Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Phương pháp dạy học hai tác phẩm Chí Phèo và Đời thừa của Nam Cao từ hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.85 KB, 111 trang )



1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC





HOÀNG THỊ CHUYÊN




PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HAI TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO”
VÀ “ĐỜI THỪA” CỦA NAM CAO TỪ HƢỚNG TIẾP CẬN
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN





LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN





Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học


(Bộ môn Ngữ văn)
Mã số : 60 14 10





Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN KHÁNH THÀNH







HÀ NỘI - 2011




3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. NXB : Nhà xuất bản
2. SGK : Sách giáo khoa
3. THPT: Trung học phổ thông






















4
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1
2. Lịch sử vấn đề
3
3. Mục tiêu nghiên cứu
8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

9
5. Phương pháp nghiên cứu và thao tác khoa học
9
6. Cấu trúc luận văn
9
Chƣơng 1: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ DẠY HỌC THEO
HUỚNG TIẾP CẬN PHONG CÁH NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN

10
1.1. Phong cách nghệ thuật của nhà văn
10
1.1.1. Khái lược về phong cách nghệ thuật của nhà văn
10
1.1.2. Mối quan hệ giữa tác phẩm văn học và phong cách nghệ thuật của
nhà văn.

13
1.1.3. Dạy học theo hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn.
`4
1.2. Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao
15
1.2.1. Vị trí của Nam Cao trong nền văn học dân tộc
15
1.2.2. Một số phương diện thể hiện phong cách nghệ thuật của Nam Cao
17
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO”
VÀ „ĐỜI THỪA” CỦA NAM CAO Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG TIẾP CẬN



33
2.1. Vị trí của tác phẩm “Chí Phèo” và “Đời thừa”của Nam Cao ở
trường Trung học phổ thông

33
2.1.1. Vị trí của tác phẩm “Chí Phèo” và “Đời thừa” trong sự nghiệp văn
học của Nam Cao

33
2.1.2. Vị trí của tác phẩm “Chí Phèo” và “ Đời thừa” của Nam Cao ở
trường THPT

36



5
2.2. Thực trạng dạy học tác phẩm “Chí Phèo” và “Đời thừa” của Nam
Cao ở trường trung học phổ thông

37
2.2.1. Mục đích khảo sát
37
2.2.2. Đối tượng khảo sát
38
2.2.3. Phương pháp khảo sát
38
2.2.4. Kết quả khảo sát.
38
2.2.5. Nhận xét

40
2.3. Dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” và “Đời thừa” của Nam Cao theo
hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn

40
2.3.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc khi dạy học truyện ngắn “Chí
Phèo” và “Đời thừa” của Nam Cao theo hướng tiếp cận phong cách
nghệ thuật của nhà văn


40
2.3.2. Các biện pháp dạy học tác phẩm “Chí Phèo” và “Đời thừa” của
Nam Cao theo hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn

45
Chƣơng 3: THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM DẠY HỌC
TRUYỆN NGẮN “CHÍ PHÈO” VÀ „ĐỜI THỪA” THEO HƢỚNG
TIẾP CẬN PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN


59
3.1. Thiết kế giáo án thể nghiệm
59
3.1.1. Thiết kế giáo án dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao
59
3.1.2. Thiết kế giáo án thể nghiệm truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao
theo hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn

82
3.2. Dạy thể nghiệm

100
3.3. Kết quả dạy thực nghiệm
101
KẾT LUẬN
103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
105





1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây chất lượng của việc dạy và học môn Ngữ văn
trong nhà trường phổ thông là một vấn đề đáng lo ngại không chỉ với ngành
giáo dục mà còn đối với toàn thể xã hội. Vai trò của môn Ngữ văn trong nhà
trường không được nhìn nhận đúng, học sinh ngày càng lơ là với bộ môn này,
ngay cả những giờ học về tác phẩm văn chương trước nay vẫn được xem là
những giờ học tạo được nhiều hứng thú nhất đối với học sinh thì ngày nay
cũng trở nên nhàm chán. Thực trạng của việc dạy và học tác phẩm văn học ở
trường THPT hiện nay còn nhiều bất cập nên hiệu quả chưa cao, chất lượng
đào tạo kém, chưa đáp ứng được mục tiêu của môn học. Một trong những
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đó là do phương pháp dạy và học bộ
môn Ngữ văn còn nhiều hạn chế, vì vậy muốn nâng cao chất lượng dạy và
học môn Văn thì cần phải đổi mới phương pháp dạy và học. Đổi mới phương
pháp dạy học tác phẩm văn học là thay đổi hình thức và cách thức hoạt động
của giáo viên và học sinh trong một giờ học để chiếm lĩnh tri thức một cách
hiệu quả nhất, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong

việc tìm hiểu một tác phẩm văn học, hình thành cho học sinh năng lực cảm
thụ và phân tích một tác phẩm văn chương. Đổi mới phương pháp dạy và học
tác phẩm văn học là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học bộ
môn Ngữ văn ở trường THPT.
Những tác phẩm văn chương được đưa vào trong chương trình SGK ở
trường phổ thông đều là những tác phẩm đã qua sự chọn lọc của thời gian và
bao thế hệ người đọc cho nên đều có giá trị nhân văn sâu sắc. Đó hầu hết là
những tác phẩm tiêu biểu của những tác giả lớn có nhiều đóng góp cho nền
văn học dân tộc. Vì vậy dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ
thông ngoài việc chú ý đến đặc trưng thể loại, đến thi pháp tác phẩm hay dạy
học phát huy vai trò của người tiếp nhận thì ta còn cần chú ý đến phong cách
nghệ thuật của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm đó. Phong cách nghệ


2
thuật của nhà văn được thể hiện ở trong tất cả các yếu tố của tác phẩm từ nội
dung đến hình thức nên dạy học theo hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật
của nhà văn là đi từ những đặc điểm độc đáo, nổi bật trong sáng tạo nghệ
thuật của tác giả để tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
Phong cách nghệ thuật của nhà văn là những nét độc đáo mang tính ổn định
xuyên suốt sáng tác của nhà văn đó nhưng đồng thời trong cái ổn định đó phải
luôn xuất hiện cái mới, cái riêng biệt trong từng tác phẩm cụ thể. Vì vậy dạy
học văn theo hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn giúp học sinh
tích hợp với những kiến thức đã học, mở rộng so sánh giữa phong cách của
nhà văn này với nhà văn khác, so sánh nét độc đáo trong mỗi tác phẩm của
cùng một nhà văn, rèn cho học sinh năng lực tư duy, phân tích, đối chiếu… từ
đó phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh, giúp học
sinh khắc sâu kiến thức.
Nam Cao là một trong số những nhà văn hiện thực lớn nhất của nền
văn học Việt Nam. Ông thuộc trong số những cây bút hiếm hoi của nền văn

xuôi hiện đại có tư tưởng, phong cách và thi pháp sáng tạo riêng độc đáo, có
những cách tân lớn lao góp phần quan trọng vào tiến trình hiện đại hóa nền
văn học dân tộc. Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao không dài, chỉ gói trọn
trong 15 năm (1936 - 1951), gia tài văn chương Nam Cao để lại cho hậu thế
không mấy đồ sộ song chúng đã thành một “mẫu số vĩnh hằng” trong nền văn
học dân tộc. Sáng tác của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt
của thời gian, có sức sống mạnh mẽ trong lòng người đọc. Truyện ngắn “Chí
Phèo” và “Đời thừa” là những tác phẩm xuất sắc nhất, tiêu biểu cho tài năng
và phong cách nghệ thuật độc đáo của Nam Cao. Nếu “Đời thừa” là một
trong những đại diện xuất sắc cho mảng đề tài trí thức tiểu tư sản của Nam
Cao theo kiểu kết cấu mới với diễn biến tâm lí thì “Chí Phèo” là hiện thân
khác cho tài năng phong cách của Nam Cao ở đề tài người nông dân, với lối
điển hình hóa đầy kịch tính. Cả “Chí Phèo” và “Đời thừa” đều là những
truyện ngắn hay, chứa đựng nhiều giá trị đặc sắc về nội dung tư tưởng cũng


3
như về mặt nghệ thuật. Song thực tế dạy học những tác phẩm này ở nhà
trường phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được
mục tiêu bài học, môn học. Việc dạy học của giáo viên và học sinh mới chỉ
dừng lại ở chỗ khám phá giá trị nội dung cơ bản của tác phẩm chứ chưa khai
thác được chiều sâu tư tưởng và giá trị nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm.
Bước tiếp cận, giảng dạy tác phẩm bao giờ cũng phải đi từ hình
thức nghệ thuật đến nội dung tư tưởng của tác phẩm, có như vậy mới phân
tích, khám phá tận cùng chiều sâu của tác phẩm. Vấn đề đặt ra là trong dạy
học tác phẩm văn chương phải chú ý bám sát những đặc điểm nổi bật trong cá
tính sáng tạo của tác giả lấy đó làm cơ sở để tìm hiểu, khai thác tác phẩm.
Dạy học bám sát vào những đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của nhà
văn sẽ giúp cho việc khám phá tác phẩm đi đúng hướng, có cơ sở khoa học,
tránh được tình trạng võ đoán, suy luận chủ quan, thiếu căn cứ. Giờ học khi

đó không chỉ cung cấp kiến thức mà còn dạy cho các em cách thức, phương
pháp để tìm hiểu tác phẩm, từ đó các em có thể vận dụng để tự mình tìm hiểu
những tác phẩm khác trong chương trình. Dạy học tác phẩm “Chí Phèo” và
“Đời thừa” của Nam Cao theo hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà
văn sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học văn, giúp học sinh hiểu sâu
sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Dạy học
hai tác phẩm “Chí Phèo” và “Đời thừa” của Nam Cao từ hướng tiếp cận
phong cách nghệ thuật của nhà văn”. Hy vọng tìm ra những biện pháp dạy
học thích hợp, nâng cao hiệu quả dạy và học truyện ngắn “Chí Phèo” và
“Đời thừa” của Nam Cao nói riêng, từ đó áp dụng vào dạy học các tác phẩm
khác trong nhà trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Các công trình nghiên cứu về phong cách nghệ thuật của Nam Cao
Nam Cao là một trong những đại biểu xuất sắc nhất của trào lưu văn học
hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, đồng thời cũng là một


4
trong những cây bút văn xuôi lớn nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Gia tài
văn học ông để lại tuy không đồ sộ, chỉ có 2 cuốn tiểu thuyết, vài chục truyện
ngắn nhưng ta dễ dàng tìm thấy ở đó những giá trị nghệ thuật hoàn thiện, biểu
hiện cho tài năng và phong cách nghệ thuật độc đáo của Nam Cao. Gần nửa
thế kỉ qua sự nghiệp văn học của Nam Cao, nhất là phong cách nghệ thuật của
ông đã thu hút hàng trăm công trình nghiên cứu lớn nhỏ của các nhà nghiên
cứu, lý luận, phê bình văn học. Sau đây chúng tôi xin điểm qua một số công
trình nghiên cứu về tác gia Nam Cao có liên quan đến đề tài này.
Trong cuốn Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc in năm 1961, Hà
Minh Đức đã chỉ ra nét độc đáo trong tác phẩm của Nam Cao: “Nam Cao
thiên về phân tích những biểu hiện nội tâm của nhân vật. Do đó hầu hết các

tác phẩm của ông thường kết cấu theo lối tâm lí”.
Phong Lê trong bài “Đặc trưng bút pháp hiện thực Nam Cao”(in trong Nam
Cao về tác gia và tác phẩm) cũng khẳng định: “Nói bút pháp Nam Cao là nói một
bút pháp hiện thực nghiêm ngặt. Một bút pháp chủ trương lách vào tận đáy sâu sự
thật. Lách vào từng ý nghĩ, từng suy tính cùng cực chi lý” [36, tr. 435]. Đồng thời
ông chỉ ra bút pháp hiện thực Nam Cao qua các sáng tác: “Đọc Nam Cao ta
có dịp phanh phui so đi lặp lại đến tận đáy sâu sự thật, và qua đó chiêm
nghiệm sự đa dạng, đa thanh của cuộc đời. Bên cái sống là cái chết. Bên cái
chết thật có cái chết mòn. Bên cái chết đói có cái chết no. Bên cái khùng điên
có cái nhẫn nhục. Bên người lương thiện có kẻ lọc lõi. Bên người bình thường
có loại dị dạng…” và cuối cùng ông đi đến kết luận: “Một chủ nghĩa hiện
thực, một bút pháp hiện thực Nam Cao, một giọng điệu Nam Cao- đó là nét in
dấu và nổi đậm lên trên những trang văn Nam Cao đầu những năm 40 khiến
cho Nam Cao không lặp lại những Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng
Phụng, Nguyên Hồng, Tô Hoài… và đưa Nam Cao lên hàng đầu dòng văn
học hiện thực Việt Nam đang đi vào chặng cuối- trước khi vào bản lề cách
mạng” [36, tr. 437].


5
Trong cuốn Nhà văn tư tưởng và phong cách (NXB Đại học Quốc gia,
H, 2001) Nguyễn Đăng Mạnh chỉ ra vẻ đẹp tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm
của Nam Cao: Nam Cao là người hay quan tâm đến vấn đề nhân phẩm và
lương tâm. Trong hầu hết các tác phẩm của Nam Cao, một câu hỏi không
ngừng được vang lên: “Con người có được làm người, có bán linh hồn cho
quỷ dữ hay không? Chính những lúc con người suy ngẫm nhớ thương thì vấn
đề này hiện lên rõ nét hơn bao giờ hết”.
Trần Đăng Suyền trong cuốn Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao đã đi sâu
vào phân tích những đặc điểm nội dung và nghệ thuật độc đáo trong sáng tác
của Nam Cao, chỉ ra những đóng góp mới mẻ của Nam Cao đối với nền văn

học dân tộc, khẳng định tư tưởng nhân đạo bao trùm các sáng tác của ông.
Vũ Tuấn Anh trong bài Phong cách truyện ngắn Nam Cao( in trong
Nam Cao về tác gia và tác phẩm) cũng khẳng định: “Truyện của Nam Cao
tiềm ẩn nhiều lớp ngữ nghĩa. Mỗi cảnh, mỗi người, mỗi tâm trạng có đời sống
cụ thể và rất cá thể, nhưng ảnh chiếu của chúng lên những tầng triết lý và
cảm xúc phía sau khiến chúng mang nhiều kích thước và luôn có tầm vóc phổ
quát của những trạng thái nhân thế. Nam Cao là người mở đầu mà cũng chưa
ai thành công được như ông trong việc dồn chất tiểu thuyết vào truyện ngắn.
Bởi vậy, truyện ngắn của ông đáng được gọi là những tiểu thuyết nhỏ, những
đoản thiên tiểu thuyết” [36, tr. 366].
Bùi Công Thuấn trong bài Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước
cách mạng( in trong Nam Cao về tác gia và tác phẩm) cũng nhận xét: “Nam
Cao đã thực hiện được đúng tuyên ngôn nghệ thuật của mình, đã để lại cho
chúng ta những trang viết giá trị và một phong cách độc đáo, ngày càng tỏ ra
có sức hấp dẫn kỳ lạ. Phong cách Nam Cao ngày càng hiện lên lừng lững,
không lẫn được, và dường như trở thành một trong những đầu nguồn của
những dòng phong cách truyện ngắn sau cách mạng tháng tám” [36, tr .368].
Phạm Quang Long trong bài Một đặc điểm của thi pháp truyện Nam
Cao (Tạp chí văn học, số 2- 1994) đã khẳng định: “Nam Cao là nhà văn hiện


6
thực đầu tiên và sâu sắc nhất đã đặt vấn đề con người, số phận con người,
nhân cách con người bị tha hóa, chà đạp; truyện Nam Cao thuộc truyện tâm
lý, ít biến cố nhưng lại giàu chất truyện, nó có sức ám ảnh, khơi gợi vì nhà
văn đã đụng chạm tới vấn đề của con người chứ không chỉ bó hẹp trong
khuôn khổ của một sự việc, một hiện tượng”.
Vấn đề cốt truyện và cách kể chuyện của nhà văn cũng được khá nhiều
nhà nghiên cứu phê bình quan tâm chú ý. Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Nhớ
Nam cao và những bài học của ông ( Tuần báo Văn nghệ số 47, 19 -11-1977)

nhận xét: “Một trong những đặc sắc của ngòi bút Nam Cao là đã mạnh dạn
đưa cái “hàng ngày” vào văn học, nghĩa là chẳng cần sự kiện gì quan trọng,
chẳng cần gì kịch tính lớn lao”. Trần Đăng suyền trong Nam Cao- nhà văn
hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn (in trong Tạp chí văn học, số 6,
1998) cũng khẳng định: “Đối với Nam Cao, cái quan trọng hơn cả trong nhiệm
vụ phản ánh chân thật cuộc sống là cái chân thật của tư tưởng, của nội tâm
nhân vật. Xét cho tới cùng, cái quan trọng nhất trong tác phẩm không phải là
bản thân sự kiện, biến cố tự thân mà là con người trước sự kiện, biến cố”.
Trong bài Sức sống của một sự nghiệp văn chương (in trong Nam Cao
về tác gia và tác phẩm) Bích Thu khẳng định: “Có thể nói, nét độc đáo tạo
nên phong cách Nam Cao là sự pha trộn tài tình các giọng điệu trong mỗi tác
phẩm của ông. Người đọc nhận ra trên những trang viết của Nam Cao giọng
khách quan lạnh lùng xen lẫn đồng cảm, sẻ chia, giọng trữ tình đầy chất thơ
hòa lẫn trong giọng văn xuôi phàm tục, giọng cay đắng chua chát xen lẫn hài
hước, tự trào” [36, tr. 34].
Như vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu về phong cách
độc đáo của Nam Cao ở nhiều bình diện, nhiều góc độ khác nhau: từ nội
dung, ngôn ngữ, giọng điệu, kết cấu, cách xây dựng nhân vật…song những
bài nghiên cứu sâu về phong cách nghệ thuật của Nam cao chưa có nhiều.
Trong những năm gần đây có nhiều luận án tiến sỹ về các tác phẩm của Nam
Cao song chưa có công trình nào trực tiếp bàn về hướng dạy học những tác


7
phẩm này theo cách tiếp cận phong cách nghệ thuật của Nam Cao. Luận văn
của chúng tôi nghiên cứu về đề tài này trên cơ sở gợi mở của những người đi
trước.
2.2. Tình hình nghiên cứu về phƣơng pháp dạy học tác phẩm của Nam
Cao ở trƣờng THPT
Nam Cao xuất hiện trong chương trình phổ thông với tư cách là tác gia,

được khẳng định là một trong số ít những gương mặt nổi bật của văn xuôi
hiện đại. Thời gian sáng tác không dài, số lượng tác phẩm để lại không nhiều
nhưng những tác phẩm của ông đã thực sự trở thành “mẫu số vĩnh hằng”
trong nền văn học dân tộc. Nam Cao và những tác phẩm của ông luôn là mối
quan tâm, trăn trở của nhiều giáo viên dạy văn và các nhà nghiên cứu chuyên
ngành phương pháp. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các
nhà phương pháp và các thầy cô giáo tâm huyết với nghề về phương pháp dạy
học tác phẩm của Nam Cao ở trường phổ thông nhằm tìm ra phương pháp tối
ưu nhất trong cách tiếp cận tác phẩm của Nam Cao, nâng cao hiệu quả của
việc dạy học tác phẩm của ông ở nhà trường phổ thông.
Bên cạnh sách giáo khoa, sách giáo viên còn có rất nhiều sách tham
khảo hỗ trợ giáo viên và học sinh trong quá trình tìm hiểu tác phẩm của Nam
Cao ở nhà trường phổ thông. Có thể kể đến những cuốn Phân tích tác phẩm
Nam Cao trong nhà trường của Nguyễn Văn Tùng (NXB Giáo dục, H, 1997),
Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường – Nam Cao do Văn Giá tuyển chọn và
biên soạn. Có thể nói đây là những tài liệu bổ ích và thiết thực cho công việc
giảng dạy và học tập về các tác phẩm của Nam Cao ở nhà trường phổ thông.
Bên cạnh đó cũng có một số luận văn nghiên cứu về phương pháp dạy
học tác phẩm của Nam Cao ở trường phổ thông như: Vận dụng tri thức đọc
hiểu để hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao trong
nhà trường THPT của Trần Thị Thu Hà, đề tài Nghiên cứu, tiếp thu và đi tới
một cách dạy thích hợp truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao trong chương
trình bậc THCS của Châu Thị Kim Ngân, đề tài Một số biện pháp hướng dẫn


8
học sinh tiếp nhận ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao ở
trường THPT của Nguyễn Văn Thắng.
2.3. Tình hình nghiên cứu về cách tiếp cận cận tác phẩm “Chí Phèo” và
“Đời thừa” của Nam Cao ở trƣờng THPT

“Chí Phèo” và “Đời thừa” là những tác phẩm xuất sắc nhất của Nam
Cao, được coi là những kiệt tác bất hủ của nền văn học dân tộc. Trải qua
nhiều lần cải cách thay sách hai tác phẩm này vẫn được lựa chọn vào trong
chương trình Ngữ văn ở nhà trường THPT, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu phê bình, những người trực tiếp giảng dạy văn ở trường phổ
thông. Cho đến nay có hàng trăm công trình, bài viết nghiên cứu về Nam Cao,
trong đó có nhiều bài viết đề cập đến truyện ngắn “Chí Phèo” và “Đời thừa”
của Nam Cao ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Tiêu biểu là các bài
nghiên cứu, phân tích, bình luận của Trần Tuấn Lộ, Nguyễn Văn Trung,
Nguyễn Hoành Khung, Hà Minh Đức, Hà Bình Trị…
Bên cạnh đó cũng có một số luận văn đề ra hướng tiếp cận truyện ngắn
“Chí Phèo” và “Đời thừa” của Nam Cao theo đặc trưng thể loại, theo thi
pháp học hay lý thuyết tiếp nhận, song cho đến nay chưa có công trình hay
bài viết nào trực tiếp đề cập đến hướng dạy những truyện ngắn này từ hướng
tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn. Ở đề tài này chúng tôi ứng dụng
những tri thức lí luận về phong cách nghệ thuật của nhà văn để hướng dẫn học
sinh tìm hiểu truyện ngắn “Chí Phèo” và “Đời thừa” của Nam Cao nhằm
đưa đến một cách tiếp cận mới, khoa học, hiệu quả, góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học văn ở trường phổ thông.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Nam Cao, khảo nghiệm
thực trạng dạy và học tác phẩm “Chí Phèo” và “Đời thừa” ở trường THPT,
luận văn đề xuất một số biện pháp dạy học tác phẩm “Chí Phèo” và “Đời
thừa” của Nam Cao theo hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn,
thiết kế giáo án minh họa.


9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài Phương pháp dạy học hai tác phẩm “Chí Phèo” và “Đời thừa”

của Nam Cao theo hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn đưa ra
một hướng tiếp cận mới trong giảng dạy tác phẩm văn chương ở nhà trường
THPT. Đề tài phân tích những vấn đề lí luận về phong cách nghệ thuật của
nhà văn và những khả năng ứng dụng của nó trong việc giảng dạy tác phẩm
văn chương ở trường THPT như thế nào, kết hợp vận dụng vào việc giảng dạy
tác phẩm “Chí Phèo” và “Đời thừa” của Nam Cao.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và thao tác khoa học
- Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn: dự giờ giáo viên dạy các tiết
học hai tác phẩm “Chí Phèo” và “Đời thừa” của Nam Cao. Điều tra bằng
hỏi, phỏng vấn giáo viên về những thuận lợi, khó khăn khi giảng dạy tác
phẩm “Chí Phèo” và “Đời thừa” ở trường THPT, khảo sát mức độ tiếp nhận
của học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: thực hành soạn giảng hai tác phẩm
“Chí Phèo” và “Đời thừa” của Nam Cao theo hướng tiếp cận phong cách
nghệ thuật của nhà văn.
- Phương pháp phân tích, đánh giá: phân tích hiệu quả của việc dạy học tác
phẩm “Chí Phèo” và “Đời thừa” của Nam Cao theo hướng tiếp cận phong cách
nghệ thuật của nhà văn, đồng thời đánh giá những đóng góp của luận văn.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Phong cách nghệ thuật và dạy học theo hướng tiếp cận
phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Chương 2: Thực trạng dạy học tác phẩm “Chí Phèo” và “Đời thừa”
của Nam Cao ở trường THPT và định hướng tiếp cận.
Chương 3: Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học “Chí Phèo” và “Đời
thừa” của Nam Cao theo hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn.


10

Chƣơng 1: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ DẠY HỌC THEO
HUỚNG TIẾP CẬN PHONG CÁH NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN
1.3. Phong cách nghệ thuật của nhà văn
1.3.1. Khái lược về phong cách nghệ thuật của nhà văn
1.1.1.1. Khái niệm
Phong cách, cá tính sáng tạo là một loại thước đo nghệ thuật, một
chuẩn giá trị để đánh giá tài năng của người nghệ sĩ nói chung và nhà văn nói
riêng. Người nghệ sĩ đích thực, có tài năng bao giờ cũng đem đến cho đời một
cái gì mới, riêng biệt chưa từng có. Chính cái mới, cái độc đáo đó làm cho
cuộc sống luôn phong phú, lạ lùng và hấp dẫn. Bất cứ nhà văn nào muốn
khẳng định sự hiện tồn của mình trong đời sống văn học, phải tạo cho mình
một phong cách riêng với cá tính sáng tạo riêng không lẫn với ai. Vậy phong
cách là gì? Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về phong cách.
Khái niệm phong cách (style) có nguồn gốc từ thuật ngữ Stylos của
người Hi lạp và thuật ngữ stylus của người La Mã chỉ một cái que đầu nhọn
và đầu tù. Đến người Pháp thì dùng chữ style ban đầu chỉ có nghĩa là nét chữ
sau dần mới có nghĩa là bút pháp với những đặc điểm về ngôn ngữ và văn thể.
Và cuối cùng mới có nghĩa là phong cách như trong mệnh đề “Phong cách là
người” của Buyphông: “Phong cách là cái còn lại hoặc hạt nhân mà sau khi
từ nhà văn chúng ta bóc đi những cái không phải của bản thân anh ta và tất
cả những thứ mà anh ta giống với người khác” (Bàn về phong cách ). Trong
cuốn Bàn về văn hóa văn nghệ Macxim Gorki viết: “Bạn hãy giữ lấy cái gì là
riêng của mình, làm sao cho nó phát triển tự do. Lúc một người không có cái
gì là riêng của mình thì phải thấy ở người đó chẳng có gì hết” [13, tr. 267].
Trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học (NXB
tác phẩm mới, H. 1987) B.Khrapchencô định nghĩa: “Nếu như dùng một công
thức vắn tắt thì phong cách cần phải được định nghĩa như thủ pháp biểu hiện
cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu
hút độc giả”.



11
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (NXB Giáo dục, Hà Nội,
1992) các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên thì
phong cách nghệ thuật được định nghĩa: “Là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự
thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện
biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà
văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc.
Phong cách khác phương pháp sáng tác ở sự thực cụ thể trực tiếp của nó: các
dấu hiệu phong cách dường như nổi lên trên bề mặt tác phẩm, như là một thể
thống nhất hữu hình và có thể tri giác được của tất cả mọi yếu tố cơ bản của
hình thức nghệ thuật. Theo nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt
trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính
chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và sắc thái thống nhất. Với ý
nghĩa này người ta phân biệt các “phong cách lớn”, hay còn gọi là “phong
cách thời đại”, các phong cách của các trào lưu và dòng văn học, phong
cách dân tộc, phong cách cá nhân của tác giả”. [14, tr. 70-71]
Nhà văn Phan Ngọc trong cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong
Truyện Kiều (NXB Thanh niên tái bản, 2003) đã khái quát: “Phong cách là
một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một
cách lịch sử và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho phép ta nhận diện
một thời đại, một thể loại, một tác phẩm, hay một tác giả”.
Như vậy có nhiều cách định nghĩa khác nhau về phong cách nghệ thuật
song hiểu một cách chung nhất thì phong cách nghệ thuật là những nét riêng,
nét độc đáo nổi bật của nhà văn trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc
sống giúp cho người đọc phân biệt nhà văn này với nhà văn khác. Nét riêng,
nét độc đáo này phải được lặp đi lặp lại, tạo nên tính ổn định trong sáng tạo
nghệ thuật của nhà văn, đồng thời nó cũng phải luôn được đổi mới để tạo nên
sự mới lạ, hấp dẫn, chứ không phải lặp lại một cách giản đơn, nghèo nàn .
Không phải nhà văn nào cũng có phong cách mà chỉ những nhà văn

thực sự có tài, có bản lĩnh nghệ thuật cao thì mới tạo nên phong cách nghệ


12
thuật nên phong cách phải có phẩm chất thẩm mĩ. Nhắc đến Tố Hữu là ta
nhắc đến nhà thơ mang phong cách trữ tình chính trị, nói tới Xuân Diệu là nói
tới nhà thơ của tình yêu và tuổi trẻ, của niềm khát khao giao cảm với cuộc
đời. Xuyên suốt sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân là sự phóng túng, tài
hoa, uyên bác.
1.1.1.2. Những biểu hiện của phong cách nghệ thuật.
Trước hết nhà văn phải tạo nên trong tác phẩm của mình nét riêng,
độc đáo, không lẫn với ai. Khái quát về phong trào Thơ mới Hoài Thanh đã
nhận xét trong Thi nhân Việt Nam: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt
Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ
người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ
màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn
Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế
Lan Viên, và thiết tha rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu”. Mỗi nhà Thơ mới
mang một đặc điểm riêng, không ai lẫn ai, nét riêng này xuất hiện thường
xuyên trong những sáng tác của mỗi người, là căn cứ để phân biệt nhà thơ này
với nhà thơ khác. Chính điều này đã tạo nên sự đa dạng, phong phú và sức
hấp dẫn của phong trào Thơ mới.
Thứ hai nét riêng, nét độc đáo ấy ít thấy ở người khác nhưng đối với
nhà văn đó phải xuất hiện thường xuyên có tính chất bền vững, nhất quán nếu
không sự độc đáo kia chỉ là ngẫu nhiên, nhất thời. Bao trùm lên sáng tác của
Xuân Diệu là khát vọng sống, mãnh liệt, nồng nàn. Chính vì vậy người ta gọi
ông là nhà thơ của tình yêu và tuổi trẻ, nhà thơ của niềm khát khao giao cảm
với cuộc đời.
Thứ ba phong cách nghệ thuật đòi hỏi phải luôn có sự đổi mới. Bền
vững, nhất quán từ trong cốt lõi nhưng khi triển khai phải có sự đa dạng, đổi

mới. Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí minh là một phong cách vừa nhất
quán, vừa đa dạng. Tính nhất quán thể hiện ở lối viết giản dị ngắn gọn, linh
hoạt, biến hóa, ở khả năng kết hợp nhuần nhị yếu tố cổ điển với hiện đại, ở


13
khuynh hướng vận động luôn hướng về sự sống, ánh sáng của tư tưởng và
hình tượng nghệ thuật. Tính đa dạng, phong phú thể hiện ở bút pháp, nội
dung, kết cấu, ngôn từ, biện pháp nghệ thuật…
Độc đáo một cách đa dạng, bền vững mà luôn đổi mới là những tiền
đề quan trọng nhưng chưa đủ để làm nên phong cách bởi vì trong văn học có
những cái dở cũng độc đáo nên phong cách đòi hỏi phải có phẩm chất thẩm
mĩ, phải đem lại cho người đọc một sự hưởng thụ thẩm mĩ dồi dào. Chính vì
vậy nhà văn nào cũng có đặc điểm riêng nhưng không phải nhà văn nào cũng
có phong cách nghệ thuật. Chỉ những nhà văn có tài, có bản lĩnh nghệ thuật
thì mới tạo nên phong cách nghệ thuật. Phong cách là dấu hiệu trưởng thành
của một nhà văn, là cách nhà văn khẳng định vị trí của mình trong nền văn
học dân tộc.
1.1.2. Mối quan hệ giữa tác phẩm văn học và phong cách nghệ thuật của
nhà văn.
Phong cách nghệ thuật nảy sinh do chính những nhu cầu của cuộc sống,
bởi cuộc sống luôn đòi hỏi sự xuất hiện của những nhân tố mới mẻ, những cái
không bao giờ lặp lại, và nó cũng nảy sinh từ nhu cầu của quá trình sáng tạo
văn học, vì đó là yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn, sức sống của tác
phẩm. Những nét riêng, nét độc đáo của nhà văn trong quá trình nhận thức và
phản ánh cuộc sống được thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình
thức của một tác phẩm cụ thể . Vậy nên Phong cách nghệ thuật của nhà văn
chỉ được xem xét qua tác phẩm, nó bộc lộ trong toàn bộ các yếu tố của tác
phẩm từ phương diện nội dung như: đề tài, chủ đề, hình ảnh, nhân vật, tứ thơ,
cốt truyện… đến phương diện nghệ thuật như: ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng

nhân vật, kết cấu…
Tuy nhiên cần lưu ý rằng phong cách là phẩm chất của hệ thống thể hiện
qua các yếu tố chứ không phải phẩm chất do tổng cộng các thuộc tính của các
bộ phận của tác phẩm. Phong cách là phẩm chất xuyên suốt qua các yếu tố tác
phẩm, qua các tác phẩm của một tác giả. Ngay cả khi nói phong cách nghệ


14
thuật là tính độc đáo của hình thức nghệ thuật thì cũng phải thấy rõ đó không
phải là hình thức cụ thể của một tác phẩm cụ thể, cá biệt mà là cái hình thức
được lặp đi lặp lại, vừa thống nhất vừa đa dạng trong nhiều tác phẩm khác
nhau của một nhà văn. Các sáng tác của Nguyễn Tuân hướng tới nhiều chủ đề
khác nhau: ca ngợi truyền thống văn hóa, phong cảnh đất nước, cách
mạng…những đề tài này được triển khai ở nhiều thể loại như truyện ngắn, ký,
tùy bút song nổi bật lên trong sáng tác của ông là sự tài hoa, uyên bác của
người nghệ sĩ luôn say mê truy tìm vẻ đẹp của cuộc đời và con người. Phong
cách trữ tình chính trị của Tố Hữu được thể hiện tương đối ổn định qua tất cả
những vần thơ ca ngợi Đảng, Bác Hồ và cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc
song ở mỗi tập thơ chất trữ tình chính trị ấy lại mang một nét riêng không
hoàn toàn giống nhau.
Tóm lại phong cách nghệ thuật của nhà văn được hình thành nhờ sự lặp
đi lặp lại một số yếu tố thuộc phạm trù nội dung và hình thức một cách có
thẩm mĩ, xuyên suốt sự nghiệp của tác giả. Vì vậy nghiên cứu phong cách
nghệ thuật của một nhà văn ta phải căn cứ vào các yếu tố trong một tác phẩm
hay trong nhiều tác phẩm của nhà văn.
1.1.3. Dạy học theo hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của
giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục
đích dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn học là thay đổi
hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong một giờ học

để chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả nhất, phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh trong việc tìm hiểu một tác phẩm văn học, hình
thành cho học sinh năng lực cảm thụ và phân tích một tác phẩm văn chương.
Đổi mới phương pháp dạy và học tác phẩm văn học là việc làm cần thiết để
nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn ngữ văn ở trường THPT.
Những tác phẩm văn chương được đưa vào trong chương trình SGK ở
trường phổ thông đều là những tác phẩm đã qua sự chọn lọc của thời gian và


15
bao thế hệ người đọc cho nên đều có giá trị nhân văn sâu sắc. Đó hầu hết là
những tác phẩm tiêu biểu của những tác giả lớn có nhiều đóng góp cho nền
văn học dân tộc. Vì vậy dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ
thông ngoài việc chú ý đến đặc trưng thể loại, đến thi pháp tác phẩm hay dạy
học phát huy vai trò của người tiếp nhận thì ta con cần chú ý đến phong cách
nghệ thuật của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm bởi phong cách nghệ
thuật của nhà văn được thể hiện ở trong tất cả các yếu tố của tác phẩm từ nội
dung đến hình thức nên dạy học theo hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật
của nhà văn là đi từ những đặc điểm độc đáo, nổi bật trong sáng tạo nghệ
thuật của tác giả để tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
Như đã phân tích ở trên phong cách nghệ thuật của nhà văn là những nét độc
đáo mang tính ổn định, xuyên suốt sáng tác của nhà văn đó nhưng đồng thời
trong cái ổn định đó phải luôn xuất hiện cái mới, cái riêng biệt trong từng tác
phẩm cụ thể. Vì vậy dạy học Văn theo hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật
của nhà văn giúp học sinh tích hợp với những kiến thức đã học, mở rộng so
sánh giữa phong cách của nhà văn này với nhà văn khác, so sánh nét độc đáo
trong mỗi tác phẩm của cùng một nhà văn, rèn cho học sinh năng lực tư duy,
phân tích, đối chiếu… từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo
cho học sinh, giúp học sinh khắc sâu kiến thức. Thật không dễ dàng để có một
phương pháp nào toàn vẹn, thỏa mãn được tất cả các học sinh, các yêu cầu

dạy và học Văn. Để có thể dạy - học Văn một cách hiệu quả cần phải áp dụng
đồng bộ các phương pháp khác nhau, tùy vào từng tác phẩm cụ thể mà lựa
chọn kết hợp các phương pháp dạy học cho phù hợp nhằm định hướng, gợi
mở và tạo ra cho các em niềm say mê với thế giới văn chương phong phú,
nhiều màu sắc.
1.4. Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao
1.2.1. Vị trí của Nam Cao trong nền văn học dân tộc
Nam Cao là một trong số những nhà văn hiện thực lớn nhất của nền văn
học Việt Nam. Ông thuộc trong số những cây bút hiếm hoi của nền văn xuôi


16
hiện đại có tư tưởng, phong cách và thi pháp sáng tạo riêng độc đáo, có những
cách tân lớn lao góp phần quan trọng vào tiến trình hiện đại hóa nền văn học
dân tộc. Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao không dài, chỉ gói trọn trong 15
năm (1936 - 1951), gia tài văn chương Nam Cao để lại cho hậu thế không
mấy đồ sộ song chúng đã thành “mẫu số vĩnh hằng” trong nền văn học dân
tộc. Sáng tác của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời
gian, có sức sống mạnh mẽ trong lòng người đọc. Thời gian càng lùi xa,
những tác phẩm của ông càng bộc lộ những tư tưởng nhân văn cao đẹp, ý
nghĩa hiện thực sâu sắc và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo. Đúng như
nhà nghiên cứu Phong Lê đã nhận xét: “Sáng tác của Nam Cao là cả một kho
trữ lượng bên trong, một kho của dư đầy…có thể đào xới vào rất nhiều tầng
vỉa, và vẫn còn hứa hẹn nhiều vỉa mới”.
Nam Cao xuất hiện trên văn đàn từ 1936 bằng một số bài thơ, truyện
ngắn chịu nhiều ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời nhưng không
mấy thành công và ít được chú ý. Chỉ đến 1940, khi viết truyện ngắn “Chí
Phèo” Nam Cao mới thực sự xác định được hướng đi cho ngòi bút của mình.
Và với khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa tên tuổi và vị trí của Nam Cao mới
thực sự được khẳng định. So với các nhà văn hiện thực phê phán như Nguyễn

công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ trọng Phụng, Nam Cao là người đến muộn song
với tài năng và sự nỗ lực của mình ông đã trở thành đại diện ưu tú nhất cho
trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 với quan điểm nghệ thuật
phải gắn liền với hiện thực, phải “vị nhân sinh”. Sáng tác của Nam Cao tập
trung vào hai đề tài: người nông dân và người trí thức nghèo trước cách mạng
tháng tám. Ở đề tài người nông dân Nam Cao đã dựng lên bức tranh chân thực
về nông thôn Việt Nam trên con đường phá sản, bần cùng, không lối thoát,
hết sức thê thảm vào những năm trước cách mạng. Và nổi lên trong bức tranh
ấy là hình tượng những người nông dân hiền lành, lương thiện bị đẩy vào tình
trạng tha hóa, lưu manh hóa, bị hủy hoại cả nhân hình và nhân tính (Chí Phèo,
Tư Cách Mõ, Một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó…). Những sáng tác


17
về đề tài người trí thức của ông tập trung thể hiện những tấn bi kịch tinh thần
của người trí thức tiểu tư sản có hoài bão, khát vọng, giàu tài năng nhưng lại
bị gánh nặng áo cơn ghì sát đất, trở thành những mảnh “đời thừa”, những kiếp
“sống mòn”. Nam Cao không chỉ dừng lại ở việc phản ánh tình trạng thê thảm
của xã hội và con người trước cách mạng mà còn trực tiếp phân tích, cắt
nghĩa, truy tìm nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó. Dù ở đề tài người nông dân
hay người trí thức Nam Cao đều bộc lộ sự cảm thông, thương xót trước những
đau khổ, bất hạnh của con người. Tác phẩm của ông là lời kết án đanh thép xã
hội thực dân nửa phong kiến bất công chà đạp nhân phẩm của con người,
đồng thời là tiếng kêu khẩn thiết: hãy cứu lấy nhân phẩm con người.
Về phương diện nghệ thuật Nam Cao đã đánh dấu sự cách tân ở nhiều
mặt: kết cấu, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng nhân
vật…góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy và hoàn thiện quá trình hiện đại
hóa nền văn học dân tộc.
1.2.2. Một số phương diện thể hiện phong cách nghệ thuật của Nam Cao
Nói đến phong cách nghệ thuật là nói đến cái riêng, cái độc đáo về tư

tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác của
mỗi nhà văn ưu tú. Phong cách cá nhân của mỗi nhà văn góp phần làm nên
diện mạo của nền văn học một thời đại, một dân tộc. Chỉ những nhà văn thực
sự có tài năng mới có thể hình thành phong cách riêng. Bước vào làng văn
trong khi khuynh hướng văn học hiện thực phê phán đã có những tên tuổi
được khẳng định với những phong cách nghệ thuật độc đáo như: Nguyễn
Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao đã tạo cho mình một
phong cách riêng, độc đáo không lẫn với ai, để lại dấu ấn đậm nét trong lòng
độc giả. Trở thành đại diện ưu tú nhất cho nền văn học hiện đại Nam Cao tiếp
nhận những thành tựu mà các nhà văn đi trước đã đạt được đồng thời đem đến
một phong cách riêng, mới lạ và đầy ấn tượng. Ông chính là người đặt những
mảng màu cuối cùng hoàn chỉnh bức tranh của văn học hiện thực cả về mặt
nội dung biểu hiện cũng như khả năng biểu hiện nghệ thuật. Trong lời Tựa


18
Đôi lứa xứng đôi (NXB Đời mới, 1941) Lê Văn Trương khẳng định: “không
nói những cái người ta đã nói, không tả theo lối người ta đã tả. Ông dám
bước vào làng văn với những cạnh sắc của riêng mình”. Hà Minh Đức cũng
khẳng định: “Sáng tác của Nam Cao giàu sức khám phá sáng tạo, với phong
cách độc đáo” ( Tạp chí văn học, số 6, 1982, tr. 71). Nam Cao không chỉ
tiếp thu một cách thụ động từ những người đi trước mà trên cơ sở kế thừa,
sáng tạo, đổi mới tạo cho mình một lối đi riêng, một phong cách nghệ thuật
độc đáo thể hiện ở đề tài, chủ đề, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ,
giọng điệu…
1.2.2.1. Đề tài, chủ đề
Nam Cao thường hướng ngòi bút của mình vào miêu tả những cái nhỏ
nhặt, xoàng xĩnh cuộc sống hàng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa
xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống, nghệ thuật. Sáng
tác của Nam Cao trước cách mạng tập trung vào hai đề tài: đề tài người nông

dân và đề tài người trí thức, những đề tài quen thuộc của văn học hiện thực
phê phán. Tuy nhiên do biết đào sâu, biết tìm tòi nên tác phẩm của Nam Cao
vẫn có khả năng khám phá hiện thực ở một chiều sâu mới, đặt ra những vấn
đề hết sức mới mẻ. Qua những sáng tác về đề tài người nông dân Nam Cao đã
dựng lên bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam nghèo đói , xơ xác, đầy
những xung đột, mâu thuẫn, trong đó cuộc sống của người nông dân hiện lên
hết sức bi thảm. Trong những tác phẩm của mình Nam Cao đã phản ánh chân
thực, sâu sắc tình trạng khốn cùng của người nông dân Việt Nam trên con
đường bần cùng hóa, phá sản, không lối thoát vào những năm 1940 - 1945.
Nếu như Nguyễn Công Hoan đã xây dựng khá thành công hình ảnh
người nông dân điêu đứng, phá sản vì thủ đoạn tranh cướp ruộng đất của bọn
địa chủ cường hào trong tiểu thuyết “Bước đường cùng”, Ngô Tất Tố với tiểu
thuyết “Tắt đèn” nói lên số phận long đong, khốn khổ của những người nông
dân Việt Nam trước cảnh sưu cao thuế nặng thì Nam Cao lại viết về số phận
bi thảm, cùng cực của người nông dân qua cuộc sống hàng ngày của họ. Đó là


19
những con người sống quẩn quanh, bế tắc trong cái đói, cái nghèo. Biết bao
người chết vì đói, vì ốm đau không có tiền thuốc thang. Anh đĩ Chuột trong
truyện ngắn “Nghèo” buộc phải thắt cổ tự tử để đỡ gánh nặng cho vợ con:
“Cái bộ xương bọc trong da giãy giụa như một con gà bị bẫy, sau cùng, nó
chỉ còn giật từng cái chậm dưới sợi dây thừng lủng lẳng”. Lang Rận trong
truyện ngắn cùng tên vất vưởng sống trong rách rưới đói nghèo, tủi nhục vì bị
người ta khinh bỉ, làm nhục đã phải tìm đến cái chết một cách thê thảm thê
thảm: “Ông thắt cổ bằng cái ruột tượng gốc của mụ Lợi. Cái mặt ông đọng
máu sưng lên bằng cái thớt. Cái đầu ông nghẹo xuống như đầu một thằng bé
khi nó dỗi trông thật là thiểu não”. Cuộc đời lão Hạc trong truyện ngắn cùng
tên cũng là một chuỗi ngày dài đầy bất hạnh. Không đủ tiền cưới vợ cho con
đến nỗi nó phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su, lão Hạc phải sống mòn mỏi

trong cô đơn, nghèo đói. Lão làm thuê, làm mướn để kiếm ăn qua ngày chứ
nhất định không tiêu vào tài sản của con. Thế rồi ốm đau không còn sức để đi
làm thuê nữa Lão Hạc đành phải tự kết liễu đời mình bằng một cái chết thật
thảm khốc: “Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại giật mạnh
một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão.
Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết. Cái chết thật là dữ dội”. Có thể nói
qua những số phận bất hạnh, những cái chết thê thảm ấy Nam Cao đã phản
ánh cuộc sống ngột ngạt, bế tắc, không lối thoát của những người nông dân
Việt Nam trước cách mạng.
Viết về người nông dân, Nam Cao đặc biệt quan tâm đến vấn đề miếng
ăn, vấn đề cái đói - điều mà nhiều cây bút hiện thực đã chú ý phản ánh. Song
nếu như Ngô Tất Tố viết về cái đói là tiếng kêu khẩn thiết, cấp bách cứu đói
cho người nông dân (Mớ rau trong hòm, Làm no, Cái ăn trong những ngày
nước ngập) thì Nam Cao viết về cái đói, miếng ăn như một nỗi nhục nhã, ê
chề làm hủy hoại cả nhân phẩm và nhân tính của con người. Ông nhấn mạnh
nỗi nhục hơn là nỗi khổ. Như nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận
xét: “Nếu như ở tác phẩm của Ngô Tất Tố là tiếng kêu cứu đói, thì ở tác phẩm


20
của Nam Cao lại là tiếng kêu cứu lấy nhân cách, nhân phẩm, nhân tính của
con người đang bị cái đói và miếng ăn làm cho tiêu mòn đi, thui chột đi, hủy
diệt đi”. Bà cái Tý trong “Một bữa no” vì quá đói mà đành phải từ bỏ cả danh
dự, lòng tự trọng và nhân cách của con người để mong kiếm một bữa no.
Trong “Tư cách mõ”, miếng ăn cùng với sự xúc phạm của những người xung
quanh đã biến anh cu Lộ từ một người nông dân thật thà thành một kẻ đê
tiện, tham lam. Như vậy qua những câu chuyện nhỏ nhặt, tầm thường, xoay
quanh chuyện cái đói, miếng ăn Nam Cao đã phản ánh chân thực cuộc sống
khốn khổ, bần cùng ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, cảm thông,
thương xót trước nỗi cơ cực của những người nông dân đồng thời đặt ra

những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đó là lời kêu khẩn thiết hãy
cứu lấy nhân phẩm con người.
Viết về người nông dân Nam Cao tập trung viết về tình trạng những
con người hiền lành, lương thiện luôn bị lăng nhục, bị xúc phạm về nhân
phẩm, bị đẩy vào tình trạng tha hóa, lưu manh hóa. Lộ trong “Tư cách mõ”
vốn là người hiền lành, thật thà, chăm chỉ làm ăn, vậy mà chỉ vì sự nhục mạ,
khinh ghét của những người xung quanh mà trở nên trơ trẽn, đê tiện, không
còn biết xấu hổ, nhục nhã là gì. Chí phèo, Binh chức, Năm Thọ trong “Chí
Phèo” vốn là những con người lương thiện nhưng bị đẩy vào con đường tha
hóa, lưu manh hóa, mất cả nhân hình và nhân tính. Viết về những người nông
dân bị đẩy vào con đường tha hóa Nam Cao đã lên án gay gắt xã hội bất công,
ngang trái đã chà đạp lên nhân phẩm con người, đồng thời phát hiện và khẳng
định bản chất lương thiện vẫn luôn tồn tại ở ngay cả những con người bị tha
hóa ấy.
Đề tài người trí thức tiểu tư sản khá quen thuộc đối với văn học Việt
Nam 1930 - 1945 nhưng chỉ đến Nam Cao, với ngòi bút hiện thực tỉnh táo,
nghiêm ngặt, với sự phân tích tâm lý sắc sảo, hình ảnh những nhân vật trí thức
tiểu tư sản mới hiện lên thật cụ thể và sinh động qua những tấn bi kịch tinh
thần dai dẳng, bế tắc.


21
Viết về người trí thức tiểu tư sản Nam Cao đã tập trung xoáy sâu làm
nổi bật tấn bi kịch tinh thần của họ. Đó là bi kịch của những trí thức nghèo có
tài năng, hoài bão, khát vọng lớn lao nhưng bị hiện thực đói nghèo gánh nặng
áo cơm ghì sát đất, không thực hiện được ước mơ của mình, luôn dằn vặt, đau
đớn về tinh thần như Hộ trong “Đời thừa”, Thứ trong “Sống mòn”, Điền
trong “Giăng sáng”. Có thể nói những tác phẩm viết về đề tài người trí thức
của Nam Cao đã thực sự trở thành tiếng khóc xót xa, ân hận về “cái chết của
tâm hồn”, cái chết về tinh thần của cả một lớp người trong xã hội cũ, qua đó

thể hiện tình trạng bế tắc, không lối thoát của những người trí thức tiểu tư sản,
đồng thời phản ánh sâu sắc bầu không khí ngột ngạt của một xã hội đanh han
rỉ và kiệt quệ về tinh thần, đang bị đe dọa nghiêm trọng trước thảm họa của
đói rét và chiến tranh.
Dù viết về đề tài người nông dân hay trí thức tiểu tư sản Nam Cao đều
dựng lên bức tranh chân thực về xã hội Việt Nam trước cách mạng, đồng cảm,
thương xót với những đau khổ, bất hạnh của con người. Đồng thời khẳng định
phẩm chất của con người dù bị hoàn cảnh chà đạp, vùi dập. Đó chính là chủ
nghĩa nhân đạo cao cả bao trùm sáng tác của ông. Như Nguyễn Văn Hạnh
khẳng định trong bài Nam Cao và khát vọng về một cuộc sống lương thiện,
xứng đáng (in trong Nam Cao về tác gia và tác phẩm): “Chủ nghĩa nhân đạo
của Nam cao không chỉ thể hiện ở lòng cảm thông, xót thương cho những
người nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội mà còn ở những trăn trở, dằn vặt
không nguôi trước cuộc sống vô nghĩa, bế tắc, một chủ nghĩa nhân đạo bao
giờ cũng đặt con người ở trung tâm cuộc sống, buồn cho con người mà vẫn
tin ở con người, tin ở bản tính lành mạnh tốt đẹp của con người, nó đòi hỏi
con người không được thụ động, buông xuôi, mà phải tích cực, chủ động, có ý
thức trách nhiệm về cuộc sống của mình”[36, tr. 130].
1.2.2.2. Cốt truyện, kết cấu
Trong văn học truyền thống cốt truyện là vấn đề quan tâm hàng đầu
của nhà văn bởi vì nó là yếu tố hàng đầu tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm.

×