Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Ảnh hưởng của phật giáo, công giáo và một số tôn giáo khác đối với đời sống nhân dân huyện chơn thành (bình phước) từ năm 1975 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


NGUYỄN HỮU TRUNG

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO, CÔNG GIÁO VÀ
MỘT SỐ TÔN GIÁO KHÁC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
NHÂN DÂN HUYỆN CHƠN THÀNH (BÌNH PHƯỚC)
TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

TP HỒ CHÍ MINH - 2016


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


NGUYỄN HỮU TRUNG

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO, CÔNG GIÁO VÀ
MỘT SỐ TÔN GIÁO KHÁC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
NHÂN DÂN HUYỆN CHƠN THÀNH (BÌNH PHƯỚC)
TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 602.203.13


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN QUANG HỒNG

TP HỒ CHÍ MINH - 2016


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới các thầy cô trong khoa Lịch sử và các giảng viên trường Đại học Vinh
đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức hết sức quý báu cho em trong suốt quá
trình học tập và hồn thành luận văn Thạc sĩ.
Với lịng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy
PGS.TS Nguyễn Quang Hồng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ.
Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến sở Giáo dục Đào tạo tỉnh
Bình Phước, Ban Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Chơn
Thành và các thầy cô giáo trong trường đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi
trong q trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn đến Ban Tuyên giáo tỉnh Bình Phước, Văn phòng
Hội Đồng nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước, UBND huyện Chơn
Thành, Huyện Ủy Chơn Thành, các phịng ban chun mơn đã giúp đỡ tơi trong
q trình thu thập nguồn tư liệu nghiên cứu để hồn thành luận văn.
Tác giả

Nguyễn Hữu Trung



ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

UBND

Ủy ban nhân dân

UBMTTQ

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

THPT

Trung học Phổ thông

TP

Thành phố

Nxb

Nhà xuất bản


iii

MỤC LỤC
---o0o--Lời cảm ơn ............................................................................................................................... i
Danh mục từ viết tắt ................................................................................................................ ii
Mục lục


............................................................................................................................. iii

A. MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................................3
3. Đối tượng, mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................6
3.1. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................................6
3.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................6
3.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................7
3.3.1. Không gian nghiên cứu .....................................................................................7
3.3.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................7
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................................8
4.1. Nguồn tài liệu ...........................................................................................................8
4.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................8
5. Đóng góp của luận văn .........................................................................................................9
6. Bố cục của luận văn....................................................................................... ......................10
B. NỘI DUNG ..........................................................................................................................11
CHƯƠNG 1. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT
CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN HUYỆN CHƠN THÀNH
(1975-2015) ..................................................................................................11
1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển của Phật giáo ở
huyện Chơn Thành ...............................................................................................11
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................11
1.1.1.1. Vị trí địa lý, tên gọi qua các thời kỳ ......................................................11
1.1.1.2. Khí hậu, thời tiết, đất đai .......................................................................13
1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội và dân cư ...................................................14


iv

1.1.2.1. Kinh tế ....................................................................................................14
1.1.2.2. Văn hóa, xã hội, dân cư .........................................................................15
1.2. Vài nét khái quát về Phật giáo ở nước ta nói chung và Bình Phước, Chơn
Thành nói riêng ......................................................................................................19
1.2.1. Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển Phật giáo ở nước ta .....................19
1.2.2. Vài nét về Phật giáo ở Bình Phước và Chơn Thành trước năm 1975 ..............22
1.2.2.1. Trước năm 1954 .....................................................................................22
1.2.2.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 ....................................................24
1.2.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2015 .............................................................28
1.2.3.1. Giai đoạn từ năm 1975 đến trước năm 1997 .........................................29
1.2.3.2. Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2015 ...................................................30
1.3. Một số ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống của nhân dân huyện Chơn
Thành .....................................................................................................................33
1.3.1. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống xã hội ...........................................33
1.3.1.1. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống kiến trúc, điêu khắc, xây
dựng nhà cửa .......................................................................................33
1.3.1.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với ẩm thực, trang phục .........................37
1.3.1.3. Ảnh hưởng của Phật giáo qua các hoạt động từ thiện ...........................40
1.3.1.4. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với giáo dục ............................................43
1.3.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần ........................45
1.3.2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo qua các dịp lễ, tết ..........................................45
1.3.2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo trong tang lễ ..................................................49
1.3.2.3. Ảnh hưởng của Phật giáo qua việc thờ cúng .........................................51
1.3.2.4. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với phong tục, tập quán ..........................52
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................................56
CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT
CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN CHƠN THÀNH (1975-2015)
.......................................................................................................................58
2.1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Công giáo ở nước ta và tỉnh
Bình Phước ..........................................................................................................58



v
2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của Cơng
giáo ở huyện Chơn Thành ..................................................................................64
2.2.1. Vị trí địa lý và dân cư .....................................................................................64
2.2.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................64
2.2.1.2. Q trình di cư của người Cơng giáo đến Chơn Thành .........................65
2.2.2. Chính sách tơn giáo của Đảng ........................................................................66
2.2.3. Một số yếu tố khác ..........................................................................................68
2.3. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công giáo trên vùng đất
Chơn Thành .........................................................................................................69
2.3.1. Giai đoạn trước năm 1954 ..............................................................................69
2.3.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 ............................................................70
2.3.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2015 ............................................................74
2.3.3.1. Thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1990 ......................................................74
2.3.3.2. Thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2015 ......................................................76
2.4. Một số ảnh hưởng của Công giáo .........................................................................79
2.4.1. Ảnh hưởng của Cơng giáo đối với đời sống văn hóa vật chất ........................79
2.4.1.1. Ảnh hưởng của Công giáo với việc thúc đẩy phát triển kinh tế .............79
2.4.1.2. Ảnh hưởng của Công giáo đối với kiến trúc, xây dựng nhà cửa ...........81
2.4.1.3. Ảnh hưởng của Cơng giáo trong văn hóa ẩm thực, trang phục .............84
2.4.1.4. Ảnh hưởng của Công giáo qua các hoạt động xã hội, từ thiện ..............86
2.4.2. Ảnh hưởng của Công giáo trong đời sống văn hóa tinh thần .........................89
2.4.2.1. Ảnh hưởng của Công giáo qua các nghi lễ ............................................89
2.4.2.2. Ảnh hưởng của Công giáo qua cưới hỏi, tang lễ, xưng tội ....................92
2.4.2.3. Một số ảnh hưởng khác của Công giáo ..................................................96
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................................99
CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO KHÁC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
CỦA NHÂN DÂN HUYỆN CHƠN THÀNH (1975-2015) ..................101

3.1. Đạo Tin lành .........................................................................................................101
3.1.1. Khái quát về đạo Tin lành .............................................................................101
3.1.2. Đạo Tin lành từ năm 1975 đến năm 2015 .....................................................103

5


vi
3.1.2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình hình thành của đạo Tin lành ở Bình
Phước và Chơn Thành ............................................................................103
3.1.2.2. Sự phát triển của Đạo Tin lành từ năm 1975 đến 2015 ......................106
3.1.3. Ảnh hưởng của đạo Tin lành .........................................................................109
3.2. Đạo Cao đài ..........................................................................................................114
3.2.1. Sơ lược về đạo Cao đài .................................................................................114
3.2.2. Quá trình xuất hiện và phát triển của đạo Cao đài ở Chơn Thành ................115
3.2.2.1. Nguyên nhân ........................................................................................115
3.2.2.2. Quá trình xuất hiện và phát triển .........................................................116
3.2.3. Ảnh hưởng của đạo Cao đài đến đời sống nhân dân ....................................117
3.2.3.1. Kinh tế ..................................................................................................117
3.2.3.2. Ảnh hưởng của đạo Cao đài đối với văn hóa, xã hội ...........................118
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................................120
C. KẾT LUẬN .......................................................................................................................122
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................126
E. PHỤ LỤC ..........................................................................................................................135


vii


1

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
- Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có lịch sử hình thành
và phát triển khác nhau, nhưng có một điểm chung là ln nêu cao tinh thần
đồn kết, chung tay góp sức, xây dựng phát triển quê hương đất nước và sẵn
sàng xả thân cho sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân tộc
và giải phóng đất nước. Theo dịng thời gian, mỗi dân tộc lại có phong tục, tập
quán lối sống, tơn giáo, tín ngưỡng riêng, tạo nên sắc màu văn hóa vật chất và
tinh thần hết sức phong phú đa dạng. Nghiên cứu về đời sống tơn giáo, tín
ngưỡng, hoặc lịch sử hình thành, phát triển hay ảnh hưởng của tơn giáo tín
ngưỡng đối với từng dân tộc, hay của cộng đồng cư dân ở một vùng, miền nào
thì đó là một hướng nghiên cứu được giới sử học, dân tộc học, xã hội học,v.v…
đặc biệt quan tâm trong suốt thời gian qua. Kết quả là khơng ít cơng trình nghiên
cứu về văn hóa nói chung, tơn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán,… nói riêng
của các tầng lớp nhân dân trong một khơng gian văn hóa mang tính vùng miền
hay một huyện, một tỉnh,v.v… đã được công bố. Nhiều Luận án Tiến sĩ Sử học,
Luận văn Thạc sĩ thuộc ngành Lịch sử Việt Nam hay Dân tộc học, Xã hội
học,v.v… cũng đã tiếp cận theo hướng nghiên cứu này và thực sự có nhiều đóng
góp cả về lý luận và thực tiễn đối với ngành Lịch sử, dân tộc học hay Xã hội học,
Văn hóa học,… Do đó, chọn đề tài:" Ảnh hưởng của Phật giáo, Công giáo và
một số tôn giáo khác đối với đời sống của nhân dân huyện Chơn Thành (Bình
Phước) từ năm 1975 đến năm 2005" là góp phần vào hướng nghiên cứu về tơn
giáo, tín ngưỡng của các dân tộc trên phạm vi cả nước nói chung và từng vùng
miền nói riêng đã, đang và sẽ thu hút nhiều người quan tâm, trước mắt cũng như
lâu dài.


2
- Là huyện có 12 dân tộc cùng cộng cư, nhiều thành phần dân cư đến tụ cư
và làm ăn sinh sống qua nhiều thế hệ khác nhau, do đó đời sống văn hóa nói

chung, tơn giáo tín ngưỡng nói riêng của nhân dân huyện Chơn Thành hết sức
phong phú và đa dạng vừa có nét chung so với đời sống tơn giáo, tín ngưỡng của
nhân dân các huyện khác trong tỉnh Bình Phước, nhưng lại có những điểm riêng
mang tính vùng miền. Do đó, nghiên cứu về Ảnh hưởng của Phật giáo, Công
giáo và một số tôn giáo khác đến đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của nhân
dân huyện Chơn Thành từ sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng cho đến nay
vừa góp phần vào việc nghiên cứu về đời sống tôn giáo của nhân dân tỉnh Bình
Phước, rộng hơn là cả vùng miền Đơng Nam bộ, vừa góp phần khỏa lấp cả một
khoảng trống trong nghiên cứu lịch sử địa phương. Bởi, cho tới nay, dường như
chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về đời sống tơn giáo, tín ngưỡng của
nhân dân tỉnh Bình Phước nói chung, nhân dân huyện Chơn Thành nói riêng.
Trong bối cảnh chung đó, thì việc nghiên cứu về lịch sử hình thành phát triển
cũng như những tác động của các tơn giáo chính trên địa bàn huyện đối với đời
sống của nhân dân huyện Chơn Thành trong khoảng thời gian đề tài xác định lại
càng có nhiều hạn chế nếu khơng nói là gần như cả một khoảng trống chưa được
đề cập tới.
Chính vì vậy tơi quyết định chọn đề tài: “ Ảnh hưởng của Phật giáo,
Công giáo và một số tôn giáo khác đối với đời sống của nhân dân huyện Chơn
Thành (Bình Phước) từ năm 1975 đến năm 2015” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp
Cao học Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của mình với hi vọng có một
cái nhìn tổng qt, đa chiều về đời sống tôn giáo của nhân dân huyện Chơn
Thành trong 40 năm sau giải phóng. Qua việc khảo sát, nghiên cứu về đời sống
tôn giáo của nhân dân huyện Chơn Thành, trong vòng bốn thập kỷ, với bao
thăng trầm biến đổi cả về dân cư, địa giới hành chính, tên gọi các làng xã, cả
trong đời sống kinh tế, tinh thần,… do nhiều tác động chủ quan và khách quan,


3
chúng tôi hy vọng chỉ ra những ảnh hưởng của tơn giáo trong đời sống văn hóa
vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương. Qua nguồn tư liệu hiện có, chúng

tơi cũng muốn đưa ra một vài đánh giá, nhận xét về thực trạng đời sống tôn giáo
của các tầng lớp nhân dân trong phạm vi không gian một huyện, chỉ ra những
điểm tồn tại hạn chế trong việc tổ chức, quản lý hoạt động tôn giáo ở địa phương
của các cấp chính quyền từ huyện đến xã. Từ góc độ tiếp cận liên ngành chúng
tơi cũng hy vọng, những khảo sát, nghiên cứu bước đầu của chúng tôi về Ảnh
hưởng của Phật giáo, Công giáo và một số tôn giáo khác đối với đời sống của
nhân dân huyện Chơn Thành trong vịng bốn thập kỷ đó sẽ gợi mở một hướng
tiếp cận, nghiên cứu về lịch sử - văn hóa địa phương trước mắt và lâu dài.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua khảo sát của chúng tơi, đến thời điểm 03/2016, chưa có một cơng
trình nghiên cứu nào chọn hướng nghiên cứu về Ảnh hưởng của Phật giáo, Công
giáo và một số tôn giáo khác đối với đời sống của nhân dân huyện Chơn Thành
trong khoảng thời gian đề tài xác định. Tuy nhiên, trên bình diện chung cũng có
thể kể một số cơng trình dưới đây có ít nhiều đề cập đến các vấn đề tơn giáo, tín
ngưỡng nói chung của cả nước hoặc trong khơng gian địa lý của tỉnh Bình Phước
và huyện Chơn Thành mà chúng tôi sử dụng làm tài liệu so sánh, đối chiếu khi
thực hiện đề tài này.
Có thể kể đến một số cơng trình:" Lý luận về tơn giáo và tình hình tơn
giáo ở Việt Nam" (Nxb. Chính trị Quốc gia, 2012) của Đặng Nghiêm Vạn đã mổ
xẻ, làm rõ đặc điểm và vai trị của tơn giáo Việt Nam trong đời sống hiện nay,
đặc biệt là đời sống văn hóa khi đất nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập quốc tế tồn cầu. Trong đó tác giả
nhấn mạnh q trình đổi mới và hồn thiện chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam
từ sau cách mạng Tháng Tám (1945) đến Đại hội lần thứ XI của Đảng (tháng 12011).


4
Nguyễn Tài Thư, trong cơng trình: " Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và
tôn giáo đối với đời sống con người Việt Nam hiện nay" (Nxb. Chính trị quốc
gia, 1997) đã trình bày một cách có hệ thống về giáo lý, giáo luật, hệ tư tưởng

tôn giáo, các giá trị đạo đức văn hóa tốt đẹp của tơn giáo phù hợp với đạo đức xã
hội. Từ đó cho thấy vai trị và ảnh hưởng của tơn giáo đối với đời sống xã hội.
Bàn về tơn giáo và chính sách tơn giáo cần phải kể đến cơng trình Tơn
giáo và chính sách tơn giáo ở Việt Nam của Ban Tơn giáo Chính phủ (Nxb Tơn
giáo, 2006). Đây là tác phẩm trình bày khá tồn diện về đặc điểm tình hình đời
sống tín ngưỡng, các tơn giáo ở Việt Nam và những chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước đối với tín ngưỡng, tơn giáo. Cơng trình này cũng có những
đánh giá về hoạt động tôn giáo, mối quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo;
kết quả việc thực hiện chính sách và pháp luật Nhà nước Việt Nam đối với tín
ngưỡng, tơn giáo. Tuy nhiên, cuốn sách mới chỉ dừng lại ở góc độ quản lý Nhà
nước về tơn giáo, chưa tiếp cận đến các góc độ khác của công tác tôn giáo như
công tác vận động quần chúng, các hoạt động đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo.
Cũng nói về tơn giáo và chính sách tơn giáo cần phải kể đến cơng trình Tơn giáo
và chính sách tơn giáo ở Việt Nam của Ban Tơn giáo Chính phủ (Nxb Tơn giáo,
2006). Đây là cơng trình nghiên cứu trình bày khá tồn diện về đặc điểm tình
hình đời sống tín ngưỡng, các tơn giáo ở Việt Nam và những chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước đối với tín ngưỡng, tơn giáo. Tuy nhiên, trong các
cơng trình nêu trên, rất ít nhắc đến địa bàn tỉnh Bình Phước, nhưng đó là một số
cơng trình mà chúng tơi tham khảo để hiểu rõ thêm về cách tiếp cận, nghiên cứu
về tôn giáo, cũng như hiểu rõ thêm về đời sống tơn giáo ở nước ta và chính sách
tơn giáo của Đảng, Nhà nước.
Đề tài khoa học cấp tỉnh " Sự phát triển đạo Tin lành trong đồng bào dân
tộc S’tiêng ở Sông Bé - thực trạng và giải pháp" , do phịng PA 38 - Cơng an
tỉnh Sơng Bé thực hiện vào năm 1995. Trong cơng trình này các tác giả đã làm


5
rõ quá trình du nhập đạo Tin Lành vào tỉnh Bình Phước (tỉnh Sơng Bé cũ). Tuy
nhiên, đây khơng phải là cơng trình được nghiên cứu từ góc độ Sử học, do đó,
chỉ là một tài liệu để chúng tơi đối sánh, với những tài liệu khác khi nghiên cứu

về đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Bình Phước mà thôi.
Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới Luận văn Triết học: " Ảnh hưởng của đạo
Tin lành trong đời sống đồng bào dân tộc S’Tiêng ở Bình Phước" của Đồn Văn
Thanh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2009). Cơng trình này tập
trung nghiên cứu về những ảnh hưởng của đạo Tin lành trên các lĩnh vực đời
sống của đồng bào dân tộc S’Tiêng, từ đó tác giả luận văn đưa ra nhóm giải pháp
để phát huy những mặt tích cực và khắc phục, hạn chế tồn tại của đạo Tin Lành
đối với đời sống xã hội của nhân dân trên địa bàn. Tuy tiếp cận từ góc độ Triết
học, nhưng Luận văn của Đoàn Văn Thanh, cũng giúp chúng tơi có thêm một tài
liệu để nghiên cứu, so sánh trong q trình thực hiện đề tài.
Tiếp đó, chúng tôi cũng tiếp cận với Luận văn Thạc sĩ Triết học: " Quản
lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh
Bình Phước" của Trần Thương Huyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh (2009) tập trung nghiên cứu lĩnh vực quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa
bàn tỉnh. Luận văn đã làm rõ quá trình, tổ chức thực hiện và kết quả đạt được
của công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
tỉnh Bình Phước. Tiếc rằng, đây khơng phải là một cơng trình nghiên cứu từ góc
độ Sử học, do đó, cả về tư liệu và phương pháp tiếp cận có nhiều điểm khác biệt
so với cách thức tiếp cận, nghiên cứu của chúng tôi.
Trong cuốn " Địa chí tỉnh Bình Phước" tập II, do Nhà xuất bản chính trị
quốc gia - Sự thật, Hà Nội năm 2015, có trình bày khái qt về tơn giáo trên địa
bàn tỉnh Bình Phước. Trong các cơng trình nghiên cứu về Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Sông Bé, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Phước, Lịch sử Đảng bộ các huyện Chơn


6
Thành, lịch sử đảng bộ huyện Bình Long cũng ít nhiều đề cập đến đời sống tôn
giáo trên địa bàn huyện Chơn Thành và tỉnh Bình Phước.
Tiếp cận với nguồn tài liệu được lưu trữ tại một số cơ quan quản lí nhà
nước về tơn giáo như sở Nội vụ, Ban tun giáo, văn phịng UBND tỉnh Bình

Phước, UBND huyện Chơn Thành, UBND huyện Bình Long…chúng tơi cũng
tìm thấy một vài số liệu thống kê về tình hình tơn giáo huyện Chơn Thành qua
các thời kì lịch sử.
Tuy chưa có cơng trình nào nghiên cứu chun sâu về những nội dung mà
đề tài đặt ra, nhưng những cơng trình nêu trên thực sự là những tư liệu hữu ích
để chúng tơi tham khảo đối chiếu trong q trình thực hiện đề tài.
3. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được xác định rõ là Ảnh hưởng của Phật giáo,
Công giáo và một số tôn giáo khác đối với đời sống của nhân dân huyện Chơn
Thành, tỉnh Bình Phước từ năm 1975 đến năm 2015.
Tuy nhiên, để giải quyết những nhiệm vụ khoa học và thực tiễn mà đề tài
đặt ra, chúng tơi có dành một phần nội dung để trình bày khái quát về các yếu tố
tự nhiên, xã hội có ảnh hưởng đến Phật giáo, Công giáo và một số tôn giáo khác
trên địa bàn huyện Chơn Thành cũng như nêu khái quát về lịch sử hình thành các
bước thăng trầm của Phật giáo, Công giáo và một số tôn giáo khác để tái hiện
một cách sinh động về diện mạo của các tơn giáo chính mà chúng tơi xác định
nghiên cứu trong không gian và thời gian của đề tài.
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được xác định rõ là tái hiện một cách chân
thực, khách quan những ảnh hưởng của Phật giáo, Công giáo và một số tôn giáo


7
khác đối với đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của nhân dân huyện Chơn
Thành, tỉnh Bình Phước kể từ sau đại thắng mùa xuân 1975 đến năm 2015, từ
góc độ Sử học. Qua phần trình bày của Luận văn, chúng tơi hy vọng có thể giúp
người đọc hình dung một cách khái quát nhất về lịch sử hình thành cũng như
những bước thăng trầm của các tơn giáo mà chúng tôi tiếp cận nghiên cứu trong
không gian địa lý huyện Chơn Thành xưa & nay.

Kết quả nghiên cứu của đề tài Luận văn sẽ góp phần thiết thực cả về lý
luận và thực tiễn về một hướng nghiên cứu cụ thể ở địa phương chưa được quan
tâm đúng mức trong suốt thời gian qua. Trong một chừng mực nào đó, chúng tơi
tin rằng kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ khỏa lấp một khoảng trống trong
nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
3.3.1 Không gian nghiên cứu
Không gian nghiên cứu của đề tài được xác định rõ trong phạm vi địa giới
hành chính của huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước bao gồm các xã Thành
Tâm, xã Minh Long, xã Minh Hưng, xã Quang Minh, xã Minh Thành, xã Minh
Thắng, xã Minh Lập, xã Nha Bích và thị trấn Chơn Thành ngày nay.
3.3.2 Thời gian nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về Ảnh hưởng của Phật giáo, Công giáo
và một số tôn giáo khác đối với đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của nhân
dân huyện Chơn Thành trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến năm 2015. Tuy
nhiên, để làm rõ những nội dung khoa học mà đề tài đặt ra, chúng tơi, có trình
bày một vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên xã hội, lịch sử hình thành phát
triển,… của Phật giáo, Cơng giáo và một số tôn giáo khác trên địa bàn huyện
trước năm 1975 với mục đích phục dựng một cách hệ thống tồn diện hơn diện
mạo của những tơn giáo mà chúng tôi tiếp cận nghiên cứu trong Luận văn.


8
4.Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên những nguồn tài liệu sau đây:
Nguồn tài liệu gốc: là các Báo cáo về tình hình tơn giáo tín ngưỡng của
UBND, UBMTTQ, Ban tuyên giáo huyện Chơn Thành, huyện Bình Long được
lưu trữ tại các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở huyện Chơn Thành và tỉnh
Bình Phước qua các năm.

Sử liệu địa phương: các tác phẩm lịch sử đảng bộ huyện Chơn Thành và
huyện Bình Long, lịch sử đảng bộ tỉnh Bình Phước, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơng
Bé, lịch sử Bình Phước, Địa chí tỉnh Bình Phước, địa chí tỉnh Sơng Bé…
Các văn kiện đại hội Đảng tồn quốc, văn kiện Đai hội Đảng bộ tỉnh Bình
Phước và văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Chơn Thành và huyện Bình Long qua
các thời kì.
Các tác phẩm thơng sử và chuyên khảo đề cập đến đời sống tôn giáo ở
huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước như Lịch sử Bình Phước, Dư địa chí tỉnh
Bình Phước,…Các chủ trương, chính sách, chỉ thị, pháp lệnh của nhà nước Việt
Nam về vấn đề tơn giáo.
Ngồi ra tác giả cịn tiếp cận nguồn học liệu để nghiên cứu khi đi khảo sát
thực tế tại các chùa chiền, nhà thờ và gặp gỡ các chức sắc, tăng ni, nhân dân để
thu thập tài liệu, Tìm hiểu các thư tịch cổ ở địa phương được lưu giữ trong chùa
chiền, nhà thờ …
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Với đối tượng và phạm vi được xác định như trên, để giải quyết những
vấn đề do đề tài luận văn đặt ra, về mặt phương pháp luận chúng tôi dựa vào chủ
nghĩa duy vật biện chứng và đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây là một đề


9
tài lịch sử nên phương pháp lịch sử và phương pháp logic được đặc biệt coi
trọng. Luận văn dựa trên cơ sở những tài liệu lịch sử, những sự kiện lịch sử có
thật để phân tích, xử lý, hệ thống hố, khái qt hố vấn đề.
Ngồi ra chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp
đối chiếu so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp điền dã, khảo sát thực tế
và giám định các nguồn tư liệu một cách khách quan, chính xác nhất… nhằm hỗ
trợ cho hai phương pháp chủ yếu trên.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tác giả đặt nó trong mối quan hệ
giữa huyện Chơn Thành với tỉnh Bình Phước cũng như với tổng thể tình hình tơn

giáo ở Việt Nam để rút ra được cái nhìn tồn diện về những nét chung và riêng
trong đời sống tôn giáo của nhân dân huyện Chơn Thành.
5. Đóng góp của luận văn
- Là cơng trình Sử học đầu tiên, nghiên cứu một cách khá tồn diện có hệ
thống, khách quan về Ảnh hưởng của Phật giáo, Công giáo và một số tôn giáo
khác đối với đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của nhân dân huyện Chơn
Thành, từ sau đại thắng mùa xuân năm 1975 đến năm 2015. Kết quả nghiên cứu
của Luận văn góp phần khỏa lấp một khoảng trống trong nghiên cứu, biên soạn
lịch sử địa phương nói chung và phong tục, tập qn, tơn giáo, tín ngưỡng của
nhân dân huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước nói riêng.
- Sưu tầm một hệ thống tư liệu có nội dung liên quan đến nội dung của đề
tài để tiện cho việc nghiên cứu so sánh, đối chiếu và mở rộng hướng tiếp cận
nghiên cứu khi thực hiện đề tài trong khoảng thời gian dài hơn các loại hình tơn
giáo được truyền bá và ảnh hưởng tới đời sống của các thế hệ dân cư trên vùng
đất Chơn Thành hay không gian rộng hơn là cả tỉnh Bình Phước,...


10
- Luận văn có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo khi biên soạn lịch sử
địa phương, giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường THCS, THPT trên
địa bàn huyện Chơn Thành trước mắt cũng như lâu dài.
- Qua nguồn tư liệu hiện có, chúng tơi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến
giúp các cấp chính quyền địa phương tổ chức, quản lý tốt hơn về các hoạt động
liên quan đến đời sống tôn giáo trên địa bàn huyện, nhằm hạn chế một số tồn tại,
hạn chế trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động liên quan đến đời sống tôn
giáo của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện trong thời gian qua,v.v...
6. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của Luận văn được chúng tơi trình bày trong ba chương:
Chương 1. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa vật chất và tinh

thần của nhân dân huyện Chơn Thành (1975 - 2015)
Chương 2. Ảnh hưởng của Cơng giáo đối với đời sống văn hóa vật chất và tinh
thần của nhân dân huyện Chơn Thành (1975 - 2015)
Chương 3. Ảnh hưởng của một số tôn giáo khác đối với đời sống của nhân dân
huyện Chơn Thành( 1975 - 2015)


11
B. NỘI DUNG
Chương 1
ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN HUYỆN CHƠN THÀNH
(1975 - 2015)
1.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển của
Phật giáo ở huyện Chơn Thành
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý, tên gọi qua các thời kỳ
Cũng như một số vùng đất khác của miền Đông Nam bộ, Chơn Thành là
một vùng đất mới được sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam từ dưới thời các vua
chúa nhà Nguyễn. “Đây là đất làng, đất tổng từ thế kỉ XIX, trải qua các thời kì
lịch sử, địa giới hành chính Chơn Thành được thay đổi, chia tách, nhập nhiều
lần”[7-7]. Từ thời xa xưa, Chơn Thành là địa bàn cư trú của đồng bào các dân
tộc thiểu số S’tiêng, Khơme, Mnông, Mạ, Chơ Ro... Cho đến năm 1698, tỉnh
Sơng Bé (cũ) nói chung và phần đất thuộc tỉnh Bình Phước nói riêng (trong đó
có vùng đất Chơn Thành ngày nay) thuộc địa bàn tổng Bình An, phủ Gia Định.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu,"… năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), vùng
Chơn Thành là phần đất thuộc Hớn Quản”[86-794]. Từ năm 1848 đến năm
1892, vùng đất Chơn Thành thuộc làng Lại Uyên, tổng Bình Lẫm, phủ Gia Định.
Từ năm 1892 đến năm 1954 Chơn Thành lúc này thuộc tỉnh Thủ Dầu Một.
Đến tháng 10-1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hịa cho tách một vùng phía

bắc của tỉnh Biên Hịa thành hai tỉnh mới là Phước Long và Bình Long (tiền thân
của Bình Phước ngày nay) theo Sắc lệnh số 143/NV ngày 22- 10-1956 tỉnh Bình
Long gồm các quận Chơn Thành, An Lộc, Lộc Ninh.


12
Trong khi đó, về phía cách mạng, “tháng 10-1961, Trung ương Cục miền
Nam chia tỉnh Bình Long thành 3 quận có phiên hiệu C45 - Chơn Thành, C55 Hớn Quản, C65 - Lộc Ninh. Tuy nhiên, đến ngày 27-1-1964 quận Chơn Thành
mới chính thức ra đời”[7-14]. Ngày 30-1-1971 Trung ương Cục miền Nam
quyết định thành lập phân khu Bình Phước, cuối năm 1972, phân khu Bình
Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập[24]. Ngày 2-7-1976,
tại Kỳ họp thứ 1, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra
quyết định thành lập tỉnh Sông Bé bao gồm: Thủ Dầu Một, Bình Phước và 3 xã
thuộc quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Vào đầu năm 1977, theo Nghị
định số 55/CP ký ngày ngày 11-3-1977 của Hội đồng bộ trưởng, ba quận: An
Lộc, Lộc Ninh, Chơn Thành được hợp nhất thành huyện Bình Long. Ngày 1-11997, tỉnh Bình Phước được tái lập, Chơn Thành vẫn nằm trong địa phận của
huyện Bình Long.
Theo Nghị định số 17/2003/NĐ-CP ngày 20-2-2003 của Chính phủ, huyện
Chơn Thành được thành lập trên cơ sở tách một phần phía nam huyện Bình Long
với diện tích tự nhiên là 414,57km2 và 53.323 nhân khẩu, 8 đơn vị hành chính
cấp xã trực thuộc. Ngày 16-5-2005, Chính phủ ban hành Nghị định số
60/2005/NĐ-CP, theo đó huyện Chơn Thành có thêm một xã mới được thành lập
là xã Thành Tâm (tách ra từ thị trấn Chơn Thành). Đến ngày 11-8-2009, Chính
phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP sau khi điều chỉnh địa giới hành chính xã
Tân Quan, thành lập xã Quang Minh. Theo đó, huyện Chơn Thành cịn lại
389,83 km2 diện tích tự nhiên, 62.562 nhân khẩu và 9 đơn vị hành chính cấp xã,
thị trấn. [16]
Hiện nay, địa giới hành chính huyện Chơn Thành nằm ở phía tây của tỉnh
Bình Phước, phía bắc giáp với huyện Hớn Quản, phía nam giáp với huyện Bàu
Bàng và huyện Phú Giáo của tỉnh Bình Dương, phía đơng giáp giáp huyện Đồng

Phú và thị xã Đồng Xồi, phía tây giáp huyện Dầu Tiếng của tỉnh Bình Dương.


13
“Chơn Thành án ngữ phía Nam Tây Ngun và Đơng Bắc Sài Gịn, nơi có hai
quốc lộ 13 và 14, những đường giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng
điểm phía nam chạy qua và giao nhau ở trung tâm thị trấn của huyện. Hai quốc
lộ này chạy gần như qua tất cả các xã trong huyện, đồng thời là những huyết
mạch nối liền các tỉnh biên giới miền Đơng Nam Bộ, Tây Ngun và Thành phố
Hồ Chí Minh”[7-15]. Tương truyền trong một lần tình cờ chạy loạn, Nguyễn
Ánh đã được nhân dân ở đây che chở, đùm bọc. Do đó sau khi lên ngơi, nhớ lại
cơng ơn của nhân dân ở đây ông đã ban cho vùng đất này tên là Chân Thành, lâu
ngày người dân địa phương đọc thành Chơn Thành. Tên gọi Chơn Thành bắt đầu
từ đó.
Trong cơng cuộc xây dựng đất nước, Chơn Thành đang là nơi có tốc độ
phát triển kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 14,3%[21]. Q trình đơ
thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nhiều khu cơng nghiệp và dự án trọng điểm đã ra đời
như khu công nghiệp Minh Hưng, Khu công nghiệp Chơn Thành 1 và khu công
nghiệp Chơn Thành 2, dự án Khu liên hợp công nghiệp và đơ thị Becamex Bình Phước… Điều này khơng chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội mà cịn
góp phần làm thay đổi cơ cấu dân cư trong huyện vì nó thu hút nguồn lực lao
động từ các vùng miền khác đến đây tham gia lao động sản xuất để phát triển
kinh tế - xã hội.
1.1.1.2 Khí hậu, thời tiết, đất đai
Chơn Thành nằm ở vùng trung du của tỉnh Bình Phước, nằm trong vùng
nhiệt đới gió mùa đặc trưng của miền Đông Nam Bộ với hai mùa mưa và mùa
khơ rõ rệt. Điều kiện khí hậu ở đây thích hợp cho việc sản xuất nơng nghiệp của
cư dân bản địa từ xa xưa. Mùa mưa ở đây diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa
khô lại bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, sự thay đổi về nhiệt độ cũng
như về phân bố lượng nước cũng tác động không nhỏ đến cốt cách của người
dân Chơn Thành qua các thời kì lịch sử.



14
Hiện nay, “diện tích tự nhiên của huyện là 389,83 km2. Là huyện trung du,
địa hình Chơn Thành thoai thoải, độ cao trung bình từ 50 đến 55m. Vùng đất đỏ
bazan ở phía Đơng Bắc, vùng tiếp giáp với địa hình đồi núi lượn sóng của huyện
Hớn Quản có độ cao 70m. Còn lại là vùng đất xám phát triển trên phù sa cổ có
địa hình thấp, độ cao so với mực nước biển khoảng 50m, thấp nhất là 45m. Đất
xám chiếm hơn 87% diện tích, đất đỏ 10%, đất dốc tụ và đất sơng suối ao hồ
chiếm phần cịn lại”[92]. Do vậy Chơn Thành là vùng đất thích hợp nhất cho
việc phát triển các cây công nghiệp lâu năm như cao su, tiêu, điều …Nhìn chung,
khí hậu ở Chơn Thành tương đối ổn định, mát mẻ, trong lành. Với vị thế tự nhiên
ấy, người dân Chơn Thành sớm có điều kiện để tiếp thu và chịu ảnh hưởng của
Phật giáo cũng như một số tôn giáo khác.
1.1.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, dân cư
1.1.1.3 Kinh tế
Suốt một thời kì dài, người dân nơi đây vẫn canh tác nông nghiệp là chủ
yếu. Đầu thế kỉ XIX người dân bản địa ở đây chủ yếu là người đồng bào dân tộc
S’tiêng và người Khơ me đã định cư sinh sống, nghề lúa nước trong nương rẫy
phát triển khá mạnh, bên cạnh đó cư dân ở đây cịn săn bắt, chăn ni để phát
triển kinh tế. Trong thời kì thực dân Pháp xâm lược, nhận thấy khí hậu, đất đai
phù hợp với trồng cây lâu năm, thực dân Pháp đã đầu tư để trồng cây cao su và
thành lập các đồn điền ở tỉnh Bình Phước trong đó có Chơn Thành.
Sau năm 1975 khi đất nước được giải phóng và thống nhất, nhân dân
Chơn Thành cùng với cả nước bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, khắc
phục hậu quả của chiến tranh gây ra. Trong 10 năm đầu tình kinh tế - xã hội
trong huyện cũng như trong cả nước lâm vào khủng hoảng do đó đời sống của
nhân dân Chơn Thành cũng gặp khơng ít khó khăn.



15
Từ đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) với đường lối
đổi mới của Đảng, nhân dân Chơn Thành đã và đang nỗ lực phấn đấu xây dựng
huyện Chơn Thành giàu mạnh, văn minh. Hiện nay, Chơn Thành là một trong
những huyện trọng điểm của tỉnh về đầu tư phát triển cơng nghiệp do đó có tốc
độ đơ thị hóa cao nhất tỉnh Bình Phước, nhiều khu cơng nghiệp đã hình thành,
nhiều vùng quy hoạch để phát triển kinh tế đã được xác định, cơ cấu ngành kinh
tế ngày càng đa dạng. Sự phát triển năng động của huyện Chơn Thành đã thu hút
nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước.
Sự thay đổi đời sống kinh tế cũng gắn với những bước thăng trầm trong
đời sống dân cư của một bộ phận theo các tôn giáo trong huyện. Đặc biệt khi mà
những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường làm cho khoảng cách giàu nghèo,
bất bình đẳng trong xã hội có xu hướng gia tăng, khi mà một bộ phận dân cư vẫn
chưa tìm được cuộc sống như mong muốn,… họ thường tìm đến với niềm tin tôn
giáo như một quy luật tất yếu khách quan: “Công cuộc đổi mới đã đem lại những
thay đổi lớn lao, làm cho xã hội chúng ta có một vị trí khác hẳn trong lịch sử
dân tộc. Những thay đổi đó bỗng cho chúng ta quyền lực và sự hiểu biết không
ngờ tới. Tuy nhiên không phải là không có những bất an của cuộc đời. Con
người vẫn phải đối diện với những thách thức mới: Không thành đạt trên con
đường kinh doanh, sự nghiệp. Không hạnh phúc trong đời sống gia đình, vấn đề
sống, chết, bệnh tật, v.v... Và thế là họ lại tìm đến cửa chùa. Triết lí nhà Chùa
như một thức ăn tinh thần, an ủi họ, tiếp thêm sức mạnh tâm linh để trở về đời
sống thực, vượt qua những khó khăn trong cuộc đời”[66-38].
1.1.1.4 Văn hóa, xã hội, dân cư
Đời sống văn hóa của nhân dân huyện Chơn Thành hết sức phong phú và
đa dạng. Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau tuy nhiên nguyên
nhân chính là do các đợt di dân lớn gắn với những biến cố trong lịch sử dân tộc.


16

Người dân khắp mọi nơi tụ cư về đây mang theo những nét văn hóa bản địa của
họ đến vùng đất mới để làm ăn sinh sống.
Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX trên vùng đất Chơn Thành đã có những
lớp cư dân đến đây tụ cư sinh sống. Cư dân ở đây gồm có người Việt, người Hoa
đến đây khai phá vùng đất mới và cư dân bản địa gồm người S’tiêng, Khơ me.
Họ sống và đùm bọc lẫn nhau, giúp nhau trong khó khăn hoạn nạn. Họ ln biết
ơn, kính trọng những người có cơng khai phá hay người hiền tài, có nghĩa dũng,
tạo dựng xóm làng, bởi thế từ rất sớm ở đây đã có đền Hưng Long để thờ Thần
Hồng và những người có cơng với làng với nước.
Mặt khác trên mảnh đất Chơn Thành từ lâu đã hình thành nên cộng đồng
người Khơme và người S’tiêng đến đây khai phá, làm ăn sinh sống khá sớm.
Những lớp cư dân bản địa này đã hình thành nên một nét văn hóa truyền thống
đặc sắc của dân tộc mình mang nặng yếu tố bản địa. Họ sống tập trung trong các
ấp, sóc, đời sống kinh tế của người Khơme và S’tiêng chủ yếu sản xuất nông
nghiệp, phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, do vậy cuộc sống cịn gặp nhiều
khó khăn. Điều này tạo điều kiện cho các tôn giáo dễ dàng xâm nhập vào khu
vực dân cư này để truyền bá giáo lí trong đó có Phật giáo.
Khi thực dân Pháp hồn thành xâm lược Việt Nam, chúng tiến hành chiếm
đoạt ruộng đất và thành lập các đồn điền để trồng cao su. Vùng đất Chơn Thành
ngày nay có đồn điền Xa Trạch. Đến năm 1908, công ty cao su Đất Đỏ ra ra đời
gồm nhiều đồn điền và chiếm một phần lớn diện tích đất trên địa bàn tỉnh Bình
Phước nói chung huyện Chơn Thành ngày nay nói riêng. Song song với quá trình
cướp đoạt ruộng đất xây dựng các đồn điền, thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn để
tuyển mộ, lừa bịp nhân dân lao động các tỉnh miền Bắc và miền Trung vào làm
công nhân trong các đồn điền của chúng. Trong số những cơng nhân đồn điền
cao su, có khơng ít người theo đạo Phật, nhưng là dòng Phật giáo Đại thừa vốn
được truyền bá vào phía Bắc nước ta từ nhiều thế kỷ trước. Có điều là với thân



×