Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

thơ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.44 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Thơ mới (1932-1945) là cuộc cách mạng thi ca lớn trong lịch sử văn
học Việt Nam thế kỷ XX. Thơ mới không giản đơn chỉ là tiếng nói của riêng
một giai cấp- giai cấp tư sản- mà Thơ mới đích thực là một sản phẩm của văn
hoá dân tộc, là kết quả của q trình nền văn hố Việt Nam truyền thống phải
duy tân để vượt lên mình, khẳng định mình trong cuộc tiếp xúc Đơng- Tây,
cuộc Âu hố có tính đặc thù của thế giới hiện đại. Chính vì những bước chơng
gai và những thử thách ngặt nghèo đã trải qua, Thơ mới được xem là niềm tự
hào của dân tộc Việt Nam. Ảnh hưởng của Thơ mới không chỉ giới hạn trong
thời gian từ 1932 đến 1945, tiếng vang của Thơ mới cũng không chỉ giới hạn ở
một thời- mà ảnh hưởng và tiếng vang của nó sẽ là mãi mãi. Thơ mới là một
mốc son trong hành trình thơ ca Việt Nam.
Cái làm nên Thơ mới phải kể đến đó là sự trỗi dậy của cái tôi cá nhân. Cái
tôi ấy làm nên mảng tinh thần cho Thơ mới- giúp khu biệt nó với thời đại “thơ
cũ” (thơ ca trung đại). Nói như Hồi Thanh trong “Thi nhân Việt Nam”, cái cơ
bản của Thơ mới là ở phần tinh thần- mà tinh thần của thời đại Thơ mới nằm ở
chữ “tôi”. Sự trỗi dậy của cái tôi cá nhân thật sự đã có một ý nghĩa văn học lớn
lao trong đời sống của nhân loại văn minh. Đối với văn học nói chung và thơ ca
nói riêng, nó có tác dụng khích lệ các nhà thơ bày tỏ mình một cách thành thực,
dám dùng quan điểm cá nhân- lập trường cá nhân để giao tiếp với cuộc đời và
đánh giá thế giới, tạo ra tính đa thanh của cả một nền thơ. Có bao nhiêu cái
“tơi” trong Thơ mới là có bấy nhiêu cung bậc thanh sắc. Tất cả hồ quyện vào
nhau tạo nên một vườn Thơ mới vừa sôi động lại vừa sâu lắng.

1


Hành trình của Thơ mới dẫu chỉ trải qua mười ba năm nhưng nó đã đi trọn
con đường của mình. Con đường đó có điểm khởi đầu và cũng có điểm kết
thúc. Các nhà nghiên cứu đều có sự thống nhất trong cách chia các giai đoạn


phát triển của Thơ mới.
Giai đoạn đầu tiên của phong trào Thơ mới gắn liền với cuộc đấu tranh
chống lại “thơ cũ”. Giai đoạn này kéo dài đến khoảng năm 1936 ( 1932-1936).
Đây là giai đoạn Thơ mới khẳng định sự ra đời của mình khơngg phải là một
“qi thai của xã hội” (Hồi Thanh) như các nhà thơ cũ nhận định. Thơ mới
khẳng định mình là kết quả của một quá trình đấu tranh giai dẳng để duy tân,
cải cách một thể loại thơ- cũng là để khẳng định sức sống của một nền thơ mớimột nền thơ của tầng lớp trí thức Tây học với cách nhìn đời mới, cách sống
mới, nhịp rung cảm mới trên cơ sở tôn trọng quyền sống của con người cá nhân.
Giai đoạn phát triển thứ hai của Thơ mới được tính từ 1936-1939. Đây là
giai đoạn mà sự phát triển của Thơ mới đã lên đến đỉnh cao, ghi nhận những
thành tựu rực rỡ. Đây là giai đoạn bừng rộ của những cái tôi cá nhân. Một
Xuân Diệu “thiết tha rạo rực băn khoăn”, một Huy Cận luôn “bâng khuâng trời
rộng nhớ sông dài”, một Hàn Mặc Tử say trong cõi mộng, một Chế Lan Viên
luôn đau đáu nỗi nhớ đất Chiêm Thành…Những tên tuổi gắn liền với những tác
phẩm thực sự có giá trị. Thơ mới thăng hoa ở giai đoạn thứ hai này.
Giai đoạn phát triển thứ ba của Thơ mới bắt đầu tính từ khoảng 1940-1945.
Sau những hào hứng, tự tin, Thơ mới bắt đầu chạm phải những cái cơ đơn có
tính chất định mệnh để rồi lún sâu vào nỗi ngờ vực, hoang mang, vào tinh trạng
khủng hoảng. Trong bầu khơng khí chung ảm đạm, bế tắc của Thơ mới vẫn có
một số nhà thơ không sa vào sự bể tắc chung. Tiếng thơ của họ cất lên trong
sáng tác vẫn ngập tràn tình u cuộc sống, đồng thời kín đáo bộc lộ tinh thần
dân tộc. Trong số các nhà thơ đó nổi bật hơn cả là nhóm thơ Áo bào gốc liễu
( hay nhóm Tam anh) gồm ba nhà thơ: Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền
2


Trân. Họ có những đóng góp tích cực đối với Thơ mới, vì thế, khi nhắc đến Thơ
mới- đặc biệt là ở thời kỳ cuối không thể không nhắc đến ba nhà thơ trên.
1.2 Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân là những nhà thơ mới. Họ
mang trong mình khát vọng khẳng định cái Tôi cá nhân, khẳng định cái bản ngã

của mình. Nguyễn Bính là một cây bút thiên tài viết về đề tài làng quê Việt
Nam. Thơ ông mang đậm chất dân dã. Người ta cảm nhận được hơi thở, nhịp
sống của làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính. Có lẽ vì thế mà giữa
những Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ…- những tác giả viết chung đề tài
làng quê, người ta vẫn nhận ra một Nguyễn Bính đậm chất “quê mùa”. Cùng
với Nguyễn Bính, Thâm Tâm và Trần Huyền Trân cũng có một số ít bài viết về
đề tài này. Nhưng điều làm nên điểm tương đồng giữa ba nhà thơ này là ở chỗ:
Thơ họ hay nói đến ra đi, nói đến chí lớn, và điều họ quan tâm hơn cả là thực
trạng đen tối của nhân dân ta trước cách mạng tháng Tám. Họ mang trong mình
khát vọng lên đường- như những tráng sỹ thời Xn thu chiến quốc, có lẽ vì thế
mà người đương thời xếp họ vào chung một nhóm- nhóm Áo bào gốc liễu. Và
đây có lẽ cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa nhóm nhà thơ này với các nhóm
khác trong làng thơ mới Việt Nam. Tìm hiểu Nhóm thơ Áo bào gốc liễu trong
Thơ mới 1932-1945 sẽ giúp ta đánh giá rõ hơn và đầy đủ hơn những điểm tương
đồng và khác biệt giữa họ với những nhà thơ mới đương thời. Sự tương đồng và
khác biệt đó cũng chính là những đóng góp của Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trân
Huyền Trân cho phong trào Thơ mới nói riêng và cho nền văn học nước nhà nói
chung.
1.3. Sự đóng góp của nhóm thơ Áo bào gốc liễu là không thể phủ nhận .
Nhưng trong lịch sử nghiên cứu thơ mới, Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền
Trân mới chỉ được biết đến với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, vì vậy sự
đóng góp của họ cũng mới chỉ được nhìn nhận từ góc độ cá nhân. Trong ba nhà
thơ, Nguyễn Bính được đánh giá cao trên thi đàn Thơ mới. Có rất nhiều cơng
3


trình nghiên cứu về ơng . Thâm Tâm chỉ được biết đến qua bài Tống biệt hành.
Còn Trần Huyền Trân hầu như chúng ta chỉ bắt gặp trong một số bài viết lẻ tẻ.
Chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến họ với tư cách là một nhóm
thơ.

Luận văn của chúng tơi đi vào nghiên cứu một vấn đề hết sức cơ bản:
Nhóm thơ Áo bào gốc liễu trong Thơ mới 1932-1945 nhằm có thể đáp ứng yêu
cầu trên.
1.4 Nguyễn Bính, Thâm Tâm là những nhà thơ mới được đưa vào giới
thiệu và giảng dạy trong nhà trường phổ thơng ( Lớp 11) . Vì vậy, việc nghiên
cứu đề tài này cịn nhằm mục đích góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng
dạy các tác phẩm của Nguyễn Bính, Thâm Tâm ở nhà trường THPT hiện nay
được tốt hơn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân trên lịch trình nghiên cứu
khoảng gần nửa thế kỷ qua
Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân được giới phê bình, nghiên
cứu cũng như đơng đảo bạn đọc chú ý từ rất sớm, đặc biệt là Nguyễn Bính. Đã
có nhiều cơng trình và bài viết đề cập đến mỗi nhà thơ với tư cách độc lập. Có
thể kể ra một vài ý kiến tiêu biểu, chẳng hạn:
Về Nguyễn Bính: Đã có: Nguyễn Bính- tác phẩm và lời bình, nhà xuất bản
văn học, 1997. Người biên soạn đã tập hợp những bài nghiên cứu xuất sắc của
nhiều tác giả khác nhau về nhà thơ Nguyễn Bính. Giáo sư Hà Minh Đức với bài
viết Nguyễn Bính- nhà thơ chân quê, chân tài. Tiến sỹ Đoàn Hương với Nguyễn
Bính- thi sỹ nhà q. Tác giả Đồn Đức Phương với Hồi niệm q hương
trong thơ Nguyễn Bính. Nhà thơ và thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
của tác giả Tôn Phương Lan. Thi pháp dân gian trong thơ mới Nguyễn Bính của

4


tác giả Nguyễn Quốc Huy…Qua những bài viết ấy, người ta có thể tìm hiểu khá
tỉ mỉ và đầy đủ về những đóng góp của Nguyễn Bính trên thi đàn Thơ mới.
Một số trong các bài viết kể trên được bắt gặp lại trong cuốn sách Nguyễn
Bính- những lời bình (xuất bản năm 1999) do Vũ Thanh Việt biên soạn và

Nguyễn Bính- tác gia và tác phẩm.
Những cơng trình và bài viết về Nguyễn Bính chung quy lại đã đánh giá
được khá đầy đủ những thành tựu của thơ ông. Nhìn dưới góc độ nào, người ta
cũng nhận ra Nguyễn Bính là một nhà thơ mới rất thành cơng trong mảng đề tài
viết về làng quê Việt Nam. Nói như tác giả Hoài Thanh trong Thi nhân Việt
Nam, thơ Nguyễn Bính đã kế thừa, phát huy nền thơ ca truyền thống, hướng
con người tìm về với cội nguồn dân tộc. Nét nổi bật trong thơ Nguyễn Bính là
“hồn xưa đất nước”, và cái hay của thơ Nguyễn Bính là “chân quê”, là “tính
chất ca dao”. Những lời nhận xét, đánh giá của Hoài Thanh, Hoài Chân trong
Thi nhân Việt Nam có lẽ cũng là lời nhận định khái quát nhất về cây bút tài năng
Nguyễn Bính.
Về Thâm Tâm, ngồi bài viết của Hoài Thanh, Hoài Chân trong Thi nhân
Việt Nam, tác giả Hoài Việt trong cuốn Thâm Tâm và TTKH xuất bản năm 1997
tại nhà xuất bản, giáo dục Hà Nội đã tập hợp những bài viết của Thâm Tâm và
những bài nghiên cứu về ông của các tác giả. Mỗi bài viết mới chỉ đề cập đến
một khía cạch nhỏ về cuộc đời Thâm Tâm. Chẳng hạnVũ Cao với bài viết Vài
kỷ niệm về Thâm Tâm, Trúc Kỳ với bài viết Những phút cuối cùng của Thâm
Tâm, Ngọc Giao với Hồi ức về Thâm Tâm…
Năm 2000, Lê Huy Bắc cho xuất bản cuốn Thẩm bình tác phẩm văn
chương trong nhà trường (Tập 2- Tống biệt hành), nhà xuất bản Đại học quốc
gia Hà Nội. Như tên gọi của cuốn sách, nó chỉ tập hợp một số bài viết về bài thơ
Tống biệt hành của Thâm Tâm. Trong đó tổng hợp hơn cả là bài viết Văn
nghiệp Thâm Tâm cuả tác giả Lê Bảo. Bài viết có đề cập đến những nét lớn về
5


tư tưởng nghệ thuật của Thâm Tâm. Tuy nhiên, bài viết cũng chỉ dừng lại ở một
cái nhìn tổng quan, sơ lược. Chúng tôi bắt gặp nhiều bài viết trong cuốn Thâm
Tâm và TTKH trong cuốn sách này.
Về Trần Huyền Trân: Trần Huyền Trân là cây bút “đặc biệt” được nhắc

đến trong Thi nhân Việt Nam. Khi mà hai cụ Hoài Thanh, Hoài Chân đã định
khép lại cuốn Thi nhân Việt Nam, dẫu có “thiên tài gõ cửa cũng khơng mở” thì
lại phải dậy đón Trần Huyền Trân. Vì ơng, dù “thơ khơng suất sắc lắm” nhưng
lại “ít nói u đương”, mà chủ trương “cất bút cho dòng chữ kiếm reo”. Có lẽ
cũng vì là kẻ “st trễ tàu” nên Trần Huyền Trân ít được giới nghiên cứu, phê
bình để ý đến. Qua khảo lược, chúng tôi thấy mới chỉ có vài bài viết ít ỏi về
ơng.
Trong Việt Nam thi nhân tiền chiến (Nhà xuất bản Sống mới), tác giả
Nguyễn Tấn Long đã có một bài viết về Trần Huyền Trân. Tác giả đã có những
khám phá mới mẻ về cuộc đời và nội dung tư tưởng thơ Trần Huyền Trân. Cách
nhìn nhận của tác giả về Trần Huyền Trân đã có những sắc thái khác biệt so với
Hồi Thanh, Hoài chân trong Thi nhân Việt Nam trước đây. Qua bài viết này,
độc giả có thể hình dung một cách đầy đủ hơn về nhà thơ Trần Huyền Chân.
Đặc biệt tác giả Nguyễn Tấn Long đã chỉ ra sự biến đổi trong quan điểm tư
tưởng của nhà thơ theo hướng tích cực dần, ngày càng đi gần đến ánh sánh
cách mạng.
Trong Nhà văn hiện đại và Thơ một thời của giáo sư Hoàng Như Mai, một
lần nữa Trần Huyền Trân được giới nghiên cứu công nhận và khẳng định về
những đóng góp lớn đối với thơ mới thời kỳ cuối. Giáo sư Hoàng Như Mai
nhận định: Những bài thơ của Trân Huyền Trân là “tuyên ngôn của một thế hệ
văn nghệ lãng mạn tuyên bố cáo chung cho một thời kỳ sáng tác và mở ra một
thời kỳ sáng tác. Một thế hệ cây bút thức tỉnh quay lưng lại với cái quá khứ mơ
mộng hão huyền, âm u, lang thang không định hướng bên lề cuộc sống của
6


đồng bào, của dân tộc và ngẩng đầu, tuy bước chân cịn run rẩy, hăng hái tiến
lên về phía một phương trời hứa hẹn nắng mới”.
Như vậy, với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, Nguyễn Bính, Thâm Tâm,
Trần Huyền Trân đã là đề tài của nhiều cơng trình và bài viết. Tuy nhiên, việc

nghiên cứu thành hệ thống chỉnh thể nhóm thơ Áo bào gốc liễu ấy lại chưa lơi
cuốn được giới nghiên cứu, phê bình. Theo khảo lược của chúng tơi, hiện mới
chỉ có bốn bài viết và một cơng trình nghiên cứu về nhóm thơ này.
Trong cuốn Văn học lãng mạn Việt Nam (1930-1945), xuất bản 1997, Giáo
sư Phan Cự Đệ trong bài tổng kết về phong trào Thơ mới trong tiến trình phát
triển của nó đã khẳng định Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân là
những nhà thơ mới có tiếng nói tích cực ở thời kỳ cuối. Thơ Nguyễn bính thể
hiện “một lịng u cuộc sống”, một tâm hồn gần gũi với làng quê Việt Nam
truyền thống. Giáo sư Phan Cự Đệ đã nhận ra thơ Thâm Tâm, Trần Huyền Trân
mang “một tâm sự yêu nước, yêu dân tộc”. Giáo sư cũng khẳng định những
đóng góp của Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân về sáng tạo nghệ
thuật. Đó là sự cách tân trên cơ sở tiếp thu có lựa chọn cái hay cái đẹp của các
thể thơ và hình ảnh thơ ca truyền thống.
Trong tham luận Tình yêu quê hương đất nước trong phong trào thơ mới
tại Hội thảo văn chương Việt Nam giữa hai cuộc thế chiến tại đại học Havard
(Mỹ) tháng 6 năm 1982 (đã đăng trên tạp chí khoa học xă hội số 9-1982), các
tác giả cũng đã có cái nhìn mới mẻ và sâu sắc về Thâm Tâm, Trần Huyền Trân.
Họ cho rằng tình yêu quê hương đất nước đến Thâm Tâm, Trần Huyền trân đã
khơng chỉ cịn sự day dứt, niềm mơ ước, hy vọng trong lòng nữa mà là bằng
hành động “ra đi”. Đến đây thơ ca đã báo hiệu thời kỳ hành động. “Tiếng thở
dài não ruột phải nhường chỗ cho một lời hẹn ước lên đường”.
Tác giả Hồi Việt có bài viết Các nhà thơ xóm áo bào gốc liễu. Bài viết
được in trong cuốn Thẩm bình tác phẩm văn chương trong nhà trường (Tập27


Tống biệt hành), do Lê huy Bắc tuyển chọn và giới thiệu, nhà xuất bản Đại học
quốc gia Hà Nội, 2000. Tác giả Hoài Việt viết: “Đành rằng thơ Thế Lữ, Xn
Diệu, Chế Lan Viên hồi ấy có chút ít tiếng nói nhân bản, nhưng nếu đọc thơ của
những nhà thơ xóm áo bào gốc liễu thì ta sẽ thấy có những điểm khác nhau rất
rõ. Trước hết là cái khác về nội dung. Cái tức tưởi, vật vã, nỗi đau đớn trong

thơ xóm áo bào gốc liễu rõ hơn thấm hơn bởi họ đang gặp cảnh “thời chưa
thuận” nên “vuốt cọp chân voi còn lận đận”. Tác giả còn viết: cái khác trong
nội dung thơ của các nhà thơ xóm áo bào gốc liễu so với nội dung thơ của
những nhà thơ đương thời là cái giọng “văn chương hiệp sỹ”, “là cái chất tráng
ca”... “về mặt nghệ thuật thì ta thấy rất rõ hơi thơ cổ phong tốt lên từ thơ của
các nhà thơ xóm này”
Trong khn khổ một bài viết, tác giả Hoài Việt đã chỉ ra một số đặc điểm
nổi bật về nội dung cũng như nghệ thuật thơ của xóm Áo bào gốc liễu. Tuy
nhiên, bài viết vẫn chưa đi sâu tìm hiểu trọn vẹn con đường thơ của nhóm thơ
này.
Mới đây, tác giả Hồi Nam có bài viết: Thi phái “Áo bào gốc liễu” trong
Thơ mới. Tác giả Hoài Nam cho rằng thơ Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần
Huyền Trân khiến người ta phải chú ý vì cái dư vị cổ kính tạo được qua thể
“ca”, “hành” mượn từ cổ thi. Thơ họ đọc rồi sẽ khó qn vì cái giọng điệu
ngang tàng và phẫn hận- một giọng điệu có thể nói là rất lạ trong Thơ mới…
Bài viết của tác giả Hoài Nam một lần nữa góp phần khẳng định chỗ đứng của
nhóm thơ Áo bào góc liễu trong làng Thơ mới Việt Nam 1932- 1945.
Năm 2005, sinh viên Nguyễn Thị Hoa- trường Đại học Vinh chọn cho khố
luận tốt nghiệp của mình đề tài: Đóng góp của Nguyễn Bính, Thâm Tâm và
Trần Huyền Trân đối với thơ mới ở thời kỳ cuối (1940-1945). Với vai trị của
một khố luận tốt nghiệp, tác giả luận văn đã chỉ ra những đóng góp tích cực
của ba nhà thơ nhìn trên góc độ nội dung và góc độ nghệ thuật. Mặc dù đã có
8


nhiều cố gắng tìm tịi, song khố luận chưa thực sự đặt Nguyễn Bính, Thâm
Tâm, Trân Huyền Trân trong một hệ thống chỉnh thể.
Như vậy qua khảo lược có thể thấy việc nghiên cứu về nhóm thơ Áo bào
gốc liễu chưa được thực hiện một cách đầy đủ, chưa tương xứng với những
đóng góp tích cực của nhóm thơ này cho làng Thơ mới nói riêng và cho nền

văn học Việt Nam nói chung.
2.3 Với lý do đó, chúng tơi đã xem việc nghiên cứu về nhóm thơ Áo bào
gốc liễu là một vấn đề có ý nghĩa cấp thiết. Luận văn của chúng tơi là cơng trình
đầu tiên tìm hiểu Nhóm thơ áo bào gốc liễu trong thơ mới 1932- 1945 với một
cái nhìn tồn diện và sâu sắc.
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Nhóm thơ áo bào gốc liễu trong Thơ mới 19321945.
3.2. Giới hạn và phạm vi của đề tài
Luận văn của chúng tôi tìm hiểu vị trí của nhóm thơ Áo bào gốc liễu
và những đặc điểm trong cảm quan nghệ thuật cũng như phương thức thể
hiện của nhóm thơ này trong Thơ mới 1932 - 1945.
Những văn bản mà chúng tôi dựa vào để khảo sát là:
Cuốn Thâm Tâm và TTKH, xuất bản năm 1997 tại nhà xuất bản Giáo dục,
Hà nội
Cuốn Nguyễn Bính- thơ và đời, xuất bản năm 2004 tại nhà xuất bản Văn
học.
Cuốn Rau tần, nhà xuất bản hội nhà văn Hà Nội, 1995
Chúng tôi cho rằng đây là những cơng trình sưu tầm, khảo cứu đáng tin
cậy nhất về nhóm thơ này. Ngồi ra chúng tơi cịn phối hợp tham khảo ở một số
tư liệu khác.
9


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, luận văn nhằm vào ba nhiệm vụ chính.
4.1 Đưa ra một cái nhìn chung về Thơ mới 1932- 1945
4.2 Đi sâu khảo sát, phân tích đặc điểm cảm quan nghệ thuât của nhóm thơ
Áo bào gốc liễu
4.3 Đi sâu khảo sát, phân tích đặc điểm phương thức thể hiện của nhóm thơ

Áo bào gốc liễu
Cuối cùng rút ra một số kết luận về nhóm thơ Áo bào gốc liễu trong Thơ
mới 1932- 1945.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vấn đề này trên cơ sở của quan điểm thi pháp học,
phong cách học nghệ thuật với nhiều phương pháp khác nhau:
Phương pháp thống kê- phân loại
Phương pháp phân tích- tổng hợp
Phương pháp so sánh- loại hình
Phương pháp cấu trúc- hệ thống…
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1 Đóng góp của luận văn
Luận văn là cơng trình đầu tiên tìm hiểu nhóm thơ Áo bào gốc liễu với một
cái nhìn hệ thống, tồn diện.
Kết quả của luận văn hy vọng góp một vài ý kiến hữu ích trong việc vận
dụng cho vấn đề dạy và học thơ Thâm Tâm, Nguyễn Bính ở nhà trường phổ
thơng hiện nay.
6.2 Cấu trúc của luận văn

10


Ngồi mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai
trong ba chương:
Chương 1: Thơ mới 1932- 1945 và sự hiện diện của các thi phái (“nhóm
thơ”, “trường thơ”…)
Chương 2: Cảm quan nghệ thuật của nhóm thơ Áo bào gốc liễu
Chương 3: Phương thức thể hiện của nhóm thơ Áo bào gốc liễu.
Cuối cùng là Tài liệu tham khảo


11


Chương 1
THƠ MỚI 1932- 1945 VÀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA CÁC THI PHÁI (“NHÓM
THƠ”, “TRƯỜNG THƠ”…)
1.1 Hiện tượng Thơ mới 1932- 1945 trong lịch sử thơ ca Việt Nam
1.1.1 Một cuộc cách tân thơ vĩ đại
+ Khái niệm Thơ mới, phong trào thơ mới 1932- 1945
+ Cuộc cách tân thắng lợi lớn mang tính chất bước ngoặt trong tiến trình
thơ ca Việt Nam
1.1.2 Qúa trình vận động của Thơ mới 1932- 1945
+ 1932- 1945
+ 1936- 1939
+ 1940- 1945
1.2 Sự hiện diện của các thi phái (“nhóm thơ”, “trường thơ”…) trong Thơ mới
1932-1945
1.2.1 Các xu hướng tư tưởng nghệ thuật và sự hình thành các thi phái
1.2.2 Các “nhóm thơ”, “trường thơ”
+ “Trường thơ loạn”
+ Nhóm “Xuân thu nhã tập”
+ Nhóm “Áo bào gốc liễu”…
1.3 Sự hình thành và vị trí của nhóm thơ Áo bào gốc liễu
1.3.1 Sự hình thành của nhóm thơ Áo bào gốc liễu
1.3.2 Vị trí của nhóm thơ Áo bào gốc liễu

12


Chương 2

CẢM QUAN NGHỆ THUẬT CỦA NHÓM THƠ ÁO BÀO GỐC LIỄU
2.1 Sắc riêng trong cảm quan của từng tác giả
2.1.1 Nguyễn Bính
2.1.2 Thâm Tâm
2.1.3 Trần Huyền Trân
2.2 Sựu gặp gỡ, tương đồng, đồng điệu trong cảm quan của cả nhóm (3 tác giả)
2.2.1 Cảm nhận về con người
2.2.2 Cảm nhận về thời đại
2.2.3 Cái nhìn về nhiều hiện tượng khác của đời sống

13


Chương 3
PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CỦA NHÓM THƠ ÁO BÀO GỐC LIỄU

3.1 Sự lựa chọn bút pháp và thể thơ
3.1.1 Bút pháp
+ Nét riêng ở từng tác giả
+ Sự gặp gỡ của cả nhóm
3.1.2 Thể thơ
+ Nét riêng ở từng tác giả
+ Sự gặp gỡ của cả nhóm
3.2 Giọng điệu và ngôn ngữ
3.2.1 Giọng điệu
+ Nét riêng ở từng tác giả
+ Sự gặp gỡ của cả nhóm
3.2.2 Ngơn ngữ
+ Nét riêng ở từng tác giả
+ Sự gặp gỡ của cả nhóm


14


KẾT LUẬN
Luận văn dự kiến rút ra một số kết luận
1. Thơ mới và sự hiện diện của các thi phái
2. Sự hình thành và vị trí của nhóm thơ Áo bào gốc liễu trong Thơ mới 19321945
3. Cảm quan nghệ thuật của nhóm thơ Áo bào gốc liễu
4. Phương thức thể hiện của nhóm thơ Áo bào gốc liễu

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
2. Lê Huy Bắc (2000), Thẩm bình tác phẩm văn chương trong nhà trường (tập 2),
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
3. Hoài Thanh- Hoài Chân (1996), Thi nhân Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội.
4. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà
Nội.
5. Phan Cự Đệ (1999), Văn học lãng mạn Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội.
6. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nhà xuất bản Văn
học, Hà Nội.
7. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội
8. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1971), Thơ ca Việt Nam- hình thức và thể

loại, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nhà xuất bản hội nhà văn, Hà Nội.
9. Mã Giang Lân (2000), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội
10. Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật nhà văn,
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Lịch sử văn học Việt Nam 1930- 1945, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
12. M.Gorki (1970), Bàn về văn học, Nhà xuất bản văn học, Hà Nội.
13. Thuỵ Khê (1996), Cấu trúc thơ, Nhà xuất bản văn nghệ, California, Hoa Kỳ.
16


14. Tơn Thảo Miên (2007), Nguyễn Bính, tác phẩm và lời bình, Nhà xuất bản
Văn học, Hà Nội.
15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn
học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
16. Hà Minh Đức, Đồn Đức Phương (2001), Nguyễn Bính- về tác gia và tác
phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
17. Lê Bá Hán, Lê Quang Hưng, Chu Văn Sơn (2001), Tinh hoa thơ mới, thẩm
bình và suy ngẫm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
17. Phương Lựu, Trần Đình Sử (2001), Lý luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội.
18.Trần Nhựt Tân (2003), Đi tìm thơng điệp của nàng thơ, Nhà xuất bản Thanh
niên, Hà Nội.
19. Đỗ Lai Th (2000), Mắt thơ, Nhà xuất bản văn hóa- thơng tin, Hà Nội.
20. Hoài Việt (1997), Thâm Tâm và TTKH, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.
21. Hoàng Xuân (2004), Nguyễn Bính- thơ và đời, Nhà xuất bản văn học, Hà Nội.

17



18



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×