Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Người phụ nữ trong sáng tác của một số tác giả tiêu biểu trong văn học trung đại việt nam doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.13 KB, 21 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Văn học Việt Nam nữa cuối thế kỉ XVIII, nữa đầu thế kỉ XIX ghi dấu với
nhiều tên tuổi nổi tiếng nhưng Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm
trong đó chúng ta khơng thể khơng nhắc đến hai nhà thơ lớn Nguyễn Công Trứ
và Cao Bá Quát
Nguyển Công Trứ và Cao bá Quát cùng sống trong cùng một giai đoạn
lịch sử cho nên cuộc đời và sự nghiệp của họ có những điểm rất gần gũi với
nhau, dẫn đến trong văn chương họ cũng có những điểm tương đồng nhất định,
nhất là khi xét về đề tài người phụ nữa.
Với đề tài “cái nhìn về người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ
và Cao Bá Quát”, chúng em mong muốn có thể góp thêm một cách nhìn mới
mẻ về văn chương của hai ơng, qua đó làm nổi bật hơn những nhận thức, đánh
giá của hai tác giả về con người và thời đại mà họ đang sống, sáng tác.
Do phạm vi nghiên cứu cũng như khuôn khổ của đề tài nên chúng em chỉ
khảo sát, tìm hiểu, phân tích trên những khía cạnh phương diện nội dung thể
hiện nhất về “cái nhìn về người phụ nữ trong thơ hai ơng”. Vì vậy chắc khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được nhận sự góp ý của thầy cơ và bạn
bè.

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Cơng Trứ và Cao BÁ Quát là hai tác giả lớn của nền văn học Việt
Nam thời trung đại, đây là hai tác giả có những nét rất riêng so với các tác giả
khác. Chọn đề tài này chúng em hiểu được rõ hơn về cuộc đời sự nghiệp của hai
ông và cũng hiểu rõ hơn về một giai đoạn văn học, từ đó giúp em hồn thiện hơn
về phần này trong quá trình giảng dạy về sau.
Đề tài này tuy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, nhưng cịn chưa thống
nhất, hầu hết các cơng trình chỉ nghiên cứu sơ qua chứ chưa đi vào đè tài cụ thể,


nên bản thân em nói riêng và các bạn nói chung ai củng muốn nghiên cứu thật kĩ
đi thật sâu vào từng tác phẩm. Nghiên cứu đề tài nay giúp chúng em có thêm
nhiều cách sáng tạo mới mẽ, nắm được phần nào đó kiến thức chắc hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Cơng Trứ và Cao Bá Quát là hai tác giả lớn, có vị trí quan trọng
trong văn học Việt Nam thời trung đại. Từ trước đến nay đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về con người, cuộc đời, thơ văn của hai tác giả.
Cuốn “thơ văn Nguyễn Công Trứ” do tác giả Lê Thước, Hồng Ngọc
Phách, Trương Chính giới thiệu.
Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (TK XVIII nữa đầu TK XIX) tập III. Các tác
giả nêu ý kiến: Nguyễn Công Trứ là cái vạch nối giữa thời kì Nguyễn sơ và thời
kì suy đồi cùng cực tiếp theo đó.
Văn học Việt Nam nữa cuối TK XVIII- nữa đầu thế TK XIX do Nguyễn
Lộc chủ biên.
Cao Bá Quát cuộc đời và sự nghiệp
“Nguyễn Công Trứ thơ và đời của” của Chu Trọng Huyến xuất bản 1996
Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Cao Bá Nhạ, khai thác một số nét và
cuộc đời thơ văn của các tác giả này.
Tất cả các cơng trình nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ các vấn đề về cuộc
đời, sự nghiệp, thơ văn của hai tác giả. Với bản thân em khi nghiên cứu đề tài
2


này em sẽ đi sâu vào phần nội dung để từ đó tìm tịi và nghiên cứu thật kĩ về đề
tài này hơn.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Nguyễn Công Trứ sáng tác nhiều tương truyền ơng có nghìn tác phẩm, đa
số viết bằng chữ Nơm phần lớn đều bị thất lạc. Hiện nay tác phẩm của ơng cịn
lại khoảng 150 bài, gồm nhiều thể loại: Thơ, ca trù, phú, câu đối.

Cao Bá Quát các nhà sưu tập đã tập hợp được 1353 bài thơ và 21 bài văn
xuôi. Như vậy với số lượng tác phẩm đồ sộ đã được hai tác giả này để lại một di
sản vơ cùng q giá đã đề cập đến nhiều vấn đề. Nhưng do thời lượng và phạm
vi đề tài nên chúng em chỉ đi vào nghiên cứu những bài thơ viết về người phụ nữ
trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát.
Đối tượng nghiên cứu
Gồm sáng tác văn chương của Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát cụ thể:
Thơ văn Nguyễn Công Trứ
Thơ chữ hán của Cao Bá Quát
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng em sử dụng phương pháp
Phương pháp phân tích
Phương pháp tổng hợp
Phương pháp so sánh đối chiếu

3


NỘI DUNG
Chương 1. Giới thuyết chung
1. Đề tài về người phụ nữ trong sáng tác của một số tác giả tiêu biểu
trong văn học trung đại việt nam.
1.1 Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du
Trong văn học Việt Nam nữa cuối thế kỉ XVIII nữa đầu thế kỉ XIX nội
dung mà các nhà thơ đề cập nhiều nhất là vấn đề người phụ nữ đây được xem là
một vấn đề trung tâm của xã hội phong kiến. Đã có rất nhiều tác giả, tác phẩm
nổi tiếng viết về đề tài này như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn
Du, Nguyễn Đình Chiểu. Có lẽ trong đó nổi bật nhất là Nguyễn Du và Hồ Xuân
Hương. Đây là hai tác giả có sức ảnh hưởng rất lớn về thân phận người phụ nữ
trong xã hội phong kiến.

Đến với Hồ Xuân Hương là chúng ta đang tiếp xúc với một nhà thơ nhân
đạo chủ nghĩa, bởi vì thơ bà trước hết là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ.
Khơng phải là người phụ nữ lầu son, gác tía, chinh phụ hơn cung tần, mà là
người phụ nữ rất bình thường, đó là người phụ nữ lao động có nhiều bất hạnh
trong cuộc sống. Có thể nói ngồi văn học dân gian Hồ Xuân Hương là người
đầu tiên trong lịch sử văn học đã đưa tiếng nói những người phụ nữ ây, đó là
những tiếng than, tiếng hét, tiếng giận hờn và những tiếng châm biếm sâu cay.
Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ bằng kinh nghiệm của cuộc mình,
nhà thơ ln đứng về những người phụ nữ nhà thơ thường xốy sâu vào những
ngóc ngách, éo le của cuộc đời để nêu lên những bi kịch không kém phần chua
chát. Hồ Xuân Hương viết về những nổi khổ của những người phụ nữ “lấy
chồng chung” hay nổi khổ của người phụ nữ “không chồng mà chửa” trong bài
“cảnh chồng chung” nhà thơ vạch ra hàm lẽ chẳng qua chỉ là một thứ làm mướn,
đó là thứ “làm mướn không công”. Tác giả lên án nét điển hình nổi bật của chế
độ hơn nhân phong kiến và xã hội phong kiến bắt người phụ nữ phải chính
chuyên một chồng trong khi cho phép những người đàn ông có quyền năm thê
bảy thiếp, đàn ơng trong xã hội phong kiến lấy lẽ là để thỏa mãn cuộc sống dâm
4


dật của bọn địa chủ, đồng thời để có thêm sức lao động. Người phụ nữ trong thơ
Hồ Xuân Hương đã cố hết sức chịu đựng.
“Năm thì mười họa hay chăng chớ
Một tháng đơi lần có cũng khơng
Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn mướn không công”
Và đã không chịu đựng nổi đã hét lên.
“ Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”
Hồ Xuân Hương nhận thức được cái bất công, ngay trái của việc lấy
chồng chung, nhà thơ lên tiếng chửi mắng quyết liệt, nhưng cái xã hội phong

kiến ấy vẩn cứ nghiễm nhiên tồn tại. Nhà thơ khơng tìm được lối thốt, bài thơ
kết thúc bằng một tiếng thở dài đầy bất lực.
“ Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong”
Nhà thơ khơng thể vượt lên trên hồn cảnh xã hội vượt ra khỏi thực tại và
tiếng thở dài của Xuân Hương chỉ là nặng thêm tiếng mỉa mai với thực tại.
Hồ Xuân Hương còn là một nhà thơ rất mực khoan dung độ lượng với
những cảnh ngộ không may mà người phụ nữ phải chịu đựng như trong bài
“không chồng mà chửa” Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn lên tiếng.
“Không chồng mà chửa mới ngoan
Có chồng mà chửa thế gian chuyện thường”
Hồ Xuân Hương đã giám tuyên chiến với lễ giáo phong kiến xem lễ giáo
phong kiến như cái gai trong mắt mình. Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân
Hương, tác giả khơng những cảm thơng mà cịn hết mực bênh vực. Đặc biệt hơn
nữa là nhà thơ còn đề cao ca ngợi, nhà thơ tìm thấy vẽ đẹp thật sự chân chính ở
họ.
Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương hiện lên với những số phận hẩm
hiu, bấp bênh “Bánh trôi nước”

5


“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Hay trong “Con ốc nhồi”
“Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hơi”
Hay quả mít “vỏ nó sù xì”. Nhà thơ chú trọng nên bật cái đẹp bên trong
tâm hồn của họ là tấm lòng son.
Đặc biệt nhà thơ miêu tả vẻ đẹp hình thể như trong bài “Thiếu nữ ngủ
ngày”
“Mùa hè hây hay gió nồm đông

Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
Lược trúc biếng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Đơi gị bồng đảo sương còn ngậm”
Đặc biệt người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương là người phụ nữ dám
công khai hạnh phúc ái ân. Họ khao khát hạnh phúc cuộc sống vợ chồng, nhà
thơ đã không ngần ngại khi viết những bài thơ như ‘Đánh đu” “Dệt cửi” “Đá
ông chồng bà chồng”.
“Hai chân đạp xuống năng năng nhắc
Một suốt đâm ngang thích thích mau”
Những câu thơ của Hồ Xuân Hương là tiếng kêu, tiếng thét, là sự phản
ứng quyết liệt của một khát vọng chính đáng bị xã hội dìm xuống khơng cho
thực hiện được.
Có thể nói Hồ Xn Hương là một hiện tượng lạ, một con chim bay qua
nhả ngọc xuống làng thơ trung đại Việt Nam những vần thơ sắc cạnh về vấn đề
người phụ nữ. Hồ Xuân Hương là sản phẩm của thời đại là tài năng độc đáo độc
đáo có một khơng hai trong nền văn học dân tộc.
Nếu như ở thơ Hồ Xuân Hương người phụ nữ là những người rất bình
thườngvà cuộc sống của họ tuy có nhiều bất cơng ngang trái thì ít ra họ cũng là
những người phụ nữ tự do, không bị xã hội phong kiến chà đạp lên nhân phẩm
và tinh thần như Thúy Kiều của Nguyễn Du. Đến với truyên Kiệu của Nguyễn
6


Du hiện lên với bao cảnh bất công ngang trái. Ở đó, một người nhỏ bé như Thúy
Kiều lọt thẳm trong cái xã hội phong kiến kim tiền làm sao có thể thốt ra được.
Nguyễn Du viết truyện Kiều “máu chảy trên đầu ngọn bút, nước mắt thấm
qua giấy”. Thúy Kiều là một “tài tử giai nhân” sắc đẹp của nàng làm “nghiêng
nước, nghiêng thành” không chỉ vậy mà Kiều cịn giỏi cả “cầm kì thi họa” và
một tấm lịng bao dung, độ lượng, vị tha. Một nhân cách hiếm có vậy mà cái xã

hội phong kến ma Kiều đang sống đáng ra phải xem Kiều là chuẩn mực, đáng lẽ
ra Kiều phải được là như vậy nhưng không ngờ cái xã hội mà Kiều đang sống
không ai tôn trọng tài sắc nhân phẩm và sự khôn ngoan của Thúy Kiều, mà họ
muốn chà đạp lên bóc lột lên cái tài sắc ấy.
Cuộc đời của Kiều là một chuỗi của sự thất bại, tủi nhục trên hành trình
lưu lạc của mình: năm lần đi lấy chồng hai lần làm gái thanh lâu, hai lần làm hầu
gái, một lần làm lẽ bất hợp pháp, hai lần bị lợi dụng thể xác, ba lần bị lừa đảo,
ba lần bị đánh đòn, hai lần bị đổi tên, một lần bị bắt cóc, để tự giải thoát, Thúy
Kiều đã chạy trốn hai lần, đi tù ba lần, tự tử hai lần. Có lẽ trong
cả hành trình văn học Việt Nam trung đại, tấn bi kịch nhiều nhất là Thúy
Kiều.Kiều đã sống bằng nhiều cuộc đời, sống bằng nhiều kiếp người, chịu đựng
nhiều tủi nhục mất mát.Đời Kiều là cả một sự vùng vẫy, phản ứng đấu tranh để
thực hiện những khát vọng chân chính và cao đẹp của con người.
Viết về Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ ngợi ca, đề cao Thúy Kiều mà
bên cạnh đó là sự cảm thơng sâu sắc của bản thân tác giả đối với một “ hồng
nhan bạc phận’’.
Nguyễn Du khơng chỉ ca ngợi vẻ đẹp hình thức mà cịn ca ngợi vẻ
đep bên trong. Đó là một tấm lịng thủy chung son sắt, thủy chung với mối tình
đầu
“Tin sương luống những rày công mai chờ’’
Không chỉ vậy, người phụ nữ cịn là người có đức vị tha, lịng hy sinh cao
cả, họ hy sinh tất cả cho gia đình, tình yêu.

7


Khi Thúy Kiều thất thân với Mã Giám Sinh thương mình thì ít mà thương
Kim Trịng thì nhiều.
“Vì ai ngăn đón gíó đơng,
Thiệt lịng khi ở đau lịng khi đi.

Biêt thân đến chốn lạc loài,
Nhị đào thà bẻ cho người tình chung”
Chung thủy, son sắt dù tấm thân đã tủi nhục biết bao nhưng vẫn luôn
hướng về Kim Trọng. Nguyễn Du đã xây dựng một hình tượng người phụ nữ
dám gánh chịu tất cả, dám gánh chịu mọi trách nhiệm khơng đổ lỗi cho ai, mặc
dầu oan trái đó là do xã hội phong kiến, do chế độ kim tiền, cường quyền gây ra.
Họ còn là những người chủ động trong tình yêu, vượt qua lễ giáo phong
kiến để tìm tình u đích thực.
“Cửa ngồi vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”.
Đó là một tình u trong sáng, bình đẳng, khẳng định vai trị của mình.
Thơ Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du là thơ nhân đạo chủ nghĩa hai nhà
thơ đã lên tiếng đòi quyền cho người phụ nữ, họ phải có một cuộc sống đầy đu,
phải được hưởng tất cả lạc thú của tình yêu , phải tôn trọng phụ nữ, và đấu tranh
chống lại những gì phản tự nhiên, giả dối và bất cơng trong xã hội. Sự đóng góp
của hai tác giả lớn này là một thành tựu có bước ngoặt lớn trong tiến trình văn
học trung đại, từ đó khẳng định được vai trò của tác phẩm.
1.2. Người phụ nữ trong truyện Nơm bình dân.
Trong trào lưu địi giải phóng tình cảm của văn học Việt Nam nửa cuối thế
kỷ XVIII - nửa đầu thể kỷ XIX, vấn đè tình yêu tự do vượt ra ngồi khn khổ
khắc nghiệt của lễ giáo phong kiến là một trong những vấn đề hết sức bức thiết.
Và để phản ánh vấn đề trên truyện Nôm bình dân đã xây dựng một hình tượng
người phụ nữ có đủ đức tính, nhân cách trai ngược với xã hơị phong kiến mà họ
đang phải đối đầu. Đó là người phụ nữ mạnh mẽ, biét chủ đọng trong tình yêu
và chủ động trong việc đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình, với họ dù hồn
8


cảnh có éo le bao nhiêu nữa, ngang trái đên đâu cũng không mảy may ảnh
hưởng đến tinh thần và ý chí đấu tranh của họ.Tư tưởng định mệnh, bng xi

hầu như khơng có trong bất cứ tác phẩm nào. Họ yếu sức thì đã có thần linh giup
đỡ, đấu tranh trên dương thế không xong, chết xuống âm phủ lại tiêp tục đấu
tranh cho kì đến thăng lợi. Nếu so với nhân vật nam giới trong tác phâm này thì
họ kiên quyết hơn, có tính năng động hơn.
Đó là những người phụ nữ mạnh mẽ thủy chung với chồng, trong “Phạm
Tải Ngọc Hoa’’ nàng Ngoc Hoa xinh đẹp lấy Pham Tải, tên Biện Điền tức giận
vì khơng có được nàng bèn thuê kẻ cướp giết Phạm Tải để cướp Ngọc Hoa.
Phạm Tải chết, Ngọc Hoa tự rạch nát mặt mình cho xấu đi. Suốt ba năm để tang
chồng, Ngọc Hoa:
“Ngày ngày ngồi ở bên ngoài,
Đêm thời mở nắp quan tài vào trong.
Đá vàng khăng khăng một lòng,
Cổ tay lại gối đầu chồng như xưa.
Chẳng tanh, chẳng thối, chẳng nhơ.
Hãy còn vẻn vẹn như xưa lọ tày”.
Khi mãn tang, Ngọc Hoa cùng chồng tự tử xuống âm phủ, cùng chồng
kiện tên Trang Vương, cuối cúng hắn bị bỏ vạc dầu.
Hay nàng Thoại Khanh chẳng thà chịu bị chặt tay chân, xẻo tai mũi vất ra
ngồi chớ cịn hơn là làm vợ vua Hung Nô. Nàng Phương Hoa cũng rất chung
thủy khơng chỉ giúp đỡ gia đình Cảnh n mà cịn minh oan cho cả gia đình
Cảnh n.
Có thể nói vai trị của người phụ nữ trong trun Nơm bình dân thực chất
phản ánh vai trò của người phụ nữ trên bình diện gia đình, đặc biệt là gia đình ở
nơng thôn Viêt Nam trong giai đoạn này. Nếu đứng trên bình diện xã hội, thì
trong điều kiện của xã hội phong kiến Viêt Nam, người phụ nữ chắc chắn không
thể có vai trị tích cực hơn nam giới như trong trun Nơm bình dân được.
Nhưng trong gia đình q tộc, vai trị của người phụ nữ thực ra khơng có vai trò
9



gì đáng kể, mà đáng kể là vai trị của những người phụ nữ trong các gia đình
nơng thơn Việt Nam, khi chế độ phong kiến suy tàn, chiến tranh xảy ra liên
miên, đàn ông bị thu hút vào các cuộc chinh chién thì vai trị của người phụ nữ
trong pham vi gia đình, đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc gia đình lại càng nổi bật.
Ngồi việc đề cao tình vợ chồng và phản ánh cuộc đấu tranh, để bảo vệ
tình vợ chơng, truyện Nơm bình dân cịn đề cao lòng hiếu thảo của con cái đối
với bố mẹ.Trong “Thoại Khanh Châu Tuấn”, tác giả hết lời ngợi ca tình cảm của
Thoại Khanh đối với bà mẹ chồng, nàng làm thuê để nuôi mẹ chồng, đêm đông
trời rét nàng lấy tóc dài cuốn cho mẹ khỏi lạnh, bị lưu lạc nàng ăn trái cây và cắt
thịt mình cho mẹ ăn.
Lòng hiếu thảo của nàng làm cảm động cả thú dữ. Cọp cõng mẹ con nàng
qua núi, Ngọc Hoàng rưới thuốc linh đơn để hàn lại gia thịt, Phật cho nàng cây
đàn. Trong truyện “Tống Trân Cúc Hoa” Nàng Cúc Hoa cũng rất hiếu thảo với
mẹ chồng .Lão trưởng giả ép nàng lấy người khác nàng không chịu, bị nhốt bị
đánh đòn, nàng toan tự tử. Nhưng khi nghĩ đến mẹ chồng khơng có ai ni nàng
thơi khơng tự tử nữa.
Có thể nói truyện Nơm bình dân đề cao vai trò người phụ nữ trên mọi
phương diện. Đề cao lòng vị tha, đức hy sinh, lòng chung thủy và hiếu thảo với
cha mẹ. Truyện Nơm bình dân cịn là sự đấu tranh giữa thiện-ác, chính nghĩa-phi
nghĩa.
2.Giới thuyết về Nguyễn Cơng Trứ và Cao Bá Quát.
2.1 Con người, cuộc đời trong thơ văn Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Công Trứ tên tục là Củng,tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt
hiệu là Hy Văn, sinh ngày 1 tháng 11 năm Mậu tuất, người làng Uy Viễn, huyện
Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cha là Nguyễn Công Tấn đậu cử nhân năm hai bốn
tuổi làm giáo sự thụ phủ Anh Sơn, Nghệ An sau thănng làm tri huyện Quyền côi.
Mẹ Nguyễn Công Trứ là con gái quan quản Nội thị Cảnh Nhạc bá, họ
Nguyễn người xã Phụng Dực Huyện Thượng Phúc, tỉnh Sơn Nam.Gia đình
Nguyễn Cơng Trứ có sáu anh em, ba trai ba gái, có một bà rất thơng minh người
10



đương thời gọi Năng Văn nữ sĩ. Năm mười chín tuổi chồng chết bà không chịu
tái giá bỏ nhà đi tu, được Minh Mệnh ban cho danh tiêt “Trinh tiết khả phong”.
Nguyễn Công Trứ từ bé đã sống trong cảnh nghèo khổ.Cha chống
Tây Sơn thất bại, ông mới lên mười tuổi. Tây Sơn sụp đổ nhà Nguyễn lên
trị vì. Nguyễn Công Trứ hăm hở đi học đi thi, sau nhiều lần trượt lên trượt
xuống, năm 1819 ông thi đậu giải ngun và được bổ đi làm quan. Lúc đó ơng
đã bốn mươi mốt tuổi.
Lần đầu tiên xuất chính Nguyễn Cơng Trứ giữ chức Hành tẩu ở Quốc sứ
Quán (1820), sau đó liên tiếp giữ chức Tri huyện Đường Hào, Hải Dương
(1823), Tư Nghiệp Quốc tử giám (1824), phủ thừa phủ Thừa Thiên (1825), năm
1828 Nguyễn Công Trứ thăng Hữu tham tri Bộ Hình. Cuộc đời của ơng khá
nhiều lận đận cả trong con đường thăng quan tiến chức cũng có nhiều bước
thănng trầm. Tuy ông được thăng chức nhiều nhưng ông luôn là con người u sầu
đa đoan.
Nguyễn Công Trứ có một bà vợ chính, mười hai người vợ lẽ, có mười hai
người con trai và mười bốn người con gái. Ông mất ngày 14 tháng 11 năm Tự
Đức,thọ tám mươi mốt tuổi.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Công Trứ sáng tác hầu
hết bằng chữ Nôm, thơ của ơng có lúc lạc quan, có lúc đã kích chốn quan trường
và sự thối nát của xã hội phong kiến.
2.2 Con người, cuộc đời trong thơ văn Cao Bá Quát.
Cao Bá Quát tự là Chu Thần hiệu là Cúc Đường, người làng Phú Thị
huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Ông sinh năm nào khơng thấy nói rõ. Ơng sinh
ra trong một gia đình nhà nho.Họ Cao vốn là một dịng họ lớn ở Phú Thị. Cao
Bá Quát là anh em sinh đôi với Cao Bá Đạt.Từ nhỏ Cao Bá Quát đã nổi tiếng
học giỏi và phóng túng.Năm 1831 Cao Bá Quát đi thi hương ở trường thi Hà
Nội, đậu á nguyên.


11


Cao Bá Quát đậu cử nhân tương đối sớm, nhưng thi hội thì trượt mãi. Ơng
tỏ ra chán nản trong thi cử, nhưng ông vẫn lẽo đẽo đi thi.
Cuộc sống lông đông kéo dài mãi suốt mười năm.Năm 1841 ông được giữ
chức hành tẩu ở Bộ Lễ. Một thời gian sau ông làm sơ khảo trường thi Thừa
Thiên, trong khi coi thi ơng có phạm tội nên sau đó bị hạ ngục vào tra tấn, sau
đó ơng bị đi đày, lúc trở về ông làm việc ở viện Hàn Lâm 1847
Thời gian làm việc ở kinh thành ơng có thời gain tiếp xúc với quan lại.
Ông giao du kết thân với nhiều bạn bè, nhiều người có tên tuổi như:Nguyễn Văn
Siêu, Nguyễn Hàm Ninh, Đinh Nhật Thận,ơng cịn quen biết cả Nguyễn Công
Trứ. Cao Bá Quát dần dần nổi tiếng trên thi đàn có người gọi ơng là “Thánh
Qt”. Nhưng trong thời gian này Cao Bá quất trở thành cái gai trong đám Quan
lại triều đình, chúng tìm cách đẩy ông ra xa. Năm Tự Đức thứ 7- 1854 Cao Bá
Quát buộc phải rời khỏi kinh đô khi nhận chức giáo thụ ở phủ Quốc Oai, Sơn
Tây.Trong thời gian này ông liên lạc với những ngừoi trong cuộc khởi nghĩa, hô
hào người Mường người kinh tham gia vào cuộc khởi nghĩa.Cuộc khởi nghĩa nổ
ra. Cao Bá Quát hy sinh, cả gia tộc bị tru di tam tộc. Chỉ có Cao Bá Nhạ trốn
thoát và sống lén lút tám năm sau đó bị bắt và đi đày.
Cao Bá Quát sáng tác rất nhiều, sau khi gia đình bị tru di,sách vở nhà họ
Cao khơng ai dám tàng trữ, vì vậy mát mát rất nhiều. Ông sáng tác chủ yếu bằng
chữ Hán gồm có mười hai tập thơ, tổng cộng có 1353 và 21 bài văn xi. Chừng
ấy chắc chưa phải tồn bộ sáng tác của ông, nhưng con số như thế không phải là
it.

12


Chương II. Cái nhìn về người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn

Công Trứ và Cao Bá Quát
1. Trong thơ Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Công Trứ viết về tầng lớp ca nhi, kỹ nữ.
Những bài thơ ông viết về tầng lớp này: Tài tình, Bỡn cơ đào già, Vịnh tì
bà, Vịnh Thúy Kiều, yêu hoa.
Nếu như các tác giả Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du luôn ca ngợi đề cao,
cảm thông, bệnh vực người phụ nữ trên mọi phương diện như dù họ có là gái
thanh lâu hay người đàn bà chửa hoang
Đi nữa thì họ vẫn ln nhận được sự che chở của tác giả, cịn đến với
Ngun Cơng Trứ người phụ nữ hiện lên trong thơ ơng như một món hàng để
chơi bời, khơng chỉ vậy mà ơng cịn chỉ trích, phê phán họ gay gắt và ơng xem
họ là tầng lớp “dưới đáy ‘’ của xã hội.
Bàn về tầng lớp ca nhi, kỹ nữ trong thơ Nguyễn Công Trứ chúng ta thấy
được thái độ khinh người của ông, ong cũng như giới tri thức phong kiến có lối
sống phổ bién là “hát ả đào’’. Vậy mà ông vẫn cứ xem họ như là những con
người nhơ bẩn vậy.
Mặc dù Nguyễn Du và Nguyễn Cơng Trứ có chung sở thích hát ả đào.với
Nguyễn Du ơng ln thể hiện một tình cảm xót thương , u mến, trân trọng ,
thơng cảm , chia sé với những nỗi đau của bất hạnh với những người làm nghề
ca xướng “đau đớn thay phận đàn bà”.cịn với Nguyễn Cơng Trứ lại có cái nhìn
khác . ơng nhìn thấy tầng lớp này dưới con mắt của một người “hưởng
lạc”.trong bài “tài tình”đã thể hiện rõ :
“Có yến yến hường hường mới thú
Khi đắc ý mắt đi mày lại
Đủ thiên thiên thập thập thêm nồng
Nợ phong lưu ai nỡ chối không”
Bài thơ “bỡn cô đào già”là kết quả của một mối tình Nguyễn Cơng Trứ
với cơ đào Hiệu Thư
13



Liếc trông đáng giá mấy mười mươi
Đem lạng vàng mua lấy tiếng cười
Giăng xế nhưng mà cũng chẳng khuyết
Hoa tàn song nhị lại cịn tươi
Nguyễn Cơng Trứ miêu tả vẻ đẹp bên trong của cơ đào già ơng đã nhìn
thấy được vẻ đẹp ấy . Viết về tầng lớp người này Nguyễn Cơng Trứ có một cái
nhìn khác so với đại bộ phận các nhà văn thời trung đại .Cũng do ngun nhân
tư tưởng hành lạc của ơng có nhiều điểm không tốt.Đáng phê phán nhất ở
Nguyễn Công Trứ là thái độ của ông đối với phụ nữ. Trước kia ông mang nặng
tư tưởng nho giáo (khắt khe đối với phụ nữ),trong khi Nguyễn Du và đại bộ
phận ấy các nhà thơ khác đều ủng hộ Thúy Kiều thì trái lại Nguyễn Cơng Trứ lại
có cái nhìn hồn tồn khác trong bài “Vịnh Thúy Kiều”ông lên án Thúy Kiều
“Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm” ông coi những việc làm của Kiều là bình
thường “ Nặng vì hiếu , nhẹ vì tình cũng phải”nhưng khi Kiều đã là gái lầu
xanh rồi “cánh hoa tàn đem bán chốn lầu xanh”ông lại phê phán giờ thì “cịn gì
là hiếu nữa”
Mọi cái hy sinh của Kiều đều là vơ nghĩa ư ? Ơng dùng những từ nặng nề
suồng sã với kiều “Bướm chán ong chường”.Cái nhìn của Nguyễn Cơng Trứ thật
là có vấn đề . Ơng nhìn Kiều nói riêng và phụ nữ nói chung trong gian đoạn này
thật là sai lệch .Tư tưởng của ông là tư tưởng lệch lạc,hời hợt.
Về sau ,càng đi vào hưởng lạc ,ông lại càng coi thường phụ nữ
hơn.Nguyễn Cơng Trứ đã ví họ như những bơng hoa và ông rất ngạo mạn “Trăm
hoa cũng bẻ một cành”
Chính vì tư tưởng đó nên đã chi phối đến cách suy nghĩ của Nguyễn Công
Trứ.Trong khoảng thời gian làm quan của mình Nguyễn Cơng Trứ dường như
khơng nhìn thấy được nổi thống khổ của người phụ nữ làm nghề ca kỹ,họ chỉ là
phương tiện công cụ để ông thực hiện cái thú hưởng lạc “Chơi hoa” của ông mà
thôi.


14


1.2. Thái độ ca ngợi phụ nữ trong thơ ông.
Bên cạnh thái độ phê phán gay gắt tầng lớp ca nhi, kỹ nữ, Ngun Cơng
Trứ vẫn có thái độ ngợi ca họ, tuy những tác phẩm viết về phương diện nội
dung này rất là ít. Nhưng nhà thơ vẫn có thái độ ngợi ca đức hy sinh của người
phụ nữ như trong bài “ gánh gạo đưa chồng’’. Đây là một bài hát nói mượn lời
người chinh phụ nhắn nhủ người chinh phu trong khi đi dẹp giặc núi non hiểm
trở.
Mở đầu là hai câu ca dao.
Con cò lặn lội bờ sơng,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Nói lên tình trạng của người chinh phụ vất vả gánh gạo cho chồng lặn lội
nơi bờ sông quãng vắng. Khổ đầu tác giả đã giới thiệu cảnh ngộ của người chinh
phụ, tacr giả mượn lời con cị than vãn, nói lên cảnh ngộ nỗi lòng của người
chinh phụ.
Lộ diệc vũ trùng trung chi nhất
Thương cái cị lặn lội bờ sơng
Tiếng nỉ non gáng gạo đưa chồng
Ngồi ngìn dặm, một trời, một nước.
Khổ giữa người chinh phụ đã giày bãy cái tình cảm của mình cho chồng
hay: Chàng ơi
Trơng bóng nhạn bâng khuâng từng bước
Nghe tiếng quyên khắc khoải năm canh
Người chinh phụ biết việc nước là trọng nên:
Ơn thủy tổ phải đền cho vạn sóng.
Nàng khun chồng giữ gìn thân thể trong lúc xông pha, để nàng nuôi con
cái không phải lo gì cả, nàng tin lịng mình trong trắng sé dược phù hộ.
Trường tên đạn xin chàng bảo trọng

………………
Mình trong trắng có quỷ thần a hộ
15


Nguyễn Cơng Trứ đã cho thấy được tình cảm son sắt của hai vợ chồng,
điều đáng quý hơn đó là đức hy sinh của người chinh phụ. Tác giả đã làm cho
người đọc cảm động, cảm thương về số phận của người phụ nữ.
2. Trong thơ Cao Bá Quát
2.1. Thái độ cảm thương tầng lớp ca nhi, kỹ nữ.
Những bài thơ Cao bá Quát viết về tầng lớp này:
- Du hội an phùng vị thành ca giả (chơi phố Hội An gặp người đào hát
thành vị )
- Đằng chân ca giả phú nhi kí hữu sở dữ, thư dĩ tạng chi.
- Du mổ cổ trạch dạ thính đàn tranh.
Văn học Việt nam nửa cuồi thể kỷ XVIII nửa đầu thể kỉ XIX, nhà thơ nào
cũng ít nhiều đề cập tới hình tượng người phụ nữ, nhất là tầng lớp ca nhi, kỹ nữ.
Mỗi nhà thơ đều có sự cảm thơng chia sẻ, xót thương khác nhau.
Đọc thơ Cao Bá Quát chúng ta bắt gặp hỉnh ảnh người phụ nữ lặp đi lặp
lại nhiều. họ có số phận hẩm hiu bị xã hội phong kiến khinh rẻ. Trong thơ ơng
có cả vợ và con gái của ông và đặc biệt là hình ảnh ca nhi, kỹ nữ được ơng quan
tâm, dành tình cảm và sự ưu ái nhát.
Cao Bá Quát khác với đại bộ phận những con người sống trong xã hội
Ơng tìm đến những người phụ nữ này khơng phải là để “hồng hồng tuyết
tuyết” mà ơng tìm thấy ở họ sự đồng cảm, sự xót thương trong tiếng đàn, một
lần ở phố Hội An ông đã gặp một người đào hát, với cảnh xa quê, nhớ nhà.
“Cùng gặp nhau than thở đã muộn
…………………
…………………
Hẹn chi mà không cho nghe trọn khúc hát’’

Những lần nghe những người đào hát, Cao Bá Quát đã không khỏi bùi
ngùi, nhớ quê, nhớ nhà, nhớ người thân. Cao Bá Quát dường như tìm thấy được
sự đồng cảm trong những lời ca tiếng đàn. Chính vì thế đối với những tầng lớp
người này ơng dành tình cảm trân trọng thông cảm chia sẻ với những nỗi khổ
16


mà họ phải chịu, tình cảm ấy ngày một lớn dần lên, được nhân bằng những hành
động mơ ước đến những sức mạnh giải thoát số phận của người phụ nữ, những
người phụ nữ bất hạnh mà cao đẹp.
“Liên tử hữu tâm tri độc khổ
Dương hoa vô lực vị thùy mang
Thí chiêu bách hộc tơ giang thủy
Biến dữ nhan gian tẩy tục trường’’
Tình cảm của Cao Bá Qt khơng đơn thuần chỉ thể hiện trên lời nói trên
những câu thơ, nó đã chi phối hành động của ơng. Cao Bá Quát ước mong một
thế hệ nào đó có thể thay đổi được số phận cho họ, ơng cịn tố cáo phê phán cái
“bụng dạ dơ dáy của người đời’’ đã có cách nghĩ nhìn nhận sai lệch về những
người phụ nữ này.
Tình cảm và khát vọng ấy của nhà nho Cao Bá Quát thật khác xa so với
các nhà nho cùng thời chỉ thích “chơi hoa’’ với những “hồng hồng tuyết tuyết’’
chìm trong khối lạc, vật dục.
Cao Bá Qt viết về những người ca nhi, kỹ nữ không phải với thái độ
khinh bỉ, miệt thị, giễu cợt mà bằng cái nhìn hết sức cảm thơng, trân trọng, đồng
cảm với cảnh ngộ tủi nhục của họ. Đấy là một quan niệm hết sưc mới mẻ, tiến
bộ trong cách cảm nhận của tác giá.
2.2 Thái độ phê phán tầng lớp phụ nữ quý tộc.
Cao Bá Quát cảm thông, trân trọng những thân phận hẩm hiu, đau khổ
nhưng khi nhìn người phụ nữ q tộc thì ơng lại có một thái độ hết sức gay
gắt.Thái độ đó được thể hiện rõ trong bài “Dương phụ hành”. Đó là cảnh tượng

về cuộc sống của người phụ Tây Phương lướt qua con mắt quan sát của nhà
thơ .Đấy là cuộc sống đối lập vơi người phụ nữ Việt Nam giữa cái thùy mì , với
cái nũng nịu ,phô trương từ cách ăn mặc với cử chỉ:
“Thiếu phụ Tây Phương áo trắng phau
Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu”

17


Vì nhiều khi họ có cái nhin tị mị,soi mói đối với người rồi lại bình
phẩm ,bàn tán - một thói xấu ,một cử chỉ đến khó chụi
“Ngó thuyền nan thấy đèn le lói
Kéo áo rì rầm nói với nhau”
Ẩn sau vần thơ là sự căm ghét của nhà thơ đối với lối sống đó
Tiếp đó Cao Bá Quát miêu tả bằng những lời thơ mộc mạc, nhưng nói lên
đầy đủ lối sống khác lạ,phe phỡn no đầy của họ”
“Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay
Gió bể đêm sương thổi lạnh thay”
“Tay cầm cốc sữa”mà hững hờ không muốn uống,cảnh tượng này đối lập
với con người trong bài thơ “giữa đường gặp người đói”lối thơ như vần thơ xé
lịng:
“Một con người thất hiếu
Áo rách nón tả tơi
…………………………
Ngày hai cố chiếc tráp
Ngày ba nhịn đói dài”
Cảnh tiếp theo đối lập với chính tâm trạng của nhà thơ:
“ Uốn éo địi chồng nâng đỡ dậy
Biết đâu đến khách biệt ly này”
“Người vợ” uốn éo với chồng nằm xuống được nhưng khi ngồi dậy phải

có chồng nâng! Trong khi đó thì chính nhà thơ đang ở trong cảnh biệt ly.
Thông qua bài thơ này ta thấy Cao Bá Qt có cái nhìn sắc sảo tinh tế
nhạy cảm bắt nguồn từ tình cảm thiết tha gắn bó với q hương, nhớ thương
người thân khơng chịu được những nghịch cảnh trớ trêu dẫu trên quê hương hay
những nơi khác lạ.
Đó là một thái độ phê phán hưởng lạc quá mức vì vậy Cao Bá Nhạ đã nói
ơng là một kẻ “ Càn rỡ cậy tài, ngơng cuồng xuất tính”

18


Chương III : Sự tương đồng và khác biệt trong sáng tác của hai tác giả
1. Sự tương đồng
Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát sống vào cùng một giai đoạn lịch sử
cho nên hai ơng có nhiều điểm giống nhau, về cuộc đời và sự nghiệp của hai ơng
có hai điểm gần gũi nhau. Đặc biệt là trong văn chương, hai ơng có những đề tài
nhất định, nhất là khi viết về vấn đề người phụ nữ. Họ cùng viết về tầng lớp
người “Dưới đáy” của xã hội, cũng viết về tầng lớp ca nhi, kỹ nữ .Cũng có
những thái độ phê phán cũng có sự cảm thơng.
2. Sự khác biệt
Tuy hai ơng có nhiều điểm tương đồng nhưng ở họ vẫn có những sự khác
biệt lớn nhất về phương diện nội dung. Cụ thể hơn đó là cái nhìn về người phụ
nữ trong sáng tác của hai ơng
Với Nguyễn Cơng Trứ khi viết về hình tượng người phụ nữ, ơng ngợi ca
thì ít phê phán thì nhiều. Thậm chí ơng cịn lên tiếng chỉ trích gay gắt, như ông
phê phán “Thúy Kiều” và ông xem “Phụ nữ” như một cành hoa muồn bẻ lúc nào
cũng được. Hình tượng người phụ nữ trong thơ ông trở thành phương tiện công
cụ cho bọn đàn ông vui chơi. Họ xem phụ nữ như một cơng cụ để làm khối lạc
tinh thần vậy.Trong thơ của ơng tiếng nói cảm thơng, trân trọng người phụ nữ ít
được ơng nhắc đến.

Cịn với Cao Bá Quát thì khác hẳn.Trong thơ Cao Bá Quát hình tượng
người phự nữ hiện lên thật đáng trân trọng, đáng cảm thương. Cao Bá Quát cảm
thông cho số phận cho tầng lớp ca nhi ký nữ,ông trân trọng họ ông không bao
giờ chà đạp lên nhân cách, thể xác của họ, ông tìm thấy ở họ đức hy sinh tận tụy,
tình cảm q hương gắn bó q hương làng xóm.Nhìn họ ông xót xa thay cho
cái xã hội phong kiến, ông nguyền rủa xã hội sao lại đẩy họ đến con đương cùng
vậy. Và ơng ao ước có một thế lực có tình người có thể cứu vớt họ, ơng khơng
bao giờ chê bai nhân phẩm của họ, mà trái lại ông nâng niu trân trọng họ như
những bông hoa còn xuân sắc. Đó là một tư tưởng rất tiến bộ của ông.

19


3. Nguyên nhân dẩn đến sự khác biệt
Sở dĩ họ có sự khác nhau như vậy là do mỗi người có một cá tính một
phong cách riêng biệt.
Nguyễn Cơng Trứ là người có cá tính phóng khống, phong cách độc đáo,
đặc điểm nổi bật trong thơ ông là thơ Nôm. Ông không là làm thơ chữ Hán,
trong thơ Nôm của mình Nguyễn Cơng Trứ sử dụng những lời ăn tiếng nói của
nhân dân, dùng nhiều tục ngữ ca dao, tiếng địa phương tìm cách diễn đạt đi vào
lịng người. Ơng làm thơ như nói mà là nói hay khi tức giận thì chửi ra trị.
Phong cách bình dân của Nguyễn Công Trứ dược thể hiện ở nhiều mặt
trong thái độ đối với mình, đối với đời, đối với cuộc sống nói chung và được
phản ánh rất rõ trong thơ văn của ơng.Dù ở vào lúc khó khăn nhất thơ ơng vẫn
ln u đời, lúc nào ơng cũng đùa cợt. Vì ông có tinh thần lãng mạn lạc quan,
tin tưởng vào tài năng của mình.
Cịn với Cao Bá Qt đặc điểm nổi bật nhất trong thơ ông là phần lớn
được viết bằng chữ Hán. Bởi vì giai đoạn này chữ Hán đang trở thành địa vị độc
tôn. Đối với Cao Bá Qt thơ khơng phải là một trị chơi giải trí trái lại trong
quan niệm của ơng thơ có một chức năng xã hội riêng có sứ mệnh lịch sử riêng.

Vói ơng thơ là để nói lên nỗi lịng là để thể hiện tâm tư tình cảm của nhà thơ
trước thời thế trước vận mệnh của đất nước.
Đấy chính là lý do giải thích vì sao có sự khác biệt trong văn chương của
họ.

20


PHẦN KẾT LUẬN
Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX đã khép lại
với hai tác giả này. Khảo sát về tư tưởng tình cảm của hai tác giả chúng ta phải
ngạc nhiên và thán phục vơ cùng. Vì chúng ta đã được tiếp cận với những tâm
hồn đầy cảm tính. Hai tác giả này còn làm cho chúng ta phải thán phục khi thể
hiện mình trong trời đất bao la, đó là cái tài tình của một cuộc đời đầy vẻ vang
nhưng cũng gặp khơng ít thăng trầm.Cao Bá Qt và Nguyễn Cơng Trứ đã sử
dụng hồn tồn khả năng của mình để sống lành mạnh, hiên ngang , hùng dũng
có làm thì làm khơng làm thì hưởng lạc. Chính những tư tưởng đó đã làm nên
giá trị đặc sắc trong thơ của hai ông.
Do thời lượng và phạm vi nghiên cứu nên chúng em chỉ nghiên cứu được
ở những phạm vi cần liên quan, nên cịn có nhiều nội dung khác khơng có điều
kiện để đi vào sâu hơn. Nên bài viết này chỉ nói lên nội dung thơ của hai ơng.
Đặc biệt là “Cái nhìn về người phụ nữ của hai ơng”. Và khái quát trên bình diện
cần nghiên cứu chúng em đã thấy rõ sự tương đồng và khác biệt trong thơ của
hai ơng. Và đó cũng là đặc điểm nổi bật nhất của văn học Việt Nam thời trung
đại.

21




×