Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tóm tắt nghệ thuật gây cười trong vở kịch tactuyp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.52 KB, 13 trang )

Lời cảm ơn
Trong q trình hồn thành tiểu luận này chúng tơi nhận được sự giúp đỡ
tận tình chu đáo trực tiếp của giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thanh
Hiếu cùng sự góp ý của nhiều q thầy cơ trong tổ bộ mơn Văn học nước ngồi.
Nhân dịp này chúng tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc , chân thành đối với
các thầy cô giáo, các bạn bè và người thân trong gia đình.

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Molie đã trở thành niềm tự hào của văn học Pháp nói riêng và văn học
Châu Âu nói chung. Ơng là một tên tuổi lớn của chủ nghĩa cổ điển Pháp, của
lịch sử văn học Pháp và của lịch sử sân khấu thế giới. Ông đã đem đến cho văn
đàn Pháp những cống hiến lớn với tư cách là người sáng lập ra hài kịch cổ điển
và đưa nó tới những đỉnh cao sáng lạng. Hơn 300 năm đã trôi qua nhưng tiếng
cười mà Molie tạo ra trong các vở kịch của mình vẫn cịn vang vọng ở sân khấu
khắp nơi trên thế giới.
Có thể nói nghệ thuật gây cười là một nét đặc trưng tiêu biểu của nghệ
thuật kịch Molie. Đi sâu nghiên cứu nghệ thuật gây cười trong vở kịch Tactuyp
sẽ giúp chúng ta tiếp cận gần hơn với nghệ thuật kịch của ông.
2.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Hài kịch Molie là một điểm mốc quan trọng trên văn đàn thế giới nói
chung và nền nghệ thuật sân khấu nói riêng. Từ lâu hài kịch Molie đã trở thành
mảnh đất màu mỡ để các cơng trình nghiên cứu đơm hoa kết trái với những nhà
phê bình ,nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật, những sinh viên, học viên cùng
các bài báo, bài viết in trên các báo, tạp chí trong và ngồi nước. Có thể kể đến
những cơng trình nghiên cứu sau: Vũ Tiến Quỳnh với cuốn Phê bình – bình luận
văn học đã có những nghiên cứu nhất định về nghệ thuật kịch Molie ; cuốn Tác
phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường của Lê Nguyên Cẩn cũng đã nghiên


cứu khá kĩ về nghệ thuật kịch của Molie và vị trí của ơng trên văn đàn thế giới.
Giáo trình Văn học phương Tây của rất nhiều tác giả Đặng Anh Đào, Phùng Văn
Tửu, Hồng Nhân, Lương Duy Trung...đã tóm tắt cuộc đời sự nghiệp cùng với
một số tác phẩm tiêu biểu cũng như nghệ thuật kịch của ơng. Nhưng nhìn chung
các cơng trình trên mới chỉ đề cập tới những vấn đề khái quát nhất chứ chưa có
sự đi sâu phân tích vào tác phẩm cụ thể.

2


Bởi vậy lựa chọn đề tài này tôi xin mạnh dạn đưa ra những ý kiến của
riêng mình về vấn đề để mọi nười có những hiểu biết nhất định về nghệ thuật
gây cười trong tác phẩm Tactuyp. Từ đó tạo hứng thú cho người đọc tìm hiểu về
nghệ thuật gây cười trong những hài kịch khác của Molie.
3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nghệ thuật gây cười của Mô lie
qua hài kịch Tactuyp.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là xoay quanh hài kịch Tactuyp.
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện hồn thành đề tài này tơi đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau: sưu tầm, phân loại, phân tích và so sánh.
5.CẤU TRÚC TIỂU LUẬN
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
1.Một vài nét về vở kịch Tactuyp
2.Nghệ thuật gây cười trong Tactuyp

6,TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam,
Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Văn Chính, Phùng Văn Tửu - Văn học phương Tây,
Nhà xuất bản Giáo dục, 1997
2.Hồng Nhân,Trần Duy Châu,Nguyễn Minh Thơng – Tuyển tập văn học thế
giới,Văn học Pháp (tập I) , Nhà xuất bản trẻ TP.Hồ Chí Minh, 1997
3.Tơn Gia Ngân dịch và giới thiệu – Moliere Hài kịch , Nhà xuất bản văn
học, 2004

3


PHẦN NỘI DUNG
1.Một vài nét về vở kịch Tactuyp
1.1 Hoàn cảnh ra đời
Tactuyp ra đời trong khoảng thời gian từ 1664-1666 và đã có một số phận
đặc biệt vì nó phơi bày đúng những tì vết của xã hội đương thời. Cùng với Don
Juan, Anh ghét đời, Tactuyp đã làm nên một giai đoạn của những kiệt tác trong
cuộc đời sáng tác của Molie. Thời kì này nước Pháp đang tồn tại sự thống trị của
chế độ chuyên chế với nhiệm vụ thống nhất nhà nước, thị trường, hòa giải các
mâu thuẫn đối kháng đồng thời cũng ra sức bóc lột nhân dân lao động. Những
vở hài kịch của Molie nói chung và Tactyup nói riêng đã chĩa mũi nhọn vào tầng
lớp quí tộc, thầy tu,tăng lữ cùng những hiện tượng bất cơng trong xã hội nước
Pháp đương thời. Nó đã mang lại những tiếng cười sảng khoái nhưng rất thâm
thúy sâu cay chứ không hề dễ dãi tẻ nhạt như thể loại hề kịch đã từng có trong
văn học Pháp trước đó.
Vở kịch được diễn lần đầu tiên tại Vecxay vào ngày 12/5/1664 tên là
Thằng lừa đảo chỉ có 3 hồi mô tả Tactuyp – tên thầy tu bẩn thỉu, dâm đãng đã
tìm cách ve vãn vợ chủ nhà của mình và Orgon – đồng lõa của tên bịp. Đến
1667 vở kịch có thêm 2 hồi sau. Ngay từ khi mới ra đời vở kịch đã bị giới quí

tộc thầy tu la ó dữ dội. Molie đã phải nhiều lần chỉnh sửa nội dung theo chiều
hướng nhân nhượng. Mãi đến năm 1669, Tactuyp mới được phép diễn ngồi
cơng chúng và đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt từ khán giả.
Vở kịch là một nhát búa giáng vào tôn giáo, vào chế độ chuyên chế, vào
bọn tư sản cấu kết với tơn giáo và chính quyền. Mức độ phê phán của vở kịch
rất cao.
Ngày nay, vở kịch đã trở nên rất quen thuộc với người yêu sân khấu ở
khắp nơi trên thế giới. Nó được diễn thường xuyên và vẫn mang lại cho người
xem sự nức lòng, hoan hỉ như thuở ban đầu.

4


1.2.Tóm tắt nội dung
Vở kịch kể về gia đình Orgon – một nhà tư sản góa vợ sống với hai người
con là Damix và Marian cùng người vợ kế là Enmia. Gia đình có một cơ hầu gái
là Dorin. Sóng gió gia đình bắt đầu khi Orgon làm quen với một tín đồ Thiên
Chúa giáo tên là Tactyup. Tactuyp làm ra bộ vô cùng ngoan đạo và được Orgon
tôn thờ là “thánh nhân”. Orgon đã đón Tactuyp về nhà, đãi món ăn ngon nhất, ở
căn nhà sang nhất, mặc quần áo đẹp nhất. Về sau lại quyết định gả con gái và
giao lại toàn bộ tài sản cho anh ta quản lí. Đặc biệt, Orgon cịn nói cả những bí
mật chính trị của mình cho Tactuyp biết. Gia đình bỗng trở nên lục đục chia rẽ.
Khi đã thỏa mãn tham vọng của mình, Tactuyp đã lộ rõ bộ mặt đạo đức giả. Hắn
không những muốn ve vãn cám dỗ Enmia mà còn muốn đuổi Orgon đi và định
tố giác Orgon với chính quyền. Khi Orgon biết rõ chân tướng tên lừa đảo thì đã
muộn. Tactuyp đã trở mặt. May mắn thay lúc đó triều đình có lệnh bắt giam,
Tactuyp và gia đình Orgon mới thốt nạn.
2.Nghệ thuật gây cười của Tactuyp
Nói đến nghệ thuật gây cười tức là nói đến nghệ thuật trào phúng tạo nên
tiếng cười mang ý nghĩa phê phán ,lên án ,đả kích xã hội. Trước hết ,nó địi hỏi

phải vạch được mâu thuẫn đáng cười của nhân vật rồi dùng biện pháp phóng đại
để tơ đậm làm nổi bật mâu thuẫn đó khiến cho đối tượng càng trở nên đáng cười.
Một nhà văn trào phúng tài năng là nhà văn giỏi phát hiện ra những mâu thuẫn
trào phúng ,dựng nên được những chân dung trào phúng điển hình. Điều này
đúng với Molie và Tactuyp.
Nghệ thuật gây cười của Molie qua Tactuyp được thể hiện rõ nét qua tất
cả phương diện của tác phẩm : từ hệ thống nhân vật đến tình huống kịch ,ngơn
từ, đối thoại...
2.1 Nghệ thuật gây cười bằng tính cách nhân vật
Hài kịch của Molie là hài kịch tính cách. Với Molie ,tính cách là các biểu
hiện tâm lí sâu sắc và thường xuyên của bản thân nhân vật. Do đó nó trước hết là
phạm trù đánh giá nhân vật sẽ được thể hiện và được thể hiện qua các hành vi
5


,cử chỉ ,hoạt động của con người. Ở Tactuyp, nghệ thuật gây cười trước tiên là ở
việc Molie đã xây dựng được các tính cách gây cười, nhân vật gây cười mà điển
hình là Tactuyp và Orgon.
2.1.1 Orgon
Là một nhà tư sản ,Orgon biết mình rất giàu có. Ơng khơng hề lo ngại gì
về việc vợ con ăn tiêu hoang phí, giao du với bạn bè mà điều ơng lo sợ nhất là
sự cứu rỗi linh hồn của họ. Cuộc sống lịch sự thanh nhã của vợ ,lối ăn nói tỉnh
táo của Cleante- người anh vợ làm cho Orgon lo sợ ảnh hưởng đến phần hồn của
mình. Ơng cần có một người hướng đạo để dẫn dắt, để bảo vệ cho lão khỏi đi
chệch con đường chính đạo. Con người ngây ngơ ấy đã tìm thấy những nhu cầu
của mình trong con người Tactuyp. Sùng đạo đến mê muội, thì trong bất cứ hoàn
cảnh nào cũng chỉ lặp lại một câu: “ Tội nghiệp thân ơng”. Hay khi Damix rình
bắt quả tang Tactuyp tán tỉnh Enmia, liền mách cha nhưng liền bị Orgon mắng
mỏ :
“ À, thằng phản phúc, mày lại dám đơm đặt, dám bôi nhọ cái đức sáng

như gương của bác đấy à?” “Đời thuở nhà ai lại lăng mạ một bậc thánh nhân
như thế bao giờ.”
“ À, quân mạt kiếp, mày cưỡng lại phải không? Mày lại còn già mồm
chửi bác ấy ?...Hừ ,cút, bước ngay khỏi nhà này, bước thẳng, quay trở về thì
chớ chết....Bước ngay khuất mắt tao. Đồ chết giẫm, tao truất phần gia tài của
mày, tao cịn nguyền rủa mày nữa đấy.”
Khơng những thế ơng muốn mật thiết gắn bó để đảm bảo cho cuộc sống
của mình được lên trời nên ơng đã có ý định gả con gái u, giao tồn bộ gia sản
của mình cho tên mộ đạo :
“ Chưa hết đâu, tơi cịn muốn chỉ để một mình bác thừa hưởng gia tài
của tôi, và ngay bây giờ tôi đi sang tên cho bác một cách hợp lệ tất cả cái cơ
nghiệp này, xem chúng nó làm được gì nào. Bác là người bạn chân thực mà tôi
chọn làm rể, tôi quý gấp trăm gấp ngàn lần vợ con, họ hàng.”

6


Ta thấy Orgon u mê mù quáng một cách hết sức khôi hài. Từ một công
dân đã phục vụ nhà vua và tổ quốc một cách xứng đáng, từ một người cha đứng
đắn trong gia đình, do sự mua chuộc dụ dỗ của Tactuyp mà ông trở thành một kẻ
cuồng tín dại dột mất hết tất cả những tình cảm thông thường nhất của một
người chồng, một người cha, sẵn sàng hi sinh tất cả tài sản và hạnh phúc gia
đình cho “ tình u Chúa ’’.
Có thể nói, dưới tác dụng của Tactuyp, Orgon bị biến thành con người vừa
đáng thương vừa đáng giận vừa đáng chê cười. Orgon khơng khác nào một thứ
bù nhìn đờ đẫn mặc cho Tactuyp giật dây. Ngôn ngữ, cử chỉ của Orgon đầy tính
chất ương gàn, lố bịch. Ngịi bút của Molie đã đẩy tính cách đến một mức độ phi
lí khó tin để mang lại những tiếng cười sảng khoái cho độc giả.
2.1.2 Tactuyp
Tactuyp chỉ xuất hiện trên sân khấu bắt đầu từ hồi 3. Ở hai hồi trước hắn

chỉ mới xuất hiện gián tiếp thông qua đối thoại giữa các nhân vật khác. Đây
cũng chính là nghệ thuật giới thiệu tính cách nhân vật của Molie giúp chuẩn bị
dư luận của người xem. Mặc dù Tactuyp chỉ xuất hiện trong 10 cảnh nhưng nó
hiện diện trong tồn bộ vở kịch. Ai ai cũng bàn tán về nó, vở kịch xơn xao nhốn
nháo về nó. Số phận mọi thành viên trong gia đình Orgon cũng phụ thuộc vào
hành động của nó.
Nhân vật này hết sức phức tạp, nhiều chiều, hắn không hề độc thoại mà
người xem phải khó khăn phán đốn nó qua hành động, qua chân dung phác họa
bởi những người say mê nó và khinh ghét nó.
Cái hài hước chủ yếu của Tactuyp là ở tính chất “ người kép ” của nó. Đây
là một thầy tu có bản chất xấu xa hay một tên đạo đức giả đội lốt thầy tu. Hắn
vừa nghiêm trang vừa suồng sã. Hắn lẫn lộn và xáo trộn tất cả. Chính đặc điểm
này đã gây cười cho người đọc.
Khi Tactuyp mới ló mặt lên sân khấu, mỗi lời nói, mỗi cử chỉ đạo mạo quá mức
đều khiến những đầu óc sáng suốt phải băn khoăn.Tất cả các hành vi đều rất
mẫu mực, đứng đắn nhưng lại “ Tơi rất vui lịng” nơn nóng chờ bà Enmia. Khi
7


Tactuyp vờ lấy khăn tay bảo Dorin che ngực nhưng đồng thời lại tán tỉnh Enmia
một cách bỉ ổi thì người ta có thể nghi ngờ về tư cách riêng của y.
Người ta dễ phẫn nộ thấy y ép Orgon gả con gái cho y “ theo ý Chúa ”, y
quyến rũ Enmia vì đó là “ cơng trình đẹp nhất của Chúa ” , y chiếm đoạt gia sản
của Orgon vì “Chúa khơng muốn để của cải ấy rơi vào tay Damix cho Damix
làm bậy”. Tất cả lòng tham vô bờ bến cùng với sự dâm dục đáng ghê tởm đã đi
ngược với phẩm chất cần có của một thầy tu khổ hạnh. Và hắn đã khiến ta bật
cười trước những mâu thuẫn đó chẳng hạn như lời tán tỉnh ngọt ngào của một
thầy tu khổ hạnh :
“Dù sùng đạo ,tôi cũng vẫn chỉ là một con người....Ngay từ buổi đầu tôi
được thấy dung nhan lộng lẫy như tiên nga của bà thì bà đã làm chủ trái tim tôi.

Đôi mắt thiên thần vô cùng dịu hiền của bà đã làm mềm yếu lịng tơi. Tơi đã
tịnh trai, tơi đã cầu nguyện, tôi đã nhỏ nhiều nước mắt nhưng vô hiệu, đôi mắt
dịu hiền kia đã thắng tất cả. Tất cả ước nguyện của tôi đều hướng về cái vẻ đẹp
mê hồn của bà...”.
Tên bịp bợm này đã không cịn tự kiềm chế được mình.Đây là một cảnh
tuyệt vời trong việc gây cười cho khán giả khi Tactuyp, bằng hai câu thơ đã tự
trút bỏ mọi cái dùng để giả trang trước đây:
“Nếu chỉ vì ngại Chúa mà người ta chống lại lời thỉnh cầu của tôi
Dẹp cái trở ngại như thế thì với tơi có gì là khó .”
Trong cuộc đối thoại với cô hầu Dorin, Tactuyp cũng bộc lộ bộ mặt đạo
đức giả đáng khinh bỉ :
“ Hỡi Dorin con hãy cất cái áo gai với cái roi hành xác cho ta và con hãy cầu
Chúa lúc nào cũng soi sáng cho con. Có ai đến hỏi, bảo ta ra nhà lao phát tiền
chẩn cho kẻ tù nhân.”
Và chính cơ hầu đã lột ngay bộ mặt thật của hắn : “ Rõ khéo điệu, khéo bịp
chưa!”
Khi bị Damix tố cáo hắn còn tỏ ra ngây thơ và cao thượng.Nhưng tất cả
chỉ là giả dối :
8


“Chỉ nghĩ đến sự bội bạc đó, lịng tơi cũng đủ tê tái ê chề, tôi ghê
tởm...Tôi đau xé ruột xé gan, khơng thể nói nên lời, có lẽ tơi chết mất bác ơi .”
Có thể nói ngịi bút của Molie rất nhất quán và cao tay trong việc mô tả
Tactuyp. Lời nói, giọng điệu, cử chỉ của Tactuyp có vẻ phù hợp với đạo đức
ngay cả khi hắn thực hiện những hành vi vơ đạo đức.
Qua hình tượng Tactuyp, tôn giáo bị coi như một thế lực phản động rất
nguy hiểm, phải loại trừ nó ra khỏi cuộc sống để đảm bảo hạnh phúc thật sự.
Vạch mặt Tactuyp, Molie chĩa mũi nhọn vào nhà thờ, tôn giáo, những thế lực
đen tối đang trùm lên đời sống xã hội Pháp cuối thế kỉ XVII.

2.2.Nghệ thuật gây cười bằng tình huống, tình tiết kịch
Bên cạnh cái cười tốt ra từ tính cách nhân vật, Molie còn sử dụng biện
pháp gây cười bằng tình huống, tình tiết, hành động kịch. Các tình tiết đó đan
cài vào nhau trong cốt truyện để từ đó tính cách nhân vật được bộc lộ rõ ràng.
Tình huống là các tình thế kịch tạo ra các bước ngoặt trong sự phát triển của
kịch tính, xung đột kịch.Và vở kịch Tactuyp là sự kết hợp của vô số các tình
huống. Các tình huống liên quan chặt chẽ với nhau.Chẳng hạn như tình huống
dẫn đến những xáo trộn trong gia đình Tactuyp là việc Orgon đưa Tactuyp về
nhà và đây cũng chính là khởi đầu cho tiếng cười của vở kịch. Hay như tình
huống dẫn đến việc Damix và Orgon cãi lộn là do Tactuyp tán tỉnh Enmia. Tình
huống này làm ta bật cười khi thấy một người quyết tâm nói lên sự thật, một
người khăng khăng bảo vệ bênh vực kẻ tội đồ và kẻ tội đồ cứ đứng ngồi ung
dung cười mỉa. Và cả hai tình huống này đều giúp lột tả bộ mặt thật trơ tráo của
Tactuyp. Cùng với đó là việc Orgon bày tỏ lịng mộ đạo của mình bằng cách
hiến dâng gia sản và cơ con gái u q của mình cho Tactuyp. Hay nguyên
nhân dẫn đến hiểu lầm giữa Valero và Marian là việc cha cô ép cô phải lấy kẻ
chân tu Tactuyp.
Điều dễ dàng nhận thấy là trong Tactuyp các tình huống kịch rất logic với
nhau. Tình huống này kéo theo tình huống kia giúp làm bật lên những tràng cười
giòn giã không dứt.
9


2.3 Nghệ thuật gây cười bằng thủ pháp cường điệu
Thủ pháp cường điệu cũng là thủ pháp mà Molie sử dụng triệt để để làm nên
tiếng cười trong vở kịch. Tính đạo đức giả của Tactuyp được cường điệu đến
mức điển hình. Nó được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hành vi cử chỉ của
nhân vật. Hành vi của Tactuyp lúc nào cũng đạo mạo, đầy vẻ đạo đức của một
kẻ phụng sự Chúa, nhưng ngay sau cái bộ mặt ấy là một tâm hồn vô lại, một kẻ
dâm ơ đã phản bội, cưu mang mình trong lúc mình đói rách:

“ Chúng ta dễ đắm say trước những cơng trình hồn mỹ mà Chúa sáng
tạo. Ở người phụ nữ có hình ảnh diễm lệ của Chúa và riêng ở bà thì Chúa đã
phơ bày những nét kỳ diệu hiếm có của Người.”
Hoặc : “ Chao ơi, lạy Chúa, tôi xin chị cầm lấy cái khăn tay này rồi hãy nói.
Chị che cái ngực chị đi. Tơi khơng sao nhìn được, những thứ ấy làm thương tổn
linh hồn và làm nảy sinh những yếu tố tội lỗi.”
Ngay cả sự tham ăn tục uống cũng được tác giả nói một cách cường điệu
hài hước qua lời đối thoại của cô hầu thông minh đáo để :
“ Dorin : Tối bà thấy đắng miệng, chả ăn được miếng nào đầu vẫn nhức dữ dội
Orgon : Cịn ơng Tactuyp
Dorin : chỉ có mình ơng ta ăn trước mặt bà. Ơng ta thành kính xơi hai con gà
gơ với lại nửa cái đùi cừu băm nhỏ
Orgon : tội nghiệp . ”
Sự ngốc nghếch của Orgon cũng được phóng đại mang đến tiếng cười cho
độc giả. Cả tính mê muội, tin tưởng một cách mù quáng vào Tactuyp của bà
Pecnen – mẹ Orgon cũng được cường điệu hóa : “ Xưa nay những người đạo
đức cao cả vẫn hay bị ghen ghét ” hay “ Tôi bảo cho chị biết, con tôi chưa bao
giờ làm một việc gì khơn ngoan cho bằng việc đón vị sùng đạo ấy về ở nhà này.

Như vậy xét về phương diện gây cười, cường điệu là một yếu tố quan
trọng trong hư cấu của tác phẩm. Nó làm cho tính cách của nhân vật được bộc lộ
rõ thêm và hình tượng nhân vật thêm sinh động, bộc lộ được mâu thuẫn và có
10


hiệu quả gây cười. Sự cường điệu đó làm tăng hiệu quả hài kịch, tạo cho tiếng
cười một giá trị phê phán cao.
2.4. Nghệ thuật gây cười bằng ngôn ngữ
Trong tác phẩm của mình Molie đã thể hiện tài nghệ sử dụng ngơn ngữ tài tình
của mình. Với mỗi nhân vật khác nhau ơng đều có những từ ngữ, cụm từ đặc

tả,những từ lửng lơ lắm nghĩa khiến cho những nhân vật đó “ khơng lẫn vào đâu
được”. Chúng phát lộ cho người xem bản chất của sự vật khi mà chúng cố tình
che giấu. Việc sử dụng ngơn ngữ một cách tài hoa này đã góp phần vào việc lột
tả tính cách của nhân vật. Ví dụ như lời nói ngơn ngữ của Tactuyp khi bị Damix
vạch mặt tán tỉnh Enmia vẫn mang vẻ ung dung nhận lỗi về mình nhưng thực
chất lại càng làm cho Orgon tin tưởng hơn :
“ Thưa bác, xin bác đừng nóng, lạy Chúa, thà rằng kẻ này phải chịu cực hình
cịn hơn là vì tơi mà cậu ấy phải sầy da tí tỉnh ”
Càng nghe những lời nói của Tactuyp ta lại càng thấy đây là một tên đạo đức giả
đáng ghét.
Đặc biệt Molie hay dùng những từ ngữ bay bổng, hoa mĩ đối lập với tính
cách của nhân vật khiến tiếng cười được bật lên một cách tự nhiên. Ví dụ như
trong lời lẽ đưa đẩy của Tactuyp với Enmia hoặc với Orgon.
Mỗi lời đối thoại, mỗi lời nói của từng nhân vật lại càng khắc họa thêm
tính cách của nhân vật đó. “Quân bạc ác”, “Im đi” , “ À, thằng phản phúc, mày
lại dám đơm đặt cái đức sáng như gương của bác ấy ”... trong lời của Orgon khi
mắng con trai thể hiện tính khí nóng nảy cả tin của ơng ta.
Đặc biệt Molie cịn dành sự quan tâm đến cả ngôn ngữ của những nhân
vật phụ như cô hầu Dorin. Trong ngôn ngữ của cô, ta thấy đây là một con người
thông minh sắc sảo, biết phân biệt đúng sai phải trái và cũng không kém phần
đáo để. Ta thấy rất hả hê khi nghe những “ câu chửi vỗ mặt ” của cơ với Tactuyp.
Có thể nói, cô đã thay người đọc, người xem trả đũa và giáng những địn xóc óc
cho tên thầy tu đểu giả này hay cũng chính là những lời ám chỉ mà Molie dành

11


cho tầng lớp chuyên chế cùng chế độ nhà thờ và cả bọn mộ đạo cuồng tín ngu
xuẩn.
Trong tình huống Tactuyp bảo cô lấy khăn tay che ngực, cô đã trả lời

thẳng thắn đập ngay vào bộ mặt dâm dục của hắn :
“Thế ra ông bị cám dỗ thế kia à? Và vật dục làm ông rung động mạnh lắm ư?
Tơi chả hiểu sao ơng dễ bị động tình như vậy. Tơi thì tơi chả dễ thèm thuồng đến
thế. Giờ ơng có trần truồng như nhộng ra đây, thì cái thể xác ơng cũng chẳng
khiêu khích được tơi tí nào. ”
Khi Tactuyp bị lột bộ mặt thật, bà mẹ của Orgon “ mới ngã ngửa người
ra như trên mây rơi xuống ”
“ Orgon : Đấy mẹ xem, con có nói sai đâu, mẹ cứ xem cái tráp này mẹ sẽ rõ tất
cả. Mẹ đã thấy nó phản bội chưa hả mẹ?
........
Dorin : Ơng than vãn khơng đúng, sao ơng lại trách người ta? Tu thế mới gọi là
tu nhân tích đức chứ; thương yêu đồng loại như thế mới gọi là đắc đạo chứ. ”
3.Kết luận
Có thể nói, với nghệ thuật gây cười mang đậm phong cách cá nhân của
mình Molie đã tạo nên một vở hài kịch độc đáo và có giá trị. Suốt vở kịch tiếng
cười vang lên một cách tự nhiên và thoải mái nhưng đằng sau tiếng cười tưởng
như hồn nhiên ấy còn chứa một ý nghĩa xã hội, một giá trị thẩm mĩ sâu xa. Tiếng
cười ấy có đủ mọi cung bậc cảm xúc : hài kịch, khơi hài, mỉa mai, châm biếm đả
kích và cả những xót xa đau đớn. Bởi vậy, kịch Molie khơng những giúp con
người bật cười sảng khối mà cịn giúp họ suy nghĩ sâu sắc hơn về cuộc sống.
Nghệ thuật gây cười trong Tactuyp được thể hiện khá toàn diện và rất
thành công trong việc tạo nên tiếng cười. Để có được điều đó khơng chỉ là do
biệt tài của Molie mà còn do sự tiếp thu và nâng cao các biện pháp gây cười của
hề kịch dân gian Pháp. Bởi vậy, Tactuyp luôn mang hơi thở nồng nàn của cuộc
sống và gần gũi với quần chúng.

12


Nghệ thuật gây cười bậc thầy của Molie ở Tactuyp nói riêng và các hài

kịch khác của ơng nói chung giúp “ tống tiễn xuống mồ ” những thói hư tật xấu,
những hình thái lịch sử đã lỗi thời , sửa chữa những tính cách chủ quan, phi lí,
đầy ảo tưởng. Và tiếng cười ấy vẫn cịn có giá trị cho đến tận ngày hôm nay
đúng như ông đã viết : “ Nếu tác dụng của hài kịch là sửa chữa tính xấu của
con người thì tơi tin rằng khơng phải chừa ra một loạt tính xấu nào cả (...)
Những bài học hay nhất của một bài luân lí trang nghiêm khơng có hiệu quả
bằng những nét châm biếm của một bài thơ trào phúng ; mơ tả những thói xấu
của con người đó là cách tuyệt diệu để giáo dục họ.”
Ta có thể dễ dàng nhận thấy dáng dấp của những Tactuyp, Orgon, Don
Juan... ở những áng văn chương của Vũ Trọng Phụng hay Nguyễn Công Hoan
trong văn học Việt Nam. Molie và Tactuyp sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc, khán
giả yêu sân khấu khắp nơi trên thế giới.

13



×