Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

NGƯỜI đàn bà MIỀN núi TRONG tập,doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.11 KB, 77 trang )

1

Trờng Đại học Vinh
Khoa NGữ VĂN
********************

Nguyễn Thị Ngân

Ngời đàn bà miền núi trong tập
Tiếng đàn môi sau bờ rào đá
Của đỗ bích thúy

KhóA LUậN TốT NGHIệP đại học
Chuyên ngành: lý luận văn học

Vinh, 2012


2

Trờng Đại học Vinh
Khoa ngữ văn
********************

Ngời đàn bà miền núi trong tập
Tiếng đàn môi sau bờ rào đá
Của đỗ bích thúy

KhóA LUậN TốT NGHIệP đại học
Chuyên ngành: lý luận văn học


Giảng viên hớng dẫn

: TS.

Lê Thị

Hồ Quang
Sinh viên thực hiện

:

Nguyễn

Thị Ngân
Lớp
MÃ số sinh viên

: 49a1 Ngữ Văn
: 0856011655


3

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..........................................................................3
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................7
4. Phạm vi văn bản khảo sát ...........................................................................7

5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................8
6. Cấu trúc khoá luận ......................................................................................8
CHƯƠNG 1: NHÌN CHUNG VỀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA ĐỖ
BÍCH THUÝ VÀ ĐỀ TÀI NGƯỜI ĐÀN BÀ MIỀN NÚI TRONG
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ..................................................9
1.1. Hành trình sáng tạo của Đỗ Bích Thúy ...............................................9
1.1.1. Tiểu sử ..................................................................................................9
1.1.2. Hành trình sáng tạo của Đỗ Bích Thúy ................................................11
1.2. Nhân vật người đàn bà miền núi trong truyện ngắn hiện đại ...........14
1.2.1. Khái niệm nhân vật ..............................................................................14
1.2.2. Người đàn bà miền núi trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại ..............16
1.3. Khái lược hình tượng người đàn bà miền núi trong tập Tiếng đàn
môi sau bờ rào đá .........................................................................................25
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI PHỤ NỮ MIỀN NÚI TRONG TẬP
TIẾNG ĐÀN MÔI SAU BỜ RÀO ĐÁ CỦA ĐỖ BÍCH THÚY ..................28
2.1. Người đàn bà với khát vọng tình yêu, hạnh phúc ..............................28
2.2. Người đàn bà tần tảo, thuỷ chung, hi sinh hạnh phúc cá nhân cho gia đình ..35
2.3. Người đàn bà miền núi với bi kịch cuộc đời .......................................41
2.3.1. Người đàn bà với bi kịch chiến tranh ...................................................42
2.3.2. Người đàn bà với những bi kịch bởi tàn dư, định kiến của xã hội cũ 45
2.3.3. Người đàn bà với bi kịch của cuộc sống nghèo khổ .............................48


4

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NGƯỜI ĐÀN
BÀ MIỀN NÚI TRONG TẬP TIẾNG ĐÀN MÔI SAU BỜ RÀO ĐÁ .......51
3.1. Miêu tả ngoại hình, ngơn ngữ, hành động ..........................................51
3.2. Phân tích, mơ tả tâm lí nhân vật ..........................................................58
3.3. Đặt nhân vật trong bối cảnh núi rừng Tây Bắc ..................................61

KẾT LUẬN ...................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................70


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. “Con của núi”, “người đàn bà viết văn bước ra từ dịng sơng Nho
Quế”, “ngòi bút vùng cao”...là những định danh mà bạn đọc và giới chun
mơn nói về nữ nhà văn 7x, Đỗ Bích Thúy. Giành giải thưởng văn học Tuổi
xanh lúc mới 19 tuổi ; giải nhất truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội lúc
còn là sinh viên và trở thành Phó tổng biên tập của tạp chí văn chương uy tín
này lúc cịn là thượng úy và mới bước qua tuổi 30...Nhưng cao hơn tất cả
những thành công ấy, cơng chúng nhớ đến Đỗ Bích Thúy trước hết là một nhà
văn nữ viết về miền núi sâu sắc và tinh tế. Những trang văn của người nghệ sĩ
đa tài ấy rất giàu chất thơ, chất họa và chan chứa những tình cảm sâu nặng với
quê hương, làng bản.
Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy là một hiện tượng lạ trong đời sống truyện
ngắn đương đại. Trong khi nhiều cây bút nữ viết truyện ngắn từ sau 1986 bị
thu hút mạnh mẽ bởi động lực theo đuổi cái mới cả về hình thức lẫn nội dung
thì ở Đỗ Bích Thúy màu sắc “tân thời” không thật rõ rệt và cảm hứng chủ
đạo vẫn là chăm chút những vẻ đẹp mang tính truyền thống. Và đọc truyện
ngắn của chị, ta thấy được những tình cảm đẹp đẽ nhưng đầy trăn trở của một
người con xa quê viết về quê hương. Đồng thời, người đọc còn nhận ra được
ngòi bút tài hoa, tinh tế khi viết về mảnh đất Hà Giang.
1.2. Người đàn bà luôn là một đề tài vô tận cho văn học khai thác. Một
số nhà văn hiện đại, đặc biệt là một số cây bút nữ như: Y Ban,Võ Thị Hảo,
Nguyễn Thị Thu Huệ...viết về người đàn bà với cuộc nổi loạn đấu tranh đòi
“nữ quyền” với những day dứt về số phận người đàn bà trong cuộc sống hiện

đại. Nhà văn Y Ban trong bài trả lời phỏng vấn báo Pháp luật cuối tuần đã
cho rằng: “Văn học của chúng ta hiện nay mang khuôn mặt phụ nữ”. Chưa
bao giờ văn học lại viết về cảm hứng đời tư thế sự nhiều đến thế. Và cũng


2

chưa bao giờ người phụ nữ được quan tâm, ưu ái, bước vào đời sống văn học
một cách ào ạt như thế.
Văn xi đổi mới xem hình tượng người đàn bà như một khách thể
thẩm mĩ độc lập, một thế giới riêng đầy bí ẩn và hấp dẫn, là mảnh đất phù sa
màu mỡ cần được phát hiện và lí giải. Hình ảnh người đàn bà qua cái nhìn của
các tác giả hiện nay thật “đa dạng và đa sự”. Đối với Đỗ Bích Thúy, người
đàn bà vùng cao lại là đối tượng cho chị phản ánh và phát hiện vẻ đẹp tâm
hồn. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn làm rõ những đóng góp, những
cách nhìn nhận riêng của Đỗ Bích Thúy với người phụ nữ vùng cao nói riêng
và người phụ nữ Việt Nam nói chung.
1.3. Việc giành được rất nhiều giải thưởng, được bạn đọc yêu mến cùng
với sự ra đời của các tập truyện : Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, Người đàn bà
miền núi, Mèo đen...cho ta thấy được một cây bút trẻ đang ở độ sung sức, cần
viết và phải viết về mảnh đất vùng cao Hà Giang. Chị không gây ồn ào với dư
luận, không khiến làng văn phải xôn xao, bàn tán như Y Ban, Nguyễn Thị Thu
Huệ, Võ Thị Hảo, Đỗ Hồng Diệu...Đỗ Bích Thúy đến với độc giả bằng
những truyện ngắn nhẹ nhàng, ngắn gọn nhưng đặc sắc và tinh tế. Những
trang viết của chị luôn mang đậm hơi thở vùng cao từ khung cảnh thiên nhiên,
đời sống sinh hoạt đến tâm hồn, nếp nghĩ của con người qua giọng văn bình
dị đầy sức lơi cuốn, đặc biệt ở cách sử dụng ngơn ngữ ví von, so sánh giàu
biểu tượng, một đặc trưng trong cách tư duy của người miền núi.
Ngịi bút của chị ln tìm cách lách sâu vào những bí ẩn tâm hồn để
khám phá những vẻ đẹp tưởng chừng như bị che lấp. Trong thế giới nghệ

thuật mn hình mn vẻ ấy, chúng ta thực sự bị thu hút bởi những người đàn
bà vùng cao Tây Bắc. Họ có sức hấp dẫn kì lạ bởi vẻ đẹp rất riêng, về tính
cách và số phận khác với kiểu nhân vật “nổi loạn” của những tác phẩm văn
học đương đại. Có thể nói, nhân vật người đàn bà miền núi đã trở thành một


3

đối tượng thẩm mĩ, một hình tượng nổi bật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy.
Họ là những người đàn bà miền núi hiền lành, mang vẻ đẹp truyền thống và
có những số phận riêng. Đỗ Bích Thúy tập trung khai thác những vẻ đẹp về
tâm hồn, tính cách của họ. Chúng tơi hi vọng rằng, qua việc tìm hiểu nhân vật
người đàn bà mièn núi trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy sẽ góp phần nhận
thức tài năng và những đóng góp của chị đối với sự vận động và phát triển
của truyện ngắn sau 1975.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu về nhân vật nữ trong truyện ngắn hiện đại
Đại hội VI là bước chuyển mình mạnh mẽ cho sự phát triển sau này của
đất nước. Đồng thời, Đại hội cũng đã “cởi trói” cho văn học đổi mới và dân
chủ hóa. Văn học đi sâu vào những ngóc ngách, góc khuất của cuộc đời nhiều
hơn, gần với cuộc sống thường ngày hơn và có nhu cầu tự đổi mới về hình
thức nghệ thuật, phương thức thể hiện hơn bao giờ hết. Đặc biệt, văn học lúc
này tập trung vào khai thác thể tài đời tư thế sự. Trong xu hướng mới, nhà văn
khám phá bản chất con người ở những đặc trưng bản thể và những khao khát
trần thế, phát hiện con người ở tầng sâu nhất của đời sống tâm hồn: “nhân vật
nữ vì thế trở thành hình tượng trung tâm của văn xi thời kì đổi mới” [21].
Nhiều tác giả đặc biệt quan tâm đến những xung đột phức tạp của đời
sống tâm lí nhân vật. Với nhiều dạng thái tính cách khác nhau đã tạo nên sự
phong phú, nhiều mặt, nhiều cung bậc, màu sắc cho bức tranh đời sống. Các
tác phẩm thời kì này đã chú ý nhiều vào việc khám phá, phản ánh bi kịch của

người phụ nữ ở những khía cạnh tình u, hơn nhân, gia đình...người phụ nữ
ln là hiện thân của tình u và sự hi sinh. Nhưng chính họ lại là những
người bị gánh chịu những bi kịch, thiệt thòi, mất mát và khổ đau. Với một đời
sống văn học phong phú, đa dạng như vậy tuy nhiên cơng trình nghiên cứu về


4

nhân vật nữ trong truyện ngắn hiện đại nói chung cịn ít và thiếu tính hệ
thống.
Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu của các nhà phê bình hay
các luận văn, khóa luận. Trước hết là một số bài viết của Bùi Việt Thắng trong
cuốn Bình luận truyện ngắn (Nhà xuất bản Văn học,Hà Nội, 1999 ). Tác giả
đề cập đến người phụ nữ qua các tác phẩm: Mùa hoa cải bên sơng, Người đàn
bà tóc trắng...của Nguyễn Quang Thiều. Qua đó đưa ra ý kiến phần nào
khẳng định lối đi riêng của nhà văn này là: “hướng vào thế giới tâm linh” của
nhân vật. Tuy nhiên ý kiến của Bùi Việt Thắng vẫn chưa đi sâu khám phá, đưa
ra những đánh giá về nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều
một cách khái quát và đầy đủ. Người viết chủ yếu mới dừng lại ở việc tìm ra
những nét mới về cách tổ chức cốt truyện hoặc chất thơ trong tác phẩm của
Nguyễn Quang Thiều.
Bài nghiên cứu Người phụ nữ và những nẻo đời của Đào Phương Huệ
in trên Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 593 tháng 3 năm 2004 có viết: “với vẻ
đẹp thiên phú căng tràn sức sống, gương mặt họ, nụ cười họ cứ bám riết lấy
tâm trí người đọc. Tất cả cứ như cuộc sống đang diễn ra quanh đây”. Tác giả
Đào Phương Huệ nhận định: “Con người trong tác phẩm Ma Văn Kháng ln
được nhìn nhận như một thực thể sống, có phần sinh học như một động lực
tiềm ẩn góp phần hình thành nên tính cách của mỗi cá nhân”. Người phụ nữ
của Ma Văn Kháng hiện diện trước mắt người đọc gần gũi, chân thực, có khi
“phức tạp, đa đoan và không thuần nhất”.

Đào Đồng Điện với bài viết Phụ nữ - nguồn cảm hứng sáng tác của
văn xi thời kì đổi mới đã khẳng định: hình tượng người phụ nữ là chất liệu
sáng tác cho văn xuôi đổi mới. Một cảm hứng không bao giờ vơi cạn, qua đó
cịn thể hiện nhiều cách tân đổi mới, nhiều cái nhìn đa dạng về con người và
cuộc đời.


5

Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Thường (2002) với đề tài: Chất thơ trong
truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều đã dành hẳn một chương để khám phá về
thế giới nhân vật của truyện ngắn, từ đó tác giả khẳng định: nhân vật phụ nữ,
trẻ em ...đã tạo nên chất thơ bàng bạc cho các tác phẩm, “chất thơ thể hiện
chiều sâu của thế giới nội tâm, có tính hướng nội”.
Đồng thời có thể kể đến một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về nhân vật
nữ trong văn xuôi Việt Nam đương đại:
Nhân vật nữ trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay (2004) của Đào
Đồng Điện
Nhân vật nữ trong văn xuôi Võ Thị Hảo (2008) của Thăng Thị Phương
Nhân vật nữ trong truyện ngắn về đề tài chiến tranh từ 1945 - nay
(2009) của Đỗ Thị Hồng
Ngoài ra, còn một số bài báo, trang viết đăng tải trên các trang web có
bàn về nhân vật nữ trong văn xi Việt Nam đương đại. Tuy vậy, vẫn cịn
thiếu những cơng trình lớn bàn về nhân vật nữ có tính hệ thống và vì vậy mà
chưa làm nổi bật được một đề tài tiềm năng như thế.
2.2. Nghiên cứu về nhân vật nữ trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy
Trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy, nhân vật nữ đã trở thành trung tâm
của sự phản ánh hiện thực. Người phụ nữ hiện lên trong trang văn của chị
sống động và phức tạp. Hầu hết họ là người phụ nữ các dân tộc thiểu số trên
quê hương của chị. Đó là nơi lưu giữ những kí ức và gắn với tuổi thơ của tác

giả. Quê hương gắn với mỗi con người như một sợi dây vơ hình. Nhưng với
Đỗ Bích Thúy, thì cịn một sợi dây hữu hình là căn nhà mái ngói rêu phong
trong thung lũng ba mặt là núi, một mặt là sông ở huyện Vị Xuyên, Hà Giang.
Nơi ấy có bản người Dao, người Tày, có những người phụ nữ nhẫn nại và cam
chịu đã đi vào trang văn của chị [8].


6

Đỗ Bích Thúy đã có nhiều thành cơng như vậy nhưng cơng trình nghiên
cứu về nhân vật nữ nhìn chung cịn tản mạn và thiếu tính hệ thống. Đặc biệt là
chưa khái quát được bản chất và số phận của người phụ nữ vùng cao, cũng
như chưa thấy được sự tài hoa, tinh tế của một ngòi bút, tấm lòng yêu thương,
trăn trở, day dứt của nhà văn đối với người phụ nữ vùng cao.
Trong bài viết Vẻ đẹp một ngịi bút vùng cao tác giả có nhận định: “Nét
độc đáo, vẻ đẹp đời sống tâm hồn, chiều sâu tâm linh của người phụ nữ miền
núi được Đỗ Bích Thúy thể hiện giản dị mà sâu sắc...Tất cả đi vào trang viết
của chị hồn nhiên và gợi cảm...”. Bài viết đã khái quát được hàng loạt chân
dung về người phụ nữ miền núi với những vẻ đẹp tâm hồn, những khao khát
về tình yêu và hạnh phúc. Khai thác đời sống tâm hồn của người phụ nữ vùng
cao Hà Giang đã tạo nên sức sống, nét hấp dẫn riêng không thể trộn lẫn nơi
ngòi bút của chị.
Nguyễn Xuân Thủy trong bài viết của mình đã khái quát được những
trăn trở, yêu thương của nhà văn Đỗ Bích Thúy đối với q hương: “Sẽ khơng
cịn những bậc thang gỗ, khơng cịn chiếc bậu cửa nham nhở vết sẹo thời gian,
sẽ không cịn “căn gác áp mái” với chiếc hịm tơn cũ đựng những cuốn truyện
thiếu nhi sờn cũ đã đưa chị vào ngưỡng cửa văn chương, khơng cịn những
chú sóc chí chách chuyền cành bên khu rừng mả kề ngôi nhà mái ngói ẩn
trong thung lũng”. Tuy nhiên bài viết cũng chưa đề cập được đến đề tài người
phụ nữ miền núi trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy.

Từ truyện ngắn của một người viết trẻ là nhan đề bài viết của Lê
Thành Nghị. Trong bài viết của mình, tác giả đã đề cập đến khá nhiều vấn đề
như: không gian trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, ý niệm về cái đẹp,
thơng điệp trở về miền núi, những khía cạnh trong đời sống tâm hồn người
miền núi...Và bài viết cũng đã đề cập đến hình tượng người phụ nữ với những
khao khát đời thường, cùng những bi kịch cuộc đời mà họ phải gánh chịu.


7

Như vậy, các bài viết về Đỗ Bích Thúy, đặc biệt là về nhân vật nữ trong
truyện ngắn của chị thực sự rất ít, và hầu như đều là các bài viết có tính chất
thâm nhập, thiếu đầu tư nghiên cứu. Chúng tơi hi vọng, ở khóa luận này,
chúng tơi có điều kiện để đi sâu khám phá, góp phần khẳng định tài năng,
quan niệm nghệ thuật của Đỗ Bích Thúy khi xây dựng nhân vật nữ. Đồng thời
thấy được sự kế tiếp và tạo ra được một dòng chảy cho văn học đề tài miền
núi.
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là người đàn bà miền núi trong tập
Tiếng đàn mơi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thuý
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ trọng tâm của khoá luận là tìm hiểu hình tượng người đàn bà
miền núi trong tập Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thuý, cụ thể
như sau:
- Làm rõ được chân dung và hành trình sáng tạo của Đỗ Bích Thúy
- Khái quát vẻ đẹp tâm hồn và số phận nhân vật người đàn bà miền núi
trong tập Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thúy
- Chỉ ra những đặc sắc của nghệ thuật xây dựng nhân vật người đàn bà
miền núi trong tập Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thúy

4. Phạm vi văn bản khảo sát
Khảo sát các truyện ngắn trong tập Tiếng đàn mơi sau bờ rào đá của
Đỗ Bích Thúy do Nhà xuất bản Công an nhân dân, in năm 2005, gồm 21
truyện ngắn.


8

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Đặt nhân vật trong mối tương quan với hệ thống nhân vật nữ của
văn học hiện đại để làm nổi bật số phận, tính cách, tâm hồn người đàn bà
miền núi trong tập Tiếng đàn mơi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thúy
5.2 Khảo sát, đối chiếu
5.3 Phân tích, đánh giá
6. Cấu trúc khố luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1 : Nhìn chung về hành trình sáng tạo của Đỗ Bích Thúy và đề
tài người đàn bà miền núi trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại
Chương 2 : Đặc điểm người đàn bà miền núi trong tập Tiếng đàn môi
sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thúy
Chương 3 : Nghệ thuật xây dựng nhân vật người đàn bà miền núi trong
tập Tiếng đàn mơi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thúy


9

CHƯƠNG 1
NHÌN CHUNG VỀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA ĐỖ BÍCH THUÝ
VÀ ĐỀ TÀI NGƯỜI ĐÀN BÀ MIỀN NÚI TRONG TRUYỆN NGẮN

VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Hành trình sáng tạo của Đỗ Bích Thúy
1.1.1. Tiểu sử
Nói đến Hà Giang là người ta nghĩ đến một vùng đất đá địa đầu tổ
quốc, một vùng địa hình đặc biệt phức tạp, chia cắt mạnh, đứt gãy lớn, do
nhiều biến động của hàng trăm triệu năm phát triển địa tầng trên bề mặt hành
tinh. Có thể nói Hà Giang là vùng đất cổ xưa, đã có 36 triệu năm để đáy đại
dương hình thành trên bề mặt nham thạch cổ được nâng lên với độ cao trên
1600m so với mặt nước biển. Cũng ngần ấy thời gian để dịng sơng Nho Quế
cứ thấp xuống, thấp xuống mãi mà định hình cho đỉnh đá Mã Pì Lèng. Nhưng
văn học khơng như khoa học để chứng minh bằng số liệu, chỉ biết rằng chỉ có
đá thơi mà đã nuôi sống gần 30 vạn con người trong suốt hàng nghìn đời bằng
những khơ cằn từ đá. Có kể bao nhiêu cũng khơng đủ, có nói bao nhiêu cũng
không hết, chỉ biết rằng phải đam mê, phải khám phá, phải đi và được viết.
Đó là lẽ sống của người cầm bút. Chỉ có một bát rượu nơi góc chợ vùng cao,
một bát thắng cố trên mâm gỗ, một bàn tay mèn mén vàng ươm...vậy mà thử
viết xem, có dồn tâm thức cả đời chắc gì đã viết hết những hình ảnh đó.
Và mảnh đất sỏi đá khơ cằn ấy đã sinh ra một người con ln nặng lịng
với quê hương, làng bản. Chị đã phả vào những trang văn của mình tình
thương yêu, sự chia sẻ, day dứt, trăn trở về cuộc đời và con người nơi rẻo cao
Hà Giang. Người con mà chúng ta nhắc đến đó chính là nhà văn Đỗ Bích
Thúy, một cây bút trẻ tài hoa và tinh tế.
Đỗ Bích Thúy sinh ngày 13/4/1975 tại một bản làng của huyện vùng
cao Vị Xuyên, Hà Giang. Quê gốc ở Nam Định nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà


10

Giang, làm phóng viên ở báo Hà Giang. Một thời gian sau, Đỗ Bích Thúy
xuống Hà Nội học báo chí. Ở đây, Đỗ Bích Thúy viết truyện gửi Tạp chí Văn

nghệ quân đội và bắt đầu viết về đề tài miền núi. Cho đến nay, đó vẫn là vùng
thẩm mĩ mà ngòi bút của chị đắm đuối và say mê. Có lẽ vì khi đi xa nơi chơn
nhau cắt rốn, nỗi nhớ khắc khoải về miền yêu thương đã khiến cho chị muốn
viết về nơi ấy. Chính độ lùi về thời gian đã cho chị cảm nhận về vung quê xa
xôi, để khi xuống Hà Nội, không gian miền núi đã trở thành một nỗi ám ảnh,
nơi lưu giữ nguồn cảm xúc văn chương cho chị.
Viết về đề tài miền núi, Đỗ Bích Thúy nhanh chóng gặt hái được những
thành công đầu đời. Giải thưởng văn học Tuổi xanh lúc mới 19, giải nhất cuộc
thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội 1999-2000 khi còn là sinh viên và
trở thành Phó tổng biên tập của tạp chí văn chương uy tín này lúc mới bước
qua tuổi 30.
Văn của Đỗ Bích Thúy có một điều khơng bao giờ thay đổi, đó là sự
day dứt đối với nơi mình sinh ra. Như hầu hết những người bỏ xứ và tìm niềm
vui trong đời riêng ở xứ khác, cái nỗi ám ảnh trong tâm trí người viết ln là
một món nợ dài lâu. Và sự trở về, sự nương náu của tâm hồn ở miền đất cũ
cũng tự nhiên như hơi thở. Chị biết bằng kí ức, bằng cả những giấc mơ. Thực
chất những mảnh đời, những bi kịch, những số phận éo le như những nhân vật
của Đỗ Bích Thúy khơng phải là quá đặc biệt, quá hiếm hoi. Nó đã từng ở đâu
đó trong cuộc đời này, dường như dưới gầm trời này, trên mặt đất này mọi thứ
đã không cịn gì lạ lùng nữa. Nó lạ lùng và nó ám ảnh bởi góc nhìn của từng
người mà thơi. Đỗ Bích Thúy đã đưa khơng gian ấy, thời gian ấy, số phận ấy
vào góc nhìn của riêng chị. Và chị đã thành cơng.
Sống và làm việc ở Hà Nội ít lâu, Đỗ Bích Thúy yêu và lấy chồng, bạn
bè chị đều giật mình. Nhất là khi biết chị lấy một đạo diễn sân khấu, hơn chị
20 tuổi. Còn bố mẹ chị thì sửng sốt đến...bàng hồng. Bởi chồng chị rất khác


11

so với sự hình dung của một ơng bố, một bà mẹ phần lớn cuộc đời sống trong

một thung lũng nhỏ. Chuyện tình yêu của chị đúng như một bộ phim. Chị và
anh quen nhau trong một lớp biên kịch, khi lớp học kết thúc thì tình yêu của
họ bắt đầu. Khi ấy anh đang có hai con nhỏ và sống với mẹ già. Nhưng chị
vẫn quyết tâm cùng anh xây dựng hạnh phúc gia đình. Đó là một chặng đường
khó khăn. Chị nói: “Vì có được hạnh phúc khơng dễ dàng nên phải ln giữ
gìn nó”. Đến giờ Đỗ Bích Thúy đã làm mẹ và mọi sự được khép lại khi chị
khép lại cánh cửa ngôi nhà nhỏ của mình. Đời chị mọi nóng lạnh có thể đến
và đi, nhưng hạnh phúc đang ở đó rất thường nhật. Hạnh phúc thường giản
đơn.
1.1.2. Hành trình sáng tạo của Đỗ Bích Thúy
Tuổi đời chưa cao và tuổi văn chưa nhiều nhưng những gì Đỗ Bích
Thúy đã dành tặng q hương Hà Giang là cả sự nghiệp viết văn của mình.
Có lẽ cuộc đời chị sẽ cịn gắn bó với mảnh đất ruột thịt ấy. Đỗ Bích Thúy là
người giàu có, giàu có về kí ức. Tài sản ấy được gom góp từ những vân vi lẩn
thẩn đàn bà, từ Những buổi chiều ngang qua cuộc đời thấp thoáng những
gương mặt những thân phận những cõi đời như hư, như thực... Chị sẽ mang
tất cả những gì có thể về Hà Nội, nhưng có một thứ chị biết mình khơng thể
mang được, đó là nỗi nhớ [20].
Hành trình sáng tạo của Đỗ Bích Thúy được bắt đầu từ nỗi nhớ ấy. Nỗi
nhớ về vùng quê thân thương. Chị đi về giữa hai dịng kí ức, hiện tại và q
khứ. Hơn ai hết Đỗ Bích Thúy hiểu rằng chị đã mang theo Hà Giang của mình
về Hà Nội, đã ủ kĩ nó trong trái tim ấm nóng và khao khát văn chương. Hà
Giang, nơi lưu giữ kỉ niệm tuổi thơ và những rung cảm đầu đời. Nó sẽ là một
ngăn kí ức khiến chị run rẩy mỗi khi đóng mở, thậm chí chỉ mới chạm nhẹ
vào ổ khóa.


12

Đời sinh viên ở Hà Nội, Đỗ Bích Thúy thử sức mình với những truyện

ngắn viết cho Tạp chí Văn nghệ qn đội. 19 tuổi đã có được thành cơng ghi
dấu những bước chân chập chững bước vào làng văn của chị. Con đường sáng
tạo của chị khá suôn sẻ, cho đến bây giờ chị vẫn được độc giả yêu mến.
Đỗ Bích Thúy là người khơng q nồng nhiệt, có gì đó thu mình trước
đám đơng. Trong văn chương, chị cũng không quá ồn ào, những câu văn của
chị như những dịng chảy của kí úc, vừa nhẹ nhàng vừa mãnh liệt nhưng cũng
đầy bản năng. Như một định mệnh, người ta đơi khi khơng dự tính được cuộc
đời mình sẽ có những khúc ngoặt to lớn. Nếu khơng đi học đại học ở Hà Nội,
khơng viết văn có lẽ Đỗ Bích Thúy vẫn làm báo ở Hà Giang và vẫn nổi tiếng.
Nếu không được giải nhất truyện ngắn, không về tạp chí này làm việc có thể
chị vẫn là một nhà văn và vẫn có thể nổi tiếng. Nhưng thực tế không cho phép
chúng ta “giá như” hoặc “nếu”. Đỗ Bích Thúy rời Hà Giang đi học báo và viết
văn, đoạt giải nhất và nổi tiếng rồi làm việc cần mẫn ở Tạp chí Văn nghệ
quân đội gần 10 năm là một cái duyên lớn. Chị là người phụ nữ thứ hai (sau
nhà văn Như Trang) của tạp chí dành cho người lính và trở thành nữ phó tổng
biên tập đầu tiên trong lịch sử hơn 50 năm của tạp chí này.
Sau khi tìm được chỗ đứng khá vững chắc trong lịng độc giả, Đỗ Bích
Thúy phát huy hết khả năng viết của mình. Chị nỗ lực sáng tác và cho ra đời
những tác phẩm có giá trị. Sau truyện ngắn Sau những mùa trăng đoạt giải
nhất, Đỗ Bích Thúy viết khá nhiều truyện ngắn. Năm 2005, chị tập hợp khá
đầy đủ những truyện ngắn đã viết thời sinh viên và thời gian sau đó nữa trong
tập Tiếng đàn môi sau bờ rào đá do Nhà xuất bản Công an nhân dân in và
phát hành. Trong đó, truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá được đạo diễn
Đỗ Quang Hải chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh Chuyện của Pao, tác
phẩm đã đạt giải Cánh diều vàng 2005 của hội điện ảnh Việt Nam. 21 truyện
ngắn được chị viết rả rích từ những năm cịn ngồi trên ghế giảng đường đại


13


học đến nay lưu dấu ấn từng bước trưởng thành của một ngòi bút đầy ngẫu
hứng mà cũng tiềm tàng thiên bẩm.
Năm 2008, Đỗ Bích Thúy lại tiếp tục cho ra đời tập truyện ngắn Người
đàn bà miền núi. Tập truyện mới ra mắt bạn đọc nhưng đã được sự hửng ứng
nhiệt tình. Vẫn là những ám ảnh về “ vùng đất thiêng”, chị viết về nó, đắm
chìm trong thế giới ấy, chị như người đi xa được trở về nhà. Hình ảnh người
đàn bà miền núi như ăn sâu vào máu thịt, để rồi khi làm bất cứ việc gì chị
cũng nghĩ về họ, thơi thúc chị viết lên những trang văn cảm động về họ.
Trong tập truyện, hình ảnh trung tâm vẫn là người đàn bà miền núi với những
vui buồn, đau khổ của số phận.
Từng rẽ tay ngang sang lĩnh vực tiểu thuyết và viết kịch bản với hai tác
phẩm ghi dấu ấn là vở kịch Diễm 100 đơ khá gai góc, sắc sảo và tiểu thuyết
Bóng của cây sồi. Thế nhưng, đó có vẻ như chỉ là một lần “tình cờ” với những
ngã rẽ ấy. Trước sau, chị vẫn chung thủy và thành công hơn cả với thể loại
truyện ngắn. Bởi ở đó, mỗi lát cắt của cuộc đời người miền núi được chị lột tả
một cách chân xác và sắc sảo. Từng truyện ngắn của chị đi vào lòng người
đọc như một nỗi ám ảnh day dứt về con người và mảnh đất Hà Giang.
Thời gian vừa rồi, Đỗ Bích Thúy tiếp tục cho in tập truyện Mèo đen,
bao gồm một số tác phẩm mà tác giả viết trong mấy năm qua. Vẫn giọng văn
tự nhiên và máu thịt, Đỗ Bích Thúy vẫn viết về quê hương như một người
mang gánh nặng phải trả. Vẫn nỗi nhớ niềm thương với quê hương làng bản.
Tập truyện Mèo đen tiếp tục mạch nguồn và hành trình sáng tạo của Đỗ Bích
Thúy trên con đường chinh phục đỉnh cao văn chương.
Đỗ Bích Thúy vẫn cịn trẻ, bút lực của chị vẫn còn sung mãn. Người
đọc chờ đợi những bứt phá ngoạn mục của chị trên con đường sáng tạo. Chắc
chắn rằng, con đường về với mảnh đất Hà Giang sẽ giúp chị về với cội nguồn
dân tộc. Văn chương của chị sẽ tiếp tục dòng chảy miệt mài của văn học đề tài


14


miền núi. Chính sức nặng của tình u thương và những kỉ niệm thiết tha với
quê hương đã giúp chị ngày càng trưởng thành trong cuộc sống và trên trang
viết của mình.
1.2. Nhân vật người đàn bà miền núi trong truyện ngắn hiện đại
1.2.1. Khái niệm nhân vật
Trong một tác phẩm tự sự, ngồi cốt truyện, tình tiết, chi tiết...thì nhân
vật là một yếu tố rất quan trọng. Nếu không có nhân vật thì nhà văn khơng thể
tái hiện được hiện thực cuộc sống và chuyển tải những ý nghĩa tư tưởng sâu
xa. Chính vì thế khi nghiên cứu tác phẩm tự sự thì nghiên cứu nhân vật là một
việc làm cần thiết, bởi “ tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu một cách nhìn về cuộc
đời và con người, là tìm hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả đối với con
người”.
Nhân vật trong tác phẩm tự sự rất đa dạng và phong phú. Nó tồn tại ở
mọi dạng thể khác nhau dưới cái nhìn và sự sáng tạo của nhà văn. Chính vì
vậy mà khi định nghĩa nhân vật, cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau. Tuy
nhiên mọi ý kiến đều tập trung làm rõ vai trò và chức năng của nhân vật trong
tác phẩm tự sự.
Theo lí luận văn học “Nhân vật văn học là con người được miêu tả
trong văn học bằng phương tiện văn học nhằm mục đích bộc lộ chủ đề tư
tưởng của tác giả”. Miêu tả con người chính là việc xây dựng nhân vật của
nhà văn. Ở đây cần chú ý rằng, nhân vật là một hình tượng mang tính ước lệ.
Nó khơng phải là bản sao đầy đủ với những đặc điểm nghề nghiệp, tính cách,
số phận...của con người ngồi đời. Nhà văn khơng sao chụp một cách máy
móc. Có thể nhân vật có hình mẫu ngồi đời nhưng khi đi vào trang văn, nhà
văn đã thay cho nó một bộ quần áo, ghép cho nó một khn mặt, một cá tính
mới.


15


Ngồi ra, khái niệm nhân vật cịn được hiểu theo một phạm vi rộng lớn
hơn nhiều. Nhân vật hoặc có tên tuổi như: Nghị Quế, Chí Phèo, Chị Dậu, anh
Tràng...; hoặc khơng có tên như: anh lính lệ, con ở, anh mõ, ông cai...Nhân
vật văn học không chỉ là con người được khắc họa sâu đậm hay thoáng qua
trong tác phẩm mà cịn có thể là những vị thần như: thần tình yêu, thần sấm,
thần mưa, thần núi...Nhân vật văn học cịn có thể là con vật, đồ vật: Dế Mèn,
con mèo, con chuột, châu chấu, cào cào, chiếc quan tài, cây bút chì...Nhân vật
văn học là một phương tiện công cụ đưa người đọc vào thế giới đầy biến đổi
của tác phẩm. Việc tổ chức cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm tự sự, kịch sân
khấu nhằm thể hiện ý tưởng thẫm mĩ của nhà văn phụ thuộc rất nhiều nhân
vật. “Nó là cơng cụ, cho nên việc tìm ra nhân vật mới bao giờ cũng như chìa
khóa để mở rộng đề tài mới”.
Nhân vật nói một cách bóng bẩy là đứa con tinh thần của nhà văn, là
kết quả cuả sự sáng tạo thẩm mĩ của nhà văn. Mỗi nhân vật là sự hiện diện
của tác giả về thái độ, ý thức, cách đánh giá về con người trên nhiều khía
cạnh: tính cách, số phận, năng lực...Nói chung, nhân vật thể hiện cuộc sống
qua cái nhìn chủ quan của nhà văn. Dù miêu tả ở góc độ nào, trạng huống nào
thì nó vẫn phản ánh quan niệm về cuộc đời và con người. Mỗi người có một
cách cắt nghĩa, lí giải và xây dựng nhân vật khác nhau. Điều đó giải thích cho
sự đa dạng về số lượng của nhân vật.
Đi vào các yếu tố khiến một truyện ngắn thành công không thể bỏ qua
nhân vật. Dù không xây dựng nhân vật hoàn chỉnh như trong tiểu thuyết
nhưng truyện ngắn vẫn phải có những nhân vật chứa đựng động cơ và khát
vọng mãnh liệt. Nhân vật văn học hiện đại, ta nhận thấy có rất nhiều nhà văn
lựa chọn nhân vật nữ để chuyển tải những thông điệp về cuộc sống. Và rất
nhiều người trong số họ đã thành công.


16


1.2.2. Người đàn bà miền núi trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại
Nói đến văn học Việt Nam hiện đại, chúng ta nghĩ đến một nền văn học
hình thành và phát triển từ đầu thế kỉ XX cho đến nay. Văn học hiện đại đánh
dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ để thoát khỏi sự ràng buộc, chi phối của
hệ thống tư tưởng và thi pháp văn học trung đại. Từ đây nhà văn có thể tự bộc
lộ cái tơi cá nhân, bày tỏ những quan điểm, thái độ của mình về cuộc sống.
Truyện ngắn, một thể loại của văn học Việt Nam hiện đại, cũng có
những thay đổi to lớn theo nhu cầu, thị hiếu của người đọc và mong muốn đổi
mới của người sáng tạo. Mở đầu cho trào lưu truyện ngắn hiện đại là những
cây bút có tên tuổi như: Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân, Tơ
Hồi...giai đoạn trước và sau chiến tranh chống Mỹ có: Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Khải, Nguyễn Trung Thành...và sau đổi mới từ 1986 đến nay có: Ma
Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Đình Tú, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị
Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư...Một trong những xu hướng của những cây bút
truyện ngắn là viết về những mặt trái của cơ chế thị trường, con người lâm
vào bi kịch, băng hoại đạo đức và lối sống. Và trong sự tác động đa chiều của
nền kinh tế mới, người phụ nữ là đối tượng bị tác động mạnh mẽ nhất. Các
nhà văn cũng từ đó mà tập trung khai thác đề tài này. Hiện tượng nhân vật nữ
trong văn học thời bấy giờ xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một mặt là do sự
gặp gỡ, cộng hưởng giữa nỗ lực đổi mới của nhà văn và hiện thực cuộc sống
sau chiến tranh trong thời kinh tế thị trường [21]. Những người đàn bà đáng
u của Nguyễn Huy Thiệp thì ít nhiều mang “chút thoáng Xuân Hương”,
nghĩa là những con người đầy sức sống, có vẻ đẹp phồn thực, khao khát dục
tình nhưng tâm hồn hết sức trong sáng, trái tim giàu yêu thương. Những nhân
vật đẹp của Nguyễn Minh Châu chủ yếu là nhân vật nữ. Trong truyện ngắn
của một số cây bút nữ như: Y Ban, Võ Thị Hảo, Lí Lan, Nguyễn Thị Thu


17


Huệ...nhân vật người đàn bà thường là những nhân vật “nổi loạn”, luôn đấu
tranh cho nữ quyền...
Người đàn bà được nhắc đến nhiều trong tác phẩm với nữ quyền, thiên
tính nữ...Nhưng trong cuộc sống phồn hoa, phức tạp của đời sống văn học ấy
lại ít nhiều thiếu đi bóng dáng của những người đàn bà miền núi. Nếu có thì
cũng chỉ với số lượng rất ít. Chỉ có một số nhà văn khai thác đề tài người đàn
bà miền núi. Trước đây có Tơ Hồi, Ma Văn Kháng, Ngun Ngọc...gần đây
có Đỗ Bích Thúy, Cao Duy Sơn, Niê Thanh Mai, Inrasara...Nhà văn Dương
Thuấn đã từng thẳng thắn cho rằng: “Đội ngũ nhà văn dân tộc thiểu số đang bị
lão hóa. Văn học thiểu số chưa bật lên được” [11, 3]. Nhìn lại hành trình đã
qua, nói văn học thiểu số đang bị chững lại cũng không sai. Trước đây, mảng
đề tài tiềm năng này đã có những thành cơng đáng nể. Nhưng hiện nay, nhiều
độc giả không khỏi ngậm ngùi khi càng ngày càng ít những tác phẩm, tác giả
viết về đề tài dân tộc thiểu số xuất sắc.
1.2.2.1. Tô Hoài là một trong những nhà văn tiên phong và đạt được
nhiều thành công khi viết về đề tài miền núi. Tập Truyện Tây Bắc và một số
tác phẩm khác đã đưa ông lên hàng những nhà văn viết về miền núi hay nhất.
Truyện Tây Bắc là tập gồm ba truyện: Mường giơn, Cứu đất cứu mường, Vợ
chồng A Phủ. Cả ba truyện hợp lại là hình ảnh các dân tộc Tây Bắc ( Thái,
Mường, HMông) đã chịu nhiều đau thương trong những năm giặc chiếm bản
làng. Trong đó nổi bật lên vẫn là hình tượng người đàn bà chịu nhiều đau khổ,
mất mát.
Họ là những người đàn bà của núi rừng Tây Bắc đẹp, trong sáng, thuần
khiết như những bông hoa rừng vào mỗi độ xuân về. Tác giả đã miêu tả vẻ
đẹp của người phụ nữ một cách hồn nhiên, vơ tư như chính họ sinh ra đã
mang cái vẻ đẹp ấy rồi. “ Cô Ảng ngày xưa đã một thời đẹp nức tiếng Mường
Cơi”, đã có bao nhiêu chàng trai say mê sắc đẹp của cô. Và mặc dù đã làm



18

người ở cho tri châu Né 10 năm mà cô Ảng vẫn trẻ đẹp. Nhân vật Ính trong
Mường giơn lại là người con gái có vẻ đẹp hồn nhiên trong sáng, vô tư tinh
nghịch. Sự trẻ trung, yêu đời đã khiến cô trở thành một con chim giữa núi
rừng đại ngàn ngày đêm ca hát. Mỵ trong Vợ chồng A Phủ cũng là con của núi
rừng Tây Bắc. Cô đẹp và tươi trẻ lắm, tiếng sáo của cô làm say mê lòng
người...Còn rất nhiều người phụ nữ miền núi trong sáng tác của Tơ Hồi, tất
cả họ là hiện thân cho vẻ đẹp tinh khiết, trong sáng mà cũng lắm đau thương,
khổ cực.
Đúng vậy, vẻ đẹp ấy không mang lại cho họ hạnh phúc, bình an mà
chính nó đã gây tai họa cho chính cuộc đời họ. Cơ Mát, cơ Ảng, chị n, cơ
Mỵ...cũng vì sắc đẹp mà bị vùi dập, bị cuộc đời đưa đẩy đến bước đường
cùng cực. Có người bị đẩy đưa đến phương trời xa xơi rồi mất tin tức. Có
người lại bị đày ải, tủi cực cho đến hết cuộc đời. Có người lại phải làm thân
trâu ngựa hầu hạ bọn thống trị, để rồi còn bị đánh đập tàn nhẫn...Dưới ngòi
bút nhân đạo của Tơ Hồi, người đàn bà hiện lên một cách chân thực và đau
đớn. Con tim nhà văn muốn công nhận và muốn chúng ta cùng công nhận
những người đàn bà ấy mang nhiều nét thân thuộc với người đàn bà đẹp trong
văn học truyền thống. Mỵ cũng như họ, cũng yêu, cũng tài năng và cũng khao
khát hạnh phúc. Trái tim của Mỵ đã bao lần hồi hộp trước âm thanh của tiếng
đàn mơi hẹn hị. Nhưng hạnh phúc và tình u khơng mỉm cười với người con
gái miền sơn cước ấy. Trả nợ cho cha, Mỵ đưa thân đi làm dâu. Mang danh
làm dâu nhà thống lí giàu có nhưng thực chất Mỵ chỉ là con trâu, con ngựa
nhà họ. Nhưng “ con trâu, con ngựa làm cịn có lúc, đêm nó cịn được đứng
gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu vào việc, làm cả ngày
lẫn đêm...”. Mỵ làm hùng hục hơn con trâu con ngựa và chỉ biết cúi mặt suốt
ngày. Cái mặt buồn rười rượi. Nỗi đau về thể xác và tinh thần khiến Mỵ trở



19

thành một con người nhẫn nhục và chịu đựng, sống chỉ để tồn tại và làm nô lệ
“lùi lũi như con rùa nơi xó bếp”. (Vợ chồng A Phủ)
Cơ Ảng và sau này là bà Ảng trong Cứu đất cứu mường cũng phải chịu
một cuộc đời đau thương và tủi nhục. Cô Ảng ngày xưa đẹp là thế nhưng
cũng phải chịu số phận chung của người phụ nữ miền núi. Lúc còn trẻ đi làm
người ở cho nhà tri châu Né, 10 năm vất vả là 10 năm cô bị đày ải trong kiếp
nơ lệ. Khi đã thốt khỏi nhà tri châu, cô Ảng về nhà nhưng lại bị mọi người
xung quanh xa lánh và kì thị. Cơ Ảng lại vất vưởng nơi đầu đường xó chợ, lê
tấm thân đi xin ăn từng bữa. Và cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết một
cách đau đớn dưới báng súng của thằng Cầm Vàng. Người phụ nữ đẹp nhưng
đa đoan và đau khổ biết chừng nào. Dường như, bà Ảng là hiện thân cho
người phụ nữ miền núi trong kiếp sống đọa đày dưới gót giày của kẻ xâm
lược.
Ảng đã khổ nhưng Mát trong Mường giơn lại càng khổ hơn. Bởi Ảng
vẫn cịn có con là Nhẫn để hi vọng và nhớ thương. Cịn Mát thì sao, sau khi
được quan Tây gọi vào đội xịe thì Mát cũng mất tin tức với gia đình và chết ở
đâu khơng ai biết. Đáng thương thay số phận người con gái đang hạnh phúc
trong tình yêu của chồng và gia đình. Tai họa ập đến cuốn đi tất cả những gì
gọi là hạnh phúc của đời người. Khơng ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra vào
ngày mai. Bởi chỉ cần một cơn bão tố, một khẩu súng của kẻ xâm lược cũng
làm tan nát tất cả. Sống trong cảnh lầm than cơ cực ấy, người phụ nữ là đối
tượng bị chà đạp nhiều nhất. Đã có biết bao người phụ nữ như Ảng, như Mát,
như Mỵ...họ ý thức được sự đau khổ của mình nhưng khơng có cách nào để
thốt ra. Có người đã phải chấp nhận hi sinh để vùng lên đấu tranh.
Đúng vậy, Tơ Hồi khơng để cho nhân vật của mình chết một cách đau
khổ và nhục nhã như vậy, có chết cũng phải chết cho thanh thản. Nhà văn đã
từng bước khơi dậy trong họ tình u, lịng khao khát sống, khao khát đấu



20

tranh và sự căm thù tột độ. Ính trong Mường giơn đã trở thành một nữ du kích
kiên trung, dũng cảm sau cái chết của chị Mát, anh Sạ, sự khổ cực của cha và
dân làng. Cô cùng chị Yên đã kết nối tinh thần đấu tranh, đạp bằng tất cả để
chiến đấu bảo vệ dân làng. Và bà Ảng nữa, trước khi chết bà cũng đã kịp nói
ra tất cả những đau khổ của đời mình, nhận ra kẻ thù của đời bà cũng chính là
bọn quan Tây, quan ta thống trị. Bà chống lại thằng Cầm Vàng, bọn tay sai.
Bà Ảng đã được thức tỉnh bởi nỗi đau và lòng thù hận. Người đàn bà đến cuối
cuộc đời mới nhận ra được lẽ sống thì cũng là lúc từ biệt nó để ra đi thanh
thản. Mỵ cũng từng sống trong cô đơn, tủi nhục nhưng trong sâu thẳm tâm
hồn của người con gái ấy vẫn âm ỉ cháy một ngọn lửa tình yêu và cuộc sống.
Tưởng Mỵ đã chết trong sự lầm lũi nơi xó bếp nhà thống lí, nhưng khơng. Cái
khát vọng nhỏ nhoi đã bất chợt cháy lên, thiêu đốt tâm hồn người con gái. Mỵ
nhớ tới tình u và những đêm trăng hị hẹn, thổi sáo cho nhau nghe. Để rồi
cuối cùng, cô cũng quyết định cởi trói cho A Phủ mà cũng chính là cởi trói
cho chính mình.
Như vậy, người phụ nữ trong sáng tác của Tơ Hồi thấm đẫm vẻ đẹp
của mảnh đất vùng cao Tây Bắc. Bi kịch cuộc đời đã có lúc vùi dập họ trong
bùn đen, nhưng chính sức mạnh tinh thần đã giúp họ vượt qua tất cả để đến
với hạnh phúc.
1.2.2.2. Ma Văn Kháng là một trong những cây bút tiêu biểu cho nền
văn học Việt Nam hiện đại. Dù viết về đề tài miền núi hay thành thị, thể loại
truyện ngắn hay tiểu thuyết thì ơng đều thể hiện được cách nhìn đời, nhìn
người thấm thía. Ở trang viết nào Ma Văn Kháng cũng khiến người đọc phải
khâm phục sự trải đời và vốn sống của mình. Sáng tác của ơng hấp dẫn bởi nó
ngồn ngộn chất sống, luôn khám phá con người ở muôn mặt đời thường. Đặc
biệt là hình tượng người phụ nữ giữa cuộc đời với vẻ đẹp căng tràn sức sống,
gương mặt họ, nụ cười họ cứ bám riết lấy tâm trí người đọc. Tất cả trở nên



21

gần gũi và thân quen, người đọc như được gặp lại một vóc dáng, một ước mơ
khát vọng, nỗi đam mê trẻ trung tự thuở nào.
Viết về đề tài miền núi, Ma Văn Kháng tập trung diễn tả cuộc sống con
người nơi đây, nhất là thân phận người đàn bà nhỏ bé. Người đàn bà trong văn
Ma Văn Kháng hiện lên một cách “phức tạp, đa đoan và không thuần nhất”.
Dù nhìn nhận vẻ đẹp ngoại hình hay tâm hồn tính cách thì nhà văn cũng
khơng bao giờ lí tưởng hóa, khơng bao giờ hướng về họ bằng cặp mắt khinh
khi, giễu cợt... [9, 10]. Ma Văn Kháng có những tác phẩm viết về đề tài miền
núi thành công như: Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (1999), Bông đào đỏ thắm, Móng
vuốt thời gian (2003), San Cha Chải, Người quét chợ Mường Cang...Trong
những tác phẩm đó, người phụ nữ hiện lên một cách chân thực và mộc mạc.
Tập trung đi vào khám phá, phản ánh cuộc sống đấu tranh của đồng bào
các dân tộc thiểu số về hiện thực cuộc sống lao động và tình cảm. Cụ thể đó là
mảnh đất Lào Cai nơi ông đã từng sinh sống và làm việc. Nơi đây cuộc sống
khó khăn, thiếu thốn và cịn có nhiều tàn dư của chế độ phong kiến. Ông cũng
là người chứng kiến nhiều biến động to lớn trong đời sống chính trị xã hội,
cũng như cuộc đấu tranh gay go quyết kiệt giữa cái cũ và cái mới...Người đàn
bà trong văn Ma Văn Kháng luôn luôn phải đấu tranh, giằng xé để vươn lên
sống tốt hơn. Cuộc sống trong trang văn của Ma Văn Kháng luôn tràn ngập
những khát khao về tình yêu, hạnh phúc và đấu tranh để giành quyền làm
người. Với một tâm hồn nhạy cảm và trái tim đầy yêu thương, tác giả đã thấu
hiểu một cách sâu sắc nỗi đau đớn, trầm luân, khổ ải cùng khát vọng mãnh
liệt và sức mạnh tiềm ẩn muốn vươn vai lên tự giải phóng thốt ra khỏi ràng
buộc, áp bức của người đàn bà.
Đó là những Seo Ly,Tần A San...đã vùng lên đấu tranh chống lại những
tư tưởng bảo thủ, lạc hậu. Seo Ly trong Bông đào đỏ thắm đã chống lại việc

ép duyên để giữ trọn mối tình thủy chung với người yêu là Hầu Sao, đang đi


×