Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT của NHÀ văn NGUYỄN TUÂN TRONG tùy bút “ SÔNG đà”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.98 KB, 80 trang )

Trờng Đại học Vinh
Khoa NGữ VĂN
********************

Phong cách nghệ thuật của nhà văn
nguyễn tuân trong tùy bút sông đà

KhóA LUậN TốT NGHIệP đại học
Chuyên ngành: văn học việt nam hiện ®¹i

Vinh, 2012

1


Trờng Đại học Vinh
Khoa ngữ văn
********************

Phong cách nghệ thuật của nhà văn
nguyễn tuân trong tùy bút sông đà

KhóA LUậN TốT NGHIệP đại học
Chuyên ngành: văn học việt nam hiện ®¹i

Vinh, 2012

2


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Tuân (1910- 1987) được xem là một nhà văn lớn và gây
được nhiều tiếng vang lớn trong nền văn học Việt Nam. Bạn đọc biết đến
ông không chỉ với tư cách là một nhà văn mà ơng cịn là người am hiểu
nhiều mơn nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc. Ơng cịn là một diễn
viên kịch nói và là diễn viên điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam. Nguyễn Tuân
vì thế thường vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau ấy
để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả trong văn chương của mình.
1.2. Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng sự thật nghề nghiệp
của mình. Đối với ơng nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc,
thậm chí “khổ hạnh”. Ơng đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơn nửa thế kỷ
của mình để chứng minh cho quan niệm ấy. Nguyễn Tuân đã để lại nhiều
tác phẩm có giá trị sâu sắc. Trước cách mạng ơng nổi tiếng với Vang bóng
một thời, Thiếu q hương, Chiếc lư đồng mắt cua…thì sau cách mạng
Nguyễn Tuân tiếp tục đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại những
tác phẩm có giá trị như Tình chiến dịch, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ
giỏi… Tên tuổi Nguyễn Tuân không chỉ được biết đến trong nước mà cịn ở
nước ngồi. Trong bức điện của Hội nhà văn Liên Xô gửi Hội nhà văn Việt
Nam nhân dịp 80 năm ngày sinh và 3 năm ngày mất của Nguyễn Tn có
đoạn viết: “ Đó là một thiên tài kì lạ mà văn xuôi của ông ngày càng trở
thành một bộ phận không thể tách rời khỏi di sản cổ điển. Người ta sẽ học
tập, nghiên cứu thứ văn xuôi ấy. Dẫn chứng cho điều đó là sự thành cơng
về mặt độc giả không chỉ ở quê hương ông mà cịn ở nhiều nước khác trong
đó có cả Liên Xơ chúng tôi”.
1.3. Đến với nghề văn Nguyễn Tuân đã tạo cho mình một lối đi
riêng, một cách viết khơng giống ai. Tên tuổi của ông gắn liền với thể loại
tùy bút. Có thể nói những tác phẩm mà ơng để lại dù dưới tên gọi là truyện

3



ngắn, phóng sự, ký hay tùy bút thì tất cả đều mang dáng dấp của thể loại
tùy bút bởi sự tự do phóng túng của cái tơi cá nhân trong đó. Qua mỗi giai
đoạn sáng tác ơng để lại những tác phẩm tùy bút xuất sắc mà chúng ta có
thể kể đến như: Tùy bút I (1941), Tùy bút II (1943), Tùy bút kháng chiến
(1955), Tùy bút kháng chiến và hịa bình (1956), và đặc biệt là tùy bút
Sơng Đà (1960)…Từ những thành tựu to lớn đó chúng ta có thể khẳng định
thể loại tùy bút là thể loại Nguyễn Tn thành cơng nhất trong sự nghiệp
sáng tác của mình.
1.4. Khi tên tuổi Nguyễn Tuân xuất hiện trên văn đàn thì cũng là lúc
có nhiều nhà nghiên cứu , nhà phê bình đã đưa ra nhiều bài báo , tiểu luận
và cơng trình đăng trên nhiều sách báo, tạp chí trong và ngồi nước viết về
ơng. Người ta nghiên cứu ông trên nhiều phương diện nhưng nhiều nhất có
lẽ vẫn là bàn về phong cách nghệ thuật của ông. Tuy nhiên có thể thấy chưa
có một cơng trình chun biệt nào nghiên cứu về phong cách nghệ thuật
Nguyễn Tuân. Đi sâu tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
trong tùy bút “Sơng Đà” là góp phần lý giải một cách đầy đủ hơn về một
phong cách rất mực tài hoa và độc đáo trên con đường sáng tạo mang tên
Nguyễn Tuân.
1.5. Trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân tùy bút “Sơng Đà”
có vị trí đặc biệt xét trên nhiều phương diện. Với tùy bút này Nguyễn Tuân
khẳng định được bản lĩnh nghệ thuật cũng như phong cách nghệ thuật độc
đáo khơng trộn lẫn với ai của mình. Đây có thể nói là thành cơng xuất sắc
của Nguyễn Tn thời kì sau cách mạng tháng Tám. Vì thế nghiên cứu tùy
bút “Sơng Đà” là điều cần thiết để góp phần thấy rõ hơn phong cách nghệ
thuật Nguyễn Tuân.
1.6 . Nhà phê bình Tơn Thảo Miên đã nhận xét: “Nguyễn Tuân là tài
hoa văn chương” và cũng không phải ngẫu nhiên khi sáng tác của Nguyễn
Tuân được chọn giảng dạy trong nhà trường phổ thông từ bao năm nay ở


4


cả hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám.Tìm hiểu phong cách
nghệ thuật Nguyễn Tuân trong tùy bút “Sơng Đà” cịn góp phần thiết thực
vào việc vận dụng giảng dạy tác phẩm Nguyễn Tuân trong nhà trường.
2.Lịch sử vấn đề
Một chuyến đi tác phẩm đầu tay ra đời đã đánh dấu tên tuổi Nguyễn
Tuân trên văn đàn Việt Nam và cũng từ đó tên tuổi của ơng, văn chương
của ông luôn là một đề tài hấp dẫn với bao người đọc và trở thành đối
tượng của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình.
Tùy bút “Sơng Đà” có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp
cầm bút của Nguyễn Tn. Nó đánh dấu bước chuyển mình trong tư duy
nghệ thuật của Nguyễn Tuân cùng sự đổi thay của đất nước trong bối cảnh
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một loạt bài nghiên cứu của các tác giả về tác
phẩm này đã khẳng định bút lực của Nguyễn Tuân trong việc phản ánh
cuộc sống mới, con người mới.
Nếu như trước đây đã có nhiều bài nghiên cứu về Nguyễn Tuân được
đăng tải trên các báo, tạp chí trong và ngồi nước thì sau khi nhà văn qua
đời những hồi ức, kỉ niệm và bạn bè đồng nghiệp viết về ông càng nhiều.
Trong khóa luận này chúng tôi không có hy vọng sẽ giải thích, tìm hiểu đầy
đủ tất cả những bài viết về Nguyễn Tuân mà chỉ tập trung xoay quanh
những bài viết về tùy bút “Sông Đà”. Tổng kết lại thành tựu của người đi
trước từ đó đặt ra u cầu và mục đích cho khóa luận của mình.
Trong số các nhà nghiên cứu có lẽ tâm huyết với Nguyễn Tuân nhất
là nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh. Ông không phải là người đầu tiên
nghiên cứu về Nguyễn Tuân nhưng lại là người nghiên cứu về Nguyễn
Tuân một cách tồn diện và sâu sắc nhất. Ơng đã đem đến cho người đọc
cái nhìn thấu suốt nhất về Nguyễn Tuân từ cuộc đời, thân thế, sự nghiệp
cho đến quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong bộ tuyển tập Nguyễn

Tuân ( 3 tập, NXB văn học, 1981) và gần đây ơng lại có cơng lớn hơn khi

5


cho ra đời tập “Yêu ngôn” của Nguyễn Tuân trước cách mạng ( NXB Hội
nhà văn, 1999)
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh khi nghiên cứu về phong cách nghệ
thuật của Nguyễn Tuân cũng đã nhận xét: “ Hạt nhân của phong cách nghệ
thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ “ngông” . Ngông là sự
chống trả với mọi thứ nền nếp , phép tắc, mọi thứ “đạo lý” thông thường
của xã hội bằng cách làm ngược lại với thái độ ngạo đời. Đó là đặc điểm
của tất cả nhân vật ưa thích của Nguyễn Tn có cội nguồn từ sự tiếp nhận
tư tưởng của các bậc nho sĩ tài hoa bất đắc chí như cụ Nguyễn Khuyến, cụ
Tú Xương và cụ tú Nguyễn An Lan. Chất ngông trong văn Nguyễn Tuân có
cội nguồn từ sự tiếp nhận tư tưởng cá nhân nổi loạn mang màu sắc Âu
Châu”.
Trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945-1975 Phan Cự Đệ viết: “Trong
văn học lãng mạn Việt Nam xuất hiện một phong cách nghệ thuật độc đáoNguyễn Tuân. Cái tôi trong tác phẩm của anh luôn tỏ ra là một người lỗi
lạc, sống một cách khác biệt không giống ai và cũng không cho ai biết
được mình. Chết là mang đi cả bản chính chứ khơng để lại một bản sao
nào. Đó là một cái tôi lập dị ngang chướng lù lù giữa cuộc đời, ném đá vào
những kẻ xung quanh”.
Nam Mộc khi nghiên cứu về Nguyễn Tuân và tuỳ bút “Sông Đà”
trong bài viết “Nguyễn Tuân và Sông Đà” đã khẳng định: “Sông Đà” là kết
quả của một quá trình sáng tác và “lột xác” lâu dài, gian khổ của Nguyễn
Tuân, là kết quả trực tiếp của những thu hoạch mới về tư tưởng và thực
tiễn. Và cái hay của “Sông Đà” là những cái mới do thế giới quan, nhân
sinh quan và thực tiễn của Nguyễn Tuân đem lại. “Sông Đà” đã phản ánh
phần lớn cái hiện thực tươi sáng của miến Bắc dưới chế độ mới mà bất cứ

con mắt lành mạnh nào đi sâu tìm hiểu cũng phải thấy rõ. Cái dở của “Sông

6


Đà” là những cái cũ cịn sót lại trong con người và nghệ thuật của Nguyễn
Tuân”.
Nguyên Ngọc trong bài viết với nhan đề “Cảm tưởng đọc “Sông Đà”
của Nguyễn Tuân” đã nêu ra những mặt tốt của cuốn sách. Và tác giả đã
phát biểu rằng : “ Khi khép lại trang sách cuối cùng tơi có cảm giác như
vừa đọc xong một quyển tiểu thuyết. Một quyển tiểu thuyết viết theo một
lối riêng, nhưng điều đó khơng hề gì cả, không ảnh hưởng đến chất tiểu
thuyết của tác phẩm, ngược lại càng tăng thêm sự thích thú”. Và ơng đã gọi
“Sơng Đà” là một quyển tiểu thuyết.
Ngồi ra các nhà nghiên cứu cịn dành nhiều thời gian cho Nguyễn
Tn đó là Phong Lê, Phan Cự Đệ, Ngọc Trai, Vương Trí Nhàn, Hà Văn
Đức…Mỗi người chú ý đến một vài khía cạnh tiêu biểu của ơng. Ngồi ra
người đọc cịn mệnh danh ông là “ nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng
hoa”; “người đi tìm cái đẹp, cái thật” đã được nhắc đến trong các bài viết
của Hoài Anh, Nguyễn Đình Thi…
Chúng tơi xem đây là những chỉ dẫn quý giá để đánh giá phong cách
nghệ thuật Nguyễn Tuân nói chung và tùy bút “Sơng Đà” nói riêng một
cách chính xác và đầy đủ hơn. Tuy nhiên với một nhà văn tài hoa và độc
đáo như Nguyễn Tuân thì việc nghiên cứu địi hỏi phải trải qua một q
trình cơng phu và có sự góp sức của nhiều người. Chính vì thế nhiều tên
tuổi lớn trong giới nghiên cứu, phê bình văn học khi bàn luận về Nguyễn
Tuân vẫn có cảm giác như chưa nói hết về ơng. Mặt khác khi nghiên cứu về
Nguyễn Tuân vấn đề về phong cách của nhà văn đã được nói đến trong một
số bài viết như: “Nguyễn Tuân- một phong cách nghệ thuật độc đáo” của
Phan Cự Đệ nhưng vẫn chưa có mơt cơng trình nào nghiên cứu với tư cách

một cơng trình nghiên cứu chun biệt. Góp thêm tiếng nói vào cơng việc
đó, khóa luận này xin khảo sát và đi sâu hơn về phong cách nghệ thuật
Nguyễn Tuân qua tập tùy bút “Sông Đà”.

7


3.Giới hạn của đề tài
Để làm sáng tỏ đề tài chúng tôi tập trung khảo sát 14 tùy bút và
“phác thảo” một bài thơ được in trong tập tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn
Tuân ( Lữ Huy Nguyên tuyển chọn ,NXB văn học, 2000). Ngồi ra chúng
tơi cịn khảo sát một số tác phẩm ra đời trước 1945 để đối chiếu so sánh đó
là Vang bóng một thời, Chùa Đàn, u ngơn và tác phẩm ra đời sau 1945
như: Tình chiến dịch, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi để thấy được sự nhất quán
trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng.
Theo như tên gọi của đề tài là “ Phong cách nghệ thuật Nguyễn
Tuân trong tùy bút Sông Đà” chúng tôi đi vào khảo sát phạm trù nghệ thuật
tức là một phạm trù thẩm mĩ, khác với phạm trù phong cách ngôn ngữ tập
trung đi sâu vào ngôn ngữ và các biện pháp tu từ mà nhà văn sử dụng.
Nghĩa là ở đây ta quan niệm phong cách nhà văn như một chỉnh thể bao
gồm nhiều thành tố trong mối quan hệ thống nhất và phụ thuộc nhau như
các yếu tố ngôn ngữ, bút pháp, cách cảm nhận thế giới, con người và thiên
nhiên….
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu “ phong cách nghệ thuật Nguyễn Tn trong
tùy bút Sơng Đà” góp phần xác lập khái niệm phong cách nghệ thuật
Nguyễn Tuân nhằm nhận diện tùy bút “Sông Đà” là một hiện tượng độc
đáo tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân sau cách mạng
tháng Tám. Đồng thời qua việc nghiên cứu tác phẩm làm rõ những nét cơ
bản trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.

Đi sâu vào tập tùy bút “Sông Đà” phân tích khái quát những nét độc
đáo của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua hệ thống bút pháp, giọng
điệu, ngôn ngữ nghệ thuật của tác giả cùng cách cảm nhận độc đáo của tác
giả về con người và thế giới.

8


5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này chúng tơi vận dụng phối hợp các phương pháp:
phương pháp thống kê tư liệu về tác giả, phương pháp phân tích tổng hợp,
phương pháp phân loại thống kê, phương pháp lịch sử so sánh. Tất cả các
phương pháp nhằm làm sáng tỏ phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
trong tùy bút “Sông Đà”.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn được triển khai trong 3
chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phong cách nghệ thuật và quá
trình hình thành phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân
Chương 2: Tùy bút “Sông Đà” thể hiện phong cách nghệ thuật độc
đáo của Nguyễn Tuân trong việc biểu hiện con người và thế giới
Chương 3: Bút pháp, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật của Nguyễn
Tuân trong tùy bút “ Sông Đà”.

9


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA

NHÀ VĂN NGUYỄN TUÂN
1.1. Một số vấn đề về khái niệm phong cách nghệ thuật
Phong cách là một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi và
được bàn đến nhiều không chỉ trong sáng tác và nghiên cứu văn học mà
còn trong các lĩnh vực khoa học cũng như trong đời sống xã hội.
Tùy theo đối tượng của từng ngành khoa học mà khái niệm phong
cách mang những nội dung ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên có thể thấy được
nét nghĩa chung nhất của phong cách là chỉ kiểu- dáng riêng, chỉ đặc trưng
ổn định mang tính độc đáo của đối tượng đươc bàn đến.
Trong sáng tác và nghiên cứu văn học khái niệm phong cách được
vận dụng từ rất sớm. Ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu bàn về
phong cách. Trong cuốn Từ điển Việt nam - Viện ngôn ngữ học xuất bản
năm 1992 nêu ra cách hiểu phong cách như sau:
a. Phong cách là những lời, những cung cách sinh hoạt làm việc
hoạt động sẽ tạo nên cái riêng của mỗi con người hay một lồi người nào
đó (Phong cách lãnh đạo, phong cách quân nhân, phong cách sống, phong
cách làm việc)
b. Phong cách là đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ
thuật biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong sáng tác nói chung
cùng một thể loại ( Phong cách nhà văn, phong cách văn học nghệ thuật)
c. Phong cách là dạng của những ngôn ngữ sử dụng trong hồn cảnh
xã hội điển hình nào đó khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng,
ngữ pháp, ngữ âm. Ở dạng này là phong cách ngôn ngữ khoa học, phong
cách chính luận, phong cách ngơn ngữ nghệ thuật.

10


Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán chủ biên lại
đưa ra quan điểm khác: “ Nói chung phong cách là quy luật thống nhất các

yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật là một biểu hiện của tính nghệ thuật”
Ngồi ra cịn có các cơng trình khác của Nguyễn Thái Hịa, Hữu Đạt,
Phan Ngọc…
Nhìn chung có hai hướng nhìn nhận đối với phạm trù phong cách đó
là từ góc độ ngơn ngữ học và góc độ nghệ thuật. Theo ngôn ngữ học khái
niệm phong cách được hiểu là những hệ thống các yếu tố ngôn ngữ, các
phương thức lựa chọn và sử dụng chúng. Trong ngôn ngữ do thực hiện
những chức năng khác nhau và trong từng hồn cảnh giao tiếp khác nhau
nên dần hình thành những phong cách ngơn ngữ khác nhau. Cịn với tư
cách là phạm trù nghệ thuật phong cách chỉ sự thống nhất tương đối ổn
định của hệ thống hình tượng các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên
cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn.Tuy nhiên chúng ta khơng
nên tách biệt rạch rịi hai phạm trù phong cách này mà giữa chúng có mối
quan hệ hữu cơ với nhau bởi văn học là một loại hình nghệ thuật ngơn từ.
Vậy phong cách nghệ thuật là gì? Đó là cấu trúc hữu cơ của tất cả
các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử và chứa đựng một
giá trị lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một
tác phẩm hay một tác giả ( Phan Ngọc) [14,31].
Nói đến phong cách tác giả là nói đến đặc trưng độc đáo, có ý nghĩa
thẩm mĩ và mang tính quy luật, thể hiện qua hệ thống sáng tác của nhà văn.
“Trong sáng tác nghệ thuật có được một phong cách là một điều đáng quý”
[14, 31]. Do đó chúng ta cần nhìn nhận phong cách ở tính tổng hợp, ở quy
luật thống nhất chặt chẽ mang tính biện chứng giữa nội dung và nghệ thuật
trong sáng tác của nhà văn.
Để xác định được phong cách của một nhà văn không phải là điều
đơn giản. Bởi lẽ không phải nhà văn nào cũng có phong cách mà chỉ có

11



những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh và có cá tính sáng tạo riêng độc đáo.
Cá tính sáng tạo ấy làm nên nét riêng của các nhà văn. Điều nay ta đã từng
bắt gặp trong phong trào thơ mới 1932- 1945: “Ảo não như Huy Cận, mơ
màng như Lưu Trọng Lư, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp….” . Trong
chỉnh thể “nhà văn” cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại biểu hiện ở cách
cảm nhận độc đáo về thế giới và ở bút pháp nghệ thuật phù hợp với phong
cách ấy.
Nguyễn Tuân là một phong cách lớn trong lịch sử văn học dân tộc,
nhưng ông đồng thời là một hiện tượng văn học phức tạp (Nguyễn Đăng
Mạnh) vào bậc nhất trong lịch sử văn học nước nhà. Và để góp phần tìm
hiểu thêm về sự nghiệp sáng tác cũng như quá trình hình thành, phát triển
phong cách nghệ thuật tài hoa Nguyễn Tuân chúng tôi đi vào phân tích ,
khám phá nét độc đáo của tùy bút “Sơng Đà” dù biết đây là cơng việc khó
khăn và phức tạp.
1.2. Quá trình hình thành phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
1.2.1. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân
Từ sau 1937, trong văn học lãng mạn Việt Nam xuất hiện một phong
cách nghệ thuật độc đáo- Nguyễn Tuân. Tuy nhiên, ông không phải là
người thành công ngay từ nhưng tác phẩm đầu tay. Nguyễn Tuân đã thử bút
qua nhiều thể loại : thơ, bút ký, truyện ngắn hiện thực trào phúng, tùy bút,
du ký, truyện dài, phóng sự…nhưng đến đầu năm 1938 ơng mới nhận ra sở
trường của mình với thành công xuất sắc ở các tác phẩm: Một chuyến đi
(1938), Vang bóng một thời (1939), Thiếu quê hương (1940). Có thể hình
dung sáng tác của Nguyễn Tn qua hai giai đoạn trước và sau cách mạng
tháng Tám.
Thời kì trước cách mạng, qua tác phẩm của Nguyễn Tuân người đọc
thấy ba đề tài mà ơng quan tâm đó là : chủ nghĩa “xê dịch”, vẻ đẹp “vang
bóng một thời” và về đời sống trụy lạc. Trong một loạt sáng tác của

12



Nguyễn Tuân trước cách mạng có thể nói Vang bóng một thời là tập truyện
để lại dấu ấn đậm đà và sâu sắc nhất. Nhà văn Vũ Ngọc Phan cho rằng :
“Tác phẩm đầu tay của ông là một văn phẩm gần tới sự tồn thiện, tồn mỹ
đó là tập “ Vang bóng một thời” [16,415]. Trong tập truyện này Nguyễn
Tuân đã gợi lên trong lòng người đọc niềm tiếc nuối về dĩ vãng mà theo Vũ
Ngọc Phan đọc “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân có cảm tưởng như
khi ngắm một bức họa cổ”. Bởi vì Nguyễn Tuân đã làm công việc đi gợi lại
tro tàn của thời dĩ vãng, của “thời vàng son” đã qua, hướng ta muốn quay
về q khứ. Là nhà văn ln đi tìm “cái đẹp, cái thật” trong cuộc đời nên
nhiều khi Nguyễn Tuân đang quên đi phần ý nghĩa xã hội trong đó mà dành
sự quan tâm đến vẻ đẹp thuần túy, coi trọng hình thức.
Trong các tác phẩm ra đời trước cách mạng còn phải kể đến Chiếc lư
đồng mắt cua, Ngọn đèn dầu lạc, Tàn đèn dầu lạc . Tuy nhiên nếu Vang
bóng một thời là vẻ đẹp của thời vàng son thì lúc này Nguyễn Tuân đưa
người đọc trở về với đời sống hiện tại trong khung cảnh của những nhà
chứa, tiệm hút, tiệm rượu. Có thể nói Nguyễn Tuân đã ghi lại khá đầy đủ và
chân thực cuộc sống bê tha, trụy lạc. Đó là tâm trạng khủng hoảng, bế tắc,
bất mãn với xã hội của một thanh niên trí thức yêu nước nhưng bất lực
chống trả lại. Bên cạnh đó Nguyễn Tuân mở ra trước mắt người đọc những
trang viết đặc sắc để trả thù xã hội với giọng văn khinh bạc. Và có thể nói
Chiếc lư đồng mắt cua chính là lời tự thú, là thiên sám hối của một thanh
niên khinh bạc vì đã sống khơng lý tưởng.
Sau những tác phẩm trên Tóc chị Hồi, u ngôn, Xác ngọc lam đã
cho chúng ta thấy một chân dung tương đối toàn diện về con người Nguyễn
Tuân trước khi đến với cách mạng. Trương Chính cho rằng: “ Nguyễn Tuân
là nhà văn chủ quan nhất trong số những nhà văn của ta” . Điều này có thể
lý giải bởi Nguyễn Tuân sáng tác để nói tới cá nhân mình và thiên về khẳng
định khách quan dưới góc nhìn chủ quan của bản thân. Cũng bởi lẽ Nguyễn


13


Tuân suốt đời ham mê đi tìm cái đẹp, cái thật, cái thanh sắc của cuộc đời
nên ơng lấy đó để xây dựng cho mình lý tưởng thẩm mỹ. Với mái tóc một
người đàn bà ơng quan điểm rằng: “Cái người nào trong suốt một đời người
mà không được ngắm một mớ tóc cho tử tế thì cái thẩm mỹ quan của người
ấy lung lay lắm”. Rõ ràng đây là một quan điểm hết sức chủ quan.
Theo nhận xét của Vũ Ngoc Phan, Nguyễn Tuân “ là một nhà văn
đứng hẳn ra một phía riêng cả về lối văn lẫn về tư tưởng”. Cái riêng đó theo
chúng tơi vẫn nằm trong xu hướng lãng mạn nhưng dù ở xu hướng nào ông
vẫn biết cách tự khu biệt để tạo nên cho mình một phong cách riêng độc
đáo.
Trước cách mạng tháng Tám hầu hết các sáng tác của Nguyễn Tuân
bên cạnh cái tài hoa của phong cách nghệ thuật thì phần lớn nội dung tư
tưởng vẫn còn những hạn chế. Hạn chế lớn nhất là Nguyễn Tuân đã để cho
cái tôi cực đoan cá nhân chi phối sáng tác của mình. Vì q o bế cái tơi cá
nhân, muốn thỏa mãn cảm giác mà nhiều lúc Nguyễn Tuân đã xem việc đi
tìm cái đẹp là mục đích và lý tưởng sống. Bên cạnh đó bản chất tiểu tư sản
yếu đuối khiến cho một người có tư tưởng yêu nước và tinh thần dân tộc
như ông không dám công khai chống lại chế độ thực dân phong kiến. Thi
thoảng đâu đó người đọc vẫn thấy tác phẩm của ông tinh thần phản kháng
này nhưng còn rất mờ nhạt. Phần lớn sáng tác của ơng thời kì này bộc lộ
những tiêu cực của ông với xã hội để rồi trở lại với vẻ đẹp của thời quá
khứ, nhà văn ngậm ngùi, nuối tiếc hoặc trốn tránh cuộc sống thực tại bằng
cách “náu mình” trong việc sáng tác những truyện thần kỳ, quái đản,
truyện về cõi âm mơ hồ nào đó.
Với một nhà văn có nhiều mâu thuẫn trong tư tưởng và quan điểm
nghệ thuật thì cách mạng tháng Tám là bước chuyển đổi rất quan trọng với

Nguyễn Tn. Ơng thấy “cái có bây giờ thật đẹp và cái đẹp bây giờ có thật
trong cuộc đời” ( Nguyễn Đình Thi ) . Cách mạng đã giúp Nguyễn Tuân

14


thoát khỏi những bế tắc trong cuộc sống và sáng tác nghệ thuật, nó đã làm
hồi sinh lại nhịp đập của một trái tim nghệ sĩ vốn sẵn có tình yêu quê
hương, đất nước. Ông hăng hái đi vào thực tế chiến đấu và sản xuất. Chúng
ta hãy lắng nghe tấm lòng rạo rực của Nguyễn Tuân trong những ngày đầu
đến với cách mạng: “Mê say với ánh sáng trắng vừa được giải phóng, tơi đã
là một dạ lữ khách khơng mỏi, qn ngủ của một đêm phong hội mới…
Lịng khỏe chưa đủ, thân hình cũng khỏe nữa. Tơi liền đi cạo râu. Tình cờ
tơi gặp lại anh bạn cũng vừa đi cạo phăng bộ râu quai nón xanh rậm mọi
ngày. Chúng tôi ôm lấy nhau mà mừng ra mặt như hai con bệnh già mới
uống thuốc cải lão hoàn đồng”.
Từ đây Nguyễn Tuân tuyên bố “lột xác” để trở thành nhà văn công
dân chiến sĩ. Đối với sự sống ông trở nên khiêm tốn và muốn có ngay một
thái độ khuất phục để nêu rõ mọi sự phục thiện của mình. Và giờ đây
“Nguyễn tha thiết đến với những con đê, lo cho đê, lo cho ruộng ven đê, lo
cho mùa màng. Mực nước sông Nhị Hà chàng thuộc như một nhân viên
ứng thủy”.
Quá trình lột xác của nhà văn “tiền chiến” nói chung và Nguyễn
Tuân nói riêng quả thật không đơn giản. “Nguyễn thèm đến một con rắn
mỗi năm thoát xác một lần. Nguyễn nhớ đến những con côn trùng mỗi mùa
thay cánh một lần …” nhưng sự “tự hủy diệt” con người cũ để “tái sinh”
một nhận thức mới ở con người không thể chỉ là một biến hóa vật chất đơn
thuần như vậy. Và cuối cùng ơng đã tìm đến những yếu tố hoang đường,
thậm chí là kinh dị, ma quái trong Chùa Đàn . Có thể xem Chùa Đàn là
khúc kinh “sám hối” của Nguyễn Tuân những ngày đầu cách mạng tháng

Tám. Điều đáng chú ý trong tác phẩm này là Nguyễn Tuân đã đưa người
đọc vào thế giới linh thiêng của nghệ thuật, vào một cái đẹp vĩnh hằng
khơng thể thay thế đó chính là tiếng hát, tiếng đàn.

15


Tìm hiểu quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân ta sẽ thấy được sự
chuyển biến về tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của ông giữa hai
giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám. Sau cách mạng người đời vẫn
thấy bóng dáng Nguyễn Tuân ham “xê dịch”, ham đi nhưng khơng cịn là
Nguyễn cơ độc , đi lang thang một mình khơng mục đích, khơng phương
hướng nữa mà giờ đây Nguyễn Tuân đi cùng nhân dân, cùng bộ đội và
nhận thấy sức mạnh của đất nước trên từng bước đường.
Người đọc nhận thấy từ Lột xác đến Chùa Đàn là sự từ bỏ con đường
cũ, cuộc sống cũ nhưng Nguyễn Tuân chỉ mới dừng lại ở phương diện lý
thuyết. Ở tùy bút Đường vui người đọc nhận ra sự chuyển biến thực sự của
ngòi bút Nguyễn Tuân sau cách mạng mặc dù đấy vẫn là một anh chàng
ham đi, ham xê dịch: “Đi bao giờ cũng vui, chỉ những lúc ngừng mới là hết
thú”.
Nguyễn Tuân yêu lắm những con đường, nhưng đó là đường “chiến
sự”, “con đường tản cư của dân chúng”, đó là đường đê, đường làng, đường
ruộng, đường vui…là những gì gắn bó rất gần gũi với ông. Đường vui đúng
là bài ca của một con người mang tâm trạng náo nức, tươi vui, tin tưởng đi
vào cuộc kháng chiến.
Tiếp đến, Tình chiến dịch là sự tiếp nối âm hưởng sôi động của cuộc
kháng chiến từ Đường vui của Nguyễn Tuân. Chúng ta thấy rằng nếu ở
Đường vui Nguyễn Tuân chỉ mới đứng bên lề của cuộc chiến đấu dưới con
mắt của một người quan sát thì ở Tình chiến dịch ơng đã là một chiến sĩmột nhà văn. Ông đã theo sát bộ đội trong từng cuộc hành quân, cùng sống
ở chiến khu, cùng vào đồn địch, cùng làm cơng tác dân vận… Ngịi bút của

Nguyễn Tn ở đây có trách nhiệm và đầy tình người chứng tỏ về một sự
thay đổi nhận thức quan trọng trong tư tưởng Nguyễn Tuân. Người đọc làm
sao không xúc động khi thấy Nguyễn Tuân trước đây “phóng túng hình
hài” ở các tửu quán, cao lâu nay bỗng trở nên “thân mật với người ở bản

16


xóm như là đã quen biết từ lâu lắm…. những lúc đơn vị chuyển sang địa
điểm khác mình thấy nhớ tiếc”… rồi “nhiều đồng bào đã nhớ tên tôi và cả
người tôi đều thấm sâu vào cảnh và người mộc mạc đáng yêu nhất vùng
này…”. Rõ ràng ở đây Nguyễn Tuân đã và đang thực sự sống trong lòng
quần chúng, cùng chia vui và sẽ buồn cùng họ. Sự đổi thay này ở Nguyễn
Tuân phải chăng do ông đã tiếp nhận được ánh sáng của đường lối văn
nghệ mới của Đảng thơng qua Đại hội Văn hóa tồn quốc (1948), Hội nghị
tranh luận văn nghệ tại Việt Bắc (1949) , phong trào đi thực tế của văn nghệ
sĩ và những đại hội chính trị, đường lối của Đảng trong tình hình mới…
Những sáng tác tiếp theo sau này của Nguyễn Tuân là sự khẳng định
lập trường cách mạng của ông. Ông nhận thấy “ khi đã đi sâu được vào cái
khổ của giai cấp thì chỗ nào quanh xóm cũng thấy hiện lên mâu thuẫn giai
cấp. Rồi sự vật quanh xóm ngõ, đồng ruộng đều có cạnh, có góc chứ không
như trước kia tôi vẫn tưởng”. Giờ đây hiển hiện trước mắt người đọc một
nhà văn “vị nhân sinh” chứ khơng cịn “vị nghệ thuật” như trước nữa. Ơng
đã tìm cho mình chỗ đứng giữa lịng nhân dân, hịa nhịp đập trái tim mình
với nhịp đâp của cuộc sống nhân dân.
Nguyễn Tuân là người say đi, say khám phá và sáng tạo. Gần như
chưa có một nơi nào trên đất nước là ơng chưa từng đặt chân đến. Nhiệt
tình đến với cách mạng, tha thiết đối với quê hương và sự hiểu biết phong
phú về cảnh sắc đất nước cũng như con người đã giúp Nguyễn Tuân viết
những thiên tùy bút thật đặc sắc, có sức lay động lịng người.

“Sơng Đà” là kết quả của cuộc đấu tranh tư tưởng và chuyến đi Tây
Bắc của Nguyễn Tuân. Vẻ đẹp thiên nhiên và con người Tây Bắc dưới ngòi
bút Nguyễn Tuân đã hiện lên rực rỡ với muôn màu sắc. Viết về vẻ đẹp vốn
là sở trường và niềm say mê của tác giả. Con sông Đà hiện lên trước mắt
người đọc thật nên thơ và gợi cảm: “Con sông Đà tn dài như một áng tóc

17


trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban
hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.
Con sông Đà được Nguyễn Tuân thể hiện bằng những câu văn giàu
nhạc điệu và trữ tình: “ Cảnh ven sơng ở đây lặng như tờ. Hình như từ đời
Lý, đời Trần, đời Lê quãng sông cũng lặng tờ đến như thế mà thôi. Thuyền
tôi trôi qua một nương ngô mới nhú lên mấy lá non đầu mùa mà tịnh không
một bóng người. Cỏ tranh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu
cúi đầu ngốn búp cỏ tranh đẫm sương đêm… Bờ sông hoang dại như một
nỗi niềm cổ tích thuở xưa” [15, 75]. Và cịn những trang văn giàu âm điệu,
giàu màu sắc được tác giả khắc họa nên khi nói về vẻ đẹp của con sơng Đà.
Nhưng cái tạo nên phong cách mới, một sự thay đổi về chất trong
con người Nguyễn Tuân chính là vẻ đẹp thiên nhiên đó đã gắn kết vẻ đẹp
trong tâm hồn con người. Nguyễn Tuân “ đi tìm cái thứ vàng của màu sắc
sông núi Tây Bắc nhưng quan trọng hơn là ơng muốn đi tìm “ cái túi vàng
mười mang sẵn trong tâm trí của tất cả cả những con người ngày nay đang
nhiệt tình gắn bó xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa, tươi vui và vững
bền”. Giờ đây Nguyễn Tn khơng cịn là một nghệ sĩ bàng quan đứng bên
lề cuộc sống. Hành trình Nguyễn Tuân “ qua Tây Bắc” cho ta thấy ông đã
thực sự gắn bó với thiên nhiên và con người nơi đó. Ơng đã phát hiện ra sự
giàu có của Than Uyên với nhiều thứ mỏ: mỏ xi măng, mỏ đá thạch anh,
mỏ diêm sinh, mỏ than mỡ, mỏ lân tinh, mỏ đồng…rồi vàng, lâm thổ sản,

đồng cỏ… Ông trở về “đất cũ Sơn La” để nhớ lại nơi các chiến sĩ cộng sản
đã đấu tranh kiên cường với đế quốc rồi chết mòn trong lao tù đồng thời
cũng để thấy sự đổi thay từng ngày của Sơn La. Ông đến với mỏ than
Quỳnh Nhai xa xơi và bày tỏ tình cảm trân trọng đối với con người: “máy
đưa lên làm than qúy thật nhưng tôi vẫn là những con người đi mở mang
khai phá”. Ông gặp gỡ những người “đi mở đường” để cùng họ nhận định
về “ ý nghĩa lớn lao sâu sắc của sự tất yếu mở đường XHCN ở Tây Bắc và

18


phát hiện ra những cái quý báu trong tâm hồn người chiến sĩ, người cơng
nhân đi mở đường”. Ơng gắn bó với Tây Bắc, thấu hiểu và sẻ chia với số
phận cơ gái xịe bất hạnh trong chế độ cũ “ Ngồi sân múa xịe kia tiếng
thác đá Sơng Đà vẫn xô đá ào ào. Và trong đêm tiệc máu đồng trinh cứ rỏ
theo bước đi của đôi chân khiêu vũ, cơ gái xịe cứ giẫm lên máu mình mà
múa. Rồi máu tươi ấy khô dần một đống trên một cuộc đời đã biến thành
một cái đệm, lớp máu sau đóng vảy lên lóp máu đêm đầu và cứ thế, cứ
thế”[15, 193].
Sông Đà mang đậm cảm hứng lãng mạn cách mạng. Có thể nói đó là
sự tiếp tục mạch cảm hứng ngợi ca đất nước được hình thành từ trước đó.
Và Nguyễn Tn đã khơng chỉ dừng lại ở vùng Tây Bắc, ơng đến tận
Hồng Liên Sơn, ra thăm đảo Cơ Tơ, vào thăm Huế, Quảng Trị, Sài Gịn và
Cà Mau….thời kì này ngồi những trang viết về sự đổi thay của các miền,
Nguyễn Tuân đấu tranh chống Mỹ- Ngụy. Trong những ngày Hà Nội đánh
Mỹ ơng cũng có ngay tập bút ký Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi và những bài ký
khác như Hà Nội ta diệt B52, Cánh B52 rụng xuồng một thôn hoa Hà Nội
…Qua Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, Nguyễn tuân đã cung cấp cho người đọc
một lượng thông tin đầy đủ, chi tiết, sống động không chỉ về lịch sử, truyền
thống, cảnh người Hà Nội mà cịn cho ta thấy thêm về “ tính cách Mỹ”. Ở

đây tất cả những nét “yêng hùng”, “ sĩ diện Hoa Kỳ” và “ ngu Mỹ”, “ác
Mỹ” đều hiện ngun hình dưới ngịi bút sắc sảo của Nguyễn Tuân.
Những sáng tác trước cách mạng tháng Tám Nguyễn Tuân luôn thể
hiện là một tài tử ngông nghênh, kiêu bạc với cuộc đời. Bất mãn với xã hội,
một mặt Nguyễn đi tìm vẻ đẹp thuần túy trong thiên nhiên, xã hội, mặt
khác quay lưng với thực tại, trở về với quá khứ, với vẻ đẹp “ vang bóng
một thời” hay tiêu phí cuộc đời trong bê tha, trụy lạc… thì cách mạng
tháng Tám mở ra một chân trời mới cho sáng tạo nghệ thuật. Nguyễn Tn
nhanh chóng hịa mình với nhân dân, với dân tộc. Các sáng tác của ông từ

19


Đường vui, Tình chiến dịch đến Sơng Đà, Hà Nội ta đânh Mỹ giỏi là sự bày
tỏ tình cảm thiết tha với quê hương, đất nước. Tuy nhiên ở giai đoạn nào
người đọc cũng thấy được sự tài hoa, uyên bác, độc đáo của một Nguyễn
Tuân với cá tính sáng tạo riêng. Hành trình đi tìm “cái đẹp, cái thật” trong
cuộc đời và trong văn chương chương của Nguyễn Tuân đã giúp ông vươn
lên để khẳng định cái tôi của mình, một cái tơi độc đáo đã tạo nên một tài
năng và một phong cách riêng thật độc đáo.
1.2.2. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân
Quan điểm nghệ thuật chính là hệ thống những quan niệm của người
cầm bút về văn chương nghệ thuật. Vì thế để hiểu được sáng tác của một
nhà văn trước hết phải hiểu quan điểm nghệ thuật của nhà văn. Nguyễn
Tuân- một hiện tượng văn học khá phong phú, phức tạp trên văn đàn Việt
Nam. Quan điểm nghệ thuật của ông phức tạp bởi lẽ nó chứa đựng những
chỗ mâu thuẫn khơng nhất qn. Nói đến Nguyễn Tuân, người ta nghĩ
ngay ông là nhà văn của chủ nghĩa duy mỹ, của “nghệ thuật vị nghệ thuật”,
chỉ coi trong vẻ đẹp hình thức mà khơng cần nội dung. Ông muốn đặt nghệ
thuật lên trên tất cả mọi thứ thiện ác ở đời. Quan điểm ấy thể hiện ngay ở

những nhân vật ưa thích nhất của ơng trước cách mạng, những con người
tài hoa, tài tử, dù tĩnh tại hay xê dịch, đối với cuộc sống, với quê hương đó
chỉ như là những kẻ ăn tạm, ở nhờ, những con người này sinh ra dường như
chỉ để ngắm đời, ngoạn cảnh chứ khơng có một chút trách nhiệm xã hội
nào.
Quan điểm nghệ thuật ấy của Nguyễn Tuân khơng chỉ được thể hiện
dưới dạng hình tượng mà cịn được phát biểu dưới dạng khái niệm lý
thuyết, nghĩa là hồn tồn tự giác “ mỹ thuật vốn khơng là bà con với luân
lý của thời đại. Một thằng ăn cắp đã trở nên đẹp đẽ vô cùng khi hắn cắt túi
người ta rất gọn, rất nhanh”( Chuyến xe tình). Tuy nhiên người đọc có thể
nhận ra rằng đó khơng phải là tất cả quan điểm nghệ thuật của Nguyễn

20


Tuân, bởi lẽ dù chiếm ưu thế trong ý thức nghệ thuật nhưng trong nhiều bài
viết của mình Nguyễn Tuân cũng đã thể hiện thái độ yêu ghét, khinh trọng
rõ rệt mà không phải chỉ xuất phát từ tiêu chuẩn hình thức. Về cái đẹp
Nguyễn Tn có mơt quan niệm riêng độc đáo. Quan niệm này đã chi phối
cả quá trình sáng tạo của ơng. Quan niệm ấy nhiều khi được ông phát biểu
một cách trực tiếp nhưng chủ yếu được thể hiện qua sáng tác, bằng những
nhân vật ưa thích. Người đọc nhớ đến hình ảnh Huấn Cao trong Chữ người
tử tù rất đẹp. Nhưng với Nguyễn Tuân cái đẹp của nhân vật không chỉ dừng
lại ở nét đẹp “thuần túy” không khuynh hướng. Với Nguyễn Tuân cái đẹp
phải gắn với “thiên lương”, cái đẹp là một cái gì đó độc đáo, khác thường.
Một trong những quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân là cái đẹp đối lập
với cái phàm tục tầm thường, cái đẹp không đi đôi với đồng tiền. Cái đẹp đi
đôi với “ thiên lương như bóng với hình”. Và một lần nữa ta bắt gặp sự
khác biệt giữa cái đẹp và đồng tiền trong Chén rượu vĩnh biệt.
Khát vọng mà nhà văn vươn tới ở đây là cái đẹp và chỉ có cái đẹp

được giữ vị trí độc tơn. Suốt cuộc đời cầm bút của mình, kể cả những năm
trước cách mạng cũng như sau này, Nguyễn Tuân luôn khát khao và tôn thờ
cái đẹp. Cũng chính vì vậy mà ơng được biết đến với danh hiệu “ nhà văn
suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật” ( Nguyễn Đình Thi).
Mặt khác cũng cần nói thêm rằng, đối với một nhà văn, nhà thơ, một
nghệ sĩ thì tư tưởng của họ cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ hoàn cảnh xã hội
mà họ đang sống. Với Nguyễn Tuân xã hội cũng có nhiều tác động. Nếu
giai đoạn 1930- 1945 lịch sử Việt Nam có nhiều biến động với đầy rẫy
những thối tha, bỉ ổi mà Nguyễn Tuân đã gọi tên là cái xã hội “ ối a ba
phèng” thì cũng như đại đa số bộ phận tri thức, văn nghệ sĩ khác ơng đã có
những tiếp thu luồng tư tưởng mới. Nhưng Nguyễn Tuân lại chọn cho mình
con đường lui về quá khứ, đi tìm những nét đẹp ngày xưa cịn vương sót lại
như thú đánh cờ, thả thơ, uống trà…hay tìm cho mình hướng “xê dịch”

21


giang hồ. Tuy nhiên phản ứng lại hiện thực bằng cách đó cũng là con
đường cứu cánh để Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp cho riêng mình.
Theo dõi quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân, chúng ta thấy có xu
hướng phê phán xã hội trên lập trường dân tộc, dân chủ có lúc nổi trội hẳn
lên, trở thành nội dung chính của tác phẩm như: Một vụ bắt rượu lậu, Bữa
rượu máu, Chữ người tử tù nhưng thường kín đáo, thoáng ẩn thoáng hiện,
xen kẽ với khuynh hướng thoát ly hiện thực, trở về với hoài niệm, hoài cổ
hay “ chủ nghĩa xê dịch” như Vang bóng một thời, Thiếu quê hương…, hay
trong những sáng tác về đề tài trụy lạc như Ngọn đền dầu lạc, Tàn đèn dầu
lạc, Chiếc lư đồng mắt cua hoặc những truyện gọi là “yêu ngơn” như Xác
ngọc lam…
Tính phức tạp trong quan điểm sáng tác của Nguyên Tuân cón thể
hiện ở một mâu thuẫn khác gắn liền với mâu thuẫn trên. Nó xuất phát từ

“bệnh tơi” của Nguyễn Tn mà đã có lúc ơng nhận xết về mình “ lịng
kiêu căng của ta đã xui ta chỉ chơi có một lối độc tấu” ( Vô đề )
Trước cách mạng tháng Tám, cái tôi Nguyễn Tuân căn bản là cái tôi
cá nhân chủ nghĩa đối lập với xã hội. Ơng viết để tìm chính con người bản
ngã của mình, để thể hiện cá nhân mình cho đến cùng. Nguyễn Tuân đã
từng vẽ cho mình một con người cô độc mà kiêu ngạo: “ Rồi tôi vẫn vênh
váo đi giữa cuộc đời như một viễn khách khơng có q hương nhất định,
cái gì cũng ngờ hết, duy chỉ tin vào cái kho cái vốn tình cảm của mình”
(Tóc chị Hồi ).
Quan điểm nghệ thuật ấy dĩ nhiên đã tác động tai hại đến sáng tác
của Nguyễn Tuân. Nó hạ thấp giá trị nhận thức nhiều tác phẩm của ông về
thế giới quan. Và cái tôi tách rời hiện thực cứ rút sâu mãi bên trong, đến
một lúc nào đó sẽ trở nên trống rỗng, vơ nghĩa. Nhưng lúc ấy chỉ có rượu,
thuốc phiện, nhà hát là có thể kích thích được “cảm hứng” nhưng như vậy
ơng càng đi sâu hơn vào con đường của sự bế tắc, khơng lối thốt và cuối

22


cùng “ Nguyễn chán lắm rồi, không thể chán hơn thế này nữa. Chàng mất
hết cả cái tin tưởng trong lối sống khác biệt mà trước kia chàng cho là mầu
nhiệm, kỳ thú lắm” ( Nhà Nguyễn ) và đây cũng là biểu hiện cho chủ nghĩa
xê dịch của tác giả. Qua những trang viết của mình ơng khơng chỉ truyền
lại linh hồn của đất nước, đường sá mà giúp người đọc thấy được vất vả
của người dân: Cảnh buôn bán chen chúc ở Hội An, cảnh dân chài cửa biển
Lạch Trường “ ở lòng nước bể ấy, một cái tăm nước nổi lên mặt sóng lặng
là một giọt máu của một người” (Chiếc va ly mới ).
Vậy những mâu thuẫn ấy trong quan điểm nghệ thuật của ông nên
giải thích như thế nào ? Nhìn vấn đề một cách tổng quát trước hết hãy đặt
Nguyễn Tuân vào vị trí của ơng trong tình hình phân hóa của các xu hướng

văn học nước ta thời kỳ 1930- 1945. Với Nguyễn Tuân đầu mối của tính
phức tạp trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn xuất phát từ cơ sở tâm lý
xã hội cụ thể của ơng. Nhìn nhận về điều này ta có thể giải thích được vì
sao Nguyễn Tn lại muốn là môn đồ của “ nghệ thuật vị nghệ thuật”. Theo
như ý kiến của Plêkhanốp về quy luật phát sinh của quan điểm ấy thì
“khuynh hướng thừa nhận quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật của những
nhà nghệ sĩ và những người tha thiết quan tâm đến sáng tác nghệ thuật đã
phát sinh và được củng cố trên cơ sở mối bất hịa tuyệt vọng giữa họ với
hồn cảnh xã hội chung quanh họ”.
Nhưng mặt khác, cũng xuất phát từ đặc điểm tâm lý cụ thể của
Nguyễn Tuân ta lại có thể hiểu được vì sao ơng đã có nhiều lúc vượt ra
ngồi quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật ấy, cũng như những quan điểm
sáng tác tiêu cực khác. Ở Nguyễn Tn khơng có cái “ bình tâm”, “ lãnh
đạm” mà ở ông tồn tại mối bất hòa “ chống lại những thị hiếu, phong tục tư
sản”. Ông định nghĩa nghệ thuật là “ một công việc mà những con buôn
quen sống với đổi chác hàng họ và bn Tần bán Sở đều gọi là vơ ích”
(Nhà Nguyễn ). Bên cạnh đó cịn có mối bất hịa với xã hội thực dân phong

23


kiến trên lập trường của một trí thức Việt Nam u nước . Mối bất hịa
khơng chỉ về mặt “phong tục”, “thị hiếu”, hay “thẫm mỹ” mà còn ở những
vấn đề chính trị xã hội. Tìm hiểu về Nguyễn Tn chúng ta thấy tất cả tính
phức tạp của tất cả quan điểm nghệ thuật Nguyễn Tuân trước cách mạng
tháng Tám xét đến cùng có thể giải thích bằng tinh thần đó chăng ? Nghĩa
là cá tính khơng nhất qn, khơng dứt khốt giữa hai mặt tích cực và tiêu
cực trong ý thức nghệ thuật của Nguyễn Tuân xét đến cùng là do sự giằng
co giữa chủ nghĩa cá nhân và tinh thần dân tộc, lòng yêu nước.
Lòng yêu nước ở mỗi giai cấp, mỗi cá nhân vẫn có nội dung cụ thể

và sắc thái riêng của nó. Với Nguyễn Tuân đó là tình cảm đặc biệt u tha
thiết các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Đó là tiếng nói cha ơng, là
tuồng chèo, là hát ả đào, là hội họa… đó chính là “cái tấm lịng An Nam”
ẩn trong tâm hồn tác giả. “Tấm lòng An Nam” đã khiến Nguyễn Tuân nhiệt
thành đón chào cách mạng và tích cực tham gia kháng chiến ngay từ những
phút đầu. Ơng đã dùng ngịi bút của mình ca ngợi nền độc lập tự do của đất
nước trong các sáng tác Lột xác, Ngày đầy tuổi tôi cách mạng, Cỏ độc
lập…và chiến đấu để giữ vững nền độc lập tự do Đường vui, Tình chiến
dịch…
Nếu trước cách mạng chủ nghĩa cá nhân hưởng lạc và kiêu ngạo đã
cuốn Nguyễn Tuân chạy theo xu hướng văn học tiêu cực suy đồi thì lúc này
cách mạng tháng Tám đã kéo ông trở lại và đưa ông tiến lên trên con đường
lớn của nghệ thuật cách mạng và ơng đã thốt được sự “giằng co” của chủ
nghĩa cá nhân của bản thân , trở thành cây bút có sức sáng tạo dồi dào,
thấm nhuần tư tưởng cao đẹp của thời đại mới và người đọc nhận thấy rằng
sau cách mạng tháng Tám vẫn là một Nguyễn Tuân ngày trước, nhạy cảm
với cái đẹp và nhìn sự vật nghiêng về góc độ thẩm mỹ nhưng khơng cịn là
Nguyễn Tn “ nghệ thuật vị nghệ thuật” nữa. Ơng đi tìm cái đẹp dưới góc
độ của ánh sáng giai cấp, những vấn đề xã hội bởi “ cái đẹp bây giờ có thật

24


và cái có thật bao giờ cũng đẹp” [6, 21] và trên mỗi bước đường đi qua, vẫn
những quan sát tinh tế về thiên nhiên và tạo vật đã để lại cho người đọc
niềm tự hào và đẹp đẽ của một dịng sơng “độc Bắc lưu” vừa thi vị trữ
tình, vừa hoang sơ hùng vĩ, một mỏ than Quỳnh Nhai giàu có và đi lên, với
hình ảnh những anh chiến sĩ Điên Biên, anh nông dân mặc quân phục,
“những người làm ruộng xã hội chủ nghĩa, làm đường xã hội chủ nghĩa” …
Họ là những con người tài hoa, là sức trẻ, là niềm tin của Tổ quốc tương

lai.
Nếu trước cách mạng Nguyễn Tuân là một lữ khách say sưa ngắm
cảnh, là kẻ đi chiêm nghưỡng thì sau cách mạng ông đã là người trong
cuộc, nhiệt tình tham gia vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Hành trình đi
tới cái đẹp, tới chân lý nghệ thuật cũng là hành trình nhà văn trở vể với
nhân dân, với dân tộc. Chính ở đây nhà văn đã được tiếp thêm một nguồn
sinh lực mới để vươn xa hơn trên con đường sáng tạo của mình.
1.2.3. Quá trình hình thành phong cách nghệ thuật độc đáo
Nguyễn Tuân – một cái nhìn khái quát.
Xuất hiện trên văn đàn văn học Việt Nam với một phong cách vô
cùng độc đáo, người đọc biết đến Nguyễn Tn với cá tính sáng tạo riêng
bởi lẽ cái tơi trong tác phẩm của ông luôn luôn tỏ ra là “ một người lỗi lạc
sống một cách không giống ai và cũng khơng cho ai biết được mình. Chết
là mang đi cả bản chính chứ khơng để lại một bản sao nguyên cảo nào”
(Quê hương ). Đó là một cái tôi lập dị, ngang chướng, đi thẳng vào cuộc
đời và sẵn sàng ném đá vào những người xung quanh.
Tuy nhiên phong cách nghệ thuật là một cái không nhất thành bất
biến mà luôn luôn thay đổi theo thời gian, theo từng giai đoạn sáng tác, và
phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân cũng vậy. Trước cách mạng tháng
Tám cái tôi cá nhân chủ nghĩa trong sáng tác Nguyễn Tuân có xu hướng tự
phủ định. Nó thấy mình là “ một đứa ích kỷ quá và không xứng đáng tí nào

25


×