là những biểu tượng được hình thành từ những hiện tượng tự
nhiên trong vũ trụ: gió - mây, trăng - sao, sao hơm - sao mai, trăng - mây, mâymưa, trăng- cuội, non- nước…
- Ai làm cho đó xa đây
Cho trăng xa cuội cho mây xa trời
Ai làm cho bến xa thuyền
Cho trăng xa cuội, bạn hiền xa ta.
(Câu 28/ 221).
-Chữ rằng nhất nhật đôi ta
Gió với trăng là bạn, bướm với hoa tình
(Câu 380/ 265).
Thực ra, việc phân chia ba nhóm như trên chỉ mang tính chất tương đối
mà thơi. Một số biểu tượng có nguốn gốc khá phức tạp, là sự đan xen của nhiều
24


quan niệm, ảnh hưởng từ nhiều nguồn khác nhau (trầu - cau, cây đa - bến đò,
rồng - mây, trúc - mai…).
Như vậy, con đường hình thành của các biểu tượng trong nhóm này là từ
thực tế cuộc sống đến với tâm thức dân gian, rồi đi vào ca dao. Tất cả đều bắt
nguồn từ đời sống lao động bình dị của người Nghệ. Dù đói nghèo nhưng họ vẫn
giàu ước mơ hồi bão. Cuộc sống và tâm tình người Nghệ đã được gửi gắm vào
những biểu tượng sóng đơi trong những câu hát giao dun tình tứ. Mộc mạc
thơi nhưng lại chứa chan tình cảm thiết tha của con người nơi đây.
Tiểu kết chương 1
Ở chương này, chúng tôi đã trình bày bao qt về biểu tượng sóng đơi
trong ca dao giao duyên xứ Nghệ. Trong 1894 bài ca dao giao duyên có tới 373
bài sử dụng biểu tượng sóng đơi (gồm 206 biểu tượng khác nhau). Những biểu
tượng này rất phong phú, đa dạng, tồn tại thành nhiều tiểu loại và được hình
thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là từ đời sống sinh hoạt của
nhân dân xứ Nghệ. Vì thế, hệ thống biểu tượng sóng đơi nói trên khiến ca dao

giao dun xứ Nghệ vừa mang giá trị nghệ thuật cao, vừa gần gũi, bình dị, gắn
với mơi trường sống và đặc trưng văn hóa của người Nghệ.
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU. PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG CỦA
BIỂU TƯỢNG SĨNG ĐƠI TRONG CA DAO GIAO DUN XỨ NGHỆ
2.1. Kết cấu của biểu tượng sóng đơi trong ca dao giao duyên xứ Nghệ
Như đã biết, biểu tượng sóng đơi được tạo thành bởi hai sự vật, hai hình
ảnh đi song song, liên kết bền vững với nhau. Mỗi sự vật, hình ảnh có khi nó
được biểu hiện bằng một từ: rồng- mây, cúc- khuy, trăng- sao, sen- hồ, trúcmai, mận - đào, cam - quý, chăn - gối; thuyền - bến; rượu - nem…
- Muốn cho phượng múa loan dồn
Muốn cho tiếng nhị lên đờn hòa chung
(Câu 1101/ 352)
- Trồng tre thì chớ bẻ măng,
Đã thương em thì chớ than rằng cùng ai
25


×