Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tinh chat tuyet nhan cua luu bi trong tieu thuyet la quan trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.15 KB, 23 trang )

1

Lời cảm ơn
Đề tài này được hoàn thành trước hết là sự cố gắng tìm tịi khám phá của
bản thân. Nhưng quan trọng hơn cả là nhờ sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của cơ
giáo Phan Thị Nga - giáo viên hướng dẫn. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lịng biết
ơn sâu sắc đến cơ giáo Phan Thị Nga.
Vì thời gian và nguồn tư liệu có hạn,lại là lần đầu tiên làm quen với việc
nghiên cứu khoa học nên tiểu luận cịn bộc lộ những thiếu sót là điều khơng thể
tránh khỏi. Kính mong những ý kiến đóng góp q báu của thầy cơ và bạn bè.


2

Phần Mở Đầu
I. Lí do chọn đề tài
Văn học Minh-Thanh có một vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển
của lịch sử văn học Trung Quốc đó là giai cuối cùng của văn học cổ điển,cũng là
giai đoạn dài nhất và có nội dung phong phú nhất,là giai đoạn đánh dấu sự
chuyển mình của văn học sang khuynh hướng hiện đại. Đặc điểm nổi bật của
văn học giai đoạn này là sự suy tàn của văn học chính thống và sự trỗi dậy mạnh
mẽ của văn học dân chủ và tiến bộ, phản ánh những yêu cầu của nhân dân và
tầng lớp thị dân.
Nhắc tới văn học Minh-Thanh chúng ta khơng thể khơng nhắc tới tiểu
thuyết thời kì này với những đại biểu xuất sắc như: Bồ Tùng Linh với Liêu Trai
Chí Dị , Thi Nại Am với Thủy Hử, Tào Tuyết Cần với Hồng Lâu Mộng…Và đặc
biệt là La Quán Trung,tên tuổi ông gắn liền với bộ tiểu thuyết đồ sộ Tam Quốc
Diễn Nghĩa, tác phẩm được mệnh danh là lá cờ đầu của tiểu thuyết cổ điển
Trung Quốc.
Tam Quốc Diễn Nghĩa không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc ,mà cịn nổi
tiếng khắp tồn thế giới, nó đã trở thành một kiệt tác của văn học nhân loại.Lịch


sử tồn tại hơn sáu trăm năm của nó với bao thay đổi của con người của xã hội đã
minh chứng cho điều đó. Nhân tố tạo nên sự thành cơng và sức sống mãnh liệt
cho tác phẩm chính là tài năng nghệ thuật của tác giả. Tài năng nghệ thuật ấy
được thể hiện trên nhiều bình diện khác nhau, đặc biệt là trên bình diện xây
dựng nhân vật.
Nhân vật trong tác phẩm văn học có vị trí đặc biệt quan trọng.Nhân vật là
mấu chốt của truyện là cầu nối giữa tác giả và đời sống xã hội. Nhân vật là yếu
tố mang tư tưởng, quan điểm của tác giả. Bởi vậy khi nghiên cứu một tác phẩm
bất kì nào muốn tìm ra giá trị đích thực, cao cả của nó phần lớn ta đi từ những
nhân vật trong tác phẩm.


3
Tam Quốc Diễn Nghĩa có một hệ thống nhân vật đa dạng và phong phú
với hơn bốn trăm nhân vật, thế giới nhân vật chính là sự cụ thể hóa quan niệm
nghệ thuật về con người của La Quán Trung, được ông tiếp nhận từ học thuyết
nho giáo, học thuyết được xem là quốc giáo của Trung Hoa.Mỗi nhân vật đều có
những vị trí riêng trong tác phẩm,bao gồm đủ loại người. Mỗi nhân vật đều thể
hiện những quan niệm ngũ thường của nho giáo phong kiến: người quân tử ln
mang phẩm chất: Nhân- Nghĩa - Lễ - Trí -Tín; kẻ tiểu nhân luôn là những kẻ:
Bất nhân - Bất nghĩa - Ngụy trí - Phi dũng.
La Quán Trung đã xây dựng lên những đại diện tiêu biểu cho những lí
tưởng,phẩm chất của người qn tử đó là các nhân vật:Lưu Bị,Khổng
Minh,Quan Công,Trương Phi…họ hiện lên với những vẻ đẹp rực rỡ,tuyệt đỉnh
của những người anh hùng.Nếu Khổng Minh hiện lên với trí tuệ trác tuyệt đại
diện cho “đức Trí”, Quan Công trung thành, nghĩa hiệp đại diện cho “đức nghĩa”
và chúng ta lại thấy một Trương Phi với lòng dạ ngay thẳng,dũng mãnh,thủy
chung như nhất, một Tào Tháo gian hùng xảo trá…Thì chúng ta lại thấy một
Lưu Bị - một minh quân đại diện cho “đức Nhân” luôn lấy dân làm gốc, với
đường lối trị nước là “nhân chính” (chính sách cai trị bằng lịng nhân từ-thu

phục nhân tâm) . Xây dựng nhân vật Lưu Bị, La Quán Trung đã đáp ứng được
mơ ước và nguyện vọng của nhân dân về một vị vua nhân đức, yêu thương dân
chúng,về một quốc gia yên ổn, một chế độ bình đẳng. La Quán Trung đã hun
đúc biết bao tâm huyết để xây dựng lên nhân vật Lưu Bị. Lưu Bị không cịn là
một ơng vua cụ thể nữa mà đã trở thành hiện thân của một đấng minh quân giàu
lòng yêu thương con người và nhà Thục Hán cũng khơng cịn là một vương triều
cụ thể của một thời xa xưa mà là tượng trưng cho một kỉ cương ổn định, biểu
tượng của hịa binh – no ấm. Lưu Bị ln hành động theo chữ “nhân” vì vậy
phương châm sống, quan niệm sống của Lưu Bị là “ ta thà chết chứ không làm
điều bất nghĩa”, ông luôn phấn đấu thực hiện cho được chí hướng của mình”
Thượng báo quốc gia, hạ an lê dân”. (Trên báo đền nợ nước, dưới làm cho dân
yên ổn).


4

II. Đối tượng nghiên cứu
“Tam quốc diễn nghĩa “ có tên gọi đầy đủ là “Tam quốc chí thơng tục diễn
nghĩa”, là bộ tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc, dài bảy mươi lăm vạn
chữ và có hơn bốn trăm nhân vật. Ở đề tài tiểu luận này, chúng tơi chỉ đi sâu tìm
hiểu nhân vật Lưu Bị trong tác phẩm- nhân vật lý tưởng đại diện cho quan niệm
về chữ “Nhân” của nho gia phong kiến. Nghiên cứu thông qua cuộc đời, hành
động, việc làm của nhân vật, qua đó thấy được đức nhân từ của nhân vật cũng
như những thành công và hạn chế của tác giả trong việc xây dựng nhân vật.
III.Lịch sử vấn đề
“Tam quốc diễn nghĩa” là một bộ tiểu thuyết nổi tiếng nên tất nhiên việc
nghiên cứu tác phẩm này diễn ra hết sức sơi nổi trên nhiều bình diện khác nhau.
Mặc dù nhìn nhận và đánh giá tác phẩm ở bình diện nào thì các nhà nghiên cứu
cũng tìm thấy những giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc của tác phẩm.
“Tam quốc diễn nghĩa” được dịch sang Tiếng Việt từ rất sớm vào những

năm đầu thế kỷ XX và trở thành một tác phẩm được mọi tầng lớp người Việt say
mê và u mến. Chính vì mức độ phổ biến và tầm ảnh hưởng lớn lao của tác
phẩm này mà “Tam quốc diễn nghĩa” đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học
quan tâm với nhiều cách hiểu và đánh giá khác nhau. Hầu hết những nghiên cứu
này phần nhiều đều dùng một dung lượng khá lớn để khẳng định cái đẹp, cái anh
hùng của các nhân vật chính trong tác phẩm.Ngồi ra, để việc nghiên cứu có tính
khách quan, các nhà nghiên cứu cũng đào sâu phân tích những thành công cũng
như hạn chế của các nhân vật trong tác phẩm.
Tác giả Lương Duy Thứ trong cuốn”Để hiểu tám bộ tiểu thuyết cổ điển
Trung Quốc” tập hai, cũng đã đề cập đến ước mơ, nguyện vọng của nhân dân
thời Tam quốc thơng qua nhiều hình tượng nhân vật lý tưởng trong đó có nhân
vật Lưu Bị.
Giáo sư trần Xuân Đề trong cuốn “ Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc” –
NXB GD, 1998, trong phần II ” Những bộ tiểu thuyết hay” cũng đã giành dung


5
lượng khá lớn để nói về nhân vật “tuyệt Nhân” Lưu Bị và giành cho nhân vật
này những lời ca ngợi hết sức tốt đẹp.
Trên đây là một số tài liệu liên quan đến vấn đề mà bài tiểu luận này tìm
hiểu song cịn dừng lại ở mức độ sơ lược và cịn nhiều thiếu sót. Chúng tơi mong
sẽ được đóng góp ý kiến để bài tiểu luận này thêm đầu đủ và chính xác hơn.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu nhân vật Lưu Bị trong tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”,
chúng tôi đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp phân tích, cụ thể là phân tích nhân vật Lưu Bị trên bình
diện tiểu sử - cuộc đời, tính cách và lý tưởng sống.
- Phương pháp so sánh,cụ thể là so sánh Lưu Bị với Tào Tháo
- Phương pháp lịch sử: Đặt tác phẩm trong hoàn cảnh lịch sử của nó.
V. Cấu trúc tiểu luận

1. Phần mở đầu.
- Lý do chọn đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu
- Lịch sử vấn đề
- Phương pháp nghiên cứu
- Cấu trúc tiểu luận
2. Phần nội dung
Chương I: Tiểu sử và cuộc đời nhân vật Lưu Bị
Chương II: Lưu Bị- con người “tuyệt Nhân” trong tác phẩm “Tam quốc
diễn nghĩa” của La Quán Trung.
Kết luận.
Chú thích.
Tài liệu tham khảo.
Mục lục.


6

Nội Dung
I Tiểu sử-Cuộc đời-tính cách nhân vật Lưu Bị
1 Tiểu sử:
Lưu Bị (161 – 223) là một vị tướng, nhà quân phiệt, trở thành hoàng đế
khai quốc và xây dựng Thục Hán thời Tam Quốc.Lưu Bị tự là Huyền Đức,
người huyện Trác (nay là huyện Trác, tỉnh Hà Bắc). Ông là con Lưu Hoằng,
cháu Lưu Hùng, con cháu đời sau của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, con
Hán Cảnh Đế Lưu Khải. Đến đời Lưu Bị, nghiệp nhà sa sút, đành dựa vào nghề
đan giày, bện chiếu mà sống. Ơng đọc sách mà khơng chịu dụng cơng, lại thích
chơi chó cưỡi ngựa, thích nghe âm nhạc, nghiên cứu cách ăn mặc. Ơng thích kết
giao với người hào kiệt, cùng Quan Vũ, Trương Phi đối xử với nhau rất tốt. Ông
nhờ tham gia trấn áp khởi nghĩa quân Khăn vàng mà nổi lên, từng theo Công

Tôn Toản tham gia quân Quan Đông đánh Đổng Trác.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung tả Lưu Bị là:” Một vị anh
hùng không thích đọc sách mấy,tính ơn hịa, ít nói, mừng giận khơng lộ ra sắc
mặt, nhưng lại có chí lớn, chỉ thích kết giao với các tay hào kiệt trong thiên hạ.
Người này mình cao bảy thước rưỡi, hai tai chảy xuống gần vai, mắt trông thấy
được tai, hai tay buông khỏi đầu gối, mặt đẹp như ngọc, môi đỏ như thoa son”
2. Cuộc đời:
Không thước đất cắm dùi
Lưu Bị trong thời gian trước khi gặp Khổng Minh thì phải đi nương nhờ
nhiều người. Đầu tiên Lưu Bị mượn quân của Công Tôn Toản đến Từ Châu giúp
Đào Khiêm chống lại Tào Tháo, Đào Khiêm mến tài, đức của Lưu Bị nên có ý
nhượng Từ Châu cho Lưu Bị nhưng Lưu Bị không nhận và ra trấn giữ Tiểu Bái.
Đào Khiêm bệnh mất, trước khi mất đã cầu xin Lưu Bị nhận Từ Châu. Lưu Bị
bất đắc dĩ phải nhận. Sau đó Lữ Bố thua trận đến nương nhờ Lưu Bị, Lưu Bị
muốn nhường Từ Châu cho Lữ Bố. Lữ Bố toan nhận nhưng thấy Quan Cơng,
Trương Phi khơng hài lịng nên chối từ. Sau đó, nhân lúc Lưu Bị đánh Viên


7
Thuật, giao Từ Châu lại cho Trương Phi, Lữ Bố đánh úp Từ Châu khiến Lưu Bị
phải đến nương nhờ Tào Tháo, nhờ Tào Tháo giúp đánh lại Lữ Bố.
Tào Tháo đánh bại Lữ Bố ở thành Hạ Bì, thắt cổ Lữ Bố ở lầu Bạch Môn
rồi dẫn Lưu Bị về triều đình ra mắt Hán Hiến Đế. Hán Hiến Đế xem trong gia
phả rồi nhận Lưu Bị làm chú, từ đó Lưu Bị cịn được gọi là Lưu Hồng thúc.
Hán Hiến Đế bị Tào Tháo ức hiếp nên viết tờ “Y đái chiếu” cho Đổng Thừa nhờ
Đổng Thừa diệt Tào Tháo. Đổng Thừa liên kết với Lưu Bị và Mã Đằng. Lưu Bị
sau đó xin Tào Tháo đi diệt Viên Thuật rồi trốn khỏi Tào Tháo. Tào Tháo đem
quân đánh Lưu Bị, ba anh em Lưu, Quan, Trương thất tán mỗi người một nơi.
Lưu Bị đến nương nhờ Viên Thiệu, sau Quan Vũ chém chết 2 tướng của Viên
Thiệu là Nhan Lương, Văn Xú nên Lưu Bị suýt bị Viên Thiệu chém đầu. Sau đó

ba anh em đồn tụ, Lưu Bị đến nương nhờ Lưu Biểu sau đó Lưu Bị đồn trú ở
Tân Dã, chiêu nạp hiền tài nghĩa sĩ, đi khắp nơi cầu hiền.
Gặp thời
Năm ông 47 tuổi, nghe lời Từ Thứ nói ở Long Trung (nay là Tương
Dương, Hồ Bắc) có người có tài trị nước tên là Gia Cát Lượng, ông liền lặn lội
đường dài, ba lần tìm đến thăm. Gia Cát Lượng vì cảm động vì lịng chân thành
nên ra khỏi lều tranh, giúp ơng trị nước.
Năm 207, Gia Cát Lượng cùng Lưu Bị bàn về tình hình thiên hạ, kiến
nghị Lưu Bị liên kết với Tơn Quyền lấy Kinh Châu, Ích Châu, và chống họ Tào.
Từ đó Lưu Bị coi cuộc đối thoại đó là tư tưởng chiến lược thống nhất thiên hạ.
Năm 208, Tào Tháo dẫn đại quân từ Giang Lăng dọc Trường Giang tiến
thẳng xuống Hạ Khẩu, Lưu Bị lập tức phái Gia Cát Lượng sang Giang Đông liên
hiệp với Tôn Quyền. Chu Du dùng hoả công đại phá quân Tháo ở Xích Bích,
hình thành cái thế chân vạc.

Lên ngơi Hán Trung Vương


8
Năm 214, Lưu Bị giả vờ đến giúp đỡ Lưu Chương, là người cùng họ,
nhưng đánh lén, chiếm lấy đất Thục. Từ đó ơng có cả đất Kinh Châu và Ba
Thục, trở thành một quyền lực lớn ở phía Tây, nhưng quân sư là Bàng Thống
chết trong cuộc chiến.
Năm 219, quân Lưu Bị chiếm được Hán Trung, giết được Hạ Hầu Uyên,
và tự xưng là Hán Trung Vương. Ông phong Ngũ Hổ Tướng gồm có: Quan Vũ,
Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung. Ngụy Diên được cho trấn thủ
Hán Trung.
Năm 220, sau khi Tào Phi xưng đế (Ngụy Văn Đế), Lưu Bị tự lập làm
hoàng đế, lấy quốc hiệu là Hán để kế tục nhà Hán (sử gọi là Thục Hán), đóng đơ
ở Thành Đơ.

Kết cục
Liên minh Thục - Ngơ có lẽ sẽ kéo dài và Thục sẽ không mất nếu như
không xảy ra biến cố Tôn Quyền sai đại tướng Lã Mông đánh úp lấy Kinh Châu,
chém Quan Vũ, khiến Lưu Bị nổi giận mang quân báo thù làm cho quan hệ liên
hiệp giữa Tôn Quyền và Lưu Bị tan vỡ, chiến tranh Ngô-Thục nổ ra. Năm 221,
Lưu Bị lấy danh nghĩa trả thù cho Quan Vũ, cất đại quân đánh Ngô, Tôn Quyền
rất lo ngại nên sai Lục Tốn đứng ra chỉ huy. Trong trận Di Lăng, bị Lục Tốn
đánh cho thua to. Năm sau, bị bệnh mất ở thành Bạch Đế (nay là huyện Phụng
Tiết, Tứ Xun, hưởng thọ 62 tuổi. Ơng được truy tơn là Hán Chiêu Liệt
Hoàng đế. Con trưởng là Lưu Thiện lên kế vị, tức là Hán Hậu Chủ.
3 Tính cách
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa Lưu Bị được ca ngợi như người “Thương
dân, lấy dân làm gốc”, và hay lấy đức để thu phục người khác. Tuy nhiên rõ ràng
Lưu Bị là người có tham vọng rất lớn, và là một lãnh đạo biết nắm bắt cơ hội.
Ông cùng Lã Bố ở Từ Châu, Lã Bố từng cứu mạng ông, nhưng Lưu Bị lại
khuyên Tào Tháo giết Lã Bố, trừ đi mối họa sau này. Sau đó ơng phản Tào Tháo
để chạy theo Viên Thiệu, sau đó rời bỏ Viên Thiệu để nương nhờ Lưu Biểu. Sau


9
trận Xích Bích, ơng chớp thời cơ chiếm lấy Kinh Châu trước qn Ngơ, lập Lưu
Kỳ làm bù nhìn.
Và sự nhanh nhạy của Lưu Bị cũng bộc lộ phần nào trong các mẩu chuyện
như “Mượn sấm để lừa Tào Tháo”, “Quẳng con mua lòng tướng”.
Lưu Bị là một nhà lãnh đạo có sức hút và rất giỏi thu phục lịng người.
Ơng có trong tay khá nhiều nhân tài, những người này đều trung thành theo ông
tới chết (không như nhà Ngụy diễn ra nhiều cuộc phản loạn, tiêu biểu là cha con
Tư Mã Ý giết vua Ngụy tiếm ngôi).
Tài câm quân của Lưu Bị, tuy không bằng Tào Tháo, nhưng cũng không
phải thấp. Khi Kinh Châu bị Tào Tháo vây, Lưu Bị có bốn nghìn qn, chiêu

hàng được vài ngàn nạn dân Ơ Hồn, rồi lại được Đào Khiêm cấp bốn nghìn
qn nữa, có hơn một vạn người mà đã phá được vòng vây, cùng Đào Khiêm thế
thủ ở Đan Dương.
Khi về với Tào Tháo, Lưu Bị mang một nghìn quân đi chặn đánh hàng
vạn quân Viên Thuật. Thuật bị thua trận phải quay trở lại và kiệt sức ốm chết.
Cùng lúc, Lưu Bị mang một nghìn quân đuổi được Thuật bèn chính thức ly khai
khỏi Tào Tháo, mang quân chiếm lại Từ Châu, giết chết Xa Trụ.
Có ý kiến cho rằng Tào Tháo bỏ cơ hội đánh Tây Xuyên vì ơng khơng
đánh giá cao tài năng qn sự của Lưu Bị và trở về để lo dọn đường cho việc
xưng vương. Đầu năm 219, Lưu Bị qua sông Miện Thuỷ, dựa vào sườn núi Định
Quân đóng quân. Hạ Hầu Un khơng biết là kế, mang tồn qn đến vây đánh,
bị phục binh của tướng Hoàng Trung từ trên núi đổ xuống đánh ngang sườn.
Uyên và Thứ sử Ích châu là Triệu Ngung cùng tử trận. Lưu Bị chiếm được Hán
Trung.
Ngụy vương Tào Tháo được tin, đích thân mang đại quân từ Tràng An qua
hang Tà Cốc vào Xuyên để quyết chiến. Lưu Bị giữ thế phịng thủ khơng ra giao
chiến. Qua hơn một tháng khiêu chiến không đánh được trận nào, quân Tào mệt
mỏi. Lưu Bị lại sai người lọt vào hàng ngũ quân Tào làm nội ứng, phao tin đồn
khiến quân Tào chán nản phải rút lui. Tào Tháo lúc đó tuổi đã cao, sức lực


10
khơng cịn tráng kiện; ơng liệu thế khơng thể thắng được Lưu Bị, đành hạ lệnh
lui quân. Trước khi rút lui, ơng nói với các tướng: Ta vốn khơng tin là Lưu Bị có
tài cán tới như thế. Nhưng bên cạnh y hiện đã có người tài (chỉ Pháp Chính)
Với tài thu phục nhân tâm, Lưu Bị thu nạp được rất nhiều người tài. Thuở
lập nghiệp, ông dù tay trắng nhưng hai mãnh tướng Quan Vũ, Trương Phi vẫn
bất chấp khó khăn mà phụng sự ơng. Sau này, ơng có một qn sư giỏi là Từ
Thứ, nhưng sau đó, vì bị Tào Tháo mang tính mạng của mẹ mình ra doạ nên Từ
Thứ phải bái biệt Lưu Bị, đi sang với Tào Tháo. Nhưng trước khi đi, Từ Thứ có

nói với Lưu Bị rằng
Dù Thứ này đi sang với tên hoạn quan Tào Tháo nhưng cả đời, Thứ thề
không cống hiến cho hắn bất kì 1 kế nào.
Và Từ Thứ còn tiến cử Gia Cát Lượng – một con người cực kì tài giỏi làm
quân sư cho Lưu Bị. Lưu Bị đã tới tìm Gia Cát Lượng, mời về làm qn sư cho
mình. Sau đó, Lưu Bị có thêm 1 đại quân sư nữa là Bàng Thống – một người
ngang tài với Gia Cát Lượng.

4 Gia đình


Vợ:

o

Cam phu nhân

o

My phu nhân

o

Tơn phu nhân

o

Ngơ hồng hậu




Con:

o

Lưu Thiện

o

Lưu Vĩnh

o

Lưu Lý

II. Đức nhân nghĩa của nhân vật Lưu Bị được thể
hiện trong tác phẩm
1. Lưu Bị con người tuyệt nhân


11
Kế thừa xu hướng “ủng Lưu phản Tào” của các truyền thuyết trước đó,với
sự chi phối của tư tưởng chính thống của bản thân La Quán Trung đã xây dựng
nhân vật Lưu Bị thành một nhân vật lí tưởng. Nét tính cách ở nhân vật này đó là
tấm lịng nhân đức,thương dân thương lính
Từ những dịng đầu, tác giả đã miêu tả Lưu Bị là người có dáng dấp của
người anh hùng hứa hẹn làm nên việc lớn. Khi mới xuất hiện trên vũ đài chính
trị, chưa có cơng cán gì nhưng đã được Tào Tháo( sau này là kẻ đối địch) quả
quyết: “Anh hùng trong thiên hạ chỉ có sứ quân (Lưu Bị) và tháo mà thôi”(Hồi
21). Đặc biệt, trong “Tam quốc” tác giả đã đề cao Lưu Bị, xây dựng ông thành

một ông vua anh minh, nhân từ, một ơng vua chân chính ln lấy chữ “nhân”
làm gốc. Nhân vật ấy thể hiện ước mơ,lý tưởng của thời đại, của tác giả, của
nhân dân.
Theo quan niệm của Khổng Tử “nhân là lòng yêu người” (nhân giả ái
nhân), nhân là coi mọi người như nhau và đông thời làm cho người khác cái mà
mình muốn và khơng làm cho người khác cái mà mình khơng muốn
Tấm lịng nhân nghĩa của Lưu Bị được thể hiện rõ qua phương châm
sông, quan niệm sống của ông: “thượng báo quốc gia, hạ an lê thứ” (Trên báo
đền nợ nước, dưới làm cho dân yên).Lưu Bị luôn hành đọng theo chữ “Nhân”,
ông luôn láy chữ “Nhân” làm gốc: “Cử đại sứ giả tất dĩ nhân vi bản” (Người làm
việc lớn phải lấy chữ nhân làm gốc).
Lòng nhân từ đức độ của Lưu Bị được thể hiện qua sự đối chiếu, so sánh
chí hướng và quan niệm đối nhân xử thế của hai vị đầu lĩnh của hai tập đồn
Thục- Ngụy.
Tháo dĩ cấp
Ngơ dĩ khoan
Tháo dĩ bạo
Ngô dĩ nhân
Tháo dĩ quyệt
Ngô dĩ trung.


12
(Tháo nhanh, ta thong thả, Tháo dùng bạo lực, ta dùng nhân nghĩa, Tháo
dùng âm mưu xảo trá, ta lấy lòng trung thành đối đãi). Nếu quan niệm sống của
Tào Tháo là: “ ta thà phụ người chứ không để người phụ ta” thì quan niệm sống
của Lưu bị lại hồn tồn đối lập: “Ta thà chết chứ khơng làm điều phụ nghĩa”.
Lưu Bị luôn hành động theo chữ “Nhân”, vì lịng thương u con người
,ln hành động vì mọi người, khơng có ý hại ai bao giờ. Vì thế mà khi Đan
Phúc cho biết con ngựa Đích Lư mà Lưu Bị đang cưỡi tuy là thiên lý mã nhưng

hay hại chủ, khơng nên cưỡi.Đan phúc nói, ơng ta có phép giải được tật ấy.
“Huyền Đức hỏi phép gì, Đan Phúc nói:
-Ngài hãy đem con ngựa này tăng cho người nào mà ngài vẫn thù ghét,
đợi khi nó hại người ấy rồi, ngãi sẽ cưỡi tất khơng việc gì nữa.
Huyền Đức biến ngay sắc mặt nói:
- Ơng mới đến đây chưa dậy ta điều gì chính đạo, đã vội khun ta ngay
một việc ích kỉ hại nhân, Bị đây khơng thẻ nào theo được”(hồi 35).
Mặc dù biết con ngựa mình cưỡi sẽ có ngày hại mình nhưng Lưu Bị nhất
quyết khơng làm theo lời khun của Đan Phúc, vì theo ơng đó là một việc làm
“ích kỷ hại nhân”, việc làm ấy hoàn toàn phù hợp với quan niệm sống của ông:
“thà chết chứ không làm điều phụ nghĩa”.
Quan niệm sống lấy chữ “nhân” làm gốc của Lưu Bị được thể hiện rõ
trong mối quan hệ giữa các thành viên trong tập đoàn và trong quan hệ với quần
chúng nhân dân.

2. Đức “nhân” thể hiện trong ứng xử với những người trong
tập đoàn
Năm hai mươi tuổi ,Lưu Bị kết giao với Quan Công và Trương Phi,sự
nghiệp của ông bắt đầu từ đó.Với lịng nhân từ,rộng lượng thương dân,thương
lính Lưu Bị đã từ hai bàn tay trắng làm đến Hán Trung Vương,lên ngơi hồng


13
đế,chia ba thiên hạ.Nhân tố chủ yếu để Lưu Bị đạt được thắng lợi chính là “nhân
hịa”
Chính sách của Lưu Bị là ln thực hiện” nhân hịa”, tức là lấy chữ nhân
làm gốc. Chính sách nhân ái ,bình đẳng của Lưu Bị trước hết được thể hiện với
những người trong cùng tập đồn Lưu Thục. Lưu Bị là người ln khao khát
chiêu hiền đãi sĩ và nhờ vào lòng nhân nghĩa của ơng mà các tướng như Hồng
Trung, Triệu Tử Long đã tự nguyện đến với tập đoàn Lưu Thục. Cũng vì cảm

phục lịng thành của Lưu Bị mà Từ Thứ tiến cử bậc kì sĩ ở núi Long Trung là
Gia Cát Lượng.Với những ân nghĩa của Lưu Bị, Từ Thứ dù ở bên Tào Tháo vẫn
thề trọn đời không hiến một mưu mẹo nào cho y cả.Bàng Thống thì bỏ mình tại
gị Lạc Dương cũng vì chịu ơn sâu của Lưu Bị.
Là một người đứng đầu tập đoàn nhưng Lưu Bị đã khơng quản khó khăn
,ba lần đích thân tới tận lều tranh mời Khổng Minh ,dù cho Quan Công và
Trương Phi hết lời can ngăn .Hai lần đầu tới lều tranh ,Lưu Bị đều không gặp
Khổng Minh ,lần thứ ba Khổng Minh có nhà nhưng đang ngủ .Lưu Bị đã rất
kiên nhẫn ,chắp tay đứng chờ dưới thềm, đợi Khổng Minh tỉnh dậy.
“Huyền Đức lạy thụp xuống đất nói rằng:
- Tơi là kẻ ngu hèn ,dịng dõi nhà Hán,quê ở quận Trác lâu nay đươc nghe
tiếng lớn của tiên sinh ,như sấm bên tai ,đã hai lần tới hầu ,đều chưa gặp”(hồi
38).
Lúc đầu Khổng Minh từ chối lời mời của Lưu Bị ,nhưng trước lòng chân
thành, kiên nhẫn của Lưu Bị, Khổng Minh xin Lưu Bị cho biết chí hướng của
ơng và hai người đã đàm luận với nhau. Sau cuộc đàm luận ấy, Lưu Bị càng tha
thiết mời Khổng Minh rời khỏ lều tranh ra giúp mình.
“Huyền Đức vái mời Khổng Minh và nói:
Bị tuy danh hèn đức kém, cũng xin tiên sinh chớ bỏ rơi kẻ ngu hèn này,
xuống núi giúp đỡ, Bị xin chắp tay cúi đầu nghe lời dạy bảo
…..…


14
- Huyền Đức khóc nói, tiên sinh khồng xuống núi giúp cho thì trăm họ sẽ
ra sao?
Nói xong hai hàng nước mắt lã chã rơi thấm cả vạt áo” (hồi 38).
Trước tấm lòng chân thành, kiên nhẫn của Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã
không nỡ từ chối, đồng ý theo Lưu Bị, nguyện đem hết tài năng ra phò tá.
Khi mời được Khổng Minh, Lưu Bị đãi vào bậc thầy, ăn cùng mâm ngủ

cùng giường, đêm nằm bàn chuyện thiên hạ. Quan hệ giữa họ rất binh đẳng và
thân ái. Đó khơng phải là thứ quan hệ vua – tơi mà là quan hệ anh em, bè bạn.
Lưu Bị là dong dõi tơn thất nhưng vì hạnh phúc ,an nguy của bách tính mà
sẵn sàng hạ mình cầu xin Khổng Minh,có thể nói vì nhân dân Lưu bị đã dám
vượt qua cả cái “tôi” của kẻ sĩ xưa.
Quan hệ giữa Lưu Bị và các thành viên trong tập đoàn rất bình đẳng họ
xem nhau như bạn bè, anh em ruột thịt, đặc biệt là mối quan hệ giữa Lưu Bị với
Quan Công và Trương Phi.
Từ ngày kết giao với Quan Công và Trương Phi, Lưu Bị coi họ như là anh
em ruột thịt thề cùng nhau sống chết. Vì vậy, khi Trương Phi bỏ mất Từ Châu, bị
Quan Công mắng, định rút gươm tự vẫn. Lưu Bị trông thấy liền bước vội vàng
giật lấy gươm, vứt xuống đất nói rằng:
“Ba anh em ta kết nghĩa với nhau ở vườn đào, đã thề cùng sống chết với
nhau. Nay dù mất thành trì, vợ con nữa, sao nỡ em nửa đường chết đi cho
đành…
Lưu Bị nói xong rỏ nước mắt khóc, Quan, Trương cũng khóc cả” (Hồi 15)
Lưu Bị suốt đời trung thành với lời kết nghĩa vườn đào khơng vì làm vua
mà qn tình nghĩa anh em. Ơng ln coi tình cảm anh em hơn giang sơn xã tắc,
sẵn sàng từ bỏ tất cả vì tình anh em.Vì vậy, khi Quan Cơng thất trận, Huyền Đức
nói:
“…Ta với Vân Trường ,thề cùng sống thác,nếu hắn có điều gì,thì ta cũng
khơng thể sống một mình
……


15
Huyền Đức khóc nói:
Vân Trường mà có điều gì,thì Cơ không sao sống được!ngày mai,Cô phải
than cầm quân ra cứu mới xong!
…Trời chưa sáng đã có ln hai ba tin đến báo Quan Công đương đêm

chạy ra đường Lâm Thư,bị tướng Ngô bắt được,không chịu hàng,cả hai cha con
về thần rồi!
Huyền Đức nghe xong rú lên một tiếng,ngã lăn xuống đất,ngất đi khơng
biết gì nữa”(hồi 77).
Sau cái chết của người em kết nghĩa,Lưu Bị đã khơng ăn uống gì trong ba
hơm,chỉ khóc sướt mướt,thề rằng khơng trả thù được cho Quan Cơng thì giang
sơn vạn dặm cũng khơng cần.
Lưu Bị ln lấy tấm lịng nhân ái để đối xử với mọi thành viên trong tập
đoàn và cả đối với người ngồi tập đồn,ơng cũng ln lấy lịng nhân từ để thu
phục họ.Nhờ vào lòng nhân nghĩa cao cả mà Lưu Bị được Lưu Biểu nhường
Kinh Châu,Trương Tùng dâng Ích Châu.Tác giả đã dồn bao tâm huyết xây dựng
Lưu Bị thành một ông vua nhân từ,độ lượng,một ông vua luôn lấy lòng nhân ái
đối xử với mọi người.Quan hệ giữa Lưu Bị và các thành viên trong tập đồn
ln bình đẳng,thân ái,họ coi nhau như anh em,bè bạn.Quan hệ ấy chính là ước
mơ,nguyện vọng của nhân dân về một chế độ bình đẳng,thân ái, “người với
người sống để yêu nhau”

3. Đức “nhân”thể hiện trong ứng xử với quần chúng nhân
dân
Đường lối chính trị của Lưu Bị là lấy chữ “nhân” làm gốc,tức là thu
phục lòng người bằng nhân đức.Mọi hành động của ông đều thực hiện theo
phương châm:”Dĩ nhân vi bản”(lấy dân làm gốc). Ông thương yêu dân và được
nhân dân ủng hộ. Vì vậy mà “viễn đắc nhân tâm, cận đắc dân vọng” (xa thì được
lịng người,gần được người ta trơng ngóng).
Lưu Bị làm quan nhưng khơng phạm chút gì của dân,ln làm mọi việc vì
dân. Mọi hành động của ông đều xuất phát từ dân và đích cuối cùng là phục vụ


16
dân. Vì vậy mà khi làm tri huyện ở Tân Dã chưa được bao lâu, dân trã truyền

câu ca tụng:
“Tân dã mục
Lưu hoàng thúc
Từ khi đến
Dân sung túc”(hồi 35)
Nhân đức của Lưu Bị bị lan truyên đi mọi nơi,trong lòng mọi người
dân,đến dứa bé chăn trâu nơi rừng xa cũng biết tiếng Lưu Bị là anh hùng thời
nay.Lưu Bị luôn lấy dân làm đầu,dù gặp khó khăn ơng cũng khơng bỏ rơi dân
chúng.Khi quân Tào kéo vào Phàn Thành,Khổng Minh nói phải cấp tốc bỏ Phàn
Thành đến Tương Dương tạm trú.Huyền Đức nghĩ ngay tới dân chúng:
“Thế còn trăm họ đi theo đã lâu,sao nỡ bỏ?
Khổng Minh lại bảo:
Nên sai người thông báo cho nhân dân biết là ai muốn đi thì đi,ai khơng
muốn đi thì ở lại

Dân hai huyện đồng thanh lên rằng:
Dù chết chúng tơi cũng vui lịng theo sứ quân
Liền đó,trăm họ khóc lóc ra đi.Già trẻ dắt díu,trai gái bế bồng,lũ lượt sang
đị,hai bờ sơng tiếng khóc như ri.Huyền Đức ở trên thuyền trơng thấy rất cảm
động nói:
Chỉ vì một mình ta,mà để cho trăm họ gặp tai nạn lớn,ta sống làm chi!Nói
rồi,định đâm đầu xuống sông.Tả Hữu vội vàng ngăn lại.Nghe thấy thế ai cũng
đau lịng xót ruột”(hồi 41)
Lịng nhân đức của Lưu Bị làm cho mọi người vơ cùng cảm động.Dù
gặp khó khăn,dù trong tình huống rất khẩn trương thì ơng cũng khơng bao giờ
bỏ dân chúng.Những hành động của ơng đều vì dân.Ơng cịn dặn các tướng
khơng được làm cho dân sợ hãi.Khi các tướng khuyên nên bỏ dân ở lại mà đi
trước,Huyền Đức khóc rằng:



17
“Ta mưu việc lớn,chẳng qua cũng lấy dân làm gốc.Nay người ta theo
mình sao nỡ bỏ. Trăm họ nghe nói ai cũng cảm động,đời sau có thơ khen rằng:
Gặp loạn tỏ lịng thương bách tính
Lên thuyền gạt lệ cảm ba quân
Đến nay thăm hỏi Trương Giang Khẩu
Phụ lão còn truyền nhớ sứ qn”(hồi 41)
Với lịng nhân đức của mình Lưu Bị đi đâu cũng được nhân dân cảm
phục. Khi vào Tây Thục, Lưu Bị giết trâu mổ bò khao quân sĩ , mở kho phát
chẩn cho nhân dân, quân dân ai nấy đều vui vẻ.Ơng cịn nghe lời của Triệu Vân
lấy ruộng đất tốt ở thành đô trả cho dân để họ an cư lạc nghiệp .Mọi việc của
ông đều quán triệt theo phương châm”dĩ nhân vi bản”.
Thông qua quan hệ nội bộ trong tập đoàn và đường lối trị nước,trị dân của
tập đoàn Lưu Thục ,chúng ta hiểu rõ phẩm chất cá nhân của Lưu Bị :một người
nhân từ ,độ lượng.người đọc thích Lưu Bị bởi nhân cách và đạo đức của
ơng,một người ln hành động hết lịng,hết sức để bảo vệ cho thiên hạ .dưới
ngòi bút của La Quán Trung,Lưu Bị trở thành hình ảnh tượng trưng cho giang
sơn xã tắc.
Nhờ vào lòng nhân từ,đức độ mà Lưu Bị từ một anh dệt chiếu đã dành
được thiên hạ .Là một minh chúa luôn lấy dân làm gốc,lấy nghĩa tình làm
trọng ,khao khát thu phục hiền tài để khơi phục sự nghiệp nhà Hán. Mọi hành
động của ông đều nhằm mục đích bảo vệ bách tính.Vì vậy,ơng được nhân dân
hết lịng ca tụng. Tác giả đã đặt ơng trong thế đối lập với Tào Tháo - một tên
phản tặc, tâm địa xấu xa,điều đó cầng làm bật nổi chất nhân nghĩa của con người
Lưu Bị-một đấng minh quân.
Có thể thấy rằng Lưu Bị tuy thuộc dịng dõi tơn thất, nhưng xuất thân là
kẻ dệt cói, đóng giày, khơng đất dung thân, lúc dưới trướng Tào Tháo, khi
nương nhờ Viên Thiệu, Lưu Biểu... vậy mà cuối cùng đã chia ba thiên hạ, xưng
vương xưng đế .Có được điều ấy chinh là nhờ vào hai chữ “Nhân Hòa”. Ba lần
đến lều cỏ, Lưu Bị mới gặp được Khổng Minh và trong buổi hội kiến đầu tiên



18
ấy, Khổng Minh đã nói với Huyền Đức rằng:“ Tào Tháo ở phía Bắc có Thiên
Thời, Tơn Quyền ở phía Đơng có Địa Lợi, chúa cơng ở giữa nên lấy Nhân Hịa.”
Khổng Minh nói như thế quả thật đã hiểu đến tận gan ruột của Lưu Bị.
Trong đoạn trường gây dựng sự nghiệp, có thể có nhiều điều Lưu Bị phải
nhờ Khổng Minh chỉ cho. Song,đức “nhân nghĩa” và hai chữ “Nhân Hịa” thì
Lưu Bị khơng phải đợi đến Khổng Minh, mà điều đó đã là máu thịt của Lưu Bị
rồi. Có thể nói Lưu Bị là hiện than của đức Nhân Hịa, phi Nhân Hịa bất thành
Lưu Bị. Vì thế, khi nghe Khổng Minh nói: "Chúa cơng ở giữa nên lấy Nhân
Hịa", Lưu Bị đã thấy ngay mình gặp được Khổng Minh như cá gặp nước.
Huyền Đức không những Nhân Hòa với hai em Quan, Trương, với ba
quân thuộc hạ, mà còn Nhân Hòa được cả với Tào Tháo, Tơn Quyền.
Dù ni chí bao trùm vũ trụ, nuốt cả trời đất, nhưng khi ở dưới trướng
Tào Tháo thì ngày ngày cuốc đất trồng rau, khi Tháo hỏi đến anh hùng trong
thiên hạ thì kể đến Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Sách, Lưu Chương,
Trương Tú, Trương Lỗ, Hàn Toại mà tự giấu mình, ấy là vì có chữ “khiêm”trong
đức Nhân Hòa mà Lưu Bị lừa được Tào Tháo. Khi sang làm rể ở Đông Ngô,
Lưu Bị nhờ hết mực tơn kính Quốc Lão, Quốc Thái, mà vừa được vợ lại vừa an
thân, ấy là vì biết giữ chữ “lễ”trong đức Nhân Hịa mà Lưu Bị qua được Tơn
Quyền.
Bởi có Nhân Hịa mà Lưu Bị có được dưới trướng những người hiền tài
nhất trong thiên hạ như Khổng Minh, Vân Trường, Trương Phi, Triệu Vân,
Hoàng Trung, Khương Duy...
Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa, ấy là ba yếu tố quyết định mọi thành bại
ở đời. Song, con người không tạo ra được thiên thời, cũng không làm nên địa lợi
mà chỉ gây dựng được Nhân Hịa.
Tào Tháo có thiên thời, Tơn Quyền có địa lợi, ấy là hai thứ có sẵn, trời đất
ban cho. Cịn Lưu Bị muốn có nhân hịa thì tự mình phải làm lấy, phải bền bỉ

phấn đấu mới có. .Nhân Hồ chính là lịng nhân nghĩa,thái độ yêu thương con


19
người,biết giữ chữ “khiêm” với người đối diện,giữ chữ “lễ” với người trên,chữ
“nhường” với kẻ dưới…đức nhân hồ chính là phép thu phục nhân tâm.
Tào Tháo sống theo triết lý "thà ta phụ người chứ khơng để người phụ ta"
thì làm sao có Nhân Hịa? Tơn Quyền vì ngai vàng của mình mà chịu nhục hàng
Tào, nhận cửu tích, bá chủ đất Giang Đông mà để mẹ phải sầu muộn, em gái tự
sát, người như thế cũng khơng thể có Nhân Hịa. Phải là người khóc rỏ máu mắt
với dân chúng ở Phàn Thành, thà chịu khốn khó chứ nhất định không lấy đất
Kinh Châu của đứa cháu họ, biết ba phen quỳ trước lều cỏ, biết đồng cam cộng
khổ với ba quân như Lưu Bị mới có được Nhân Hòa. Và, nhờ Nhân Hòa mà
Triệu Vân hai bận quên chết cứu ấu chúa, lão tướng Hoàng Trung quên tuổi tác
ba phen địi lên ngựa cầm gươm. Nhờ có Nhân Hòa mà Lưu Bị làm nên nghiệp
đế. "Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hòa" (Thuận cơ trời không
bằng địa lợi, được địa lợi không bằng được lịng người),Mạnh Tử nói vậy quả
khơng sai.
Dẫu biết có Nhân Hịa có thể làm nên nghiệp lớn, nhưng để có Nhân Hịa
thật khơng dễ. Hiền mà ngu thì người khinh, tài mà ác thì người ghét. Chỉ bậc
đại nhân, đại trí như Lưu Bị mới có đức nhân nghĩa, Nhân Hịa mà khiến bách
tính mang ơn,kẻ thù khiếp sợ.

4. Thành công- hạn chế của của La Quán Trung trong việc
xây dựng nhân vật Lưu Bị trong Tam Quốc Diễn Nghĩa
Thành công
Thành công của La Quán Trung trong việc xây dựng hình tượng người
anh hùng Lưu Bị được thể hiện ở chỗ thông qua nhân vật tác giả đã gửi gắm
được những tâm tư,tình cảm,mong ước...của mình và của người dân đương thời



20
về một đất nước yên ổn, một quốc gia thống nhất, một triều đình biết thực hiện
“nhân chính”, một ơng vua thương dân, một xã hội bình đẳng, thân ái,đồn kết
tương trợ lẫn nhau chống lại chế độ đẳng cấp tàn bạo và lối sống ích kỉ, cá nhân
chỉ biết mình trong xã hội cũ… La Quán Trung đã hun đúc biết bao nhiêu tâm
huyết để xây dựng lên nhân vật Lưu Bị thành một ông vua anh minh ,nhân từ,
lấy chữ “nhân”làm gốc. Nhân vật Lưu Bị vì thế đã thể hiện được lý tưởng,
nguyện vọng của quần chúng nhân dân về một ông vua nhân từ, đức độ. Hình
tượng Lưu Bị đã khơng cịn là một ơng vua cụ thể mà đã trở thành hiện thân của
một đấng minh qn giầu lịng thương u con người.
Để tơ đâm tính cách của nhân vật lí tưởngLưu Bị bên cạnh việc xây dựng
hành động, ngơn ngữ thì tác giả con dùng nghệ thuật so sánh nhân vật Lưu Bị
với một số nhân vật khác trong tác phẩm.Tính cách nhân từ, đức độ của Lưu Bị
càng được tô đậm hơn thong qua sự so sánh,đối chiếu với nhân vật Tào Tháomột tên gian hùng, phản tặc. Tác giả của “Tam quốc” luôn đặt Lưu Bị trong thế
đối lập với Tào Tháo, từ quan niệm sống cho tới lí tưởng sống. Nếu quan niệm
sống của Tào Tháo là: “ta thà phụ người chứ khơng để người phụ ta” thì Lưu Bị
lại hồn tồn đối lập: “ta thà chết chứ khơng làm điều bất nghĩa”. Vì vậy mà Lưu
Bị có thẻ so sánh chính sách cai trị của mình với Tào Tháo: “tháo dĩ cấp-ta dĩ
khoan; tháo dĩ bạo-ta dĩ nhân;tháo dĩ quyệt-ta dĩ trung”.Qua sự so sánh ,đối
chiếu Lưu Bị hiện lên một cách trọn vẹn với tấm lòng nhân từ, đức độ, thương
dân đối lập với một Tào Tháo - một tên gian hùng phản tặc.
Hạn chế
Bên cạnh thành công đạt được thì La Quán Trung vẫn con bộc lộ hạn chế
nhất định trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Lưu Bị. Lưu Bị được tác giả
xây dựng nhằm mục đích thể hiện ước mơ nguyện vọng của tác giả của nhân
dân đương thời, nhưng vì quá đề cao nhân vật mà khiến nhân vật xuất hiện
trong tác phẩm dường như thiếu cơ sở thực tế “tả người cũng có chỗ hớ,muốn tả
Lưu Bị là người có nhân đức,mà hình như lại biến thành giả dối”(Lỗ Tấn).



21
Nhân vật Lưu Bị được tác giả xây dựng là một ơng vua nhân từ,có lịng
thương dân ,thương lính,mọi việc làm của ông đều hướng về nhân dân,nhưng
trong xã hội “ăn thịt người” ấy làm gì có một ơng vua chân chính như Lưu Bị?
Điều đó làm cho ngồi bút của La Quán Trung trở lên tô điểm vẽ vời.
Người đọc mến lòng thành thực của Lưu Bị,yêu cái đức nhân hịa của ơng
nhưng sẽ khơng vừa lịng về thái độ của ông trước phong ba bão táp của thời
đại,trong một xã hội như vậy không dùng thủ đoạn tàn bạo thì khơng thể mở
rộng được phạm vi thế lực nhưng nhiều lúc ông quá nhân từ ủy mị điều đó có vẻ
khơng phù hợp với một người mưu toan đại nghiệp,nhiều lúc chúng ta thấy ông
quá ủy mị của thói nữ nhi,nhu nhược thiếu quyết đốn,thậm chí có nhà nghiên
cứu cịn phát biểu: “cơ nghiệp nhà Lưu Thục chính là nhờ nước mắt mà ra”.
Tác giả đã dồn bao tâm huyết xây dựng nhân vật Lưu Bị thành ông vua
nhân từ độ lượng nhưng hình như tấm lịng rộng rãi,tử tế đó có lúc chỉ là biểu
hiện bên ngồi khơng tự đáy lịng ,trong bụng khi ấy có thể có nhiều mưu
toan,dụng ý.Câu tục ngữ”Lưu Bị quẳng con mua chuộc lòng người” của người
dân Trung Quốc dường như muốn thể hiện điều đó.vì vậy Lưu Bị trong tác phẩm
khơng thực sự làm người ta hài lòng,lòng nhân từ của ông vẫn hiện lên một nét
gi giả dối,khiến người đọc hoài nghi.
Như vậy La Quán Trung trong tác phẩm “Tam Quốc Diễn Nghĩa” đã mắc
một sai lầm lớn đó là ông đã quá tô điểm,vẽ vời,đề cao nhân vật Lưu Bị làm cho
nhân vật xuất hiện trong tác phẩm nhiều lúc mơ hồ,giả dối,kém phần chân
thực.Tuuy còn tồn tại hạn chế nhưng những hạn chế đó có thể lí giải dược bởi
hồn cảnh xã hội lúc bấy giờ.Tác giả có thể xây dựng thành công hàng trăm
nhân vật như Tào Tháo nhưng lại khó khăn trong việc xây dựng những nhân vật
như Khổng Minh,Lưu Bị….
Mặc dù cịn có những hạn chế, nhưng chúng ta không thể phủ nhận những
thành công đặc sắc mà La Quán Trung đã đạt được trong việc thể hiện lý tưởng
của mình và ước mơ, nguyện vọng của nhân dân. Những thành cơng ấy đã có

ảnh hưởng rất lớn đến đời sau, góp phần làm cho nhân vật Lưu Bị trở thành một


22
điển hình về một vị vua sáng yêu nước thương dân,làm cho “Tam Quốc”trở
thành một tác phẩm vĩ đại của nền văn học Trung Quốc nói riêng và nền văn học
nhân loại nới chung.

III. Phần kết luận
“Tam Quốc Diễn nghĩa”là bộ tiểu thuyết lịch sử kể lại quá trình hình
thành ,phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến cát cứ thời Tam Quốc
là Ngụy,Ngô,Thục trong thời gian 97 năm, từ 184 sau công nguyên đến 280 họ
Tư Mã thống nhất Trung Quốc lập nên nhà Tấn.Tác phẩm đã tái hiện lại xã hội
thời Tam Quốc, xã hội ấy là một xã hội tăm tối ,một xã hội “ăn thịt người”
nguyện vọng của nhân dân đương thời là có những con người biết thương yêu
nhân dân lấy dân làm gốc,đưa nhân dân ra khỏi cảnh lầm than đau khổ,chấm dứt
chiến tranh …Đáp ứng nguyện vọng và ước mơ đó,tác giả đã xây dựng lên các
nhân vật lí tưởng, trong đó nổi bật là Lưu Bị -vị vua anh minh,hội tụ đầy đủ
những phẩm chất của một bậc đế vương nhân từ mà nhân dân mong đợi.
Thơng qua hình tượng nhân vật Lưu Bị chúng ta thấy được ước mơ,
nguyện vọng , đồng thời thấy được lý tưởng của tác giả,của nhân dân về một xã
hội công bằng,thân ái,một ông vua nhân từ đức độ.Và cũng qua hình tượng nhân
vật Lưu Bị nói riêng và các nhân vật nói chung chúng ta thấy được tài năng nghệ
thuật độc đáo của tác giả, mặc dù tác giả còn bộc lộ một số hạn chế nhưng thành
công của tác phẩm là điều không thể phủ nhận, lịch sử tồn tại hơn sáu trăm năm
của tác phẩm là minh chứng rõ nét cho nhân định này.


23


Tài liệu tham khảo
Tác phẩm
1.Tam Quốc Diễn Nghĩa-La Quán Trung.Phan Kế Bính,Hiệu đính:Bùi KỉLê Huy Tiêu.NXB-3 tập
Sách tham khảo
1.Nguyễn Khắc Phi-Lương Duy Thứ,giáo trình văn học Trung Quốc tập
2-NXB Giao Dục,1988
2.Việt chương ,chân dung nhân vật Tam Quốc-NXB Giáo Dục,1996
3.Thái Thanh Hoa,luận văn tót nghiệp –ĐH Vinh,2001



×