Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Tiểu luận 10đ_ Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền tác động đến công tác BVMT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.73 KB, 46 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................................... 7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA
ĐỀ TÀI ................................................................................................................................................................... 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu..................................................................................................... 9
1.2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp tiếp cận đề tài .................................................................. 10
Chƣơng 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC NGƢỜI GÂY Ô NHIỄM
PHẢI TRẢ TIỀN ............................................................................................................................................
12

2.1. Cơ sở hình thành và q trình phát triển của ngun tắc ngƣời gây ơ
nhiễm phải trả tiền ........................................................................................................................................ 12
2.2. Nội dung của nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền ........................................... 15
2.3. Mục đích và u cầu của ngun tắc ngƣời gây ơ nhiễm phải trả tiền .................. 17
Chƣơng 3
THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC NGƢỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ......................................................................................................... 19
3.1. Thực hiện nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền thông qua pháp
luật về thuế bảo vệ môi trƣờng ............................................................................................................... 19
3.2. Thực hiện nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền thông qua pháp
luật về thuế tài nguyên................................................................................................................................. 23
3.3.

Thực hiện nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền thơng qua pháp

luật về phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải ........................................................................... 28

3



3.4.
Thực hiện nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền thông qua pháp
luật về bồi thƣờng thiệt hại do ô nhiễm môi trƣờng gây ra ................................................. 30
Chƣơng 4
NHU CẦU, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÁP LUẬT
MƠI TRƢỜNG VIỆT NAM NHẰM ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGUYÊN
TẮC NGƢỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN .................................................................... 37
4.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật môi trƣờng Việt Nam nhằm đảm bảo
thực hiện hiệu quả nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền ....................................... 37
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật môi trƣờng Việt Nam nhằm đảm bảo
thực hiện hiệu quả nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền ………………………….. 40
KẾT LUẬN .....................................................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
BTTH
BVMT
CCKT
CERCLA

LMT
OECD
ÔNMT
PPP
TN&MT

VPHC

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Bồi thƣờng thiệt hại
Bảo vệ môi trƣờng
Công cụ kinh tế
The Comperhensive Environmental Response, Compensation
and Liability Act (Đạo luật về Trách nhiệm pháp lý, Bồi
Thƣờng và Phản ứng toàn diện về môi trƣờng)
Luật Môi trƣờng
Organisation for Economic Co-operation and
Development (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế)
Ơ nhiễm mơi trƣờng
Polluter Pays Principle (Nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải
trả tiền)
Tài ngun và Mơi trƣờng
Vi phạm hành chính

5


MỞ ĐẦU
So với một số lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật môi trƣờng đƣợc coi là lĩnh vực
pháp luật cịn mang nhiều tính hình thức. Một số quy định khơng khả thi và khó triển khai
trên thực tế do thiếu các thiết chế đảm bảo thực thi, cơ chế giải quyết bồi thƣờng thiệt hại
do ô nhiễm môi trƣờng gây ra chƣa phù hợp, các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về mơi
trƣờng cịn chƣa thực sự hiệu quả…
Trong giai đoạn gần đây - giai đoạn 2011- 2015, cơng tác bảo vệ mơi trƣờng có
nhiều khởi sắc theo chiều hƣớng tích cực. Tuy nhiên, sức ép từ quá trình phát triển kinh tế
- xã hội cùng với những tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai đã và đang tiếp tục làm

gia tăng nhiều áp lực đối với mơi trƣờng, gây ra khơng ít vấn đề bức xúc về môi trƣờng,
tác động tới sức khỏe cộng đồng, ảnh hƣởng và làm thiệt hại đến kinh tế, làm gia tăng các
xung đột liên quan đến môi trƣờng trong xã hội.Trong vài năm trở lại đây, vấn đề ô nhiễm
bụi và tiếng ồn tại các đô thị lớn, các trục giao thơng trọng điểm tiếp tục có những diễn
biến phức tạp1. Nhiều “điểm nóng mơi trƣờng” cần đƣợc xử lý2, tiêu biểu là sự cố môi
trƣờng biển miền Trung do nƣớc thải công nghiệp của Công ty TNHH gang thép Hƣng
Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (công ty Formosa) gây ra vào tháng 4 năm 2016. Vụ gây ô
nhiễm môi trƣờng biển do công ty Formosa “lộ ra” từ hiện tƣợng các chết ngày 6 tháng 4
năm 2016 trên vùng biển cảng Vũng Áng thuộc địa phận thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Hiện
tƣợng thủy sản chết lan trên diện rộng, bắt đầu từ vùng ven biển Hà Tĩnh, lan tiếp dọc ven
biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Sự cố này đã gây thiệt hại nặng
nề về kinh tế, xã hội và môi trƣởng, trong đó chịu ảnh hƣởng nặng nhất là ngành thủy sản,
tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của ngƣ dân.
Pháp luật môi trƣờng Việt Nam hiện nay chƣa ghi nhận đầy đủ và chính xác các chủ
thể gây ra ơ nhiễm mơi trƣờng (tác nhân chính dẫn đến thực trạng mơi trƣờng đáng báo
động hiện nay), cũng nhƣ chƣa ràng buộc đầy đủ nghĩa vụ của các chủ thể này; dẫn đến
việc xem nhẹ các quy định pháp luật môi trƣờng hoặc sẵn sàng đánh đổi theo quan điểm
“phát triển bằng mọi giá”, kể cả hy sinh những lợi ích về mơi trƣờng cho các hoạt động
phát triển kinh tế. Điều này đặt ra nhu cầu cần xây dựng các quy định pháp luật môi trƣờng

1

Bộ TN&MT (2015), Báo cáo môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015, tr.235.

2

Nhƣ hiện tƣợng cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại khu vực biển thuộc xã Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa; Cơng ty
TNHH Chin Well Fasteners Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai chôn lấp bùn thải trái phép; Cơng ty Cổ phần DAP Đình Vũ,
Hải Phòng thải chất thải rắn thạch cao chứa photpho cực độc với khối lƣợng lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ơ nhiễm mơi
trƣờng; Cơng ty TNHH Gạch men Hồng Gia tại KCN Mỹ Xuân A, xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành có hành vi thải

khói, bụi gây ơ nhiễm mơi trƣờng khơng khí kéo dài, làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe ngƣời dân trong khu
vực; cơ sở tái chế nhựa trái phép tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phịng gây ơ nhiễm mơi trƣờng; Cơng ty TNHH
Nhà nƣớc một thành viên xử lý và chế biến chất thải Phú Thọ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng; tình trạng ơ
nhiễm mơi trƣờng do các trang trại chăn ni trong khn viên đất Tiểu đồn 26 và Trung đoàn 916 tại huyện Thạch
Thất, thành phố Hà Nội; Công ty TNHH MTV Dịch vụ Môi trƣờng Ánh Dƣơng (Đà Nẵng) chôn lấp chất thải trái
phép. (Bộ TN&MT (2017), Báo cáo tổng kết cơng tác tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2016 và kế hoạch công tác
năm 2017 của ngành TN&MT).

6


theo hƣớng tác động tƣơng xứng vào lợi ích kinh tế của các chủ thể, từ đó định hƣớng
hành vi xử sự của họ theo hƣớng có lợi cho mơi trƣờng.
Trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống các
vấn đề lý luận của nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền, các quy định pháp luật thể
hiện và thực hiện nguyên tắc, từ đó tìm ra giải pháp nhằm hồn thiện các quy định pháp
luật môi trƣờng và cơ chế triển khai thực hiện có hiệu quả nguyên tắc này ở Việt Nam là
rất cần thiết. Vì thế, nhóm chọn đề tài “Nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền theo
pháp luật môi trƣờng Việt Nam” để làm bài giữa kì cho mơn học này.
1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tiểu luận đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin với chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để giải quyết các
vấn đề về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo tiến bộ xã
hội, giữa kiến trúc thƣợng tầng và cơ sở hạ tầng; mối quan hệ giữa nguyên tắc ngƣời gây ô
nhiễm phải trả tiền với các nguyên tắc khác của pháp luật môi trƣờng; sự ra đời và phát
triển của nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền; vai trị của pháp luật mơi trƣờng
trong việc thể hiện và thực hiện nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền.
Đồng thời, Tiểu luận cũng dựa trên cơ sở các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về phát triển bền vững, về bảo vệ môi trƣờng, về đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội,
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế triển khai thực hiện pháp luật. Trong

quá trình nghiên cứu, tác giả Luận án sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cụ
thể nhƣ: phƣơng pháp hệ thống, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp luật học
so sánh, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp lịch sử cụ thể, đặc biệt là phƣơng pháp phân
tích quy phạm pháp luật.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Tiểu luận
Tiểu luận nghiên cứu dƣới góc độ pháp lý về nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả
tiền. Kết quả nghiên cứu của Tiểu luận cung cấp các nội dung quan trọng, đáng tin cậy, có
giá trị về mặt lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật mơi trƣờng
Việt Nam. Tiểu luận có giá trị tham khảo, phục vụ cho công việc nghiên cứu, giảng dạy và
học tập mơn học Luật mơi trƣờng, Chính sách mơi trƣờng.
Tiểu luận đề xuất giải pháp để hồn thiện và tiếp tục xây dựng các quy định pháp
luật môi trƣờng nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc ngƣời gây ơ nhiễm phải trả tiền.
góc độ này, Tiểu luận có thể đóng góp về mặt thực tiễn trong việc áp dụng các biện pháp
sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính cho hoạt động bảo vệ mơi trƣờng.

7


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Sách Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế do Nhà xuất bản Lao động xuất bản
năm 2006 của tác giả Trần Thanh Lâm. Trong cơng trình này, tác giả đã tập trung phân
tích tổng quan về quản lý mơi trƣờng bằng CCKT và các giải pháp có tính khả thi cao
trong việc áp dụng công cụ này ở tầm vi mô và vĩ mô. Tác giả cũng đề cập một số vấn đề
về mơi trƣờng tồn cầu, khu vực và Việt Nam; hiện trạng quản lý môi trƣờng bằng CCKT.
Sách chun khảo Kinh tế hóa lĩnh vực mơi trường: Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn do Nhà xuất bản Tƣ pháp xuất bản năm 2011 (Phạm Văn Lợi chủ biên). Sách đƣợc
xuất bản trong khuôn khổ hợp tác giữa Tổng cục Môi trƣờng, Viện Khoa học Quản lý mơi

trƣờng và Hợp phần Kiểm sốt ơ nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo - PCDA. Cuốn
sách nêu khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc và nội dung của kinh tế hóa lĩnh vực mơi trƣờng,
đồng thời làm rõ những vƣớng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, để từ đó có thể kiến
nghị, đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh kinh tế hóa lĩnh vực môi trƣờng.
Bài viết “Quản lý môi trƣờng bằng công cụ kinh tế - kinh nghiệm quốc tế” của tác giả
Trần Thanh Lâm trên Tạp chí Thơng tin khoa học xã hội số 6/2009. Bài viết khẳng định
Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập ngày
càng sâu rộng vào đời sống kinh tế thế giới. Trong bối cảnh ấy, việc phải đối mặt với nhiều
thách thức về mơi trƣờng địi hỏi cần áp dụng nhiều loại công cụ để quản lý và BVMT
hiệu quả. CCKT là một trong những công cụ hiện đang đƣợc áp dụng ở nhiều quốc gia trên
thế giới. Bài viết tập trung làm rõ một số CCKT trong quản lý môi trƣờng, giới thiệu
những kinh nghiệm quốc tế qua thực tiễn áp dụng các công cụ này và từ đó rút ra một số
bài học cho Việt Nam.
Sách chun khảo Pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường khơng khí ở Việt Nam
hiện nay do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản năm 2017 của tác giả Bùi
Đức Hiển. Nội dung cuốn sách đề cập những vấn đề lý luận chung và pháp luật về kiểm
sốt ƠNMT khơng khí, phân tích thực trạng pháp luật về kiểm sốt ƠNMT khơng khí ở
Việt Nam hiện nay và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm sốt ƠNMT khơng
khí ở Việt Nam. Sách có giá trị tham khảo đối với Luận án về một số gợi mở hồn thiện
pháp luật mơi trƣờng liên quan đến PPP.
Bài viết “Thực hiện pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trƣờng”
của tác giả Nguyễn Ngọc Anh Đào trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 24 (232)/2012.
Bài viết phân tích vấn đề thực thi các CCKT trong BVMT nhƣ: thuế BVMT, phí BVMT,
ký quỹ mơi trƣờng, đặt cọc – hồn trả, quỹ BVMT. Bài viết cũng nêu lên những tác động
tích cực về hiệu quả kinh tế, về mặt xã hội trong việc sử dụng tốt các CCKT, đảm bảo
đƣợc yêu cầu tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao khả năng tái chế, tái sử
dụng chất thải. Bài viết có giá trị tham khảo cho Luận án trong việc nhìn nhận các CCKT
nhƣ một dạng nghĩa vụ tài chính của PPP cho hoạt động BVMT.

8



1.1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Thứ nhất, những cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc đã phân tích dƣới nhiều
góc độ khác nhau về PPP dƣới góc độ kinh tế - mơi trƣờng và pháp lý. Các kết quả nghiên
cứu nêu trên do mục đích và khn khổ nghiên cứu có khác nhau nên đề cập đến PPP ở
nhiều cấp độ. Có nhiều cách tiếp cận về PPP, nhƣng những kết quả nghiên cứu đều cho
thấy chủ thể gây ô nhiễm đƣợc hiểu là những chủ thể tác động đến môi trƣờng và Nhà
nƣớc (cộng đồng) là chủ thể thụ hƣởng số tiền phải trả cho hành vi gây ơ nhiễm. Việc thực
hiện PPP có nhiều hình thức khác nhau, trong đó, chủ yếu là thuế, phí và tiền bồi thƣờng
các thiệt hại về mơi trƣờng.
Thứ hai, dƣới góc độ kinh tế, các cơng trình khoa học nêu trên đã đề cập nội hàm của
PPP trong BVMT, với mục đích chính là đánh vào hành vi gây ơ nhiễm của chủ thể gây
ƠNMT để cân bằng lợi ích về mặt kinh tế khi có hành vi tác động đến môi trƣờng. Đây là
cơ sở quan trọng cho tác giả đánh giá việc sử dụng PPP trong BVMT dƣới góc độ pháp lý.
Thứ ba, dƣới góc độ pháp lý, các cơng trình và bài viết nêu trên đề cập đến bản chất
của PPP, việc thực hiện PPP nhƣ một nguyên tắc pháp lý ở một số nƣớc. Tuy nhiên, sự
khác nhau trong cách hiểu về PPP cần có lý giải. Kinh nghiệm về sử dụng các hình thức để
thực hiện PPP ở các nƣớc là những gợi mở tốt cho Việt Nam.
1.2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp tiếp cận đề tài
1.2.1. Cơ sở lý thuyết
Khi nghiên cứu về PPP, có một số lý thuyết quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên
cứu và hoàn thiện pháp luật nhƣ:
Lý thuyết về kinh tế môi trƣờng, đặc biệt là kinh tế ô nhiễm trong việc xác định ô
nhiễm nhƣ một dạng ngoại ứng (ảnh hƣởng của một hoạt động xảy ra bên trong một hệ sản
xuất lên các yếu tố khác ngồi hệ sản xuất đó). Để đạt mức ô nhiễm tối ƣu, cần giải quyết cân
bằng lợi ích giữa ngƣời sản xuất gây ơ nhiễm và ngƣời dân. Lý thuyết về quyền sở hữu đối với
môi trƣờng của Ronald Coase xác định tùy cách tiếp cận về quyền sở hữu s điều chỉnh hành
vi của chủ thể gây ô nhiễm khác nhau. Quyền sở hữu môi trƣờng có thể thuộc về tƣ nhân hay
cộng đồng chịu ô nhiễm môi trƣờng hoặc có thể thuộc về ngƣời sản xuất gây ơ nhiễm mơi

trƣờng. Theo đó, khơng cần sự can thiệp của chính phủ, sự thỏa thuận giữa những ngƣời gây ô
nhiễm và ngƣời chịu ô nhiễm thông qua thị trƣờng vẫn có thể đạt đƣợc mức hoạt động tối ƣu.
Bên cạnh đó, mơi trƣờng trong trƣờng hợp thỏa thuận thƣờng là tài sản chung, tức là
sự thỏa thuận chung giữa rất nhiều chủ thể, việc tìm ra chủ thể đại diện đứng ra thỏa thuận
là rất khó. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, cần có sự can thiệp của chính phủ nhƣ ban
hành các quy định về tiêu chuẩn ô nhiễm hoặc thuế ô nhiễm dựa vào mức thiệt hại do ô
nhiễm gây ra. Lý thuyết về chi phí ơ nhiễm của Arthur Cecil Pigou đƣợc sử dụng.
Lý thuyết về các nguyên tắc cơ bản điều hòa xung đột giữa phát triển kinh tế
và BVMT trong nền kinh tế thị trƣờng, đó là PPP và nguyên tắc “ngƣời thụ hƣởng phải trả
tiền” (BPP). Những nguyên tắc này thể hiện bản chất của quan hệ pháp lý trong lĩnh vực
mơi trƣờng (mang tính bắt buộc hay tự nguyện; vai trò của Nhà nƣớc, xã hội và doanh
nghiệp).
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu

9


Khi nghiên cứu về PPP, các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra là:
Thứ nhất, ô nhiễm theo cách hiểu của PPP và ô nhiễm theo pháp luật môi trƣờng Việt
Nam có gì khác biệt? Sự khác biệt ở các cách tiếp cận có cần phải giải quyết để đảm bảo
hiệu quả của hoạt động BVMT?
Thứ hai, pháp luật Việt Nam cần ghi nhận PPP nhƣ thế nào? Trong điều kiện Việt Nam,
để thực hiện tốt PPP cần những tiền đề gì?
Thứ ba, hồn thiện các quy định pháp luật và đảm bảo thực thi trên thực tế về PPP xuất
phát từ các nhu cầu, định hƣớng nào và theo những nội dung nào?
1.3. Kết cấu của Tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
của Tiểu luận bao gồm 4 Chƣơng sau đây:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài
Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận về nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền

Chƣơng 3: Thực trạng thực hiện nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền theo pháp luật
Việt Nam
Chƣơng 4: Nhu cầu, định hƣớng và giải pháp hồn thiện pháp luật mơi trƣờng Việt Nam
nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền

10


Chƣơng 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC
NGƢỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN
2.1. Cơ sở hình thành và q trình phát triển của ngun tắc ngƣời gây ơ nhiễm
phải trả tiền
Cuộc sống phát triển theo các quy luật của nó. Hoạt động phát triển tạo ra của cải
vật chất, giúp cải thiện chất lƣợng cuộc cống con ngƣời, đồng thời ảnh hƣởng đến môi
trƣờng thông qua việc tác động đến các yếu tố môi trƣờng. Những hoạt động của con
ngƣời nhƣ: khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm… và hoạt động
của thiên nhiên nhƣ: động đất, núi lửa, bão, lũ… làm cho môi trƣờng biến đổi. Các dạng
biến đổi cơ bản là ÔNMT, suy thối mơi trƣờng, sự cố mơi trƣờng.
Xét về mặt kinh tế, ÔNMT phụ thuộc vào tác động của chất thải, đó là hiệu ứng vật
lý đối với sinh vật nhƣ thay đổi giống loài, giảm sút năng suất sinh học; là phản ứng của
con ngƣời đối với tác động đó nhƣ khơng hài lịng, buồn phiền, lo lắng, băn khoăn. Có thể
coi sự phản ứng của con ngƣời nhƣ là sự giảm phúc lợi.
Mơi trƣờng có ba chức năng cơ bản, đó là: khơng gian sống cho con ngƣời và sinh
vật, cung cấp các nguồn tài nguyên, nơi chứa đựng phế thải sản xuất và sinh hoạt3. Nhờ có
chức năng thứ ba mà mơi trƣờng có khả năng hấp thụ, đồng hóa chất thải, biến chúng
thành những chất ít hoặc khơng độc hại, thậm chí là có lợi. Đây đƣợc xem nhƣ sức chịu tải
của môi trƣờng. Nếu lƣợng chất thải vừa phải, hoặc ít chứa chất gây ơ nhiễm, sức chịu tải
của môi trƣờng đảm bảo. Nếu vƣợt quá ngƣỡng cho phép, ÔNMT xuất hiện. Vấn đề quan
trọng là cân đối giữa các ngoại ứng tiêu cực với mức độ ơ nhiễm để duy trì sản xuất và

đảm bảo mơi trƣờng.
Trong q trình sản xuất, nếu có chi phí bên ngồi thì mức tối ƣu xã hội của hoạt
động sản xuất không trùng với mức tối ƣu cá nhân. Làm thế nào để đạt đƣợc mức tối ƣu xã
hội của hoạt động sản xuất? Nhà kinh tế học Ronald Coase4 đã đƣa ra ý tƣởng về quyền sở
hữu thông qua thị trƣờng để đạt đƣợc mức hoạt động tối ƣu này.
PPP ra đời xuất phát từ quan điểm cho rằng mơi trƣờng là một loại hàng hóa đặc
biệt. Khi khai thác, sử dụng mơi trƣờng thì các chủ thể phải trả tiền. Nhà nƣớc đứng ra để
bán quyền tác động đó. Kinh tế chính trị học định nghĩa hàng hóa là sản phẩm của lao
động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con ngƣời thơng qua trao đổi mua - bán với
nhau. Hàng hoá là một phạm trù lịch sử. Sản phẩm lao động mang hình thái hàng hố khi
3

Xem thêm Hồng Xn Cơ, Tlđd (9), tr.54; Lê Quốc Lý chủ biên, Tlđd (8), tr.39.

4

Ronald Harry Coase (1910-2013) là nhà kinh tế và tác giả ngƣời Anh. Ông là Giáo sƣ danh dự tại trƣờng luật đại học
Chicago. Coase đƣợc biết đến với hai bài nổi tiếng: "Bản chất của Cơng ty" (1937), trong đó giới thiệu các khái niệm
về chi phí giao dịch để giải thích bản chất và giới hạn của các cơng ty, và "Vấn đề chi phí xã hội" (1960) cho thấy
rằng quyền sở hữu rõ ràng có thể vƣợt qua những vấn đề của yếu tố bên ngồi. Ơng nhận giải Nobel Kinh tế năm
1991.

11


nó là đối tƣợng mua - bán trên thị trƣờng. Hàng hố có thể ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc
ở dạng phi vật thể
Hàng hóa ln có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Mơi trƣờng đáp ứng
yêu cầu của ngƣời mua (những ngƣời gây ô nhiễm) về số lƣợng và chất lƣợng, cho nên nó
có giá trị sử dụng. Cịn giá trị của mơi trƣờng đƣợc tạo ra bởi các chi phí cho việc khắc

phục, cải thiện nó. Vì thế. mơi trƣờng cũng là hàng hóa, nhƣng nó là một loại hàng hóa đặc
biệt, vì mơi trƣờng mang tính cộng đồng, mọi ngƣời đều khai thác, sử dụng và tác động
đến môi trƣờng18. Các chủ thể phải trả tiền khi có hành vi khai thác, sử dụng các yếu tố
môi trƣờng (tiền bỏ ra để mua quyền khai thác, sử dụng, quyền tác động đến môi trƣờng).
Ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ việc trả giá này là toàn thể cộng đồng và nhà nƣớc là ngƣời đại
diện đứng ra thu tiền và sử dụng tiền để tiếp tục đảm bảo việc BVMT.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, yêu cầu quan trọng đặt ra đối với hoạt động
BVMT, pháp luật mơi trƣờng nói riêng là thị trƣờng hóa các yếu tố mơi trƣờng, coi yếu tố
mơi trƣờng là hàng hóa. Những chủ thể muốn khai thác, sử dụng các yếu tố môi trƣờng
phải trả tiền mua quyền khai thác, sử dụng. Các yếu tố mơi trƣờng nhƣ: đất, nƣớc, khơng
khí, rừng, khống sản… vừa là môi trƣờng sống của con ngƣời, vừa là tƣ liệu sản xuất cho
quá trình phát triển kinh tế của con ngƣời. Hoạt động phát triển kinh tế, có thể nói, là một
q trình chuyển đổi vật chất và năng lƣợng. Chúng ta không thể tiêu hủy vật chất và năng
lƣợng theo nghĩa tuyệt đối, nên chúng s tái xuất hiện nhƣ chất thải và cuối cùng đƣợc thải
ra môi trƣờng. Nói cách khác, tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất hay tiêu thụ tài
nguyên cuối cùng đều đƣa đến những sản phẩm phế thải bằng với lƣợng tài nguyên sử
dụng cho các hoạt động này.
Bên cạnh đó, PPP còn đƣợc xác lập trên cơ sở những ƣu điểm của CCKT trong
BVMT5. CCKT là những cách thức mà qua đó Chính phủ có thể thay đổi hành vi ứng xử
của ngƣời dân nhằm mục tiêu BVMT
Các CCKT đã đƣợc xây dựng và áp dụng khá hiệu quả trong quản lý môi trƣờng
nhiều quốc gia trên thế giới. Công cụ thuế, phí mơi trƣờng đƣợc các quốc gia phát triển áp
dụng sớm nhất, từ những năm 70 của thế kỷ trƣớc. Sau đó, các CCKT trong quản lý mơi
trƣờng khác đƣợc xem xét, áp dụng tại các quốc gia phát triển. Về số lƣợng cũng nhƣ tính
phổ biến của việc áp dụng các CCKT trong quản lý môi trƣờng ở quốc gia đang phát triển
còn hạn chế nhƣng các quốc gia này cũng đã bƣớc đầu áp dụng một số CCKT trong quản
lý môi trƣờng. Theo báo cáo của các nƣớc thuộc OECD năm 1994, trong số 14 nƣớc điều
tra, đã có 150 loại CCKT đƣợc đề nghị áp dụng6. Các CCKT trong quản lý môi trƣờng
đƣợc áp dụng tại các quốc gia trên thế giới rất đa dạng. Có thể kể đến một số loại CCKT
phổ biến và chủ yếu nhƣ: tài trợ, thuế, phí BVMT, ký quỹ, đặt cọc, giấy phép xả thải có thể

chuyển nhƣợng7.
Việc sử dụng CCKT trong BVMT có những ƣu điểm rất lớn nhƣ: giúp tiết kiệm và
nâng cao hiệu quả của chi phí bỏ ra, giúp khuyến khích nhiều hơn sự đổi mới, cải tiến
5

Võ Trung Tín, Nguyễn Lâm Trâm Anh (2014), “Thuế bảo vệ mơi trƣờng – hình thức thực hiện nguyên tắc ngƣời gây
ô nhiễm phải trả tiền trong pháp luật mơi trƣờng Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 16 (272), tr.36, 37
6
Nguyễn Thế Chinh chủ biên, Tlđd (14), tr.48, 62
7
Lê Hồng Hạnh chủ biên (2002), Những nền tảng pháp lý cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, Trung tâm học liệu Đại học Sƣ phạm Hà Nội, tr.327 – 333.

12


trong công nghệ sản xuất, kinh doanh; giúp tăng hiệu quả trong sử dụng các nguồn tài
nguyên và BVMT, giúp việc quản lý môi trƣờng trở nên linh hoạt và mềm dẻo, giúp thay
đổi hành vi của cả ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, định hƣớng hành động của mỗi chủ
thể theo hƣớng ngày càng thân thiện hơn với mơi trƣờng. Chính vì thế, việc lựa chọn, xây
dựng và áp dụng các CCKT theo PPP vào hoạt động quản lý môi trƣờng tùy thuộc vào
điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia trên cơ sở tính đến hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính
cơng bằng khi thực hiện, có tính khả thi cao cũng nhƣ thực sự góp phần vào việc BVMT ở
quốc gia mình. Nhƣ vậy, các CCKT mang tính tƣơng phản với những quy định hành chính
có tính chất “mệnh lệnh – kiểm tra” thơng thƣờng. Tuy nhiên, biện pháp sử dụng các
CCKT trong BVMT cần phải đƣợc áp dụng đồng bộ, thƣờng xuyên cùng với các biện pháp
khác (biện pháp chính trị, biện pháp tuyên truyền giáo dục, biện pháp khoa học công nghệ,
biện pháp pháp lý).
Phạm vi điều chỉnh của PPP đã phát triển theo thời gian để bao gồm cả phịng ngừa
ơ nhiễm ngẫu nhiên, kiểm sốt ơ nhiễm và chi phí làm sạch. PPP ngày hôm nay là một

nguyên tắc chung đƣợc cơng nhận trong LMT quốc tế, và nó là ngun tắc cơ bản trong
chính sách mơi trƣờng của cả OECD và Liên minh châu Âu.
Tại Hoa Kỳ, trƣớc đây không chính thức cơng nhận PPP nhƣ một ngun tắc rõ
ràng hay chính sách quan trọng, nhƣng vẫn đƣa ra nhiều văn bản quy định về PPP. Đạo
luật Khơng khí năm 1970 (The Clean Air Act) và Đạo luật Nƣớc năm 1977 (The Clean
Water Act) yêu cầu các chủ thể phải trả một khoản chí phí tƣơng xứng với tính chất và
mức độ gây ơ nhiễm với chi phí riêng của họ. Sự ra đời của Đạo luật CERCLA năm 1980
(The Comprehensive Environmental Response, Compensation and Liability Act) có thể coi
là một cột mốc đáng chú ý trong sự phát triển của PPP tại Hoa Kỳ. CERCLA đƣợc ban
hành bởi Quốc hội Hoa Kỳ vào cuối năm 1980, nhằm đáp ứng mối quan tâm của quốc gia
về việc kiểm soát những chất thải độc hại đe dọa đến sức khỏe cộng đồng và các nguồn tài
nguyên thiên nhiên hữu hạn. CERCLA đã đánh dấu sự mở đầu của những nỗ lực trong
việc xác định, kiểm tra và khắc phục những khách thể bị ô nhiễm thông qua CCKT mà
trƣớc đây không đƣợc qui định rõ ràng trong bất kỳ văn bản pháp luật nào.
Tại châu Âu, PPP đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức nhƣng cũng khơng ngồi
mục đích u cầu ngƣời sử dụng hoặc gây ô nhiễm cho môi trƣờng phải đáp ứng những chi
phí cho việc thực hiện các quy định của mơi trƣờng. Trong đó, thuế, phí, và các khoản thu
là những công cụ quan trọng thúc đẩy sự áp dụng hiệu quả PPP. Bằng cách yêu cầu ngƣời
gây ô nhiễm hoặc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng bồi thƣờng cho các hoạt
động tác động xấu tới mơi trƣờng, các cơng cụ này có thể đem lại những biện pháp nhằm
định hƣớng hành động thực tiễn đối với môi trƣờng hiệu quả và tạo ra nguồn chi phí nhằm
quản lý và điều hành chính sách mơi trƣờng, tài nguyên8.
Việt Nam, PPP đƣợc ghi nhận lần đầu tiên trong Luật BVMT năm 1993, theo đó
“Tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trƣờng do hoạt động của mình phải bồi thƣờng thiệt hại
theo quy định của pháp luật”9. Sau đó, Luật BVMT năm 2005 và Luật BVMT năm 2014
tiếp tục ghi nhận bằng các quy định tƣơng tự31. Những quy định này là sự ghi nhận gián
8

Clare Coffey and Jodi Newcombe (2010), Institute for European Environmental Policy, London, The Polluter pays
principle and Fisheries: The role of Taxes and Charges, p.2-3.

9
Điều 7 Luật BVMT năm 1993

13


tiếp về PPP nhƣ một NT của hoạt động BVMT. Các quy định cụ thể về PPP lại đƣợc ghi
nhận trong các văn bản cụ thể liên quan đến những nghĩa vụ tài chính gắn với hành vi gây
ơ nhiễm, tác động xấu đến môi trƣờng, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Sự ghi nhận gián
tiếp nhƣ vậy là điểm hạn chế trong việc cụ thể hóa PPP trong các quy định pháp luật về
môi trƣờng của Việt Nam.
2.2. Nội dung của nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền
Nội dung cơ bản của PPP đƣợc thể hiện ngay trong tên gọi của nó, đó là các chủ thể
gây ra ƠNMT phải chịu chi phí cho việc khắc phục, cải thiện môi trƣờng bị ô nhiễm.
Những ngƣời khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, những ngƣời có hành vi xả thải
vào mơi trƣờng cũng nhƣ những ngƣời có hành vi khác gây tác động xấu tới môi trƣờng
đều phải trả tiền.
Các cơng ty phải chịu hồn tồn trách nhiệm về mọi thiệt hại gây ra cho môi trƣờng
từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, phải đóng góp vào cơng tác phục hồi địa điểm
bị ơ nhiễm và nhà nƣớc phải đảm bảo việc các công ty phải chịu trách nhiệm về những tổn
hại gây ra cho con ngƣời, cho sự đa dạng sinh học, cho môi trƣờng, kể cả bầu khí quyển và
các đại dƣơng; chế độ trách nhiệm này bao gồm nghĩa vụ thanh toán tài chính cho các hoạt
động tẩy độc và phục hồi.
Theo PPP, ngƣời gây ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi phí để thực hiện các biện
pháp làm giảm ơ nhiễm do chính quyền thực hiện, nhằm đảm bảo các điều kiện môi trƣờng
ở mức chấp nhận đƣợc đối với sự tồn tại và phát triển. PPP đòi hỏi các chi phí giải quyết ơ
nhiễm s do những ngƣời gây ra nó phải trả. Mục tiêu trƣớc hết của nó là tiếp thu các yếu
tố ngoại ứng về môi trƣờng của hoạt động kinh tế, do đó giá cả hàng hóa và dịch vụ phải
phản ánh đầy đủ các chi phí về môi trƣờng. Các bên gây ô nhiễm (đƣợc phép thực hiện
nhƣng) phải trả tiền cho những thiệt hại mà họ gây ra cho môi trƣờng tự nhiên.

Lúc mới ra đời, PPP đƣợc xem là cách thức chuyển trách nhiệm xử lý chất thải từ
các Chính phủ (mà ngƣời đóng thuế để xử lý ơ nhiễm chính là nhân dân) sang cho các chủ
thể đã gây ra ô nhiễm. Bất kể một doanh nghiệp nào, trong quá trình hoạt động sản xuất
sản xuất kinh doanh mà thải ra các loại chất độc hại gây ÔNMT, đều phải trả tiền. Theo
PPP, ngƣời gây ÔNMT, cho dù là ngƣời sản xuất hay là ngƣời tiêu dùng, phải chịu trách
nhiệm về các chi phí để khắc phục những tổn thất về mơi trƣờng mà chính họ gây ra; nói
cụ thể hơn là ngƣời gây ÔNMT phải nộp một số tiền tƣơng ứng với mức ÔNMT mà họ
gây ra. Do trong nhiều trƣờng hợp các tổ chức, cá nhân có thể thay đổi hành vi của mình
theo hƣớng tránh hoặc làm giảm đƣợc mức độ ô nhiễm, nên việc xử lý ô nhiễm cần đƣợc
tài trợ bởi chính những ngƣời đã gây ra nó. PPP địi hỏi ngƣời gây ơ nhiễm phải chịu các
chi phí phịng ngừa, kiểm sốt và làm sạch ơ nhiễm.
Nhƣ đã trình bày, PPP xuất phát từ những luận điểm khoa học của A. Pigou về nền
kinh tế phúc lợi. Trong đó, nội dung quan trọng nhất đối với một nền kinh tế lý tƣởng là
giá cả các loại hàng hố và dịch vụ có thể phản ánh đầy đủ các chi phí xã hội, kể cả các chi
phí mơi trƣờng (bao gồm các chi phí chống ơ nhiễm, khai thác tài nguyên cũng nhƣ những
dạng ảnh hƣởng khác tới môi trƣờng). Giá cả phải phản ánh đúng những chi phí sản xuất
và tiêu dùng hàng hố và dịch vụ. Nếu không s dẫn đến việc sử dụng bừa bãi các nguồn
tài nguyên, làm cho ô nhiễm trở nên trầm trọng hơn so với mức tối ƣu đối với xã hội. PPP

14


chủ trƣơng sửa chữa những bất cập do khơng tính chi phí mơi trƣờng trong giá thành hàng
hóa và dịch vụ hoặc tính thiếu bằng cách bắt buộc những ngƣời gây ô nhiễm phải tiếp thu
đầy đủ chúng vào chi phí sản xuất. Với tƣ cách là một trong các nguyên tắc cơ bản và chủ
yếu của công tác quản lý môi trƣờng ở nhiều quốc gia trên thế giới, PPP yêu cầu những
ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ÔNMT gây ra và các chi phí xử lý, hồi
phục mơi trƣờng bị ơ nhiễm, đồng thời ngƣời sử dụng các thành phần của môi trƣờng cũng
phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ơ nhiễm đó.
Luật BVMT năm 2014 định nghĩa: “ƠNMT là sự biến đổi các thành phần môi

trƣờng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng và tiêu chuẩn môi trƣờng, gây
ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời, sinh vật”10. Khái niệm ÔNMT theo Luật BVMT đƣợc xem
là căn cứ để xác định một hành vi có phải là hành vi gây ƠNMT hay khơng. Theo đó, một
hành vi bị coi là hành vi gây ÔNMT phải thoả mãn các dấu hiệu:
Thứ nhất, có sự thay đổi tính chất mơi trƣờng. Sự thay đổi tính chất mơi trƣờng
đƣợc hiểu là tình trạng mơi trƣờng với các chỉ số lý, hố, sinh học thay đổi theo chiều
hƣớng xấu đi, vƣợt quá khả năng tự lọc thải của môi trƣờng, làm đảo lộn trạng thái cân
bằng của môi trƣờng. Lúc này, các chỉ số mơi trƣờng khơng cịn phù hợp nữa và do đó, nó
có thể dẫn đến sự thay đổi nồng độ khí ơxy, khí cácbon…trong khơng khí hay sự thay đổi
thành phần các chất trong nƣớc.
Thứ hai, phải có sự vi phạm quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng và tiêu chuẩn mơi
trƣờng. Đó là mức giới hạn của các thơng số về chất lƣợng môi trƣờng xung quanh, hàm
lƣợng của các chất gây ơ nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý đƣợc cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền, các tổ chức ban hành hoặc công bố dƣới dạng văn bản bắt
buộc hoặc tự nguyện áp dụng để BVMT11. Điều đó có nghĩa rằng, khơng phải bất cứ hành
vi nào tác động và làm thay đổi tính chất mơi trƣờng đều bị coi là hành vi gây ơ nhiễm, mà
địi hỏi hành vi đó phải làm cho tính chất mơi trƣờng thay đổi theo hƣớng vƣợt quá hoặc
thấp hơn mức giới hạn của những thông số nhất định. Đó là những chuẩn mực, giới hạn
cho phép đƣợc quy định để phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nƣớc về mơi trƣờng.
ƠNMT theo Luật BVMT năm 2014 đƣợc hiểu ở góc độ vi phạm pháp luật mơi
trƣờng, cịn ƠNMT theo PPP thƣờng đƣợc tiếp cận ở hành vi hợp pháp. Theo đó, ngƣời
phải trả tiền theo PPP bao gồm những chủ thể có hành vi gây tác động xấu tới môi trƣờng
theo quy định của pháp luật (gây ô nhiễm trong phạm vi khuôn khổ pháp luật cho phép),
những chủ thể khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên (đƣợc xác định chủ yếu vào mục
đích, quy mơ của việc sử dụng và ảnh hƣởng đến mơi trƣờng của việc sử dụng) và chủ thể
có hành vi xả thải vào môi trƣờng.
Qua thực tiễn áp dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu của công tác BVMT, phát huy sự ƣu
việt của việc sử dụng các CCKT trong lĩnh vực môi trƣờng mà nội dung của PPP đã không
ngừng đƣợc mở rộng. Đối tƣợng phải trả tiền theo nguyên tắc không chỉ dừng lại ở những
ngƣời gây ô nhiễm mà còn bao gồm cả những đối tƣợng khai thác, sử dụng các thành phần

môi trƣờng. Việc trả tiền cho hành vi gây ô nhiễm không chỉ dừng lại ở việc thông qua các
10
11

Khoản 8 Điều 3 Luật BVMT năm 2014
Khoản 5, khoản 6 Điều 3 Luật BVMT năm 2014

15


cơng cụ tài chính dƣới dạng những nghĩa vụ phải thực hiện với Nhà nƣớc nhƣ đề xuất của
A. Pigou mà cịn thơng qua quan hệ thị trƣờng nhƣ phí phải trả cho việc sử dụng dịch vụ,
tiền mua hạn ngạch xả thải…
Tuy nhiên, không phải mọi trƣờng hợp gây ÔNMT đều phải trả tiền. Những trƣờng
hợp không phải trả tiền phụ thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia, thông thƣờng là những
chủ thể khai thác, sử dụng môi trƣờng, tác động vào môi trƣờng để phục vụ cho nhu cầu
thiết yếu mang tính tự nhiên thì khơng phải trả tiền. Ví dụ, Điều 24 Luật Tài nguyên nƣớc
năm 1998 của Việt Nam quy định những trƣờng hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc
với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình hoặc khai thác, sử dụng khơng nhằm mục đích
kinh doanh thì khơng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính (sau này đƣợc tiếp tục quy định lại
trong Điều 44 Luật Tài nguyên nƣớc năm 2012). Có thể hiểu, họ khơng phải trả tiền mặc
dù có hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Cần phân biệt các hình thức trả tiền theo PPP với tiền phạt VPHC trong lĩnh vực
môi trƣờng. Đây là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải nộp khi có các hành vi vi
phạm các quy định quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực BVMT do đƣợc thực hiện một cách
cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị phạt tiền,
cụ thể là các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phịng, chống, khắc phục ơ nhiễm,
suy thối, sự cố mơi trƣờng, về thực hiện cam kết BVMT, báo cáo đánh giá tác động môi
trƣờng và các quy định khác về BVMT. Các hình thức trả tiền cho hành vi gây ơ nhiễm
theo PPP có đặc điểm quan trọng là hành vi gây ơ nhiễm cịn trong giới hạn cho phép của

pháp luật, trong khi tiền phạt VPHC chỉ nảy sinh khi có hành vi vi phạm quy định của
pháp luật trong lĩnh vực BVMT nhƣng chƣa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong khi các hình thức trả tiền theo PPP phải có hậu quả là gây ƠNMT (theo nghĩa rộng),
thì các chủ thể vi phạm quy định pháp luật hành chính về lĩnh vực BVMT, dù hành vi đó
có gây tác động xấu cho môi trƣờng hay chƣa vẫn phải chịu tiền phạt. Phạt VPHC trong
lĩnh vực BVMT đƣợc xem nhƣ một trong những cách thức đảm bảo thực hiện nghĩa vụ
nộp tiền của chủ thể gây ơ nhiễm khi có hành vi gây ô nhiễm theo PPP nhƣng họ không
thực hiện.
2.3. Mục đích và yêu cầu của nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền
2.3.1. Mục đích của nguyên tắc
PPP, trƣớc hết nhằm mục đích đảm bảo sự cơng bằng trong việc khai thác, sử dụng
và BVMT. Môi trƣờng là của chung, nếu nhƣ mơi trƣờng xấu đi thì tất cả các chủ thể trong
phạm vi ảnh hƣởng đều phải gánh chịu, trong khi sự đóng góp vào việc làm xấu đi của mơi
trƣờng là khơng giống nhau. S có những chủ thể trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh
doanh cũng nhƣ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa… gây ra ƠNMT lớn hơn các chủ thể khác.
Khơng thể so sánh một ngƣời đi bộ đến nơi làm việc với những ngƣời sử dụng xe đạp, xe
buýt; càng không thể so sánh những ngƣời sử dụng xe gắn máy, hoặc ô tô đến nơi làm
việc. Cũng nhƣ không thể đánh đồng việc xả thải của một doanh nghiệp dệt nhuộm với
quy mô vài chục nhân công, hoạt động trong cụm làng nghề tập trung với việc xả thải của
một doanh nghiệp sản xuất thép với hàng trăm nhân công trong các khu công nghiệp, khu
chế xuất. Mức độ ô nhiễm của các chủ thể là khác nhau. Ngƣời nào gây ra ô nhiễm cho

16


mơi trƣờng nhiều hơn thì phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nặng hơn - đây là l công
bằng tối thiểu.
Trong thực tế, các cơ quan quản lý nhà nƣớc có thể ban hành ra các chính sách, quy
định nhằm ngăn cấm hoặc hạn chế một hành vi nào đó trong lĩnh vực BVMT, đây chính là
biện pháp mang tính mệnh lệnh - hành chính. Tuy nhiên, việc ban hành các quy định này là

khơng hề đơn giản vì phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố. Trong khi đó, việc sử dụng CCKT
trên cơ sở PPP là biện pháp mang tính thị trƣờng, có hiệu quả cao hơn hẳn vì tạo ra chi phí
thấp nhất cho xã hội.
PPP cịn có mục đích quan trọng là tạo nguồn kinh phí cho hoạt động BVMT. Nhu
cầu tài chính cho các hoạt động BVMT ở hầu hết các quốc gia đều rất lớn. Chẳng hạn, tại
Việt Nam, hàng năm, Nhà nƣớc dành 1% tổng chi ngân sách để chi cho sự nghiệp
BVMT12, trong khi nhu cầu tài chính cho BVMT rất cao. Khoảng 24.246 tỉ đồng đƣợc chi
hàng năm để “đầu tƣ phát triển”, tức chi cho các chƣơng trình, dự án của ngành TN&MT;
ngành cấp nƣớc và xử lý rác thải, nƣớc thải và chi lồng ghép từ nhiều chƣơng trình nhƣ
Chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh nơng thơn
2.3.2. Yêu cầu của nguyên tắc
Để thực hiện nguyên tắc thì phải đảm bảo những yêu cầu: số tiền phải trả cho hành
vi gây ơ nhiễm phải tƣơng xứng với tính chất và mức độ gây tác động xấu đến môi trƣờng;
tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải đủ sức tác động đến lợi ích, đến hành vi của các
chủ thể. Tiền ở đây phải mang tính ngang giá nhƣng khơng phải thu mang tính tƣợng
trƣng, phải thu đúng, thu đủ. Ví dụ, để hạn chế việc sử dụng các phƣơng tiện giao thông cơ
giới, Nhà nƣớc áp dụng thí điểm thu phí BVMT đối với các phƣơng tiện này, đối với xe
gắn máy, 300.000 đồng/xe/năm và xe hơi, 5.000.000 đồng/xe/năm.
Việc đánh thuế và phí đƣợc xem là CCKT để điều tiết việc sử dụng mặt hàng xăng
dầu, từ đó vừa hạn chế khí thải gây ơ nhiễm vừa tạo nguồn thu đầu tƣ trở lại cho môi
trƣờng. Lúc này s góp phần hạn chế lƣu thơng, giải quyết sự tắc ngh n giao thơng, giảm
bớt lƣợng khí thải vào môi trƣờng, đồng thời cũng tạo thêm nguồn thu cho ngân sách. Tuy
nhiên nếu việc thu phí này thấp q (100 đồng/1 lít xăng chẳng hạn), s khơng tác động
đáng kể gì và ngƣời ta vẫn chấp nhận bỏ tiền ra để nộp vì thu nhƣ thế là thu tƣợng trƣng.
Quy định tại Điều 148 Luật BVMT năm 2014 của Việt Nam là một ví dụ về việc sự
thể hiện yêu cầu của PPP vào trong pháp luật quốc gia, theo đó mức phí BVMT phải đƣợc
quy định trên cơ sở khối lƣợng chất thải ra môi trƣờng, quy mô ảnh hƣởng tác động xấu
đối với môi trƣờng cũng nhƣ mức độ độc hại độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với
môi trƣờng và sức chịu tải của môi trƣờng tiếp nhận chất thải. Nếu số tiền phải trả cho
hành vi gây ô nhiễm không tƣơng xứng với tính chất, mức độ gây tác động xấu đến môi

trƣờng, không đủ sức tác động đến lợi ích và hành vi của các chủ thể có liên quan thì s
khơng đảm bảo đƣợc cơng bằng, hợp lý trong việc hƣởng dụng và BVMT, không định
hƣớng đƣợc hành vi tác động của các chủ thể vào môi trƣờng theo hƣớng có lợi cho mơi
trƣờng. Đồng thời, nguồn kinh phí cho hoạt động BVMT s khơng đƣợc đảm bảo trong
12

“Bảo vệ môi trƣờng chiếm 1% tổng chi ngân sách nhà nƣớc”, (truy cập ngày 2/2021).

17


những trƣờng hợp này. Nói cách khác, nếu số tiền phải trả khơng ngang giá mà chỉ mang
tính tƣợng trƣng thì các chủ thể s sẵn sàng chấp nhận bỏ tiền ra để đóng mà khơng quan
tâm đến hậu quả xảy đến cho mơi trƣờng, khi đó s khơng thể hạn chế việc gây ÔNMT của
các chủ thể.

18


Chƣơng 3
THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC NGƢỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Việt Nam, PPP đƣợc thể hiện và thực hiện chủ yếu thơng qua các hình thức:
1. Pháp luật về thuế BVMT;
2. Pháp luật về thuế tài nguyên;
3. Pháp luật về phí BVMT;
4. Pháp luật về BTTH do ƠNMT gây ra.
Trong đó, thuế BVMT, phí BVMT thể hiện cách tiếp cận từ hành vi gây tác động
xấu của chủ thể gây ô nhiễm; thuế tài nguyên là cách tiếp cận từ hành vi khai thác, sử dụng
các yếu tố môi trƣờng. Những khoản tiền này đánh vào hành vi gây ô nhiễm trên cơ sở can

thiệp của Nhà nƣớc buộc chủ thể gây ô nhiễm phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Tác giả
cũng chọn BTTH do ƠNMT gây ra để phân tích nhƣ là một hình thức có sự đối trọng giữa
bên gây ơ nhiễm với bên bị ơ nhiễm, trong đó, Nhà nƣớc có thể đóng vai trị là chủ thể đại
diện cho chủ thể có quyền sở hữu mơi trƣờng chung. Đồng thời, tác giả có đề cập một số
quy định khác nhƣ chế tài hành chính, chế tài hình sự và hoạt động tuyên truyền, giáo dục
nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả PPP.
3.1. Thực hiện nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền thông qua pháp luật về
thuế bảo vệ môi trƣờng
3.1.1. Khái niệm về thuế bảo vệ môi trƣờng
Thuế BVMT là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hoá khi sử dụng gây tác
động xấu đến mơi trƣờng13. Theo đó, căn cứ để phân biệt thuế BVMT với các loại thuế
khác trong hệ thống thuế hiện hành ở các đặc điểm: i) Đây là loại thuế gián thu; tiền thuế
BVMT là một bộ phận cấu thành trong giá cả của hàng hóa chịu thuế khi bán ra thị trƣờng;
ngƣời chịu thuế là ngƣời tiêu dùng hàng hóa gây ƠNMT, ngƣời nộp thuế là chủ thể sản
xuất, nhập khẩu hàng hóa gây ơ nhiễm; ii) Đối tƣợng chịu thuế BVMT là hàng hóa có tác
động xấu tới môi trƣờng; iii) Thuế BVMT chỉ điều tiết một lần vào khâu đầu tiên hình
thành nên hàng hóa chịu thuế trên thị trƣờng nội địa; iv) Mục tiêu quan trọng nhất của thuế
BVMT là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, bảo đảm phát triển bền vững14.
Thuế BVMT làm tăng giá sản phẩm, hàng hố. Từ đó, có thể sử dụng thuế để kích
thích và điều chỉnh sản xuất và tiêu dùng theo hƣớng BVMT. Đối với cả ngƣời tiêu dùng
(muốn mua với giá thấp hơn) và nhà sản xuất (bán đƣợc nhiều sản phẩm hơn, lợi nhuận
cao hơn) thì thuế BVMT s có nhiều tác dụng khuyến khích, điều chỉnh định hƣớng sản
xuất và tiêu dùng theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng hơn. Tuy nhiên, giá cả chỉ là một
trong nhiều yếu tố tác động tới hành vi của nền kinh tế. Thành công của thuế BVMT trong
13

Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế BVMT
Trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật thuế, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam,
tr.237-240
14


19


việc điều chỉnh hành vi kinh tế còn phụ thuộc vào từng thị trƣờng cụ thể đối với từng đối
tƣợng đánh thuế.
Luật BVMT năm 2005 sử dụng cụm từ “thuế môi trƣờng”, và dành một Điều quy
định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số loại sản phẩm gây tác
động xấu, lâu dài đến môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời thì phải nộp thuế môi trƣờng”15.
Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài, quy định về thuế mơi trƣờng khơng có hƣớng dẫn cụ
thể để áp dụng. Năm 2010, Quốc hội thông qua Luật Thuế BVMT16, thuế môi trƣờng thay
đổi bằng thuế BVMT và đƣợc quy định thống nhất trong Luật Thuế BVMT. Luật BVMT
năm 2014 theo đó cũng khơng cịn quy định về thuế môi trƣờng.
Để thực hiện chi tiết Luật Thuế BVMT, ngày 08 tháng 8 năm 2011, Chính phủ ban
hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thuế BVMT (sau đây gọi là Nghị định số 67/2011/NĐ-CP). Ngày 11 tháng 11
năm 2011, Bộ Tài chính ban hành Thơng tƣ số 152/2011/TT-BTC hƣớng dẫn thi hành
Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết
và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế BVMT (sau đây gọi là Thơng tƣ số
152/2011/TT-BTC). Trong q trình thực hiện, ngày 14 tháng 9 năm 2012, Chính phủ ban
hành Nghị định số 69/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 Nghị định số
67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn
thi hành một số điều của Luật Thuế BVMT.
3.1.2. Nội dung pháp luật về thuế bảo vệ môi trƣờng
Luật Thuế BVMT quy định nhiều nội dung nhƣ: đối tƣợng chịu (khơng chịu) thuế,
ngƣời nộp thuế, phƣơng pháp tính thuế, biểu khung thuế, thời điểm tính thuế, khai thuế,
hồn thuế… Tiểu luận tập trung phân tích các nội dung liên quan đến PPP.
Thứ nhất, về đối tƣợng chịu thuế BVMT
Đối tƣợng chịu thuế BVMT là hàng hóa, dịch vụ, tài sản, thu nhập hoặc những lợi
ích vật chất khác mà sắc thuế tác động đến để phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của đối tƣợng

nộp thuế17. Đối tƣợng chịu thuế theo quy định của Luật Thuế BVMT là những hàng hóa
đƣợc sản xuất, nhập khẩu mà khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trƣờng18.
Luật thuế BVMT đã đƣa 5 nhóm hàng hố vào diện thuế BVMT (đây là năm nhóm hàng
hóa lớn mà khi sử dụng gây ơ nhiễm trên diện rộng) là phù hợp.
a) Đối với xăng, dầu, mỡ nhờn: đây là các sản phẩm có chứa chì, lƣu huỳnh, benzen,
cadimi, bari, hydrocacbon thơm, hydrocacbon nặng và một số chất phụ gia, ngay cả khi
15

Khoản 1 Điều 112 Luật BVMT năm 2005
Luật này đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15
tháng 11 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2012
17
Trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Tlđd (77), tr.49
18
Điều 3 Luật Thuế BVMT, Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP, Điều 1 Thông tƣ số 152/2011/TT-BTC quy định
đối tƣợng chịu thuế BVMT bao gồm: 1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm: a) Xăng, trừ etanol, b) Nhiên liệu bay, c) Dầu
diezel, d) Dầu hỏa, đ) Dầu mazut, e) Dầu nhờn, g) Mỡ nhờn; 2. Than đá, bao gồm: a) Than nâu, b) Than an-tra-xít
(antraxit), c) Than mỡ, d) Than đá khác; 3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC); 4. Túi ni lông thuộc diện
chịu thuế; 5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng; 6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng; 7. Thuốc bảo
quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng; 8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng
16

20


chƣa đƣợc sử dụng, các chất chứa trong các loại xăng dầu đã phát thải ra môi trƣờng và
gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời.
b) Đối với than đá: khi than đƣợc sử dụng cho mục đích đốt cháy s thải ra mơi trƣờng các
loại khí nhƣ CO2, SO2... đều là các khí gây ảnh hƣởng xấu đến sức khoẻ con ngƣời.
c) Đối với môi chất làm lạnh chứa hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC): đƣợc sử dụng

trong một số lĩnh vực cơng nghiệp nhƣ làm lạnh, điều hồ khơng khí. . Sự phát thải chất
HCFC vào khí quyển làm ơ nhiễm bầu khơng khí, là ngun nhân chính làm suy giảm tầng
ơzơn và gây hiệu ứng nhà kính.
d) Đối với túi ni lông (túi nhựa xốp): là loại túi đƣợc làm từ màng nhựa đơn HDPE (High
Density Polyethilene resin) hoặc LLDPE (Linear Low Density Polyethilen resin). Túi nhựa
xốp phải trải qua thời gian rất lâu để phân hủy, có thể tới hàng trăm năm hoặc khơng thể tự
phân hủy đƣợc
e) Đối với thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng: đây là những hợp chất có
nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổng hợp từ các chất hóa học đƣợc dùng để phịng trừ dịch hại
trên cây trồng và bảo quản nông sản.
Thứ hai, ngƣời nộp thuế BVMT
Ngƣời nộp thuế BVMT đƣợc quy định tại Điều 5 Luật Thuế BVMT. Theo đó,
ngƣời nộp thuế BVMT là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hoá thuộc
đối tƣợng chịu thuế. Quy định này phù hợp với Điều 112 Luật BVMT năm 2005 trƣớc
đây: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm gây tác động
xấu lâu dài đến mơi trƣờng và sức khỏe con ngƣời thì phải nộp thuế BVMT”. Nhƣ vậy,
theo quy định, các tổ chức, cá nhân có hành vi nhập khẩu hoặc sản xuất hàng hóa thuộc
diện chịu thuế BVMT s là ngƣời nộp thuế BVMT. Những chủ thể thực hiện hành vi kinh
doanh, mua đi, bán lại hàng hóa chịu thuế khơng phải kê khai, nộp thuế BVMT. Cũng
giống nhƣ thuế tài nguyên, những hành vi nhập khẩu và sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu
thuế BVMT phải là hành vi hợp pháp. Ngƣời nộp thuế BVMT theo quy định Luật Thuế
BVMT phù hợp với cách hiểu về ngƣời gây ô nhiễm theo PPP. Trong trƣờng hợp này, số
tiền trả cho hành vi gây ô nhiễm đánh vào chủ thể gây ra ô nhiễm ở giai đoạn đầu, mang
tính dự đốn. Bởi vì những sản phẩm gây tác động xấu, lâu dài đến môi trƣờng và sức
khỏe con ngƣời trên thực tế chƣa gây ô nhiễm.
Thứ ba, về mức thuế suất thuế BVMT
Thuế suất của thuế BVMT là mức thuế tuyệt đối, đƣợc quy định theo Biểu khung
thuế của Điều 8 Luật Thuế BVMT, cụ thể:
Thuế suất đối với nhóm đối tƣợng chịu thuế là xăng, dầu, mỡ nhờn: biên độ khung
thuế suất đối với xăng, dầu, mỡ nhờn là khá rộng; mức thuế suất cao nhất là 4.000 đồng/lít

đƣợc áp dụng đối với xăng, trừ etanol; mức thuế suất thấp nhất là 300 đồng/lít hoặc
kilogam. Quy định về biên độ dao động của các mức thuế suất có thể tạo sự chủ động, linh
hoạt trong vấn đề nộp thuế và chính sách điều hành nền kinh tế.
Thuế suất đối với nhóm đối tƣợng chịu thuế là than đá: mức thuế suất cao nhất là
than an-tra-xít, với mức thuế suất là 50.000 đồng/tấn, mức thuế nhất thấp nhất là 10.000
đồng/tấn, đƣợc áp dụng đối với than nâu, than mỡ và các loại than đá khác.

21


Thuế suất đối với dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC): mức thuế suất
đƣợc quy định dao động từ 1.000 - 5.000 đồng/kg là khá cao; tuy nhiên biên độ mức thuế
là rất rộng nên dễ tạo ra sự tuỳ tiện đối với việc thu thuế.
Thuế suất đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế từ 30.000 - 50.000 đồng/kg. Việc
quy định mức thuế suất này là khá cao, s có tác động giảm đáng kể đến sản xuất, buộc các
nhà sản xuất túi ni lơng phải có phƣơng án chuyển đổi sản xuất sản phẩm khác.
Thuế suất đối với thuốc diệt cỏ, thuốc trừ mối, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử
trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng mức thấp nhất là từ 500 đồng/kg và cao nhất chỉ
3.000 đồng/kg. Việc thu thuế s làm tăng chi phí sản xuất, phần nào đó s gây khó khăn
khó khăn cho hoạt động sản xuất của ngƣời nông dân. Quy định mức thuế đối với nhóm
đối tƣợng này để nhằm nâng cao ý thức của ngƣời nông dân, hƣớng nông dân sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật hợp lý hơn.
Thứ tƣ, về căn cứ tính thuế thuế BVM
Căn cứ tính thuế đƣợc quy định tại Điều 6 Luật Thuế BVMT19. Theo đó, căn cứ tính
thuế BVMT là số lƣợng hàng hố tính thuế và mức thuế tuyệt đối. Số lƣợng hàng hoá đƣợc
quy định nhƣ sau: đối với hàng hoá sản xuất trong nƣớc, số lƣợng hàng hố tính thuế là số
lƣợng hàng hoá sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho; đối với hàng hoá nhập
khẩu, số lƣợng hàng hố tính thuế là số lƣợng hàng hố nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối
để tính thuế đƣợc quy định tại Điều 8 của Luật Thuế BVMT.
Phƣơng pháp tính thuế là số thuế BVMT phải nộp bằng số lƣợng đơn vị hàng hoá

chịu thuế nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá. Việc quy định
thuế suất tuyệt đối nhằm đảm bảo tính khả thi của loại thuế này khi bƣớc đầu áp dụng ở
Việt Nam, đáp ứng yêu cầu điều tiết thuế đơn giản, dễ tính, dễ thu và dễ quản lý. Tuy
nhiên, quy định nhƣ vậy rất khó đảm bảo các yêu cầu của PPP.
Thuế BVMT chỉ nộp một lần đối với hàng hoá sản xuất hoặc nhập khẩu và nộp vào
ngân sách nhà nƣớc tại Kho bạc nhà nƣớc, tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ
khai thuế, thông qua tổ chức đƣợc cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế hoặc thông qua
ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp
luật. Tiền thu đƣợc từ thuế BVMT đƣợc hạch tốn tồn bộ vào ngân sách nhà nƣớc và
đƣợc chi cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của Luật Ngân sách
nhà nƣớc.
3.1.3. Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế bảo vệ môi
trƣờng
Luật Thuế BVMT qua 7 năm áp dụng, đã bộc lộ một số hạn chế sau:
- Thứ nhất, về đối tƣợng đối tƣợng chịu thuế. Luật Thuế BVMT quy định 8 nhóm sản
phẩm hàng hóa thuộc diện chịu thuế nhƣ đã phân tích là chƣa đầy đủ. Trên thực tế, có
nhiều sản phẩm, hàng hóa mà việc sử dụng có khả năng gây ÔNMT nhƣng lại chƣa đƣợc
đƣa vào diện điều chỉnh của Luật Thuế BVMT. Ví dụ nhƣ các chất tẩy rửa trong cơng
nghiệp, thuốc lá, chất thải phóng xạ. Khơng nhiều hàng hóa đƣợc đƣa vào danh mục chịu

19

Quy định cụ thể tại Điều 3, Điều 4 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP; Điều 5 Thông tƣ số 152/2011/TT-BTC

22


thuế BVMT là một trong những lý do khiến cho thuế BVMT mặc dù là thuế gián thu
nhƣng lại ít đƣợc ngƣời tiêu dùng quan tâm, số thu thuế cũng chƣa tƣơng xứng.
- Thứ hai, về căn cứ tính thuế BVMT là số lƣợng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối.

Luật Thuế BVMT xác định tính thuế BVMT theo mức thuế tuyệt đối để đơn giản, minh
bạch trong thực hiện, ổn định số thu cho ngân sách. Tuy nhiên, khoảng cách giữa mức tối
thiểu và mức tối đa áp dụng cho một loại hàng hóa là tƣơng đối lớn nhất, dẫn tới khả năng
việc áp dụng s không thống nhất đối với các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng
nhƣng tại các địa phƣơng khác nhau
- Thứ ba, về biên độ khung thuế suất. Biên độ khung thuế suất quy định là quá rộng đối với
hầu hết các nhóm hàng, mặt hàng. Thơng tƣ số 152/2011/TT-BTC xác định túi ni lông
thuộc diện chịu thuế (túi nhựa xốp) là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn
HDPE (high density polyethylene resin) nhƣng không xác định rõ áp dụng với loại túi đơn
lớp hay đơn nguyên liệu. Thực tế có những loại túi làm từ nhiều nguyên liệu nhƣng cũng
chỉ một lớp. Khi đánh thuế, cơ quan thực thi cứ thấy túi có chữ "PE” là đánh thuế, bất kể
đó là túi một lớp hay nhiều lớp. Điều này làm cho giá bán hàng tăng, dễ mất năng lực cạnh
tranh đối của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nhựa nƣớc ngoài85. Hoặc nhƣ túi
nilon là 1 trong 8 nhóm hàng hóa thuộc đối tƣợng chịu thuế với mức thu từ 30.000 –
50.000 đồng/kg. Đối với cán bộ thuế khơng có trình độ kỹ thuật chun mơn ngành nhựa,
khó có thể phân biệt loại nào đánh thuế với mức 30.000đ/kg, loại nào đánh thuế với mức
50.000đ/kg, dễ dẫn tới khả năng áp dụng tùy tiện hay một số tiêu cực trong việc tính thuế.
- Thứ tư, việc tỷ lệ thu thuế BVMT và chi cho hoạt động BVMT chưa tương thích. Theo báo
cáo của Bộ Tài chính, nguồn thu ngân sách nhà nƣớc từ thuế BVMT và chi sự nghiệp
BVMT qua các năm ln có sự chênh lệch. Gần đây nhất, số liệu từ Báo cáo ngân sách nhà
nƣớc năm 2016 của Bộ Tài chính cho thấy dự toán thu từ thuế BVMT năm 2015 là 12.939
tỷ đồng (trong khi dự toán chi sự nghiệp BVMT năm 2015 là 11.400 tỷ đồng); ƣớc thực
hiện thu từ thuế BVMT năm 2015 là 27.020 tỷ đồng (ƣớc thực hiện chi sự nghiệp BVMT
năm 2015 là 11.746 tỷ đồng); dự toán thu thuế BVMT năm 2016 là 38,742 tỷ đồng (dự
toán chi sự nghiệp BVMT năm 2016 là 12.290 tỷ đồng)87. Điều này hồn tồn khơng phù
hợp về mặt lý luận của PPP và càng không phù hợp khi chi cho sự nghiệp BVMT từ rất
nhiều nguồn khác. Bởi l , tiền thu từ hành vi gây ƠNMT khơng chi tƣơng thích cho hoạt
động BVMT nên việc mở rộng (hay thu hẹp) đối tƣợng chịu thuế, tăng (hay giảm) thuế
suất… chủ yếu giải quyết cho mục đích có nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc chứ không
hƣớng đến mục đích BVMT.

3.2. Thực hiện ngun tắc ngƣời gây ơ nhiễm phải trả tiền thông qua pháp luật về
thuế tài nguyên
3.2.1. Khái niệm về thuế tài nguyên
Tài nguyên, theo nghĩa chung nhất, đƣợc hiểu là những yếu tố mà con ngƣời có thể
khai thác, sử dụng đƣợc để phục vụ cho nhu cầu (tồn tại và phát triển) của mình. Đó có thể
là yếu tố tự nhiên hay yếu tố xã hội. Tài nguyên có thể là những yếu tố tự nhiên (gọi là tài
nguyên thiên nhiên), tức là những yếu tố khơng phụ thuộc vào ý chí con ngƣời, khơng chỉ
giới hạn trong phạm vi trái đất nhƣ: tài nguyên đất – địa quyển, tài nguyên nƣớc – thủy

23


quyển, tài nguyên sinh vật – sinh quyển, tài nguyên khoáng sản – khoáng quyển... Tài
nguyên thiên nhiên s mở rộng cùng với khả năng khai thác, sử dụng của con ngƣời.
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng sản, nguồn
lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nƣớc đầu tƣ,
quản lý là tài sản cơng thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý”97.
Thuế tài nguyên là loại thuế thu vào hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên trên
lãnh thổ Việt Nam của các tổ chức, cá nhân. Đây là một trong các loại thuế thu vào hành vi
sử dụng một số tài sản của quốc gia, đánh vào hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên trên
lãnh thổ Việt Nam của các tổ chức, cá nhân. Hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên là sự
kiện pháp lý làm phát sinh thuế tài nguyên chứ không phải hành vi sử dụng tài nguyên
thiên nhiên. Thuế tài nguyên là một khoản thu của ngân sách nhà nƣớc đối với ngƣời sử
dụng các thành phần môi trƣờng về việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong
quá trình sản xuất. Thuế tài nguyên là loại thuế trực thu, tức ngƣời nộp thuế cũng chính là
ngƣời chịu thuế. Thuế tài ngun có vai trị đặc thù trong việc thực hiện quản lý nhà nƣớc
đối với hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. Trong quá trình
thu nộp thuế tài nguyên, cụ thể là thông qua việc đăng ký, kê khai, nộp thuế; Nhà nƣớc có
đƣợc những thơng tin cần thiết về tình hình khai thác tài nguyên thiên nhiên để kịp thời đề

ra các biện pháp quản lý phù hợp với thực tiễn. Mục đích của thuế tài nguyên là nhằm hạn
chế những nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên không hợp lý; hạn chế các tổn thất tài
nguyên thiên nhiên trong quá trình khai thác và sử dụng; tạo nguồn thu cho ngân sách và
điều hoà quyền lợi của các tầng lớp dân cƣ về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Trƣớc năm 1990, Nhà nƣớc ban hành một số chế độ thu đối với hoạt động khai thác
tài nguyên thiên nhiên do cá nhân, tổ chức trong nƣớc thực hiện nhƣ tiền nuôi rừng đối với
các chủ thể khai thác sản phẩm rừng tự nhiên, thuế với khai thác vàng… nhƣng số thu
không đáng kể. Riêng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi có sử dụng mặt
đất, mặt biển, mặt nƣớc phải trả tiền thuê đất, mặt nƣớc, mặt biển. Tuy nhiên, do quy định
chƣa cụ thể, thống nhất nên việc sử dụng tài ngun thiên nhiên có thể nói rất lãng phí,
nguồn thu từ khai thác tài nguyên thiên nhiên đƣợc tập trung vào ngân sách nhà nƣớc là
hạn chế. Trƣớc tình hình đó, ngày 30 tháng 3 năm 1990, Hội đồng Nhà nƣớc đã ban hành
Pháp lệnh Thuế tài nguyên nhằm tác động đến hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên
trên lãnh thổ Việt Nam của các cá nhân, tổ chức. Trong giai đoạn này, chúng ta đã chú
trọng đến yếu tố tiết kiệm tài nguyên và BVMT. Đến năm 1998, trƣớc thực tế yêu cầu
nhằm góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên đƣợc tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả,
góp phần BVMT và bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, Pháp lệnh Thuế tài
nguyên (sửa đổi) đã đƣợc Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội thông qua ngày 16 tháng 4 năm
1998. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03 tháng
9 năm 1998 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế tài nguyên sửa đổi. Tuy nhiên, sau
một thời gian áp dụng, nhận thấy biểu thuế suất thuế tài nguyên quy định tại Pháp lệnh
Thuế tài nguyên năm 1998 khơng cịn phù hợp, ngày 22 tháng 11 năm 2008, Ủy ban
thƣờng vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh Thuế tài
nguyên năm 1998. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, theo
đó khung thuế suất của các loại tài nguyên khoáng sản tăng mạnh. Trên cơ sở Pháp lệnh

24


này, ngày 19 tháng 01 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2009/NĐ-CP

quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế tài nguyên và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6
Pháp lệnh Thuế tài nguyên. Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998 (đƣợc sửa đổi, bổ sung
Điều 6 vào năm 2008) về cơ bản đã đạt đƣợc mục tiêu đặt ra khi ban hành là nhằm góp
phần bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả, góp
phần BVMT và bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc.
3.2.2. Nội dung pháp luật về thuế tài nguyên
Cũng nhƣ Luật Thuế BVMT, Luật Thuế Tài nguyên quy định nhiều nội dung, tiểu
luận tập trung phân tích các nội dung liên quan đến PPP.
Thứ nhất, về đối tƣợng chịu thuế tài nguyên
Đối tƣợng chịu thuế tài nguyên bao gồm 9 nhóm tài nguyên thiên nhiên20. Đây là
những nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể phục hồi và khơng thể phục hồi. Luật Thuế tài
nguyên không đƣa các nguồn tài nguyên thiên nhiên vĩnh viễn (tài nguyên thiên nhiên vô
tận) vào đối tƣợng chịu thuế là quy định phù hợp, nhằm khuyến khích việc tận dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Việc quy định đối tƣợng chịu thuế tài nguyên còn là
“Tài nguyên khác do Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội quy định” nhằm hƣớng đến việc điều
chỉnh đối tƣợng chịu thuế phát sinh trong tƣơng lai.
Thứ hai, về ngƣời nộp thuế tài nguyên
Ngƣời nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên
thuộc đối tƣợng chịu thuế tài nguyên đƣợc quy định tại Điều 3 Luật Thuế tài nguyên21. Các
tổ chức, cá nhân, kể cả tổ chức, cá nhân nƣớc ngồi, khơng phân biệt ngành nghề, quy mơ,
hình thức hoạt động, có khai thác tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm
đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam
(dù khai thác cố định hay lƣu động, thƣờng xuyên hay không thƣờng xuyên) đều là ngƣời
nộp thuế tài nguyên. Nhà nƣớc không phân biệt địa vị pháp lý của các tổ chức, cá nhân
cũng nhƣ mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên của các chủ thể này nhƣ thế nào, mà
Nhà nƣớc chỉ cần biết các tổ chức, cá nhân này có hay khơng có việc thực hiện hành vi
khai thác tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ Việt Nam. Nếu tổ chức, cá nhân đó có hành
vi khai thác tài nguyên thiên nhiên thì trở thành ngƣời nộp thuế tài nguyên.
Hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên là sự kiện pháp lý làm phát sinh thuế tài
nguyên chứ không phải hành vi sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Nhà nƣớc không quan tâm

đến việc tài nguyên thiên nhiên sau khi khai thác có đƣợc đƣa vào sử dụng hay không, ai
s sử dụng, mà chỉ quan tâm đến việc cá nhân, tổ chức thực hiện hay không thực hiện hành
vi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên của ngƣời
nộp thuế tài nguyên phải là hành vi khai thác hợp pháp, nghĩa là các chủ thể này trƣớc khi
tiến hành khai thác phải đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác.
20

Bao gồm: khoáng sản kim loại; khoáng sản khơng kim loại; dầu thơ; khí thiên nhiên, khí than; sản phẩm của rừng tự
nhiên, trừ động vật; hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; nƣớc thiên nhiên, bao gồm nƣớc mặt và
nƣớc dƣới đất; yến sào thiên nhiên; tài nguyên khác do Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội quy định. Đối tƣợng chịu thuế tài
nguyên đƣợc quy định cụ thể tại Điều 2 Nghị định 50/2010/NĐ-CP và Điều 2 Thông tƣ 152/2015/TT-BTC.
21

Đƣợc quy định cụ thể tại Điều 3 Thông tƣ 152/2015/TT-BTC

25


Việc bắt buộc các chủ thể phải tiến hành các thủ tục xin cấp giấy phép khai thác và chỉ khi
có giấy phép khai thác mới đƣợc thực hiện hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên là
nhằm giúp cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quản lý đƣợc việc khai thác tài nguyên
thiên nhiên, ai là ngƣời khai thác, khai thác tài nguyên nào, ở đâu… tránh việc khai thác tài
nguyên thiên nhiên một cách tràn lan, không có kế hoạch, gây ƠNMT, làm cạn kiệt nguồn
tài ngun thiên nhiên của quốc gia22.
Thứ ba, về căn cứ tính thuế tài nguyên
Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lƣợng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế
suất đƣợc quy định tại Điều 4 Luật Thuế tài nguyên23. Trong đó, sản lƣợng tài ngun tính
thuế đƣợc thực hiện theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế tài nguyên24; giá tính thuế đƣợc
quy định tại Điều 6 Luật Thuế tài nguyên25; thuế suất đƣợc quy định tại Điều 7 Luật Thuế
tài nguyên26.

Sản lƣợng tài nguyên tính thuế đƣợc quy định phân hóa đối với tài nguyên khai thác
xác định đƣợc (hoặc chƣa xác định đƣợc) số lƣợng, trọng lƣợng hoặc khối lƣợng; tài
nguyên khai thác không bán mà đƣa vào sản xuất sản phẩm khác nếu không trực tiếp xác
định đƣợc số lƣợng, trọng lƣợng hoặc khối lƣợng thực tế khai thác; nƣớc thiên nhiên dùng
cho sản xuất thủy điện; nƣớc khống thiên nhiên, nƣớc nóng thiên nhiên, nƣớc thiên nhiên
dùng cho mục đích cơng nghiệp; tài ngun đƣợc khai thác thủ công, phân tán hoặc khai
thác lƣu động, khơng thƣờng xun.
Giá tính thuế tài ngun là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân
khai thác chƣa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trƣờng hợp tài nguyên chƣa xác định đƣợc
giá bán thì giá tính thuế tài nguyên đƣợc xác định theo một trong những căn cứ quy định
tại khoản 2 Điều 6 Luật Thuế tài nguyên, khoản 2 Điều 4 Nghị định 50/2010/NĐ-CP và
khoản 2 Điều 6 Thơng tƣ 152/2015/TT-BTC. Giá tính thuế tài nguyên trong một số trƣờng
hợp đƣợc quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 6 Luật Thuế tài nguyên, khoản 3 Điều 4 Nghị
định 50/2010/NĐ-CP và khoản 4 Điều 6 Thông tƣ 152/2015/TT-BTC.
Đối với thuế suất, tùy theo tính chất, mức độ quý hiếm, mức độ ảnh hƣởng của việc
khai thác tài nguyên thiên nhiên đối với môi trƣờng, Luật Thuế tài nguyên quy định biểu
khung thuế suất tại khoản 1 Điều 7. Thuế suất cụ thể đối với dầu thơ, khí thiên nhiên, khí
than đƣợc xác định lũy tiến từng phần theo sản lƣợng dầu thơ, khí thiên nhiên, khí than
khai thác bình qn mỗi ngày27. Việc quy định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài
nguyên trong từng thời kì phải đảm bảo các nguyên tắc: phù hợp với danh mục nhóm, loại
tài nguyên và trong phạm vi khung thuế suất do Quốc hội quy định; góp phần quản lý nhà
nƣớc đối với tài nguyên, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài
nguyên; góp phần bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nƣớc và bình ổn thị trƣờng.
22

Các văn quy phạm pháp luật về tài nguyên thiên nhiên cũng quy định những trƣờng hợp khi khai thác các nguồn tài
ngun thiên nhiên khơng cần phải có giấy phép nhƣ: Điều 16 Luật Thủy sản năm 2003; Điều 44 Luật Tài nguyên
nƣớc năm 2012; Điều 64 Luật Khoáng sản năm 2010…
23
Đƣợc quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tƣ 152/2015/TT-BTC

24
Đƣợc quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định 50/2010/NĐ-CP và Điều 5 Thông tƣ 152/2015/TT-BTC
25
Đƣợc quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 50/2010/NĐ-CP và Điều 6 Thông tƣ 152/2015/TT-BTC.
26
Đƣợc quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định 50/2010/NĐ-CP và Điều 7 Thông tƣ 152/2015/TT-BTC
27
Khoản 2 Điều 7 Luật Thuế tài nguyên

26


3.2.3. Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế tài nguyên
Qua thực tiễn triển khai, Luật Thuế tài nguyên và các văn bản hƣớng dẫn thi hành
đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đảm bảo sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn tài ngun khơng có khả năng tái tạo, khắc phục
đƣợc nhiều thiếu sót, bất cập trong các quy định cũ về thuế tài nguyên, đồng thời có những
chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp và đồng bộ với các văn bản pháp luật hiện hành có liên
quan… Dù vậy, các quy định pháp luật về thuế tài nguyên vẫn còn những tồn tại nhất định.
Những tồn tại này, theo tác giả, bao gồm:
Thứ nhất, về đối tƣợng chịu thuế. Điều 2 của Luật Thuế tài nguyên quy định đối
tƣợng chịu thuế bao gồm 9 nhóm nhƣ đã đề cập, trong mỗi nhóm quy định chi tiết một số
loại tài nguyên. Quy định nhƣ vậy chƣa bao quát hết các loại tài nguyên, chƣa chi tiết và rõ
ràng, có thể dẫn đến khó khăn cho việc tiếp cận và thực thi pháp luật. Trên thực tế, đối
tƣợng chịu thuế tài nguyên đã đƣợc quy định cụ thể tại các văn bản dƣới luật và đƣợc áp
dụng ổn định trong thời gian khá dài, nhƣng chƣa đáp ứng yêu cầu thu đúng, thu đủ các
yếu tố môi trƣờng nhƣ yêu cầu của PPP.
Thứ hai, về căn cứ tính thuế. Đối với tài nguyên đƣa vào sản xuất ra sản phẩm khác,
theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật Thuế tài nguyên, đối với các loại tài nguyên sau
khi khai thác chƣa bán ra ngay mà tiếp tục đƣa vào sản xuất ra sản phẩm khác, sản lƣợng

tính thuế căn cứ vào “sản lƣợng sản phẩm sản xuất trong kỳ” và “định mức sử dụng tài
nguyên” tính trên một đơn vị sản phẩm. Theo tác giả, việc tính thuế tài nguyên nên quy
định căn cứ trên giá đơn vị tài nguyên tại nơi khai thác, khơng bao gồm các chi phí vận
chuyển. Việc quy định tính thuế tài nguyên theo “sản phẩm sản xuất trong kỳ” và “định
mức sử dụng tài nguyên trên một đơn vị sản phẩm” đối với loại tài ngun chƣa bán ngay
mà cịn phải qua gia cơng để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm là khó thực hiện. Nếu tài
nguyên đó sản xuất ra nhiều sản phẩm, theo nhiều cơng đoạn sản xuất s tính theo sản
phẩm nào, định mức sử dụng tài nguyên s do ai ban hành?
Thứ ba, về giá tính thuế. Khoản 1 Điều 6 của Luật Thuế tài nguyên quy định giá
tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác
chƣa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Việc xác định giá tính thuế theo quy định này chƣa bao
quát. Khoản 3 Điều 6 quy định về “giá tính thuế đối với một số trƣờng hợp cụ thể” cũng
còn quá sơ sài. Trƣờng hợp tài nguyên đƣợc khai thác nhƣng đƣợc sử dụng với nhiều mục
đích khác nhau (làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất tiếp; tiêu thụ trên thị trƣờng nội
địa, xuất khẩu, nhập kho dự trữ...) hoặc bán ở nhiều địa điểm khác nhau chƣa đƣợc quy
định cụ thể và cũng rất khó có thể quy định một cách rõ ràng, minh bạch. Vì vậy, việc quy
định giá tính thuế là “giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên” là khơng rõ ràng, dẫn đến khó
hiểu, khó áp dụng vào thực tiễn.
Thứ tƣ, về thuế suất. Các loại tài nguyên nằm trong khung thuế suất có biên độ khá
rộng. Việc Luật Thuế tài nguyên đƣa ra mức thuế suất theo biên độ rộng giúp Nhà nƣớc có
thể điều chỉnh thuế suất linh hoạt theo tình hình thực tế. Nếu cố định thuế suất, khi cần
thay đổi, việc trình và thông qua Quốc hội s mất nhiều thời gian. Trƣờng hợp áp thuế quá
thấp, khi giá thị trƣờng thế giới tăng cao có thể gây thất thốt lớn cho ngân sách. Ngƣợc
lại, nếu giữ cố định mức thuế cao, khi thị trƣờng khó khăn, Nhà nƣớc s khơng thể hỗ trợ
kịp thời cho doanh nghiệp thông qua điều chỉnh thuế. Tuy nhiên, việc mở rộng khung thuế

27



×