Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Khao sat VH tho ho xuan huong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.38 KB, 34 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Xuân Hương là “Bà chúa thơ nôm” thơ nôm truyền tụng của Bà là một
hiện tượng độc đáo có một khơng hai trong lịch sử, về phong cách sáng tác thì
khơng thể lẫn lộn nỗi bất kỳ một tác giả nào, đây là một lý do để tạo nên sức hấp
dẫn cũng như thu hút chúng tôi người chọn đề tài cũng như nhiều nhà nghiên
cứu văn học trong và ngoài nước hơn một nữa thế kỷ này.
Những vấn đề về nội dung và nghệ thuật thơ nôm Hồ Xuân Hương đã
được nghiên cứu khá toàn diện và sâu sắc, tuy nhiên, vấn đề: “Khảo sát chất
lượng văn hóa dân gian trong thơ nơm Hồ Xn Hương” đã đặt ra nhưng nó
cũng mới được đưa ra và xét ở một vài khía cạnh, vào yếu tố, chính vì vậy đã
khiến chúng tơi đi vào tìm hiểu đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề
Dựa vào cuốn sách “Hồ Xuân Hương , về tác phẩm” của Nguyễn Hiểu
Sơn và Vũ Thanh biên soạn, chúng tơi thấy từ đầu thế kỹ XX đã có nhiều người
đề cập đến vấn đề: “Khảo sát chất liệu văn hóa dân gian trong thơ nơm Hồ Xn
Hương”, đáng chú ý nhất là ý kiến của Nguyễn Đăng Na: “Thơ Hồ Xuân Hương
với văn học dân gian” [17,363], Đặng Thanh Lê: “Hồ Xuân Hương , bài thơ Mời
Trầu cộng đồng truyền thống và cá tính sáng tạo trong mối quan hệ văn học dân
gian - văn học viết [17, 373]… và một số nhà nghiên cứu khác.
Trong giáo trình Đại học của Nguyễn Lộc; Đặng Thanh Lê – Hoàng Hữu
Yên, Lê Trí Viễn – Đặng Thanh Lê, Lê Hồi Nam [26] cũng đã đề cập đến vấn
đề “Khảo sát chất liệu văn hóa dân gian trong thơ nơm Hồ Xn Hương”
Trong một số sách chuyên khảo khác đã công bố thì vấn đề này cũng
được các tác giả quan tâm như: Đỗ Mai Thúy trong chuyên luận: “Hồ Xuân
Hương hoài niệm và phối thực [21] Lê Trí Viễn trong: “Nghĩ về thơ Hồ Xuân
Hương” [27] Trương Xuân Tiếu trong: “Tìm hiểu thế giới giới nghệ thuật trong
thơ nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương [23]…
1



Một số bài báo cơng bố trên tạp chí văn học, tạp chí văn học tuổi trẻ: Bài
viết của Phạm Tuấn Vũ [28], [29]…
Trước hết, xét chung về khảo sát chất liệu văn hóa dân gian trong thơ nơm
Hồ Xn Hương nhiều nhà nghiên cứu đã có những nhận xét xác đáng, chẳng
hạn như: N.I. Niculin trong: “Văn học Việt Nam và giao lưu quốc tế [11] đã đi
vào tìm hiểu thơ nôm Hồ Xuân Hương đã chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa
dân gian Việt Nam.
Ở từng phương diện khác nhau của văn hóa dân gian Việt Nam, các tác
giả đã đi vào tìm hiểu phân tích khá kỹ lưỡng dưa ra nhiều nhận định đúng đắn.
Về khảo sát chất liệu văn hóa dân gian trong thơ nơm Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Hồng Phong với bài viết: “Nữ sĩ bình dân Hồ Xuân Hương” [17] đã
khẳng định Hồ Xuân Hương là: “Nũ sĩ bình dân”, có được điều đó là do Hồ
Xuân Hương tiếp thu những tinh hoa của nền văn học học dân gian. “Thơ Hồ
Xuân Hương không có giá trị tư tưởng cao mà cũng đạt tới trình độ nghệ thuật
cao, có thể nói nghệ thuật Hồ Xuân Hương là nghệ thuật của bậc thầy” [17,
131].
Góp thêm tiếng nói vào việc tìm hiểu ảnh hưởng của chất liệu văn hóa dân
gian trong thơ nơm Hồ Xn Hương Nguyễn Đăng Na có bài: “Thơ Hồ Xuân
Hương với văn học dân gian (tạp chí văn học số 2 – 1991) [17]. Tác giả trình
bày hai vấn đề: “Hồ Xuân Hương nghĩ cái nghĩ dân gian, cảm cái cảm dân gian”
và “Hồ Xuân Hương rất dân gian nhưng cũng rất Xuân Hương”.
Trong giáo trình: “Văn học Việt Nam nữa thế kỹ XVIII – hết thế kỹ XIX
[8], Nguyễn Lộc đã đề cập đến phong cách nghệ thuật độc đáo của Hồ Xuân
Hương trong việc tiếp thu và sáng tạo các thể loại văn học dân gian. Tác giả
khẳng định: “Hồ Xuân Hương, nhà thơ của phũ nữ” [8, 275], tiếng nói của
những người bình dân.
Về nghệ thuật thơ Hồ Xn Hương, tác giả đã nhận định: “Có thể nói
ngơn ngư trong thơ Hồ Xuân Hương là ngôn ngữ thuần túy Việt Nam. Xuân
2



Hương có tài khai thác vốn ngơn ngữ súc tích cô đọng của ca dao, tục ngữ được
đặt đúng chỗ nên rất tự nhiên, nó nhuyễn vào những từ, những câu của Xuân
Hương làm thành một thể hữu cơ thống nhất.
Ca dao:

Khơng chồng mà chữa mới ngoan
Có chồng mà chữa thế gian sự thường.

(…) Xuân Hương đã dồn lại thành một câu sắc gọn, hết sức có cá tính để
làm câu kết cho một bài thơ nghe dứt khoát và rắn rỏi:
Khơng có, nhưng mà có, mới ngoan.
(Sự dở dang) [8, 291]
Cuối cùng tác giả khái quát phong cách của Hồ Xn Hương đó là
“Phong cách bình dân” [8,290].
Trương Xn Tiếu trong chuyên luận: “Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ
nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương [23] đã đề cập đến nhiều vấn đề về sự ảnh
hưởng của văn học dân gian đối với thơ nôm Hồ Xuân Hương .
Một phương diện rất quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến thơ nơm Hồ Xn
Hương, xét ở góc độ văn hóa được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến, đó là văn
hóa ngưỡng phồn thực, cơng trình tiêu biểu có hệ thống là “Hồ Xuân Hương,
hoài niệm và phồn thực” [21] của Đỗ Lai Thúy ơng đã đi vào tìm hiểu thơ nơm
Hồ Xn Hương dưới góc độ văn hóa văn học và đã thấy rằng: Thơ nôm của
“Nữ sĩ”chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa tín ngưỡng phồn thực. Tác giả
khẳng định: “Thơ Hồ Xn Hương chỉ có thì nảy nở trên một nền “Văn hóa dâm
tục” của Việt Nam và nền văn hóa này đến lượt nó lại bắt nguồn từ tín ngưỡng
phổ quát từ xa xưa được báo hiệu trên đất việt và in đậm vào tâm linh việt đó là
tín ngưỡng phồn thực [21, 49]. Tác giả đã lần tìm ra: “Đường dây lịch sử” của
văn hóa tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng phồn thực là cơ sở sâu xa của tâm
linh việt, là nguồn gốc của văn hóa dâm tục và trên cơ sở này mọc ra Hồ Xuân

Hương (…) tín ngưỡng phồn thực – văn hóa dâm tục – thơ Hồ Xuân Hương”
[21, 51].
3


Lê Hoài Nam trong: “Lịch sử văn học Việt Nam” (Tập III) [26] đã nhận
định: “Xuân Hương là nhà thơ đầu tiên đã dùng ngôn ngữ của đại chúng được
nâng cao một cách rộng rãi nhất trong văn học [26, 120].
Trương Xuân Tiếu trong: “ Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ nôm truyền
tụng Hồ Xuân Hương [23] cũng cho rằng ngôn ngữ thơ nôm Hồ Xuân Hương :
“Rất gần gũi với ngôn ngữ nghệ thuật thơ ca dân gian Việt Nam” [23, 124].
Từ những tư liệu trên chúng tôi có những nhận xét sau:
Các nhà nghiên cứu dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận sự
ảnh hưởng tích cực của văn hóa, văn học dân gian đối với thơ nôm Hồ Xuân
Hương. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra được chất dân gian trong thơ
nơm truyền tụng Hồ Xn Hương và nó chính là một yếu tố quan trọng làm nên
phong cách độc đáo của “Nũ sĩ” họ Hỗ - phong cách dân gian.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hoặc nêu lên vấn đề có tính chất phát hiện,
hoặc liệt kê so sánh có tính chất chứng minh chứ chưa lý giải thấu đáo những
nguyên nhân, biểu hiện của sự ảnh hưởng đặc biệt này. Tiểu luận chúng tơi, vì
vậy sẽ đi sâu vào vấn đề, miêu tả, chứng minh, so sánh, lý giải làm rõ hơn vai
trị của văn hóa, văn học dân gian trong thơ nôm Hồ Xuân Hương .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Xét về mặt văn bản, thơ nơm Hồ Xn Hương được nhiều người sưu tầm
và có những số lượng khác nhau. Trong điều kiện cho phép, chúng tôi dựa vào
kết quả khảo sát của các tác giả Hồng Xn Hãn, Đào Thái Tơn [24] Trương
Xn Tiếu để chón ra 41 bài thơ được quan niệm đó là thơ nôm truyền tụng Hồ
Xuân Hương .
Một vấn đề đặt ra trong q trình nghiên cứu đó là: Văn hóa dân gian là
một khái niệm bao gồm nhiều phạm trù, chúng tơi sẽ đi tìm hiểu chất liệu văn

hóa dân gian, loại hình đặc thù ảnh hưởng đến văn học việt nói chung, tìm hiểu
văn hóa tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hóa người việt; tìm hiểu đời

4


sống văn hóa dân gian ảnh hưởng đến văn hóa thơ nôm truyền tụng của Hồ
Xuân Hương .
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu đề tài này chúng tơi nhằm mục đích miêu tả và làm nổi bật vấn
đề: Khảo sát chất liệu văn hóa dân gian trong thơ nơm Hồ Xn Hương, để qua
đó làm sáng tỏ giọng điệu, phong cách thơ nôm nữ sĩ họ Hồ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thơ nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương là một hiện tượng của văn học Việt
Nam trung đại, do đó khi nghiên cứu khơng thể khơng qn triệt hai quan điểm
chỉ đạo:
Quan điểm duy vật lịch sử
Quan điểm duy vật biện chứng
Tuy nhiên, ta phải chú ý đến các mối quan hệ:
+ Mối quan hệ nội dung và hình thức.
+ Mối quan hệ giữa văn hóa – văn học dân gian đối với văn học viết
+ Mối quan hệ giữa lịch sử với văn học
Ngồi ra ta cịn có những phương pháp quen thuộc: thống kê, phân loại,
so sánh, đối chiếu, phân tích – tổng hợp, miêu tả đều được chúng tôi vận dụng
khi cần thiết trong quá trình giải quyết vấn đề này.
6. Bố cục
Tương ứng với nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, ngoài phần mở đầu và phần
kết luận, nội dung của đề tài được triển khai trong hai phần:
Phần 1: Nhận thức lý thuyết về mối quan hệ giữa văn hóa dân gian đối với
văn học viết.

Phần 2: Chất liệu văn hóa dân gian trong thơ nôm Hồ Xuân Hương
Sau cùng là phần tài liệu tham khảo.

5


PHẦN NỘI DUNG
Phần 1: Nhận thức lý thuyết về mối quan hệ giữa văn hóa dân gian,
văn học dân gian đối với văn học viết.
1. 1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Khinh thi: Đây là tập thơ ca dân gian Trung Quốc được Khổng Tử
nhà trí thức phong kiến phương đơng vĩ đại đặc biệt đề cao.
Kinh thi là tập thơ đầu tiên của nhà văn học Trung Quốc có khoảng hơn
ba trăm bài xuất hiện trong khoảng thời gian từ đầu tây chu đến giữa xuân thu,
tức là từ thế kỷ XI đến thế kỷ VI trước công nguyên, theo nhiều nhà nghiên cứu
kinh thi là tập thơ do các vị quan âm nhạc triều chu biên tập dựa trên cơng trình
sưu tầm của các nhạc cơng các nước chư hầu. Bên cạnh số lớn là ca dao thu thập
trong quần chúng cịn có những bài thơ có tính chất điền lễ của quý tộc làm
trong các dịp lễ tết, yến hội, những bài thơ có ngụ ý khuyên răn của quần thần
dâng lên thiên tử hoặc vua các nước chư hầu, kinh thi được Khổng Tử đặc biệt
đề cao, Khổng Tử đã san định ra “Thi”, “Lễ”, “Nhạc”, Tán tu”, Chu dịch” biên
soạn “Xuân thu”.
1.1.2. Quan điểm của Lênin về văn hóa dân tộc.
“Trong mỗi nền văn hóa dân tộc, đều có những yếu tố, mặc dầu khơng
phát triển của một nền văn hóa dân chủ và xã hội chủ nghĩa, vì trong mỗi dân
tộc đều có quần chúng lao động và bị bóc lột mà điều kiện sinh sống của họ nhất
định phải sản sinh ra một hệ tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa. M.Gorki
nhận định: “Những tác phẩm ưu tú của các nhà thơ vĩ đại các nước đều hấp thụ
những chất dinh dưỡng trong kho báu văn học dân gian”.
Kalinin từng nói: “Những tác phẩm ưu tú của các nhà thơ vĩ đại ở tất cả

các nước đều bắt nguồn từ kho tàng quý báu của các sáng tác tập thể trong dân
gian. Học tập và kế thừa truyền thống, văn học dân gian là một điều cần thiết và
lẽ sống còn của văn học dân tộc, bởi vì khơng cịn nghi ngờ gì nữa, nền văn học

6


dân gian tức là những gì mà nhân dân để lại truyền tụng hàng bao thế kỷ, là hình
thức cao nhất.
1.1.3. Nguyễn Bách Khoa
Trong cuốn sách “Kinh thi Việt Nam” đã đi sâu khảo sát mối quan hệ giữa
dân chúng Việt Nam và Nho giáo, từ đó ơng đã giành một phần quan trọng trong
ba phần của cuốn sách để tìm hiểu lai lịch các phong dao và những thi cách phô
diễn của người Việt Nam học theo tinh thần của Khổng Tử là thể hiện tinh thần
cuat trí thức đối với văn hóa Việt Nam, là ý thức đề cao văn hóa, văn học dân
gian.
Cuốn sách của Nguyễn Bách Khoa có tính chất như là một thơng điệp của
tác giả đối với người cầm bút là hãy không ngừng học tập tinh hoa của văn học
dân gian, vận dụng những yếu tố ngơn ngữ trong văn hóa, văn học dân gian vào
sáng tạo nghệ thuật.
1.1.4. Ý kiến của Lê kinh Khiên trong bài viết
“Một số vấn đề lý thuyết chung về mối quan hệ văn học dân gian – văn
học viết (TCVH số 1 – 1980, trang 69) [6, 69]. Bài viết đề cập đến nhiều vấn đề
lý luận, trong đó tập trung nhấn mạnh ảnh hưởng của văn học dân gian đối với
văn học viết trên nhiều khía cạnh.
+ Ảnh hưởng tư tưởng thẩm mỹ.
+ Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết diễn ra dưới dạng,
kiểu khác nhau.
+ Mức độ ảnh hưởng khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử phát triển của
văn học.

+ Hai giai đoạn lớn trong quá trình văn học viết tiếp nhận ảnh hưởng của
văn học dân gian.
* Giai đoạn một (Giai đoạn xuất phát từ văn học dân gian)
* Giai đoạn hai (Giai đoạn trở về với văn học dân gian)

7


Như vậy, từ những ý kiến khác nhau của các học giả, các nhà nghiên cứu
chúng ta càng thấy vai trò quan trọng của văn học dân gian đối với sự phát triển
của văn học viết. Văn học dân gian là một bộ phân của văn hóa dân gian, aanhr
hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết là có tính quy luật và điều này
đã được chứng minh một cách cụ thể, rõ ràng bằng thực tiễn của lịch sử văn học
dân tộc.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Văn hóa văn học dân gian có một sự ảnh hưởng rất lớn đối với văn học
viết, đặc biệt là văn học trung đại, nhiều tác giả lớn đã chú ý thắt chặt các mối
quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết.
Nguyễn Trãi là người mở đầu cho việc sử dụng những chất liệu dân gian
vào trong sáng tác của mình một cách thành cơng. Trong “Quốc âm thi tập” của
Nguyễn Trãi đã xuất hiện khá nhiều những câu tục ngữ dân gian, đơn cử bài thơ:
“Ở bầu thì ắt nên trịn
Xấu tốt, đều thì sập khn
Lân cận nhà giàu no bữa cốm
Bạn bè kẽ trộm phải đau địn
Chơi cùng đứa dại nên bày dại
Kết mấy người khơn học nết khơn
Ở đáng thấp thì nên đấng thấp
Đen gần mực, đỏ gần son”
(Bão kinh cảnh giới, số 21)

Thơ Nguyễn Trãi thiên về triết lý nhân sinh, răn dạy đạo đức, đây cũng là
một nội dung xuất hiện nhiều trong sáng tác dân gian. Nguyễn Trãi đã vận dụng
truyền thống đó vào trong sáng tác của mình, ca dao có câu:
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, đỡ hay đỡ đần”.
8


Hay là:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”.

Tiếp theo Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) đã chịu ảnh
hưởng sâu sắc của văn hóa, văn học dân gian. Những tư tưởng triết lý nhân sinh
được Nguyễn Bỉnh Khiêm đúc kết gắn với tư tưởng nhân dân, ngơn ngữ trong thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm có phần bắt nguồn từ khẩu ngữ hàng ngày của nhân dân:
“Thèm mỡ phụ canh cua ốc
Lạnh đã quen đắp ổ rơm”.
(Thơ chữ nôm, bài 36)
“Cá tôm hôm chác beeb kia bến
Cũi đuốc ngày mua mé nọ đèo”.
(Thơ chữ nôm, bài 38)
Ngơn ngữ trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm lại có phần bắt nguồn từ ngơn
ngữ của văn hóa dân gian. Ơng giữ ngun hoặc biến hóa những câu tục ngữ để
thích nghi một cach tự nhiên vào lời thơ của mình:
“Gần son thời đỏ, mực thời đen
Sáng biết nhờ ơn thủa bóng đèn”.
(Thơ chữ nơm, bài 70)
Vuốt mặt cịn chưa qua mũi nọ

Rút dây lại nể động rừng chăng
(Thơ chữ nôm, bài 96)
(Thành ngữ: Vuốt mặt nể mũi, bứt dây động rừng)
Cáo mượn oai hùm mà nát chúng
Ruồi nương đuôi ký luống khóc người.
(Thơ chữ nơm, bài 99)
(Thành ngữ: Cáo mượn oai hùm).

9


Với ngôn ngữ trong văn học dân gian, nhà thơ có điều kiện phản ánh hiện
thực dân tộc nhiều hơn, cảm nghĩa theo lối cảm nghĩ của nhân dân nhiều hơn, vì
thế mà tình cảm dễ chân thành hơn.
“Thành tựu thơ nôm của ông xứng đáng với truyền thống thơ ca dân tộc,
với truyền thống thơ ca dân gian” [5, 475].
Nguyễn Dữ, thế kỷ XVI cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong
sáng tác của mình, ơng khai thác chất liệu văn học dân gian từ phương diện đề
tài đó là đề tài lịch sử, đề tài văn hóa dân gian cùng với sự tiếp thu các yếu tố
khác từ bên ngoài và tạo nên thiên ký bút.
“Truyền kỳ mạn lục”
Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX những nhà văn lớn như Nguyễn Du,
Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương cùng đã tiếp thu nguồn văn hóa, văn học
dân gian vào sáng tạo nghệ thuật.
Từ những thực tiễn văn học nói trên, chúng tơi thấy được vai trị to lớn
của văn học dân gian trong việc góp phần quan trọng cho sự thành công trên
bước đường sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ trung đại, tất cả những
điều này sẽ là những tiền đề, những cữ kiệu ban đầu vẵng chắc để tạo điều kiện
thuận lợi cho chúng tơi đi vào tìm hiểu đề tài một cách hiệu quả hơn.
Phần 2: Khảo sát chất lượng văn hóa dân gian trong thơ nơm Hồ

Xn Hương.
Văn hóa dân gian: là một khái niệm rộng bao gồm nhiều phương diện
khác nhau, có định nghĩa văn hóa dân gian gần như trùng với văn học dân gian
vì nó có chung một thuật ngữ folklore (Tiếng anh có nghĩa là “Sự anh minh của
nhân dân”).
Ở phần này chúng tôi đi vào tìm hiểu chất lượng văn hóa dân gian trong
thơ nôm Hồ Xuân Hương ở một phương diện như đề tài, quan điểm thẩm mỹ,
phương thức, phương tiện biểu hiện.

10


2.1. Chất liệu văn hóa dân gian ở phương diện đề tài
“Đề tài” là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm văn học, đọc
bất cứ tác phẩm văn học nào chúng ta cũng bắt gặp những người, những cảnh
tâm tình, cụ thể và sinh động, đó là phạm vi miêu tả trực tiếp trong các tác phẩm
có thể hết sức đa dạng. Chuyện con người, con thú, cây cỏ, chim muông [9, 259]
Trong văn chương bác học đề tài thường mang tính ước độ, quy phạm, nó
có tính chất truyền thống và theo các mơ típ như: “Đơng thiên tam hữu” (Tùng –
Cúc – Trúc – Mai), từ nghề (Ngư – Tiểu – Canh – Mục), từ mùa (Xuân – Hạ Thu – Đông), từ thời (Mai – Điễu, Liên - Áp, Cúc – Điệp, Trúc – Hạc), từ linh
(Long – Ly – Quy – Phượng).
Văn chương văn học cũng thường lấy đề tài từ lịch sử như những sự kiện
nhân vật xưa để cấu thanh tác phẩm hay gần hơn là những đề tài có tính chất đạo
lý, lịch sử, truyền thống, thê thái nhân tình thường được nhắc tới.
Thơ Hồ Xuân Hương lấy đề tài chủ yếu từ văn hóa dân gian (bao gồm cả
văn học dân gian) đề tài của thơ là thường bắt nguồn từ những sự vật, hiện
tượng, con người hết sức bình thường gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của
quần chúng nhân dân lao động.
Văn hóa dân gian là những giá trị về vật chất và tinh thần của quần chúng
nhân dân. Là thành quả nghệ thuật chủ yếu của tầng lớp bình dân sáng tạo nên.

Nó đước lưu truyền, phát huy từ ngàn đời và tồn tại mãi mãi. Hồ Xuân Hương
đã tiếp thu những giá trị đó để chuyển thành những áng thơ nơm đường luật làm
say đắm lịng người. Đề tài lấy từ nguồn văn hóa, văn học dân gian có thể quay
về các loại như thơ vịnh vật, vịnh cảnh, thơ tả người…
2.1.1. Thơ vịnh vật
Thơ vịnh vật xuất hiện tương đối nhiều trong văn học trung đại, những bài
thơ vịnh vật của Hồ Xuân Hương vịnh cái quạt nhưng gợi sự liên tưởng đến
“Sinh thực khí” (yoni) của người phụ nữ, một biểu tượng của tín ngưỡng văn
hóa - phồn thực của người việt.
11


Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa
Duyên em dính dáng tự bao giờ
Chánh ra ba góc da cịn thiếu
Kép lại đôi bên thịt vẫn thừa
Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc mưa sa
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng
Phì phạch trong lịng đã sướng chưa?
(Vịnh quạt I)
Với người việt chiếc quạt giấy là một trong số ít những vật bất li thân
“Chiếc quạt là để quạt cho mát, nó cịn để che đầu khi nắng, che mặt khi ngũ, nó
là một ký hiệu, một “đạo cụ” để thể hiện tình cảm, tư tưởng trên sân khấu cuộc
đời và trong cuộc đời sân khấu. [21, 242], cái quạt trở nên thân thuộc với con
người là như vậy, trong ca dao có nhiều bài nói về chiếc quạt hết sức tình tứ:
Quạt em mười tám cái xương
Mượn thợ phất giấy mà nương lấy màu
Nắng lên thì em lấy che đầu
Khi bức em quạt, đi đâu em cầm.

Ra đường gặp bạn tri âm
Quạt che lấy miệng lầm rầm nhỏ to
(Ca dao)
Cũng như bài “Vịnh quạt”, bài thơ “Con ốc nhồi” Hồ Xuân Hương cũng
thông qua miêu tả cuộc sống con ốc:
“Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hơi”
Để ám chỉ âm vật và thân phận người phụ nữ.

12


Cũng theo cách này trong bài thơ “Giếng nước” Hồ Xuân Hương miêu tả
những sự vật tự nhiên và sử dụng làm biểu tượng cho cái bộ phận kín đáo nhất
của người phụ nữ:
Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông
Giếng tốt thảnh thơi, giếng lạ lùng
Cầu trắng phau phau đôi ván ghép
Nước trong leo lẻo một dịng thơng
Cỏ gà lún phún leo quanh mép
Cá diếc le te lách giữa dòng
Giếng ấy thanh tàn ai chẳng hết
Đố ai dám thả nạ dòng dòng
(Giếng nước)
Một bài thơ lấy đề tài tự sự vật bình thường để nhà thơ “Ký thác” những
tâm sự riêng của mình, của giới phụ nữ, đó là bài: “Bánh tên nước”
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rán nát mặt dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Bánh tên nước)

Bài thơ làm theo thể thơ đường luật thất ngôn tứ tuyệt, miêu tả một loại
bánh được nhân dân ta làm lễ cúng và ăn trong một số lễ hội mùa xuân ở miền
bắc Việt Nam. Hình ảnh bánh tên nước đi vào trong đời sống văn hóa của người
việt, ca dao có câu:
Bánh này bánh lọc bánh trong
Ngồi tuy xám mỏng trong lịng có nhân
Ai ơi xin chớ tần ngần
Lịng son em vẫn giữ phần dẻo dang
(Ca dao)

13


Thơ vịnh vật của Hồ Xuân Hương lấy đề tài từ những sự vật bình thường,
quen thuộc trong cuộc sống như: Cái quạt, con ốc nhòi, cái giếng, bánh tên
nước… nhưng dưới sự sáng tạo của nữ sĩ những sự vật vốn quen thuộc ấy đã trở
thành những biểu tượng hai mặt gợi người đọc sự liên tưởng phong phú. Hồ
Xuân Hương đã có sự sáng tạo mới mẽ, nhưng lại gần gũi với biểu tượng văn
hóa dân gian Việt Nam [23, 213].
2.1.2. Thơ vịnh cảnh
Bên cạnh thơ vịnh vật, mảng đề tài cũng gây ấn tượng sâu sắc trong thơ
Hồ Xuân Hương đó là thơ vịnh cảnh, được thể hiện qua một số bài thơ Đèo ba
dội, Kẽm trống, Vịnh trăng I, II, Cảnh thu, Đài khàn xuân, Chùa quán lữ, Quán
khách…
Hồ Xuân Hương tả cảnh rất độc đáo, bằng ngơn ngữ nơm na bình dị, có
giá trị gợi tả hình ảnh cũng như âm thanh, Xuân Hương đã vẽ nên trước mặt mọi
người những bức tranh thật sinh động lạ thường và thắm tươi chất sống, đây là
cảnh đèo ba dội:
Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo

Cữa son đã khoét tùm hum nóc
Bậc đá xanh lì lún phún rêu
Lắt léo cành thơng cơn gió thốc
Đầm đìa lá lẽo giọt sương gieo
Hiền nhân quân tử ai mà chẳng
Mỏi gối chôn chân vẫn muốn trèo
(Đèo ba dội)

14


Cịn đây là Kẽm Trống:
Hai bên thì núi giữa thì sơng
Có phải đây là kẽm trống khơng?
Gió dật sườn non khua lắc cắc
Lòng dồn mặt nước võ long bong
Ở trong hang núi còn hơi hẹp
Ra khỏi đầu non đã rộng thùng
Qua cữa mình ơi nên ngắm lại
Nào ai có biết nỗi bưng bồng
(Kẽm Trống)
Còn đây là “Bức Tranh” trăng thu khá ấn tượng
Một trái trăng thu chín mõm mịm
Nãy vừng quế đõ đõ lom khom
Giữ in chiếc bích khn cịn méo,
Ngồi khép đơi cung cánh vẫn khịm
(Vịnh Trăng I)
Trong mảng thơ vịnh cảnh Hồ Xuân Hương có một số bài vịnh về cảnh
chùa đền, đó là “Khơng gian tơn giáo” [23, 01], thế nhưng trong thơ bà nó
khơng cịn khơng gian thiêng nữa, nó đã mất thiêng, giảm thiêng.

Chùa Quán Sứ:
Quán sứ sao mà cảnh vắng teo?
Hỏi thăm sư cụ đảo nơi neo?
Chày kính, tiểu để sng khơng đấm
Trăng hạt, vãi lần đếm lại đeo.
(Quán Sứ)

15


Qn Khách Thì:
Đứng tréo trơng theo cảnh hắt heo
Đường đi thiên thẹo quán cheo leo
(…) Thú vui quên cả niềm lo cũ
Kìa cái diều ai nó lộn đèo
(Qn khách)
Hồ Xn Hương cũng đã tiếp nhận cách phê phán “Thần quyền” từ văn
hóa dân gian Việt Nam, bắt nguồn từ tình hình lịch sử thế kỷ XVIII – XIX phật
giáo xuống dốc, nhà chùa trở thành nơi hành lạc của vu chúa, vì vậy Hồ Xn
Hương cũng có những bài thơ để phê phán châm biếm nhà chùa và nữ sĩ đã gặp
văn hóa dân gian ở việc “Thơng qua nghệ thuật thơ để tế nhị phủ nhận thần
quền và qua đó nhằm đề cao sức mạnh vật chất con người. Đề cao sức sống của
con người trước tự nhiên” [23, 105].
2.1.3. Thơ vịnh người
Một mảng đề tài lớn, quan trọng nhất trong thơ Hồ Xuân Hương là viết về
con người, con người là đối tượng thẩm mỹ, là hình tượng trung tâm của văn
học nghệ thuật, viết về con người Hồ Xuân Hương chủ yếu tập trung vào các đối
tượng: Người phụ nữ, những người trí thức, như học teo, Ông đồ, nhà sư… với
những thái độ, tình cảm khác nhau: cảm thông, bênh vực, ngợi ca hay phê phán
châm biếm, điều quan trọng hơn về con người Hồ Xuân Hương chủ yếu tiếp thu

những cái nhìn, cách nghĩ từ quần chúng, những người bình dân, từ truyền thống
văn hóa văn học dân gian Việt Nam.
Trước hết đề tài về những trí thức nhà Trường (Anh đồ, học trị) Hồ Xuân
Hương có chùm thơ ba bài: “Trách Chiêu Hỗ”, hai bài: “Mắng học trò I, II).
Chẳng hạn trong châm thơ ba bài: “ Trách Chiêu Hỗ”, hình tượng “Anh
Đồ” bờm xờm, gian dối, sàm sỡ, nhút nhát đã Hồ Xuân Hương miêu tả khá chân
thực và đã kích khơng thương tiếc:

16


Anh đồ tỉnh anh đồ say
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày?
Này này chị bảo cho mà biết
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.
(Trách Chiêu Hổ I)
Sao nói rằng nằm lại có ba
Tránh người quân tử hẹ sai ra…
(Trách Chiêu Hổ II)
Những báy lâu nay luống nhắn nhe
Nhắn nhe toan những sự gằn ghè
Gùn ghè những vẫn còn chưa giám
Chưa giám cho nên phải lụt lè
(Trách Chiêu Hổ III)
Trong chùm thơ hai bài: “Mắng học trị” hình tượng những kẽ “Bạch diện
thư sinh” dốt nát nhưng lại có thói xấu hợm mình, khoe chữ đã bị Hồ Xn
Hương bóc trần và trào phúy sâu cay:
Khéo léo đi đâu rũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Ong non ngựa nọc châm hoa sữa

Dê con buồn sừng húc dậu thưa.
(Mắng học trị I)
Dắt díu nhau lên cửa chiền
Cũng địi học nói, nói khơng nên
Ai về nhắn nhủ phường lồi tới
Muốn sống đem vơi qt trả đền.
(Mắng học trị II)
17


Nhưng có lẽ các nhà sư là bị Hồ Xuân Hương chỉ trích nặng nhất, Hồ
Xuân Hương đã viết ba bài thơ về đề tài nhà sư: Vịnh sư, sư bị ong châm, kiếp
tu hành, đã bộc lộ ghét cay ghét đắng hạng người vừa sống trái tự nhiên, vừa bị
tha hóa, biến chất.
Ca dao cũng nói nhiều đến vấn đề này:
Nam mô một bồ dao găm
Một trăm dao mác
Một vác dao bầu
Một xâu thịt chó
(Ca dao)
Một thực tế là giai đoạn lịch sử thế kỷ XVIII – XIX phật giáo ở nước ta bị
khủng khoảng nhiều mặt, chính vì vậy Hồ Xuân Hương có nhiều bài thơ vịnh về
sư, về cảnh chùa với thái độ phê phán. Có thể nói đây là cách nhìn của thời đại:
Chẳng phải ngơ, chẳng phải ta
Đầu thì trọc lốc, áo khơng tà
Oẵn dảng trước mặt dăm ba phẫm
Vãi lấp sau lưng sáu bảy bà
(Vịnh Sư)
Hay là:
Nào nón tu lờ, nào mũ thàm

Đi đâu khơng đội để ong châm?
Đầu hư há phải …gì bà cốt
Bá ngọ con ong bé cái nhằm
(Sư bị ong châm)

18


Cái kiếp tu hành nặng đá đeo
Vị gì một chút tẻo tèo teo
Thuyền từ cũng muốn về tây trúc
Trái gió cho nên phải lộn đèo
(Kiếp tu hành)
Thơ Hồ Xuân Hương có một đề tài tạo nên sự “ám ảnh nghệ thuật” đối
với đối tượng thưởng thức đó là đề tài viết về người phụ nữ, đề tài viết về người
phụ nữ có tính chất truyền thống từ xưa đến này.
Nhà thơ thể hiện thái độ thông cảm sâu sắc:
Khúc trung thiếu phụ bất tri sầu
Xuân nhật ngưng trang thưởng thúy lầu
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế mịch phong hầu
(Khúc cán – Vương Xuân Tịch)
Viết về đề tài người phụ nữ, Hồ Xuân Hương chịu ảnh hưởng cách nhìn
người phụ nữ trong văn học dân gian, ca dao có những câu than thân, trách phận.
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
(Ca dao) [12, 336].
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
(Ca dao) [12, 339]

Cảnh lấy chồng chung:
Lấy chồng làm lẽ khổ thay
Đi cấy đi cày chị chẳng kể công
Đến tối chị giữ mất chồng
19


Chị cho manh chiếu nằm khơng nhà ngồi
Đến sáng chị gọi: Bớ hai!
Trở dậy nấu cám thái khoai băm bèo!
(Ca dao) [12, 396].
Hồ Xuân Hương viết về người phụ nữ một cách đa chiều như vậy, có câu
viết về thân phận người phụ nữ:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
(Bánh trơi nước)
Bác mẹ sinh em phận ốc nhồi
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hồi
(Con ốc nhồi)
Hay phận làm lẽ:
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
(Làm lẽ)
Hay viết về vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ: Thiếu nữ ngủ ngày, Tranh
tố nữ…viết về sự khao khát tình duyên, hạnh phúc lứa đơi: “Mời Trầu”.
… “Có phải dun nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vơi”.
Qua tìm hiểu hệ thống đề tài trong thơ nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương,
ta thấy nhà thơ không lấy những đề tài đầy tính quy phạm, ước lệ, những đề tài
lịch sử vào sáng tác thơ. Những đề tài cấu thành tác phẩm của Xuân Hương chủ

yếu lấy từ văn hóa dân gian, đi vào phân tích từng mảng đề tài trong thơ Hồ
Xuân Hương lại thấy rõ hơn chất liệu văn hóa dân gian trong thơ nơm của Bà,
đó là chất liệu văn hóa “tín ngưỡng phồn thực” của lễ hội sinh hoạt văn hóa dân

20


gian, của đề tài văn học dân gian… tất cả đã cấu thành hệ thống đề tài trong thơ
Hồ Xuân Hương.
2.2. Chất liệu văn hóa dân gian ở trên phương diện quan điểm thẩm mỹ
Quan điểm thẩm mỹ tức là quan điểm về cái đẹp, đối với văn học thì đó là
quan điểm của nhà nghệ sĩ về cái đẹp, đổi mới văn học thì đó là quan điểm của
nhà nghệ sĩ về cái đẹp của nhà văn, nhà thơ:
Cái đẹp là: “Phạm trù trung tâm của mỹ học”. [9,147] và nó là đối tượng
chính của nghệ thuật”. [9,156]. Trong nền văn học mỗi nước, cái đẹp ln có
những chuẩn mực riêng, mỗi thời đều có những chuẩn mực của nó.
Cái đẹp trong văn học bác học thời trung đại được soi chiếu dưới ảnh
hưởng đạo đức, tư tưởng nho giáo, đó là cái đẹp được xác lập trên các phạm trù
đạo đức: Tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức, nó có tính chất siêu hình cực
đoan.
Cái đẹp trong văn học dân gian được quan niệm là cái đẹp tự nhiên vốn
được xuất hiện trong cuộc sống lao động của người bình dân.
Cái đẹp của Hồ Xuân Hương gần rồi cái đẹp của văn học, văn học dân
gian quan niệm “cái đẹp là cuộc sống” của Tseenushevski.
Thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ, trước hết đó là vẻ đẹp hình thể, thân
thể, mối quan tâm hàng đầu của Hồ Xuân Hương khi tác giả là thơ về người phụ
nữ:
Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau.
(Dệt cửi)
Thân em vừa trắng lại vừa trịn.

(Bánh trơi nước)
Thốt dưới sương pha đuộm má hồng.
(Đá ông chồng bà….)
Và đặc biệt là bài thơ: “Thiếu nữ ngủ ngày”:
21


“Mùa hè hây hẫy gió nồm đơng,
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng.
Lược trúc biếng cái trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Đơi gị bồng đạo sương cịn ngậm,
Một lạch đào nguyên suối chữa thông.
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt,
Đi thì cũng giở, ở khơng xong.”
(Thiếu nữ ngủ ngày)
Cái đẹp trần thế của con người cũng được Hồ Xn Hương thể hiện thơng
qua hình tượng tự nhiên vũ trụ: sông, núi, đèo, kẽm, trăng:
Trong bài: “Hỏi trăng I; II” Hồ Xuân Hương đã đồng nhất người đàn bà
với Trăng, một ánh trăng sáng giữa trời được ví với vẻ đẹp của người phụ nữ thì
cịn gì bằng, trong tâm chức cũng như trong truyền thống văn hoá người Việt,
người ta thường ví người đàn bà với Trăng, ánh trăng là cái để đơi trai gái bộc lộ
tình yêu trong ca dao xưa:
Trăng rằm đã tỏ lại tròn
Canh năm trống đánh em còn chờ anh
(Ca dao)
Trăng lên khỏi núi trăng tròn
Xuân xanh em mấy mà giòn rứa em
(Ca dao)
Từ ánh trăng trong ca dao đến ánh trăng trong thơ Hồ Xuân Hương có

những nét tương đồng:
“Trải mấy thu nay vẫn hãy còn?
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn?

22


Hỏi con ngọc thỏ đã bao tuổi?
Chờ chị hằng nga đã mấy con?
Đêm vắng cớ chi phò tuyết trắng?
Ngày xanh sao nỡ tạnh lòng son?
Năm canh lơ lửng chờ ai đó?
Hay có tính riêng với nước non?
(Vịnh Trăng II)
Tương đồng với ánh trăng trong ca dao nhưng Hồ Xuân Hương đã có
cách thể hiện độc đáo đó là ánh trăng được ví với thân thể người phụ nữ, ta bắt
gặp “mơ típ trắng son” quen thuộc: “màu trắng của da, màu hồng của đôi má,
đồng thời màu trắng của thân thể, màu son của tâm hồn.
Một bài thơ khác cũng thuộc dịng thơ này: “Đá ơng chồng bà chồng”. Ở
nước ta xa xưa đã phổ biến tục thờ đá. “Bất kỳ đá nào cũng có hình thù kỳ dị
đều được thờ phụng. Những hịn vọng phu, hịn trống mái thì hầu như ở địa
phương nào cũng có. Bởi lẽ hình tượng vọng phu và trống mái nằm sẵn trong
tâm thức con người” [21,143] Hồ Xuân Hương đã nhìn một trong những hồn
trống mái như vậy thành: Đá ơng chồng bà chồng:
“Khéo khéo bày trị tạo hố cơng
Ơng chồng đã vậy lại bà chồng
Từng trên tuyệt điểm phơ đầu bạc
Thốt dưới sương pha đượng má hồng
Gan nghĩa dãi ra cung tuề nguyệt
Khói tình cọ mãi với non sơng

Đá kia cịn tiết xuân già dặn
Chả trách người ta lúc trẻ trung”.
Song song với cái nhìn về vẻ đẹp vật chất của người phụ nữ, cái đẹp trần
thế của con người, Hồ Xuân Hương cịn thấy cái đẹp trong đồi sống tình cảm
23


của người phụ nữ nói chung, đó là sự khát khao tình dun, hạnh phúc lứa đơi,
tình cảm vợ chồng, là nhu cầu ái ân.
Biểu hiện của cái đẹp trong đời sống tình cảm của người phụ nữ nói
chung được thể hiện trước hết là ở sự khát khao hạnh phúc lứa đơi: mời trầu, tự
tình I, II.
Bài thơ: “Mời trầu” là tiếng nói khát khao tình u, hạnh phúc lứa đơi của
người phụ nữ. Và nó gắn với truyền thống văn hoá người Việt:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hơi
Này của Xn Hương mới quệt rồi
Có phải dun nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vơi.
(Mời Trầu)
Từ bài thơ mời trầu khiến chúng ta liên tưởng đến một số bài ca dao:
Trâu đã có day, cau có dây
Nhân duyên chứa định trầu này ai ăn
Trầu này trầu tữu trầu khăn
Cùng trầu giải yếm anh ăn trầu nào.
(Ca dao)
Trầu em trầu quế trầu vôi
Anh ăn một miếng kết đôi vợ chồng.
(Cao dao)
Trầu này cúc, trúc, mai, đào
Trầu này thục nữ anh hào sánh đôi.

(Ca dao)
Biểu hiện của cái đẹp trong đời sống tình cảm của người phụ nữ nói
chung cịn thể hiện ở tình cảm vợ chồng, ở nhu cầu ái ân, Xuân Hương dùng

24


nhiều câu thơ, đoạn thơ, đoạn thơ miêu tả tinh tế, sinh động hành động tỉnh giao
nam nữ và ái ân, khẳng định sinh hoạt tình dục là “một nhu cầu đương nhiên,
công khai” [23,56] của con người.
…. “Nâng niu ướm hỏi người trong trường
Phê phạch trong lòng đã sướng chưa”?
(Vịnh Quạt I)
… “Qn tử có thương thì bóc yếm
Xin đừng ngó ngốy lỗ trịn tơi”.
(Con ốc nhồi)
… “Thú vui qn cả niềm lo cũ
Kìa cái diều ai nó lộn léo”.
(Quán khách)
Điều này Xuân Hương đã bắt gặp dân gian trong cách nói, cách nghĩ. Ở
một số dạng thức khác nhau, câu đố dân gian có nhiều câu rất hay nó giúp ta liên
tưởng đến chuyện buồng the của vợ chồng qua hiện tượng: “Đố tục giăng
thanh”:
“Xưa kia em Trắng như ngà
Bởi chàng ngủ lắm nên đà em thâm
Khi bẩn chàng đánh chàng đâm
Đến khi sạch sẽ chàng nằm lên trên”.
(Cái điếu) [22,15].
“Canh một anh lột quần ra
Canh hai dạng hàng canh ba đút vào

Canh bốn sung sướng làm sao
Dập lên dập xuống ào ào nước ra”.
(Róc mía – Ăn mía)

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×